Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của việt nam tại myanmar trong giai đoạn 2012 2016 thực trạng và giải pháp thúc đẩy”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.86 KB, 88 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................................ ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ......................................................................................................................... ii
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TẠI MYANMAR........................................................ 4
1.1 Những vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài............................................... 4
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại FDI........................................................................ 4
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động FDI................................................................... 9
1.1.3 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước chủ đầu tư...................15
1.1.4 Một số biện pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các nước
đang phát triển............................................................................................................................... 16
1.2 Tổng quan về Myanmar và quan hệ hợp tác đầu tư Việt Nam-Myanmar .. 20

1.2.1 Sơ lược về đất nước Myanmar ..................................................................... 20
1.2.2 Tổng quan về quan hệ hợp tác đầu tư giữa Việt Nam – Myanmar ............. 29
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI CỦA VIỆT NAM TẠI MYANMAR GIAI ĐOẠN 2012 - 2016 ............ 35
2.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới FDI của Việt Nam tại Myanmar giai đoạn 2012 –
2016 ........................................................................................................................... 35
2.1.1 Yếu tố đẩy ..................................................................................................... 35
2.1.2 Yếu tố kéo ..................................................................................................... 41
2.2 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam tại Myanmar giai
đoạn 2012 – 2016 ..................................................................................................... 52
2.2.1 Quy mô vốn .................................................................................................. 52
2.2.2 Lĩnh vực đầu tư ............................................................................................ 55
2.2.3 Hình thức đầu tư .......................................................................................... 58
2.2.4 Địa bàn đầu tư ............................................................................................. 59



2.3 Đánh giá tổng quát về hoạt động FDI của Việt Nam tại Myanmar giai đoạn
2012 – 2016.......................................................................................................................................... 61
2.3.1 Vai trò của hoạt động FDI tại Myanmar đối với Việt Nam............................... 61
2.3.2 Những thành tựu đạt được............................................................................................. 63
2.3.3 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân............................................................ 65
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY FDI VIỆT NAM TẠI
MYANMAR........................................................................................................................................ 66
3.1 Triển vọng và thách thức đối với hoạt động FDI tại Myanmar trong thời
gian tới................................................................................................................................................... 66
3.1.1 Triển vọng của thị trường Myanmar.......................................................................... 66
3.1.2 Thách thức của thị trường Myanmar......................................................................... 68
3.2 Quan điểm của Chính phủ Việt Nam đối với hoạt động FDI tại Myanmar
trong thời gian tới............................................................................................................................ 70
3.3 Giải pháp thúc đẩy FDI Việt Nam tại Myanmar trong thời gian tới..............72
3.3.1 Một số hàm ý về chính sách khuyến khích ĐTTTRNN của Việt Nam............72
3.3.2 Một số đề xuất đối với nhà đầu tư Việt Nam tại Myanmar................................ 74
KẾT LUẬN......................................................................................................................................... 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... iii
PHỤ LỤC.............................................................................................................................................. iv


i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
ADB
ASEAN
DICA


Tên tiếng Anh

Nghĩa đầy đủ

Asian Development Bank

Ngân hàng Phát triển Châu Á

Association

of Hiệp hội các quốc gia Đông

Southeast Asian Nations
Directorateof

Nam Á

Investment

Company Administration

and Tổng cục quản lý đầu tư và
Doanh nghiệp Myanmar
Đầu tư trực

ĐTTTRNN

tiếp ra

ngoài


FDI

Foreign Direct Investment

FIL

Foreign Investment Law

IMF

International Monetary Fund

Qũy tiền tệ quốc tế

MIC

Myanmar Investment Commission

Uỷ ban đầu tư Myanmar

OECD
UNCTAD
SEZ

nước

Organization

for


Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luật đầu tư

nước

ngoài

Myanmar

Economic Tổ chức hợp tác và phát triển

Cooperation and Development

Kinh tế

United Nation Conference on Trade Hội nghị của Liên Hợp Quốc
and Development

về thương mại và phát triển

Special Economic Zone

Đặc khu kinh tế


ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thông tin cơ bản về tình hình kinh tế thương mại Myanmar....................... 26
Bảng 2.1: Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam (2010 - 2015).......................35

Bảng 2.2: Bảng xếp hạng thể chế Myanmar giai đoạn 2012 - 2016............................... 42
Bảng 2.3: Diện tích các cây lấy gỗ tại Myanmar trong năm 2005.................................. 47
Bảng 2.4: Một số ưu đãi về thuế trong khu vực tự do và khu vực xúc tiến theo Luật
đặc khu kinh tế 2014......................................................................................................................... 51
Bảng 2.5: Lượng vốn FDI của Việt Nam được cấp phép tại Myanmar giai đoạn
2012 – 2016.......................................................................................................................................... 52
Bảng 2.6: Các dự án FDI của Việt Nam tại Myanmar tính đến tháng 3/2017............55
Bảng 2.7: Các địa bàn đăng ký đầu tư theo bang và vùng tại Myanmar....................... 60
DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam (2010 - 2015)......................35
Sơ đồ 2.2: Lượng vốn FDI của Việt Nam được cấp phép tại Myanmar giai đoạn
2012 – 2016.......................................................................................................................................... 53
Sơ đồ 2.3: Bản đồ địa bàn đầu tư tại Myanmar...................................................................... 60


