Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Tình hình tổn thương do vật sắc nhọn, kiến thức và thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng viên Bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (915.28 KB, 42 trang )

Header Page 1 of 126.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiêm là một trong các biện pháp để đưa thuốc, chất dinh dưỡng vào cơ thể nhằm
mục đích chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh. Hàng năm, toàn thế giới có khoảng 16 tỷ
mũi tiêm. Trong đó, 90-95% số mũi tiêm nhằm mục đích điều trị và khoảng 5-10%
mũi tiêm dành cho dự phòng [18]. Trong điều trị, tiêm - truyền có vai trò rất quan
trọng, đặc biệt trong trường hợp người bệnh cấp cứu, người bệnh nặng. Tuy vậy, mũi
tiêm chỉ có thể đảm bảo mục đích điều trị nếu được kê đơn một cách phù hợp và được
thực hiện một cách an toàn.
“Tiêm an toàn (TAT) là mũi tiêm có sử dụng phương tiện tiêm vô khuẩn, phù
hợp với mục đích, không gây hại cho người được tiêm, không gây nguy cơ phơi nhiễm
cho người thực hiện tiêm và không gây chất thải nguy hại cho người khác”[17, 18, 30].
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), tiêm không an toàn có thể gây ra những biến chứng
như: áp xe, teo cơ tại vị trí tiêm, choáng phản vệ và đặc biệt là nguy cơ lây truyền các
virus qua đường máu như virus viêm gan B, viêm gan C và HIV cho cả người bệnh,
nhân viên y tế và cộng đồng [31]. Thống kê năm 2000 của WHO cho thấy tiêm không
an toàn gây ra 32% số ca nhiễm HBV mới, 40% số ca nhiễm HCV mới và 5% số
nhiễm ca nhiễm HIV mới trên toàn cầu [18, 30].
Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra thực trạng đáng báo động về TAT. Thống kê
cho thấy, có tới 70% số mũi tiêm được kê là không cần thiết và có thể được thay thế
bằng thuốc uống hoặc thuốc bôi [25]. WHO khẳng định, năm 2000, có tới 50% số mũi
tiêm ở các nước đang phát triển không an toàn. Tại Việt Nam, số liệu khảo soát cho
thấy 55% số nhân viên y tế còn chưa cập nhật thông tin về kiểm soát nhiễm khuẩn
trong tiêm. Nghiên cứu năm 2012 của Dương Khánh Vân tại 6 bệnh viện trung ương
và thành phố tại Hà Nội [14] cho thấy 46% số tai nạn thương tích do vật sắc nhọn xảy
ra trong quá trình tiêm, trong đó đa phần các tổn thương là xuyên thấu da. Chỉ có
khảng một nửa (55,2%) số cán bộ y tế sử dụng hộp đựng vật sắc nhọn đúng quy chuẩn
trong quá trình làm việc. Đáng chú ý, tỷ lệ dùng hai tay đóng nắp kim tiêm trước và
sau tiêm lần lượt là 14,5% và10,9%. Tác giả cũng khẳng định, tiêm là thực hành có
1


Footer Page 1 of 126.


Header Page 2 of 126.

nguy cơ tổn thương do vật sắc nhọn cao nhất và điều dưỡng viên là đối tượng gặp rủi
ro nhiều nhất[14].
Như vậy có thể nói, TAT đã và đang là vấn đề nổi cộm của ngành y trong cả
công tác kê đơn và thực hành tiêm. Thực tế này đòi hỏi có sự can thiệp một cách thích
đáng để cải thiện tình hình. Để có can thiệp phù hợp, việc mô tả thực trạng thực hành
tiêm và kiến thức của điều dưỡng viên – đối tượng trực tiếp thực hành tiêm – là rất
quan trọng.
Bệnh viện Da liễu Trung ương là bệnh viện chuyên khoa hạng I với 110 giường
bệnh. Số lượng điều dưỡng viên trực tiếp chăm sóc hiện nay là 35 người. Theo thống
kê năm 2011, số bệnh nhân nội trú của bệnh viện là 1.790 [1]. Các con số này cho thấy
áp lực công việc rất lớn của điều dưỡng viên bệnh viện. Thực tế lâm sàng cho thấy, số
mũi tiêm mà điều dưỡng viên tại bệnh viện Da liễu trung ương tiến hành là khá nhiều.
Đặt trong bối cảnh áp lực công việc cao, đây là yếu tố nguy cơ rất lớn của thực hành
tiêm không an toàn, gây đe dọa đến sức khỏe người bệnh, điều dưỡng viên và cộng
đồng. Xuất phát từ thực tế trên đây, chúng tôi tiến hành đề tài “Tình hình tổn thương
do vật sắc nhọn, kiến thức và thực hành tiêm an toàn của Điều dưỡng viên Bệnh viện
Da Liễu Trung ương năm 2012”.
Mục tiêu:
1. Mô tả tình hình tổn thương do vật sắc nhọn khi tiêm ở Điều dưỡng viên tại
bệnh viện Da liễu trung ương trong năm 2012.
2. Mô tả kiến thức, thực hành về tiêm an toàn của Điều dưỡng viên tại bệnh viện
Da liễu trung ương
3. Xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành tiêm an toàn của Điều
dưỡng viên tại Bệnh viện Da Liễu Trung ương


2
Footer Page 2 of 126.

Thang Long University Library


Header Page 3 of 126.

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC LOẠI TIÊM.
1.1.1. Khái niệm.
Tiêm thuốc là đưa thuốc hoặc hóa chất qua da vào cơ thể nhằm phục vụ mục đích
tạo một tác dụng toàn thân để điều trị cho người bệnh.[2]
1.1.2. Các hình thức tiêm.
Thuốc có thể được đưa vào cơ thể bằng nhiều hình thức khác nhau như tiêm trong
da, dưới da, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hoặc một số đường khác cũng có thể được sử
dụng như tiêm vào động mạch, tiêm nội tủy, tiêm vào ổ khớp v.v…[2]
- Tiêm trong da: là tiêm thuốc vào dưới lớp thượng bì làm chậm sự hấp thụ của thuốc
vào cơ thể, thường áp dụng trong những trường hợp sau:
+ Thử phản ứng của cơ thể với thuốc.
+ Tiêm một số loại vắc xin phòng bệnh.
- Tiêm dưới da: là đưa thuốc vào mô liên kết dưới da, lượng thuốc (dịch) có thể đưa
vào nhiều tùy theo tình trạng bệnh lý và phương pháp điều trị. Mục đích làm chậm sự
hấp thụ của thuốc, duy trì tác dụng của thuốc lên cơ thể trong khoảng thời gian dài hơn
một số cách tiêm khác (ví dụ: tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch…)[2]
- Tiêm bắp: là đưa thuốc vào trong cơ (bắp thịt), thuốc được hấp thụ nhanh hơn đường
uống. …)[2]
- Tiêm tĩnh mạch: là đưa một lượng thuốc vào cơ thể qua đường tĩnh mạch. Cách tiêm
này giúp cho thuốc được hấp thụ nhanh, tác dụng toàn thân. …)[2]

1.2. TIÊM AN TOÀN.
1.2.1. Khái niệm.
Theo WHO, “Tiêm an toàn là mũi tiêm có sử dụng phương tiện vô khuẩn, phù
hợp với mục đích, không gây hại cho người được tiêm, không gây nguy cơ phơi nhiễm
cho người thực hiện tiêm và không tạo chất thải nguy hại cho người khác và cộng
đồng.” [4]
1.2.2. Các nội dung liên quan đến tiêm an toàn
- Công tác chống nhiễm khuẩn
+ Vệ sinh tay: Theo WHO, nhân viên y tế cần tuân thủ rửa tay ở năm thời điểm khi
chăm sóc người bệnh, trong đó có tiêm [7].
3
Footer Page 3 of 126.


