Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Kiến thức, thái độ và thực hành vệ sinh tay thường quy và một số yếu tố liên quan của cán bộ y tế tại bệnh viện y học cổ truyền trung ương năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.79 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỆ SINH
TAY THƯỜNG QUY VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN
QUAN CỦA CÁN BỘ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC
CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỆ SINH
TAY THƯỜNG QUY VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN
QUAN CỦA CÁN BỘ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC
CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG NĂM 2018
Chuyên ngành: Quản lý bệnh viện


Mã số: 60720701

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Đăng Vững
2. TS. Trương Anh Thư

HÀ NỘI – 2019


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCH
BS
BV

Bộ câu hỏi
Bác sĩ
Bệnh viện

BVĐK
CB
CBYT
ĐD
ĐTV
KSNK
KTV
NB
NHS
NKBV
NVYT

VST
VSTTQ
WHO

Bệnh viện đa khoa
Cán bộ
Cán bộ y tế
Điều dưỡng
Điều tra viên
Kiểm soát nhiễm khuẩn
Kĩ thuật viên
Người bệnh
Nữ hộ sinh
Nhiễm khuẩn bệnh viện
Nhân viên y tế
Vệ sinh tay
Vệ sinh tay thường quy
Tổ chức y tế thế giới


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý
Sau Đại học trường Đại học Y Hà Nội và Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y
tế công cộng đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong suốt thời gian học
tập, nghiên cứu tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn đến toàn thể các Thầy/Cô thuộc viện Đào
tạo Y học dự phòng & Y tế công cộng đã ân cần chỉ bảo, dạy dỗ chúng em
trong suốt thời gian học cao học.
Em xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Thầy PGS. TS.
Nguyễn Đăng Vững, người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và

truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình từ đầu đến khi hoàn thành
luận văn này.
Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo, các cán bộ - nhân viên y tế Bệnh viện Y
học cổ truyền Trung ương đã tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình thu
thập số liệu, hỗ trợ và rất hợp tác tham gia trả lời phỏng vấn để em có thể
hoàn thành tốt đề tài này.
Tôi cũng xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè, anh chị, những
người luôn giúp đỡ, chia sẻ cùng tôi những khó khăn trong quá trình học tập.
Cuối cùng, con xin được bày tỏ lòng biết ơn với những người thân
trong gia đình, những người luôn chia sẻ tình cảm và hết lòng yêu thương
động viên giúp đỡ con, là nguồn lực lớn lao cho con trong suốt cuộc đời.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Học viên

Nguyễn Thị Phương Thảo


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Phòng Quản lý Sau Đại học – Trường Đại học Y Hà Nội.
- Viện Đào tạo Y học dự phòng & Y tế công cộng.
- Hội đồng chấm luận văn của Viện Đào tạo Y học dự phòng & Y tế công
cộng.
Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.
Nguyễn Đăng Vững. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn

toàn trung thực, do tôi trực tiếp thu thập, phân tích và xử lý.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Học viên

Nguyễn Thị Phương Thảo


MỤC LỤ
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN...............................................................................3
1.1. Một số khái niệm...................................................................................3
1.2. Chỉ định và phương tiện vệ sinh tay.......................................................4
1.3. Quy trình vệ sinh tay thường quy...........................................................5
1.4. Tầm quan trọng của vệ sinh tay thường quy..........................................8
1.5. Hiệu quả vệ sinh tay thường quy trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện....9
1.6. Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh tay
thường quy của cán bộ y tế....................................................................13
1.7. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh tay
thường quy của cán bộ y tế....................................................................18
1.8. Khung lý thuyết nghiên cứu.................................................................20
1.9. Giới thiệu về Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương..........................21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............22
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................22
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................................22

2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................22
2.4. Biến số, chỉ số nghiên cứu....................................................................23
2.5. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin.................................................24
2.6. Xử lý và phân tích số liệu.....................................................................25
2.7. Sai số và cách khắc phục......................................................................26
2.8. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................27
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................28
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu..........................................28
3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về một số quy định vệ sinh tay thường quy 31


3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh tay
thường quy.............................................................................................38
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................50
4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu..........................................50
4.2. Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành vệ sinh tay thường quy của
cán bộ y tế tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.........................51
4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành vệ sinh tay
thường quy của cán bộ y tế tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương...57
4.4. Một số hạn chế của nghiên cứu............................................................61
KẾT LUẬN....................................................................................................62
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Các thời điểm vệ sinh tay khi chăm sóc NB.....................................4



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.