1

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là hoạt động phổ biến mà bất kỳ quốc gia nào

trên thế giới cũng mong muốn thực hiện trong quan hệ kinh tế với các nước còn lại
trên thế giới. Đây là hoạt động có tiềm năng lớn trong việc giúp doanh nghiệp mở
rộng thị trường, tránh những hàng rào bảo hộ thương mại của nước nhận đầu tư,
giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với khoa học công nghệ cao, đồng thời học hỏi
những ứng dụng trong công nghệ, kinh nghiệm quản lý, từ đó nâng cao năng lực của
mình. Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng đòi hỏi nhiều yếu tố như việc

nước đi đầu tư cần có tiềm lực vốn đủ mạnh, nhà đầu tư phải có khả năng quản lý và
tổ chức thực hiện dự án cùng như sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc xúc tiến đầu
tư.
Việt Nam tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tương đối muộn, bắt đầu
vào năm những 1990. Dẫu thế, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt
Nam ngày càng được đẩy mạnh và trở nên đa dạng hơn, thể hiện khá rõ nét qua sự
đa dạng về thị trường, về ngành đầu tư, về quy mô, hình thức đầu tư, về các thành
phần kinh tế và loại hình doanh nghiệp tham gia đầu tư… Theo thống kê của Tổng
cục Thống kê Việt Nam, tính sơ bộ đến năm 2015 đã có 1.049 dự án đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 20,8
tỷ đô la Mỹ. Trong thời gian này, thị trường đầu tư của Việt Nam chủ yếu ở những
quốc gia láng giềng như Lào, Campuchia, Thái Lan. Các dự án đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam (lũy kế các dự án có hiệu lực đến hết ngày
31/12/2015) đã tập trung phần lớn vào ngành công nghiệp khai khoáng với 73 dự
án, tổng vốn đầu tư khoảng 8,9 tỷ đô la Mỹ, (chiếm 8,4% về số dự án và 45,3% tổng
vốn đầu tư); tiếp theo là ngành nông, lâm, thủy sản chế biến với 116 dự án, tổng vốn
đầu tư hơn 3,1 tỷ đô la Mỹ, (chiếm 13,3% số dự án và 15,8% tổng vốn đầu tư); công
nghiệp điện đứng thứ ba với hơn 2,2 tỷ vốn đầu tư đô la Mỹ, (chiếm 1% số dự án và
11,3% tổng số vốn đầu tư) (Tổng cục thống kê Việt Nam, 2015).
Dễ dàng nhận thấy, xu hướng đầu tư của Việt Nam là hướng đến các thị trường
trong khu vực Đông Nam Á cũng như các thị trường mới nổi. Thực tế, Việt Nam đã
thực hiện FDI tại Myanmar từ năm 1988 nhưng hiệu quả đầu tư chưa cao,


2
nguyên nhân chủ yếu là do đất nước này gần như đóng cửa, cô lập với nền kinh tế
thế giới. Sau khi Myanmar tiến hành cải cách toàn bộ đất nước kể từ năm 2010,
quốc gia này trở thành “mỏ vàng cuối cùng” của châu Á được các nhà đầu tư quan
tâm. Hơn thế nữa, cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á, Myanmar hứa hẹn sẽ
mang lại nhiều cơ hội đầu tư dành cho Việt Nam. Đặc biệt trong giai đoạn 2012 –

2016, làn sóng FDI vào Myanmar nóng hơn bao giờ hết. Việc đầu tư vào Myanmar
trong giai đoạn này sẽ chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau; do đó, thực trạng
đầu tư FDI của Việt Nam được tiến hành tại quốc gia này vì thế cũng sẽ khác so với
giai đoạn từ những năm 2010 đổ về trước.
Xuất phát từ thực tiễn đó, em đã chọn đề tài “Hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài của Việt Nam tại Myanmar trong giai đoạn 2012 - 2016: thực trạng và giải
pháp thúc đẩy” để làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2.

Mục đích nghiên cứu đề tài
Phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam tại đất

nước Myanmar, từ đó đưa ra phương hướng và đề xuất các giải pháp để thúc đẩy
hoạt động FDI của Việt Nam tại quốc gia Đông Nam Á này.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động FDI của Việt Nam tại Myanmar
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
-

Về không gian: hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được tiến hành

tại Myanmar
-

Về thời gian: Các số liệu phân tích được lấy từ năm 2012 đến hết năm

2016; trong đó, một vài số liệu có tính cập nhật được lấy đến hết tháng 3/2017.
4.


Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học như: các số liệu được

lấy từ các nguồn sơ cấp và thứ cấp, kết hợp các phương pháp tổng hợp, so sánh,
phân tích.
5.

Kết cấu của khóa luận
Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục

bảng biểu và danh mục các từ viết tắt, khóa luận được kết cấu như sau:


3
Chương 1: Lý luận chung về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt
Nam tại Myanmar
Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam tại
Myanmar giai đoạn 2012 – 2016
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
của Việt Nam tại Myanmar
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Tường Anh, giảng viên
khoa Kinh tế quốc tế trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội đã đưa ra những ý kiến,
nhận xét quý giá trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.


