Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Kiến thức, thực hành và yếu tố liên quan đến tiêm an toàn của điều dưỡng viên trung tâm y tế quận nam bắc từ liêm, hà nội năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.45 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

DUY THỊ THANH HUYỀN

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TRUNG
TÂM Y TẾ QUẬN NAM - BẮC TỪ LIÊM HÀ NỘI
NĂM 2018
Chuyên ngành: Quản lý Bệnh viện
Mã số: 60720701

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Trần Như Nguyên

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản
lý bệnh viện, ngoài những nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi luôn nhận được
sự giúp đỡ động viên của các thầy cô, Ban giám đốc Trung tâm y tế quận
Nam Từ Liêm nơi công tác, bạn bè đồng nghiệp và người thân trong gia đình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo, các bộ môn và phòng sau
đại học Trường Đại học y Hà Nội - Viện Đào tạo y học dự phòng và Y tế công
cộng đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian


học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
PGS.TS. Trần Như Nguyên, người thầy nhiệt tình, trách nhiệm đã tận
tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Ban giám đốc Trung tâm y tế quận Nam - Bắc Từ Liêm, các anh/chị em
đồng nghiệp của các khoa, phòng khám đa khoa và 23 trạm y tế là nơi tôi
công tác và thực hiện đề tài nghiên cứu, đã tạo điều kiện giúp đỡ cung cấp
thông tin cần thiết để tôi thực hiện nghiên cứu.
Các bạn lớp cao học Quản lý bệnh viện khóa 26 đã chia sẻ kinh nghiệm,
trao đổi kiến thức, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Cuối cùng tôi gửi lời cảm ơn đến tất cả mọi người trong gia đình đặc biệt
là chồng và các con yêu quí là nguồn động viên, khích lệ để tôi hoàn thành
được luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!

HỌC VIÊN

Duy Thị Thanh Huyền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Duy Thị Thanh Huyền, học viên cao học khóa 26 Viện Đào
tạo y học dự phòng và Y tế công cộng - Trường Đại học y Hà Nội, chuyên
ngành Quản lý bệnh viện, xin cam đoan như sau:
1. Đây là luận văn do tôi trực tiếp thực hiện, dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS. Trần Như Nguyên.
2. Đề tài nghiên cứu này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác
đã được công bố tại Việt nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực, khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của đơn vị nơi
nghiên cứu.

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam kết trên.

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2019
NGƯỜI VIẾT BẢN CAM ĐOAN

Duy Thị Thanh Huyền


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BKT
CDC
ĐDV
ĐTV
HBV
HCV
HIV
KSNK
KT
NB
NVYT
PPE
SK
SKT
TAT
TTYT
UNDP
USAID
VSN
VST
WHO


Bơm kim tiêm
Centerfor Diseasesprevention and Control
Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát bệnh Hoa Kỳ
Điều dưỡng viên
Điều tra viên
Hepatitis B Virus
Virus viêm gan B
Hepatitis C Virus
Virus viêm gan C
Human Immunodeficiency Virus
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người
Kiểm soát nhiễm khuẩn
Kim tiêm
Người bệnh
Nhân viên y tế
Personal protective equipment
Phương tiện phòng hộ cá nhân
Sát khuẩn
Sát khuẩn tay
Tiêm an toàn
Trung tâm y tế
United Nation Development Program
Chương trình phát triển liên Hiệp Quốc
United Agency for Internation Development
Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ
Vật sắc nhọn
Vệ sinh tay
World Health Organization
Tổ chức Y tế Thế giới


MỤC LỤC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ......................................................................1

ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1


TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................................3
1.1. Tổng quan chung về tiêm an toàn..............................................................................3
1.1.1. Các khái niệm, định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu........................................3
1.1.1.1. Các khái niệm..................................................................................................3
1.1.2. Tình hình tiêm an toàn........................................................................................6
1.2. Một số nghiên cứu về kiến thức và thực hành về tiêm an toàn..................................9
1.2.1. Trên thế giới........................................................................................................9
1.2.2. Tại Việt Nam.....................................................................................................10
1.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành tiêm an toàn...........................15
1.3.1. Trên thế giới......................................................................................................15
1.3.2. Tại Việt Nam.....................................................................................................16
1.4. Một số thông tin về địa bàn nghiên cứu...................................................................21
1.4.1. Quận Nam Từ liêm...........................................................................................21
1.4.2. Quận Bắc Từ Liêm...........................................................................................22

Chương 2................................................................................................................ 25
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................25
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................................25
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu.........................................................................................25
2.1.2. Thời gian nghiên cứu........................................................................................27
2.2. Đối tượng nghiên cứu:..............................................................................................27
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn..........................................................................................27
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ............................................................................................27

2.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................27
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang..............................................................27
2.3.2. Mẫu nghiên cứu................................................................................................27
2.3.3. Các biến số, chỉ số, phương pháp và công cụ thu thập số liệu.........................28
2.3.4. Kỹ thuật và phương pháp thu thập thông tin....................................................32
2.3.5. Sai số và khống chế sai số................................................................................34
2.3.6. Quản lý và phân tích số liệu.............................................................................35
2.3.7. Đạo đức trong nghiên cứu................................................................................35

Chương 3................................................................................................................ 36
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................................36
3.1. Kiến thức, thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng viên..........................................36
3.1.1. Kiến thức về tiêm an toàn.................................................................................36
Tỷ lệ ĐDV đạt kiến thức về tiêm an toàn là 68,1%........................................................37
3.1.2. Thực hành tiêm an toàn....................................................................................44
3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành TAT của ĐDV...........................48
3.2.1. Yếu tố cá nhân..................................................................................................48


Có sự khác biệt giữa các ĐDV đạt kiến thức TAT và đạt thực hành TAT. Nhóm ĐDV
đạt kiến thức TAT thì có khả năng đạt thực hành TAT cao với OR = 9,6 (95% CI =
1,1 - 80,7) so với nhóm ĐDV không đạt kiến thức về TAT.......................................50

Chương 4................................................................................................................ 51
BÀN LUẬN............................................................................................................51
4.1. Kiến thức và thực hành TAT của ĐDV....................................................................51
4.1.1. Kiến thức TAT của ĐDV..................................................................................51
Trong nghiên cứu của chúng tôi sử dụng 30 câu hỏi tương tự trong nghiên cứu của Hà
Thị Kim Phượng đã nghiên cứu tại 3 bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Hà Nội năm
2014. Các câu hỏi ở dạng lựa chọn phương án trả lời đúng nhất và kiến thức tại

