Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Khảo sát nhận thức của bệnh nhân và người chăm sóc bệnh nhân về bệnh tâm thần phân liệt tại Bệnh viện Quân y 175

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.91 KB, 11 trang )

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

KHẢO SÁT NHẬN THỨC CỦA BỆNH NHÂN VÀ NGƯỜI
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VỀ BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT
TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175
Đặng Trần Khang1, Trần Thị Khánh1, Lê Thị Hằng1
TÓM TẮT
Mục tiêu: Phát hiện những sai lầm trong nhận thức của bệnh nhân tâm thần
phân liệt và người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt, từ đó có cách tiếp cận và tư
vấn chính xác, khắc phục hiệu quả những hạn chế trong nhận thức của họ về căn bệnh
này góp phần nâng cao chất lượng công tác điều trị và quản lý các bệnh nhân tâm thần
phân liệt.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Khảo sát 68 bệnh nhân tâm thần phân
liệt và 52 người chăm sóc các bệnh nhân nói trên bằng phương pháp nghiên cứu mô tả
cắt ngang.
Kết quả: Sự hiểu biết về bệnh tâm thần phân liệt của chính bệnh nhân và người
chăm sóc còn hạn chế. Các đối tượng này nhận thức sai về nguyên nhân, triệu chứng,
cách thức điều trị quản lý bệnh nhân bệnh tâm thần phân liệt. Tuy nhiên người chăm sóc
hiểu biết tốt hơn các bệnh nhân bệnh tâm thần phân liệt, thời gian mang bệnh của bệnh
nhân càng dài thì sự hiểu biết của người chăm sóc ngày càng cải thiện hơn.
INVESTIGATE THE AWARENESS OF PATIENTS WITH
SCHIZOPHRENIA AND THEIR CAREGIVERS IN SCHIZOPHRENIA IN
MILITARY HOSPITAL 175
ABSTRACT
Object: The purpose of this study was to explore the misunderstandings of the
Bệnh viện Quân y 175
Người phản hồi (Corresponding): Đặng trần Khang ()
Ngày nhận bài: 10/03/2018, ngày phản biện: 24/03/2018
Ngày bài báo được đăng: 30/6/2018
1


21


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 14 - 6/2018

patients with schizophrenia and their caregivers in schizophrenia, in order to have
exactly methods in approaching and giving advices to them, to help them overcome
sucessfully about their misunderstandings toward this illness. This will take part in
enhancing the result of treament and management schizophrenic patients.
Subjects and research method: The study is a descriptive cross-sectional
method, which based on 68 patients who diagnosed of schizophrenia and 52 caregivers.
Results: The awareness about schizophrenia of the patients and their caregivers
is still limited. They have wrong cognition toward the etiology, symptoms, methods for
treatment and manegement schizophrenic patients. However, eventualy the caregivers
would have a better awareness about schizophrenic than the patients; the longer they are
taking care of the patient, the better the awareness the direct caregivers is going to have.
Keyword: Schizophrenia
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tâm thần phân liệt là một bệnh
tâm thần nặng, phổ biến căn nguyên chưa
rõ, bệnh có tính chất tiến triển với những
rối loạn đặc trưng về tư duy, tri giác và
cảm xúc, dẫn đến những rối loạn cơ bản
về tâm lý và nhân cách theo kiểu phân liệt,
nghĩa là mất dần tính hài hòa thống nhất
gây ra chia cắt trong các mặt hoạt động
tâm thần[3]. Triệu chứng lâm sàng của
bệnh có thể thay đổi theo thời gian và trên
các bệnh nhân khác nhau nhưng tác động
của bệnh luôn nghiêm trọng và thường là

kéo dài[5]. Việc điều trị tâm thần phân liệt
vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn do bệnh
nhân và người chăm sóc hay bỏ thuốc
điều trị củng cố. Vấn đề này chủ yếu là
do sự hiểu biết rất hạn chế của bệnh nhân
và người chăm sóc về bệnh tâm thần phân
liệt, mỗi khi bệnh tạm ổn định thì các đối
tượng trên thường cho rằng bệnh đã khỏi,
không cần điều trị củng cố nữa. Tuy nhiên
22