Đặc điểm đối tượng nghiên cứu..................................................28
Nguồn thông tin về vệ sinh tay thường quy................................29
Một số hoạt động Bệnh viện YHCT TW và mức độ chủ động tìm
hiểu tài liệu/thông tin về KSNK..................................................30
Bảng 3.4. Kiến thức đúng về vệ sinh tay thường quy của cán bộ y tế........31
Bảng 3.5. Kiến thức đúng về sử dụng hoá chất trong vệ sinh tay thường quy
của cán bộ y tế.............................................................................33
Bảng 3.6. Thái độ tích cực của nhân viên y tế đối với công tác kiểm soát
nhiễm khuẩn................................................................................36
Bảng 3.7. Tỷ lệ NVYT thực hành đúng về vệ sinh tay thường quy............37
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa một số đặc điểm của NVYT với kiến thức đạt
về kiểm soát nhiễm khuẩn...........................................................38
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa một số hoạt động của bệnh viện và mức độ
chủ động tìm hiểu thông tin về KSNK với việc có kiến thức đạt
về kiểm soát nhiễm khuẩn của NVYT........................................39
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa một số đặc điểm của NVYT với thái độ về
kiểm soát nhiễm khuẩn của NVYT.............................................40
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa một số hoạt động của bệnh viện với thái độ về
vệ sinh tay thường quy của.........................................................41
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa một số đặc điểm của NVYT với thực hành vệ
sinh tay thường quy trước khi tiếp xúc với bệnh nhân................42
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa một số đặc điểm của NVYT với thực hành vệ
sinh tay thường quy trước khi làm thủ thuật...............................43
Bảng 3. 14. Mối liên quan giữa một số đặc điểm của NVYT với thực hành vệ
sinh tay thường quy sau khi tiếp xúc với máu............................45

Bảng 3.15. Mối liên quan giữa một số đặc điểm của NVYT với thực hành vệ
sinh tay thường quy sau khi tiếp xúc với bệnh nhân...................46
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa một số đặc điểm của NVYT với thực hành vệ
sinh tay thường quy sau khi tiếp xúc với môi trường xung quanh
bệnh nhân....................................................................................48


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhân viên y tế có kiến thức đạt về kiểm soát nhiễm khuẩn...35
Biểu đồ 3.2. Thái độ chung của nhân viên y tế đối với công tác kiểm soát
nhiễm khuẩn..............................................................................37


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, trên thế giới khoa học kĩ thuật ngày càng tiến bộ, có những
bước nhảy vượt bậc trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong y tế. Tuy nhiên,
trong quá trình thực hiện hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện – nơi trực
tiếp diễn ra các hoạt động chăm sóc y tế thì vấn đề nhiễm khuẩn bệnh viện
(NKBV) là một vấn đề được quan tâm và cũng là thách thức đối với tất cả các
nước trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2005, mỗi ngày có
247 người tử vong tại Hoa Kỳ do nguyên nhân liên quan đến nhiễm khuẩn y tế
[1], [2]. NKBV vẫn còn là vấn đề nan giải ngay cả ở các nước phát triển, rất
nghiêm trọng ở những nước đang phát triển. Năm 2010, tỷ lệ NKBV chiếm
66,0% (97/147) của các nước đang phát triển [3]. Tại Việt Nam, năm 2014
theo nghiên cứu tại các bệnh viện cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là
2,5%; nhiễm trùng vết mổ trên những người bệnh có phẫu thuật chiếm từ
2,5% – 8,45% và viêm phổi bệnh viện trên các người bệnh có thở máy từ 40%
– 50% [4]. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chính người bệnh, gia

đình và xã hội, có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh, tăng tỷ lệ tử vong, tăng
chi phí cho y tế đồng thời ảnh hưởng đến uy tín và tăng gánh nặng cho các cơ
sở y tế [5].
Vệ sinh tay thường quy trước và sau khi tiếp xúc với mỗi người bệnh
luôn được coi là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất trong phòng ngừa nhiễm
khuẩn bệnh viện (NKBV). Thực hiện tốt hướng dẫn vệ sinh tay thường quy
trong các cơ sở điều trị có thể làm giảm 50% nhiễm khuẩn bệnh viện ở người
bệnh [6]. Tỷ lệ NKBV là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh chất
lượng chuyên môn của bệnh viện, liên quan đến sự an toàn của người bệnh và
nhân viên y tế (NVYT), vì thế mang tính nhạy cảm về phương diện xã hội [7].
Một trong số những nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng nhiễm khuẩn
bệnh viện là kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế về vệ sinh tay


2

thường quy còn hạn chế. Nghiên cứu cho thấy kiến thức của nhân viên y tế
chỉ đạt 57% [8], tỷ lệ tuân thủ VSBT ở NVYT tại các cơ sở y tế chỉ đạt từ 0%
đến 32,1% [9]. Kiến thức, thái độ và thực hành về vệ sinh tay thường quy có
ảnh hưởng rất lớn trong việc hạn chế nhiễm khuẩn bệnh viện, hạ thấp tỷ lệ
nhiễm trùng vết mổ, tỷ lệ lây chéo trong điều trị, giảm tỷ lệ tử vong và tiết
kiệm chi phí điều trị, chi phí chăm sóc và chi phí cơ hội chung của gia đình và
xã hội.
Để hạn chế nhiễm khuẩn bệnh viện, thì việc các cán bộ y tế Bệnh viện
Y học cổ truyền Trung Ương nói chung và các NVYT nói chung khi có kiến
thức đầy đủ, chính xác và có thái độ đúng mức thì có thể họ sẽ thực hành tốt
về vệ sinh tay thường quy nhằm hạn chế nhiễm khuẩn bệnh viện khi làm việc
trong các môi trường bệnh viện. Liệu rằng kiến thức và thái độ về nhiễm
khuẩn bệnh viện của những nhân viên y tế của Bệnh viện Y học cổ truyền này
như thế nào? Họ đã tuân thủ vệ sinh tay thường quy ra sao? Để làm rõ những

câu hỏi này, chúng tôi thực hiện đề tài này với 2 mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành vệ sinh tay thường
quy của cán bộ y tế tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương năm
2018.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành
vệ sinh tay thường quy của cán bộ y tế tại Bệnh viện Y học cổ truyền
Trung ương năm 2018