Header Page 4 of 126.

1. Trước khi chạm tay vào người bệnh
2. Trước khi làm thủ thuật vô khuẩn
3. Sau khi tiếp xúc với máu và dịch cơ thể hoặc
sau khi làm thủ thuật hay tiếp xúc với dịch cơ thể có
nguy cơ lây nhiễm.
4. Sau khi chăm sóc người bệnh hoặc sau khi
chạm tay vào người bệnh.
5. Sau khi đụng chạm vào những vùng xung
quanh người bệnh.
Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy việc tuân thủ rửa tay của nhân
viên y tế còn kém. Theo khảo sát của Mai Ngọc Xuân về thái độ và sự tuân thủ rửa tay
của 1080 Bác sỹ và Điều dưỡng (ĐD) tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2010 cho thấy có
25,4% (n=274) rửa tay trước khi tiếp xúc bệnh nhân, 15,6% (n=169) rửa tay trước khi
làm thủ thuật, sau khi tiếp xúc bệnh nhân có 29,8% (n=322), sau khi tiếp xúc môi

trường xung quanh bệnh nhân có 14,6%(n=158) và chỉ có 4,6% (n=50) rửa tay sau khi
tiếp xúc với máu và dịch tiết do thái độ chủ quan nghĩ rằng mang găng nên không cần
rửa tay.
+ Chuẩn bị xe tiêm nhằm sử dụng dụng cụ, thuốc thích hợp, an toàn
Xe tiêm và dụng cụ cần được chuẩn bị theo đúng quy trình và đầy đủ. Cụ thể, xe
cần được lau sạch trước khi chuẩn bị dụng cụ và sau khi sử dụng. Trên xe có đầy đủ
dụng cụ phục vụ cho thủ thuật tiêm, bao gồm:
 Bơm, kim tiêm vô khuẩn, kích cỡ phù hợp cho mỗi mũi tiêm.
 Thuốc tiêm: Kiểm tra tên thuốc, hàm lượng, hạn sử dụng, chất lượng của
thuốc thông qua sự nguyên vẹn của lọ, ống thuốc và loại bỏ những ống
thuốc, lọ thuốc không đảm bảo chất lượng (vẩn đục, biến màu, quá hạn sử
dụng).


ng nước cất pha tiêm sử dụng một lần.

 Bông cồn sát khuẩn da: nên dùng miếng bông cồn sử dụng một lần, sử
dụng cồn sát khuẩn da là cồn Isopropyl hoặc ethanol.
 Dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
4
Footer Page 4 of 126.

Thang Long University Library


Header Page 5 of 126.

 Hộp chống sốc phản vệ
 Phương tiện phòng hộ: khẩu trang, găng tay
 Phương tiện đựng chất thải sắc nhọn

+ Nguyên tắc thực hành tiêm
Theo WHO, mũi tiêm an toàn là mũi tiêm không gây hại cho người nhận mũi
tiêm, không gây nguy hại cho người tiêm và không gây nguy hại cho cộng đồng [17,
18, 30].
 Không gây nguy hại cho ngƣời nhận mũi tiêm
 Thực hiện 5 đúng: (đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng
thời điểm, đúng đường tiêm) để bảo đảm an toàn cho người bệnh [3, 6].
 Phòng và chống sốc: trước khi tiêm cần hỏi người bệnh về tiền sử dị ứng
thuốc, dị ứng thức ăn trước khi cho người bệnh tiêm mũi thuốc đầu tiên.
Luôn mang theo hộp chống sốc khi đi tiêm. Trong khi tiêm cần bơm thuốc
chậm, tốc độ thông thường trong tiêm bắp khoảng 1ml/10 giây [30], vừa
tiêm vừa phải quan sát sắc mặt người bệnh. Sau khi tiêm nên để người
bệnh nằm hoặc ngồi tại chỗ 10-15 phút đề phòng sốc phản vệ xuất hiện
muộn.
 Phòng tránh xơ hóa cơ hoặc đâm kim vào dây thần kinh:
 Để phòng tránh xơ hóa cơ hoặc đâm kim vào dây thần kinh, Bộ Y tế
khuyến cáo người tiêm chọn vùng da tiêm mềm mại, không có tổn thương,
không có sẹo lồi lõm, xác định đúng vị trí tiêm, tiêm đúng góc và độ sâu,
tiêm đúng khối lượng thuốc và không tiêm nhiều lần vào cùng một vị trí
trên cùng một người bệnh.
 Không gây nguy hại cho ngƣời tiêm
 Nguy cơ bị phơi nhiễm do máu hoặc do kim tiêm/vật sắc nhọn đâm
Để phòng tránh nguy cơ phơi nhiễm do máu hoặc kim tiêm/vật sắc nhọn đâm, Bộ
Y tế khuyến cáo người tiêm:
Mang găng khi có nguy cơ tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của người bệnh.

5
Footer Page 5 of 126.



Header Page 6 of 126.

Dùng gạc bọc vào đầu ống thuốc trước khi bẻ để tránh mảnh vỡ rơi vào
ống thuốc, rơi ra sàn nhà, bắn vào người, đâm vào tay.
Khi bị phơi nhiễm do vật sắc nhọn, cần xử lý và khai báo ngay theo hướng
dẫn.
 Phòng ngừa các vấn đề liên quan đến pháp luật xảy ra trong quá trình
tiêm Trước, trong, và sau tiêm, người tiêm phải đối mặt trước rất nhiều
vấn đề mà nếu không tự biết cách phòng tránh, khi có tai biến hoặc khiếu
nại xảy ra, người tiêm sẽ gặp nhiều khó khan trước pháp luật. Vì vậy, Bộ y
tế khuyến cáo người tiêm [4].
Thông báo, giải thích rõ cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh trước
khi tiêm thuốc.
Kiểm tra chắc chắn y lệnh được ghi trong bệnh án.
Đánh giá tình trạng người bệnh trước, trong và sau khi tiêm.
Pha thuốc và lấy thuốc tiêm trước sự chứng kiến của người bệnh hoặc
người nhà người bệnh.
Giữ lại lọ/ống thuốc có ghi tên người bệnh đến hết ngày tiêm để làm vật
chứng (nếu cần).
Ghi phiếu chăm sóc: thuốc đã sử dụng, phản ứng của người bệnh, xử trí
chăm sóc trước, trong và sau khi tiêm thuốc.
 Không gây nguy hại cho cộng đồng
Mũi tiêm tạo ra cả rác thải y tế và rác thải sinh hoạt. Các vật dụng sắc nhọn đã
nhiễm máu, dịch cơ thể của người bệnh là mối đe dọa đối với cộng đồng nếu không
được xử lý một cách phù hợp. Vì vậy, Bộ Y tế khuyến cáo người tiêm [4].
 Tạo thành thói quen bỏ bơm, kim tiêm vào hộp kháng thủng ngay sau khi
tiêm.
 Không để bơm kim tiêm đầy quá mức qui định, không để kim tiêm thò ra
miệng hộp kháng thủng: đậy nắp hộp kháng thủng khi bơm kim tiêm
chiếm đến 3/4 hộp.


6
Footer Page 6 of 126.

Thang Long University Library


Header Page 7 of 126.