Hướng dẫn TAT của Bộ Y tế, kết quả tỷ lệ ĐDV có kiến thức TAT đạt là 68,1% cao
hơn so với nghiên cứu của Hà Thị Kim Phượng (64,3%) [15]. Tỷ lệ này thấp hơn so
với nghiên cứu của Trần Thị Minh Phượng tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông năm
2012 (82,6%) [14], có thể do bộ câu hỏi của Trần Thị Minh Phượng chỉ sử dụng 21
câu hỏi hầu hết ở dạng trả lời đúng sai......................................................................54
4.1.2. Thực hành TAT của ĐDV.................................................................................54
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ĐDV thực hành chuẩn bị người bệnh đạt 60%. Tiêu
chí rửa tay/SKT nhanh trước khi chuẩn bị thực hiện quy trình tiêm đạt 72,7% thấp
hơn nghiên cứu của Hà Thị Kim Phượng 2014 (79,6%) và cao hơn so với nghiên
cứu của Trần Thị Minh Phượng 2012 (63,1) [14] [15]. Điều này có thể do các mũi
tiêm quan sát được ở khối TTYT chủ yếu là mũi tiêm chủng, các mũi tiêm thực hiện
liên tục nên ĐDV đôi lúc có thể quên SKT khi chuyển mũi tiêm. Tỷ lệ ĐDV tuân
thủ khai thác tiền sử dị ứng của NB trước khi tiêm là 80%, ở các nghiên cứu liên
quan đến tiêm trước đây chưa thấy có tiêu chí này để so sánh.................................54
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ĐDV thực hành lấy thuốc và kỹ thuật tiêm thuốc đạt
65,5%, cao hơn so với các nghiên cứu của Hà Thị Kim Phượng tại 3 bệnh viện
(50,2%) [15], nghiên cứu sau can thiệp của Lê Thị Kim Oanh tại BV Bắc Thăng
Long (56,6%) [31], tương đương với nghiên cứu của Trần Thị Minh Phượng tại BV
đa khoa Hà Đông năm 2012 (66,5%) [14]. Tỷ lệ ĐDV của TTYT quận Nam Từ
Liêm thực hành lấy thuốc và kỹ thuật tiêm thuốc đạt cao hơn ĐDV của TTYT quận
Bắc Từ Liêm với tỷ lệ 53,3% và 44,7%....................................................................55
Trong nghiên cứu này chỉ sử dụng 01 tiêu chí để đánh giá ĐDV thực hành xử lý chất
thải sau tiêm là cô lập ngay bơm kim tiêm đã sử dụng vào hộp an toàn đạt 92,7%.
Tại cả 2 TTYT đã quan tâm đầu tư đủ phương tiện, dụng cụ để thực hiện tốt việc
quản lý chất thải y tế, đồng thời duy trì công tác kiểm tra giám sát sự tuân thủ thực
hiện quản lý chất thải y tế nói chung và chất thải sau tiêm nói riêng của NVYT. Do
vậy, tỷ lệ ĐDV thực hành xử lý chất thải sau tiêm cao hơn nghiên cứu của Hà Thị
Kim Phượng năm 2014 (45,5%)................................................................................56
4.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành TAT của ĐDV...........................57



4.3. Hạn chế của nghiên cứu...........................................................................................59

KẾT LUẬN............................................................................................................61
KHUYẾN NGHỊ....................................................................................................62
1. Đối với 2 Trung tâm y tế trong nghiên cứu:.....................................................62
- Tổ chức tập huấn cho các điều dưỡng viên chưa đạt về kiến thức và thực
hành tiêm an toàn. Tổ chức các buổi tạo đàm trao đổi kinh nghiệm về
tiêm an toàn, tăng cường công tác đào tạo liên tục về tiêm an toàn cho tất
cả điều dưỡng viên của đơn vị;...................................................................62
- Đa dạng hóa hình thức, đối tượng truyền thông tiêm an toàn để nhân viên y
tế, người bệnh, người nhà người bệnh hiểu, nhằm giảm số lượng mũi
tiêm không cần thiết;...................................................................................62
- Xây dựng quy chế kiểm tra giám sát việc tuân thủ quy trình tiêm của các điều
dưỡng viên, xây dựng chế tài thưởng phạt phù hợp.................................62
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hỗ trợ cho các điều dưỡng viên về
thực hành tiêm an toàn................................................................................62
2. Đối với các điều dưỡng viên thực hiện tiêm:...................................................62
Nâng cao ý thức tuân thủ trong thực hành các quy trình kỹ thuật nói chung và
tiêm an toàn nói riêng. Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, cập nhật
kiến thức mới và thực hành tiêm theo Hướng dẫn của Bộ Y tế để có kiến
thức đúng, thực hành đúng, đảm bảo an toàn không gây nguy hại cho
người được tiêm, không gây phơi nhiễm cho người thực hiện tiêm và
không tạo chất thải nguy hại cho người khác và cộng đồng.....................62
Ảnh 4. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát..............................................84
thực hành tiêm của điều dưỡng viên....................................................................84
85

Ảnh 5. Tổ chức lớp tập huấn bổ sung kiến thức..................................................85
tiêm an toàn cho điều dưỡng viên.........................................................................85


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Một số đặc điểm thông tin của điều dưỡng viên..................................................36
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá đạt kiến thức TAT của ĐDV....................................................37
n=213...................................................................................................................................37
Bảng 3.3. Kiến thức chung về tiêm an toàn của điều dưỡng viên........................................38
Bảng 3.4. Kiến thức chuẩn bị trước khi tiêm của điều dưỡng viên......................................39
Bảng 3.5. Kiến thức chuẩn bị dụng cụ của điều dưỡng viên................................................40
Bảng 3.6. Kiến thức chuẩn bị thuốc tiêm của điều dưỡng viên...........................................41
Bảng 3.7. Kiến thức về kỹ thuật tiêm thuốc của ĐDV.........................................................42
Bảng 3.8. Kiến thức xử lý chất thải sau tiêm của điều dưỡng viên......................................43
Bảng 3.9. Kết quả đánh giá đạt thực hành TAT của ĐDV....................................................44
n = 55...................................................................................................................................44
Tỷ lệ ĐDV đạt thực hành TAT chiểm 38,2 %......................................................................44
Bảng 3.10. Thực hành chuẩn bị người bệnh của ĐDV........................................................44
Bảng 3.11. Thực hành chuẩn bị dụng cụ tiêm của ĐDV......................................................45
Bảng 3.12. Thực hành lấy thuốc và kỹ thuật tiêm thuốc của ĐDV......................................46
Bảng 3.13. Thực hành xử lý chất thải sau tiêm của ĐDV....................................................47
Bảng 3.14. Liên quan giữa yếu tố cá nhân với kiến thức của ĐDV.....................................48
Kết quả phân tích mối liên quan của một số yếu tố cá nhân với kiến thức tiêm an toàn của
ĐDV cho thấy không có mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với kiến thức tiêm an toàn
của ĐDV...............................................................................................................................48
Bảng 3.15. Liên quan giữa yếu tố cá nhân với thực hành của ĐDV....................................48
Kết quả phân tích mối liên quan yếu tố cá nhân với thực hành tiêm an toàn của ĐDV cho
thấy không có mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với thực hành tiêm an toàn của ĐDV.
..............................................................................................................................................49