4

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TẠI

MYANMAR
1.1 Những vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại FDI
1.1.1.1 Khái niệm
Trước khi đưa ra quyết định đầu tư ra nước ngoài, chủ đầu tư sẽ lưu ý tới hình
thức đầu tư phù hợp với mục đích đầu tư của doanh nghiệp tại quốc gia đó. Những
sự lựa chọn bao gồm: đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đầu tư chứng khoán nước
ngoài (FPI) hay tín dụng tư nhân. FDI xuất hiện khi một nhà đầu tư ở một nước mua
tài sản có ở một nước khác với ý định quản lý nó. Điểm khác biệt của FDI so với tín
dụng tư nhân thể hiện ở việc chủ đầu tư FDI sẽ mua tài sản ở nước khác còn chủ
đầu tư tín dụng tư nhân đầu tư bằng cách cho đối tượng ở một nước khác vay vốn
trong một thời gian nhất định. Trong khi đó, quyền kiểm soát trong FDI (sự tham
gia của chủ đầu tư vào việc đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến chiến
lược và chính sách phát triển của công ty) là tiêu chí cơ bản để phân biệt giữa FDI
và đầu tư chứng khoán (Vũ Chí Lộc, 2012).
Trên thế giới có nhiều tổ chức cũng như các nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm
về FDI ở những cách tiếp cận khác nhau.
Theo IMF (1993), FDI nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh
nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu
tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.
OECD (1999) cho rằng đầu tư trực tiếp được thực hiện nhằm thiết lập các mối
quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt là những khoản đầu tư mang
lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách:
(i) Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc quyền
quản lý của chủ đầu tư; (ii) Mua lại qoàn bộ doanh nghiệp đã có; (iii) Tham gia vào
một doanh nghiệp mới; (iv) Cấp tín dụng dài hạn (>5 năm).
Khái niệm FDI của OECD về cơ bản cũng giống với khái niệm IMF đưa ra, đó
là việc thiết lập các mối quan hệ lâu dài (tương tự với việc theo đuổi những lợi ích



5
lâu dài trong khái niệm của IMF) và tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh
nghiệp. Tuy nhiên, khái niệm của OECD đã chỉ rõ hơn những cách thức mà nhà đầu
tư có thể sử dụng để tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp.
Theo UNCTAD (1998), FDI được định nghĩa là một khoản đầu tư trong thời
gian dài, phản ánh lợi ích lâu dài và sự kiểm soát của một công ty ở trong một nền
kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hay công ty mẹ) đối với công ty con ở nền
kinh tế khác.
FDI có thể hiểu theo hai nghĩa là FDI vào (đối với nước tiếp nhận đầu tư) và
FDI ra (đối với nước chủ đầu tư). Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, FDI được hiểu
theo nghĩa là FDI ra, cụ thể là đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.


Việt Nam, khái niệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được quy định trong

Nghị định số 83/2015/NĐ-CP về việc giải thích hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Theo đó, đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn hoặc thanh toán mua
một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh hoặc xác lập quyền sở hữu để thực hiện
hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam, đồng thời trực tiếp tham gia
quản lý hoạt động đầu tư đó.
Nhìn chung, các khái niệm trên đều bàn đến việc chuyển vốn từ một nền kinh
tế này sang một nền kinh tế khác để thực hiện hoạt động kinh doanh và đảm nhiệm
điều hành hoạt động của nhà đầu tư, các nhà đầu tư có được nhiều lợi nhuận hơn từ
việc đầu tư ra nước ngoài. Tóm lại có thể hiểu: “FDI là hình thức đầu tư quốc tế mà
chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn đầu tư cho một
dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án
đó”.
1.1.1.2 Đặc điểm
Thứ nhất, FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi
nhuận. Luật pháp của một số nước có thể quy định trong trường hợp đặc biệt FDI có

thể có sự góp vốn của Nhà nước, ví dụ như Việt Nam. Tuy nhiên, theo nhiều nguồn
tài liệu và theo quy định của luật pháp nhiều nước, FDI là đầu tư tư nhân. Mục tiêu
ưu tiên hàng đầu của các chủ đầu tư FDI dù là tư nhân hay Nhà nước chính là tìm
kiếm lợi nhuận khi đầu tư tại nước khác.


6
Thứ hai, các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỉ lệ vốn tối thiểu trong
vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành
quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Theo quy định
của OECD (1999) thì tỷ lệ này là 10% các cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết
của doanh nghiệp – mức được công nhận cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia
thực sự vào quản lý doanh nghiệp. Tại Myanmar, theo Mục ii, Khoản a, Điều 10 của
FIL 2012, chính phủ không quy định mức vốn góp trong một dự án FDI. Đối với
hình thức liên doanh, tỷ lệ vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cá nhân, tổ chức
trong nước do các bên tự thỏa thuận. MIC sẽ là người quyết định cuối cùng. Tỷ lệ
vốn của các chủ đầu tư sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi
nhuận và rủi ro cũng được phân chia theo tỉ lệ này.
Thứ ba, chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự
chịu trách nhiệm về lỗ, lãi. Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư.
Thứ tư, FDI không chỉ đưa vốn vào nước tiếp nhận mà bao gồm cả bí quyết kỹ
thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý hiện đại, tạo ra năng lực sản xuất mới và
mở rộng thị trường cho cả nước tiếp nhận đầu tư và nước chủ đầu tư.
Thứ năm, FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp
nhận đầu tư. Khi tiến hành đầu tư vào một nước, chủ đầu tư nước ngoài không chỉ
cung cấp vốn bằng tiền mà còn chuyển giao công nghệ từ nước chủ đầu tư hoặc các
nước khác sang nước nhận đầu tư. Thông qua FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận
được các máy móc, thiết bị, bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kĩ thuật tiên tiến,
học hỏi kinh nghiệm quản lý, đội ngũ lao động được đào tạo về nhiều mặt (trình độ

kỹ thuật, phương pháp làm việc, kỷ luật lao động,…).
1.1.1.3 Phân loại FDI
Theo cách thức xâm nhập
Theo cách thức xâm nhập, FDI được chia thành hai hình thức:
Đầu tư mới (Greenfield Investment - GI): Chủ đầu tư nước ngoài góp vốn để
xây dựng một cơ sở sản xuất, kinh doanh mới tại nước nhận đầu tư. Hình thức này


