Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tai lieu cho GVCN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.59 KB, 3 trang )

Xây dựng lớp tự quản qua ban cán sự lớp
Giáo viên tức là người làm công tác trong ngành giáo dục và giáo viên chủ nhiệm là
ngưới chủ của một lớp học và chỉ đạo mọi hoạt động trong lớp học của mình, nhưng cũng
đồng thời phải là người chịu bất kỳ những hậu quả gì mà học sinh trong lớp chủ nhiệm của
mình mang lại. Chính vì vậy mà người giáo viên chủ nhiệm không những thực hiện công
tác chủ nhiệm, mà còn biết xây dựng cho mình một người cán sự lớp thật hoàn chỉnh như:
- Theo dõi đôn đốc việc học tập, thực hiện nội qui đối với tập thể lớp và các thành viên
trong lớp.
- Tổ chức cho lớp tham gia đầy đủ các phong trào của các đoàn thể và nhà trường tổ chức.
- Giải quyết những vướng mắc tồn tại, những việc phát sinh khác của lớp, giữ vững đoàn
kết nội bộ trong lớp.
- Thường xuyên liên hệ phối hợp với giáo viên giảng dạy các môn học đối với lớp để nắm
tình hình học tập, rèn luyện của các bạn trong lớp.
- Báo cáo kịp thời với giáo viên chủ nhiệm về tình hình chung cũng như việc bất thường
của lớp, đề xuất các giải pháp xử lý.Muốn được như vậy thì ngay từ những ngày đầu nhận
lớp, ta phải quán triệt tư tưởng cho các em, đặc biệt là những em được chọn làm cán sự
lớp, giúp các em hình thành phương pháp làm việc thật khoa học, để làm sao nếu không có
GVCN vẫn đảm bảo rằng các em có thể tự quản thật tốt. Do đó, phải yêu cầu cũng như
hướng dẫn các em nắm vững nhiệm vụ, công việc cụ thể của mình:
* Đối với mỗi học sinh: phải có sổ theo dõi sự phấn đấu của cá nhân
- Ghi chép điểm học tập của cá nhân.
- Mọi vi phạm phải viết kiểm điểm cá nhân, và nộp cho tổ trưởng vào cuối tuần.
- Tự đánh giá tình hình học tập và tự xếp loại hạnh kiểm hàng tháng theo mẫu có sẵn.
* Đối với tổ trưởng:
- Hằng ngày tổ trưởng nhắc nhở tổ viên và ghi chép vào sổ theo dõi kịp thời.
- Báo cáo tình hình hoạt động của tổ vào tiết sinh hoạt cuôi tuần để các thành viên khác bổ
sung. Thu và nộp lại cho GVCN bảng kiểm điểm cá nhân hoặc bản chép phạt (nếu có) của
các thành viên.
- Thu và nhận xét vào bảng tự nhận xét của tổ viên (chú ý xem tổ viên đã tự nhận xét đúng
hay chưa).
- Tổng hợp và nộp báo cáo thi đua (theo mẫu) của tổ trong tháng cho thầy chủ nhiệm vào


tiết sinh hoạt ở tuần cuối tháng.
* Đối với lớp phó học tập:
- Kết hợp với cán sự bộ môn kiểm tra tình hình làm bài và chuẩn bị bài ở nhà của các bạn
vào đầu giờ; đồng thời giúp đỡ các bạn học yếu.
- Theo dõi, đánh giá tình hình học tập của lớp vào cuối tuần; đồng thời bổ sung vào bảng
báo cáo của các tổ trưởng.
- Thông báo với GVCN những bạn học yếu, nhác học, có dấu hiệu lơ là trong học tập.
* Đối với lớp phó kỷ luật:
- Kết hợp với các tổ trưởng theo dõi tình hình nề nếp của lớp, đặc biệt tình hình vắng-trễ,
đồng phục, giữ trật tự trong giờ học; nhắc nhở các bạn được phân công trực nhật.
- Thông báo ngay với GVCN những bạn vi phạm nhiều hay vi phạm ảnh hưởng đến lớp.
- Báo cáo cụ thể về các mặt được phụ trách, đồng thời bổ sung vào bản báo cáo của các tổ
trưởng.
* Đối với lớp văn thể mỹ:
- Phụ trách các hoạt động văn thể mỹ của lớp, nắm rõ thông tin các hoạt động có liên quan
đến mặt văn hóa văn nghệ để lên kế hoạch và dự trù kinh phí thực hiện, sau đó xin ý kiến
của GVCN.
- Sau mỗi đợt phải có bản tổng kết trong đó nêu rõ những bạn không tham gia và rút ra một
số kinh nghiệm.
* Đối với Bí thư và BCH chi đoàn:
- Giám sát và nhắc nhở ban cán sự lớp thực hiện đúng công việc.
- Nắm rõ các phong trào do Đoàn trường phát động, phổ biến và tổ chức lớp tham gia tốt
các phong trào đó.
- Tổ chức sinh hoạt chi đoàn vào cuối tháng: báo cáo tình hình hoạt động của lớp trong
tháng qua; đề nghị biểu dương khen thưởng, phê bình kịp thời những bạn chậm tiến.
* Đối với lớp trưởng:
- Theo dõi, nhắc nhở các bạn thực hiện đúng nhiệm vụ được giao; là người chịu trách
nhiệm chính trước GVCN, trước nhà trường trong mọi hoạt động của lớp.
- Chủ động tổ chức các tiết học tự quản, sinh hoạt tập thể; bào cáo với GVCN những hiện
tượng bất thường của lớp.

