Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNNN TẠI SGD NH ĐTPTVN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.99 KB, 21 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNNN TẠI SGD
NH ĐTPTVN
3.1. ĐỊNH HƯỚNG CỦA SGD NHĐT&PTVN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNNN
Trong hoạt động kinh doanh, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp luôn đặt ra các
mục tiêu cần đạt được trong những tháng, quý, năm tiếp theo để từ đó đề ra định hướng
hoạt động. SGD cũng vậy, Sở đã đặt ra các định hướng trong hoạt động tín dụng trung
và dài hạn đối với DNNN để đạt được một số mục tiêu:
 Nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh tín dụng, tạo vị thế, hình ảnh và
thương hiệu riêng từ đó không bị lúng túng trong cạnh tranh quốc tế.
 Phát triển, triển khai và hoàn thiện các sản phẩm tín dụng đa dạng, nâng cao chất lượng,
hiệu quả, đáp ứng các nhu cầu hợp lý của khách hàng, thúc đẩy đa dạng hóa sản phẩm,
dịch vụ theo hướng hội nhập.
 Kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN theo hướng bảo
đảm hiệu quả, an toàn, chất lượng cho DN và SGD.
 Tạo lập một cơ chế thích hợp để động viên các nguồn lực trong nước là chính, tranh thủ
tối đa nguồn lực ngoài nước; góp phần giải phòng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi
tiềm năng của các thành phần kinh tế, đồng thời bảo đảm cho DNNN giữ vững vai trò
chủ đạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ quyền quốc gia; góp phần bảo đảm
an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế- xã hội, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, gắn tăng trưởng với chất lượng tín
dụng và giới hạn an toàn vốn theo quy định.
Với mục tiêu đó, SGD đã có những định hướng hoạt động sau:
3.1.1. Giới hạn tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN
Giai đoạn tới Sở có định hướng là giảm tỷ trọng của cho vay trung và dài hạn đối
với DNNN (đặc biệt là các DN xây lắp kém hiệu quả) vì chỉ tiêu kế hoạch tỷ trọng cho
vay trung, dài hạn trong tổng dư nợ là nhỏ hơn hoặc bằng 45%; chỉ tiêu kế hoạch dư nợ
cho vay DNNN trên tổng dư nợ là nhỏ hơn hoặc bằng 60%.
3.1.2. Một số lĩnh vực đầu tư chủ yếu
Danh mục đầu tư chủ yếu:


• Xây lắp dân dụng, công nghiệp và đầu tư cơ sở hạ tầng.
• Bưu chính, viến thông.
• Công nghiệp khai khoáng.
• Chế biến nông sản thực phẩm, thủy hải sản xuất khẩu.
• Sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu.
• Năng lượng, dầu khí.
• Du lịch.
• Các khu công nghiệp trọng điểm.
Trong đó:
• Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao, ít gây ô
nhiễm môi trường, sản xuất hàng hóa có khả năng thay thế hàng nhập khẩu và
tiến tới xuất khẩu.
• Phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông – lâm - thủy hải sản gắn liền với
phát triển các vùng nguyên liệu, chăn nuôi, trồng rừng...
• Đầu tư vào một số ngành sản phẩm chủ yếu: xi măng, sành sứ, thép, công nghiệp
điện tử, sản xuất đồ dân dụng, khu đô thị, chung cư...
Với NHĐT&PTVN, giới hạn tín dụng cho các ngành, sản phẩm là:
• Dư nợ tối đa cho ngành dầu khí trong tổng dư nợ là 8%.
• Dư nợ tối đa cho ngành điện trong tổng dư nợ là 10%.
• Dư nợ tối đa cho ngành sản xuất xi măng trong tổng dư nợ là 8%.
• Dư nợ tối đa cho ngành bưu chính viễn thông trong tổng dư nợ là 5%.
• Dư nợ tối đa cho ngành than và khoáng sản trong tổng dư nợ là 5%.
• Các ngành khác, dư nợ tối đa cho mỗi ngành trong tổng dư nợ là 3%.
3.1.3. Chênh lệch lãi suất bình quân đầu ra - đầu vào tối thiểu 2%/năm
3.1.4. Sản phẩm tín dụng
 Đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng cho mọi ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ mà pháp luật nước ta không cấm.
 Các sản phẩm tín dụng trung và dài hạn cung cấp cho DNNN phải đáp ứng được các
tiêu chí sau:
• Đánh giá được mức độ rủi ro.

