Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

Thực trạng công bố các bài báo quốc tế của các trường đại học có đào tạo y dược của việt nam giai đoạn 1996 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.76 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN QUỐC HIỆU

THùC TR¹NG C¤NG Bè C¸C BµI B¸O QUèC TÕ
CñA C¸C TR¦êNG §¹I HäC Cã §µO T¹O Y D¦îC
CñA VIÖT NAM GIAI §O¹N 1996-2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN QUỐC HIỆU

THùC TR¹NG C¤NG Bè C¸C BµI B¸O QUèC TÕ
CñA C¸C TR¦êNG §¹I HäC Cã §µO T¹O Y D¦îC
CñA VIÖT NAM GIAI §O¹N 1996-2018
Chuyên ngành : Y tế công cộng
Mã số


: 60 72 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Trần Xuân Bách

HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu, cùng toàn thể các thầy cô giáo
đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập.
Tôi xin xin trân trọng cám ơn Thầy PGS.TS. Trần Xuân Bách, người
hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Tuy nhiên trong quá trình làm luận văn do nhiều lý do khách quan nên
trong Luận văn này không tránh khỏi nhiều thiếu sót, hạn chế. Tôi kính mong
Quý thầy cô có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là: Nguyễn Quốc Hiệu, học viên cao học khóa: Khóa 25 Viện đào
tạo Y học dự phòng &Y tế cộng đồng, trường Đại học Y Hà Nội, chuyên
ngành Y tế công cộng, xin cam đoan:
1.

Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của Thầy: PGS.TS. Trần Xuân Bách.


2.

Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.

3.

Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở
nơi nghiên cứu.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội Ngày ..... Tháng ..... Năm 2019
Người viết cam đoan
Ký và ghi rõ họ tên

Nguyễn Quốc Hiệu


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
IF

Impact factor

ISI

Information Sciences Institute

JIF


Journal impact factor

WoS

Web of Science

SCI

Science Citation Index

SCIE

Scientific Citation Index Expanded

SSCI

Social Science Citation Index

SSCIE

Social Science Citation Index Expand

A&HCI

Arts & Humanities Citation Index

ISSN

International Standard Serial Number


ESCI

Emerging Sources Citation Index

ISSN

International Standard Serial Number

KH&CN

Khoa học và công nghệ

HĐCDGSNN Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước
GD-ĐT

Giáo dục và đào tạo

ĐH

Đại học

ARWU

Trường Đại học Giao thông Thượng Hải

S4VN

Trắc lượng khoa học Việt Nam


ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

NCKH

Nghiên cứu khoa học

GS, PGS

Giáo sư, Phó Giáo sư

FA, CA

First Author, Co-responding Author

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


8


ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong xu thế phát triển của thế giới, thông tin khoa học đóng vai trò rất
quan trọng dẫn đến sáng chế và đổi mới công nghệ được thể hiện qua các ấn
phẩm được công bố trên các tập san có bình duyệt. Việt nam chúng ta sau khi
chúng ta chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ 7 của hiệp hội các
nước Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995. Kể từ đó đến nay, Việt Nam đã
nhanh chóng hội nhập, tham gia sâu rộng sự phát triển của xu thế đó. Số
lượng bài về các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ được công bố
khoa học quốc tế góp phần quan trọng để nâng cao chất lượng của các nghiên
cứu, vị thế của nền khoa học và công nghệ Việt Nam trên trường Quốc tế.
Một bài là kết quả của một cá nhân, một nhóm hoặc tập thể các nhà
khoa học, là một trong những khâu mấu chốt đánh dấu sự hoàn tất của công
trình nghiên cứu khoa học bất cứ lĩnh vực nào.
Có nhiều cách đánh giá chất lượng nghiên cứu thông qua các bài công
bốkhoa học, nhưng chỉ số được giới khoa học sử dụng thường xuyên là chỉ số
tác động của tạp chí (Impact factor - IF). Những công trình nghiên cứu chất
lượng cố gắng đăng lên các tạp chí có chỉ số IF cao và ngược lại. Các tạp chí,
tập san có chỉ số IF cao thường được trích dẫn nhiều hơn. Một công trình
nghiên cứu sau khi công bố nếu có chất lượng tốt thường được trích dẫn cao
hơn những công trình kém chất lượng. Nhưng chất lượng nghiên cứu là một
khía cạnh rất khó định lượng. Đọc mỗi bài và đánh giá, nhưng cách làm này
phi thực tế và cũng không khả quan với số lượng bài lên tới hàng trăm nghìn
thậm trí hàng triệu.