 Thu gom và bảo quản bơm kim tiêm đã sử dụng theo đúng Quy chế quản
lý chất thải y tế.
- Xử lý chất thải
Xử lý chất thải là khâu rất quan trọng trong tiêm. Theo Bộ Y tế [4], phương
tiện đựng chất thải sắc nhọn phải phù hợp với phương pháp tiêu huỷ cuối cùng (thiêu,
chon…). Hộp đựng chất thải sắc nhọn phảicó thành và đáy cứng không bị xuyên thủng;
có khả năng chống thấm; kích thước phù hợp; có nắp đóng mở dễ dàng; Miệng hộp đủ
lớn để cho vật sắc nhọn vào mà không cần dùng lực đẩy; có quai hoặc kèm hệ thống cố
định; khi di chuyển vật sắc nhọn bên trong không bị đổ ra ngoài [5].
Đối với hộp nhựa đựng chất thải sắc nhọn có thể tái sử dụng, trước khi tái sử
dụng, hộp nhựa phải được vệ sinh, khử khuẩn theo quy trình khử khuẩn dụng cụ y tế.
Hộp nhựa sau khi khử khuẩn để tái sử dụng phải còn đủ các tính năng ban đầu.
Theo Ngô Thị Nhu trong báo cáo thực trạng an toàn trong các buổi tiêm chủng tại
35 trạm y tế xã huyện Tiền Hải năm 2011 có 94,3% buổi tiêm chủng có hộp an toàn để
chứa vật sắc nhọn (n=33),hộp an toàn đựng quá quy định là 5,7% (n=2), bơm kim tiêm
bỏ trực tiếp vào hộp an toàn là 88,6%, dùng tay đậy nắp kim sau tiêm là 8,6% (n=3).
- Chống tai nạn thương tích
Tai nạn thương tích do vật sắc nhọn có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của quá
trình tiêm và do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Để giảm thiểu tai nạn thương tích
do vật sắc nhọn gây ra, Bộ Y tế khuyến cáo người tiêm [4].
+ Không dùng 2 tay để đậy nắp kim sau tiêm, nếu cần hãy sử dụng một tay và

múc nắp đặt trên một mặt phẳng rồi mới đậy nắp kim.
+ Không tháo rời kim tiêm ra khỏi bơm tiêm sau khi tiêm.
+ Bỏ bơm kim tiêm, kim truyền vào hộp kháng thủng ngay sau khi tiêm.
+ Không để vật sắc nhọn đầy quá 3/4 hộp kháng thủng. Đậy nắp và niêm phong
hộp kháng thủng để vận chuyển tới nơi an toàn.
+ Không mở hộp, không làm rỗng để sử dụng lại hộp kháng thủng sau khi đã đậy
nắp hoặc niêm phong hộp.

7
Footer Page 7 of 126.


Header Page 8 of 126.

- Xử lý sau phơi nhiễm
+ Phơi nhiễm có thể xảy ra qua tổn thương do kim tiêm và vật sắc nhọn hoặc dịch cơ
thể, máu bắn tỏe vào vết thương người lành. - Theo Hướng dẫn TAT của Bộ Y tế các
xử lý ban đầu sau tổn thương do vật sắc nhọn ở các nhân viên y tế hầu hết là nặn máu
(69,3-86,7%), sát khuẩn (66,7-90,4%) và rửa tay bằng xà phòng (58,3-95,6%). Tuy
nhiên, vẫn có những trường hợp không xử lý gì và tỷ lệ không báo cáo rất cao, chiếm
đến 51,4-87,7% các trường hợp[4].
Việc xử lý ban đầu đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng tránh lây nhiễm
bệnh sau phơi nhiễm. Các phơi nhiễm khác nhau có cách xử lý khác nhau. Bảng Sơ cứu
đối với vùng phơi nhiễm tóm tắt các cách xử lý theo khuyến cáo của Bộ y tế và tổ chức y
tế thế giới [15, 16].

8
Footer Page 8 of 126.

Thang Long University Library



Header Page 9 of 126.

Bảng1.1. Sơ cứu đối với vùng phơi nhiễm
Tổn thƣơng hoặc phơi nhiễm

Xử lý

Tổn thƣơng do kim

1. Rửa ngay vùng da bị tổn thương bằng xà

tiêm hay vật sắc nhọn

phòng và nước, dưới vòi nước chảy.
2. Để máu ở vết thương tự chảy, không nặn
bóp vết thương

Bắn máu và/hoặc dịch

1.Rửa khu vực bị tổn thương ngay bằng xà

cơ thể lên da bị tổn

phòng và nước dưới vòi nước chảy

thƣơng

2. KHÔNG sử dụng thuốc khử khuẩn trên da

3. KHÔNG cọ hoặc chà khu vực bị tổn thương

Bắn máu hoặc
dịch cơ thể lên mắt

1. Xả nước nhẹ nhưng thật kỹ dưới dòng
nước chảy hoặc nước muối 0,9% vô khuẩn
trong ít nhất 15 phút trong lúc mở mắt, lộn
nhẹ mi mắt.
2. Không dụi mắt

Bắn máu và/hoặc dịch cơ thể lên miệng
hoặc mũi

1. Nhổ khạc ngay máu hoặc dịch cơ thể và
xúc miệng bằng nước nhiều lần
2. Xỉ mũi và rửa sạch vùng bị ảnh hưởng
bằng nước hoặc nước muối 0,9% vô khuẩn.
3. KHÔNG sử dụng thuốc khử khuẩn
4. KHÔNG đánh răng

Bắn máu và/hoặc dịch cơ thể lên da

1. Rửa khu vực bị vấy máu hoặc dịch cơ thể

nguyên vẹn

ngay bằng xà phòng và nước dưới vòi nước
chảy
2. KHÔNG chà sát khu vực bị vấy máu

hoặc dịch

9
Footer Page 9 of 126.


Header Page 10 of 126.

1.3. KHÁI NIỆM VÀ TÁC HẠI CỦA TIÊM KHÔNG AN TOÀN
1.3.1. Khái niệm
Theo WHO, Tiêm không an toàn là quy trình tiêm có khả năng gây nguy hại cho
người nhận mũi tiêm hoặc người thực hiện mũi tiêm hoặc cho người khác và cộng
đồng.
1.3.2. Tác hại của tiêm không an toàn
Tiêm không an toàn có thể gây lây nhiễm nhiều loại tác nhân gây bệnh khác nhau
như vi rút, vi khuẩn, nấm, và ký sinh trùng [31]. Tiêm không an toàn cũng có thể gây
các biến chứng không thuộc dạng nhiễm khuẩn như áp-xe và phản ứng nhiễm độc. Các
nguy cơ của tiêm không an toàn liên quan đến ba tác nhân gây bệnh đường máu là vi
rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV), vi rút viêm gan B (HBV) và vi rút viêm gan C
(HCV).
Theo WHO, có tới 50% các mũi tiêm ở các nước đang phát triển là không an toàn
và trong năm 2000 ước tính trên toàn cầu tình trạng bệnh do tiêm thiếu an toàn gây ra
đối với các tác nhân gây bệnh này như sau [18, 30]:
-

21 triệu ca nhiễm HBV (chiếm 32% số ca nhiễm HBV mới);

-

2 triệu ca nhiễm HCV (chiếm 40% số ca nhiễm HCV mới);


-

260 000 ca nhiễm HIV (chiếm 5% số ca nhiễm HIV mới).