• Loại hình tín dụng đề xuất phải phù hợp với đặc điểm, nhu cầu và loại hinh kinh
doanh của DN.
3.1.5. Một số định hướng quan trọng khác
• Phấn đấu giảm tỷ lệ nợ quá hạn thấp hơn nữa, tối đa là 2%. Tiếp tục đẩy mạnh xử lý dứt
điểm nợ xấu, nợ tồn đọng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
• Chú trọng kiểm tra giám sát sau giải ngân, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích vay,
hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra với khoản vay.
• Tăng cường công tác tiếp thị để mở rộng và đa dạng hóa khách hàng, tập trung vào
khách hàng là DNNN kinh doanh có hiệu quả.
• Tăng cường công tác thu nợ, giảm bớt cho vay trung và dài hạn đối với dự án mới, chỉ
cấp tín dụng cho những dự án có hiệu quả, thời gian thu hồi vốn nhanh.
• Nâng cao vai trò của công tác thẩm định với các nội dung chủ yếu như: tính khả thi về
công nghệ, kỹ thuật của dự án, sức cạnh tranh của sản phẩm, tính khả thi, hiệu quả tài
chính của dự án và doanh nghiệp vay vốn....để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng.
• Khai thác tối đa tài sản đảm bảo của khách hàng dư nợ hiện nay tại SGD.
• Thường xuyên hơn nữa trong việc tính chi phí huy động vốn trên các mặt bình quân, cơ
cấu kỳ hạn... để có chính sách lãi suất linh hoạt, đảm bảo hiệu quả đặt ra.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN
DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNNN TẠI SGD NHĐT&PTVN
3.2.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh và chính sách tín dụng hợp lý
 Luôn phân tích môi trường kinh doanh để có một chiến lược kinh doanh đúng đắn.
Một chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ giúp cho hoạt động của SGD hiệu quả hơn.
Chiến lược kinh doanh của Sở phải được xây dựng trên cơ sở phân tích các yếu tố môi
trường kinh doanh để đưa ra các biện pháp phù hợp với đặc điểm, điều kiện hoạt động
kinh doanh trong từng thời kỳ của ngân hàng.
Môi trường kinh doanh gồm có môi trường vi mô và môi trường vĩ mô. Môi trường
vĩ mô gồm các nhân tố nằm bên ngoài sự quản lý của ngân hàng nhưng lại ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp đến toàn bộ hoạt động của ngân hàng, gồm: môi trường kinh tế,
môi trường chính trị - xã hội, môi trường pháp luật...những môi trường này luôn luôn
thay đổi: các văn bản pháp luật luôn được điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn,

lãi suất, tỷ giá luôn biến động...vì vậy SGD phải luôn tổ chức thu thập đầy đủ, chính
xác, kịp thời thông tin về môi trường này để có thể dự báo được sự biến động của
chúng, giúp cho ngân hàng có cơ sở để điều chỉnh hoạt động ngân hàng cho phù hợp
với sự thay đổi của môi trường.
Môi trường kinh doanh vi mô bao gồm: các yếu tố thuộc về nội lực của ngân hàng,
các đơn vị hỗ trợ cho hoạt động của ngân hàng, khách hàng của ngân hàng, đối thủ cạnh
tranh của ngân hàng. SGD sẽ không thể nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn
đối với DNNN nếu không có một nội lực mạnh hoặc không coi trọng các đối thủ cạnh
tranh của mình. Do đó, trên cơ sở phân tích môi trường vĩ mô, môi trường vi mô, SGD
phải luôn xây dựng một chiến lược kinh doanh bám sát với những sự thay đổi của các
môi trường đó, có như vậy mới nâng cao được chất lượng tín dụng.
 Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp:
Chính sách tín dụng của SGD cần được xây dựng phù hợp với từng địa bàn, từng
ngành như: Chính sách tín dụng đối với các vùng kinh tế động lực, trọng điểm, các
ngành then chốt; chính sách tín dụng phục vụ phát triển kinh tế miền núi và Tây
nguyên; chính sách tín dụng đầu tư phục vụ chương trình phát triển nông nghiệp nông
thôn...trong mỗi chính sách tín dụng đó lại nên tập trung chú trọng vào đặc điểm của
từng ngành, của từng vùng mà xây dựng các chính sách lãi suất, chính sách quy mô và
giới hạn tín dụng...cho phù hợp. Đồng thời, với mỗi lĩnh vực, Sở nên soạn thảo ra
hướng dẫn chi tiết về quy trình cho vay, phương thức kiểm tra, đánh giá và quản lý tín
dụng, đề cương đánh giá toàn diện tình hình khách hàng để áp dụng thống nhất và bắt
buộc trong toàn hệ thống.
• Với chính sách khách hàng:
 Tăng cường công tác tiếp thị để mở rộng và đa dạng hóa khách hàng ở mọi ngành,
mọi lĩnh vực.
 Phân loại khách hàng truyền thống và quan trọng, khách hàng khác đồng thời có
những chính sách ưu đãi đối với khách hàng truyền thống.
 Luôn tổng kết tình hình cho vay đối với các doanh nghiệp để có phương thức quản
lý tín dụng riêng đối với từng nhóm đối tượng khách hàng này.
• Với chính sách sách lãi suất:

 Lãi suất tín dụng do Ban giám đốc ngân hàng thông qua phải luôn được phổ biến
đến mọi cán bộ tín dụng, bao gồm có: lãi suất cơ bản và lãi suất bình quân đối với
các kỳ hạn, các ngành và lĩnh vực chủ yếu.
 Có chính sách lãi suất linh hoạt, cho phép khách hàng được lựa chọn hình thức của
lãi suất.
• Với chính sách về thời hạn tín dụng và kỳ hạn nguồn:
 SGD phải luôn dựa trên kỳ hạn của nguồn để quyết định chính sách kỳ hạn cho vay.
 Phải luôn tuân thủ theo quy định về tỷ lệ chuyển hoán tối đa nguồn ngắn hạn sang
cho vay trung và dài hạn.
• Với chính sách về các khoản đảm bảo: Cần luôn khai thác tối đa tài sản đảm bảo của
các khách hàng dư nợ hiện nay tại SGD bằng cách áp dụng tổng hợp các biện pháp sau:
 Hoàn thiện việc ký hợp đồng đảm bảo tằng tài sản hình thành từ vốn vay và đăng ký
giao dịch đảm bảo đối với tất cả các dự án đang còn dư nợ.
 Ký hợp đồng thế chấp trụ sở, cầm cố dây chuyền thiết bị, máy móc thi công và tiến
hành đăng ký giao dịch đảm bảo đối với tất cả các doanh nghiệp vay đang vay vốn
lưu động.
 Bước đầu tiến hành cầm cố quyền đòi nợ phát sinh từ các khoản phải thu đối với các
doanh nghiệp vay vốn lưu động.
3.2.2.Cải tiến quy trình phân tích tín dụng, không ngừng hoàn thiện nội dung của sổ
tay tín dụng
 Trong 4 bước của quy trình phân tích tín dụng như đã đề cập ở trên thì bước 1 – phân
tích trước khi cấp tín dụng có vai trò quan trọng nhất, quyết định chất lượng của phân
tích tín dụng. Nội dung chủ yếu của bước này là thu thập và xử lý các thông tin liên
quan đến khách hàng bao gồm năng lực sử dụng vốn vay và uy tín, khả năng tạo ra lợi
nhuận và nguồn ngân quỹ, quyền sở hữu các tài sản và các điều kiện kinh tế khác có
liên quan đến khách hàng.
Với vai trò trên, việc tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng của bước này có ý
nghĩa vô cùng quan trọng, vì nó sẽ góp phần nâng cao chất lượng phân tích tín dụng từ
đó nâng cao chất lượng tín dụng. Để thực hiện điều này, có một số giải pháp như sau:
• Thiết lập hệ thống thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: thông tin cần phải được đa dạng