nếu bệnh nhân và thân người chăm sóc có
nhận thức tốt về căn bệnh này, có sự hợp
tác chặt chẽ của họ với thầy thuốc tâm
thần thì hiệu quả điều trị bệnh sẽ được cải
thiện rõ rệt.
Điều tra nhận thức của bệnh nhân
và người chăm sóc bệnh nhân về bệnh
tâm thần phân liệt giúp chúng ta biết được
những sai lầm trong nhận thức của các đối
tượng trên về bệnh tâm thần phân liệt, từ
đó có cách tiếp cận và tư vấn chính xác,
khắc phục hiệu quả những hạn chế trong
nhận thức của họ về căn bệnh này, nâng
cao chất lượng công tác điều trị và quản
lý các bệnh nhân tâm thần phân liệt. Vì
vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này
nhằm mục tiêu:
Khảo sát nhận thức của bệnh nhân
và người chăm sóc bệnh nhân về nguyên

nhân, triệu chứng và quá trình theo dõi,
điều trị bệnh tâm thần phân liệt.


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tìm hiểu mối tương quan giữa
thời gian mang bệnh của bệnh nhân với
mức độ nhận thức về bệnh tâm thần phân
liệt của các nhóm đối tượng nghiên cứu
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu bao gồm
bệnh nhân bị tâm thần phân liệt, đang điều
trị nội trú tại khoa Tâm thần-Bệnh viện
Quân y 175- Bộ Quốc Phòng và người
chăm sóc trực tiếp của các bệnh nhân
này. Chúng tôi chia đối tượng nghiên
cứu thành 2 nhóm: nhóm bệnh nhân với
68 bệnh nhân tâm thần phân liệt; nhóm
người chăm sóc trực tiếp bệnh nhân, bao
gồm 52 người (là vợ, chồng, bố, mẹ và
con,... của các bệnh nhân trên).
1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
nghiên cứu
Bệnh nhân tâm thần phân liệt
Đủ tiêu chuẩn chẩn đoán Tâm
thần phân liệt theo tiêu chuẩn chẩn đoán
của ICD-10[4]

Khả năng nhận thức của bệnh
nhân tương đối tốt, không có rối loạn
ý thức
Thân nhân của bệnh nhân tâm
thần phân liệt
Là người trực tiếp nuôi dưỡng,
chăm sóc bệnh nhân

1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Các bệnh nhân bị tâm thần phân
liệt, người chăm sóc có sa sút trí tuệ
- Các bệnh nhân đang có rối loạn
nhận thức do tác dụng của thuốc an thần..
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng phương pháp
cắt ngang, mô tả từng trường hợp cụ thể.
2.2. Các biến số, chỉ số nghiên cứu
Khảo sát nhận thức về nguyên
nhân của bệnh tâm thần phân liệt
Khảo sát nhận thức về triệu chứng
của bệnh tâm thần phân liệt
Khảo sát nhận thức về điều trị,
quản lý bệnh tâm thần phân liệt.
2.3. Công cụ thu thập thông tin
Bệnh án điều trị của bệnh nhân.
Phiếu thu thập thông tin qua
phỏng vấn của bệnh nhân và người
chăm sóc.
2.4. Xử lý và phân tích số liệu

Mã hóa dữ liệu thu thập được,
nhập số liệu vào phần mềm Epi-info 7.0.
Các số liệu được tính theo tỷ lệ phần
trăm các triệu chứng lâm sàng. So
sánh giữa hai tỷ lệ, số liệu bằng test Tstudent, test χ2, giá trị p được tính để
xác định sự khác biệt; phân tích tương
quan hồi quy đơn biến.

