Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Mười năm quan hệ đối tác chiến lược việt nam ấn độ (2007 2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------

Tạ Trần Phương Nhung

MƯỜI NĂM QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC
VIỆT NAM - ẤN ĐỘ (2007 - 2017)

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------

Tạ Trần Phương Nhung

MƯỜI NĂM QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC
VIỆT NAM - ẤN ĐỘ (2007 - 2017)
Chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ
Mã số: 60 31 02 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ QUẾ
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn


thạc sĩ khoa học

Giáo viên hướng dẫn

GS.TS. Hoàng Khắc Nam

PGS.TS. Nguyễn Thị Quế

Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Tạ Trần Phương Nhung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 4
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ......................................................... 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ..................................................... 7
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn ....................................................................... 8
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài......................................... 8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ............................................................... 9
7. Kết cấu của đề tài................................................................................................ 9
Chương 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ ĐỐI TÁC

CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM - ẤN ĐỘ TỪ 2007 ĐẾN 2017 ................................. 10
1.1. QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC
VIỆT NAM - ẤN ĐỘ ............................................................................................... 10
1.2. NHÂN TỐ KHÁCH QUAN .............................................................................. 13
1.2.1. Tình hình thế giới từ 2007 đến 2017 .......................................................... 13
1.2.2. Tình hình khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hiện nay ........................... 15
1.3. NHÂN TỐ CHỦ QUAN.................................................................................... 17
1.3.1. Khái quát về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trước năm 2007 ......................... 17
1.3.2. Việt Nam - Ấn Độ trong chính sách đối ngoại của mỗi nước .................... 22
1.3.3. Tình hình Việt Nam và Ấn Độ hiện nay .................................................... 25
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 28
Chương 2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC.................... 29
2.1. TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - ĐỐI NGOẠI ............................................... 29
2.2. TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ ............................................................................ 33
2.2.1. Về thương mại ............................................................................................ 34
2.2.2. Về đầu tư và tín dụng ưu đãi ...................................................................... 35
2.3. TRÊN LĨNH VỰC VĂN HÓA, GIÁO DỤC .................................................... 38
2.3.1. Trên lĩnh vực văn hóa ................................................................................. 38
2.3.2. Trên lĩnh vực giáo dục, đào tạo .................................................................. 43
1


2.4. TRÊN LĨNH VỰC KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ ............................................ 45
2.5. TRÊN LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG, AN NINH .............................................. 48
2.5.1. Trên lĩnh vực quốc phòng ........................................................................... 48
2.5.2. Trên lĩnh vực an ninh.................................................................................. 54
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 55
Chương 3. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN
VIỆT NAM - ẤN ĐỘ ĐẾN NĂM 2026 VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................ 57
3.1. ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM - ẤN ĐỘ

TỪ 2007 ĐẾN 2017 .................................................................................................. 57
3.2. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN
VIỆT NAM - ẤN ĐỘ ĐẾN NĂM 2026................................................................... 64
3.3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC
CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN VIỆT NAM - ẤN ĐỘ ............................................... 70
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 74
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 78
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 85

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADMM+

Hội Nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN
và Bộ trưởng Quốc phòng các nước đối tác
(ASEAN Defence Ministers’ Meeting Plus)

APEC

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
(The Asia - Pacific Economic Cooperation)

ASEAN

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
(The Association of South East Asian Nations)


BRICS

Nhóm 5 nước Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi.
(Brasil, Russia, India, China, South Africa)

CA-TBD

Châu Á - Thái Bình Dương

CHMNVN

Cộng hòa Miền Nam Việt Nam

CNTT

Công nghệ thông tin

CPI

Đảng Cộng sản Ấn Độ (The Communist Party of India)

CPI-M

Đảng Cộng sản Ấn Độ (Mác-xít)
(The Communist Party of India - Marxist)

EU

Liên minh Châu Âu (The European Union)


FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

FTA

Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement)

ITEC

Chương trình Hợp tác Kinh tế & Kỹ thuật của Ấn Độ
(The Indian Technical and Economic Cooperation)

KHCN

Khoa học công nghệ

LHQ

Liên Hiệp quốc (The United Nations)

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

UBHH

Ủy ban Hỗn hợp về kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật


VNDCCH

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới (The World Trade Organization)

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ấn Độ nằm tại Nam Á, có diện tích gần 3,3 triệu km2, giàu tài nguyên thiên
nhiên; tổng GDP đạt hơn hai nghìn tỷ USD; thu nhập bình quân đầu người đạt gần
1.620 USD. Đây là quốc gia đông dân thứ hai thế giới, gồm 1.311 tỷ người, với sáu
tôn giáo chính là Ấn Độ giáo (đạo Hin-đu, chiếm 80,5% dân số), Hồi giáo (chiếm
13,4% dân số); 15 ngôn ngữ chính và 844 thổ ngữ, tiếng Hin-đi là ngôn ngữ làm
việc chính thức của Nhà nước liên bang. Nhà nước Ấn Độ được tổ chức theo hình
thức liên bang và theo chế độ dân chủ đại nghị.[50]
Việt Nam có vị trí địa lý gần gũi với Ấn Độ, nên ít nhiều cũng có mối liên hệ
và ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ. Việt Nam và Ấn Độ có mối quan hệ từ lâu
đời, khi đạo Phật và đạo Hin-đu du nhập vào Việt Nam. Mối quan hệ hữu nghị
truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước được Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Thủ tướng G.Nê-ru đặt nền móng đã phát triển không ngừng. Năm 1954, Ấn Độ mở
Tổng lãnh sự quán tại Hà Nội. Năm 1956, Việt Nam lập Tổng lãnh sự quán tại Niu
Đê-li. Ngày 7-1-1972, hai nước nâng quan hệ lên cấp Đại sứ. Với tiềm lực dồi dào
và vị thế ngày càng lớn mạnh hiện nay, Ấn Độ có mong muốn muốn vươn lên thành
cường quốc tầm cỡ toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam luôn được Ấn Độ luôn
coi là một trong những nhân tố quan trọng trong chính sách Hướng Đông sang hành

động Hướng đông của mình. Việc Ấn Độ nổi lên đang có tác động nhất định đến
cục diện khu vực và thế giới, đến lợi ích của các nước, đặc biệt là các nước lớn và
láng giềng của Ấn Độ. Với phương châm đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ
đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, Việt Nam nhận thức được vị trí và
vai trò quan trọng của Ấn Độ đối với sự phát triển của Việt Nam và luôn khẳng định
tăng cường phát triển quan hệ với Ấn Độ là một trong những ưu tiên trong chính
sách đối ngoại của mình. Các quan hệ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc
phòng, an ninh, văn hóa, khoa học công nghệ, giáo dục cũng tiếp tục có nhiều bước
khởi sắc. Quan hệ hai nước chuyển dần sang quan hệ đối tác và hợp tác trên cơ sở
bình đẳng và cùng có lợi, ngày càng đi vào chiều sâu và thực chất hơn. Đặc biệt,
4


việc hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào tháng 7/2007 là dấu ấn quan
trọng để đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới. và được nâng cấp thành Đối tác
chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng
N.Mô-đi vào tháng 9-2016, tạo khuôn khổ quan trọng đưa quan hệ hai nước
phát triển sâu sắc, ổn định hơn, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Mười năm quan hệ đối tác chiến
lược Việt Nam - Ấn Độ (2007- 2017)” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên
ngành Qquan hệ quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an
ninh, khoa học công nghệ, văn hóa, giáo dục.v.v. đang nhận được nhiều sự quan tâm
ở trong và ngoài nước.
* Ở trong nước, tài liệu liên quan đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ được đề cập
trong các luận văn, bài viết, ấn phẩm chuyên ngành của Việt Nam, đáng chú ý là
công trình nghiên cứu, bài viết sau:
Các bài tạp chí: Võ Xuân Vinh (2005), ASEAN trong chính sách hướng Đông
của Ấn Độ; Tạp chí Cộng sản số 120; Các bài viết trong Kỷ yếu Hội thảo của