Bảng 3.16. Liên quan giữa kiến thức và thực hành TAT của ĐDV......................................50


DANH MỤC
Hình 1. Đậy nắp kim không dùng hai bàn tay........................................................................3
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi..........................................................36
Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ chuyên môn...............................37
Biểu đồ 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thâm niên công tác..................................37
Nội dung...............................................................................................................................37
ĐDV đạt kiến thức TAT.......................................................................................................37
145........................................................................................................................................37
68,1.......................................................................................................................................37
ĐDV chưa đạt kiến thức TAT...............................................................................................37
68..........................................................................................................................................37
31,9.......................................................................................................................................37
Nội dung...............................................................................................................................44
ĐDV đạt thực hành TAT.......................................................................................................44
21..........................................................................................................................................44
38,2.......................................................................................................................................44
ĐDV chưa đạt thực hành TAT..............................................................................................44
79..........................................................................................................................................44
61,8.......................................................................................................................................44
Biểu đồ 3.4. Đánh giá mũi tiêm an toàn..............................................................................47


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiêm là một trong các biện pháp để đưa thuốc, chất dinh dưỡng vào cơ
thể nhằm mục đích chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh. Đối với điều trị, tiêm

có vai trò đặc biệt quan trọng trong trường hợp cấp cứu người bệnh nặng. Đối
với công tác phòng bệnh, chương trình tiêm chủng mở rộng đã tác động và có
hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ mắc, tử vong đối với 6 bệnh truyền nhiễm ở trẻ
em có thể phòng bệnh bằng vắc xin [1].
Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 16 tỷ mũi
tiêm, trong đó 90% -95% mũi tiêm nhằm mục đích điều trị, chỉ 5%-10% mũi
tiêm dành cho dự phòng. Bất cứ một kỹ thuật đâm xuyên da nào, bao gồm cả
tiêm đều có nguy cơ lây truyền tác nhân gây bệnh qua đường máu như vi rút
viêm gan hoặc HIV làm nguy hại đến cuộc sống của con người. Ước tính tình
trạng bệnh do tiêm không an toàn gây ra mỗi năm hàng triệu trường hợp viêm
gan B, viêm gan C và 260.000 trường hợp nhiễm HIV [1]. Có thể thấy rằng
tiêm là một kỹ thuật có vai trò rất quan trọng trong công tác khám chữa bệnh
tại các cơ sở y tế, vì thế tiêm không đúng kỹ thuật có thể gây ra những nguy
cơ có hại đối với cơ thể con người nói chung và người bệnh nói riêng, đối với
nhân viên y tế và cộng đồng.
Tại Việt Nam từ những năm 2001, 2002, 2005 và 2008 Bộ Y tế phối hợp
với Hội Điều dưỡng Việt Nam phát động phong trào thực hiện Hướng dẫn
tiêm an toàn trong toàn quốc, đồng thời tiến hành những khảo sát thực trạng
về tiêm an toàn. Kết quả nghiên cứu cho thấy 55% nhân viên y tế chưa được
cập nhật thông tin về tiêm an toàn, lạm dụng thuốc tiêm cao chiếm 71,5%,
chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật và các thao tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong
thực hành tiêm như: vệ sinh tay, lạm dụng găng tay, sử dụng panh chưa hợp
lý, dùng tay đậy nắp kim tiêm, phân loại và thu gom chất thải y tế sai quy


2

định [5] [6] [9]. Năm 2012, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn tiêm an toàn tại
Quyết định 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 nhằm cung cấp kiến
thức và kỹ năng trong thực hành tiêm an toàn, triển khai áp dụng thực hiện

thống nhất trong tất cả các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo cán bộ y tế,
các cá nhân liên quan [12].
Tại Trung tâm y tế quận Nam - Bắc Từ Liêm, Hà Nội từ trước tới nay
chưa tìm thấy có nghiên cứu nào đầy đủ và hệ thống về tiêm an toàn. Là cơ sở
y tế tuyến đầu trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, đơn vị đã triển khai thực hiện nội
dung Hướng dẫn tiêm an toàn đến toàn bộ điều dưỡng viên. Trên thực tế, kiến
thức và thực hành tiêm giữa các điều dưỡng viên chưa đồng đều, hiểu biết về
tiêm an toàn còn hạn chế, chưa tuân thủ đầy đủ quy trình tiêm. Đặc biệt hiện nay
tiêm an toàn vẫn là vấn đề liên quan đến sức khỏe con người cần được ưu tiên,
những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng tiêm an toàn tại đơn vị chưa có nghiên
cứu cụ thể. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Kiến thức,
thực hành và yếu tố liên quan đến tiêm an toàn của điều dưỡng viên Trung
tâm y tế quận Nam - Bắc Từ Liêm, Hà Nội năm 2018” với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả kiến thức và thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng viên Trung
tâm y tế quận Nam-Bắc Từ Liêm, Hà Nội năm 2018.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành tiêm an toàn
của điều dưỡng viên Trung tâm y tế quận Nam - Bắc Từ Liêm, Hà Nội năm 2018.


3

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan chung về tiêm an toàn
1.1.1. Các khái niệm, định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu
1.1.1.1. Các khái niệm
Mũi tiêm an toàn trong nghiên cứu
Mũi tiêm an toàn (TAT) trong nghiên cứu là mũi tiêm đạt đủ 17 tiêu chí
thực hành trong bảng kiểm đánh giá thực hành TAT [1].

Mũi tiêm không an toàn trong nghiên cứu
Mũi tiêm không an toàn trong nghiên cứu là mũi tiêm có từ một tiêu chí
thực hành không đạt trở lên bao gồm: Sử dụng bơm kim tiêm (BKT) không
vô khuẩn, tiêm thuốc không đúng chỉ định, thực hiện không đầy đủ các tiêu
chí trong bảng kiểm, phân loại chất thải sau tiêm sai quy định, đặc biệt chất
thải sắc nhọn không được phân loại và cô lập ngay theo quy định quản lý chất
thải y tế của Bộ Y tế [1].
Đậy nắp kim tiêm
Kỹ thuật đậy nắp kim một tay: Nhân viên y tế (NVYT) cầm bơm kim
tiêm bằng một tay và đưa đầu nhọn của kim vào phần nắp đặt trên một mặt
phẳng sau đó dùng hai tay đậy [1].

Hình 1. Đậy nắp kim không dùng hai bàn tay
Kỹ thuật vô khuẩn
Là các kỹ thuật không làm phát sinh sự lan truyền của vi khuẩn trong
quá trình thực hiện như: vệ sinh bàn tay, mang trang phục phòng hộ cá nhân,
sử dụng chất khử khuẩn da, cách mở các bao gói vô khuẩn, cách sử dụng
dụng cụ vô khuẩn [1].