Năng lực nhận thức bình thường
23


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 14 - 6/2018

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Phân nhóm đối tượng nghiên cứu theo tuổi
Đối tượng

Bệnh nhân

Người chăm sóc bệnh nhân

n

Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %


≤20

3

4,41

1

1,92

21-30

24

35,29

4

7,69

31-40

23

33,82

8

15,38


41-50

11

16,18

8

15,38

≥51

7

10,29

31

59,62

Nhóm tuổi

Bảng 3.1 cho thấy nhóm tuổi bệnh nhân chiếm tỷ lệ cao nhất là 21-30 và 31-40
tuổi. Người chăm sóc bệnh nhân từ 51 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất; nhóm dưới từ 20
tuổi trở xuống chiếm tỷ lệ thấp nhất. Kết quả này phù hợp với ý kiến của tác giả Lê Ngọc
Hà (2014)[1], Bùi Quang Huy (2009) khi cho rằng hầu hết các bệnh nhân tâm thần phân
liệt nhập viện là đang ở độ tuổi lao động.

Biểu đồ 3.1. Thời gian mang bệnh của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Biểu đồ 3.1 cho thấy: trong số bệnh nhân nghiên cứu, nhóm bệnh nhân TTPL
có thời gian mang bệnh trên 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (38,24%). Nhóm bệnh nhân có
thời gian mang bệnh 3-5 năm chiếm tỷ lệ ít nhất (17,65%)

24


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Biểu đồ 3.2. Mối quan hệ của người chăm sóc với bệnh nhân tâm thần phân liệt
Biểu đồ 3.2 cho thấy: Trong số người chăm sóc được nghiên cứu, các đối tượng
là bố, mẹ bệnh nhân chiếm tỷ lệ cao nhất (54%). Tỷ lệ người chăm sóc là vợ, chị, em gái
chiếm tỷ lệ thấp. Điều này theo chúng tôi là phù hợp vì chăm sóc các bệnh nhân TTPL
là một công việc khá vất vả; bố, mẹ bệnh nhân chính là những người nuôi dưỡng trực
tiếp nên họ chiếm tỷ lệ cao hơn.
3.2. Khảo sát nhận thức về nguyên nhân bệnh tâm thần phân liệt
Bảng 3.2. Nhận thức về nguyên nhân bệnh tâm thần phân liệt
Đối tượng
nghiên cứu

Bệnh nhân

Người chăm sóc bệnh
nhân

n=68

Tỷ lệ %

n=52


Tỷ lệ %

Do ma quỷ

11

16,18

4

7,69

Do sang chấn tâm lý

40

58,82

28

53,85

Do sử dụng ma túy

2

2,94

2


3,85

Do mồ mả tổ tiên

6

8,82

2

3,85

Do bố, mẹ nhiễm dioxin

2

2,94

3

5,77

Do rối loạn chức năng não

17

25

20


38,46

Nguyên nhân

p

>0,05

Bảng 3.2 cho thấy có 25% bệnh nhân và 38,46% người chăm sóc bệnh nhân
nhận thức đúng rằng tâm thần phân liệt là do rối loạn chức năng não gây ra. Đa số bệnh
nhân và người chăm sóc nhận thức sai rằng tâm thần phân liệt là do chấn thương tâm
lý hoặc do ma quỷ hoặc do vấn đề mồ mả tổ tiên gây ra. Nhận thức của 2 nhóm nghiên
cứu về vấn đề này không có sự khác biệt (p>0,05). Đây là một lý do khiến cho nhiều gia
25


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 14 - 6/2018

đình họ chưa tin ngay và những lời khuyên của thầy thuốc, họ thường đưa bệnh nhân
tìm gặp thầy cúng.
Bảng 3.3. Nhận thức về loại bệnh tâm thần phân liệt
Đối tượng
Loại bệnh