Nguyễn Văn Lịch, (2006), Ấn Độ với mục tiêu trở thành một cường quốc kinh tế ở
Châu Á, Kỷ yếu Hội thảo Học viện Ngoại giao; Vũ Thu Phương (2007), Ba mươi
nhăm năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, Kỷ yếu Hội thảo Học viện chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh; Vũ Quang Diệm (2007), Đưa quan hệ Việt Nam - Ấn Độ lên tầm cao
mới bản tiếng Anh; Nguyễn Văn Lịch (2008), Năng lượng nguyên tử của Ấn Độ và
khả năng hợp tác với Việt Nam Kỷ yếu Hội thảo Học viện Ngoại giao; Nguyễn
Cảnh Huệ (2009), Bước phát triển mới của mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong
những năm đầu thế kỷ XXI, tạp chí Đông Nam Á, số 1; Nguyễn Sơn Hà (2011), Ấn
Độ tăng cường sự hiện diện tại Đông Nam Á. mạng Nghiên cứu biển Đông (2010),
Mở lối thị trường Ấn Độ, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế, (9/2015), Hợp tác phát triển
Việt Nam - Ấn Độ - ASEAN: Thực trạng và triển vọng, Nxb Lý luận Chính trị, Hà
Nội ; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế,
(8/2016), Việt Nam - Ấn Độ: Bối cảnh mới , tầm nhìn mới , Nxb Lý luận Chính trị,
5


Hà Nội; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh , Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế,
(3/2017), Hội thảo Việt Nam - Ấn Độ: 45 năm quan hệ ngoại giao và 10 năm đối tác
chiến lược, Hà Nội v.v...
* Về luận văn: Nguyễn Thị Thủy (1999), Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm
1945 đến nay (luận văn tốt nghiệp học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm);
Học viện Quan hệ Quốc tế; Nguyễn Trường Sơn, (2005), Chính sách hướng Đông
của Ấn Độ và tác động của nó đến quan hệ Ấn Độ - ASEAN; Nguyễn Thành Tâm,
(2005), Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ sau chiến tranh lạnh; Lương Văn Thắng (2006),
Vai trò của Ấn Độ trong việc tăng cường hòa bình và ổn định ở khu vực Nam Á
thời kỳ sau chiến tranh lạnh” ; Viện Quan hệ quốc tế - Học viện Chính trị Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh. v.v…
Về đề tài: Bộ Ngoại giao (2011), Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ và quan
hệ Việt Nam - Ấn Độ thập niên đầu thế kỷ XXI”
Về sách: Nguyễn Thị Quế và Đặng Đình Tiến, (2017), Ấn Độ và quan hệ Việt

Nam - Ấn Độ, Nxb Chính trị Quốc gia, Chính sách đối ngoại của Ấn Độ những năm
đầu thế kỷ XXI, Nxb Lý luận Chính trị. v.v.
* Ở nước ngoài, chủ yếu là Ấn Độ, đáng chú ý là các bài viết đăng trên
mạng nghiên cứu như Nhóm nghiên cứu Nam Á (www.southasiaanalysis.org),
mạng quốc phòng Ấn Độ (www.india-defence.com), Viện Nghiên cứu Hòa bình và
Xung đột (www.ipcs.org), Viện Nghiên cứu và Phân tích quốc phòng Ấn Độ
().v.v.
Có thể kể đến một số bài viết đáng chú ý như: Các bài của Subhash Kapila,
(2001), Quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - Việt Nam: Sự hội tụ các lợi ích, (India Vietnam Strategic Partnership: The Convergence of Interests); Quan hệ đối tác
chiến lược Ấn Độ - Việt Nam cần có động lực chính trị từ Ấn Độ (India - Vietnam
strategic partnership needs political impetus from India - 2005), Việt Nam - Ấn Độ:
đã đến lúc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược thực sự (Vietnam - India: Time to
make partnership truly strategic - 2007); Pankaj K. Jha, Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam:
Sự cần thiết phải tăng cường hợp tác” (India - Vietnam relations: Need for enhanced
cooperation - 2008); Yodendra Singh, Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam: Chặng đường
6


phía trước, (India - Vietnam relations: The road ahead - 2007); Iskander Rehman,
Đối tác Việt - Ấn: Tiềm năng chưa mở” (bản tiếng Việt - 2008); Carlyle A.Thayer,
(2008) Chính sách quốc phòng của Việt Nam và tác động của nó đến quan hệ đối
ngoại (Vietnam's Defence Policy and Its Impact on Foreign Relations; Pranav
Kumar “Quan hệ kinh tế Ấn Độ - Việt Nam: Những Cơ hội và Thách thức” (India Vietnam Economic Relations: Opportunities and Challenges - 2008), Bộ Ngoại giao
Ấn Độ, Báo cáo hàng năm. (Annual Report).v.v.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu và bài viết trên phản ánh được vai trò
ngày càng tăng của Ấn Độ tại khu vực châu Á và trên thế giới, tiềm năng to lớn của
Ấn Độ, triển vọng phát triển quan hệ của Ấn Độ với một số đối tác lớn. Đồng thời,
các tác giả cũng cho thấy bức tranh chung khá tích cực về lịch sử quan hệ Việt Nam
- Ấn Độ, thực trạng và một số triển vọng hợp tác trên một số lĩnh vực cụ thể giữa
hai nước chủ yếu trong nửa đầu thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, khẳng định quan

hệ hai nước còn rất nhiều tiềm năng phát triển. Kế thừa chọn lọc những kết quả đạt
được của các công trình nghiên cứu trên đây, để tác giả thực hiện đề tài “Mười năm
quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ (2007- 2017) ”
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn phân tích làm rõ thực trạng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam Ấn Độ trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hóa,
giáo dục và khoa học, công nghệ từ năm 2007 đến năm 2017, từ đó rút ra nhận xét,
dự báo triển vọng quan hệ hai nước đến năm 2026 và khuyến nghị.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích những nhân tố chủ yếu tác động đến quan hệ mười năm đối tác
chiến lược Việt Nam - Ấn Độ (2007- 2017) gồm: Quan điểm tiếp cận quan hệ đối
tác chiến lược, tình hình thế giới, khu vực, lịch sử quan hệ hai nước trước năm 2007,
chính sách đối ngoại của hai nước đối với nhau và tình hình hai nước
- Phân tích thực trạng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ từ năm
2007 đến năm 2017 trên các lĩnh vực chính trị - đối ngoại, kinh tế, quốc phòng - an
ninh, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ.
7


