1
T VN
Bnh quanh rng l mt trong hai bnh vựng rng ming m theo WHO
l him ha th ba ca loi ngi sau cỏc bnh ung th v tim mch [17].
Theo iu tra ca cỏc nc trờn th gii cng nh Vit Nam thỡ bnh vựng
quanh rng gp mi la tui, c bit vi hn 70% s ngi trng thnh
cỏc nc mc bnh ny v khụng cú s khỏc bit v t l bnh gia nhng
nc phỏt trin v nc ang phỏt trin. Bnh lý vựng quanh rng rt phc
tp v bao gm hai tn thng chớnh: Tn thng viờm v tn thng thoỏi
húa. Giai on u, quỏ trỡnh viờm gõy hụi ming, chy mỏu li khi ỏnh rng
hoc chy mỏu t nhiờn, dn dn rng di lch, tha ra, tt li, h c chõn rng
gõy ờ but. Giai on nng, t chc quanh rng b phỏ hy nhiu lm rng
lung lay, sc nhai kộm v cui cựng gõy mt rng, nh hng nhiu ti thm
m v phỏt õm ca bnh nhõn.
Bnh tõm thn phõn lit l mt bnh khỏ ph bin nc ta cng nh
trờn th gii, Theo Tổ chức Y tế Thế giới (2002), tỷ lệ ngời mắc bệnh tâm thần
phân liệt chiếm khoảng 0,48 - 0,69% dân số và mỗi năm cứ 10000 ngời dân
từ 12 đến 60 tuổi có một ngời mắc tâm thần phân liệt [17],[45]. Tại Việt
Nam, theo Trần Văn Cờng (2002) tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt chiếm
khoảng 0,3 - 1% dân số [2].
Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng có xu hớng tiến triển
mạn tính, làm suy giảm nặng nề các chức năng tâm thần, mất đi khả năng lao
động và làm tan rã nhân cách của ngời bệnh dẫn đến sa sút trí tuệ. Bệnh
nguyên, bệnh sinh của bệnh cho đến nay vẫn cha đợc hiểu biết rõ ràng [1] [15]
[4] [13] [14].
Những biểu hiện của bệnh gồm các triệu chứng rối loạn về t duy, hành
vi, nhận thức, cảm xúc, tri giác Triệu chứng đặc trng của bệnh là tính bị động
, bị chi phối trong các biểu hiện loạn thần nh hoang tởng, ảo giác và một số
các triệu chứng âm tính mà hậu quả của nó là khó khăn trong việc giao tiếp
2
với mọi ngời xung quanh, sự tan rã sâu sắc nhân cách và suy giảm nhận thức
của ngời bệnh, làm họ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. [15], [26].
Bnh rng ming bnh nhõn tõm thn phõn lit thng phc tp hn
vỡ nhng ri lon tõm thn khin h thay i hnh vi, khụng quan tõm n sc
khe núi chung v rng ming núi riờng, cng nh hỡnh thnh thúi quen xu
trong v sinh rng ming hoc khụng v sinh rng ming. Ngoi ra, liu phỏp
iu tr nh vic dựng cỏc loi thuc chng ng kinh, trong mt thi gian
di cng lm tng nguy c v thi gian mc bnh rng ming [36]. Cỏc
nghiờn cu trờn th gii ó ch ra rng nhúm bnh nhõn tõm thn phõn lit cú
t l bnh viờm quanh rng cao hn, v sinh rng ming kộm hn v b khụ
ming thng xuyờn hn so vi nhng ngi khỏc [22] [33].
Hin nay nc ta nhng cụng trỡnh nghiờn cu bnh quanh rng trờn
bnh nhõn tõm thn cũn rt ớt. cú s liu cho cỏc hot ng chm súc rng
ming cho i tng ny, chỳng tụi tin hnh nghiờn cu ti: Nhn xột
tỡnh trng bnh quanh rng bnh nhõn tõm thn phõn lit ti Bnh vin
Tõm thn Trung ng, vi 2 mc tiờu:
1. Mụ t thc trng bnh quanh rng bnh nhõn tõm thn phõn lit
iu tr ni trỳ ti Bnh vin Tõm thn Trung ng.
2. ỏnh giỏ nhu cu iu tr bnh quanh rng cỏc i tng trờn.
Trờn c s kt qu thu c xut cỏc bin phỏp thớch hp cho vic
chm súc rng ming cho cỏc bnh nhõn tõm thn phõn lit.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH TRẠNG BỆNH QUANH RĂNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.
Trên thế giới
Tình trạng bệnh quanh răng trên thế giới.
Những nghiên cứu từ xưa cho đến nay đều chỉ ra rằng bệnh răng miệng
nói chung và bệnh quanh răng nói riêng có từ lâu đời và đến nay vẫn là bệnh
phổ biến, có xu hướng lan rộng và tiến triển của bệnh rất phức tạp. Bệnh lưu
hành rộng giữa các châu lục, các quốc gia, liên quan đến tuổi, giới, điều kiện
kinh tế- xã hội, vùng địa lý… cho nên đã được nhiều tác giả chú ý nghiên cứu
dịch tễ học trên phạm vi toàn cầu. Người ta đã cố gắng tìm ra các chỉ số nhằm
thống nhất hơn trong việc mô tả tình trạng của bệnh cũng như nhu cầu điều trị
bệnh quanh răng cộng đồng. Trong những năm 1950 người ta có các biện
pháp làm sáng tỏ nguyên nhân của bệnh quanh răng (Russel- 1956, Ramf
ford. S. P- 1959) [37], những năm 1970 các nhà khoa học đã đánh giá giá trị
của các phương pháp điều trị khác nhau để giải quyết vấn đề viêm quanh răng
(Ramf ford và cộng sự - 1975, Ainamo. J và Ray. I- 1975, Rooling. B và cộng
sự- 1976) [6], trên cơ sở sự kết hợp giữa hệ thống nhu cầu điều trị tổ chức
quanh răng: PTNS của Johansen và cộng sự- 1973[28], sự phân chia hàm
thành 6 vùng lục phân của O. Leary- 1967 [35], với sự ghi nhận phân đôi của
Ainamo. J và Ainamo. A- 1978, chỉ số quanh răng cộng đồng về nhu cầu điều
trị: CPITN đã ra đời. Sau những thảo luận mở rộng và kiểm tra, CPITN đã
được hoàn chỉnh và mô tả năm 1982 (Ainamo, Barmes. Beagrie và cộng sự)
được WHO, FDI thông qua năm 1984, được nhiều nước trên thế giới áp dụng.
Mục đích và mục tiêu cho sức khỏe quanh răng đã được đề nghị- CPITN được
4
xem ở mức độ quốc gia, sau hội nghị Hội nha khoa quốc tế (FDI) năm 1985,
nó mang tính toàn cầu [40].