4

Phơi nhiễm nghề nghiệp
Phơi nhiễm nghề nghiệp là sự tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, chất
bài tiết (trừ mồ hôi) có chứa tác nhân gây bệnh trong khi nhân viên y tế thực
hiện nhiệm vụ dẫn đến nguy cơ lây nhiễm bệnh [1].
Phương tiện phòng hộ cá nhân
Phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE) bao gồm găng tay, khẩu trang, áo
khoác phòng thí nghiệm, áo choàng, tạp dề, bao giày, kính bảo hộ, kính có
tấm chắn bên, mặt nạ. Mục đích sử dụng PPE là để bảo vệ nhân viên y tế,

người bệnh, người nhà người bệnh và người thăm bệnh khỏi bị nguy cơ phơi
nhiễm và hạn chế phát tán mầm bệnh ra môi trường bên ngoài. Tổ chức y tế
Thế giới không khuyến cáo sử dụng khẩu trang, găng tay, kính bảo vệ mắt,
quần áo bảo vệ trong thực hiện tiêm. Các PPE này chỉ sử dụng trong trường
hợp người tiêm có nguy cơ phơi nhiễm với máu, dịch tiết, chất tiết (trừ mồ
hôi) [1] [3].
Vệ sinh tay
Là bất cứ hình thức nào làm sạch tay gồm: Rửa tay (RT) bằng xà phòng
và nước hoặc sát khuẩn tay (SKT) với dung dịch chứa cồn [1 ] [3].
Tác nhân gây bệnh đường máu
Các vi sinh vật có độc lực (có khả năng gây bệnh) lây truyền do phơi
nhiễm với máu, sản phẩm máu và gây bệnh trên người. Các tác nhân gây bệnh
đường máu thường gặp bao gồm HBV, HCV, HIV và một số loại vi khuẩn
khác [1].
Tiêm
Kỹ thuật đưa thuốc, dịch hoặc chất dinh dưỡng và một số chất khác (Iốt,
đồng vị phóng xạ, chất màu) qua da vào trong cơ thể để phục vụ chẩn đoán và
điều trị. Có nhiều loại đường tiêm và được phân loại theo vị trí tiêm (ví dụ tiêm
trong da, dưới da, bắp, tĩnh mạch, trong xương, động mạch, màng bụng) [1] [34].
Tiêm bắp
Đưa mũi tiêm vào phần thân của cơ bắp với góc kim từ 60 0-900 so với
mặt da (không ngập hết phần thân kim tiêm) thường chọn các vị trí sau:
- Cánh tay: 1/3 trên mặt trước ngoài cánh tay.


5

- Vùng đùi: 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi.
- Vùng mông: 1/4 trên ngoài mông hoặc 1/3 trên ngoài của đường nối từ
gai chậu trước trên với mỏm xương cụt [1] [34].

Tiêm dưới da
Là kỹ thuật tiêm sử dụng bơm kim để tiêm thuốc vào mô liên kết dưới da
của người bệnh, kim chếch 300- 450 so với mặt da. Vị trí tiêm 1/3 giữa mặt
trước ngoài cánh tay (đường nối từ mỏm vai đến mỏm khuỷu chia làm 3 phần)
hay 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi (đường nối từ gai chậu trước trên đến bờ ngoài
xương bánh chè) hoặc dưới da bụng (xung quanh rốn cách rốn 5 cm) [1] [34].
Tiêm truyền tĩnh mạch
Là kỹ thuật dùng kim đưa thuốc dịch vào tĩnh mạch với góc tiêm 300 so
với mặt da. Khi tiêm chọn tĩnh mạch nổi rõ mềm mại không di động, da vị trí
tiêm nguyên vẹn [1] [34].
Tiêm trong da
Mũi tiêm nông giữa lớp thượng bì và hạ bì đâm kim chếch với mặt da
100-150, tiêm xong tạo thành một cục sẩn như da cam trên mặt da. Thường
chọn vùng da mỏng, ít va chạm, trắng, không sẹo, không có lông, vị trí 1/3
trên mặt trước trong cẳng tay, đường nối từ nếp gấp cổ tay đến nếp gấp khuỷu
tay (thông dụng nhất), 1/3 trên mặt ngoài cánh tay (đường nối từ mỏm vai đến
mỏm khuỷu), bả vai, cơ ngực lớn [1] [34].
Tổn thương do kim tiêm
Vết thương do kim tiêm đâm [1].
Thùng đựng chất thải sắc nhọn
Còn gọi là “hộp đựng vật sắc nhọn”, “hộp kháng thủng” hay “hộp an
toàn”. Thùng đựng chất thải sắc nhọn được sản xuất bằng chất liệu cứng,
chống thủng, chống rò rỉ được thiết kế để chứa vật sắc nhọn (VSN) một cách
an toàn trong quá trình thu gom, hủy bỏ và tiêu hủy [1] [3].
Vật sắc nhọn
Bất cứ vật nào có thể gây tổn thương xâm lấn da hoặc qua da; Vật sắc
nhọn bao gồm kim tiêm, đầu kim truyền dịch, dao mổ, thủy tinh vỡ, ống mao
dẫn bị vỡ và đầu dây nẹp nha khoa bị phơi nhiễm [1] [27].



6

1.1.1.2. Định nghĩa tiêm an toàn
Tiêm an toàn là quy trình tiêm không gây nguy hại cho người nhận mũi
tiêm, không gây phơi nhiễm cho người thực hiện mũi tiêm và không tạo chất
thải nguy hại cho người khác và cộng đồng [1].
1.1.2. Tình hình tiêm an toàn
Trên thế giới
Trên thế giới, tiêm được ứng dụng trong điều trị từ những năm 1920 và
thịnh hành từ chiến tranh thế giới thứ II sau khi Penicilline được phát minh và
đưa vào sử dụng rộng rãi. Tổ chức y tế Thế giới (WHO) ước tính hằng năm
tại các nước đang phát triển có khoảng 16 tỷ mũi tiêm, trong đó 95% mũi tiêm
với mục đích điều trị, 3% mũi tiêm là tiêm chủng, 1% mũi tiêm với mục đích
kế hoạch hóa gia đình, 1% mũi tiêm được sử dụng trong truyền máu và các
sản phẩm của máu [1].
Thực tế đã cho thấy tiêm là một thủ thuật phổ biến có vai trò rất quan
trọng trong các lĩnh vực phòng bệnh và chữa bệnh. Tuy nhiên, tiêm cũng gây
ra hậu quả nghiêm trọng cho cả người nhận mũi tiêm, người thực hiện tiêm và
cộng đồng nếu như không có những giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện mũi
tiêm an toàn [1]. Theo nghiên cứu “Gánh nặng toàn cầu của bệnh do tiêm bị ô
nhiễm được đưa ra trong các thiết lập chăm sóc sức khỏe” của Hauri và cộng
sự cho thấy trung bình hàng năm mỗi người nhận 3,4 mũi tiêm, 39,3% sử dụng
bơm tiêm dùng lại. Trong năm 2000, nhiễm khuẩn do tiêm gây ra ước tính
khoảng 21 triệu ca nhiễm HBV, 2 triệu ca nhiễm HCV và 260.000 ca nhiễm
HIV tương ứng chiếm tỷ lệ 32%, 40% và 5%, các bệnh nhiễm trùng mới này
cho một gánh nặng 9.177.679 DAILYs giữa năm 2000 đến năm 2030 [35].
Mặc dù, những hậu quả do tiêm không an toàn gây ra rất nghiêm trọng.
Tuy nhiên theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ và WHO, có tới 80%
tổn thương do kim tiêm có thể phòng ngừa được bằng các biện pháp hết sức
đơn giản như sử dụng trang thiết bị tiêm vô khuẩn và thực hiện đúng quy trình