9

Hiện nay, một trong bốn bảng xếp hạng trường Đại học uy tín thế giới

là bảng xếp hạng trường Đại học do Trường Đại học Giao thông Thượng Hải
(viết tắt là ARWU) thì 2 tiêu chí dựa trên nguồn dữ liệu Institute for Scientific
Information (viết tắt ISI) là:
+ Tiêu chí số lượng bài khoa học được công bố trên tạp chí thuộc danh
mục SCIE và SSCI.
+ Tiêu chí số lượng bài được công bố trên 1 trong 2 tạp chí Nature hoặc
Science (2 tạp chí uy tín thuộc danh mục ISI) [1].
Trong bảng xếp hạng ARWU hiện chưa có một trường Đại học nào
của Việt Nam lọt vào tốp 500 trường uy tín hàng đầu thế giới.
Theo nghiên cứu về thực trạng công bố quốc tế nghiên cứu khoa học
về các trường Đại học Việt Nam trên trang Scientometrics for Vietnam (Trắc
lượng khoa học Việt Nam, viết tắt là S4VN), một dự án khá uy tín công bố
thì trong số 15 trường đại học có số lượng công bố quốc tế ISI cao nhất thì
chỉ có hai trường thuộc nhóm ngành Y Dược là trường Đại học Y Hà Nội thứ
hạng 13 và trường Đại học Y tế công cộng thứ hàng 14 [2]. Vì vậy, để có
đánh giá về các trường Y Dược tại Việt Nam trên Web of Science của Institute
for Scientific Information - Viện Thông tin Khoa học, tôi chọn tên đề tài:
“Thực trạng công bố các bài báo quốc tế của các trường Đại học có đào
tạo Y Dược của Việt Nam giai đoạn 1996-2018”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1.

Mô tả thực trạng số lượng, tần suất và xu hướng công bố các bài báo
khoa học quốc tế của các trường Đại học có đào tạo Y Dược tại Việt
Nam trong giai đoạn 1996-2018.

2.

Phân tích giá trị các bài báo đã công bố quốc tế qua chỉ số ảnh hưởng
(Impact factor) của các tạp chí giai đoạn 1996-2018.



10

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Công bố quốc tế là đăng tải các bài nghiên cứu về khoa học công nghệ
trên các Tạp chí quốc tế.
- ISI là viết tắt của Institute for Scientific Information (Viện Thông
tin Khoa học). Viện này do Eugene Garfield sáng lập năm 1960, sau này
được công ty Thomson mua lại và hiện nay gọi là Thomson Scientific, một
bộ phận thương mại của tập đoàn Reuters. Các tiêu chí đánh giá xếp loại tạp
chí của ISI khá chặt chẽ, đảm bảo các tạp chí, tập san vào cơ sở dữ liệu của
mình phải chất lượng và uy tín.
- Impact factor (IF) hay Journal impact factor (JIF) của một tạp chí
khoa học (academic journal) là một số đo phản ánh số lượng trích dẫn
(citation) trung bình theo năm của các bài khoa học (article) được xuất bản
gần đây trên tạp chí đó [3].
Như vậy, Chỉ số IF của tạp chí năm y bất kỳ bằng tổng số trích dẫn bài
của tạp chí được xuất bản hai năm trước đó chia cho tổng số bài xuất bản
trong hai năm trước đó.
Số trích dẫn y-1 + Số trích dẫn y-2
IFy =
Số bài xuất bản y-1 + Số bài xuất bản y-2
- Chỉ số trích dẫn: Trong danh sách ISI thì chỉ số trích dẫn được phân
loại thành các chỉ số sau:


11


Science Citation Index (viết tắt là SCI, tạm dịch Chỉ số Trích dẫn Khoa
học) là một danh sách các tạp chí xây dựng dựa trên tần suất trích của các bài
đăng trong đó. Danh sách này do Viện Thông tin khoa học quốc tế (ISI, hiện
nay là một bộ phận của hãng Thomson Reuteurs) lần đầu tiên công bố vào
năm 1960.
Scientific Citation Index Expanded (viết tắt là SCIE)- là danh sách SCI
mở rộng).
Hiện nay, ISI còn bao gồm tập hợp Social Science Citation Index(viết
tắt là SSCI) tạm dịch là chỉ số trích dẫn khoa học xã hội và Social Science
Citation Index Expand (viết tắt là SSCIE) - là danh sách mở rộng của SSCI.
Arts & Humanities Citation Index (viết tắt là AHCI) tạm dịch là chỉ số
Trích dẫn Nghệ thuật và Nhân văn.
Emerging Sources Citation Index (viết tắt là ESCI)giúp mở rộng CSDL
Web of Science hướng tới các công bố có phản biện và chất lượng cao trong
các lĩnh vực khoa học mới và quan trọng.
1.2. Vai trò của đo lường năng lực công bố quốc tế:
1.2.1. Lịch sử cơ sở dữ liệu ISI.
Cơ sở dữ liệu Web of Science (tiền thân là Cơ sở dữ liệu ISI Web of
Knowledge, viết tắt là WOS) là một cơ sở dữ liệu khoa học cung cấp thông tin
về các danh mục tạp chí uy tín trên thế giới được xét duyệt và quản lý bởi
Viện thông tin khoa học (Institute of Scientific Information - ISI) [3].
Các danh mục tạp chí trong cơ sở dữ liệu này đã được mở rộng từng
bước theo thời gian [4], [5], cụ thể:
Năm 1964, danh mục Science Citation Index (SCI) chính thức ra đời và
đi vào hoạt động, sau này được mở rộng kèm bản điện tử thành danh mục


12


Science Citation Index – Expanded (SCI-E). Danh mục này hiện tại tập trung
cung cấp các dữ liệu khoa học của hơn 8.500 tạp chí khoa học hàng đầu về
150 lĩnh vực thuộc khoa học tự nhiên và kỹ thuật .
Năm 1956, danh mục Social Science Citation Index (SSCI) chính thức
ra đời và bổ sung vào cơ sở dữ liệu WoS. Danh mục này hiện tại tập trung
cung cấp các dữ liệu khoa học của hơn 3.000 tạp chí khoa học hàng đầu về 50
lĩnh vực thuộc khoa học xã hội [4], [6].
Năm 1975, danh mục Arts and Humanities Citation Index (A&HCI)
chính thức ra đời và bổ sung vào cơ sở dữ liệu WoS. Danh mục này hiện tại
tập trung cung cấp các dữ liệu khoa học của hơn 1.700 tạp chí khoa học hàng
đầu về các lĩnh vực thuộc khoa học nghệ thuật và nhân văn [7].
Cuối năm 2015, danh mục Emerging Sources Citation Index (ESCI)
chính thức đi vào hoạt động và bổ sung vào cơ sở dữ liệu WoS. Việc mở rộng
danh mục này nhằm phản ánh toàn cảnh hoạt động nghiên cứu khoa học toàn
cầu đang ngày được gia tăng nhanh chóng ESCI được xem là một phần của
quy trình lựa chọn nghiêm ngặt đối với các danh mục tạp chí uy tín lâu đời
(SCIE, SSCI và A&HCI, hay thường được gọi là các danh mục tạp chí ISI).
ESCI gia tăng sự hiện diện của các tạp chí đang trong quá trình xét chọn để
được xếp chỉ mục vào các danh mục tạp chí có uy tín cao như SCIE, SSCI và
A&HCI [8], [9].
1.2.2. Thực trạng xuất bản quốc tế trên thế giới:
Nghiên cứu khoa học thúc đẩy sự khám phá và thúc đẩy sự hiểu biết
của chúng ta về sức khỏe và bệnh tật của con người trong lĩnh vực Y sinh.
Các cơ sở nghiên cứu cũng đóng vai trò quan trọng về phát triển và kinh tế,
đào tạo các bác sĩ và nhà khoa học và tạo ra các công nghệ và việc làm mới,