Kết quả ước tính gánh nặng bệnh tật do tai nạn nghề nghiệp bởi vật sắc nhọn
[14]tỷ lệ mới mắc viêm gan virus B ở điều dưỡng là 65 ca/100.000 người/năm, tỷ lệ
mới mắc HIV ở điều dưỡng là 0,3 ca/100.000 người/năm.
Theo số liệu báo cáo năm 2002 của Cục Y tế Dự phòng và Phòng chống
HIV/AIDS thống kê trên 45/64 tỉnh, thành phố có tổng số 343 trường hợp tổn thương
nghề nghiệp có nguy cơ phơi nhiễm với HIV/AIDS ở nhân viên y tế trong đó tỷ lệ cao
nhất là Điều dưỡng là 45,2%.
Nhiễm khuẩn cũng có thể lây truyền sang nhân viên y tế khác và sang người bệnh
do nhiễm khuẩn chéo từ tay của nhân viên y tế, thuốc, thiết bị và dụng cụ y tế hoặc bề
mặt môi trường. Do đó, các kỹ thuật và quy trình tiêm an toàn góp phần bảo đảm an
toàn cho người bệnh cũng như nhân viênnhân viên y tế [20, 27].

10
Footer Page 10 of 126.

Thang Long University Library


Header Page 11 of 126.

1.4. THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA ĐIỀU DƢỠNG VỀ
TIÊM AN TOÀN TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI.
1.4.1. Thực trạng tiêm an toàn tại Việt Nam
Năm 2012, Phan Văn Tường, Trần Thị Minh Phượng và Bùi Thị Mỹ An [12] tiến
hành khảo sát thực trạng tiêm an toàn tại bệnh viên Đa khoa Hà Đông, Hà Nội. Kết quả

cho thấy, trung bình mỗi người bệnh nhận 3,1 mũi tiêm/ngày. Trong đó, cao nhất là
khoa hồi sức tích cực, mỗi bệnh nhân nhận 8.7 mũi tiêm/ngày. So với các nhóm tuổi
khác, nhóm bệnh nhân trong độ tuổi từ 46-60 nhận số mũi tiêm nhiều nhất (3,5
mũi/ngày). Số mũi tiêm trung bình mà ĐD phải thực hiện là 19,5 mũi tiêm/ngày. Đáng
chú ý, ĐD tại khoa răng hàm mặt thực hiện tới 53,1 mũi/ngày.
Phan Văn Tường và cộng sự cũng báo cáo, trong 6 tháng, có tới 37,6% số ĐD
ĐD bị tổn thương do vật sắc nhọn. Trong đó, 36,6% bị chấn thương 2 – 3 lần. Vị trí bị
tổn thương hay gặp nhất là ngón tay (97,6%). Đáng lo ngại, chỉ có 17,1% số các trường
hợp tổn thương là do yếu tố khách quan (người bệnh giãy dụa). Các trường hợp tổn
thương còn lại đều là do yếu tố chủ quan từ phía người tiêm như sơ suất (75,6%) hay
vô tình (7,3%).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong số 109 điều dưỡng được hỏi, tỷ lệ bị xếp loại
không đạt về kiến thức liên quan đến tiêm an toàn là 17,4%. Ở từng khoa phòng, tỷ lệ
kiến thức không đạt thay đổi từ 0% (khoa Mắt, Cấp cứu) đến cao nhất là 75% (khoa
Răng Hàm Mặt).
Về tiêu chuẩn vô khuẩn, chỉ có 45,5% số mũi tiêm đạt vô khuẩn cho kim tiêm. Tỷ
lệ mũi tiêm đạt đủ các tiêu chí về kỹ thuật tiêm (chọn vị trí tiêm, sát khuẩn trước và sau
tiêm…) là 66,5%. Căn cứ trên các tiêu chuẩn TAT (chuẩn bị dụng cụ, vô khuẩn, kỹ
thuật tiêm, và đảm bảo an toàn cho người bệnh và cộng đồng), nhóm tác giả quan sát
từng ĐD thực hiện 04 mũi tiêm. Kết quả cho thấy, trong số 109 ĐD chỉ có 23,9% ĐD
ĐD thực hiện đảm bảo TAT tại 3 – 4 mũi tiêm,66,6% tiêm an toàn từ 1-2 mũi, 5,5%
thực hiện tiêm không an toàn ở cả 4 mũi tiêm.
Đáng chú ý, Phan Văn Tường và cộng sự khẳng định, kết quả kiến thức về tiêm
an toàn của ĐD nhóm tuổi từ 30 trở xuống cao hơn hẳn nhóm còn lại (OR = 4,4, p <
0,05). Tuy nhiên, không có sự khác biệt nào về kiến thức TAT giữa trình độ học vấn và
giới tính. Nhóm có thâm niên công tác dưới 10 năm có tỷ lệ kiến thức đạt cao hơn hẳn
nhóm thâm niên trên 10 năm. Đáng chú ý là tỷ lệ kiến thức đạt ở nhóm được tập huấn
cao hơn gấp 10,3 lần so với nhóm không dược tập huấn trong năm vừa qua (p < 0.01).
11
Footer Page 11 of 126.



Header Page 12 of 126.

Tỷ lệ bị chấn thương ở nhóm có kiến thức về TAT so với nhóm không có kiến thức về
TAT thấp hơn 3,6 lần (p < 0,05). Không có sự liên quan nào giữa trình độ chuyên môn.
Số lượng mũi tiêm và kiến thức với thực hành TAT của các điều dưỡng viên.
Đoàn Thị Anh Lê và cộng sự tiến hành khảo sát tình hình TAT tại các bệnh viện
thực hành của trường đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy,
trong số 266 ĐD được hỏi, 23% tiêm trên 50 mũi/ngày làm việc (8 tiếng), 46% tiêm từ
30 đến 50 mũi/ngày và chỉ có 8% tiêm dưới 10 mũi/ngày làm việc. Hầu hết ĐD có
kiến thức tốt về kỹ thuật tiêm, tuy nhiên kiến thức về vô khuẩn trong tiêm còn nhiều
hạn chế. Về mặt thực hành, 80% điều dưỡng viên không làm sạch tay trước khi tiêm và
kiểm tra chất lượng, hạn dùng thuốc trước khi tiêm. 70% điều dưỡng rút thuốc chạm
tay vào vùng vô khuẩn, 56% lưu kim trên lọ thuốc sau khi rút. Trong tiêm, việc thực
hiện các quy định về giữ an toàn, quan sát người bệnh chỉ đạt mức trung bình và thấp.
Đáng chú ý, hơn một nửa (57%) số ĐD dùng tay đậy nắp kim sau khi tiêm và 47%
phân lập kim tiêm không đúng cách, 30% sử dụng dụng cụ chứa vật sắc nhọn không
đúng quy cách.
Theo một số khảo sát trước đây tại Việt Nam cho thấy sự hiểu biết về ý nghĩa
Tiêm an toàn của Điều dưỡng-Hộ sinh (ĐD-HS) là khá cao đạt 100%, gần 95% ĐD-HS
có hiểu biết về sự cần thiết phải rửa tay trong quy trình tiêm và xác định các nguyên tắc
vùng vô trùng khi tiêm thuốc. Trên xe có hộp chứa vật sắc nhọn và hộp thuốc chống
sốc khi đi tiêm đạt gần 100%. Tuy nhiên còn trên 30% ĐD-HS chưa xử lý ban đầu
đúng khi bị vật sắc nhọn đâm.Tỷ lệ rút thuốc không đủ liều như sót thuốc, phụt thuốc
khi đuổi khí chiếm gần 12%, hơn 20% ĐD-HS còn lưu kim tiêm trên lọ sau khi rút
thuốc, hơn 50% ĐD-HS không quan sát bệnh nhân khi tiêm. Vấn đề xử lý rác thải, vật
sắc nhọn sau khi tiêm được ĐD-HS cô lập rất tốt đạt 100% nhưng vẫn còn 1,3% ĐDHS dùng tay tháo lắp kim tiêm [9]. Phần lớn nhân viên có thái độ tuân thủ rửa tay tốt
với 63,8% cho là luôn luôn và 31,4% cho là thường xuyên rửa tay khi có cơ hội. Tuy
nhiên thực tế chỉ có 17,6% là luôn luôn tuân thủ việc rửa tay và 13,8% thường xuyên

thực hiện khi có cơ hội. Kết quả khảo sát cũng cho thấy tỷ lệ tuân thủ rửa tay của điều
dưỡng cao hơn bác sỹ với tỷ lệ là 60,4% so với 49,6% [13].
Như vậy có thể thấy, các nghiên cứu ở đã công bố ở Việt Nam đa phần tập trung
vào mô tả thực hành TAT của điều dưỡng viên chứ chưa đi sâu mô tả mối liên quan
12
Footer Page 12 of 126.