7

tiêm. Sự mất an toàn trong tiêm có thể được giảm nhẹ đi rất nhiều khi ta hiểu
rõ những hình thức tiêm không an toàn, nguyên nhân của các hiện tượng đó
và các biện pháp kiểm soát chúng. Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm
soát nhiễm khuẩn (KSNK) và an toàn trong tiêm, những khó khăn của các
nước thành viên và trách nhiệm của mình trước sự an toàn trong chăm sóc y
tế, WHO đã thành lập Mạng lưới tiêm an toàn toàn cầu (SIGN) vào năm
1999. Mục đích của SIGN là giảm tần số tiêm và thực hiện TAT, cải thiện
chính sách, quy trình kỹ thuật tiêm, thay đổi hành vi của người sử dụng và
người cung cấp dịch vụ tiêm. Có 5 nội dung chính trong chính sách TAT: Áp
dụng hợp lý các biện pháp điều trị tiêm; Ngăn ngừa việc sử dụng lại bơm tiêm
và kim tiêm; Hủy bơm tiêm và kim tiêm đã qua sử dụng ngay tại nơi sử dụng;
Phân loại chất thải ngay tại nơi phát sinh chất thải; Xử lý an toàn và tiêu hủy
dụng cụ tiêm đã qua sử dụng. Các tổ chức trên cũng đã xây dựng Chiến lược
toàn cầu vì mũi TAT bao gồm: (1) Thay đổi hành vi của cán bộ y tế, người
bệnh (NB) và cộng đồng; (2) Đảm bảo có sẵn vật tư, trang thiết bị; (3) Quản
lý chất thải an toàn và thích hợp. Các biện pháp KSNK do tiêm không an toàn
được chia thành 5 nhóm chính: (1) Loại bỏ nguy cơ; (2) Biện pháp kỹ thuật;
(3) Biện pháp kiểm soát hành chính; (4) Biện pháp kiểm soát tập quán làm
việc; (5) Dụng cụ bảo hộ cá nhân [2].
Từ đó đến nay, SIGN đã xây dựng và ban hành chiến lược an toàn trong
tiêm trên toàn thế giới và nhiều tài liệu hướng dẫn liên quan đến tiêm. Với
chính sách của SIGN đã tạo ra một sự thay đổi lớn trong nhận thức, hành vi
của NB và cộng đồng, đặc biệt với chiến dịch hỗ trợ về truyền thông, kỹ thuật
và thiết bị cho các nước chậm phát triển đã dần nâng cao tỷ lệ TAT và góp
phần giảm thiểu các nguy cơ và gánh nặng của tiêm không an toàn tại mỗi
quốc gia và trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam


8

Thực hiện khuyến cáo và được sự hỗ trợ kỹ thuật của WHO, năm 2010
Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam ra Quyết định số 2642/QĐ-BYT ngày 21 tháng 7
năm 2011 thành lập Ban soạn thảo các tài liệu hướng dẫn KSNK, trong đó có
Hướng dẫn TAT. Ban soạn thảo tài liệu gồm các thành viên có kinh nghiệm
lâm sàng, giảng dạy và quản lý liên quan đến tiêm như ĐDV, Bác sĩ, Dược sĩ,
chuyên gia KSNK, chuyên gia quản lý khám, chữa bệnh và đại diện Hội Điều
dưỡng Việt Nam. Tài liệu được biên soạn trên cơ sở tham khảo chương trình, tài
liệu đào tạo TAT do Cục Quản lý khám, chữa bệnh phối hợp với Hội Điều dưỡng
Việt Nam xây dựng và áp dụng thí điểm tại 15 bệnh viện (BV) trong toàn quốc
trong hai năm 2009 - 2010; Tham khảo các kết quả khảo sát thực trạng TAT của
Hội Điều dưỡng Việt Nam các năm 2005, 2008, 2009; Tham khảo kết quả rà
soát các tài liệu về tiêm, vệ sinh tay, quản lý chất thải y tế và KSNK Việt Nam và
các tổ chức WHO, CDC, UNDP, tài liệu hướng dẫn TAT của một số Bộ Y tế các
nước, các trường đào tạo điều dưỡng, y khoa, các tạp chí an toàn cho NB và
KSNK của khu vực và của toàn thế giới [1] [19].
Ngày 27 tháng 9 năm 2012 Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn TAT với
nhiều nội dung cập nhật so với quy trình tiêm hiện đang được thực hiện và
yêu cầu: (i) Các cơ sở khám chữa bệnh sử dụng tài liệu này để tập huấn,
hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc cung ứng phương tiện tiêm, thuốc tiêm và
thực hành TAT tại đơn vị mình: (ii) Các cơ sở đào tạo điều dưỡng, các trường
đại học, cao đẳng và trung học y tế sử dụng tài liệu này để cập nhật chương
trình, tài liệu đào tạo; (iii) Các cá nhân liên quan đến thực hành tiêm, cung ứng
phương tiện và thuốc tiêm, các nhân viên thu gom chất thải y tế sử dụng tài liệu
này trong thực hành, kiểm tra, giám sát nội dung tiêm, truyền tĩnh mạch ngoại vi
[1].