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm
Vệ sinh tay: là làm sạch tay bằng nước với xà phòng có hay không có
chất sát khuẩn và sát khuẩn tay với dung dịch có chứa cồn [10], [11]. Theo
WHO (2009) vệ sinh tay là nền tảng trong việc phòng chống nhiễm trùng và
kiểm soát nhiễm khuẩn [12].
Vệ sinh tay: vệ sinh tay với xà phòng thường (trung tính) và nước
Vệ sinh tay sát khuẩn: là vệ sinh tay với nước và xà phòng chứa chất
sát khuẩn
Vệ sinh tay/sát khuẩn tay phẫu thuật: phương pháp mà phẫu thuật viên vệ
sinh tay sát khuẩn hay chà tay bằng chế phẩm chứa cồn trước khi phẫu thuật.
Mục đích của vệ sinh tay là loại bỏ vết bẩn nhìn thấy bằng mắt thường
trên bàn tay, phòng ngừa sự lan truyền mầm bệnh từ cộng đồng vào bệnh
viện, ngăn ngừa sự lan truyền mầm bệnh từ bệnh viện ra cộng đồng, ngăn
ngừa các nhiễm khuẩn người bệnh có thể mắc phải trong bệnh viện.
Nhiễm khuẩn bệnh viện: Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), “nhiễm
khuẩn người bệnh mắc phải trong thời gian điều trị tại bệnh viện và nhiễm
khuẩn đó không phải là lý do nhập viện và/hoặc nhiễm khuẩn xảy ra với người

bệnh trong bệnh viện hoặc cơ sở y tế khác mà nhiễm khuẩn này không hiện diện
hoặc không trong giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện. Nhiễm khuẩn bệnh
viện thường xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi người bệnh nhập viện” [13].
Mật độ nhiễm khuẩn bệnh viện: là số ca mắc nhiễm khuẩn bệnh viện
trong một đơn vị thời gian (tính bằng ngày) [10].
1.2. Chỉ định và phương tiện vệ sinh tay
Vệ sinh tay (VST) của nhân viên y tế (NVYT) đóng vai trò rất quan
trọng trong công tác chăm sóc NB. VST theo năm thời điểm khi chăm sóc


4

người bệnh [10], [11], [14], [15] theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới
(sơ đồ 1) và các quy trình VST của Bộ Y tế.
- Tuân thủ các thời điểm vệ sinh tay:
1. Trước khi tiếp xúc với NB
2. Trước khi làm thủ thuật vô
trùng
3. Sau khi tiếp xúc với máu và
dịch cơ thể
4. Sau khi tiếp xúc NB
5. Sau khi đụng chạm vào bề mặt
xung quanh NB

Hình 1.1. Các thời điểm vệ sinh tay khi chăm sóc NB (WHO 2005)
Ngoài ra, các hoạt động sau cũng cần VST: Khi chuyển chăm sóc từ nơi
nhiễm khuẩn sang nơi sạch trên cùng NB, sau khi tháo găng.
Trong một nghiên cứu của tác giả Nair, cùng các cộng sự năm 2014
[16] ở Ấn Độ có tổng số 144 người tham gia nghiên cứu (46 sinh viên điều
dưỡng và 98 sinh viên y khoa). Trong các sinh viên này, phần lớn 114 trong

số 144 chiếm 79% đã nhận được đào tạo chính quy trong việc vệ sinh tay.
Một sự khác biệt đáng kể (p<0,001) quan sát thấy giữa sinh viên y khoa 73 trong
số 98 chiếm 74,2% và sinh viên điều dưỡng 44 trong tổng số 46 chiếm 95,4% đã
nhận thức đào tạo về vệ sinh tay. Khi được hỏi về quy trình thực hiện kỹ thuật vệ
sinh tay, 89 trong số 98 sinh viên y khoa thực hiện đúng chiếm 91,3% và 45 của
46 sinh viên điều dưỡng thực hiện đúng chiếm 97,8% [16].
Bên cạnh đó, tại một số bệnh viện NVYT chưa nhận thức tầm quan
trọng của tuân thủ các thời điểm VST nên tỷ lệ VST còn chiếm khá thấp như
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thúy Ly năm 2008 [17] tại viện Lão khoa