7
thường được các nước nhận đầu tư đánh giá cao vì nó có khả năng tăng thêm vốn,
tạo thêm việc làm và giá trị gia tăng cho nước này.
Sáp nhập và mua lại qua biên giới (Cross - border & Acquisition – M&A):
Chủ đầu tư nước ngoài mua lại hoặc sáp nhập một cơ sở sản xuất kinh doanh có sẵn
tại nước nhận đầu tư. Sáp nhập và mua lại được nhiều chủ đầu tư ưa chuộng hơn
hình thức đầu tư mới vì chi phí đầu tư thường thấp hơn và cho phép chủ đầu tư tiếp
cận thị trường nhanh hơn.
Theo quan hệ về ngành nghề, lĩnh vực giữa chủ đầu tư và đối tượng tiếp nhận
đầu tư
Theo tiêu chí này, FDI được chia thành ba hình thức:
FDI theo chiều dọc (vertical FDI): nhằm khai thác tài nguyên, nhiên vật liệu
(Backward vertical FDI) hoặc để gần gũi người tiêu dùng thông qua việc mua lại
các kênh phân phối ở nước nhận đầu tư (Forward vertical FDI). Như vậy, doanh
nghiệp chủ đầu tư và doanh nghiệp nhận đầu tư nằm trong cùng một dây chuyền sản
xuất và phân phối sản phẩm cuối cùng.
FDI theo chiều ngang (horizontal FDI): Hoạt động FDI được tiến hành nhằm
sản xuất cùng loại sản phẩm hoặc các sản phẩm tương tự như chủ đầu tư đã sản xuất
ở nước chủ đầu tư. Như vậy, yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của hình
thức FDI này chính là sự khác biệt của sản phẩm. FDI chiều ngang được tiến hành
nhằm tận dụng các lợi thế độc quyền nhóm, đặc biệt là khi việc phát triển ở thị
trường trong nước vi phạm luật chống độc quyền.

FDI hỗn hợp (conglomerate FDI): Doanh nghiệp chủ đầu tư và doanh nghiệp
tiếp nhận đầu tư hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.
Theo định hướng của nước nhận đầu tư
Theo tiêu chí này, FDI được chia thành ba hình thức:
FDI thay thế nhập khẩu: Hoạt động FDI được tiến hành nhằm sản xuất và cung
ứng cho thị trường nước nhận đầu tư các sản phẩm mà trước đây nước này phải
nhập khẩu. Các yêu tố ảnh hưởng nhiều đến hình thức FDI này là dung lượng thị
trường, các rào cản thương mại của nước nhận đầu tư và chi phí vận tải.
FDI tăng cường xuất khẩu: Thị trường mà hoạt động đầu tư này nhắm đến
không phải hoặc không chỉ dừng lại ở nước nhận đầu tư mà là các thị trường rộng


8
lớn hơn trên toàn thế giới và có thể có cả thị trường ở nước chủ đầu tư. Các yếu tố
quan trọng ảnh hưởng nhiều đến hình thức FDI này khả năng cung ứng các yếu tố
đầu vào với giá rẻ của các nước nhận đầu tư như nguyên vật liệu, bán thành phẩm.
FDI theo các định hướng khác của chính phủ: Chính phủ nước nhận đầu tư có
thể áp dụng các biện pháp khuyến khích đầu tư để điều chỉnh dòng vốn FDI chảy
vào nước mình theo ý đồ của mình.
Theo định hướng của chủ đầu tư
Theo tiêu chí này, FDI được chia thành hai hình thức:
FDI phát triển (expansionary FDI): nhằm khai thác các lợi thế về quyền sở hữu
của doanh nghiệp ở nước nhận đầu tư. Hình thức đầu tư này giúp chủ đầu tư tăng lợi
nhuận bằng cách tăng doanh thu nhờ mở rộng thị trường nước ngoài.
FDI phòng ngự (defensive FDI): nhằm khai thác nguồn lao động rẻ ở các nước
nhận đầu tư với mục đích giảm chi phí sản xuất và lợi nhuận của các chủ đầu tư
tăng lên.
Theo hình thức pháp lý
Tùy theo quy định của luật pháp nước nhận đầu tư, FDI có thể được tiến hành
dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau. Ở Myanmar, các hình thức đầu tư nước

ngoài được quy định tại Điều 9, Luật đầu tư nước ngoài 2012 bao gồm có: đầu tư
100% vốn nước ngoài theo cấp phép của MIC, liên doanh giữa người nước ngoài
với công dân hoặc tổ chức/doanh nghiệp nhà nước, đầu tư theo hợp đồng hợp kinh
doanh và một số hình thức đầu tư khác.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: đây là doanh nghiệp do các nhà đầu tư
nước ngoài đầu tư 100% vốn, do đó hoàn toàn thuộc sở hữu của các nhà đầu tư
nước ngoài, chịu sự điều hành, quản lý của chủ đầu tư nước ngoài nhưng vẫn là
pháp nhân nước sở tại, chịu sự quản lý của pháp luật nước sở tại. Luật đầu tư
Myanmar cho phép “người nước ngoài” được đầu tư 100% vốn nước ngoài trong
các ngành được Ủy ban đầu tư cấp phép. Hình thức này góp phần tạo thêm thu nhập
và việc làm cho nước nhận đầu tư, tuy nhiên hạn chế sự chuyển giao công nghệ
cũng như kinh nghiệm quản lý.
Doanh nghiệp liên doanh: Đây là hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế mà các
bên tham gia có quốc tịch khác nhau, trên cơ sở cùng sở hữu về vốn góp, cùng quản