Thang Long University Library


Header Page 13 of 126.

giữa thực hành và kiến thức tiêm an toàn. Ngoài ra, không có nhiều nghiên cứu đề cập
đến các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành TAT của điều dưỡng viên.
1.4.2. Thực trạng tiêm an toàn tại một số nƣớc trên thế giới
Năm 2012, Bolarinwa và cộng sự tiến hành quan sát ngẫu nhiên trực tiếp thực
hành tiêm của nhân viên y tế (điều dưỡng, bác sỹ và kỹ thuật viên) tại 30 cơ sở khám
chữa bệnh ban đầu tại Nigeria. Kết quả cho thấy báo cáo nhân viên y tế tại 86,7% số cơ
sở khám chữa bệnh còn đóng nắp kim sau khi tiêm, 80% không rửa tay khi tiêm và
66,7% số cơ sở có kim tiêm vương vãi trong khuôn viên [26]. Nhóm tác giả
Rajasekaran công bố số thương tích bình quân trong 1 năm do kim tiêm trong nhân
viên y tế tại Ấn Độ là 23.6, tương đương với gần hai lần trong 1 tháng [23]. Tại
Canada, Walsh và Brophy khẳng định, 84.8% ĐD không lựa chọn vị trí tiêm bắp theo
đúng hướng dẫn. Đa phần các vị trí tiêm được chọn dựa vào kinh nghiệm và thói quen
của người tiêm mà chưa quan tâm thích đáng đến các biến chứng có thể có cho người
bệnh [22].
Khảo sát của Costigliola, Frid, Letondeur và Strauss trên 634 ĐD tại 14 quốc gia
châu Âu như Đan Mạch, Anh, Phần Lan, Nga, Thụy Điển… cho thấy 32% điều dưỡng
viên từng bị tổn thương do kim tiêm. Hơn một nửa số trường hợp bị thương là do vật
sắc nhọn đã nhiễm dịch thể của người bệnh. Tuy nhiên, chỉ có 2/3 số các trường hợp

được báo cáo và xử trí phù hợp. Sau khi tiêm, vẫn còn 17% số điều dưỡng viên không
vứt ngay bơm và kim tiêm vào hộp chứa vật sắc nhọn mà để trên khay (5,9%), đậy lại
nắp kim (7,1%) hay vứt kim vào thùng rác (1%). 29,5% bị thương trong khi đậy lại nắp
kim sau khi tiêm, 13% bị thương trong quá trình tiêm, 16,1% bị thương trong quá trình
vứt bơm kim vào hộp đựng vật sắc nhọn [28].
Một khảo sát tại Ả rập Saudi trên điều dưỡng viên và bác sỹ cho thấy tỷ lệ hiểu
biết về nguy cơ lây truyền HIV, HBV and HCV của qua tiêm của bác sỹ cao hơn của
điều dưỡng. Tuy nhiên, trong thực hành, số thương tổn do kim tiêm trung bình của bác
sỹ (là 0,21/12 tháng) và của điều dưỡng (là 0,38/12 tháng) lại không có sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê. Đáng chú ý, hanh tỷ lệ bác sỹ thực hiện hành vi đậy lại nắp kim hay
bẻ kim tiêm sau khi tiêm cũng như bị tổn thương do các hành vi trên cao hơn hẳn điều
dưỡng viên (p < 0,05) [24].
Khảo sát trên 5449 cán bộ y tế tại Mỹ năm 2010, nhóm tác giả Pugliese và cộng
sự cho thấy chỉ có 79,6% số người được hỏi biết đến tiêm an toàn trước khi tham gia
phỏng vấn. 29% số nhân viên thừa nhận thỉnh thoảng hoặc thậm chí luôn luôn sử dụng
13
Footer Page 13 of 126.


Header Page 14 of 126.

xi lanh do người khác pha thuốc chuẩn bị sẵn cho để tiêm thuốc bệnh nhân chứ không
trực tiếp tự tay pha thuốc. 30,4% nhân viên y tế đâm kim hơn một lần vào trong lọ
thuốc đơn liều dùng cho người bệnh, 65,6% dùng lọ thuốc đa liều cho nhiều người
bệnh [19].
Trong một khảo sát gần đây tại Nigeria, 55,7% số nhân viên y tế có kiến thức
kém, 31,1% có kiến thức tốt và chỉ có 13,1% có kiến thức rất tốt về tiêm an toàn. Tuy
nhiên, có tới 48,4% số người được hỏi có thực hành tốt và 47,5% có thực hành rất tốt
về tiêm an toàn. Đáng chú ý, chỉ có 4,1% nhân viên y tế có thực hành tiêm an toàn ở
mức kém. 86,2% và 55,3% có kiến thức về nguy cơ lây nhiễm HIV và HBV liên quan

đến tiêm không an toàn. Một số biến chứng khác của tiêm không an toàn mà nhân viên
y tế biết như liệt (45,7%), phản ứng thuốc (42,6%), áp xe (37,2%)…[29].
Một số yếu tố có liên quan đến kiến thức về tiêm an toàn như tuổi (p = 0,005),
giới (0,022) và thâm niên công tác (p < 0.000). Cụ thể, kiến thức liên quan đến tiêm an
toàn tang dần theo tuổi và thâm niên công tác. Kiến thức của nhân viên nữ tốt hơn của
nam. Tuy nhiên, tuổi và giới không có liên quan gì đến thực hành tiêm an toàn của
nhân viên y tế. Ngược lại, có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa năm công tác và
số thực hành tiêm an toàn (P = 0.043).
Phần lớn (68.9%) nhân viên y tế sử dụng găng trong quá trình tiêm nhưng chỉ có
3.3% sử dụng thường xuyên. 78.7% rửa tay với xà phòng và nước sau khi tiếp xúc với
người bệnh. Khi bị tổn thương, chỉ có 81,1% nhân viên y tế băng kín vết thương của
mình trước khi tiêm cho người bệnh, 16,4% chỉ thực hiện thỉnh thoảng và 2,5% không
bao giờ thực hiện. 23% nhân viên thừa nhận thường xuyên đậy lại nắp kim sau khi tiêm
và 40% thỉnh thoảng thực hiện hành vi đó [29].
Li và cộng sự đánh giá kiến thức và thực hành tiêm an toàn của nhân viên y tế tại
Trung Quốc [21]. Kết quả từ 468 nhân viên cho thấy nhân viên y tế tại tuyến thôn bản
có kiến thức về tiêm an toàn thấp hơn hẳn nhân viên y tế ở tuyến trên (P < 0.001). Tỷ lệ
thực hành tiêm không an toàn là 6,2%. Bốn yếu tố liên quan đến thực hành tiêm không
an toàn là trình độ đào tạo thấp, kiến thức kém, cho rằng AIDS là bệnh không nguy
hiểm và tin rằng người bệnh chấp nhận dùng chung bơm kim tiêm.