13

đóng góp rất nhiều cho một quốc gia nếu Mỹ là cường quốc số 1 về công

nghệ và cũng là nước thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất. Trung Quốc cũng
dẫn đầu các nước đang phát triển về đầu tư nước ngoài và đang vững vàng
thực hiện tiến trình đổi mới công nghệ và đổi mới văn hóa.
Khoa học và công nghệ (KH&CN) đã giúp nhiều quốc gia Châu Á
thoát khỏi tình trạng lạc hậu. Hàn Quốc và Ấn Độ là hai ví dụ điển hình về vai
trò quan trọng của KH&CN. Có thể kỳ vọng một mối liên quan giữa lượng
thông tin khoa học và mức độ tri thức hoá của nền kinh tế. Đánh giá hiệu quả
đầu tư cho KH&CN là một việc làm rất khó vì khoa học và nghiên cứu khoa
học không có những sản phẩm thương mại hoá cụ thể. Tuy nhiên, có thể nói
rằng khoa học là một hệ thống sản xuất thông tin. Thông tin khoa học đóng
vai trò rất quan trọng cho công nghệ vì chính thông tin khoa học dẫn đến sáng
chế và đổi mới công nghệ. Thông tin và dữ liệu khoa học thường được thể
hiện qua các ấn phẩm được công bố trên các tập san có bình duyệt. Vì thế,
một cách đánh giá hiệu quả đầu tư cho khoa học ở cấp vĩ mô là qua phân tích
các ấn phẩm khoa học.


14

Bảng 1.1: Danh sách xếp hạng lượng xuất bản 10 quốc gia trên thế giới
giai đoạn 1996-2018
Năm 1996
Quốc gia
Số bài

Mỹ

Thứ
hạng


Năm 2018
Số bài

1996-2018

Thứ
hạng

Số bài

Thứ
hạng

357.538

1

683.003

1

12.070.144

1

Trung Quốc

30.758

9


599.386

2

5.901.404

2

Anh

90.009

3

211.710

3

3.449.243

3

Đức

76.696

4

180.608


4

3.019.959

4

Nhật Bản

90.590

2

131.198

6

2.750.108

5

Pháp

56.333

5

120.908

7


2.120.161

6

Canada

43.070

6

111.561

9

1.744.508

7

Ý

40.195

7

119.405

8

1.744.314


8

Ấn Độ

21.443

13

171.356

5

1.670.099

9

Úc

25.020

10

106.228

10

1.376.358

10


(Nguồn: />

15

Nhận xét:
Giai đoạn từ 1996-2018, nước Mỹ luôn dẫn đầu trong công bố, xuất
bản. Năm 2018, Mỹ có 683.003 bài gần gấp 2 lần số bài năm 1996. Năm 1996
nước Mỹ có 357.538 bài. Tổng số lượng xuất bản của Mỹ từ 1996-2018 là
12.070.144 bài gần gấp 2,5 lần so với quốc gia thứ 2. Đứng thứ hai là Trung
quốc và nước này có sự vươn lên mạnh mẽ từ hạng 9 năm 1999 với chỉ
30.758 bài lên hạng 2. Năm 2018, nước này với 599.386 bài, số bài của năm
2018 gấp gần 20 lần so số bài năm 1996. Tổng số bài của Trung quốc cả giai
đoạn 1996-2018 là 5.901.404 bài. Anh đứng thứ ba và luôn duy trì thứ hạng
này từ năm 1996 đến 2018 với tổng số bài cả giai đoạn 1996-2018 là
3.449.243 bài. Đứng thứ 4 là Đức, quốc gia này cũng duy trì vị trí ổn định từ
năm 1996 đến 2018. Năm 2018, Đức có số bài báo là 180.608 bài. Năm 1996,
Đức có 76.696 bài, số bài năm 2018 tăng gấp 2,5 lần so với số bài năm 1996.
Tổng số bài của Đức giai đoạn 1996-2018 là 3.019.959 bài.
Năm 1996, Nhật bản có 90.590 bài và đứng vị trí thứ 2. Đến năm 2018,
nước này đã đạt được 131.198 bài, tăng gấp 1,5 lần số năm 1996 nhưng tụt
xuống hạng 6 trên trong số 10 nước. Xét tổng số bài giai đoạn từ 1996-2018
thì Nhật bản có 2.750.108 bài, đứng thứ 5 trên 10 nước. Đứng tiếp theo ở vị
trí thứ 6 giai đoạn 1996-2018 là Pháp với tổng số bài là 2.120.161 bài. Tính
riêng năm 2018, Pháp có 120.908 bài, đứng vị trí thứ 7 trên 10 nước. Năm
1996, Pháp xuất bản được 56.333 bài, bằng 1/2 so với số bài năm 2018. Hai
nước tiếp theo đứng vị trí thứ 7 và 8 là Canada và Ý, hai nước này có tổng số
bài từ 1996-2018 gần bằng nhau lần lượt là 1.744.508 bài và 1.744.314 bài.
Ấn độ cũng là quốc gia có sự tăng trưởng ấn tượng, năm 2018 nước này có
171.356 bài và đứng thứ 5 trên thế giới. Năm 1996, Ấn độ xuất bản được