Trên thế giới nhiều nghiên cứu về dịch tễ học bệnh của vùng quanh
răng được thực hiện. Người ta thấy tất cả những thương tổn của tổ chức
quanh răng trong đó viêm lợi và viêm quanh răng mãn là những bệnh phổ
biến nhất [43].
- Tình trạng viêm lợi:
Được phát hiện những năm 1930, từ 40 năm sau đó các chỉ số đánh giá
tình trạng lợi như SBI, GI ra đời, phát triển và đạt được những kết quả thống
nhất hơn [26]. Người ta chứng minh rằng, viêm lợi xuất hiện và lưu hành rất
cao ở nhóm tuổi vị thành niên: Theo Muhleman và Mazor (1958) tuổi 13 ở
Thụy điển bị viêm lợi là 93%, theo Rosenzwing (1960), tuổi 17 ở Ấn độ bị
viêm lợi là 100% [30], ở Mỹ (1974) 6-7 tuổi viêm lợi 23% và 18-74 tuổi viêm
lợi là 25% [42], ở Trung Quốc theo Bian Jin You ở vùng Yungcheng tỷ lệ
viêm lợi là 99% (1986) và theo nghiên cứu của Yupin ở Changmai Thái Lan
cho thấy 93% viêm lợi, chỉ có 0,7% người có lợi hoàn toàn khỏe mạnh ở lứa
tuổi 35- 44 [24].
Viêm lợi tuy là bệnh phổ biến, nhưng mức độ viêm lợi cũng có sự thay
đổi, bởi vì sự thay đổi này liên quan đến nhiều vấn đề như sự thay đổi
hormon, sự mọc và thay răng, tuổi dậy thì, đặc biệt liên quan mật thiết đến
tình trạng vệ sinh răng miệng. Nghiên cứu của Anerud và CS năm 1979-1983
ở nhóm tuổi vị thành niên nếu thực hiện các biện pháp dự phòng và điều trị
QR tốt thì hơn 90% có răng lợi khỏe mạnh và duy trì suốt lứa tuổi này [17].
Ngược lại những người không chải răng, hoặc không có chương trình chăm
sóc RM nào cả thì tất cả các đối tượng nghiên cứu đều bị viêm lợi [30].
- Tình trạng viêm quanh răng:
5
Người ta đã sử dụng nhiều cách đánh giá để nghiên cứu về dịch tễ học
của viêm QR: Dựa trên sự tiêu xương đo được trên phim X quang (Marshall –
Day và CS.1995), sự hiện diện của túi quanh răng (Greene – 1963, Russell –
1971 và đo lường sự mất bám dính của tổ chức quanh răng (Loe và CS-1978)
để xác định bệnh [30].
Số liệu về tình trạng viêm quanh răng ở các lứa tuổi và ở các nước cũng
khác nhau. Theo Brown và CS, 1981 ở Mỹ: 65% người ở lứa tuổi từ 19-65 có
túi lợi sâu ≥ 3mm, 28% có túi lợi sâu 4-6mm và 8% có túi lợi sâu > 6mm[25].
So với các châu lục trên thế giới, thì các nước Châu Á có tỷ lệ % người
lành thấp (thông qua các cuộc điều tra ở một số nước và khu vực đại diện
Châu Á: Bangladesh- 1982, Nhật Bản- 1984, Nêpan- 1984, Srilanka- 1984 và
Hồng Kông-1984): 3%, trong khi các châu lục khác khả quan hơn, Châu Âu:
4,75% (thông qua điều tra tại : Phần Lan- 1984, Hungari- 1985, Italia- 1985,
Hy lạp- 1985, Hà Lan- 1981, Bồ Đào Nha- 1984, Tây Ban Nha- 1985), Châu
Úc: 11% (Australia- 1984. Tỷ lệ các nước Đông Nam Á có mức trung bình
cộng là: 6% (qua điều tra tại Thái Lan- 1982 và Indonesia- 1984) [43].
Về nhu cầu điều trị: Nhờ có các chương trình tuyên truyền và hướng
dẫn VSRM cộng đồng, một số nước đã có sự thay đổi về tỷ lệ viêm lợi và
viêm quanh răng. Trong một nghiên cứu của Bian Jin You ở vùng Yuncheng
(Trung Quốc) sau chiến dịch “Ngày cho hàm răng của bạn”- do họ phát động,
thì tỷ lệ viêm lợi giảm xuống từ 99% (1990) còn 63% và tỷ lệ cao răng cũng
giảm từ 85% xuống 43% (1996) [30].
Tuy nhiên, một số nước khu vực Đông Nam Á nhu cầu điều trị vẫn còn
ở mức cao. Chẳng hạn như Thái Lan là một nước đẩy mạnh công tác chăm
sóc sức khỏe răng miệng cộng đồng, nhưng qua kết quả điều tra toàn quốc, thì
nhóm tuổi 35- 44 mới có hơn 1% lợi hoàn toàn khỏe mạnh, 58% có túi lợi
nông và 11% có túi lợi sâu [38].
6
Các nghiên cứu về bệnh quanh răng ở bệnh nhân tâm thần trên thế giới
Trên thế giới chưa có nghiên cứu nào riêng biệt về bệnh quanh răng
trên bệnh nhân TTPL. Tuy nhiên đã có nhiều nghiên cứu thực hiện trên bệnh
nhân tâm thần trong đó có bệnh nhân TTPL, kết quả đã cho thấy ảnh hưởng
của bệnh tâm thần lên tình trạng bệnh quanh răng nói riêng và tình trạng bệnh
răng miệng nói chung thông qua: Sự thay đổi hành vi và tác động của các loại
thuốc chống trầm cảm và chống loạn thần.
Sự thay đổi hành vi ở đây bao gồm sự thay đổi về thói quen VSRM và
các thói quen xấu khác ảnh hưởng đến vùng quanh răng.