5

quốc gia cho thấy kiến thức VST thấp: 27,9% có nhận thức đúng về VST
trước và sau khi tiếp xúc bệnh nhân nhưng trong đó chỉ có 56,8% điều dưỡng
cho rằng bàn tay là một yếu tố lan truyền NKBV.
- Thực hiện kỹ thuật VST với nước và xà phòng khi tay nhìn thấy vấy
bẩn bằng mắt thường hoặc sau khi tiếp xúc với máu và dịch tiết.
- VST bằng dung dịch có chứa cồn khi tay không thấy bẩn bằng mắt thường.
- Phải đảm bảo tay luôn khô hoàn toàn trước khi bắt đầu hoạt động
chăm sóc NB.
 Phương tiện vệ sinh tay
- Thùng đựng khăn
- Lavabo sạch, vòi nước, nước sạch.
- Xà phòng, cồn khử khuẩn, chế phẩm chứa cồn.
- Khăn lau khô sạch.
Để hạn chế rủi ro của NVYT trước bất kỳ hoạt động chăm sóc sức khỏe
như tiếp xúc với chất hoặc các bề mặt bị ô nhiễm thì họ đều thực hiện thói
quen mang đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân [11].
1.3. Quy trình vệ sinh tay thường quy

Theo Hướng dẫn của Bộ Y tế có hai phương pháp vệ sinh tay thường
quy [18]:
1. Vệ sinh tay với nước và xà phòng
2. Sát khuẩn tay nhanh với chế phẩm chứa cồn
- Vệ sinh tay với nước và xà phòng khi nhìn thấy bẩn hoặc có dính dịch tiết
- Sát khuẩn tay nhanh với chế phẩm chứa cồn khi bàn tay không nhìn
thấy bẩn
- Phải đảm bảo bàn tay khô hoàn toàn trước khi bắt đầu bất kỳ hoạt
động chăm sóc nào cho người bệnh.
Phương tiện vệ sinh tay


6

- Bồn vệ sinh tay: Ðủ sâu (50cm) để tránh nước bắn ra bên ngoài và bắn
vào người rửa, không có góc, nhẵn, nghiêng về phía trung tâm bồn vệ sinh
tay. Chiều cao từ mặt đất lên mặt bồn rửa từ 65-80cm (phù hợp với chiều cao
trung bình của người vệ sinh tay).
- Vòi nước: Gắn cố định vào trong tường, chiều cao so với bề mặt của
bồn khoảng 25 cm. Nên sử dụng vòi khóa tự động hoặc có cần gạt.
- Hệ thống nước: tốt nhất là nước máy.
- Giá để xà phòng vệ sinh tay: lắp đặt phù hợp với kích cỡ xà phòng
hoặc lọ chứa dung dịch vệ sinh tay.
- Khăn lau tay sử dụng 1 lần. Nếu có điều kiện có thể sử dụng khăn lau
tay giấy.
- Thùng đựng khăn đã sử dụng: Thiết kế sao cho thao tác bỏ khăn vào
thùng được dễ dàng, không phải chạm tay vào nắp.
1.3.1. Quy trình vệ sinh tay bằng nước và xà phòng
Quy trình này được thực hiện khi bắt đầu hoặc kết thúc một ngày làm
việc, khi tay dây bẩn mà mắt nhìn thấy được hoặc cảm giác có dính bẩn, dính

máu, dịch cơ thể.
Phải tháo trang sức ở tay trước khi tiến hành các bước sau:
- Bước 1: Lấy 3 - 5ml dung dịch vệ sinh tay hoặc chà bánh xà phòng
lên lòng và mu hai bàn tay. Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho dung dịch xà
phòng dàn đều.
- Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ các ngón của bàn tay kia
và ngược lại.
- Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay.
- Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
- Bước 5: Dùng lòng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và
ngược lại.
- Buớc 6: Xoay đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.


7

Ghi chú: Mỗi bước chà tối thiểu 5 lần, thời gian vệ sinh tay tối thiểu là 30 giây.
1.3.2. Sát khuẩn tay bằng chế phẩm chứa cồn
Sát khuẩn tay bằng chế phẩm chứa cồn
Sát khuẩn tay bằng chế phẩm chứa cồn là một trong những giải pháp
quan trọng nhất để tăng số lần vệ sinh tay của nhân viên y tế. Vì vậy, các khoa
cần trang bị các lọ đựng chế phẩm chứa cồn có sẵn ở những nơi cần thiết để
nhân viên y tế sử dụng. Tối thiểu ở các vị trí sau đây:
- Ðầu giường bệnh trong các khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực,
khoa Truyền nhiễm, khoa Gây mê - Hồi sức.
- Trên các xe tiêm, xe thay băng, xe dụng cụ làm thủ thuật.
- Trên các bàn khám bệnh
- Tường cạnh cửa ra vào, cửa chính của mỗi khoa.
Quy trình
- Bước 1: Lấy 3ml chế phẩm chứa cồn. Chà hai lòng bàn tay vào nhau

cho dung dịch dàn đều.
- Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ các ngón của bàn tay kia
và ngược lại.
- Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay.
- Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
- Bước 5: Dùng lòng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và
ngược lại.
- Bước 6: Xoay đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.
Chà sát tay đến khi tay khô.
Ghi chú: Mỗi bước chà tối thiểu 5 lần, thời gian chà sát tay từ 20-30 giây,
hoặc chà sát cho đến khi tay khô.
1.4. Tầm quan trọng của vệ sinh tay thường quy
Bàn tay là phương tiện trung gian làm lan truyền tác nhân gây nhiễm
khuẩn bệnh viện và các tác nhân gây bệnh kháng kháng sinh. Bàn tay dễ dàng