Ngày 02 tháng 8 năm 2013, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cũng
đã có Công văn số 671/KCB-ĐDV yêu cầu các đơn vị trực thuộc trong toàn


9

quốc tổ chức, thực hiện nghiêm túc Hướng dẫn TAT. Sở Y tế Hà Nội là cơ
quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hà Nội, chịu sự chỉ đạo, hướng
dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế. Thực hiện chỉ
đạo của Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội đã có Công văn số 2369 ngày 19 tháng 8
năm 2013 yêu cầu các bệnh viện trực thuộc triển khai thực hiện Hướng dẫn
TAT [19].
Từ khi triển khai chương trình tiêm an toàn trên toàn quốc, đã có một số
nghiên cứu, khảo sát về tiêm an toàn được tiến hành.
1.2. Một số nghiên cứu về kiến thức và thực hành về tiêm an toàn
1.2.1. Trên thế giới
Nghiên cứu so sánh kiến thức, thái độ thực hành tiêm an toàn của điều
dưỡng được tiến hành tại Bệnh viện Đại học y và Bệnh viện Sản ở Ibadan của
Adejumo và Dada trên tổng số 385 điều dưỡng viên (ĐDV) cho thấy 100%
ĐDV đã nghe nói về TAT, mức độ kiến thức được đánh giá là cao và không
có sự khác biệt đáng kể giữa hai BV, 70,4% biết được tiêm không an toàn có
nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường máu, 55,9% cho rằng dùng hai tay đậy
nắp kim tiêm không phải là thực hành TAT đúng, 76,1% cho rằng BKT sau
sử dụng phải được bỏ vào thùng đựng chất thải sắc nhọn [39].
Báo cáo đánh giá thực hiện TAT và quản lý chất thải do tiêm tại 71 cơ sở
y tế của 4 huyện trực thuộc Ethiopia của tổ chức USAID năm 2009 cho thấy
sau năm triển khai chương trình can thiệp, thực hành tiêm của cán bộ y tế
được cải thiện đáng kể: 80% vệ sinh tay trước khi tiêm; 78% thực hiện phân
loại BKT ngay sau tiêm trong khi đó tỷ lệ này vào năm 2004 chỉ đạt lần lượt
là 4% và 8% [28].

Nghiên cứu cắt ngang trên 80 điều dưỡng viên tại bệnh viện miền Tây
Ấn Độ năm 2009 cho thấy, chỉ có 12,5% rửa tay bằng xà phòng và nước trước
khi thực hành tiêm có 42,5% dùng hai tay đậy lại nắp kim tiêm sau tiêm [36].


10

1.2.2. Tại Việt Nam
Phạm Đức Mục (2005), đã tiến hành nghiên cứu trên 529 điều dưỡng hộ sinh đang công tác tại các khoa lâm sàng trong một số cơ sở y tế tại 8 tỉnh
trong thời gian từ 15/6/2005 đến 15/7/2005 nhằm “Đánh giá kiến thức TAT và
tần xuất rủi ro do vật sắc nhọn đối với điều dưỡng, hộ sinh tại 8 tỉnh đại diện,
6 tháng đầu năm 2005” bằng bộ câu hỏi phát vấn gồm 11 câu hỏi về kiến thức
và nguyên nhân tiêm không an toàn, kết quả 95,3% ĐDV trả lời đúng TAT có
thể lây truyền HIV, 97,4% trả lời đúng có thể lây truyền viêm gan B và 74,4%
trả lời đúng có thể lây truyền HCV [29]. Tuy nhiên bộ công cụ phát vấn này
chưa đi sâu vào kiến thức thực hành TAT và những nội dung cập nhật về kiến
thức TAT.
Nguyễn Thị Mỹ Linh (2008), đã đánh giá kiến thức, thực hành về TAT
của điều dưỡng, hộ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang năm 2008 và xác
định một số yếu tố liên quan đến TAT kết quả như sau: hiểu biết về ý nghĩa
TAT của điều dưỡng, hộ sinh đạt 100%, gần 95% điều dưỡng, hộ sinh có hiểu
biết về sự cần thiết phải rửa tay trong quy trình tiêm và xác định các nguyên
tắc, vùng vô trùng khi tiêm thuốc. Trên xe có hộp chứa vật sắc nhọn và hộp
thuốc chống sốc khi đi tiêm đạt gần 100%. Tuy nhiên còn >30% điều dưỡng,
hộ sinh chưa xử lý ban đầu đúng khi bị vật sắc nhọn đâm. Thực hành về TAT
của điều dưỡng, hộ sinh cho thấy RT/SKT nhanh trước khi tiêm chỉ đạt <
15,9%, rút thuốc không đủ liều như sót thuốc, phụt thuốc khi đuổi khí chiếm
gần 12%, hơn 20% điều dưỡng, hộ sinh còn lưu kim trên lọ sau khi rút thuốc,
>50% điều dưỡng, hộ sinh không quan sát BN khi tiêm và >30% không tiện
nghi lại cho họ sau khi tiêm. Xử lý chất thải, VSN sau khi tiêm được điều

dưỡng, hộ sinh cô lập kim rất tốt 100% nhưng vẫn còn 1,3% điều dưỡng, hộ
sinh dùng tay tháo lắp kim tiêm. So sánh nội dung TAT giữa kiến thức và thực


11

hành cho thấy thực hành rửa tay trước khi tiêm so với kiến thức của điều
dưỡng, hộ sinh chỉ đạt 16,9% [8].
Phan Cảnh Chương (2010), tiến hành “Khảo sát thực trạng TAT tại BV
Trung ương Huế” bằng phương pháp quan sát 1000 mũi tiêm cho thấy các
tiêu chí sử dụng dụng cụ tiêm thích hợp, an toàn được thực hiện rất tốt, 100%
các mũi tiêm sử dụng bơm tiêm vô khuẩn dùng 1 lần, bông sát khuẩn (SK)
được hấp tiệt khuẩn 95,2%, dung dịch SKT nhanh có sẵn trên xe tiêm đạt
98,1%, hộp kháng thủng gần nơi tiêm đạt 97,5%. Tuy nhiên thực hành tiêm
còn một số vấn đề tồn tại: 37,7% ĐDV không rửa tay trước khi chuẩn bị dụng
cụ, 29,0% khi rút thuốc tiêm chạm tay vào vùng vô khuẩn, 48,6% ĐDV sát
khuẩn da vùng tiêm không đúng quy định, 34,5% không giao tiếp, quan sát
người bệnh trong và sau khi tiêm, 61,7% ĐDV dùng hai tay đậy nắp kim tiêm,
64,3% ĐDV dùng tay để tháo kim sau khi tiêm, 74,5% ĐDV không mang
găng tay khi tiêm truyền tĩnh mạch. Nghiên cứu chưa tìm được mối liên quan
đến thực hành tiêm an toàn của ĐDV tại bệnh viện [9].
Đào Thành (2010), tiến hành nghiên cứu đánh giá tại 13 BV đại diện
toàn quốc, khảo sát nhận thức của 830 ĐDV qua bộ công cụ gồm 32 câu hỏi
để đánh giá nhận thức, kiến thức và thái độ về TAT, kết quả cho thấy tỷ lệ có
kiến thức về chuẩn bị trước tiêm đạt trên 82%, riêng kiến thức về tiêu chuẩn
của hộp kháng thủng chỉ đạt 54,6%, kiến thức về quy trình tiêm đạt 65,3%, vệ
sinh tay sau khi tiêm 50,5%, phòng ngừa và xử lý tai nạn do vật sắc nhọn còn
rất hạn chế, chỉ có 30,9% có kiến thức đạt. Về thực trạng thực hiện quy trình
tiêm cho thấy: điểm trung bình đạt 2,33/3, có 24,7% các mũi tiêm được thực
hiện rất tốt, còn lại đều chưa đạt ở mức độ khác nhau, thậm chí có 14% các

mũi tiêm không đạt theo quy định về vô khuẩn. Có 44,9% mũi tiêm không có
hộp chống sốc, 2,8% không có hộp đựng VSN, 70,7% không rửa tay đúng kỹ