21.443 bài. Như vậy, số bài năm 2018 tăng gấp 8,5 lần số bài năm 1996. Năm
1996, Ấn độ còn năm ngoài danh sách 10 quốc gia đứng đầu thế giới về xuất


16

bản. Tính tổng thể giai đoạn 1996-2018, Ấn độ có 1.670.099 bài và đứng thứ
9 trên thế giới. Đứng cuối cùng trong danh sách 10 quốc gia là Úc. Tổng số
bài từ giai đoạn 1996-2018 là 1.376.358 bài. Trong đó, năm 2018 nước này có
106.228 bài gấp 5 lần so với năm 1996 với 25.020 bài. Quốc gia này luôn duy
trì thứ hạng 10 ổn định qua các năm.
Trong danh sách 10 quốc gia có số lượng xuất bản hàng đầu thế giới thì
Mỹ luôn ở vị trí thứ 1. Trung quốc và Ấn độ là 2 quốc gia có sự tăng trưởng
ấn tượng nhất. Các quốc gia còn lại thì vẫn duy trì sự ổn định số lượng xuất
bản từ năm 1996 đến 2018.
Biểu đồ 1.1: Danh sách 10 quốc gia đứng đầu về số lượng xuất bản giai
đoạn 1996-2018
(*Nguồn: />Bảng 1.2: Số lượng ấn phẩm nghiên cứu khoa học của một số nước đứng
đầu Châu Á năm 2014-2018
(2014ST

Quốc

T

Gia

1

2


Trung
Quốc
Nhật
Bản

2018)
Số lượng

2014

2015

2016

2017

2018

Số

Số

Số

Số

Số

lượng


lượng

lượng

lượng

lượng

2.059.747 350.632 381.011 422.490 448.971 272.262

594.350 119.663 116.299 123.185 120.524

97.144


17

3

4

Ấn Độ
Hàn
Quốc

508.927

91.096


99.415 108.695 108.491

63.819

379.577

72.726

75.887

31.593

77.611

77.253

(Nguồn: Incites.Web of Science.Incites Analytics)
Nhận xét:
Trung quốc là quốc gia đứng đầu châu Á về số lượng xuất bản nghiên
cứu khoa học qua nhiều năm. Đứng sau là Nhật, Ấn độ và Hàn quốc.
Giai đoạn 2014-2018, Trung quốc dẫn đầu với 2.059.747 bài, gấp gần 4
lần với Nhật bản. Nhật bản giai đoạn này có 594.350 bài. Tiếp theo, Ấn độ với
508.927 bài và Hàn quốc với 379.577 bài.