14
Footer Page 14 of 126.

Thang Long University Library


Header Page 15 of 126.

CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang
2.2. Thời gian
Nghiên cứu được thực hiện từ ngày 01/07/2012 đến 31/07/2012
2.3. Địa điểm
Nghiên cứu được tiến hành tại toàn bộ 4 khoa lâm sàng thuộc Bệnh viện Da Liễu
Trung ương, bao gồm:
 Khoa Khám bệnh
 Khoa Điều trị các bệnh da nữ giới và trẻ em
 Khoa Điều trị các bệnh da nam giới
 Khoa Laser Phẫu thuật và điều trị bệnh Phong.
2.4. Đối tƣợng nghiên cứu
Điều dưỡng viên của 4 khoa lâm sàng tại Bệnh viện Da Liễu Trung ương.
2.5. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Là nhân viên chính thức đang làm việc tại các khoa của Bệnh viện Da Liễu
Trung ương.
- Có làm công tác chuyên môn, tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân và thực hiện các
thủ thuật tiêm truyền.
2.6. Cỡ mẫu
Tổng số điều dưỡng viên là nhân viên chính thức trực tiếp chăm sóc người bệnh
hiện tại của bệnh viện Da Liễu Trung ương là 50. Tất cả các điều dưỡng viên này đều
được mời tham gia nghiên cứu. Tỷ lệ đồng ý tham gia nghiên cứu là 100%
2.7. Công cụ thu thập số liệu
Công cụ nghiên cứu là các bảng câu hỏi soạn sẵn để điều dưỡng tự trả lời, gồm 3
15
Footer Page 15 of 126.


Header Page 16 of 126.


phần:
2.7.1. Phần thông tin chung: bộ công cụ này do nghiên cứu viên tự thiết kế nhằm thu
thập các thông tin cá nhân về người bệnh như tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm công
tác, số mũi tiêm trong ngày làm việc, tình hình tai nạn thương tích, tình huống tai nạn
thương tích do vật sắc nhọn trong năm vừa qua…
2.7.2. Phần thông tin đánh giá kiến thức tiêm của ngƣời bệnh:
Phần này bao gồm 24 câu hỏi về kiến thức liên quan đến tiêm an toàn. Nội dung
của các câu hỏi do nghiên cứu viên thiết kế dựa trên tài liệu hướng dẫn Tiêm an toàn
của Bộ Y tế. Các câu hỏi được thiết kế dưới dạng điền khuyết (câu 1, 6, 7), chọn 1
trong 4 (câu 2, 3, 4, 5) và đúng/sai (câu 8-24). Điều dưỡng trả lời đúng được điểm, trả
lời sai không được điểm. Tổng điểm kiến thức là 28 điểm (một số câu hỏi điền khuyết
có trọng số điểm cao hơn 1: câu 1: 3 điểm, câu 6, 7: 2 điểm). Mức độ kiến thức được
chia ra như sau:
 Kém: 0 – 7 điểm
 Khá: 8 – 14 điểm
 Tốt: 15 – 21 điểm
 Rất Tốt: 22 – 28 điểm
2.7.3. Phần thông tin liên quan đến thực hành
Phần này bao gồm 18 câu hỏi về các thực hành hàng ngày của điều dưỡng viên
khi tiến hành tiêm. Nội dung câu hỏi được xây dựng dựa trên tài liệu hướng dẫn tiêm
an toàn của Bộ Y tế.
Để trả lời câu hỏi, điều dưỡng viên lựa chọn mức độ thường xuyên mà mình thực
hiện hành vi nào đó, ví dụ “quan sát sắc mặt của bệnh nhân trong quá trình tiêm” hay
“Dùng tay ấn đẩy xi lanh vào trong hộp kháng thủng khi hộp gần đầy”. Mức độ thường
xuyên thực hiện hành vi được chia ra 5 mức độ: “không bao giờ”, “thỉnh thoảng”,
“thường xuyên”, “rất thường xuyên” và “luôn lôn”. Với các hành vi đúng, nếu thực
hiện “luôn luôn”, điều dưỡng sẽ được 4 điểm, không bao giờ thực hiện sẽ được 0 điểm.
Ngược lại, với các hành vi sai, nếu thực hiện “luôn luôn”, điều dưỡng sẽ được 0 điểm
16

Footer Page 16 of 126.

Thang Long University Library


Header Page 17 of 126.

và không bao giờ thực hiện sẽ được 4 điểm.
Tổng điểm cho 18 câu hỏi là 72 điểm. Mức độ kiến thức được phân loại làm 4
loại: kém, khá, tốt và rất tốt:
 0 - 18: Kém
 19 – 36: Khá
 37 – 54: Tốt
 55 – 72: Rất tốt
- Căn cứ theo định nghĩa tiêm an toàn, 18 câu hỏi của phần thực hành được xây
dựng làm 2 phần: 1) nội dung thực hành giữ an toàn cho người bệnh (8 câu) và 2) nội
dung thực hành giữ an toàn cho bản thân và cộng đồng (10 câu).
 Các thực hành giữ an toàn cho người bệnh gồm 8 câu. Điểm tối thiểu: 0 điểm
và điểm tối đa là 32 điểm. Phân loại thực hành theo mức độ điểm như sau:
0 - 8: Kém
9 – 16: Khá
17 – 24: Tốt
25 – 32: Rất tốt
 Các thực hành giữ an toàn cho bản thân và cộng đồng bao gồm 10 câu. Điểm
tối thiểu là 0 điểm và điểm tối đa là 40 điểm. Phân loại thực hành theo mức độ điểm
như sau:
0 – 10: Kém
11 – 20: Khá
21 – 30: Tốt
31 – 40: Rất tốt


17
Footer Page 17 of 126.


Header Page 18 of 126.

2.8 Biến số:
Tên biến

STT

Định nghĩa

Loại biến

1

Kiến thức về tiêm
an toàn

Là hiểu biết của điều dưỡng viên về các
nội dung liên quan đến tiêm an toàn

Liên tục

2

Thực hành về tiêm


Là mức độ thường xuyên của các thực

Liên tục

an toàn

hành theo hướng dẫn tiêm an toàn của
Bộ y tế mà điều dưỡng viên thực hiện
trước, trong, và sau quá trình tiêm

3

Thực hành tiêm an
toàn cho người
bệnh

Là mức độ thường xuyên của các thực
hành nhằm giữ an toàn cho người bệnh
theo hướng dẫn tiêm an toàn của Bộ y tế
mà điều dưỡng viên thực hiện trước,
trong, và sau quá trình tiêm

Liên tục

4

Thực hành tiêm an

Là mức độ thường xuyên của các thực


Liên tục

toàn cho bản thân
và cộng đồng

hành nhằm giữ an toàn cho bản thân và
cộng đồng theo hướng dẫn tiêm an toàn
của Bộ y tế mà điều dưỡng viên thực
hiện trước, trong, và sau quá trình tiêm

5

Tổn thương do vật
sắc nhọn

Là số lần và tình huống tổn thương của
điều dưỡng viên do vật sắc nhọn liên
quan đến tiêm gây ra trước, trong và sau
quá trình tiêm.

Liên tục (số lần tổn
thương)

Liên tục

Phân loại (tình
huống tổn thương,
vật gây tổn thương)

6


Thâm niên công
tác

Là thời gian điều dưỡng viên làm việc
trong lâm sàng tính từ khi tốt nghiệp

7

Trình độ đào tạo

Là trình độ bằng điều dưỡng cao nhất mà Thứ hạng
điều dưỡng viên đạt được, gồm: sau đại
học, đại học, cao đẳng, và trung học

8

Số lần và thời gian
được tập huấn về
tiêm an toàn

Là số lần và tổng thời giant ham dự các
Liên tục
khóa tập huấn chính thức về tiêm an toàn
mà điều dưỡng viên đã được tham gia
18

Footer Page 18 of 126.