12

thuật. 63,1% không thực hiện tốt SK đầu ống thuốc, 24% SK vùng tiêm
không bảo đảm đúng quy định [9]. Nghiên cứu này đánh giá rất chi tiết, cụ thể
về thực hành TAT của ĐDV và đưa ra một số khuyến nghị. Tuy nhiên nhóm
nghiên cứu chưa có tổng hợp đánh giá tỷ lệ mũi tiêm đạt tiêu chuẩn TAT và
chưa tìm hiểu mối liên quan với việc thực hành mũi tiêm đó của ĐDV.
Tô Thị Minh Châm (2010), nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm đánh giá
thực trạng các mũi TAT qua quan sát ngẫu nhiên thực hành tiêm của 22 ĐDV
các khoa lâm sàng, mỗi ĐDV quan sát 2 mũi tiêm bằng bảng kiểm gồm 20
tiêu chí. Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% các mũi tiêm chuẩn bị đầy đủ các
dụng cụ, phương tiện như bơm tiêm trong bao gói và có hạn dùng, có hộp
chống sốc đủ cơ số trên xe tiêm, 99,55% không dùng tay để đậynắp và tháo
kim sau khi tiêm, 97,7% đi găng khi tiêm tĩnh mạch. 100% thực hiện tốt “5
đúng” và đúng các kỹ thuật tiêm, 87,5% vệ sinh tay trước khi tiêm, chỉ có
54,5% SK nắp lọ thuốc và đầu ống thuốc khi lấy thuốc. 100% bỏ ngay BKT
vào hộp đựng chất thải sắc nhọn ngay sau khi tiêm, chỉ có 1,1% phân loại rác
thải sai. Tỷ lệ mũi TAT trong nghiên cứu là 35,3% [11].
Đoàn Hoàng Yến (2011), nghiên cứu “Khảo sát thực trạng tiêm an toàn
tại Bệnh viện Tim Hà Nội” tiến hành quan sát 378 mũi tiêm tại 3 khoa lâm
sàng vào các thời điểm khác nhau trong ngày và đánh giá theo 4 nhóm tiêu
chí: Sử dụng dụng cụ thích hợp, an toàn - không gây hại cho người được tiêm,
không gây nguy cơ phơi nhiễm cho người thực hiện tiêm, không thải chất thải
nguy hại cho người khác. Kết quả: Trung bình mỗi ngày có khoảng 136 mũi
tiêm được thực hiện tại BV; Mỗi ĐDV thực hiện khoảng 3 mũi tiêm/ngày;
Các dụng cụ, phương tiện thực hành TAT đã được chuẩn bị đầy đủ; 100%

ĐDV thực hiện đúng kỹ thuật tiêm; Tỷ lệ sát khuẩn vị trí tiêm đúng quy định
là 97,8%; Cô lập ngay vật sắc nhọn sau khi tiêm 98,4%. Tuy nhiên, còn một
số thực hành của NVYT chưa tốt như tỷ lệ kiểm tra sự nguyên vẹn của bơm


13

tiêm thấp 27,5%; Sát khuẩn đầu ống thuốc, lọ thuốc 13,4%. Nghiên cứu chưa
đưa ra được tỷ lệ mũi tiêm đạt đủ cả 4 nhóm tiêu chuẩn đề ra [13].
Trần Thị Minh Phượng (2012), nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích,
kết hợp định lượng và định tính được tiến hành tại Bệnh viện đa khoa Hà
Đông, Hà Nội cho thấy tỷ lệ mũi tiêm thực hành đúng 23 tiêu chí TAT là
22,2%. Trong đó, thực hành đúng 5 tiêu chuẩn về phương tiện, dụng cụ là
86,5%; đúng 5 tiêu chuẩn về kỹ thuật tiêm là 66,5%; đúng 5 tiêu chuẩn về
giao tiếp tương tác với NB là 47% và đúng 4 tiêu chuẩn về an toàn người tiêm
và cộng đồng là 77,8%; đúng theo 4 tiêu chuẩn về vô khuẩn đạt thấp nhất
45,0% [14]. Nghiên cứu này đánh giá rất chi tiết, cụ thể các tiêu chí thực hành
TAT, tổng hợp điểm để đánh giá mũi tiêm đạt tiêu chí thực hành TAT tuy
nhiên có một số nội dung thực hành cập nhật trong Hướng dẫn TAT chưa
được đưa vào để đánh giá: không sử dụng khẩu trang khi đi tiêm bắp, tiêm
tĩnh mạch ngoại biên; không sử dụng cồn iod để sát khuẩn da vùng tiêm;
không dùng panh để gắp bông sát khuẩn vùng tiêm; không lạm dụng găng tay
khi tiêm tĩnh mạch; Bơm thuốc chậm 1ml/10 giây.
Phan Thị Thanh Thủy (2010), tiến hành “Nghiên cứu tình hình tiêm an
toàn tại Bệnh viện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010” cho thấy kiến
thức điều dưỡng viên - nữ hộ sinh trả lời không đầy đủ các tiêu chí quan trọng
trong khi tiêm là 35 %, không biết cách phòng ngừa và xử lý vật sắc nhọn là
40% [12].
Trần Thị Minh Phượng (2012), “Thực trạng kiến thức, thực hành tiêm an
toàn và các yếu tố liên quan tại bệnh viện đa khoa Hà Đông, Hà Nội năm

2012” cho thấy tỷ lệ ĐDV có kiến thức TAT đạt là 82,6%; Tỷ lệ đạt thấp nhất
là cách hạn chế lây truyền qua đường máu (65,1%) và cách tiêu hủy vật sắc
nhọn đúng (67,9%). Trong nghiên cứu này Trần Thị Minh Phượng đã sử dụng
phương pháp phát vấn 109 ĐDV với bộ câu hỏi gồm 21 câu được thiết kế sẵn


