Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN TẠI CTCK NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.24 KB, 19 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH
PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN TẠI CTCK NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM.
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.
3.1.1 Định hướng phát triển của Uỷ ban chứng khoán đến năm 2010
Theo UBCK, TTCK trong 5 và 10 năm tới phải hướng tới các mục tiêu
chiến lược sau :
Xây dựng và hoàn thiện TTCK đồng bộ (bao gồm thị trường tập trung và
phi tập trung), vận hành theo các nguyên tắc thị trường có sự quản lý vĩ mô của
Nhà nước, đảm bảo sự phát triển lành mạnh, ổn định giữa các chủ thể tham gia
thị trường.
Đẩy mạnh tốc độ huy động và luân chuyển vốn qua TTCK, đáp ứng nhu
cầu vốn trung, dài hạn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để TTCK đóng vai trò là trung tâm tài chính cung cấp vốn dài hạn cho nền kinh
tế thì khối lượng cổ phiếu, trái phiếu lưu chuyển trên TTCK phải chiếm từ 20%-
30% GDP trở lên.
Đảm bảo sự phát triển cân đối trong cơ cấu tài chính ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn thông qua hệ thống ngân hàng và TTCK. Đồng thời nâng cao
chất lượng hoạt động và khả năng cạnh tranh của các tổ chức trung gian trên
TTCK.
Hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế, khai thác tối đa tác động tích cực
trong việc huy động vốn trong nước và quốc tế thông qua TTCK, đầu tư trên thị
trường tài chính nước ngoài, hạn chế tác dụng tiêu cực trong quá trình toàn
cầu hoá và hội nhập khu vực, đảm bảo an ninh tài chính trong quá trình phát
triển.
UBCK cũng đưa ra những bước đi cụ thể cho định hướng phát triển đó.
Cụ thể như sau:
- Hoàn chỉnh và đưa vào vận hành đồng bộ 2 trung tâm giao dịch chứng khoán
tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, nhằm đảm bảo tạo ra sân chơi lành
mạnh cho các nhà đầu tư tham gia với các thiết chế hoạt động phù hợp với


điều kiện hiện tại và khả năng phát triển trong tương lai.
- Hoàn thiện và đưa vào vận hành Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam trên cơ
sở các trung tâm giao dịch hiện có với quy mô hiện đại, hiệu quả. Có chiến lược
quy hoạch và tạo hàng hoá cho thị trường đảm bảo đủ hàng hoá cho thị
trường vận hành liên tục trên cơ sở đưa các doanh nghiệp Nhà nước đã thực
hiện cổ phần hoá vào niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán, nhằm
thúc đẩy tiến trình đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước theo hường hoàn
thiện, hiệu quả. Từng bước phát triển thị trường cổ phiếu, thị trường trái
phiếu. Đưa khối lượng hàng hoá vào niêm yết giao dịch trên TTCK chiếm từ
15-20% GDP.
- Đẩy mạnh phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ trên cơ sở phát hành
thường xuyên trái phiếu Chính phủ huy động vốn trong và ngoài nước thông
qua TTCK để huy động vốn cho ngân sách Nhà nước, đáp ứng nhu cầu vốn cho
đầu tư xây dựng cơ bản.
- Xây dựng luật chứng khoán và TTCK trên nền tảng các văn bản pháp luật
hiện hành để vận hành TTCK ở Việt Nam nhằm tăng cường hiệu lực pháp lý
đối với các thể chế tham gia vào TTCK.
- Xây dựng TTCK cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đủ điều kiện niêm yết,
với quy mô phù hợp hiện nay nhằm vừa đảm bảo tạo ra được sân chơi cho các
doanh nghiệp này, nhưng vẫn đảm bảo được khả năng quản lý của Nhà nước.
Từng bước nghiên cứu, xây dựng và đưa vào vận hành thị trường phi tập
trung (OTC) cho các doanh nghiệp mới, doanh nghiệp công nghệ cao.
- Thành lập hiệp hội các nhà giao dịch chứng khoán nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho các chủ thể tham gia thị trường có cơ hội được đào tạo, phát triển kỹ
năng kinh doanh và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ trên thị trường.
- Từng bước hội nhập với thị trường vốn quốc tế. Mở rộng liên kết với thị
trường các nước trong khu vực theo tiêu chuẩn chung. Tham gia quy chế niêm
yết trên các sở giao dịch của các nước khu vực ASEAN, tạo tiền đề cho việc huy
động vốn trên thị trường quốc tế.
- Xây dựng các thể chế phụ trợ cho vận hành thị trường, như Trung tâm Lưu ký