Thang Long University Library



Header Page 19 of 126.

2.9. Phƣơng pháp thu thập số liệu
Phỏng vấn gián tiếp: nhân viên trong mẫu nghiên cứu được phát và tự điền vào
bản đánh giá kiến thức và thực hành tiêm an toàn. Nghiên cứu viên là người duy nhất
đi thu thập số liệu. Quy trình thu thập số liệu như sau:
- Nghiên cứu viên liên hệ với các khoa để sắp xếp lịch phỏng vấn. Mỗi khoa được
phỏng vấn trong một ngày.
- Phỏng vấn được tiến hành sau buổi giao ban buổi sáng tại các khoa. Sau khi kết
thúc giao ban, các điều dưỡng viên được mời ở lại để tiến hành phỏng vấn.
- Nghiên cứu viên giới thiệu mục đích tiêu cứu, khẳng định các thông tin nhận
diện cá nhân và khoa phòng của điều dưỡng đều được giữ kín, và mời các điều dưỡng
viên tham gia nghiên cứu.
- Các điều dưỡng đồng ý tham gia nghiên cứu được sắp xếp chỗ ngồi cách xa phù
hợp trong quá trình trả lời câu hỏi.
- Nghiên cứu viên phát bộ câu hỏi và giành 15phút để các điều dưỡng viên trả lời.
Nghiên cứu viên có mặt liên tục trong phòng để đảm bảo các điều dưỡng viên không
bàn bạc trao đổi khi trả lời câu hỏi.
- Kết thúc thời gian trả lời, nghiên cứu viên thu lại các bộ câu hỏi, kiểm tra lại để
đảm bảo các thông tin cần thiết được điền đầy đủ và hoàn thành quá trình thu thập số
liệu tại khoa đó.
2.10. Các sai số có thể có và cách khắc phục:
- Sai số nhớ lại: nghiên cứu hỏi điều dưỡng viên về tai nạn thương tích trong năm
vừa qua. Kết quả thu được có thể sai lạc do điều dưỡng viên nhớ không chính xác về số
lần, tình huống xảy ra tai nạn.
Cách khắc phục: Nghiên cứu viên giành thời gian thích hợp, giữ trật tự phòng
phỏng vấn để điều dưỡng tập trung nhớ lại chính xác các tai nạn đã xảy ra.
- Sai số ảnh hưởng của vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá về vấn đề thực

hành chuyên môn nên điều dưỡng viên có thể có căng thẳng hoặc trả lời không đúng
với thực hành hàng ngày của mình.
19
Footer Page 19 of 126.


Header Page 20 of 126.

Cách khắc phục: Nghiên cứu viên khẳng định trước khi thu thập số liệu với các
điều dưỡng viên tham gia nghiên cứu rằng kết quả nghiên cứu không nhằm đánh giá thi
đua, xếp hạng thực hành của điều dưỡng viên cũng như khoa phòng. Kết quả nghiên
cứu đều được báo cáo chung theo nhóm, nghiên cứu không thu thập thông tin nhận
diện cá nhân của điều dưỡng.
Nghiên cứu viên sắp xếp các điều dưỡng viên ngồi cách xa nhau trong quá trình
trả lời bộ câu hỏi để đảm bảo điều dưỡng viên hoàn toàn thấy thoải mái và an toàn
trong quá trình trả lời.
- Sai số do điều dưỡng viên thảo luận, trao đổi trong quá trình trả lời phần nội
dung kiến thức về tiêm an toàn: điều dưỡng viên có thể trao đổi, thảo luận về câu trả lời
liên quan đến phần kiến thức tiêm an toàn dẫn đến kết quả đánh giá không phản ánh
thực tế kiến thức của người trả lời.
Cách khắc phục: Nghiên cứu viên sắp xếp các điều dưỡng viên ngồi cách xa nhau
phù hợp trong quá trình trả lời. Nghiên cứu viên có mặt trong phòng suốt thời gian các
điều dưỡng viên trả lời để đảm bảo giữ trật tự.
2.11. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS. Thống kê mô tả (giá trị trung
bình, phương sai, tỷ lệ phần trăm) được sử dụng để mô tả đặc điểm nhóm nghiên cứu
và các biến số. Hệ số tương quan (Spearman’s Rho) được sử dụng để đánh giá mối liên
quan giữa các biến số. Mức ý nghĩa thống kê sử dụng là 0.05
2.12. Đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành dưới sự cho phép của Khoa Điều dưỡng – Trường

đại học Thăng Long và Viện Da liễu trung ương.
- Các điều dưỡng viên được quyền từ chối tham gia nghiên cứu hoặc dừng trả lời
các câu hỏi của nghiên cứu mà không cần giải thích lý do.
- Tất cả các thông tin thu thập được chỉ được sử dụng cho mục đích của nghiên
cứu này. Mọi thông tin nhận diện cá nhân người trả lời đều được bảo vệ và giữ kín. Chỉ
nghiên cứu viên và giảng viên hướng dẫn được tiếp cận với phiếu trả lời và các dữ liệu
liên quan.
20
Footer Page 20 of 126.

Thang Long University Library


Header Page 21 of 126.

CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Khảo sát của tôi được tiến hành từ ngày 01/07/2012 đến ngày 31/07/2012 tại 4
khoa lâm sàng của Bệnh viện Da Liễu Trung ương bao gồm: Khoa Khám bệnh, Khoa
Điều trị các bệnh da nữ giới và trẻ em (Khoa D2), Khoa Điều trị các bệnh da nam giới (
Khoa D3), Khoa Laser Phẫu thuật và điều trị bệnh Phong ( Khoa D1). Tổng cộng tất cả
có 50 Điều dưỡng được chọn vào trong nghiên cứu. Tỉ lệ chấp nhận trả lời phỏng vấn
là 100%.
3.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu:
3.1.1. Đặc điểm của nhóm nghiên cứu:
Bảng 3.1: Đặc điểm của nhóm nghiên cứu
Biến số

Khoa


Giới tính

Tuổi

Trình độ

Thâm niên
công tác

Số lƣợng (n)

Khoa D1

13

26,0

Khoa D2

15

30,0

Khoa D3

13

26,0

Khoa KB


9

18,0

Nữ

41

82,0

Nam

9

18,0

20 – 30

29

58,0

31 – 40

9

18,0

41 – 50


6

12,0

51 – 60

6

12,0

Trung học

41

82,0

Cao đẳng

4

8,0

Đại học

5

10,0

≤ 5 năm


25

50,0

5 – ≤ 10 năm

8

16,0

10 – ≤ 15 năm

4

8,0

15 - ≤ 20 năm

2

4,0

> 20 năm

11

22,0

21

Footer Page 21 of 126.

Tỷ lệ (%)


Header Page 22 of 126.