- Nhận xét về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ trên các lĩnh vực
giai đoạn 2007- 2017. Đồng thời dự báo triển vọng quan hệ đối tác chiến lược toàn
diện Việt Nam - Ấn Độ đến năm 2026, từ đó dự báo triển vọng và khuyến nghị.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Về Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Quan hệ mười năm đối tác chiến lược
Việt Nam - Ấn Độ
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quan hệ Việt Nam - Ấn
Độ trên một số lĩnh vực: Chính trị - đối ngoại, quốc phòng - an ninh, kinh tế, khoa
học - công nghệ, văn hóa, giáo dục, dự báo triển vọng và khuyến nghị nhằm tăng
cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ đến năm 2026.
- Về không gian: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu quan hệ song phương Việt

Nam - Ấn Độ trên một số lĩnh vực : Chính trị - đối ngoại, quốc phòng - an ninh,
kinh tế, khoa học - công nghệ, văn hóa, giáo dục.
Về thời gian: Nội dung nghiên cứu của đề tài từ năm 2007 đến năm 2017:
Ngày 7-7-2007, trong chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai
bên ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ và năm
2017 là năm kỷ niệm mười năm quan hệ đối tác chiến lược. Năm 2017 cũng là
một năm sau lãnh đạo hai nước đã nhất trí nâng tầm quan hệ hai nước thành Đối
tác Chiến lược toàn diện (ngày 2-3/9/2016). Ngoài ra, đề tài còn dự báo triển
vọng của mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ đến năm
2026 (năm 2026 là năm kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện
Việt Nam - Ấn Độ)
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Cơ sở lý luận chủ yếu của đề tài dựa trên những quan điểm về quan hệ quốc
tế; các Văn kiện Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam từ đại hội lần thứ
VI, đến đại hội lần thứ XII, và các văn kiện pháp lý ký kết giữa Việt Nam - Ấn Độ
và Ấn Độ - ASEAN.v.v. làm cơ sở để nghiên cứu Đề tài.
- Ngoài ra tác giả sử dụng các phương pháp lịch sử, lôgíc, phân tích, tổng hợp
và dự báo v.v. để thực hiện nghiên cứu đề tài

8


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Về lý luận: Đề tài góp phần đưa ra những đánh giá, phân tích về quan hệ đối
tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ trên nhiều lĩnh vực và có thể dùng làm tài liệu
tham khảo cho những nghiên cứu liên quan tới vấn đề này.
- Về thực tiễn: Đề tài này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu, giảng dạy về quan hệ quốc tế, đồng thời là tài liệu hữu ích trong công
tác nghiên cứu, hoạch định chính sách về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ và quan hệ
giữa Việt Nam với các đối tác khác.

7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn gồm có 3 chương với 11 tiết.

9


Chương 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ ĐỐI TÁC
CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM - ẤN ĐỘ TỪ 2007 ĐẾN 2017
1.1. QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM ẤN ĐỘ
Một số khái niệm: Quan hệ: Trong tiếng Việt, quan hệ là sự liên quan giữa
hai đối tượng hoặc hai nhóm đối tượng, sự gắn bó chặt chẽ, có tác động qua lại lẫn
nhau. Trong quan hệ chính trị là quan hệ ngoại giao, quan hệ quốc tế…; Đối tác:
Thường để chỉ sự cộng tác giữa hai nước trong một lãnh vực nào đó; Chiến lược:
Nó không phải là một lãnh vực mà là một tầm vóc quan trọng cấp cao. Nó thường
đòi hỏi có thêm cơ chế và chính sách/kế hoạch để thực hiện. Hai bên có thể hợp tác
cấp thấp và không cần thiết lập cơ chế (institution) để hợp tác, mà chỉ cần qua các
chính quyền địa phương hay sở, cục trung ương.
Đối tác chiến lược là mối quan hệ mang tính chất toàn cục, then chốt và có giá
trị lâu dài với thời gian. Mối quan hệ gắn liền với nhiều lĩnh vực phát triển cùng có
lợi với nhau (quan hệ cùng thắng) có thể có cả lĩnh vực an ninh quân sự. Số lượng
đối tác chiến lược loại này đang gia tăng nhanh chóng. Theo giáo sư Va-lê-ri Lótxkin (Nga), "đối tác chiến lược" phải bao gồm những nội dung sau: Không tấn công
lẫn nhau; không liên minh chống lại các nước khác; không can thiệp vào công việc
nội bộ của nhau; phải có lòng tin lẫn nhau. Về hình thức, đối tác chiến lược có thể
diễn ra linh hoạt (chính thức hoặc không chính thức, song phương hoặc đa phương,
diện và mức độ tham gia rộng hoặc hẹp, nhiều hoặc ít…) và có tính mở vì không
hướng tới một kết cục cụ thể. Hiện nay, Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược với
Nhật Bản, Hàn Quốc và Tây Ban Nha (2009), Anh (2010), Đức và Italy (2011),
Thái Lan, Indonesia, Singapore và Pháp (2013), Malaysia và Philippines (2015).
Đối tác chiến lược toàn diện hay còn gọi là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, tức

là hai hay nhiều bên xác định gắn bó lợi ích lâu dài, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự
hợp tác sâu rộng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mà các bên cùng có lợi. Đồng
thời hai bên còn xây dựng sự tin cậy lẫn nhau ở cấp chiến lược.Tới nay, có 3 nước
có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam là: Nga (2012), Trung Quốc
(2008) và Ấn Độ (2016);
10


* Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ được hình thành và phát
triển dựa trên một số cơ sở về lịch sử, văn hóa và lợi ích sau đây:
Một là, Việt Nam và Ấn Độ có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, lịch sử.
Cùng có lịch sử lâu đời, từ xa xưa đã có giao lưu về văn hóa, con người và thương
mại. Phật giáo bắt đầu vào Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ thứ II sau Công nguyên
thông qua hai thiền sư Ấn Độ. Hai nước đều giành được độc lập từ ách đô hộ của
thực dân, là các nước đang phát triển, từng có quan hệ gần gũi với Liên Xô. Nhân
dân hai nước yêu hòa bình. Tình cảm giúp đỡ của nhân dân Ấn Độ về cuộc đấu
tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam vẫn còn sâu đậm đến ngày nay.
Hai nước, hai nước cùng quan tâm chung đến nhiều vấn đề chính trị - an ninh,
chính sách đối ngoại (chống đế quốc và thực dân, không liên kết, trật tự thương mại
thế giới, an ninh phi truyền thống.v.v). Hiện nay, hai nước cùng chủ trương đa đạng
hóa và đa phương hóa quan hệ đối ngoại, tạo môi trường hòa bình để tập trung phát
triển kinh tế, mong muốn khu vực nói riêng và thế giới nói chung hòa bình, phát
triển; coi trọng thúc đẩy quan hệ với Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN); có quan tâm chung về Biển Đông. Lãnh đạo và nhân dân hai nước tin cậy
lẫn nhau, có quyết tâm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn
Độ lên một tầm cao mới .
Ba là, hai nước có nhiều tiềm năng để phát triển quan hệ hợp tác về một số
lĩnh vực. Hiện nay, hai nước đều là thị trường thương mại và đầu tư nhiều tiềm
năng, nguồn nhân lực dồi dào, tài nguyên phong phú, gần gũi về địa lý. Nhiều
ngành, lĩnh vực là thế mạnh của nước này là điểm hạn chế của nước kia, tạo ra nhu