- Phụ trách nhận và giao các loại sổ sách với thầy giám thị.
- Kết hợp với lớp phó học tập thống kê, tổng kết phong trào thi đua hàng tuần của lớp theo
mẫu của Đoàn trường.
Sau khi thông báo để các em nắm rõ công việc cũng như nhiệm vụ của mình, GVCN có thể
theo dõi, hỗ trợ các em trong thời gian đầu để các em quen với phương pháp làm việc mới.
Trong thời gian này, GVCN cần phải xây dựng lòng tin cho các em; việc gì nói được thì
phải làm; phải có biện pháp trừng phạt thích đáng cũng như khen thưởng xứng đáng.
Nhưng cũng chú ý rằng khi uốn nắn giáo dục học sinh vi phạm chúng ta nên làm từ từ, tìm
hiểu sự việc cho cặn kẽ, rõ ràng, xử lý nghiêm khắc nhưng cũng mềm dẻo, tránh trường
hợp dồn các em vào bước đường cùng.
Tuy nhiên, người GVCN ngoài việc phải xây dựng cho mình một ban cán sự lớp tốt, thì
người GVCN còn phải biết kết hợp đối với gia đình, nhà trường và xã hội:
- Cần liên hệ thường xuyên với gia đình học sinh để gia đình phối hợp với GVCN giáo dục
động viên con em mình, nêu cao tinh thần hiếu học; tạo điều kiện thuận lợi và môi trường
tốt nhất cho con em mình học tập và rèn luyện.
- GVCN cũng phải là tấm gương sáng cho các em noi theo; bằng lương tâm và trách
nhiệm, bằng tình thương và lòng nhiệt huyết của mình giúp các em ngày càng trưởng thành
hơn.
- Trường hợp cần thiết, GVCN có thể đề nghị lên BGH nhà trường kỷ luật những cá nhân
vi phạm có hệ thống mà vẫn không có biểu hiện tiến bộ.
- GVCN cần chủ động tiếp xúc với gia đình phụ huynh học sinh, đặc biệt là những gia đình
có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn. Qua đó tạo sự gần gũi, thân thiện giúp học sinh tự tin và
yên tâm hơn trong việc học tập và rèn luyện.
- Phối hợp với GVBM để nắm bắt kịp thời tình hình học tập của học sinh; từ đó đề ra một
số biện pháp thích hợp.
- GVCN cũng cần phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên để đốc thúc các em tham gia tốt
các phong trào Đoàn trường phát động.
- Ngoài ra GVCN cũng cần liên hệ với Hội chữ thập đỏ, trao đổi và cung cấp những thông
tin về hoàn cảnh gia đình, về tâm tư tình cảm, nguyện vọng của các em học sinh có hoàn
cảnh khó khăn để Hội có hướng xử lý và giúp đỡ, các em sẽ thấy được sự quan tâm đối với

các em là trách nhiệm của mọi người; từ đó các em trở nên ham học hơn.Dưới đây là các
file đính kém trong bộ hồ sơ chủ nhiệm hướng dẫn các em:
- Hướng dẫn công tác chủ nhiệm
- Bản tự nhận xét của HS
- HD đại hội Đoàn đầu năm
- Thống kê vi phạm
- Thăm dò và xếp loại HK
- .............

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×