9
lý, cùng phân phối lợi nhuận, cùng chia sẻ rủi ro để tiến hành các hoạt động sản
xuất kinh doanh, hoạt động dịch vụ hoặc hoạt động nghiên cứu bao gồm nghiên cứu
cơ bản và nghiên cứu triển khai theo các điều khoản cam kết trong hợp đồng liên
doanh ký kết giữa các bên tham gia và phù hợp với luật pháp nước sở tại. Theo luật
đầu tư nước ngoài 2012 của Myanmar, doanh nghiệp liên doanh phải được thành lập
giữa “người nước ngoài” và công dân Myanmar hay doanh nghiệp tại Myanmar
hoặc liên doanh đó phải có sự tham gia của “người nước ngoài” với chính phủ hay
nhà nước Myanmar. Việc tiến hành FDI theo hình thức liên doanh sẽ góp phần giải
quyết tình trạng thiếu vốn, chia sẻ rủi ro, tạo cơ hội cho người lao động có việc làm
và học tập kinh nghiệm quản lý của nước ngoài. Tuy nhiên, nhược điểm của hình
thức này là khả năng xuất hiện mâu thuẫn trong quản lý, điều hành doanh nghiệp do
các bên có sự khác biệt về văn hóa.
Cùng với hai hình thức trên, nhà đầu tư có thể tiến hành FDI thông qua các

hợp đồng hợp tác kinh doanh. Các hoạt động kinh doanh được thực hiện trên cơ sở
hợp đồng nhiều bên trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh
cho mỗi bên tham gia mà không nhất thiết thành lập pháp nhân mới. Hình thức trên
thường áp dụng trong một số ngành kinh tế đặc biệt như viễn thông, dầu khí… hoặc
chỉ áp dụng khi các nước đang phát triển bắt đầu có chính sách thu hút FDI.
Bên cạnh đó, theo Khoản c, Điều 17 trong Các quy tắc đầu tư nước ngoài
2013, FDI tại Myanmar có thể được tiến hành giữa chính phủ Myanmar và khu vực
tư nhân thông qua hình thức đầu tư Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao BOT
(Build – Operate – Transfer) và Xây dựng – Chuyển giao – Vận hành BTO (Bulid –
Transfer – Operate).
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động FDI
Lý thuyết chiết trung của Dunning (1977) và các nghiên cứu được giới thiệu
trong các Báo cáo đầu tư hàng năm của UNCTAD cho rằng dòng vốn FDI sẽ chảy
từ nước này sang nước khác và FDI xảy ra là do ảnh hưởng của các yếu tố đẩy từ
nước chủ đầu tư (push factor) và yếu tố kéo (pull factor) của nước thu hút đầu tư.
1.1.2.1 Yếu tố đẩy
Những yếu tố đẩy là những nhân tố của nước chủ đầu tư và là động lực của
doanh nghiệp thúc đẩy FDI ra nước ngoài, bao gồm: điều kiện thị trường và thương


10
mại; chính sách của Chính phủ nước chủ đầu tư; chi phí sản xuất; điều kiện kinh
doanh (UNCTAD, 2010).
Điều kiện thị trường và thương mại
Nhân tố liên quan đến điều kiện thị trường là sự hạn chế về quy mô thị trường
hay cấu trúc thị trường. Khi các công ty sản xuất ra sản phẩm mới ở trong nước, nếu
sản phẩm mới này chỉ bán ở trong nước thì sản phẩm mới này sẽ bị giới hạn khả
năng tiêu thụ chỉ dành cho khách hàng trong nước. Thay vì thế, công ty sẽ mở rộng
thêm thị phần khách hàng thông qua FDI sang quốc gia khác để bán được sản phẩm
mới này.

Về điều kiện thương mại, kim ngạch xuất khẩu hay nhập khẩu là nhân tố quan
trọng thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài.
Các hiệp định thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước có
ảnh hưởng lớn tới ĐTTTRNN.
Chính sách của Chính phủ nước chủ đầu tư
Chính sách của Chính phủ nước chủ đầu tư là nhân tố quan trọng thúc đẩy
dòng vốn FDI ra nước ngoài. Chính sách của Chính phủ nước đi đầu tư gồm chính
sách tỷ giá hối đoái của nước đi đầu tư, chính sách thuế, bảo đảm/bảo hiểm đầu tư
và chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư ra nước ngoài, chính sách thương mại nói
chung.
Chi phí sản xuất
Nhóm nhân tố chi phí sản xuất thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài gồm
các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí trong sản xuất như chi phí cho lao động, chi phí
nguyên vật liệu, hệ thống cơ sở hạ tầng.
Điều kiện kinh doanh
Nhân tố điều kiện kinh doanh thúc đẩy FDI ra nước ngoài gồm các nhân tố
ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong nước là nhân tố thúc đẩy đầu
tư ra nước ngoài.
Trình độ khoa học công nghệ của nền kinh tế cũng là một trong những nhân tố
liên quan đến điều kiện kinh doanh thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.


