SỞ GD&ĐT BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tân Thành, ngày 06 tháng 10 năm 2010
BẢN THU HOẠCH TỔNG KẾT 4 NĂM
(Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm 2010)
Họ và tên: Vũ Văn Thông
Cơ quan: Trường THPT Lê Lợi
1. Nhận thức về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng nhiệt huyết, hết lòng vì nước, vì dân, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã để lại một di sản tinh thần hết sức sâu sắc, cao cả không chỉ góp
phần to lớn và quyết định vào thắng lợi của dân tộc trong những năm qua mà còn có ý
nghĩa chỉ đạo lâu dài cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, nhân dân ta. Tổng hợp
những giá trị tinh thần đó là tư tưởng Hồ Chí Minh.
"Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh” là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển
sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển
các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Đó là tư
tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về
sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân,
xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng
lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm,
chính, chí công, vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây
dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là
người đầy tớ thật trung thành của nhân dân…
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi,
là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta". Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh luôn
là một nền tảng tinh thần xã hội, là động lực giúp ta vượt qua mọi khó khăn thách thức
để tiến lên.
2. Ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc vận động:
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí
tuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã để lại tài
sản vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh
những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại. Học tập và làm theo
1
tấm gương đạo đức của Bác là niềm vinh dự và tự hào đối với mỗi cán bộ, đảng viên và
mỗi người Việt Nam.
Đối với mỗi cán bộ, đảng viên, công chức việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh là nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên, qua đó để giáo dục, rèn
luyện mình, xứng đáng là công dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như chúng ta đã biết, sinh thời Bác Hồ của chúng ta đã khẳng định: Đạo đức là gốc của
cách mạng. Bác coi đạo đức của con người như gốc của cây, như nguồn của sông.
Người luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng và tích cực của đạo đức trong đời sống xã
hội. Bởi vậy, học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, lối sống theo tấm gương Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong giai đoạn hiện nay là điều rất cần thiết và quan trọng.
Mỗi chúng ta hiểu rằng trong quá trình chúng ta hội nhập sâu hơn về kinh tế và giao lưu
văn hoá, khoa học kỹ thuật ngày càng mạnh mẽ hơn với bên ngoài, bên cạnh những thời
cơ lớn thì có những thách thức không nhỏ, trong đó có những thách thức về đạo đức lối
sống do những luồng tư tưởng văn hoá ngoại lai du nhập. Mặt khác, thực tiễn cuộc sống
cũng cho thấy đã và đang xẩy ra tình trạng suy thoái về đạo đức lối sống trong một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức và trong các tầng lớp nhân dân. Vì vậy
với đợt học tập này lại càng có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt.
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là học tập và làm theo tấm
gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng sản chân chính,
đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một con người bình dị, gần gũi, ai cũng có thể
học tập, noi theo, để trở thành một người cách mạng, người công dân tốt trong xã hội.
Đó là tấm gương trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp, giải phóng con người, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Là tấm gương của ý chí, nghị lực, phi thường, năng động, sáng tạo, vượt qua mọi khó
khăn, thử thách để đi tới đích thắng lợi. Là tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh
của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Là tấm gương
của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết lòng vì đồng bào, đồng
chí, anh em. Là tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, hy sinh hạnh phúc
riêng vì hạnh phúc chung của dân tộc. Là nếp sống giản dị và đức khiêm nhường, nói đi
đôi với làm, luôn luôn học tập, rèn luyện, cống hiến, làm điều tốt, nêu gương sáng, từ
việc lớn đến việc nhỏ. Là tâm nguyện suốt đời tu dưỡng đạo đức, lối sống để “ngọc
càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Những đức tính cao cả, tốt đẹp ấy
chung đúc trong một con người đã làm cho tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở nên
cao thượng tuyệt vời, mặt khác, gần gũi, thân thương, giàu sức thuyết phục, lay động,
cảm hóa, lan tỏa.
Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, một
mặt, thể hiện sự biết ơn và ngưỡng vọng vô hạn của toàn Đảng, toàn dân ta đối với tư
tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác Hồ; mặt khác, làm cho mọi
người nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản, giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và
tấm gương đạo đức mà Bác để lại cho hôm nay và muôn đời sau. Qua học tập, rèn luyện
theo tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác mà tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về ý
thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của mọi người, nhất là cán bộ, đảng
viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh; nâng cao đạo đức cách
2
mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; xây dựng, vun đắp các giá trị đạo đức của
chủ nghĩa xã hội; xây dựng con người Việt Nam có nhân cách cao đẹp, bản lĩnh vững
vàng, trí tuệ vươn tới tầm cao của nhân loại; góp phần quan trọng và công tác xây dựng,
chỉnh đốn Đảng, làm lành mạnh các quan hệ xã hội, đẩy lùi sự suy thoái về chính trị,
đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội; đưa đất nước vững bước trên con đường công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sẽ trang bị thêm cho chúng ta
những kiến thức nhuần nhuyễn hơn về Đảng quang vinh và Bác Hồ vĩ đại. Hiểu biết sâu
sắc hơn về tư tưởng, đạo đức và tấm gương của Người. Xuất phát từ sự hiểu biết đó,
hơn lúc nào hết, chúng ta phải không ngừng nâng cao học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh để tạo nên những nguồn động lực mạnh mẽ, nhất là nguồn lực về
con người để đi theo con đường mà Đảng và Bác đã chọn một cách vững chắc nhất.