cầu hợp tác, liên kết với nhau.
Bốn là, các văn kiện pháp lý là cơ sở rất quan trọng để thúc đẩy quan hệ hai
nước.Về song phương, hai nước đã ký các Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác
toàn diện (2003), về quan hệ đối tác chiến lược (2007); quan hệ đối tác chiến lược
toàn diện (2016), các điều ước song phương về thương mại, tránh đánh thuế hai lần,
khuyến khích và bảo hộ đầu tư, văn hóa, tương trợ tư pháp, địa chất, môi trường, y
học dân tộc, quốc phòng, công nghệ thông tin (CNTT), hàng không, du lịch .v.v. Về
điều ước đa phương, Ấn Độ đã ký kết với ASEAN: Tuyên bố chung về Hợp tác
11


ASEAN - Ấn Độ trong thế kỷ XXI (2002), Tuyên bố về chống khủng bố (2003),
Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác (2003)v.v.. Quan hệ kinh tế giữa hai nước được dựa
trên các cơ sở pháp lý khá đầy đủ như: Hiệp định Thương mại 1978 (được sửa đổi
năm 1997), Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (1994), Hiệp định khuyến khích và
bảo hộ đầu tư (1997), Hiệp định khung về Thương mại tự do (2003), Tầm nhìn
ASEAN - Ấn Độ 2020, Chương trình hành động ASEAN - Ấn Độ (2004), Văn bản
thiết lập quan hệ đối tác ASEAN-Ấn Độ vì hòa bình, tiến bộ và thịnh vượng chung
(2004), Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (2009). Bản ghi nhớ về
việc Ấn Độ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ (tháng 10/2009).
Đặc biệt, đặc biệt là kể từ sau khi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ
(AITIG) được ký kết vào năm 2009 và có hiệu lực từ 1/6/2010 đối với Việt Nam
việc Ấn Độ công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam đang tạo khuôn khổ
pháp lý vững chắc để thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai bên. Thêm vào đó, Ấn Độ
dành cho Việt Nam ưu đãi hưởng lộ trình giảm thuế sớm 3 năm so với các nước
khác trong ASEAN. Đối với Việt Nam, mức thuế áp dụng với hàng hóa có xuất xứ
từ ASEAN - Ấn Độ (sử dụng chứng nhận xuất sứ hàng hóa mẫu AI) cao nhất là
18% đến năm 2010 và giảm xuống còn 0-5% vào năm 2018. Ngoài ra, hợp tác giữa
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ký kết và triển khai nhiều thỏa thuận
hợp tác với một số phòng thương mại và công nghiệp của Ấn Độ (như FICCI,

ASSOCHAM, INCHAM). Các diễn đàn doanh nghiệp hai nước được tổ chức nhân
các chuyến thăm cấp cao đã thu hút hàng nghìn doanh nhân tham dự. Một cơ chế
quan trọng để thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương là Ủy ban Hỗn hợp về kinh tế,
văn hóa và khoa học kỹ thuật (UBHH) trong đó nêu ra các dự án, chương trình hợp
tác cụ thể về kinh tế v.v.. Hơn mười năm qua, hàng chục đoàn với hàng nghìn doanh
nghiệp từ nhiều hiệp hội ngành hàng của hai bên thường xuyên đến tìm hiểu thị
trường của nhau, hàng năm đều tham dự nhiều hội chợ và hội thảo xúc tiến đầu tư,
thương mại ở hai nước. Từ năm 2007, hoạt động quảng bá của Việt Nam tại Ấn Độ
có tăng lên và quy mô lớn hơn. Hàng năm, Ấn Độ luôn dành một số gian hàng miễn
phí tại Hội chợ Thương mại quốc tế Ấn Độ (IITF) lớn nhất Nam Á và hàng chục
doanh nghiệp Ấn Độ tham dự triển lãm Vietnam Expo. Ngoài ra, quan hệ kinh tế
12


cũng được tăng cường thông qua hợp tác trong các diễn đàn doanh nghiệp hai nước
như Trung tâm Phát triển Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ (thành lập năm 2006
trong khuôn khổ Sáng kiến Hội nhập ASEAN - IAI), Diễn đàn Doanh nghiệp Việt
Nam - Ấn Độ VIEDC (thành lập năm 2009), các cuộc họp của Hội đồng Kinh doanh
chung Ấn Độ - Việt Nam.v.v. Hiện nay, Ấn Độ có hơn 90 doanh nghiệp đặt văn
phòng đại diện tại Việt Nam (48 văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh). Các văn
phòng này chủ yếu hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực: dược phẩm, máy móc, thiết
bị, phụ tùng, hóa chất, vật tư nông nghiệp. Nhìn lại quá trình hợp tác kinh tế giữa
hai nước thời gian qua, có thể thấy nội dung kinh tế chủ yếu tập trung vào thương
mại, đầu tư và tín dụng ưu đãi.
1.2. NHÂN TỐ KHÁCH QUAN
1.2.1. Tình hình thế giới từ 2007 đến 2017
Thứ nhất, về kinh tế: Bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, mặc dù
có một số “điểm sáng” của sự hội nhập, hợp tác khu vực, liên khu vực và quốc tế
diễn ra sôi động với nhiều hình thức, trên nhiều lĩnh vực và ở nhiều cấp độ khác
nhau, được dư luận chú ý như hợp tác trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO)

gồm Nga, Trung Quốc,
Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan năm 2014; Hiệp định đối
tác xuyên Thái Bình Dương (TTP) được ký kết vào ngày 4/2/2016 là một hiệp định
mang tính lịch sử, bởi TPP là hiệp định thương mại quy mô lớn và được chính giới
nhiều nước quan tâm trong vòng hai thập kỷ qua... tuy vậy, nền kinh tế thế giới vẫn
là một bức tranh với màu sắc ảm đạm.
Kinh tế thế giới vẫn đứng trước 3 mối đe dọa lớn là: khủng hoảng nợ công ở
châu Âu, kinh tế Mỹ suy giảm và kinh tế các nước thuộc nhóm các nền kinh tế mới
nổi (BRICS) - vốn là đầu tàu thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đều đã không
giữ được “phong độ”, tăng trưởng chậm, thậm chí sụt giảm. Bức tranh ảm đạm của
nhóm BRICS là lý do chính dẫn tới việc nền kinh tế toàn cầu đánh dấu năm thứ 5
liên tiếp tăng trưởng ở mức thấp hơn 3%. Liên hợp quốc nhận định: mỗi mối đe dọa
này đều có thể khiến tổng sản phẩm toàn cầu mất đi khoảng 1%-3% và tình huống
xấu nhất, nó chính là “ngòi nổ” dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu.
13