8

bị ô nhiễm khi chăm sóc và điều trị người bệnh vì các vi khuẩn cư trú ở lớp
sâu của da và xung quanh móng tay. Vi khuẩn định cư thường gặp ở nhóm
này là các cầu khuẩn Gram (+): S.epidermidis, S.hominis; các vi khuẩn Gram
(-) như Acinetobacter, Enterobacter…; vi khuẩn trên da người bệnh như tụ
cầu vàng,
Klebsiella spp. ...
Vi khuẩn định cư phần lớn có độc lực thấp, ít có khả năng gây nhiễm
khuẩn trừ khi chúng xâm nhập vào cơ thể qua vết trầy xước da, các vết
thương bao gồm cả vết mổ hoặc các thủ thuật xâm lấn khác. Vệ sinh tay bằng
nước và xà phòng thường khó loại bỏ hết những vi khuẩn trên. Muốn loại bỏ
chúng, trước khi thực hiện thủ thuật xâm lấn và phẫu thuật, nhân viên y tế cần
vệ sinh tay bằng xà phòng chứa chất khử khuẩn hoặc dung dịch vệ sinh tay

chứa cồn.
Vi khuẩn vãng lai là các vi khuẩn có ở trên da nguời bệnh hoặc trên các
bề mặt môi trường bệnh nhân (drap giường, giường, dụng cụ, phương tiện
phục vụ người bệnh) và là thủ phạm chính gây nhiễm khuẩn bệnh viện do gây
nhiễm bẩn tay trong quá trình chăm sóc và điều trị. Các vi khuẩn vãng lai ít có
khả năng nhân lên trên tay và có thể loại bỏ dễ dàng bằng vệ sinh tay thường
quy. Do vậy, vệ sinh tay là biện pháp đơn giản và quan trọng nhất trong phòng
chống nhiễm khuẩn bệnh viện. Khuyến cáo của Hiệp hội an toàn Người bệnh
thế giới “Chăm sóc với bàn tay sạch là chăm sóc an toàn” [19].
Phổ vi khuẩn vãng lai là thủ phạm chính gây nhiễm khuẩn bệnh viện,
tuy nhiên phổ vi khuẩn này có thể dễ dàng loại bỏ bằng vệ sinh tay thường
quy (vệ sinh tay với nước và xà phòng hoặc chà tay bằng dung dịch vệ sinh
tay chứa cồn trong thời gian 20 giây-30 giây. Do vậy vệ sinh tay trước và sau
tiếp xúc với mỗi người bệnh là biện pháp quan trọng nhất trong phòng ngừa


9

nhiễm khuẩn bệnh viện. Vệ sinh tay trước phẫu thuật cần loại bỏ cả hai phổ vi
khuẩn vãng lai và định cư, do vậy cần áp dụng quy trình vệ sinh tay ngoại khoa.
Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định VSTTQ bằng dung dịch có chứa
cồn là biện pháp quan trọng nhất để dự phòng sự lây truyền tác nhân gây bệnh
trong các cơ sở y tế. Nghiên cứu của Pittet (2000) cho thấy tuân thủ VST tăng
từ 47,6% lên 66,2% và NKBV giảm từ 16,9% xuống 6,9% [20].
Năm 2004, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xây dựng, hướng dẫn thực
hành VST trong các cơ sở y tế và kêu gọi các quốc gia cam kết tham gia chiến
dịch VST và lấy ngày 5 tháng 5 hàng năm là ‘‘Ngày vệ sinh tay toàn cầu’’.
Tại Việt Nam, ngành y tế đã quan tâm, chú trọng đến vấn đề vệ sinh
tay. Năm 2006, Bộ Y tế bắt đầu thực hiện dự án tăng cường vệ sinh bệnh viện,
trong đó vệ sinh tay thường quy với nước và xà phòng được coi là một trong

các biện pháp chiến lược. Dự án đã phát động “Tuần lễ vệ sinh tay” tại 21
bệnh viện với khoảng 7000 người tham gia dự án. Năm 2009, tuân thủ vệ sinh
tay được đưa vào nội dung Thông tư 18/2009/BYT-TT hướng dẫn tổ chức
thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám, chữa bệnh [18].
Đặc biệt đến năm 2017 Bộ y tế đã công bố Hướng dẫn thực hành vệ sinh tay
trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [21].
1.5. Hiệu quả vệ sinh tay thường quy trong phòng ngừa nhiễm khuẩn
bệnh viện
1.5.1. Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện trên thế giới và Việt Nam
Các nghiên cứu quy mô vùng, quốc gia và liên quốc gia của các nước
và Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận tỷ lệ NKBV từ 3,5% đến 10% người bệnh
nhập viện. Tại các nước đang phát triển, tỷ lệ NKBV từ 5-15% và tỷ lệ NKBV
tại các khoa hồi sức cấp cứu từ 9-37%. Tại Anh: có trên 100.000 người bệnh
NKBV/năm làm tăng 25 triệu ngày điều trị tại bệnh viện. Tại Mỹ: tỷ lệ NKBV
chung chiếm 4,5% người bệnh nhập viện (2002), có gần 100.000 người bênh tử