18

Bảng 1.3: Số lượng ấn phẩm nghiên cứu khoa học của các nước trong
khối ASEAN từ năm 1991-2018
1991 – 2000


2001 – 2010

2011-2018

Số lần gia
Quốc gia

Số lượng

Số lần gia

Số

tăng

Số

tăng

lượng

so với năm

lượng

so với năm

1991-2000
Việt Nam


1991-2000

2.470

9.151

3,70

33.027

13,37

Campuchia

106

962

9,08

2.664

25,13

Lào

75

566


7,55

1.596

21,28

Thái Lan

10.090

47.507

4,71

88.697

8,79

Myanma

198

578

2,92

1.751

8,84


Malaysia

8.190

39.731

4,85

149.786

18,29

Indonesia

4.208

10.377

2,47

61.276

14,56

302

567

1,88


1.951

6,46

Philippines

4.010

8.514

2,12

17.353

4,33

Singapore

28.675

97.054

3,38

150.150

5,24

Tổng


58.324

215.007

3,69

508.251

8,71

Brunei

(Nguồn: Incites. Web of Science. Incites Analytics)
Nhận xét:
ASEAN bao gồm 11 nước với trình độ phát triển kinh tế và xã hội rất
khác nhau chỉ 6 nước chính đó là Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia.
Philippines và Singapore là những nước này cùng có một sức mạnh kinh tế tốt


19

so với ở châu Á cũng như trên thế giới. Đây cũng là những nước đang trong
quá trình chuyển đổi nhanh chóng về kinh tế rất lý tưởng để khảo sát về mối
quan hệ giữa nghiên cứu khoa học và kinh tế tri thức. Đứng đầu trong danh
sách quốc gia có số lượng ấn phẩm nghiên cứu khoa học tại Đông nam á là
Singapore.
Trong các nước ASEAN, Singapore vẫn là nước dẫn đầu về số lượng ấn
phẩm khoa học giai đoạn 1991-2000 với số lượng bài là 28.675 bài. Đứng sau
là Thái lan 10.090 bài, Malaysia, Indonesia và Philippines với 8.190 bài,

4.208 bài và 4.010 bài. Việt nam chỉ đứng thứ 6 với 2.470 bài. Campuchia là
nước có số lượng bài tuy không nhiều như nước khác nhưng là nước có tốc độ
tăng trưởng lớn nhất: 962 bài giai đoạn 2001-2010, giai đoạn 2000-2010 có
106 bài và giai đoạn 2011-2018 với 2.664 bài. Số lượng bài giai đoạn 20012010 tăng 9,08 lần, giai đoạn 2011-2018 tăng gấp 25,13 lần giai đoạn 19912000. Đặc biệt, Malaysia tính đến giai đoạn 2011-2018 đã vượt qua Thái lan
về số lượng bài công bố quốc tế đạt 149.786 bài, đứng thứ hai sau Singapore
với 150.150 bài. Tuy nhiên, giai đoạn 2011-2018 thì Malaysia có tốc độ tăng
số bài ấn tượng hơn Singapore với số bài tăng so với năm 1991-2000 là
18,26 lần số giai đoạn 1991-2000, còn số bài của Singapore giai đoạn 20112018 chỉ tăng gấp 5,24 lần so với giai đoạn 1991-2000. Dự đoán, Malaysia có
thể vượt lên vị trí thứ nhất Đông Nam Á trong tương lai.


20

Biểu đồ 1.2: Số lượng ấn phẩm nghiên cứu khoa học của các nước trong
khối ASEAN giai đoạn 1991-2018
(Nguồn: Incites. Web of Science. Incites Analytics)
1.2.3. Thực trạng công bố xuất bản quốc tế tại Việt Nam
Hiện số lượng công bố quốc tế của Việt Nam so với các nước thế giới
còn khá thấp. Thậm chí, tổng số bài xuất bản công bố quốc tế của toàn khu
vực ASEAN theo nhiều số liệu nghiên cứu so với thế giới mới chỉ dừng lại
khoảng 0,5% số lượng công bố quốc tế với thế giới.
Cho đến nay, theo yêu cầu của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước
(HĐCDGSNN) hầu hết các tạp chí khoa học của nước ta, nơi đăng những bài