từ nhiều nguồn, không chỉ bó hẹp ở một số nguồn. Hiện nay có thể thu thập thông tin từ
các nguồn, bên cạnh các nguồn thông tin từ việc phỏng vấn trực tiếp khách hàng hay
mua, tìm kiếm thông tin qua trung gian thì có một số biện pháp khác như:
 Áp dụng hơn nữa tiến bộ công nghệ thông tin trong việc quản lý khách hàng, tiến hành
thống kê, nghiên cứu, lưu trữ thông tin từ đó bổ sung cho việc phân tích đánh giá khách
hàng cho các lần vay sau.
 SGD nên tổng kết và hoàn thiện các công cụ, phương pháp phân tích thẩm định dự án,
đánh giá các thông tin pháp lý của các doanh nghiệp. Hoàn thiện các báo cáo về phương
pháp dự báo dòng tiền và mô hình cảnh báo rủi ro tín dụng, hướng dẫn đánh giá lợi thế
cạnh tranh của khách hàng theo mô hình SWOT, mô hình porter và đưa vào áp dụng bắt
buộc trong phân tích, đánh giá đối với tất cả các dự án mới và khách hàng đang có dư
nợ tín dụng.
• Chuyên môn hóa trong khâu nhận hồ sơ và phân tích:
 Khâu hướng dẫn và thu nhận hồ sơ nên giao cho một vài nhân viên thuộc bộ
phận tín dụng đảm trách tùy theo đặc điểm của từng dự án. Điều này giúp giảm áp lực
công việc thủ tục cho cán bộ tín dụng, đồng thời giúp khách hàng lập hồ sơ chính xác
hơn, tránh phải lập nhiều lần, gây mất thời gian cho cả khách hàng và cán bộ tín dụng.
 Thành lập phòng chuyên về phân tích theo lĩnh vực ngành nghề, hỗ trợ cho cán
bộ tín dụng trong khâu phân tích. Hoặc với mỗi lĩnh vực thì có thể để cho một nhóm
cán bộ chuyên đảm nhận để phân tích. Sau khi thu nhận hồ sơ cán bộ tín dụng sẽ
chuyển cho bộ phận hoặc cán bộ phân tích theo từng ngành. Cán bộ tín dụng kết hợp
với kết quả phân tích thuộc thẩm quyền của mình với kết quả của bộ phận hay cán bộ
phân tích để lập tờ trình bộ phận ra quyết định.
Hoạt động chuyên môn hóa trên sẽ giúp Sở tiết kiệm được chi phí cũng như thời
gian phân tích, hạn chế những rủi ro mang tính chủ quan của cán bộ tín dụng, đồng thời
giúp cán bộ tín dụng giảm được áp lực nặng nhọc trong công việc phân tích, còn cán bộ
phân tích lại có thêm điều kiện để nghiên cứu kiến thức chuyên ngành được phân công,
góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.
• Tiếp tục đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp (từng ngành, lĩnh vực) theo điểm số để đưa
ra quyết định tài trợ:

Việc đánh giá, xếp loại doanh nghiệp nói chung đã khó nhưng việc đánh giá và xếp
loại doanh nghiệp nhà nước theo từng ngành nghề còn khó hơn: sẽ phải xây dựng hệ
thống các yếu tố cần phân tích đối với từng loại doanh nghiệp (doanh nghiệp xây lắp,
doanh nghiệp khai thác tài nguyên...), hệ thống thang điểm chuẩn phù hợp, kết quả
điểm quyết định ngân hàng có cho vay hay không, mức điểm quyết định mức cho vay,
quyết định lãi suất cho vay..., những việc này đòi hỏi cần có thời gian, nhân lực. Tuy
nhiên nếu có thể làm được điều này thì lợi ích đem lại là rất lớn: giảm thiểu rủi ro, giảm
thiểu nợ quá hạn, tăng lơi nhuận của hoạt động tín dụng trung và dài hạn...tức là làm
chất lượng tín dụng tăng lên.
 Trong bước cuối cùng - thu nợ và đưa ra các phán quyết tín dụng mới, nếu khách hàng
không trả được nợ thì Sở cần tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân để ra những quyết định mới:
thu nợ, phong tỏa và bán tài sản thế chấp, tước đoạt các khoản tiền gửi...hay tiếp tục tài
trợ cho khách hàng với sự ưu đãi về lãi suất, gia hạn nợ...Việc này cũng rất quan trọng,
nó vừa mang lại lợi ích cho hoạt động của SGD, lại vừa đóng góp vào phát triển kinh tế
- xã hội, bởi vì nếu SGD có thể “cứu vãn” được hoạt động của các doanh nghiệp thì họ
có thể tiếp tục sản xuất, cán bộ trong doanh nghiệp sẽ tiếp tục có việc làm... Điều này
đóng góp giải quyết một trong những vấn để bức xúc của xã hội là thất nghiệp.

×