Nghiên cứu của Shweta UJaoney BDS và CS (2010) tiến hành trên 100
bệnh nhân tâm thần trong đó có 50 bệnh nhân điều trị nội trú và 50 bệnh nhân
điều trị ngoại trú với nhóm chứng là 50 người khỏe mạnh không mắc bệnh
tâm thần trong cộng đồng đã đưa ra kết luận: Vấn đề lớn nhất đối nhóm bệnh
nhân thiệt thòi và thiếu sự quan tâm của xã hội này là ở chỗ những bệnh nhân
này thiếu sự khéo léo, khả năng về thể chất và tinh thần để thực hiện các biện
pháp vệ sinh răng miệng và do đó tình trạng sức khỏe răng miệng nhóm dân
số này rất kém. Nhiều chứng rối loạn tâm thần khiến cho bệnh nhân tiêu thụ
các loại thực phẩm có chứa đường và cùng với chứng khô miệng khiến cho họ
dễ bị sâu răng. Sợ hãi và lo lắng cũng được xem là những rào cản lớn trong
việc áp dụng các dịch vụ chăm sóc nha khoa đối với bệnh nhân tâm thần
(Longley và Doyle( 2003))[]. Và kết quả của nghiên cứu này đã chỉ ra rằng cả
bệnh nhân tâm thần được điều trị nội trú và không điều trị nội trú đều có
nhiều vấn đề về răng miệng hơn so với những người không mắc bệnh. Biểu
hiện bởi:
7
Nhóm điều trị
nội trú
Nhóm điều trị
ngoại trú
Nhóm chứng
Chải răng 1 lần/ ngày 76% 100% 96%
Chải răng 2 lần/ ngày 0% 0% 4%
Không chải răng hàng
ngày
24% 0% 0%
OHI-S
OHI-S phụ thuộc vào
tuổi, thời gian mắc bệnh
tâm thần và thói quen
VSRM.
1,87 ± 0,78 1,20 ± 0,75 0,98 ± 0,65
CPI
- Lợi lành mạnh
- Chảy máu
- Cao răng
- Túi lợi nông
- Túi lợi sâu
CPI phụ thuộc vào tuổi
tác, thời gian mắc bệnh
tâm thần và thói quen
VSRM.
8%
48%
76%
12%
4%
36,7%
40,8%
38,8%
20,4%
2%
52%
38%
32%
10%
1%
TN
- Hướng dẫn VSRM
- Hướng dẫn VSRM, lấy
cao răng
- Điều trị phức hợp
100%
100%
50%
100%
67%
11%
100%
57%
4%
8
Nghiên cứu của Manish Kumar, GN Chandu, MD Shafiulla năm
2006 trên 180 bệnh nhân tâm thần tại Ấn độ đã đưa ra nhận định: Bệnh
nhân tâm thần có tỷ lệ bệnh quanh răng cao và nhu cầu điều trị lớn, bệnh
quanh răng tăng cùng tuổi tác, thời gian mắc bệnh tâm thần và ở những
bệnh nhân mất một phần hoặc mất hoàn toàn khả năng tự lực. Nghiên cứu
này đã cho kết quả:
Chỉ số OHI-S: 3,3 ± 1,0
Chỉ số CPI: Lợi lành mạnh: 1,9%
Chảy máu: 10,5%
Cao răng: 40,6%
Túi quanh răng nông: 35,3%
Túi quanh răng sâu: 7,8%
Nghiên cứu của Velasco E và CS năm 1999 trên 565 bệnh nhân tâm
thần tại Tây Ban Nha cho kết quả có 8,5% bệnh nhân có tình trạng quanh răng
khỏe mạnh, 43,8% bệnh nhân có cao răng, 24,6% bệnh nhân có túi quanh
răng nông, 8,9% bệnh nhân có túi quanh răng sâu. Về nhu cầu điều trị
bệnh quanh răng thì có 91,5% bệnh nhân cần hướng dẫn VSRM; 77,3%
bệnh nhân cần hướng dẫn VSRM kết hợp với lấy cao răng, làm nhẵn mặt
chân răng. [41].
Nghiên cứu của Svetlana Jovanovíc, Ivanka Gajic' và CS năm 2010
trên 186 bệnh nhân tâm thần và nhóm chứng gồm 186 bệnh nhân không mắc
bệnh tâm thần tại Serbia đã kết luận: Bệnh nhân tâm thần có tỷ lệ bệnh quanh
răng cao hơn và VSRM kém hơn nhóm đối chứng. Nghiên cứu cũng cho thấy
chỉ số mảng bám có liên quan với tuổi tác, trình độ học vấn, thu nhập hàng
tháng, kỹ thuật đánh răng và tần suất ăn vặt. Với :Chỉ số PI: 2,78 ± 0,32.
9
Fairouz Sayegh và CS (2010) nghiên cứu trên 40 bệnh nhân tâm thần
điều trị ngoại trú tại cộng đồng và nhóm chứng gồm 40 bệnh nhân khỏe
mạnh, cũng cho kết luận: Nhóm bệnh nhân tâm thần có sức khỏe răng miệng
kém hơn và có nhu cầu điều trị cao hơn so với nhóm đối chứng. Với kết quả
như sau:
Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng
Không chải răng 50% 2,5%
Chải răng không thường
xuyên
25% 37,5%
Chải răng 1 lần/ ngày 5% 22,5%
Chải răng 2 lần/ ngày 12,5% 37,5%
Chải răng nhiều hơn 2
lần/ ngày
7,5% 0%
PlI 1,96 1,55
CPI
- Lợi lành mạnh
- Chảy máu
- Cao răng
- Túi lợi nông
- Túi lợi sâu
0%
15,06%
48,11%
28,45%
8,36%
1,25%
27,5%
46,6%
18,75%
5,83%
Cũng trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã đánh giá về tác dụng phụ
của các loại thuốc điều trị bệnh tâm thần đến vùng quanh răng, đối tượng
10
nghiên cứu có sử dụng trong một thời gian dài thuốc chống trầm cảm và
thuốc chống loạn thần, bao gồm thuốc chống trầm cảm tricylic và tetracyclic,
phenothiazin và butyrophenone để uống, cùng với các chế phẩm tiêm trong
một thời gian dài và các liệu pháp ổn định tâm thầm. Và kết quả cho thấy, tác
dụng phụ phổ biến nhất của các loại thuốc trên là làm cho khô miệng do làm
giảm lượng nước bọt tiết ra. Khô miệng là điều phàn nàn chủ yếu trong số
40% bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu, nó có một tác động đáng kể đối với
sức khỏe răng miệng, làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm quanh răng và các
bệnh nhiễm khuẩn răng miệng.
Ngoài ra một số hành vi liên quan đến sức khỏe răng miệng đã được
đánh giá trong nghiên cứu trên như sử dụng thuốc lá và thói quen đánh răng.
trong nghiên cứu này, nhóm bị bệnh tâm thần hút thuốc nhiều hơn và trong
thời gian dài hơn so với những người khỏe mạnh. Thêm vào đó việc chải răng
trong nhóm bệnh nhân tâm thần cũng bị xao nhãng hơn so với nhóm những
người không mắc bệnh.
Ở Việt Nam
- Ở Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu điều tra về bệnh
quanh răng ở các lứa tuổi, các vùng địa lý,… với các phương pháp, mục tiêu
và quy mô khác nhau. Tuy kết quả một vài công trình còn khác nhau do
phương pháp đánh giá khác nhau, nhưng đều cho thấy các lứa tuổi đều mắc
bệnh quanh răng, tăng dần theo tuổi và là nguyên nhân chủ yếu gây mất răng
ở người lớn sau 35 tuổi.