Người chăm sóc bệnh
nhân

Bệnh nhân
n=68


Tỷ lệ %

n=52

Tỷ lệ %

Bệnh thần kinh

29

42,65

25

48,08

Bệnh tâm thần

38

55,88

31

59,62

Bệnh nội khoa khác

7


10,29

1

1,92

Số người nhận thức đúng bệnh
tâm thần phân liệt là bệnh tâm thần chỉ
chiếm 55,88% (bệnh nhân) và 59,62%
(người chăm sóc). Một tỷ lệ khá cao bệnh
nhân và người chăm sóc bệnh nhân nhận
thức sai rằng bệnh tâm thần phân liệt là

p

>0,05

bệnh thần kinh hoặc bệnh nội khoa khác.
Điều này phản ánh trình độ dân trí còn
thấp, đôi khi do họ không muốn mang
tiếng gia đình mình có người mắc bệnh
tâm thần nên họ gọi là bệnh thần kinh để
bớt mang tiếng hơn.

Bảng 3.4. Nhận thức về khả năng lây nhiễm bệnh tâm thần phân liệt
Đối tượng
Bệnh tâm
thần phân liệt


Bệnh nhân

Người chăm sóc

n (68)

Tỷ lệ %

n (52)

Tỷ lệ %

Không lây lan cho người xung quanh

62

91,18

46

88,46

Khó lây lan cho người xung quanh

5

7,35

6


11,54

Dễ lây lan cho người xung quanh

1

1,47

0

0

Kết quả bảng 3.4 cho thấy hầu hết
cả bệnh nhân (91,18%) và người chăm
sóc (88,46%) đều có nhận thức đúng:
Bệnh TTPL không lây lan cho người xung
quanh. Có một tỷ lệ nhỏ nhận thức sai
lầm, họ cho rằng bệnh TTPL có khả năng
lây lan cho người xung quanh 11,54%
(người chăm sóc) và 7,35% (bệnh nhân).

26

p
>0.05

Có 1,47% bệnh nhân cho rằng bệnh dễ
lây lan cho người xung quanh Nhận định
sai lầm này có thể dẫn đến hậu quả là gia
đình, xã hội luôn lảng tránh, kỳ thị khi

tiếp xúc với người bệnh, đôi khi họ đi đến
quyết định nhốt bệnh nhân trong phòng
riêng.


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

3.3. Triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt
Bảng 3.5. Nhận thức về triệu chứng khởi phát bệnh tâm thần phân liệt
Đối tượng
TC khởi đầu bệnh Ttpl
Sợ hãi vô cớ
Mất ngủ
Vui vẻ quá mức
Chán ăn

Bệnh nhân

Người chăm sóc bệnh nhân

n (68)

Tỷ lệ %

n (52)

Tỷ lệ %

p


28
52
8
11

41,18
76,47
11,76
16,18

23
42
5
10

44,23
80,77
9,62
19,23

>0,05

Các triệu chứng khởi phát được
2 nhóm nghiên cứu ghi nhận không có sự
khác biệt (p>0,05), đa số họ nhận định
mất ngủ là triệu chứng khởi đầu thường
gặp (76,47% bệnh nhân và 80,77% người
chăm sóc). Kết quả này phù hợp với nhận

xét của Bùi Quang Huy (2010) khi cho

rằng mất ngủ là triệu chứng rất hay gặp
và có thể là lý do khiến bệnh nhân phải đi
khám bệnh. Bệnh nhân thường khó vào
giấc ngủ và ngủ không sâu giấc[2].