Nhận xét:
- Tổng số ĐD trong mẫu nghiên cứu là 50, trong đó Khoa khám bệnh gồm 9 nhân
viên chiếm 18%, Khoa Laser Phẫu thuật và điều trị bệnh phong gồm 13 nhân viên
chiếm 26%, Khoa điều trị các bệnh da nữ giới và trẻ em gồm 15 nhân viên chiếm 30%,
Khoa điều trị các bệnh da nam giới gồm 13 nhân viên chiếm 26%.
- ĐD nữ giới có 41 người, nam giới có 9 người như vậy nữ giới gần gấp 5 lần
nam giới (82% ở nữ so với 18% ở nam).
- Về tuổi tác khoảng từ 23 – 60 tuổi, trong đó lứa tuổi từ 20-30 có 29 người chiếm
58%, từ 31-40 có 9 người chiếm 18%, từ 41-50 và 51-60 đều có 6 người và cùng chiếm
12%. Như vậy lứa tuổi từ 20-30 chiếm trên 50% tổng số điều dường trong nghiên cứu
này.
- Về trình độ chuyên môn của ĐD phần lớn là Điều dưỡng trung học (n=41,
chiếm 82%), Điều dưỡng cao đẳng chiếm 8% (n=4) và có 5 Cử nhân Điều dưỡng (
chiếm 10%).
- Về thâm niên công tác tại Bệnh viện Da Liễu Trung ương, thâm niên của ĐD
ĐD dưới 5 năm chiếm tỉ lệ cao nhất 50% ( n=25), thâm niên trên 20 năm chiếm 22% (
n=11).

3.1.2. Số mũi tiêm trong ngày và trong 1 ca trực đêm
Bảng 3.2: Số mũi tiêm trong ngày và trong 1 ca trực đêm (n=50)
Số lượng

Tỷ lệ


(n)

(%)

≤ 10mũi

14

28,0

11 – 20mũi

11

22,0

21 – 30mũi

9

18,0

31 – 40mũi

10

20,0

6


12,0

Biến số

Số mũi
tiêm trong
ngày

Giá trị
trung bình

SD

Khoảng

23,82

18,29

0-60

≥ 41 mũi
Số mũi tiêm trong 1 ca

3,64

1,65

0-8


trực đêm
22
Footer Page 22 of 126.

Thang Long University Library


Header Page 23 of 126.

Nhận xét:
- Số mũi tiêm trong ngày một ĐD cần thực hiện trung bình là 23,82 mũi
tiêm/ngày làm việc, trong đó ĐD tiêm dưới 10 mũi tiêm/ngày có 14 người ( chiếm
28%), tiêm 31-40mũi/ngày có 10 người chiếm 20% và, đáng chú ý là có 6 người phải
tiêm trên 41 mũi tiêm/ngày (12%).
- Số mũi tiêm trong 1 ca trực đêm của ĐD trung bình là 3,64 mũi tiêm/ca trực
đêm.
3.1.3. Thực trạng cung cấp kiến thức tiêm an toàn tại BV Da Liễu TƢ
Bảng 3.3: Tình hình tập huấn về tiêm an toàn của Điều dƣỡng
Biếnsố
Chưa từng

Số lƣợng (n)
3

Tỷlệ (%)
6,0

Đã từng


47

94,0

Đƣợc tập huấn về

1 lần

17

34,0

tiêm an toàn

2 lần

14

28,0

3 lần

14

28,0

4 lần

2


4,0

1 ngày

29

58,0

2 ngày

16

32,0

3 ngày

2

4,0

Thời gian đƣợc tập huấn (n = 47)

Nhận xét:
- Trong tổng số 50 ĐD tham gia nghiên cứu có 3 ĐD chưa từng tham gia tập huấn
về tiêm an toàn chiếm 6,0%. 47 ĐD đã từng tham gia tập huấn (chiếm 94%) trong đó
có 17 ĐD được tham gia tập huấn 1 lần chiếm 34%, và chỉ có 4% số ĐD được tập huấn
4 lần ( n=2).
- Thời gian tập huấn gồm nhiều nhóm bao gồm tập huấn 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày.
Trong đó số ĐD được tham gia tập huấn 1 ngày là chủ yếu chiếm 58% (n=29), tập
huấn 2 ngày có 16 người ( chiếm 32%) và số ĐD được tham gia tập huấn 3 ngày chỉ có

2 người chiếm 4%.

23
Footer Page 23 of 126.


Header Page 24 of 126.

3.2. Tình hình tổn thƣơng do vật sắc nhọn khi tiêm của Điều dƣỡng trong năm
2012.
3.2.1. Tỷ lệ thƣơng tích do vật sắc nhọn khi tiêm
Bảng 3.4: Tỷ lệ thƣơng tích do vật sắc nhọn khi tiêm trong năm vừa qua (n=50)
Biến số

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

Không bị thương do vật sắc nhọn

4

8,0

Có bị thương do vật sắc nhọn

46

92,0


Nhận xét:
Trong năm vừa qua tỷ lệ ĐD không bị thương do vật sắc nhọn chiếm 8,0% (n=4).
46 người đã từng bị thương do vật sắc nhọn (chiếm 92,0%).
Bảng 3.5: Số lần bị thƣơng trong quá trình tiêm trong năm vừa qua (n=46)

Sốlần

Giá trị
trung bình
7.1

S
D
.8

Khoảng

Tỷlệ
(%)

Số lƣợng (n)

0 -25

≤5

20

43,5


6 – 10

14

30.4

11 – 15

6

13,0

16 – 20

4

8,7

> 20

2

4,4

Nhận xét:
- Số lượng ĐD bị thương ít hơn 5 lần trong năm vừa qua chiếm 43,5% (n=20), từ
6-10 lần chiếm 30,4% (n=14). Có 4,4% số người được hỏi cho biết đã bị thương trên
20 lần (n=2).
3.2.2. Vật gây thƣơng tích trong quá trình tiêm
Bảng 3.6: Vật gây thƣơng tích liên quan đến tiêm

Vật gây thƣơng tích

Số lần gây thƣơng tích

Tỷ lệ (%)

Do kim vô khuẩn

108

30,6

Do kim nhiễm

28

7,9

Do vỏ thuốc/lọ nước cất

217

61,5

24
Footer Page 24 of 126.

Thang Long University Library



Header Page 25 of 126.

Nhận xét:
Trong tổng số thương tích được báo cáo, số lần gây thương tích do kim vô khuẩn
là 108 lần ( 30,6%), do kim nhiễm là 28 lần (7,9%) và nhiều nhất là do vỏ thuốc/lọ
nước cất là 217 lần (61,5%).
Bảng 3.7: Số điều dƣỡng bị thƣơng do kim vô khuẩn (n=50)
Số lần bị thƣơng
Khôngbị

Số điều dƣỡng viên bị thƣơng
9

Tỷ lệ (%)
18,0

Bị*

41

82,0

1 lần

13

26,0

2 lần


11

22,0

3 lần

6

12,0

4 lần

1

2,0

≥ 5 lầntrởlên

10

20,0

Người bị ít nhất: 1 lần, người bị nhiều nhất: 6 lần
Nhận xét:
- Với tổng số 50 ĐD tham gia nghiên cứu thì năm vừa qua số lượng ĐD bị
thương do kim vô khuẩn chiếm 82% (n=41) còn số ĐD không bị thương chỉ chiếm
18% (n=9).
- Trong số 41 ĐD bị thương do kim vô khuẩn thì có 13 ĐD chỉ bị thương 1 lần
(26%), bị thương 2 lần chiếm 22% và trên 5 lần chiếm 20% (n=10).
Bảng 3.8: Số điều dƣỡng bị thƣơng do kim nhiễm (n=50)

Số lần bị thƣơng
Khôngbị

Số điều dƣỡng viên bị thƣơng
32

Tỷlệ (%)
64,0

Bị

18

36,0

1 lần

11

22,0

2 lần

4

8,0

3
6,0
3 lần

Nhận xét:
- ĐD không bị thương do kim nhiễm chiếm 64,0% (n=32) và ĐD bị thương do
kim nhiễm chiếm 36,0% (n=18).

25
Footer Page 25 of 126.


×