Thứ hai, về chính trị:
i) Có thể nói, bao trùm bầu không khí của tình hình thế giới từ năm 2012 đến
năm 2017 là dấu ấn của những cuộc bầu cử và những cuộc chuyển giao quyền lực
quan trọng ở nhiều nước. Đáng chú ý sự chuyển giao quyền lực ở 3 nước lớn:
Nga, Trung Quốc đều diễn ra trong năm 2012 và Mỹ năm 2012 và 2016; còn ở
Pháp và Hàn Quốc diễn ra vào năm 2012 và 2017; Tại Nga: kết quả cuộc bỏ phiếu
ngày 4/3/2012, ông V. Putin được bầu làm tổng thống Nga với 64% số phiếu ủng
hộ, với nhiệm kỳ 6 năm để cải cách và duy trì ổn định tình hình đất nước. Đây là
nhiệm kỳ tổng thống thứ ba của ông; Tại Mỹ: Tổng thống Mỹ B. Obama đắc cử
nhiệm kỳ 2. Nhiệm kỳ mới của ông Obama hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế
tạo thêm việc làm, chuyển trọng tâm chiến lược về khu vực châu Á - Thái Bình
Dương. Cuối năm 2016, nước Mỹ có sự thay đổi lớn, một sự chuyển giao quyền
lực khá bất ngờ. Ông Donald Trump đã đánh bại đối thủ Hillary Clinton để trở

thành chủ nhân tiếp theo của Nhà Trắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày
19/12/2016; Tại Trung Quốc: Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc (11/2012)
được coi là cuộc chuyển giao thế hệ lãnh đạo lớn nhất trong 30 năm qua. Tổng bí
thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình giữ vai trò lãnh đạo Trung Quốc
trong giai đoạn mới
ii) Khủng hoảng chính trị ở Ukraine, quan hệ Nga - phương Tây rạn nứt: Châu
Âu chứng kiến sự căng thẳng trong quan hệ Nga - phương Tây nghiêm trọng nhất kể
từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Đó là sự kiện khủng hoảng chính trị ở Ukraine, tạo
“cú sốc” trong cạnh tranh địa - chính trị giữa Nga với Mỹ và phương Tây. Ngày 2202-2014, Quốc hội Ukraine đã bỏ phiếu phế truất Tổng thống Viktor Yanukovych,
lập chính phủ mới thân phương Tây, đẩy nước này rơi vào tình trạng bất ổn và chia
rẽ sâu sắc hơn bao giờ hết. Đặc biệt, quyết định sáp nhập Crưm của Nga khiến quan
hệ Nga - Ukraine hết sức căng thẳng. Mỹ và phương Tây coi việc Crưm sáp nhập
vào Nga là “không thể chấp nhận được” cho nên đã liên tiếp tiến hành và không
ngừng gia tăng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga với những bước ngoặt
mới, phức tạp và ngày càng căng thẳng hơn.

14


1.2.2. Tình hình khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hiện nay
Một là, bất chấp khủng hoảng tài chính - tiền tệ, CA-TBD tiếp tục phát triển
nhanh và năng động nhất thế giới, hợp tác và liên kết kinh tế trong nội bộ khu vực
và với bên ngoài đạt nhiều kết quả ấn tượng. So với toàn cầu, CA-TBD đứng đầu về
tăng trưởng GDP, 30% xuất khẩu, 36% tỷ trọng kinh tế, 25% thương mại. Nhiều
nền kinh tế tiếp tục duy trì tốc độ phát triển cao, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ...
ASEAN có vai trò quan trọng trong hợp tác, liên kết kinh tế tại khu vực. ASEAN đã
ký kết FTA với một loạt đối tác trong khu vực như Australia - New Zealand, Nhật
Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế CA-TBD
(APEC) vẫn là liên kết kinh tế tiêu biểu của khu vực (chiếm 50% thương mại, 60%
GDP toàn cầu) [35, tr. 74] Dù còn nhiều trở ngại, Cấp cao Đông Á góp phần thúc

đẩy liên kết kinh tế trong khu vực. Tuy nhiên, liên kết khu vực còn nhiều hạn chế do
thiếu một tổ chức có đủ khả năng lãnh đạo, sự khác nhau trong toan tính của các
nước lớn, “chồng chéo” các FTA... dẫn đến hình thành nhiều sáng kiến liên kết kinh
tế mới.
Hai là, xu thế hòa bình, hợp tác tiếp tục chiếm ưu thế tại khu vực CA-TBD,
dù còn tiềm ẩn nhiều phức tạp và nguy cơ mất ổn định. Ba điểm nóng (bán đảo
Triều Tiên, Biển Đông, hai bờ Đài Loan) có chiều hướng phức tạp lên, khiến các
nước trong khu vực chạy đua vũ trang. Các vấn đề an ninh phi truyền thống tác
động mạnh đến các nước, mà chưa có giải pháp hữu hiệu.
Ba là, các nước lớn có xu hướng chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực
Ấn độ - Thái Bình Dương. Mỹ coi trọng hơn Ấn độ - TBD, vừa hợp tác vừa kiềm
chế Trung Quốc, củng cố đồng minh với Nhật Bản, nâng cấp liên minh quân sự với
Hàn Quốc, thiết lập cơ chế đồng minh giữa Mỹ - Nhật - Australia, đẩy mạnh quan
hệ với Ấn Độ, thúc đẩy quan hệ với các nước ASEAN. Trung Quốc có ảnh hưởng
lớn nhất tại CA-TBD, chủ động tham gia các vấn đề của khu vực, hạn chế ảnh
hưởng của Mỹ, vừa kiềm chế và vừa thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ, không để Ấn Độ
ngả nhiều về phía Mỹ. Nhật Bản tăng ảnh hưởng qua hợp tác kinh tế, nhưng bị hạn
chế bởi liên minh Nhật - Mỹ. Mục tiêu của Nga tại CA-TBD vẫn bó hẹp ở bảo đảm
an ninh biên giới, thúc đẩy kinh tế tại Viễn Đông.
15


Bốn là, tại khu vực Đông Nam Á, liên kết nội khối ASEAN đạt nhiều kết quả
tích cực như Sáng kiến liên kết ASEAN, Hiệp định khung về 11 lĩnh vực ưu tiên hội
nhập ASEAN, Lộ trình liên kết ASEAN, Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN...
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) có thành công nhất định, song tiến triển
khá chậm. Với việc Hiến chương ASEAN ra đời (2007), ASEAN có thay đổi về
chất, liên kết nội khối chặt chẽ và toàn diện hơn. Hợp tác tiểu vùng được tăng
cường thông qua Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông Mở rộng (GMS), tam giác
Cambodia - Lào - Việt Nam (CLV), tứ giác Cambodia - Lào - Mianmar - Việt Nam