Trong công trình nghiên cứu của Vũ Xuân Uông, Lê Hoàng Hải và
cộng sự ở lứa tuổi từ 6 đến 65 tuổi ở Cao Thành, Ứng Hòa, Hà Sơn Bình
(1978) cho thấy bệnh quanh răng có tỷ lệ mắc cao ở lứa tuổi 45 đến 54 và cao
nhất ở lứa tuổi 65 (51,47%), thấp nhất ở lứa tuổi từ 15-19 (1,44%). Theo số
liệu điều tra lần này, có thể nói bệnh viêm quanh răng găp bệnh viêm quanh
11
răng gặp nhiều ở người già và tỷ lệ mắc ở nam cao hơn nữ (18,62% và
17,92%) là không có sự khác biệt [12].
Những năm gần đây việc điều tra xác định bệnh quanh răng người ta
đánh giá bằng các chỉ số trong đó chỉ số nhu cầu điều trị bệnh quanh răng
cộng đồng CPITN đã được áp dụng tại Việt Nam.
Theo kết quả điều tra cơ bản trong toàn quốc tiến hành từ năm 1981-
1983 của Phân viện và Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương, Nguyễn Văn Cát và
cộng sự cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở Miền Nam: 91,3% và Miền Bắc: 82,10% [16].
Theo số liệu kết quả cuộc điều tra cơ bản SKRM toàn quốc tiến hành
năm 1990 ở các tỉnh đại diện (Phía Bắc, phía Nam, miền Trung, đồng bằng
Châu Thổ, Trung du, miền Núi, Nông thôn và Thành thị) ở các nhóm tuổi (12,
15 và 35- 44) [17] thì tỷ lệ mắc bệnh quanh răng cao, đặc biệt là chỉ số viêm
lợi và cao răng ở 3 nhóm tuổi đều trên 90%.
Trong một điều tra riêng rẽ về bệnh quanh răng ở các tỉnh phía Nam
Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh [2] tác giả Nguyễn Cẩn cho biết tỷ lệ
người có cao răng rất cao, xuyên suốt các lứa tuổi, gần giống như các nước,
đặc biệt là các nước thuộc thế giới thứ 3, viêm lợi luôn đi với cao răng, 1/3
viêm lợi sẽ tiến triển sang viêm quanh răng sau một thời gian, thường thì sau
35 tuổi.
Báo cáo kết quả điều tra cơ bản SKRM các tỉnh phía Bắc năm 1995
được công bố [7] [5] cho thấy rõ ở 3 nhóm tuổi 12, 15, 35-44 tỷ lệ người có tổ
chức quanh răng hoàn toàn lành mạnh rất thấp chưa quá 3%. Chương trình
điều tra SKRM toàn quốc năm 2000 do Việt Nam và Úc hợp tác đã cho kết
quả > 90% người được khám bị bệnh viêm lợi và viêm quanh răng [18].
Theo tác giả Trần Văn Trường, Lâm Ngọc Ấn, Trịnh Đình Hải trong
báo cáo điều tra SKRM toàn quốc năm 2001 thì tỷ lệ người có bệnh quanh
răng rất cao ở mức 96,7% trong đó có 31,8% có túi lợi bệnh lý nông và sâu [11].
12
Những số liệu trên cho thấy tỷ lệ (%) người mắc bệnh quanh răng cao,
mức độ bệnh nặng. Theo kết quả điều tra kiến thức, thái độ và hành động về
phòng và điều trị bệnh quanh răng của nhân dân còn nhiều hạn chế chưa thích
hợp và khoa học. Để đẩy mạnh hơn nữa công tác chăm sóc SKRM cộng đồng
tránh sự tổn phí tiền của và công sức của nhà nước và nhân dân, nghành răng
hàm mặt đã tiến hành các biện pháp dự phòng:
+ Giáo dục VSRM cộng đồng phù hợp với điều kiện kinh tế và nhận
thức của nhân dân.
+ Hướng dẫn vệ sinh ăn uống cho dân hợp lý và cân bằng.
+ Huấn luyện VSRM đúng cách như: Sử dụng Fluor tăng cường sức đề
kháng của men răng, diệt khuẩn làm vùng quanh răng sạch và răng chắc hơn,
cách chải răng, dùng bàn chải kẽ, chải lưỡi,…
+ Tiến hành điều trị viêm quanh răng không phẫu thuật: Lấy cao răng,
làm nhẵn bề mặt cổ chân răng, điều chỉnh khớp cắn sang chấn, sửa hàm giả,
răng hàn sai kỹ thuật,…
1.2. BỆNH QUANH RĂNG
Viêm quanh răng là bệnh có từ lâu đời, qua các nghiên cứu trên sọ cổ
thấy bệnh đã có từ 3.000 năm trước công nguyên. Từ cuối thế kỷ 19 nhiều
công trình nghiên cứu về bệnh này đã được tiến hành và ngày càng có những
bước tiến quan trọng ở nhiều lĩnh vực: dịch tễ học, cơ chế bệnh sinh, các
phương pháp chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh.
Về dịch tễ học: VQR đã được nghiên cứu một cách hệ thống bắt đầu từ
những năm 40 của thế kỷ trước: Masshall (1944) điều tra ở Ấn độ, Shwor và
MosFler (1950) điều tra ở Ý [17]. Những cố gắng của các nhà lâm sàng cho thấy
giá trị của dịch tễ học trong việc tìm hiểu bệnh và đi đến kết luận rằng: VQR là 1
bệnh rất phổ biến, tỷ lệ bệnh tăng dần theo tuổi và nếu giữ vệ sinh răng miệng tốt
thì tỷ lệ bệnh giảm nhiều.
13
1.2.1. Cơ chế sinh bệnh quanh răng
Từ lâu người ta đã nhận thấy các ảnh hưởng qua lại phức tạp của yếu tố
toàn thân, tại chỗ cũng như ngoại cảnh đối với sự hình thành và phát triển của
bệnh quanh răng.
Trong những năm 1960 đa số các giả thuyết cho rằng VQR là do
nguyên nhân toàn thân và yếu tố tại chỗ (tại chỗ là vi khuẩn và sang chấn
khớp cắn). Vai trò của vi khuẩn với các men của nó là mắt xích đầu tiên trong
quá trình phá hủy tổ chức quanh răng: Green (1960), Ramfjord (1961) và Loe
(1965) đã chứng minh ảnh hưởng của mảng bám răng tới viêm lợi [8].