14

dựa trên mục tiêu nghiên cứu để đánh giá kiến thức TAT của ĐDV. ĐDV được
đánh giá là có kiến thức đạt khi trả lời đạt từ 80% số điểm trở lên [9]. Tuy
nhiên bộ công cụ này có một số nội dung chưa cập nhật so với Hướng dẫn
TAT và chưa đi sâu tìm hiểu kiến thức thực hành về TAT [14].
Hà Thị Kim Phượng (2014), nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích,
kết hợp định lượng và định tính về “Kiến thức, thực hành tiêm an toàn của
điều dưỡng viên lâm sàng và các yếu tố liên quan tại 3 bệnh viện trực thuộc
Sở Y tế Hà Nội năm 2014” cho thấy tỷ lệ ĐDV có kiến thức đạt về tiêm an
toàn là 64,3%, trong đó: BV Đức Giang (87,0%), BV Đống Đa (73,3%) và
BV Thạch Thất (20,3%) [15].
Phạm Ngọc Tâm (2014), nghiên cứu “Đánh giá thực trạng mũi tiêm an
toàn tại một số khoa nội bệnh viện quân y 103 năm 2014” cho thấy các nhân
viên y tế được đào tạo về tiêm an toàn với tỷ lệ cao (trên 90%); các hành vi
nguy cơ như sử dụng bơm kim tiêm không tiệt trùng 5,97%, không có khay
(11,97%), không có vệ sinh tay trước khi tiêm 16,04%; kỹ thuật tiêm không
đúng, và đậy nắp kim sau khi tiêm (19,49%); Găng tay không sử dụng trong
quá trình truyền tĩnh mạch với 11,96% [16].
Vũ Thị Liên (2015), nghiên cứu “Khảo sát về thực hành mũi tiêm an
toàn của điều dưỡng viên và hộ sinh tại Bệnh viện đa khoa khu vực Định
Quán năm 2015” cho thấy đa số điều dưỡng - hộ sinh nhận thức được nguyên
nhân chính và các bệnh lây truyền khi tiêm như shock phản vệ 98,89%, Virus
viêm gan B, HIV/AIDS 93,33% [18].

Đặng Thị Thanh Thủy (2016), nghiên cứu “Kiến thức, kỹ năng thực hành
và một số yếu tố liên quan của học sinh trường Trung cấp y tế tỉnh Kon Tum
năm 2016” cho thấy tỷ lệ học sinh có kiến thức đạt về tiêm an toàn là 51,4%,
tỉ lệ học sinh thực hành tiêm an toàn đạt là 54,4% [19].


15

Hồ Thị Hòa (2016), nghiên cứu về tỷ lệ tuân thủ rửa tay và tiêm an toàn
tại Bệnh viện Trưng Vương cho thấy các yêu cầu đảm bảo kỹ thuật vô khuẩn
khi tiến hành tiêm đạt tỷ lệ cao trên 90% đến 100%. Những nội dung chưa
đạt yêu cầu gồm: tỷ lệ thực hiện 5 đúng; nhận định người bệnh và giải thích
cho người bệnh việc sắp làm trước khi thực hiện tiêm với 26,27% (tiêm tĩnh
mạch); 30,09% (tiêm truyền tĩnh mạch) và 45,71% (tiêm bắp). Việc kiểm tra
lại chai dịch/ ống thuốc; sát khuẩn nút chai (nếu cần) trước khi sử dụng với
37,02% (tiêm tĩnh mạch); 54,72% (tiêm bắp); 73,15% (tiêm truyền tĩnh
mạch). Tuân thủ rửa tay trước tiêm với 27,54% (tiêm tĩnh mạch); 31,48%
(tiêm truyền tĩnh mạch) và 36,19% (tiêm bắp). Việc giao tiếp người bệnh như
hướng dẫn những điều cần thiết; giúp người bệnh về tư thế thoải mái sau khi
tiêm với 44,91% (tiêm truyền tĩnh mạch); 58,3% (tiêm tĩnh mạch) và 63,21%
(tiêm bắp) [23].
Quách Thị Hoa (2017), nghiên cứu về “Thực trạng kiến thức và thực
hành tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng tại Bệnh viện Nhi Trung ương
năm 2017” cho thấy 61% ĐDV đạt về kiến thức TAT và 39% ĐDV đạt về
thực hành TAT [20].
1.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành tiêm an toàn
1.3.1. Trên thế giới
Nghiên cứu của Yan Y và cộng sự được tiến hành tại Trung Quốc đã
đánh giá về kiến thức TAT có 90,3% đối tượng biết rằng tiêm không an toàn
có thể lây truyền các bệnh qua đường máu trong đó: HIV là 74,4%, viêm gan

B là 55,8%, viêm gan C là 22,9%. Phân tích hồi quy cho thấy tuổi, trình độ
học vấn và địa bàn dân cư là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kiến
thức của họ về an toàn tiêm [37].
Một nghiên cứu của Ernest SK chỉ ra rằng 58% cán bộ y tế cho rằng trẻ
em đi tiêm chủng có nguy cơ lây bệnh, 58,3% biết các bệnh lây truyền qua


16

chân thương do kim tiêm. Nguyên nhân thực hành tiêm không an toàn: 27%
cho rằng do cung cấp phương tiện không đầy đủ, 18,3% do điều kiện kinh tế,
17,7% thiếu kiến thức, 17,2% do tiêm không đúng cách, 11,8% do không
được giám sát. Để tiêm thuốc an toàn hơn 33,7% đề nghị đào tạo lại nhân viên
y tế, 22% đào tạo lại công nhân và giáo dục công cộng, 16,8% đề nghị lập kế
hoạch ngân sách và mua ống tiêm tự động, 16. 5% vận động xã hội và 11% đề
nghị cung cấp các cơ sở để xử lý [42].
Nghiên cứu tại Bệnh viện đại học y và Bệnh viện Sản ở Ibadan, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê trong thực hành TAT của ĐDV tại 2 Bệnh viện với
t(398)= 4,32, p < 0,05. ĐDV có kiến thức cao thì thực hành TAT tốt hơn
người có kiến thức thấp t(385) = 7,31, p<0,05 [39].
Nghiên cứu của Sudesh Gyawali năm 2012 tại quận Baglung, Nepal cho
thấy nhân viên y tế ở đây đã nhận thức được nguy cơ lây nhiễm bệnh từ việc
tiêm không an toàn. 100% Nhân viên y tế đều biết về ít nhất một mầm bệnh
có thể lây truyền qua thực hành tiêm không an toàn: HIV (90%), Viêm gan
(80%), giang mai (20%), sốt thương hàn (10%), bệnh lao (10%). 90% nhà
cung cấp tiêm không được đào tạo về TAT trong 2 năm qua. Rửa tay bằng xà
phòng và tiêm vắc xin Tetanus Toxid là biện pháp bảo vệ duy nhất sau khi có
một mũi tiêm không an toàn. 80% báo cáo rằng các cơ sở y tế có chính sách
quản lý an toàn tiêm chích bằng văn bản nhưng không ai có thể đưa ra bằng
chứng chứng minh [41].

1.3.2. Tại Việt Nam
Nghiên cứu cắt ngang mô tả của Nguyễn Thị Mỹ Linh, Tạ Văn Trầm và
cộng sự năm 2008 về "Khảo sát về TAT của điều dưỡng - hộ sinh tại BV Phụ
Sản Tiền Giang năm 2008" cho thấy có sự liên quan giữa thâm niên công tác
của điều dưỡng, hộ sinh với các nội dung TAT: thâm niên công tác càng lâu
(>5 năm) thì việc thực hiện rửa tay hoặc sát khuẩn tay nhanh trước khi tiêm,


×