(CLMV)...để thúc đẩy thương mại, đầu tư, du lịch, kết nối giao thông.
Năm là, Các nước lớn ngày càng chuyển trọng tâm chiến lược đến Đông
Nam Á. Giai đoạn 2000 - 2007, Mỹ quan tâm đến Đông Nam Á chủ yếu phục vụ
chiến lược chống khủng bố. Từ năm 2008, Mỹ đã quay trở lại Đông Nam Á và tham
gia mạnh vào ASEAN để kiềm chế Trung Quốc. Trung Quốc rất tranh thủ các nước
ASEAN qua hợp tác kinh tế, chính trị, an ninh, có ảnh hưởng lớn nhất tại khu vực,
là đối tác lớn nhất của ASEAN (kim ngạch thương mại năm 2010 đạt 200 tỉ USD).
Tình hình trên cùng với tranh chấp trên Biển Đông ngày càng phức tạp đang tạo ra
xu thế chạy đua vũ trang mới ở khu vực.
Sáu là, tình hình khu vực Nam Á, Ấn Độ vẫn giữ vai trò vượt trội về kinh tế,
quân sự và ảnh hưởng tại khu vực. Nam Á còn nhiều bất ổn do sự thù địch giữa Ấn
Độ và Pakistan, nội bộ hầu hết các nước Nam Á mất ổn định do khủng bố, khủng
hoảng chính trị, chênh lệnh giàu nghèo. Mặc dù vậy, xu thế hợp tác và đối thoại
được thúc đẩy hơn. Ấn Độ từng bước cải thiện quan hệ với Pakistan, thúc đẩy quan
hệ với các nước láng giềng khác và hợp tác trong Hiệp hội Hợp tác Khu vực các
nước Nam Á.
Các nước lớn tiếp tục tăng cường ảnh hưởng tại khu vực này. Mỹ thúc đẩy
quan hệ gần gũi hơn với Ấn Độ để kiềm chế Trung Quốc, hạn chế hợp tác Ấn - Nga
- Trung, giúp Mỹ chống khủng bố tại Nam Á. Mỹ tăng cường quan hệ hợp tác chiến
lược với Pakistan để chống khủng bố; duy trì lực lượng quân sự tại Afghanistan;
tăng cường ảnh hưởng tại Sri Lanka, Bangladesh, Nepal. Trung Quốc tiếp tục củng
cố quan hệ truyền thống với Pakistan; gần gũi hơn với Sri Lanka, Bhutan, Nepal;
16


tăng cường hiện diện tại Mandives, Mauritius; tham gia nhiều hơn vào Hiệp hội
Hợp tác Khu vực các nước Nam Á; thực hiện chiến lược “chuỗi ngọc trai” tại Ấn
Độ Dương để bao vây Ấn Độ. Nga chú trọng thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ về chiến
lược và quốc phòng, khiến Mỹ và Trung Quốc lo ngại. Nhật Bản lặng lẽ gia tăng
ảnh hưởng tại khu vực thông qua viện trợ và hợp tác kinh tế.

Bẩy là, vấn đề biển Đông đã được quốc tế hóa: Trong những năm gần đây,
vấn đề biển Đông tiếp tục là tâm điểm tập hợp lực lượng và đấu tranh giữa các nước
lớn ở khu vực. Đặc biệt, những diễn biến trong năm 2016 trên biển Đông cho thấy
tình hình hết sức phức tạp, qua đó cũng cho thấy bản chất của vấn đề tranh chấp
trên biển Đông đã thay đổi rất nhiều, đó không chỉ là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ
giữa một số nước trong khu vực với Trung Quốc, mà thực sự trở thành nơi cạnh
tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn. Sau khi nhóm G7 ra tuyên bố về biển Đông,
vấn đề biển Đông đã được quốc tế hóa ở mức rất cao, có bước ngoặt lớn về pháp lý
và chính trị. Nhưng trên thực tế, tình hình vẫn không có nhiều thay đổi. Trung Quốc
vẫn có các hành động leo thang mới trong quá trình quân sự hóa và lấn chiếm trái
phép ở biển Đông.
Như vậy, tình hình thế giới và khu vực hiện nay có tác động không nhỏ đến
quan hệ giữa các nước, nhưng nhìn chung có ảnh hưởng tích cực đến quan hệ Việt
Nam - Ấn Độ.
1.3. NHÂN TỐ CHỦ QUAN
1.3.1. Khái quát về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trước năm 2007
* Giai đoạn trước năm 1972
Năm 1927, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc gặp Pandit Motilal Nehru (cha của
Jawaharlal Nehru) tại Bỉ. Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng
Jawaharlal Nehru gửi điện chúc mừng nhau nhân dịp lễ lớn. Thời kỳ 1947 - 1958,
quan hệ chính trị và thương mại dần được thiết lập. Năm 1947, Ấn Độ đưa ra “Đề
nghị hòa bình 6 điểm” cho Đông Dương (1953), tham gia ủy ban giám sát quốc tế
thi hành Hiệp định Gieneve, lập trụ sở đại diện tại Việt Nam dân chủ cộng hòa
(1954). Thời kỳ này, Ấn Độ thực hiện chính sách cân bằng giữa hai miền Việt Nam
(VNDCCH). Năm 1956, Ấn Độ cùng thỏa thuận lập Tổng lãnh sự quán với Việt
17


Nam dân chủ cộng hòa và Chính quyền Sài Gòn. Hiệp định thương mại đầu tiên ký
năm 1956. Hai bên bắt đầu trao đổi đoàn cấp cao: Thủ tướng Jawaharlal Nehru