Rosling (1976) cũng kết luận: nếu kiểm soát được mảng bám răng và vệ sinh
răng tốt bệnh sẽ ổn định, xương ổ răng bị tổn thương sẽ được phục hồi [8].
Ngày nay người ta nhấn mạnh vai trò của vi khuẩn trong mảng bám
răng và sự đáp ứng miễn dịch của từng cá thể, đây là hai yếu tố chính khởi
phát bệnh quanh răng. Ngoài ra người ta còn thấy yếu tố làm bệnh nặng thêm
như sang chấn khớp cắn hoặc những bệnh toàn thân khác trong một số hội
chứng [8].
Các yếu tố toàn thân liên quan tới VQR: bệnh đái tháo đường, xơ gan,
bệnh nội tiết, bệnh tim mạch và cả những điều kiện khác như hình thể, vị trí
răng, bất bình thường của cung răng, những sai sót trong điều trị trong đó
bệnh đái tháo đường có liên quan rất mật thiết đến bệnh VQR.
14
1.2.1.1. Mảng bám răng (MBR)
- Cấu tạo: MBR bản chất là vi khuẩn, trung bình 1mm
3
có 10
8
vi khuẩn
gồm 200 loại khác nhau có loại đã biết nhưng có loại chưa biết. Mảng bám
hoàn chỉnh sau 14-21 ngày có khả năng gây bệnh.
- Những loại vi khuẩn liên quan tới các thể bệnh viêm lợi và VQR:
+ Bacteroides Intermedius
+ Actinobacillus Actinomycetemcomitans
+ Capnocytophage
+ B. gingivalis
- Chất gian khuẩn là chất tựa để vi khuẩn sống và phát triển bao gồm:
axít hữu cơ, đường và các protein.
- Theo vị trí người ta chia mảng bám răng thành hai loại: trên lợi và
dưới lợi:
• MBR trên lợi: lúc đầu mới hình thành mảng bám trên lợi có ít vi
khuẩn chỉ có nhiều tế bào bong ra của niêm mạc miệng, đầu tiên là 90% cầu
khuẩn gram (+), 10% là cầu khuẩn gram (-), dần dần tỷ lệ này thay đổi. Sau 1-
3 tuần, tỷ lệ trực khuẩn và cầu khuẩn gram (-) bằng các loại gram (+), tỷ lệ vi
khuẩn yếm khí và trực khuẩn gram (-) tăng.
• MBR dưới lợi: là mảng bám hình thành ở dưới lợi. Theo một số tác
giả: khi lợi phù nề do viêm, nó phủ một phần MBR để trở thành MBR dưới
lợi, nó phát triển độc lập với sự tham gia của dịch rỉ viêm, làm thức ăn cho vi
khuẩn phát triển, vi khuẩn yếm khí ngày càng tăng, đánh răng lúc này không
còn kết quả. Tuy chưa biết hết các loại vi khuẩn nhưng người ta cũng đã thấy
trong VQR có nhiều vi khuẩn gram (-) và một số vi khuẩn đặc biệt gây bệnh.
- MBR và vai trò của nó trong bệnh sinh quanh răng: MBR thực chất
là màng vi khuẩn gây hại vùng quanh răng bởi hai cơ chế tác động:
15
+ Tác động trực tiếp: các sản phẩm chuyển hoá trong quá trình sống
của vi khuẩn là các men và nội độc tố. Men làm mềm yếu sợi keo, phân hủy
tế bào, làm bong rách biểu mô dính dẫn đến viêm. Nội độc tố kích thích tiết
Prostaglandine làm tiêu xương.
+ Tác động gián tiếp: vi khuẩn và chất gian khuẩn đóng vai trò kháng
nguyên, gây bệnh bằng cơ chế miễn dịch tại chỗ. Vi khuẩn và chất gian khuẩn
kích thích tổ chức huy động hệ thống miễn dịch. Sản phẩm từ Lymphocyte và
những yếu tố hoạt hóa đại thực bào làm phá hủy tổ chức quanh răng [8].
Những vi khuẩn ở mảng bám răng kích thích làm khởi động hoạt hóa
những cơ chế miễn dịch (Miễn dịch dịch thể, miễn dịch qua trung gian tế
bào), hoặc ức chế phòng vệ của túc chủ. Trong tác động gián tiếp hệ thống
miễn dịch tế bào đóng vai trò liên quan trực tiếp đến phản ứng viêm vùng
quanh răng và phản ứng viêm được biết rõ nhất bằng tỷ lệ protein C phản ứng
tăng cao trong huyết thanh [23]
1.2.1.2. Cao răng
Hình thành từ quá trình vô cơ hóa MBR hoặc do sự lắng cặn muối
canxi trên bề mặt răng, cổ răng. Là tác nhân gây hại sau MBR, theo vị trí bám
có hai loại cao răng: trên lợi và dưới lợi.
- Cao răng trên lợi: có màu vàng hoặc nâu xám, thường có ở những
răng cạnh lỗ tuyến nước bọt, mặt ngoài răng 6-7 hàm trên, mặt trong nhóm
răng cửa và răng 6 hàm dưới.
- Cao răng dưới lợi: nhìn rõ khi lợi bong ra khỏi cổ răng, màu xám,
bám chắc vào răng, có thể nhìn thấy qua lợi, ánh sáng đèn và phim sau ổ răng.
1.2.1.3. Vi khuẩn trong mảng bám răng
Vai trò gây bệnh của vi khuẩn trong mảng bám răng đã được chứng
minh từ những công trình gây viêm thực nghiệm của Loe (1965). Đây là
nguyên nhân chủ yếu gặp hầu hết trong các bệnh quanh răng.
16
Qua nhiều năm nghiên cứu các quần thể khác nhau trên thế giới thấy
rằng có sự liên quan chặt chẽ giữa MBR (hay mảng bám vi khuẩn) với tỷ lệ
bệnh quanh răng và mức độ trầm trọng của bệnh.
Cho đến nay bệnh viêm lợi và VQR phải được coi như là những bệnh
nhiễm khuẩn (Page và Schroeder 1992), trong đó mỗi bệnh được đặc trưng
bởi sự chiếm ưu thế của một hay nhiều vi khuẩn đặc hiệu:
- VQR cấp ở người trẻ:
+ Actinobacillus Actinomycetemcomitans (Slots và cộng sự 1976)
+ Bacteroides Gingivalis (Tanner và cộng sự 1979)
+ Eikenella Corrodens (Mandel 1984)
- VQR tiến triển nhanh:
+ Bacteroides Gingivalis
+ Bacteroides Fusiforme
+ Spirochete (Tanner và cộng sự 1979)
- VQR ở người lớn thể nặng: Actinobacillus Actinomyces Temcomitans,
Bacteroides Gingivalis, Bacteroides Intermedius (Slots 1976).