chứng khoán, trung tâm máy tính chứng khoán, các tổ chức định mức tín
nhiệm…
3.1.2 Định hướng phát triển của công ty chứng khoán BSC đến năm
2010
Là một trong những Công ty chứng khoán đầu tiên ra đời tại Việt Nam, BSC
được coi là một công ty có những bước đi khá bài bản trong “làng” chứng khoán sơ
khai.
Để đánh giá thực trạng kinh doanh của BSC trong giai đoạn hiện nay
không thể chỉ nhìn vào những con số kinh doanh cụ thể. Vì với TTCK giai đoạn
đầu, các CTCK chưa thể nghĩ đến việc sẽ thu nhiều lãi. Mục đích trước mắt của
BSC là khá rõ ràng, đó là tích luỹ kinh nghiệm trong kinh doanh chứng khoán,
góp phần làm sôi động TTCK và khẳng định uy tín của mình trên TTCK.
* Nhiệm vụ của công ty
- Ổn định tổ chức, cơ cấu các phòng, ban trong công ty với bộ máy điều hành
dảm bảo thích ứng nhạy bén với tình hình thị trường : nội bộ vững mạnh, tạo
nên một khối đoàn kết nhất trí.
- Triển khai và phát triển các hoạt động nhân viên với phương chân “An toàn, hiệu
quả, bảo tồn vốn”, từng bước nâng cao uy tín của công ty và mở rộng thị phần thị
trường.
- Xúc tiến mạnh công tác đào tạo, tuyển dụng để xây dựng một đội ngũ cán bộ có
chuyên môn nghiệp vụ, có tâm huyết, giúp công ty nắm bắt kịp thời những cơ hội,
thời cơ kinh doanh cũng như vượt qua những khó khăn thử thách tiềm ẩn trên thị
trường.
- Hoàn thiện hệ thống văn bản làm khung pháp lý cho mọi hoạt động của công
ty từ điều hành đên nghiệp vụ, đảm bảo mọi hoạt động đều phù hợp với quy
định của pháp luật.
Với phương châm “ Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu
hoạt động của công ty”, BSC luôn đặt cho mình những mục tiêu hoạt động cụ
thể để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Chính vì vậy trong những năm
tới, BSC đặt ra các mục tiêu và các giải pháp thực hiện, cụ thể như sau:

- Đảm bảo không có khách hàng nào phàn nàn về phong cách giao dịch của cán
bộ nhân viên trực thuộc công ty.
- Đảm bảo 80% các dự án tư vấn thực hiện đúng thời gian cam kết
- Đạt mức lợi nhuận trước thuế gấp 1,5 lần năm 2004
- Mức tăng trưởng chung của năm sau luôn cao hơn năm trước 2 lần
- Trở thành một trong những công ty chứng khoán hàng đầu trong nước
- Tiếp tục giữ vị trí hàng đầu về công nghệ thông tin.
- Mở rộng mạng lưới hoạt động : năm 2005 sẽ mở thêm hai phòng giao dịch tại
Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Năm 2006-2008 sẽ mở đại lý nhận lệnh tại
Vũng Tàu, Quảng Ninh, Đà Nẵng ( phối hợp với mạng lưới chi nhánh của BIDV)
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH PHÁT HÀNH
CHỨNG KHOÁN TẠI CTCK NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.
Các công ty chứng khoán là lực lượng chủ chốt thực hiện hoạt động bảo
lãnh phát hành chứng khoán. Ngoài việc mua bán các chứng khoán trên thị
trường thứ cấp ( thực hiện nghiệp vụ tự doanh ) công ty chứng khoán còn là
người góp phần tạo nên sự sôi động trên thị trường sơ cấp thông qua hoạt
động bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Trong thời gian, hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán mà các
công ty chứng khoán thực hiện mới chỉ dừng lại ở hình thức tư vấn phát hành
và đại lý phát hành chứng khoán mà hiệu quả lại chưa cao. Do đó, trước mắt
các công ty chứng khoán phải xây dựng uy tín, gây dựng lòng tin đối với các
doanh nghiệp, đối với nhà đầu tư.
3.2.1. Giải pháp trực tiếp của BSC.
3.2.1.1. Nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn.
Tư vấn là bước đầu tiên của quá trình bảo lãnh phát hành. Nên nếu
nghiệp vụ này có tốt thì mới tạo đà cho những bước sau thành công. Để có thể
khiến cho nhiều tổ chức phát hành tìm đến với các tổ chức bảo lãnh thì một
điều vô cùng quan trọng đó là chất lượng dịch vụ mà tổ chức bảo lãnh cung
cấp cho khách hàng của mình.
Hiện nay, trình độ tư vấn trong nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng

khoán chưa cao và điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh
nghiệp vụ này của công ty chứng khoán.
Các công ty chứng khoán mới hoạt động được trong một thời gian rất
ngắn, hơn nữa lại không được thực hành nhiều với nghiệp vụ bảo lãnh phát
hành do ít doanh nghiệp chọn bảo lãnh phát hành nên có thể nói họ chưa có
nhiều kinh nghiệm và còn rất lúng túng trong khi thực hiện.
Đối với việc bảo lãnh phát hành, tư vấn về loại chứng khoán và thời
điểm phát hành không hợp lý hoặc việc định giá chứng khoán không chính xác
không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ huy động vốn của doanh nghiệp mà có thể
làm cho doanh nghiệp không huy động đủ số vốn cần thiết hoặc cổ phiếu bị rớt
giá mạnh làm ảnh hưởng đến các cổ đông của công ty. Công ty chứng khoán
cần phải hiểu rằng lợi ích của doanh nghiệp chính là lợi ích của công ty. Bởi
nếu như đợt bảo lãnh phát hành chứng khoán không thành công, doanh
nghiệp không huy động được vốn thì rủi ro sẽ thuộc về công ty chứng khoán.
Do vậy, việc nâng cao trình độ, tính chuyên nghiệp của công ty chứng khoán
đặc biệt bộ phận bảo lãnh phát hành chứng khoán là vô cùng cần thiết.
Đối với một số lĩnh vực tư vấn như tư vấn chứng khoán, tư vấn thời
điểm phát hành thì có thể tự tổ chức tiến hành nhưng đối với tư vấn xác định
giá trị doanh nghiệp để từ đó tìm ra chứng khoán hợp lý thì cần có sự tham gia
của nhiều tổ chức khác nhau như tổ chức kiểm toán độc lập, tổ chức định mức
tín nhiệm nhằm tạo ra tính khách quan, có thể áp dụng nhiều biện pháp xác
định giá doanh nghiệp hiện nay. Tổ chức bảo lãnh cần nghiên cứu các phương
pháp định giá tiên tiến trên thế giới một cách có hệ thống, chọn lọc và ứng
dụng nhiều phương pháp thích hợp với Việt Nam. Từ đó tổ chức bảo lãnh có
thể cung cấp thông tin đầy đủ nhất về đợt phát hành chứng khoán cho doanh
nghiệp.
Việc lập hồ sơ, báo cáo tài chính cần thiết để nộp Uỷ ban chứng khoán
cần được tiến hành một cách cẩn thận và nhanh chóng. Không nên để doanh
nghiệp chờ đợi quá lâu, gây nản lòng các doanh nghiệp trong việc có ý định
phát hành chứng khoán lần kế sau.