11
Một nhân tố nữa liên quan đến điều kiện kinh doanh ảnh hưởng tới quyết định
đầu tư ra nước ngoài của nước đi đầu tư đó là áp lực cạnh tranh trong nước của
doanh nghiệp.
1.1.2.2 Yếu tố kéo
Theo cách tiếp cận của UNCTAD (1998), yếu tố kéo là những nhân tố của
nước tiếp nhận đầu tư nhằm thu hút lượng vốn FDI vào trong nước. Yếu tố kéo gồm

ba nhóm nhân tố là: khung chính sách FDI của nước thu hút đầu tư, các yếu tố kinh
tế và các nhân tố tạo thuận lợi cho kinh doanh tại nước thu hút đầu tư.
Khung chính sách về FDI của nước thu hút đầu tư
Khung chính sách bao gồm các quy định hành chính, luật pháp và chiến lược
phát triển kinh tế của nước thu hút đầu tư đảm bảo tính chất nhất quán, không mâu
thuẫn, chồng chéo nhau và có hiệu lực trong việc thực hiện. Khung chính sách có
liên quan tới việc chi phối hoạt động của nhà đầu tư ngay từ khi bắt đầu tìm kiếm cơ
hội đầu tư cho đến khi dự án kết thúc thời hạn hợp đồng.
Những vấn đề về khung chính sách của nước thu hút đầu tư mà nhà đầu tư
nước ngoài quan tâm nhất gồm sự ổn định về chính trị xã - hội, các quy định có liên
quan trực tiếp và gián tiếp đến việc thâm nhập tiếp cận của nhà đầu tư.
Thứ nhất, sự ổn định về chính trị - xã hội có ảnh hưởng lớn đến thể chế và các
quy định luật pháp tại nước nhận đầu tư. Đây là vấn đề được các nhà đầu tư quan
tâm đầu tiên khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài. Nếu chính trị ổn định, sự an toàn và
tính sinh lợi từ đồng vốn của nhà đầu tư được đảm bảo, các dòng FDI sẽ đổ vào
trong nước, thúc đẩy phát triển kinh tế.
Thứ hai, các quy định có liên quan trực tiếp đến việc thâm nhập tiếp cận bao
gồm Quy định điều chỉnh việc thành lập, hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài (cho
phép, hạn chế hay cấm đầu tư vào một số ngành, lĩnh vực; tự do hoặc hạn chế quyền
sở hữu đối với dự án; tự do hoạt động hay áp đặt điều kiện hoạt động…); các tiêu
chuẩn đối xử đối với FDI (phân biệt hay không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư
có quốc tịch khác nhau) và vấn đề bảo hộ cho nhà đầu tư nước ngoài (tài sản, lợi
nhuận được đảm bảo, việc chuyển tiền về nước an toàn và không bị quốc hữu hóa)
… Các quy định này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động FDI. Các quy định
này có thể tạo thuận lợi hoặc làm hạn chế hoạt động của các doanh nghiệp


12
nước ngoài. Vì thế, các nước thu hút đầu tư cần có cơ chế pháp lý rõ ràng, mềm dẻo
vừa tạo thuận lợi cho các chủ đầu tư mà không mất đi chủ quyền quốc gia.

Thứ ba, các quy định liên quan gián tiếp đến quyết định của chủ đầu tư như
chính sách tư nhân hóa, chính sách thuế, chính sách thương mại, chính sách tỷ giá
hối đoái và một số chính sách khác.
Chính sách tư nhân hóa liên quan đến việc cổ phần hóa, bán lại các công ty,
chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản hoặc hoạt động kinh doanh từ các doanh
nghiệp thuộc sở hữu nhà nước sang khu vực tư nhân. Mức độ linh hoạt của chính
sách tư nhân hóa sẽ tạo động lực để doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nước thu
hút đầu tư.
Chính sách thuế với các quy định về mức thuế khác nhau có ảnh hưởng đến
hoạt động của cá nhân, tổ chức nước ngoài. Các chủ đầu tư luôn tìm kiếm cơ hội
đầu tư tại các quốc gia có quy định về mức thuế thấp. Thuế thu nhập doanh nghiệp
thấp sẽ làm tăng lợi nhuận cho các dự án FDI. Thuế thu nhập đối với người có thu
nhập cao, thuế tiêu thụ đặc biệt… ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm.
Chính sách thương mại ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn thị trường đầu tư vì
FDI luôn gắn với sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Đối với các nước theo đuổi
chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu sẽ thu hút nhiều FDI vào sản xuất tiêu dùng
phục vụ nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, khi thị trường đã bão hòa, các nước cần
linh hoạt thay đổi chính sách để hấp dẫn nhà đầu tư.
Chính sách tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá các tài sản ở nước nhận đầu tư,
giá trị các khoản lợi nhuận các chủ đầu tư thu được và năng lực cạnh tranh của các
hàng hóa xuất khẩu của các chi nhánh nước ngoài.
Ngoài ra còn có một số chính sách khác tác động đến sự ổn định kinh tế, chính
trị - xã hội như chính sách liên quan đến đất đai, nguồn nhân lực… Do đó, các chính
sách này có ảnh hưởng gián tiếp tới hoạt động thu hút FDI.
Có thể thấy, một khi khung chính sách tạo nên sự thông thoáng, cởi mở cũng
như có sức hấp dẫn và đảm bảo lợi ích lâu dài cho nhà đầu tư thì cùng với các yếu
tố khác, tất cả sẽ tạo nên sức hút đầu tư cho nước thu hút đầu tư.