- Viêm lợi loét hoại tử: Treponema, Bacteroides Intermedius,
Fusobacterium, Selenomonate (Locsche và cộng sự 1980)
1.2.1.4. Sự đáp ứng miễn dịch của từng cá thể [10]
Tuy những vi khuẩn tác động tại chỗ nhưng theo sự khác nhau trong
phản ứng của cá thể, có khi cùng một lượng mảng bám răng cũng sẽ gây ra
những mức độ viêm khác nhau ở những cá thể khác nhau.
Hiện nay sức đề kháng của vùng quanh răng chúng ta hiểu như là khả
năng của tổ chức quanh răng chống lại sự phát sinh của MBR bao gồm:
- Sự sắp xếp giải phẫu của vùng quanh răng là tối ưu nhất.
- Phản ứng miễn dịch của vùng quanh răng là có tác dụng và có ý nghĩa
nhất trong sự bảo vệ các phương tiện quanh răng chống MBR. Phản ứng miễn
dịch bao gồm: đặc hiệu và không đặc hiệu [8].
17
1.2.2. Phân loại bệnh viêm lợi và viêm quanh răng [9], [3]
Phân loại bệnh quanh răng là cần thiết cho việc chẩn đoán và điều trị.
Từ trước đến nay có rất nhiều tác giả phân loại: năm 1884 Rhein đưa ra phân
loại đầu tiên, sau này Hội răng miệng Quốc tế năm 1931 (F.D.I-Federation
Dentaire International) và Hội nghiên cứu bệnh quanh răng được thành lập
(ARPA-Association Pour Les Paradontopathies) và đã đưa ra phân loại bệnh
quanh răng năm 1988, phân loại của viện hàn lâm bệnh quanh răng Mỹ AAP
năm 1986 (American Academy of Periodontology).
Hiện nay trên lâm sàng chủ yếu sử dụng phân loại bệnh quanh răng của
WHO năm 1999:
A. Bệnh ở lợi
Các bệnh viêm lợi do MBR:
- Viêm lợi do MBR đơn thuần.
- Viêm lợi do MBR phối hợp với các yếu tố toàn thân: Nội tiết, bệnh
máu,
- Viêm lợi do thuốc.
- Viêm lợi do thiếu dinh dưỡng: thiếu Vitamin C,
Các bệnh ở lợi không do MBR:
- Do vi khuẩn đặc hiệu: Neiseseria gonorrhe, Treponia pallidium,
- Do virus: herpes,
- Do nấm: Candida,
- Do di truyền: U lợi xơ dạng lông.
-Do bệnh toàn thân biểu hiện ở lợi: dị ứng,
- Do sang chấn.
- Phản ứng kháng nguyên.
B. VQR mạn tính: Khu trú, toàn bộ.
C. VQR tiến triển nhanh: Khu trú, toàn bộ.
18
D. VQR là biểu hiện của bệnh toàn thân: Bệnh máu, bệnh liên quan
đến thay đổi gen.
E. Hoại tử quanh răng: Viêm lợi loét hoại tử, viêm quanh răng loét
hoại tử.
F. Apxe quanh răng: Apxe lợi, apxe quanh răng.
G. VQR phối hợp với tổn thương nội nha
H. Dị dạng bẩm sinh hay mắc phải:
Yếu tố tại chỗ tăng MBR: Giải phẫu, chất hàn răng,
Dị dạng niêm mạc: Giảm độ sâu ngách tiền đình, bất thường phanh
môi, má,
Biến dạng lợi- niêm mạc và bờ xương ổ răng: Thiếu chiều cao
xương ổ răng, tăng sản lợi,
Sang chấn khớp cắn.
1.2.3. Các chỉ số đánh giá tình trạng quanh răng [10]
Cho tới nay để đánh giá và quản lý bệnh quanh răng, các chỉ số được sử
dụng rộng rãi trên thế giới là [10]:
- Chỉ số lợi GI (Gingival Index)
- Chỉ số quanh răng PI (Periodontal Index)
- Chỉ số bệnh quanh răng PDI (Periodontal Disease Index)
- Chỉ số nhu cầu điều trị quanh răng cộng đồng CPITN (Community
Periodontal Index of Treatment Needs)
- Chỉ số vệ sinh miệng đơn giản OHI-S (Oral Hygiene Index Simplified)
- Chỉ số mảng bám răng PlI (Plaque index)
- Chỉ số cao răng CI (Calculus index)
19
1.3. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT
Các triệu chứng lâm sàng của bệnh TTPL vô cùng phong phú, phức tạp
và luôn biến đổi trên các mặt hoạt động tâm thần. Đa số các tác giả đều thống
nhất chia làm 2 nhóm triệu chứng chính đó là: các triệu chứng âm tính và các
triệu chứng dương tính. Ngoài ra các nhóm triệu chứng: suy giảm nhận thức,
triệu chứng trầm cảm ngày càng có một vai trò quan trọng trong lâm sàng của
bệnh tâm thần phân liệt và được các tác giả quan tâm nghiên cứu [3], [[17], [66].
1.3.1. Triệu chứng âm tính.
Là các triệu chứng thể hiện sự tiêu hao, mất mát các hoạt động tâm thần
sẵn có, mất tính toàn vẹn, tính thống nhất của hoạt động tâm thần.
Theo nhiều kết quả nghiên cứu, triệu chứng âm tính đóng một vai trò rất
quan trọng trong cơ cấu triệu chứng lâm sàng của bệnh TTPL. Năm 1911,
Bleuler P.E. (1911) cho rằng triệu chứng âm tính là nền tảng của quá trình
phân liệt. Triệu chứng âm tính được thể hiện bằng tính tự kỷ và giảm sút thế
năng tâm thần [3], [28], [17].
1.3.1.1. Tính tự kỷ.
Là hậu quả khi phát triển đến mức độ cao của tính thiếu hoà hợp, nổi bật
là tính dị kỳ khó hiểu, khó thâm nhập. Người bệnh xa rời thực tại, cắt đứt với
thế giới bên ngoài, quay vào thế giới nội tâm trong đó các quy luật tự nhiên và
xã hội đều bị đảo lộn. Người bệnh nghĩ và làm những điều dị kỳ không ai
hiểu được [17].
1.3.1.2 Giảm sút thế năng tâm thần.
Đó là giảm sự năng động, nhiệt tình trong mọi hoạt động tâm thần, cảm
xúc ngày càng cùn mòn, khô lạnh, tư duy ngày càng nghèo nàn, ý chí suy đồi,
hoạt động giảm dần và không thiết làm gì.