(1954), Phó Tổng thống (1957) và Tổng thống (1959) thăm Việt Nam dân chủ cộng
hòa; Thủ tướng Phạm Văn Đồng (1955), Chủ tịch Hồ Chí Minh (1958) thăm Ấn Độ.
Thời kỳ này, Việt Nam ủng hộ hầu hết quan điểm, chính sách của Ấn Độ về các vấn
đề quốc tế (năm nguyên tắc chung sống hòa bình, đoàn kết Á - Phi.v.v.) [30, tr. 157]
Tuy nhiên, quan hệ hai nước thời kỳ 1959 - 1965 gặp khó khăn do Ấn Độ chủ
trương trung lập, không liên kết, trong khi Việt Nam dân chủ cộng hòa theo con
đường xã hội chủ nghĩa. Những năm cuối thập niên 60 đầu thập niên 70 của thế kỷ
XX, trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - Liên Xô và Việt Nam - Liên Xô tốt đẹp, quan
hệ Ấn Độ - Trung Quốc xấu đi và quan hệ Ấn - Mỹ trục trặc, hai nước ngày càng
xích lại gần nhau. Ấn Độ thúc đẩy quan hệ với Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền
Nam Việt Nam, phong trào chống Mỹ và ủng hộ Việt Nam của nhiều tầng lớp nhân
dân và trí thức lên rất cao tại Ấn Độ.
* Giai đoạn 1972 - 1990
Tháng 1/1972, Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam dân chủ cộng
hòa. Năm 1977, Ấn Độ nâng quan hệ với Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam
Việt Nam lên cấp đại sứ, ủng hộ Việt Nam gia nhập Liên Hợp quốc, thành lập Hội
hữu nghị Ấn Độ - Việt Nam. Ấn Độ ủng hộ Việt Nam đưa quân vào Caphuchia và
phản đối Trung Quốc gây chiến tranh biên giới với Việt Nam (1979).v.v. Hai bên
trao đổi nhiều đoàn cấp cao: Thủ tướng R.Gandhi thăm Việt Nam (1985, 1988); Thủ
tướng Phạm Văn Đồng (1978, 1980, 1983), Tổng Bí thư Lê Duẩn (1984), Tổng Bí
thư Nguyễn Văn Linh (1989) thăm Ấn Độ.
Quan hệ chính trị Việt Nam - Ấn Độ rất tốt đẹp nhưng các quan hệ khác còn
khiêm tốn: Về kinh tế, năm 1975, Ấn Độ áp dụng quy chế tối huệ quốc về thương
mại đối với Việt Nam. Ấn Độ cung cấp tín dụng 33 triệu USD từ 1978 để nhập khẩu
từ Ấn Độ các máy móc nông nghiệp, công nghiệp nhẹ; cho vay lương thực 534.337
tấn bột mỳ, 44.931 tấn gạo; Trong những năm 80 của thế kỷ XX, Ấn Độ viện trợ
cho Việt Nam 8,75 triệu USD. Đây là sự trợ giúp rất quan trọng do Việt Nam bị
Phương Tây cấm vận và quan hệ căng thẳng với Trung Quốc; Một số doanh nghiệp
18



Ấn Độ bắt đầu mở văn phòng đại diện, xúc tiến kinh doanh, chủ yếu ở lĩnh vực năng
lượng, khai khoáng, giống cây trồng, chế biến nông sản, chế tạo thiết bị tải điện, tân
dược.v.v. Về đào tạo Ấn Độ giúp đào tạo sinh viên và cán bộ Việt Nam ở một số
ngành kỹ thuật, cử chuyên gia sang nước ta, hỗ trợ phát triển nông nghiệp (lúa,
giống trâu sữa Mura.v.v.), hợp tác liên doanh về dầu khí và khai khoáng. v.v.. Hai
bên chủ yếu trao đổi một số mặt hàng nông sản, y tế. Quan hệ quốc phòng hai nước
có bước phát triển mới khi hai bên lập Phòng Tuỳ viên quân sự thuộc Đại sứ quán
mỗi nước (1980), Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam Đoàn Khuê
thăm Ấn Độ (1990). Hai bên đã ký các hiệp định về hợp tác, trao đổi văn hóa (1976,
1978); Hiệp định hợp tác Khoa học công nghệ (1976), Hiệp định Thương mại
(1978), thành lập Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật
và Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ (1982). Ngay khi Việt Nam có Luật đầu tư nước
ngoài 1987, Ấn Độ có dự án khai thác khí gas Nam Côn Sơn của tập đoàn ONGC trị
giá 17 triệu USD năm 1988.
* Giai đoạn 1991 - 2006
Trong khuôn khổ chính sách Hướng Đông, Ấn Độ thúc đẩy quan hệ mạnh mẽ
hơn với Việt Nam trên các lĩnh vực,cụ thể là ;
Trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao : Hai nước duy trì trao đổi các đoàn cấp
cao, cụ thế: Tổng thống R .Venkatraman (1991), Phó Tổng thống K.R.Narayanan
(1993),Thủ tướng Narasimha Rao (1994) thăm Việt Nam; Tổng Bí thư Đỗ Mười
(1995), Thủ tướng Võ Văn Kiệt (1997), Chủ tịch Nước Trần Đức Lương (1999)
thăm Ấn Độ. Ấn Độ coi là quan hệ với Việt Nam là đặc biệt, còn Việt Nam thì coi
đây là quan hệ “có tầm quan trọng chiến lược và lâu dài”. Tổng Bí thư Nông Đức
Mạnh (2003), Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế
Duyệt (2005), Bí thư Trung ương Đảng - Trưởng Ban Dân vận Trung ương Tòng
Thị Phóng (2005), Bộ trưởng Ngoại giao (2001, 2003, 2005); Các đoàn của Ấn Độ
thăm Việt Nam gồm: Thủ tướng A.B. Vajpayee (2001), Ngoại trưởng Ấn Độ
(2000, 2004)
Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 1/2001, Thủ tướng Ấn Độ A.B. Vajpayee

mong muốn nâng quan hệ hai nước lên tầm cao mới khi tuyên bố: “Lịch sử cũng
19


như địa lý đã gắn chúng ta thành đối tác chiến lược trong thế kỷ mới” [22] là sự
tiếp nối tuyên bố “Việt Nam luôn coi quan hệ với có tầm quan trọng chiến lược và
lâu dài” của Chủ tịch Nước Trần Đức Lương khi thăm Ấn Độ năm 1999 và là lúc
Ấn Độ muốn đẩy mạnh chính sách Hướng Đông với ASEAN là một trọng tâm. Ấn
Độ quan ngại Trung Quốc có vị thế ngày càng tăng tại Đông Nam Á (ĐNA) và mở
rộng ảnh hưởng tới Nam Á, đồng thời Ấn Độ nhìn nhận ĐNA đang phát triển
nhanh và vai trò của ASEAN ngày càng quan trọng với việc hình thành ARF và sự
phát triển của APEC. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm Ấn Độ của vào tháng
5/2003, hai bên đã ra “Tuyên bố chung về Khuôn khổ hợp tác toàn diện giữa Việt
Nam và Ấn Độ bước vào thế kỷ XXI”, hai nước nhất trí phát triển khía cạnh chiến
lược trong quan hệ đối tác vì lợi ích chung của hai nước, để phát huy hơn nữa mối
quan hệ truyền thống và đối phó với khủng bố quốc tế, các thách thức của toàn cầu
hóa và hệ thống quốc tế. Trong Tuyên bố chung cũng nêu phương hướng cơ bản để
thúc đẩy quan hệ hai nước trên các lĩnh vực : chính trị, thương mại - đầu tư, văn
hóa, giáo dục, khoa học công nghệ , an ninh - quốc phòng.Qua đó thể hiện quyết
tâm cao của hai nước trong việc đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới.
Việt Nam ủng hộ Ấn Độ là thành viên đầy đủ của ASEAN, Diễn đàn Khu vực
ASEAN (ARF) và ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (UN cải
tổ); Việt Nam có quan điểm trung lập trong việc Ấn Độ thử vũ khí hạt nhân (1998),
ủng hộ Kashmir thuộc lãnh thổ Ấn Độ. Ấn Độ ủng hộ tích cực Việt Nam trong giải
quyết về vấn đề Camphu chia, Việt Nam gia nhập WTO, phong trào Không Liên
kết. ĐCS Việt Nam duy trì và thúc đẩy quan hệ truyền thống với các chính đảng ở
Ấn Độ, đặc biệt là các ĐCS và Đảng Quốc Đại.
Trên lĩnh vực kinh tế: Thương mại hai chiều còn khiêm tốn, từ 54 triệu USD
năm 1991 lên 225 triệu USD năm 2000. Mặc dù đạt nhiều kết quả đáng khích lệ,
nhưng quan hệ thương mại song phương còn nhiều tồn tại như: Hàng xuất khẩu của