10

vong liên quan tới NKBV. Ngày điều trị trung bình cho một người bệnh nhiễm
khuẩn liên quan tới chăm sóc y tế lên tới 17,5 ngày và chi phí hàng năm để giải
quyết hậu quả NKBV lên tới 6,5 tỷ US (2004) [22], [23], [24], [25].
Tình hình NKBV tại Việt Nam chưa được xác định đầy đủ do có ít tài
liệu và giám sát về NKBV được công bố. Đến nay đã có ba cuộc điều tra cắt
ngang mang tính khu vực do Vụ Điều trị Bộ Y tế (nay là Cục Quản lý khám,
chữa bệnh) đã thực hiện. Ngoài ra, các số liệu điều tra tỷ lệ NKBV hiện mắc
của các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh đều ghi nhận tỷ lệ NKBV chung từ 4,28,1% [26], [27], [28].
NKBV vẫn còn là vấn đề nan giải ngay cả ở các nước phát triển, rất
nghiêm trọng ở những nước đang phát triển. Năm 2010 tỷ lệ NKBV chiếm
66% (97/147) của các nước đang phát triển [3]. Theo đánh giá hiện tại tỷ lệ

nhiễm trùng liên quan- chăm sóc y tế (HCAI) ở các nước thu nhập thấp và thu
nhập trung bình: 10,1%. Tại các nước đang phát triển, NKBV chiếm tỷ lệ cao
do hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) trong bệnh viện chưa tốt, kiến
thức và thái độ của nhân viên y tế (NVYT) chưa cao. Tại Việt Nam, năm 2014
theo kết quả nghiên cứu tại bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho thấy tỷ lệ nhiễm
khuẩn bệnh viện là 2,5%; nhiễm trùng vết mổ trên những người bệnh có phẫu
thuật chiếm từ 2,5% – 8,45% và viêm phổi bệnh viện trên người bệnh có thở
máy từ 40% – 50% [4].
1.5.2. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện
Các tác nhân vi sinh vật: Tất cả mọi vi sinh vật đều có thể là tác nhân
gây nhiễm khuẩn bệnh viện: Vi khuẩn, virut, nấm, ký sinh trùng. Trong đó vi
khuẩn là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất.
Nguồn truyền nhiễm: có nhiều nguồn lây nhiễm ở trong các cơ sở y tế
(CSYT) ví dụ như: nguồn lây từ môi trường (không khí, nước, xây dựng),


11

người bệnh, từ các hoạt động khám và chữa bệnh (thủ thuật xâm nhập và phẫu
thuật, dụng cụ và thiết bị, hóa trị liệu...).
Từ môi trường
Các tác nhân gây bệnh có thể gặp trong môi trường (không khí, nước,
bề mặt vật dụng xung quanh người bệnh) như nấm vi khuẩn hoặc các loại vi
rút và các ký sinh trùng.
Từ người bệnh
Các yếu tố từ người bệnh làm thuận lợi cho NKBV gồm tuổi, tình trạng
sức khỏe và phương pháp điều trị được áp dụng. Nguy cơ có thể được phân
loại theo 3 mức độ khác nhau: nguy cơ mức độ thấp, trung bình và mức độ
cao. Người bệnh có tình trạng bệnh nặng, hệ miễn dịch giảm hoặc đang điều
trị can thiệp có thể là nguy cơ gây nhiễm khuẩn bệnh viện. Tình trạng sức

khỏe kém, đặc biệt là tuổi cao, các đáp ứng miễn dịch tế bào và miễn dịch
dịch thể bị suy giảm; trẻ em có hệ thống đáp ứng miễn dịch chưa hoàn chỉnh,
sức chịu đựng stress kém vì thế sức đề kháng với vi khuẩn yếu nên xuất hiện
một nguy cơ toàn thân. Ngoài ra người bệnh cao tuổi dễ mắc bệnh còn liên
quan đến tình trạng dinh dưỡng kém.
Từ hoạt động chăm sóc và điều trị
Do sử dụng các dụng cụ, thiết bị xâm nhập:
Khi sử dụng các thiết bị xâm nhập như đặt nội khí quản, máy trợ hô
hấp, nội soi thăm dò, dẫn lưu sau mổ, đặt cathete tĩnh mạch trung tâm, dẫn
lưu tiết niệu..., tất cả các điều trị can thiệp đó đã phá vỡ cơ chế bảo vệ tự
nhiên ngăn cản sự xâm nhập và tấn công của các VSV gây bệnh thì được xem
là có nguy cơ cao.
Từ việc sử dụng kháng sinh không thích hợp
Tình trạng kháng thuốc của trực khuẩn Gram (-) gây NKBV ngày càng
gia tăng và phổ biến ở tất cả các khoa điều trị trong bệnh viện và tình trạng đa
kháng thường xảy ra với các kháng sinh thuộc nhóm quinolon, cephalosporin
thế hệ 3 và aminoglycosid. Sự bùng nổ ngày càng nhiều chủng trực khuẩn mủ