13

Các yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế là tổng thể nhân tố hữu hình và vô hình cấu thành một nền
kinh tế, gồm có:
-

Tính sẵn có của nguồn nguyên liệu: Các nước chủ đầu tư có sự phụ thuộc

vào nguồn nguyên liệu và mong muốn tiến hành FDI nhằm khai thác nguồn tài
nguyên thiên nhiên dồi dào và giá rẻ ở nước tiếp nhận. Do đó, tài nguyên thiên
nhiên phong phú là lợi thế sẵn có, làm cơ sở để xây dựng định hướng cho một vùng,
một quốc gia.
-

Dung lượng thị trường và tăng trưởng của thị trường: Dung lượng thị

trường và tăng trưởng của thị trường là yếu tố quan trọng khi chủ đầu tư cân nhắc
để lựa chọn địa điểm đầu tư. Một quốc gia có dân số đông, thu nhập bình quân đầu
người cao, đạt mức tăng trưởng thuận lợi có nghĩa rằng các chủ thể trong nền kinh
tế đó hoạt động hiệu quả. Việc đầu tư vào quốc gia đó là cơ hội để các doanh nghiệp
mở rộng thị phần và tăng lợi nhuận.
-

Lao động sẵn có, giá rẻ và có tay nghề: Nguồn lao động và giá cả sức lao

động ở các nước đang phát triển cũng thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư
nước ngoài. Nhà đầu tư sẽ ưu tiên những địa điểm đáp ứng được cả số lượng, chất
lượng và giá cả sức lao động. Những dự án cần sử dụng nhiều khoa học công nghệ
cao đòi hỏi lao động có tay nghề. Một khi chất lượng lao động cao và giá cả lao
động thấp thì môi trường đầu tư càng hấp dẫn.
-


Cơ sở hạ tầng công cộng (giao thông - liên lạc), các dịch vụ đảm bảo cho

sinh hoạt và sản xuất cũng như các dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh: Chất lượng cơ sở hạ tầng phản ánh mức độ phát triển của một quốc gia cũng
như tác động tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cơ sở hạ tầng thuận lợi sẽ giảm chi
phí đầu tư cho doanh nghiệp nước ngoài.
-

Hiệp định thương mại cho phép tiếp cận mạng lưới thị trường khu vực:

Mục đích đầu tư của các nhà đầu tư không chỉ là thâm nhập thị trường nước nhận
đầu tư mà còn quan tâm đến khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới của
nước nhận đầu tư. Thông qua quá trình hội nhập quốc tế, ký kết các hiệp định
thương mại của nước nhận đầu tư, các chủ đầu tư nước ngoài sẽ nhận được những
ưu đãi biên mậu, chế độ thương mại đặc biệt như miễn giảm thuế quan, thủ tục xuất


14
nhập khẩu… nên việc xuất nhập khẩu hàng hóa sang các nước trong khu vực và thế
giới thuận lợi hơn.
Các nhân tố tạo thuận lợi trong kinh doanh
Các nhân tố tạo thuận lợi trong kinh doanh là các biện pháp mà Chính phủ hỗ
trợ cho hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài gồm:
-

Hoạt động xúc tiến đầu tư: Hoạt động xúc tiến đầu tư được thực hiện

nhằm cung cấp thông tin, giúp các nhà đầu tư nước ngoài biết đến những chính sách
thuận lợi cho FDI được ban hành tại nước nhận đầu tư; từ đó thay đổi nhận thức nhà

đầu tư rằng chính sách đầu tư luôn thay đổi theo hướng thuận lợi hơn. Xúc tiến đầu
tư đặc biệt quan trọng đối với những nước mới mở cửa thu hút đầu tư hoặc vừa thay
đổi chính sách liên quan đến FDI.
-

Các biện pháp khuyến khích đầu tư như miễn giảm thuế, các ưu đãi đầu

tư: Các biện pháp ưu đãi, khuyến khích đầu tư cũng là một công cụ mà nhiều nước
sử dụng để tăng cường thu hút FDI. Các ưu đãi này giúp chủ đầu tư tăng tỷ lệ lợi
nhuận, giảm các chi phí và hạn chế các rủi ro. Các biện pháp khuyến khích đầu tư
chủ yếu liên quan đến khuyến khích về tài khóa như giảm thuế thu nhập doanh
nghiệp, trợ cấp đầu tư và tái đầu tư, trợ cấp tài chính. Ngoài ra, các chính phủ nước
nhận đầu tư còn áp dụng các ưu đãi về thị trường như hỗ trợ độc quyền, bảo vệ cạnh
tranh nhập khẩu, các hợp đồng chính phủ ưu tiên và đối xử ưu đãi về trao đổi ngoại
hối và cơ sở hạ tầng.
-

Các biện pháp nhằm minh bạch và đơn giản thủ tục hành chính, tăng hiệu

quả công tác quản lý, giảm và loại trừ tham nhũng: Nạn tham nhũng và thủ tục hành
chính rườm rà là một trong những lí do khiến cho chi phí đầu tư và kinh doanh tăng
lên, ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà đầu tư. Khi lựa chọn địa điểm đầu tư, các chủ
đầu tư thường ưu tiên những địa điểm có môi trường kinh doanh ổn định, minh
bạch. Trong khi đó, tại các nước đang và chậm phát triển tình trạng tham nhũng, thủ
tục hành chính rườm rà còn phổ biến đã hạn chế cơ hội thu hút FDI vào trong nước.
-

Các biện pháp cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ tiện ích, công

cộng nhằm nâng cao chất lượng sống của con người: FDI mang tính chất dài hạn

nên khi lựa chọn địa điểm đầu tư, nhà đầu tư sẽ quan tâm đến môi trường sống, điều
kiện làm việc tại nước tiếp nhận như nhà ở, trường học, bệnh viện… Việc nâng cao


15
chất lượng các dịch vụ tiện ích xã hội, đảm bảo cuộc sống cho các chủ đầu tư nước
ngoài, người lao động nước ngoài cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI.
-