Các triệu chứng âm tính thường tiến triển dần dần, âm ỉ làm tan rã nhân
cách của người bệnh một cách sâu sắc [17].
20
1.3.1.3. Các triệu chứng âm tính thường gặp.
Các triệu chứng âm tính là khá phong phú song theo các tác giả: Kaplan
H.I. và CS. (1994) thấy các triệu chứng âm tính thường gặp trong bệnh TTPL
là [47]:
* Các rối loạn tư duy:
+ Tư duy chậm chạp: khả năng suy nghĩ rất khó khăn, dòng ý tưởng rất
chậm sau mỗi câu hỏi BN phải suy nghĩ rất lâu mới trả lời được.
+ Tư duy ngắt quãng: khi đang nói chuyện, dòng ý tưởng của BN như bị
cắt đứt làm cho BN không nói được nữa. Mãi sau mới lại tiếp tục nói về một
chủ đề khác.
+ Tư duy nghèo nàn: ngôn ngữ nghèo nàn cả về lượng từ và nội dung,
giảm vốn từ, lượng từ khi nói. Giảm sút các ý tưởng diễn đạt, nội dung sơ sài,
đơn điệu.
* Các rối loạn cảm xúc:
+ Cảm xúc cùn mòn: biểu hiện đặc trưng bởi nét mặt khô khan, vô cảm.
Nghèo nàn trong cử chỉ biểu lộ cảm xúc, trong giao tiếp không dùng lời như
biểu hiện nét mặt, tiếp xúc bằng mắt, âm điệu lời nói kém linh hoạt.
+ Cảm xúc không thích hợp: là trạng thái mất sự phù hợp giữa nội dung
tư duy và biểu lộ cảm xúc như tin vui thì khóc, chuyện buồn lại cười.
+ Các biểu hiện khác của cảm xúc: lãnh đạm, thờ ơ, giảm hoặc mất ham
muốn và hứng thú, thu rút xã hội. Người bệnh hoàn toàn không muốn tiếp xúc, xa
lánh tất cả mọi người. Họ tách rời khỏi thế giới thực tại xung quanh, thu rút vào
thế giới tự kỷ bên trong của riêng mình mà chỉ có bệnh nhân mới hiểu được.
* Các rối loạn hoạt động có ý chí:
+ Thiếu ý chí, bị động và thiếu sáng kiến. Chậm chạp tâm lý vận động,
hoạt động kém. Giảm hoặc mất khả năng tự chăm sóc bản thân và kém hoạt
động xã hội.
21
Đó là tình trạng người bệnh không thể kiểm soát và duy trì các hoạt
động có mục đích, dẫn đến xu hướng thụ động và thiếu sáng kiến, kém hiệu quả
trong mọi hoạt động, từ việc tự chăm sóc bản thân, đến các hoạt động xã hội. Họ
luôn ở trong trạng thái lờ đờ, chậm chạp, vô cảm, mất năng lực và mất ý chí.
1.3.1.4. Các triệu chứng âm tính nguyên phát và thứ phát.
Kecskemeti S. và CS. (2001) cho rằng các triệu chứng âm tính trong
bệnh TTPL là biểu hiện sự sa sút của các hoạt động thần kinh dưới cấu trúc và
được gọi là các triệu chứng âm tính nguyên phát. Nhưng tác giả cũng thấy
rằng triệu chứng âm tính của TTPL có thể xuất hiện như là hậu quả của rất
nhiều yếu tố hoàn toàn không liên quan đến sự suy giảm các hoạt động thần
kinh dưới cấu trúc. Các triệu chứng âm tính đó được gọi là “triệu chứng âm
tính thứ phát”, nguyên nhân thường gặp nhất là [48]:
1. Tác dụng phụ của thuốc an thần kinh.
2. Trầm cảm thường gặp trong TTPL, đặc biệt ở giai đoạn di chứng.
3. Sự đáp ứng với chính các trải nghiệm loạn thần (ví dụ: sự né tránh xã
hội thứ phát do tình trạng paranoia) và đáp ứng với các khía cạnh bệnh y sinh
(ví dụ: cưỡng bức nằm viện, bắt phải uống thuốc ).
4. Hậu quả của việc bệnh nhân phải sống nhiều trong môi trường ít có điều
kiện được tiếp xúc với cộng đồng (ví dụ: nằm tại các cơ sở từ thiện lâu dài).
Một trong những tiêu chí phân biệt triệu chứng âm tính nguyên phát và
thứ phát đó là các triệu chứng âm tính phải chiếm ưu thế ít nhất là 12 tháng
trong khi không có các nguyên nhân thứ phát.
1.3.2. Triệu chứng dương tính.
Đó là các triệu chứng rất phong phú, đa dạng và luôn luôn biến đổi, chúng
có thể xuất hiện riêng lẻ, nhưng cũng có thể kết hợp với nhau thành những hội
chứng. Các triệu chứng dương tính thường gặp là các hoang tưởng, ảo giác, kích
động tâm thần vận động.
22
Theo Snejnhepxki A.V. (1982) có 9 hội chứng dương tính thay thế nhau
từ nhẹ đến nặng gồm [16]:
1. Hội chứng suy nhược.
2. Hội chứng cảm xúc.
3. Hội chứng giống tâm căn.
4. Hội chứng paranoia.
5. Hội chứng ảo giác paranoid.
6. Hội chứng paranoid.
7. Hội chứng paraphrenia.
8. Hội chứng căng trương lực.
9. Trạng thái cuối cùng.
Năm 1987 Andersen đã liệt kê khá đầy đủ các triệu chứng dương tính
của bệnh TTPL và cho đến nay rất nhiều các tác giả đã sử dụng trong nghiên
cứu của mình gồm [38]:
1. Các ảo giác.
2. Các hoang tưởng.
3. Các hành vi dị kỳ:
- Về diện mạo bên ngoài, ăn mặc.
- Về ứng xử xã hội, tình dục.
- Hành vi kích động, tấn công.
- Hành vi định hình lặp lại.
4. Các rối loạn hình thức tư duy dương tính:
- Tư duy lệch lạc (derailment): dòng tư duy lúc đầu tưởng như theo đúng
một chủ đề, sau đó lại chệch sang chủ đề khác.
- Tư duy sai chủ đề (tangentiality): dòng tư duy ngay từ đầu đã sai chủ đề.
- Tư duy không liên quan (incoherence).
- Tư duy không logic (illogicality).
23
- Tư duy lai nhai (circumstantiality).
- Ngôn ngữ bị ép buộc (pressure of speech).
- Ngôn ngữ hỗn loạn (distractive speech).
- Tư duy vang thành tiếng (clanging).
Trong các nghiên cứu các tác giả đều thống nhất dùng các triệu chứng dương
tính làm cơ sở để chẩn đoán các thể của bệnh tâm thần phân liệt [3], [17].