Việt Nam chủ yếu là nông sản (chất lượng không cao mà đây là thế mạnh của Ấn
Độ), phần lớn thanh toán bằng khoản tín dụng hoặc hàng hóa của Ấn Độ; Thông tin
về thị trường Ấn Độ ít; Thủ tục hành chính rườm rà; Ấn Độ bảo hộ mạnh thị trường
nội địa; Trong khi đó, đa số hàng hóa Ấn Độ xuất sang Việt Nam theo con đường
20


thương mại tự do, giá thành rẻ và chất lượng chấp nhận được. Hai bên đã ký một số
hiệp định tránh đánh thuế hai lần (1994), khuyến khích và bảo hộ đầu tư (1997), hợp
tác kinh tế - thương mại (1997). Ấn Độ cung cấp cho Việt Nam theo hợp đồng trao
đổi hàng hóa các thiết bị cho các ngành dệt, chè, đường sắt, sản xuất thép và đường
ăn, điện lực, in ấn, bao bì; nguyên liệu cho các ngành công nghiệp; một số máy móc
kỹ thuật cao (thiết bị y tế, xử lý dữ liệu vệ tinh.v.v.).
Trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh : Đầu những năm 90 mới các tàu hải
quân Ấn Độ sang thăm Việt Nam và hai nước có trao đổi một số đoàn quốc phòng
với nhau. Từ năm 1994, quan hệ quốc phòng có bước chuyển quan trọng khi hai
nước ký Nghị định thư về hợp tác quốc phòng và tiến hành đối thoại quốc phòng lần
thứ nhất. Tháng 3/2000 Bộ trưởng Quốc phòng Fernandes thăm Việt Nam (Bộ
trưởng Quốc phòng Ấn Độ đầu tiên thăm Việt Nam) đánh dấu sự phát triển thực
chất về quan hệ quốc phòng. Hai bên đã ký Nghị định thư về hợp tác quốc phòng,
với nội dung: Chống cướp biển tại Biển Đông , tập trận và tuần tra chung giữa các
lực lượng tuần tra ven biển, thiết lập cơ chế Đối thoại An ninh cấp Thứ trưởng
Quốc phòng, Ấn Độ giúp Việt Nam sửa chữa, đại tu 120 máy bay MIG 21, huấn
luyện phi công chiến đấu và chuyên viên kỹ thuật, nâng cấp tàu tuần tiễu hải quân
và thiết lập các cơ sở sản xuất vũ khí loại nhỏ; Việt Nam giúp huấn luyện chiến
tranh du kích cho quân đội Ấn Độ để chống lực lượng nổi dậy.v.v... Quan hệ về an
ninh mới là bước đầu với chuyến thăm Ấn Độ của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Minh
Hương năm 2000 để thúc đẩy hợp tác chống tội phạm, buôn bán ma túy và rửa tiền.
Quan hệ quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI được thiết
lập dựa trên cơ sở các tuyên bố chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, Nghị định

thư về hợp tác quốc phòng (2000). Tháng 5/2003, nhân chuyến thăm Ấn Độ của
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, hai bên thỏa thuận trong Tuyên bố chung về việc
từng bước mở rộng hợp tác về quốc phòng, các biện pháp chống cướp biển, ngăn
chặn các hành động khủng bố nhằm vào mỗi nước”, chia sẻ thông tin và kinh
nghiệm chống khủng bố quốc tế”. Tiếp theo hai nước đã duy trì đều đặn trao đổi
nhiều đoàn quốc phòng, trong đó có một số đoàn đáng chú ý như: các chuyến thăm
Ấn Độ của Phó Tư lệnh hải quân Bế Quốc Hùng (năm 2003), chuyến thăm Việt
21


Nam của Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân (2003), Tổng Tham mưu trưởng
Phùng Quang Thanh (2004), và Giám đốc Học viện quân sự (2004), Bộ trưởng
Quốc phòng Phạm Văn Trà tháng (3/2005), Tiếp theo là chuyến thăm của Phó Tổng
Tham mưu trưởng Nguyễn Khắc Nghiên (2005), Chủ Nhiệm Tổng cục Chính trị Lê
Văn Dũng (2006), Phó Đô đốc Hải quân (2006),các chuyến thăm của Thứ trưởng
Quốc phòng Việt Nam (2007, 2009, 2010); Bộ trưởng Quốc phòng A.K.Antony
(2007). trong các chuyến thăm đó đó Ấn Độ mong muốn hỗ trợ Việt Nam một cách
thiết thực bằng việc tăng cường hợp tác quân sự nhiều mặt, kể cả giúp đào tạo tiếng
Anh cho học viên quốc phòng Việt Nam.
Trên lĩnh vực văn hóa và giáo dục : Ngày càng được tăng cường, nhiều sự
kiện văn hóa nhân dịp các ngày kỷ niệm của hai nước được tổ chức (tuần văn hóa,
trao đổi đoàn nghệ thuật, chiếu phim,triển lãm,.v.v.); đưa vào chương trình giảng
dạy và xuất bản sách nội dung về hai nước. Hàng năm Ấn độ dành cho Việt Nam
120 suất học bổng về công nghệ thông tin, nông nghiệp, khoa học xã hội.v.v..
Trên lĩnh vực Khoa học - công nghệ: Hai nước đã thỏa thuận ký Biên bản ghi
nhớ về hợp tác nông nghiệp (1993), Nghị định thư về Công nghệ thông tin (1999);
tổ chức thường xuyên cuộc họp Tiểu ban về khoa học công nghệ . Ấn Độ giúp Việt
Nam xây dựng hai trung tâm đào tạo nhân lực phần mềm, tăng cường hợp tác năng
lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, lai giống một số gia súc và cây trồng.
1.3.2. Việt Nam - Ấn Độ trong chính sách đối ngoại của mỗi nước

* Ấn Độ trong chính sách đối ngoại của Việt Nam
Chính sách đối ngoại của Việt Nam từ năm 1945 đến nay luôn coi trọng quan hệ
với Ấn Độ. Ngày 9/3/1987, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam có Chỉ
thị số 04-CT/TW về tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với Ấn Độ, trong đó
“quán triệt chủ trương của Đảng về tầm quan trọng chiến lược trong tăng cường hợp
tác với Ấn Độ về mọi mặt”. Hiện nay, đường lối đối ngoại nhất quán của Việt Nam là
thúc đẩy quan hệ với các nước bạn bè truyền thống đi vào chiều sâu, ổn định và bền
vững, trong đó có Ấn Độ. Vị trí và vai trò của Ấn Độ thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất: Ấn Độ có vị trí địa chiến lược rất quan trọng, là nước lớn ở Châu Á
và, có vai trò lớn ở Nam Á và có ảnh hưởng lớn ở Đông Nam Á. Thời kỳ chiến tranh
22


×