21

khoa học của các ứng viên đã được đăng ký mã số chuẩn quốc tế cho xuất bản
phẩm nhiều kỳ ISSN (tiếng Anh: International Standard Serial Number) là
một dãy số độc nhất gồm tám chữ số được dùng để nhận dạng một xuất bản

phẩm nhiều kỳ dạng giấy in hoặc điện tử như tạp chí định kỳ tạp chí, báo, bản
tin, xuất bản phẩm thông tin, niên giám, báo cáo thường niên, kỷ yếu hội nghị
hay hội thảo hay phụ bản của các xuất bản phẩm nhiều kỳ. Nhiều xuất bản
phẩm có ở cả hai dạng in và điện tử nên được ISSN xếp vào hai loại là: ISSN
in (p-ISSN) và ISSN điện tử (e-ISSN hay eISSN). Hệ thống ISSN được phác
thảo như một tiêu chuẩn quốc tế ISO vào năm 1971 và được ấn hành với tên
gọi ISO 3297 vào năm 1975. Tiểu ban ISO TC 46/SC 9 là cơ quan quản lý
tiêu chuẩn này [9].
HĐCDGSNN đã quy định từ năm 2012 trở đi chỉ những bài khoa học
được đăng trong các tạp chí có chỉ số ISSN mới được các hội đồng chức
danh giáo sư các cấp xem xét, tính điểm. Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT
ngày 07 tháng 5 năm 2009 về Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ và trong
Thông tư sửa đổi, bổ sung, số 05/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm
2012. Bộ GD-ĐT cũng đã quy định, khi nghiên cứu sinh bảo vệ luận án
tiến sĩ nếu có những bài khoa học được đăng ở trong nước thì chỉ được sử
dụng những bài đã được công bố trên các tạp chí mà HĐCDGSNN tính
điểm. Bộ GD-ĐT cũng đã khuyến khích nghiên cứu sinh đăng bài trên các
tạp chí khoa học quốc tế có uy tín được liệt kê tại địa chỉ
mjl/ [11].
Theo thông lệ quốc tế thì khi một bài khoa học được đăng trên tạp chí
thường kèm theo các thông tin sau đây: Ngày tòa soạn nhận được bài báo,
báo cáo, ngày phản biện đánh giá, yêu cầu sửa chữa lại bài (nếu có), ngày bài


22

được đăng, tóm tắt bài (nếu bài được viết bằng Tiếng Việt thì nên có tóm tắt
bằng tiếng Anh), các mã số phân loại chuyên ngành của bài báo, báo cáo, các từ
khóa trong bài báo, báo cáo, tài liệu tham khảo khi viết bài báo, báo cáo [9].
Bảng 1.4: Danh sách 15 trường Đại học có đào tạo Y Dược tại Việt Nam

đứng đầu về công bố ISI tính theo số lượng bài
STT

Tên trường

2009-2013

2014-2018

Số lượng

Số lượng

1

Đại học Quốc gia Hà Nội

902

1.697

2

Trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà
Nội

820

1.718


3

Trường Đại học Quốc gia TP Hồ Chí
Minh

700

1.934

4

Trường Đại học Giáo dục Hà Nội

329

529

5

Trường Đại học Cần Thơ

305

584

6

Trường Đại học Y Hà Nội

302


379

7

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

212

513

8

Trường Đại học Huế

194

489

9

Trường Đại học Y tế công cộng

106

242

10

Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh


82

252

11

Trường Đại học Tôn Đức Thắng

72

2.596

12

Đại học Đà Nẵng

72

326

13

Trường Đại học Dược Hà Nội

51

147

14


Trường Đại học Duy Tân

44

1.189

15

Trường Đại học Giao thông vận tải

43

198


23

(Nguồn: Incites. Web of Science. Incites Analytics)
Nhận xét:
Trong giai đoạn 2009-2013, đứng đầu là Đại học quốc gia Hà Nội và
trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, với 902 và 820 số bài ấn phẩm
công bố quốc tế ISI. Số liệu này cũng dựa trên cơ sở là hai trường này có rất
nhiều khoa, trường và viện trực thuộc. Trong danh sách 15 trường, có bốn
trường chuyên đào tạo về lĩnh vực Y Dược là trường Đại học Y Hà Nội với
302 số bài ấn phẩm công bố quốc tế, đứng thứ 6 trong danh sách. Trường Đại
học Y tế công cộng có 106 bài, đứng thứ 9 trong danh sách 15 trường. Trường
Đại học Y Dược Hồ Chí Minh có 82 bài, đứng thứ 10 trong danh sách 15
trường và trường Đại học Dược Hà Nội với 51 bài, đứng 13 trong danh sách
15 trường.