12

xanh và A.baumannii đa kháng kháng sinh ở trong và ngoài khoa điều trị tích
cực đang là vấn đề thường xuyên được đề cập tới ngày càng nhiều ở hầu hết
các nghiên cứu gần đây. Khi sử dụng kháng sinh không hợp lý sẽ làm tăng
chủng kháng thuốc do có sự phối hợp chọn lọc tự nhiên và thay đổi các thành
phần gen kháng thuốc của vi khuẩn.
- Do NVYT chưa tuân thủ các quy định phòng ngừa nhiễm khuẩn của
như tuân thủ vệ sinh tay còn thấp, sử dụng chung găng tay, xử lý các dụng cụ
y tế để dùng lại đặc biệt là các dụng cụ nội soi chưa đúng quy định [10].
1.5.3. Các biện pháp phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn

Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn bao gồm vệ sinh tay, sử dụng
phương tiện phòng hộ cá nhân, vệ sinh hô hấp, vệ sinh khi ho, sắp xếp NB,
tiêm an toàn, phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn, vệ sinh môi trường, xử
lý dụng cụ, quản lý chất thải y tế và các tiêu chuẩn về xử lý đồ vải [10], [11],
[14], [29].
1.5.4. Hiệu quả vệ sinh tay thường quy trong phòng ngừa nhiễm khuẩn
bệnh viện
Gần đây, nhiều nghiên cứu tại những khu vực lâm sàng khác nhau nhằm
đánh giá hiệu quả phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện của thực hành vệ sinh
tay thường quy đã cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện giảm khi cải thiện tỷ
lệ tuân thủ vệ sinh tay thường quy ở nhân viên y tế, đặc biệt ở những khu vực
có nhiềm thủ thuật xâm lấn như cấp cứu, ngoại khoa, nhi khoa. Tóm lại, bàn
tay là phương tiện quan trọng làm lan truyền nhiễm khuẩn bệnh viện. Vệ sinh
tay giúp loại bỏ hầu hết vi sinh vật có ở bàn tay, do đó, có tác dụng ngăn ngừa
lan truyền tác nhân nhiễm khuẩn từ người bệnh này sang người bệnh khác, từ
người bệnh sang dụng cụ và nhân viên y tế, từ vị trí này sang vị trí khác trên
cùng một người bệnh và từ nhân viên y tế sang người bệnh. Vệ sinh tay
thường quy là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất trong phòng ngừa nhiễm


13

khuẩn bệnh viện, đồng thời cũng là biện pháp đảm bảo an toàn cho nhân viên
y tế trong thực hành chăm sóc và điều trị người bệnh.
1.6. Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh tay
thường quy của cán bộ y tế
1.6.1. Trên thế giới
Nghiên cứu nổi tiếng của Pittet và cộng sự tại Thụy Sỹ cho thấy 48%
điều dưỡng tuân thủ vệ sinh tay thường quy (VSTTQ) và sau 3 năm có
chương trình can thiệp thấy tỷ lệ tuân thủ VSTTQ tăng lên tới 66% [20]. Một

nghiên cứu khác nhằm thu thập các thông tin về VSTTQ để từ đó đưa ra các
biện pháp KSNK. Trong số các sinh viên điều dưỡng Thổ Nhĩ Kỳ được hỏi
theo bộ câu hỏi, có 80,2% sinh viên trả lời có VSTTQ sau mỗi lần làm thủ
thuật cho bệnh nhân, thời gian trung bình một lần VSTTQ từ 1 phút trở lên
chiếm 71,9%. Kết luận từ nghiên cứu cho thấy tất cả các sinh viên đều được
học về cách vệ sinh tay nhưng thực sự sinh viên vẫn chưa quan tâm tới vệ
sinh tay và chưa thực hành được kiến thức đã học [19].
Năm 2002, tại Italia, Nonile và cộng sự đã tiến hành đánh giá kiến
thức, thái độ và thực hành vệ sinh tay của NVYT tại các khoa hồi sức tích cực
tại 24 bệnh viện vùng Campania và Calabria. Kết quả cho thấy 53,2% NVYT
có kiến thức đúng, tỷ lệ có thái độ tích cực về vệ sinh tay là 96,8%, thái độ
tích cực của nhóm NVYT có trình độ học vấn cao và nhóm nữ, lớn tuổi cao
hơn có ý nghĩa thống kê so với các nhóm khác. Trong nghiên cứu này tỷ lệ
tuân thủ vệ sinh tay (TTRT) của NVYT tại thời điểm trước khi chăm sóc
người bệnh đạt 60% và sau chăm sóc đạt 72,5% [30].
Nghiên cứu của Khaled M và cộng sự thực hiện năm 2008 tại bệnh viện
Đại học Ain Shams (Cairo, Ai Cập) cho thấy điều dưỡng có kiến thức vệ sinh