3. Những kết quả cụ thể trong làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
(những việc làm được, chưa làm được, nguyên nhân)
a. Những việc làm được:
- Chấp hành nghiêm các Chỉ thị Nghị quyết của Đảng và pháp luật của nhà nước. Hoàn
thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, không ngừng tự học, tự nghiên cứu để nâng cao
công tác quản lý và nghiệp vụ chuyên môn. Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính tổ
chức kỷ luật và tích cực tham gia các phong trào của cơ sở.
- Tích cực tham gia cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, luôn cố gắng nghiên cứu, sưu tầm về tư tưởng và hoạt động của Chủ tịch
Hồ Chí Minh để thực hiện thật tốt cuộc vận động. Tham gia tốt các cuộc thi viết bài
cảm nhận về Bác, về tấm gương đạo đức của Bác do Đoàn thanh niên và các tổ chức
đoàn thể khác phát động.
- Lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp của cá nhân, tập thể nhằm điều chỉnh những
thiếu sót để ngày càng hoàn thiện hơn.
- Sống lành mạnh, giản dị, không vụ lợi, vui vẻ hoà nhã với đồng chí và đồng nghiệp,
góp ý chân tình để cùng hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
-Luôn nghiên cứu, tìm tòi và học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây
dựng Đảng ta sao cho thật sự trong sạch, vững mạnh. Luôn luôn gương mẫu rèn luyện
phẩm chất tư cách của một giáo viên, làm tròn nhiệm vụ được giao phó. Luôn có ý thức
tiết kiệm, chống lãng phí, bảo vệ tài sản công, bảo vệ lợi ích của nhân dân.Sống cần,
kiệm, liêm, chính chí công vô tư, hoà nhã thân ái với đồng nghiệp, hết lòng vì nhân dân
- Luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, học tập, phát huy thực hành tiết kiệm, xây dựng
lối sống chuyên cần, giải dị, tác phong làm việc khoa học, sáng tạo, hiệu quả.
- Cùng đoàn viên thanh niên tập trung cao độ và quyết liệt hơn bao giờ hết trong việc
phấn đấu vượt khó, an tâm tư tưởng để hoàn thành nhiệm vụ được giao, học tập, phát
huy thực hành tiết kiệm, xây dựng lối sống chuyên cần, giải dị, tác phong làm việc khoa
học, sáng tạo, hiệu quả.
- Kiên quyết chống bệnh lười biếng, lối sống hưởng thụ, nói không đi đôi với làm, nói
nhiều làm ít.
3
- Bản thân tôi tự luôn đặt mình trong tổ chức trong tập thể, phải tôn trọng nguyên tắc,
pháp luật. Đoàn kết, thống nhất trong nội bộ, đảm bảo cho tập thể đơn vị luôn giữ vững
nề nếp kỷ cương.
- Nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình. Thẳng thắn,chân thành góp ý cho đồng
nghiệp, đồng chí để cùng tiến bộ. Phấn đấu giữ vững những kết quả đã đạt được. Luôn
gương mẫu trong các hoạt động phục vụ. Tự rèn luyện trau dồi phẩm chất đạo đức, lối
sống, tác phong của người giáo viên. Không ngừng học tập nâng cao trình độ về chuyên
môn nghiệp vụ đế hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
- Chấp hành nghiêm các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng không ngừng rèn luyện về phẩm
chất, đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường tư tưởng. Đấu tranh phòng chống tham
nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực trong đơn vị. Tích cực lao động. học tập,
công tác với tinh thần lao động sáng tạo, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; biết
quý trọng công sức lao động và tài sản tập thể, của nhân dân.
- Thẳng thắn, trung thực bảo vệ công lý, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ
người tốt; chân thành, khiêm tốn, không chạy theo chủ nghĩa thành tích, không bao che,
che giấu khuyết điểm …Luôn có ý thức giữ gìn đoàn kết trong Đoàn, trong cơ quan,
tích cực vận dụng sáng tạo trong giải quyết công việc, luôn nêu gương về phẩm chất,
đạo đức và giữ vững lập trường của người giáo viên chân chính.
b. Những hạn chế:
Bên cạnh những kết quả đã làm được, bản thân tôi vẫn còn một số điểm cần phải rút
kinh nghiệm như: cần khéo léo, nhẹ nhàng hơn trong góp ý với đồng chí, đồng nghiệp.
4. Những đề xuất, kiến nghị:
-Trong quá trình triển khai, cần xây dựng nội dung cụ thể, thiết thực, gắn với tình hình
thực tiễn của đơn vị, có kiểm tra, đánh giá; tránh hình thức; cần có chiều sâu; cán bộ
đảng viên phải là người gương mẫu, tiên phong đi đầu thực hiện cuộc vận động.
- Cần tăng cường tổ chức cho mọi cán bộ, đảng viên, giáo viên, công nhân viên và học
sinh tiếp tục nghiên cứu, học tập tấm gương đạo đức của Bác Hồ, nhằm góp phần nâng
cao phẩm chất đạo đức cách mạng của người đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam, của
con người Việt Nam.
- Trong triển khai thực hiện cuộc vận động tại đơn vị, cần tăng cường công tác thi đua,
khen thưởng những tập thể, cá nhân tham gia thực hiện tốt cuộc vận động; nhân rộng
điển hình tiên tiến.
Người viết thu hoạch
(Ký và ghi rõ họ tên)
Vũ Văn Thông
4