1.3.3. Triệu chứng trầm cảm trong tâm thần phân liệt.
Trầm cảm là một triệu chứng thường gặp trong bệnh tâm thần phân liệt.
Các triệu chứng trầm cảm đôi khi là biểu hiện thứ phát trong TTPL hoặc rối
loạn trầm cảm sau phân liệt. Một số nghiên cứu cho kết quả khoảng 25% tất
cả số bệnh nhân TTPL đủ tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầm cảm sau loạn
thần của TTPL. Một số nghiên cứu thấy rằng có một mối liên quan giữa trầm
cảm với sự tồn tại của triệu chứng ngoại tháp do thuốc an thần kinh (ATK) và
cho rằng các bệnh nhân TTPL có trầm cảm thường nhạy cảm với các tác dụng
phụ ngoại tháp của ATK.
Mặc dù triệu chứng rối loạn cảm xúc được Kraepelin E. (1898), dùng
làm một tiêu chuẩn quan trọng để phân biệt bệnh “mất trí sớm” với bệnh rối loạn
cảm xúc lưỡng cực, tác giả cũng thừa nhận trầm cảm là một triệu chứng trong
tâm thần phân liệt và xác định một số thể trầm cảm của bệnh. Bleuler D.E.
(1953) đã coi trầm cảm là một trong những triệu chứng chính trong TTPL.
Schneider K (1939) coi trầm cảm là triệu chứng phổ biến để chẩn đoán
tâm thần phân liệt. Theo Snejnevski A.V. (1966) rối loạn cảm xúc đặc biệt là
trầm cảm được coi là thành phần quan trọng trong bệnh cảnh lâm sàng tâm
thần phân liệt. Với tâm thần phân liệt chu kỳ, rối loạn cảm xúc phải nổi lên
hàng đầu trong bệnh cảnh (có thể là hưng cảm hay trầm cảm…) và rối loạn
cảm xúc được coi là một trong 4 triệu chứng cốt lõi để chẩn đoán tâm thần
24
phân liệt chu kỳ. Trong các thể bệnh tiến triển chu kỳ, trầm cảm Paranoid
được coi là thể bệnh thường gặp [17], [47].
1.3.4. Triệu chứng suy giảm chức năng nhận thức trong tâm thần phân liệt.
Theo Hardy-Bayle M.C. và CS. (2003): “Nhận thức là hoạt động của trí
óc qua đó con người hiểu biết về sự vật, hiện tượng được phản ánh trong suy
nghĩ. Nhận thức bao gồm tất cả các mặt của sự hiểu biết, suy nghĩ và ghi nhớ”
.Trên phương diện sinh lý thần kinh “Nhận thức có thể hiểu là quá trình tiếp
nhận, xử lý, lưu trữ và sử dụng các thông tin” có liên quan chặt chẽ với hoạt
động chức năng và giải phẫu của não [46].
Suy giảm nhận thức là tình trạng suy giảm các hoạt động nhận thức như
chú ý, trí nhớ, sự định hướng, tri giác, tư duy…. Đa số các nhà khoa học đều
công nhận rằng có sự suy giảm nhận thức nhiều mức độ trong bệnh TTPL.
Suy giảm nhận thức được coi là một đặc điểm phổ biến của bệnh. Suy giảm
trong chức năng nhận thức có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới khả năng sống tự
lập cũng như khả năng thích ứng và tái hòa nhập xã hội của người bệnh [57].
Sự suy giảm chức năng nhận thức có tính chất tăng dần trong TTPL đã
được biết đến. Peled A. (1999) nhận thấy các thiếu sót về nhận thức xuyên
suốt quá trình tiến triển của bệnh, sự thiếu sót nhận thức thể hiện ở khả năng
nhận thức về bản thân, về mức độ bệnh lý của mình và nhận thức về các sự
kiện cuộc sống cũng như mục đích sống [62].
Nghiên cứu của O'Leary D.S. và CS. (2000), về chỉ số trí tuệ (IQ) năm
1999 trên 116 bệnh nhân TTPL thấy rằng chỉ số trí tuệ tỉ lệ nghịch với lứa tuổi
của bệnh nhân, cụ thể nhóm: 25-40 tuổi IQ = 82,9; 41-50 tuổi IQ = 67,4 và 51-
60 tuổi IQ = 52,0 [61].
25
1.3.5. Chẩn đoán xác định bệnh TTPL
1.3.5.1.Ti sêu chuẩn chẩn đoán bệnh TTPL của Tổ chức Y tế Thế giới năm
1992 (ICD-10) [1], [4], [20], [47].
Mặc dù không xác định được các triệu chứng đặc trưng của bệnh một
cách chặt chẽ, nhằm mục đích thực tiễn người ta chia các triệu chứng thành
từng nhóm có tầm quan trọng đặc biệt đối với chẩn đoán đó là [34]:
a. Tư duy vang thành tiếng, tư duy bị áp đặt hay bị đánh cắp và tư duy bị
phát thanh.
b. Các hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối hay bị động có liên quan rõ
rệt với vận động thân thể hay các chi, hoặc liên quan với những ý nghĩ, hành
vi hay cảm giác đặc biệt, hoặc tri giác hoang tưởng.
c. Các ảo thanh bình luận thường xuyên về hành vi của bệnh nhân hoặc
các loại ảo thanh khác xuất hiện từ một bộ phận nào đó của cơ thể.
d. Các hoang tưởng dai dẳng khác không thích hợp về mặt văn hóa và
hoàn toàn không đồng nhất về tôn giáo, chính trị, hoặc những khả năng và
quyền lực siêu nhân (thí dụ: có khả năng điều khiển thời tiết hoặc đang tiếp
xúc với những người của thế giới khác).
e. Ảo giác dai dẳng bất cứ loại nào, có khi kèm theo hoang tưởng thoáng qua
hay chưa hoàn chỉnh, không có nội dung cảm xúc rõ ràng, hoặc kèm theo ý tưởng
quá dai dẳng, hoặc xuất hiện ngày càng nhiều trong nhiều tuần, nhiều tháng.
f. Tư duy bị gián đoạn hay thêm từ khi nói, đưa đến tư duy không liên
quan hay lời nói không thích hợp, ngôn ngữ bịa đặt.
g. Tác phong căng trương lực như kích động, giữ nguyên dáng, uốn sáp
tạo hình, phủ định, không nói hay sững sờ.
h. Các triệu chứng âm tính: vô cảm rõ rệt, ngôn ngữ nghèo nàn, các đáp
ứng cảm xúc cùn mòn hay không thích hợp thường đưa đến cách ly xã hội
hay giảm sút hiệu suất lao động.