Bảng 3.6. Triệu chứng giai đoạn toàn phát bệnh tâm thần phân liệt
Đối tượng
TC giai
đoạn toàn phát

Bệnh nhân

Người chăm sóc bệnh nhân

n (68)

Tỷ lệ %

n (52)

Tỷ lệ %

Tiếng người nói chuyện trong đầu

31

45,59

32


61,54

Đập phá đồ đạc

16

23,53

11

21,15

Mất ngủ

27

39,71

36

69,23

Lười vệ sinh cá nhân

4

5,88

15


28,85

Bỏ việc vô cớ

9

13,24

11

21,15

Bảng 3.6 cho thấy 45,59% bệnh
nhân và 61,54% người chăm sóc ghi nhận
triệu chứng có tiếng người nói chuyện
trong đầu; 39,71% bệnh nhân và 69,23%
người chăm sóc ghi nhận mất ngủ là
những triệu chứng thường gặp trong giai
đoạn toàn phát của bệnh tâm thần phân

p

<0,01

liệt. Kết quả này phù hợp với nhận xét của
Ngô Ngọc Tản (2005) khi cho rằng đa số
bệnh nhân tâm thần phân liệt ở giai đoạn
toàn phát than phiền mất ngủ và có tiếng
người nói chuyện ở trong đầu mình.


27


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 14 - 6/2018

Biểu đồ 3.3. Nhận thức về tiến triển bệnh tâm thần phân liệt
Biểu đồ 3.3: Có 11,76% bệnh
nhân và 32,69% người chăm sóc nhận
thức đúng bệnh TTPL không thể tự khỏi
và ngày càng nặng thêm. Theo Stephen
M.S (2008), tiến triển tự nhiên của bệnh
TTPL như sau: bệnh nhân có chức năng
đầy đủ (100%) trong giai đoạn đầu đời
(Giai đoạn I). Tuy nhiên trong giai đoạn
tiền triệu (Giai đoạn II) bắt đầu ở độ tuổi

thanh thiếu niên có thể có các hành vi kỳ
dị và các triệu chứng âm tính mờ nhạt.
Các pha cấp tính của bệnh thường khá
rõ rệt ở độ tuổi 20 (Giai đoạn III). Giai
đoạn cuối cùng của bệnh có thể bắt đầu
ở độ tuổi 40 hoặc muộn hơn với các triệu
chứng âm tính và triệu chứng về nhận
thức nổi trội[6].

3.4. Điều trị bệnh tâm thần phân liệt
Bảng 3.72. Nhận thức về cách điều trị bệnh tâm thần phân liệt
Bệnh nhân

Đối tượng


Người chăm sóc bệnh nhân

n (68)

Tỷ lệ %

n (52)

Tỷ lệ %

Cúng bái

5

7,35

2

3,85

Châm cứu

1

1,47

2

3,85


Dùng thuốc đông y

8

11,76

4

7,69

Cúng bái kết hợp dùng thuốc

4

5,88

4

7,69

Khám và điều trị tại các cơ sở
chuyên khoa tâm thần

60

88,24

51


98,08

Cách điều trị

28


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Bảng 3.7 cho thấy hầu hết bệnh
nhân (88,24%) và người chăm sóc
(98,08%) đều cho rằng cách thức điều trị
bệnh TTPL là khám và điều trị tại các cơ
sở chuyên khoa tâm thần. Có một tỷ lệ
nhỏ bệnh nhân và cả người chăm sóc tin

rằng điều trị bệnh TTPL bằng cúng bái
hoặc phải kế hợp cúng bái mới cho kết
quả tốt. Điều này phản ánh trình độ dân trí
của một bộ phân nhỏ người dân còn thấp,
họ cần được tư vấn, giải thích thấu đáo về
căn bệnh này

Biểu đồ 3.4. Nhận thức về số lần uống thuốc ở bệnh nhân tâm thần phân liệt
Có 92,65% bệnh nhân và 90,38%
người chăm sóc nhận thức đúng về số lần
uống thuốc an thần (1-2 lần/ngày). Có
1,47% số bệnh nhân và 7,69% số người

chăm sóc cho rằng bệnh nhân chỉ dùng

thuốc khi có các triệu chứng như lo âu,
mất ngủ, hoặc có hành vi phá hoại tài sản.