14

tay tốt hơn bác sĩ nhưng các bác sĩ lại là những người tuân thủ tốt hơn
(37,5%) tuy nhiên tỷ lệ vệ sinh tay đúng của họ chỉ là 11,6% [31].
Nghiên cứu của Mahadeo B Shinde và cộng sự năm 2014 về kiến thức,
thái độ, thực hành về 5 cơ hội vệ sinh tay sinh viên và điều dưỡng ở Bệnh
viện Tertiary, Karad cho thấy 74,0% đối tượng tham gia nghiên cứu có kiến
thức trung bình về vệ sinh tay, thái độ của sinh viên điều dưỡng tốt hơn so với
nhân viên điều dưỡng trong bệnh viện, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
với p < 0,05 [32].
Nghiên cứu của Hamed Sarani và cộng sự năm 2014 cũng chỉ ra 43%

những người tham gia nghiên cứu có kiến thức kém, 42% có thực hành trung
bình và 37% có thái độ vừa phải về nhiễm khuẩn bệnh viện. Có một mối quan
hệ đáng kể giữa kiến thức và giới tính (r = 0,08 p = 0,02). Tuy nhiên, các biến
số của tuổi tác, tình trạng hôn nhân, việc làm, kinh nghiệm làm việc, giáo dục
và nơi làm việc không thiết lập mối quan hệ đáng kể với các biến độc lập (p>
0,05) [33].
1.6.2. Tại Việt Nam
Nghiên cứu của Nguyễn Nam Thắng và Lê Đức Cường được thực hiện
nhằm đánh giá kiến thức và thực hành về vệ sinh tay thường quy của điều
dưỡng viên đang công tác tại hai bệnh viện đa khoa thuộc huyện Tiền Hải,
tỉnh Thái Bình năm 2017. Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 224 điều dưỡng
viên với bộ phiếu điều tra gồm 25 câu hỏi. Điều dưỡng viên trả lời đúng từ 17
câu hỏi trở lên được đánh giá là có kiến thức đạt. Kết quả cho thấy ở nhiều
nội dung phỏng vấn, tỷ lệ điều dưỡng viên trả lời đúng còn thấp (dưới 50%)
như: hệ vi khuẩn trên bàn tay nhân viên y tế là tác nhân chính gây nhiễm
khuẩn bệnh viện (40,2%); vai trò của vệ sinh tay thường quy trong phòng
ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện (46%); thời gian tối thiểu để vệ sinh tay với
nước và xà phòng (47,3%); và chà tay bằng chế phẩm chứa cồn (49,6%); sắp


15

xếp các bước trong quy trình vệ sinh tay thường quy (22,3%); lựa chọn
phương pháp vệ sinh tay phù hợp khi thăm khám từ vùng bẩn sang vùng sạch
(12,5%) và sau khi khám bệnh cho người bệnh (45,5%). Tỷ lệ điều dưỡng
viên có kiến thức đạt ở bệnh viện đa khoa huyện Tiền Hải là 66,4%, ở bệnh
viện đa khoa Nam Tiền Hải là 50,5% (p<0,05). Về thực hành, nghiên cứu đã
đánh giá kỹ năng thực hành rửa tay thường quy bằng bảng kiểm đối với 224
điều dưỡng viên. Kết quả cho thấy tỷ lệ điều dưỡng viên thực hành rửa tay
thường quy đạt ở cả hai bệnh viện rất thấp, ở bệnh viện đa khoa huyện Tiền

Hải là 45,0% và ở bệnh viện đa khoa Nam Tiền Hải là 25,8% (p<0,05). Kết
quả phân tích cho thấy có mối liên quan giữa kỹ năng thực hành rửa tay
thường quy với trình độ chuyên môn của điều dưỡng viên [34].
Năm 2012, nghiên cứu khảo sát thực trạng sự tuân thủ vệ sinh tay
thường quy của nhân viên y tế tại bệnh viện Tim Hà Nội. Kết quả cho thấy,
Khi quan sát 400 cơ hội VST thường quy của NVYT tại 3 khoa lâm sàng, kết
quả cho thấy tỷ lệ tuân thủ VST đạt 68,5%. Khi so sánh giữa các đối tượng
NVYT tại 3 khoa lâm sàng số cơ hội VST của điều dưỡng là cao nhất (290; 72,5
%) BS là 75;18,6%, ít nhất là hộ lý có 35; 8,7% và sự tuân thủ VST của điều
dưỡng cũng cao hơn BS và hộ lý (73,1% trong 290 cơ hội), hộ lý là đối tượng có
tỉ lệ tuân thủ VSBT kém nhất (37,1% trong 35 cơ hội). VST thấp tại những khu
vực có cường độ chăm sóc và điều trị cao, khối lượng chăm sóc điều trị càng lớn
hay số cơ hội VST càng lớn thì tỷ lệ tuân thủ VST càng thấp. Về sự tuân thủ thực
hành VST của NVYT theo từng thời điểm cho thấy 90 -100% NVYT đều có ý
thức vệ sinh tay tại thời điểm ngay sau khi tiếp xúc với máu và dịch cơ thể và
trước, sau khi làm thủ thuật xâm lấn, sau khi tháo găng [35].
Năm 2010, Đoàn Văn Hiển và Phạm Minh Khuê đã thực hiện nghiên
cứu đánh giá hiệu quả can thiệp vệ sinh bàn tay thường quy của nhân viên y tế
ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Việt Tiệp, Hải Phòng – năm 2010,


×