Trong giai đoạn 2014-2018, trường Đại học Tôn Đức Thắng đã vượt
trường Đại học Quốc Gia Hà Nội đứng đầu danh sách 15 trường với 2.596
bài. Tiếp đến là Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh đã vươn lên vị trí thứ hai
với 1.934 bài. Đặc biệt, trường Đại học Duy Tân đã đăng được 1.189 bài tăng
từ vị trí thứ 14 giai đoạn 2009-2013 lên vị trí thứ 5 trong danh sách 15 trường.
Trong số ba trường đào tạo Y Dược thì trường Đại học Y Dược Hồ Chí Minh
có sự tăng trưởng nhất với mức tăng 170 bài so với giai đoạn 2009-2013.
Trường Đại học Y Hà Nội có số bài xuất bản quốc tế tăng thấp nhất trong ba
trường với mức tăng 77 bài so với giai đoạn 2009-2013.


24

1.2.4. Thực trạng công bố xuất bản quốc tế các trường
Đại học có đào tạo Y Dược tạiViệt Nam.
Danh sách tổng hợp các trường, khoa, viện có đào tạo Y Dược tại
Việt Nam.
Bảng 1.5: Danh sách các trường có đào tạo Y Dược tại Việt Nam
STT

Tên trường Tiếng Việt

Tên trường bằng Tiếng Anh

1

Trường Đại học Y Hà Nội

Hanoi Medical University


2

Trường Đại học Y Dược TPHCM

University of Medicine and
Pharmacy at Ho Chi Minh City

3

Trường Đại học Dược Hà Nội

Hanoi University of Pharmacy

4

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Pham Ngoc Thach University
of Medicine

5

Học Viện Quân Y

Vietnam Military Medical
University

6

Trường Đại học Y Dược Huế


Hue University of Medicine
and Pharmacy

7

Khoa Y Dược Đại học Quốc Gia Hà Nội

School of MedicineVietnam
National University

8

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Can Tho University of
Medicine and Pharmacy

9

Trường Đại học Y Dược Đại học Thái Nguyên

Thai Nguyen University of
Medicine and Pharmacy

10

Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng

Da Nang University of Medical

Technology and Pharmacy

11

Trường Đại học Y Hải Phòng

Hai Phong University of
Medicine and Pharmacy

12

Trường Đại học Y tế công cộng

Ha Noi University of Public
Health


25

STT

Tên trường Tiếng Việt

Tên trường bằng Tiếng Anh
Hanoi University of public
health
Hanoi school of public health
Ha Noi school of public health

13


Trường Đại học Y Thái Bình

Thai Binh University of
Medicine and Pharmacy

14

Trường Đại học Hòa Bình

Hoa Binh University

15

Trường Đại học Y khoa Vinh

Vinh Medical University

16

Trường Đại học Công Nghệ Đồng Nai

Dong Nai Technology
University

17

Trường Đại học Thành Tây

Thanh Tay University


18

Học Viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

VietNam University of
Traditional Medicine

19

Trường Đại học Đại Nam

Dainam University

20

Trường Đại học Cửu Long

Mekong University

21

Trường Đại học Nam Cần Thơ

Nam Can Tho University

22

Trường Đại học Thành Đô


Thanhdo University

23

Trường Đại học Kỹ Thuật Y tế Hải Dương

Haiduong Medical Technical
University

24

Trường Đại học Yersin Đà Lạt

Yersin University of Da Lat

25

Trường Đại học Khoa học Và Công nghệ Hà
Nội

USTH Vietnam France
University

26

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội

Hanoi University of Business
and Technology


27

Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Nam Dinh University of
Nursing


×