Biểu đồ 3.5. Nhận thức thời gian điều trị củng cố bệnh tâm thần phân liệt
29


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 14 - 6/2018

Có 39,71% bệnh nhân và 80,77%
người chăm sóc nhận thức đúng về thời
gian điều trị củng cố của bệnh tâm thần
phân liệt phải kéo dài suốt đời. Kết quả
này phản ánh một thực tế rất thường gặp
là mỗi khi người thân của họ được điều trị
đến giai đoạn ổn định, các triệu chứng đã
thuyên giảm, họ lầm tưởng rằng bệnh đã

khỏi hoàn toàn nên họ tự ý cho bệnh nhân
ngừng thuốc mà không làm theo hướng
dẫn của thầy thuốc. Do vậy bệnh sẽ tái
phát.
3.4. Tương quan giữa nhận
thức của bệnh nhân và người chăm sóc
bệnh nhân với một số triệu chứng bệnh
tâm thần phân liệt

Bảng 3.8. Nhận thức về bệnh tâm thần phân liệt
Nhận thức
X ± SD


Thấp nhất

Cao nhất

Bệnh nhân

15,37±2,63

9

20

Người chăm sóc

17,17±2,70

10

21

Đối tượng NC

p

< 0,001

Kết quả bảng 3.8 cho thấy, sự khác biệt về nhận thức giữa nhóm bệnh nhân và
người chăm sóc trong mẫu nghiên cứu có ý nghĩa thống kê (p< 0,001).


Biểu đồ 3.6. Tương quan giữa thời gian mang bệnh và nhận thức của bệnh
nhân TTPL
Biểu đồ 3.6 cho thấy ít có sự tương quan giữa thời gian mang bệnh và nhận thức
của bệnh nhân TTPL. Đồ thị gần như song song với trục hoành.

30


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Biểu đồ 3.7. Tương quan giữa thời gian mang bệnh của bệnh nhân và nhận
thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt
Biểu đồ 3.7 cho thấy phương
trình tương quan tuyến tính giữa thời gian
mang bệnh của bệnh nhân và nhận thức
đúng về bệnh tâm thần phân liệt của người
chăm sóc: y = 0,3302x + 15,166. Đồ thị là
đường thẳng đi lên.
KẾT LUẬN
Có 25% bệnh nhân TTPL và
38,46% người chăm sóc nhận thức đúng
TTPL là do rối loạn chức năng não. Có
25% bệnh nhân và 11,54% người chăm
sóc nhận thức sai về căn nguyên bệnh
TTPL là do ma quỷ hay vấn đề từ mồ mả
tổ tiên gây ra. Tuy vậy hầu hết họ nhận
thức được rằng TTPL là bệnh không lây
lan cho người xung quanh. Có 55,88%
bệnh nhân TTPL và 59,62% người chăm
sóc nhận thức đúng TTPL là bệnh lý tâm

thần.
Đa số bệnh nhân và người chăm
sóc nhận ra mất ngủ thường là triệu chứng

khởi đầu của bệnh lý này, mất ngủ cùng
với có tiếng nói trong đầu là các triệu
chứng thường gặp trong giai đoạn toàn
phát của bệnh. Có 32,69% người chăm
sóc và 11,76% bệnh nhân nhận thức đúng
rằng TTPL là bệnh lý tiến triển ngày càng
nặng thêm.
Có 7,35% bệnh nhân và 3,85%
người chăm sóc cho rằng điều trị bệnh
TTPL chỉ bằng cúng bái. Trên 90% bệnh
nhân và cả người chăm sóc nhận thức đúng
rằng thuốc an thần được uống 1-2 lần/
ngày. Có 39,71% bệnh nhân và 80,77%
người chăm sóc nhận thức đúng điều trị
củng cố bệnh nhân TTPL là suốt đời.
Nhận thức về bệnh TTPL của
người chăm sóc cao hơn chính bản thân
các bệnh nhân TTPL trong mẫu nghiên
cứu. Thời gian mang bệnh của bệnh nhân
càng dài nhưng nhận thức của bệnh nhân
về bệnh TTPL cũng không có được sự cải
(Xem tiếp trang 73)
31




×