3.2.1.2. Đào tạo nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản cho sự phát triển TTCK nói chung và
các công ty chứng khoán nói riêng. Việc tiếp cận được nguồn nhân lực có trình
độ cao là rất cần thiết cho sự phát triển của công ty chứng khoán. Thực tế hiện
nay, hầu hết nhân sự tại các CTCK là còn non yếu và mới ra trường, thiếu kinh
nghiệm thực tiễn, kiến thức về chứng khoán được đào tạo chưa sâu, chưa
mang tính chuyên nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của nghiệp vụ (đặc biệt
là môi giới, tư vấn, phân tích…). Công ty BSC cũng vậy cho nên nâng cao năng
lực nhân sự là hết sức cần thiết. Để thực hiện được điều nay, đòi hỏi phải có
các biện pháp như :
- Chú trọng ngay khâu tuyển dụng nhân sự, đáp ứng yêu cầu từng loại nghiệp
vụ đối với Công ty
- Tích cực thực hiện các chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho nhân
viên nghiệp vụ của Công ty.
- Xây dựng kế hoạch và chiến lược dài hạn về đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng
cao chất lượng chuyên môn cho nguồn nhân lực của Công ty.
- Công ty BSC cần chủ động xây dựng hệ thống đào tạo nội bộ, liên kết đào tạo
trong nước, nước ngoài, các trường đại học…
- Phát triển đa dạng các loại hình đào tạo : đào tạo trực tiếp, đào tạo qua uỷ
thác, đào tạo và thi cử trực tuyến, đào tạo phổ biến, đào tạo chuyên nghiệp…
3.2.1.3. Tận dụng quan hệ với ngân hàng mẹ.
Trong tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam còn rất trằm lắng
như hiện nay, việc thu hút thêm khách hàng mới đến công ty là điều không dễ
dàng. Để cải thiện tình trạng này Công ty cần dựa vào lợi thế sẵn có nhằm mở
rộng phạm vi kinh doanh, thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh của
Công ty.
Một lợi thế đặc biệt quan trọng của Công ty đó là sự gắn bó chặt chẽ
giữa hoạt động của Công ty và hoạt động của Ngân hàng mẹ – NHĐT&PTVN.
Có thể thấy rất rõ trong số khách hàng của ngân hàng, có rất nhiều doanh
nghiệp có thể trở thành khách hàng tiềm năng của Công ty. Công ty cần tranh

thủ mối quan hệ sẵn có từ ngân hàng mẹ đối với khách hàng để chủ động tư
vấn, kích thích nhu cầu của khách hàng để khách hàng sử dụng dịch vụ bảo
lãnh phát hành khi họ thấy cần thiết. Việc tiếp cận và lấy lòng tin với lượng
khách hàng này là tương đối dễ dàng nhờ vào mối quan hệ sẵn có của ngân
hàng với các đối tượng này.
Thực tế, NHĐT&PTVN đã có một mạng lưới chi nhánh và các điểm giao
dịch rộng rãi trên các tỉnh, thành phố trong cả nước. Đây là lợi thế mà Công ty
nên tận dụng để tăng cường khả năng phân phối chứng khoán của Công ty khi
thực hiện bảo lãnh phát hành.
3.2.2. Giải pháp hỗ trợ.
3.2.2.1 Cần có một chính sách lãi suất ngân hàng hiệu quả hơn.
Thời gian qua, tình trạng ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động
vốn lên rất cao đã phản ánh không trung thực mức cung cầu tín dụng trên thị
trường tiền tệ.

×