Dịch vụ hậu đầu tư: Đây là các biện pháp của chính phủ nước nước nhận

đầu tư nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thiết lập các chi nhánh ở nước ngoài
để giải quyết công việc hàng ngày.
1.1.3 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước chủ đầu tư
Thứ nhất, nước chủ đầu tư tận dụng được lợi thế so sánh của nước nhận đầu
tư. Khi nhận thấy tỷ suất lợi nhuận đầu tư ở trong nước có xu hướng ngày càng
giảm kèm theo hiện tượng thừa vốn tương đối, chủ đầu tư sẽ tìm kiếm lợi nhuận từ
việc tiến hành FDI. Thông qua nguồn vốn FDI ra nước ngoài, họ tận dụng được lợi
thế về chi phí sản xuất thấp của nước nhận đầu tư (do giá lao động rẻ, chi phí khai
thác nguyên vật liệu tại chỗ thấp bởi các nước nhận đầu tư là các nước đang phát
triển, thường có nguồn tài nguyên phong phú, nhưng do có hạn chế về vốn và công
nghệ nên chưa được khai thác, tiềm năng còn rất lớn) để hạ giá thành sản phẩm,
giảm chi phí vận chuyển đối với việc sản xuất hàng thay thế nhập khẩu của nước
nhận đầu tư, nhờ đó mà nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư.
Thứ hai, thông qua FDI, các nhà đầu tư có thể mở rộng thị trường, tránh được
hàng rào bảo hộ mậu dịch của nước nhận đầu tư khi xuất khẩu sản phẩm là máy
móc thiết bị sang đây (để góp vốn) và xuất khẩu sản phẩm tại đây sang các nước
khác (do chính sách ưu đãi của các nước nhận đầu tư nhằm khuyến khích FDI,
chuyển giao công nghệ và sản xuất hàng xuất khẩu của các cơ sở có vốn đầu tư
nước ngoài), nhờ đó mà giảm được giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh với

hàng nhập từ các nước khác.
Thứ ba, FDI sẽ khuyến khích xuất khẩu của nước chủ đầu tư. Cùng với việc
đem vốn đi đầu tư sản xuất ở các nước khác và nhập khẩu sản phẩm đó về nước với
một số lượng lớn sẽ làm cho đồng nội tệ tăng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hối
đoái của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ có xu hướng giảm dần. Sự giảm tỷ giá hối
đoái này sẽ có tác dụng khuyến khích các nhà sản xuất trong nước tăng cường xuất
khẩu, nhờ đó tăng thu ngoại tệ cho nước chủ đầu tư.


16
Thứ tư, việc tiến hành FDI tại nước khác có thể kéo dài chu kỳ sống của sản
phẩm thông qua chuyển giao công nghệ. Thông qua FDI, các công ty của các nước
chủ đầu tư chuyển được một phần các sản phẩm công nghiệp (phần lớn là các máy
móc thiết bị) ở giai đoạn cuối của chu kỳ sống của chúng sang nước nhận đầu tư để
tiếp tục sử dụng chúng như là sản phẩm mới ở các nước này hoậc ít ra cũng như các
sản phẩm đang có nhu cầu trên thị trường nước nhận đầu tư, nhờ đó mà tiếp tục duy
trì được việc sử dụng các sản phẩm này, tạo thêm lợi nhuận cho các nhà đầu tư.
Thứ năm, FDI là cách để các quốc gia có thể mở rộng và nâng cao quan hệ
hợp tác về nhiều mặt đối với các quốc gia khác mà mình sẽ đầu tư nói riêng cũng
như nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế nói chung.
1.1.4 Một số biện pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các
nước đang phát triển
Ở góc độ nước chủ đầu tư, việc thúc đẩy FDI ra nước ngoài phụ thuộc vào
chiến lược của doanh nghiệp và đặc biệt là chính sách của Chính phủ nước chủ đầu
tư đối với hoạt động FDI. Hơn nữa, các quyết định của doanh nghiệp chịu ảnh
hưởng bởi khung pháp lý quản lý luồng vốn ra cũng như các biện pháp chính sách
tích cực hỗ trợ cho các doanh nghiệp này trong quá trình toàn cầu hóa. Chính vì vậy,
vai trò của Chính phủ đối với hoạt động FDI ra nước ngoài rất quan trọng, từ các
chính sách chung nhằm tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh trong nước cho đến
những biện pháp cụ thể liên quan trực tiếp đến dòng vốn FDI.

Mục tiêu của các chính sách hỗ trợ FDI từ phía Chính phủ
Bên cạnh việc điều tiết, quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài, Chính phủ các
nước đồng thời đưa ra các chương trình hỗ trợ với mục đích tăng cường khả năng
cạnh tranh cho doanh nghiệp khi mở rộng kinh doanh ra thị trường quốc tế. Những
chính sách hướng đến mục tiêu về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có hai
dạng: chính sách tổng thể và chính sách cụ thể cho đầu tư ra nước ngoài.
Các chính sách tổng thể liên quan tới nhiều lĩnh vực có ảnh hưởng tới khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong khi đó, năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp chính là nhân tố quyết định quan trọng của đầu tư ra nước ngoài và những
tác động có liên quan. Đồng thời, năng lực cạnh tranh quốc gia là nền tảng cơ bản
ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong các nhân tố ảnh hưởng tới


17
khả năng cạnh tranh quốc gia, nguồn nhân lực và năng lực công nghệ là cơ bản.
Điều này có nghĩa là những chính sách giáo dục, khoa học và công nghệ được
hoạch định một cách kỹ càng là rất quan trọng. Các doanh nghiệp là nhân tố tạo ra
cũng như lan toả năng lực cạnh tranh quốc gia trong khi các chính phủ cần tạo ra
môi trường cạnh tranh thuận lợi cùng với thị trường sản phẩm hoạt động tốt, thể chế
pháp lý và điều hành tốt (bao gồm các chính sách thuế, quy định, nợ và sở hữu trí
tuệ cũng như là việc thực hiện các chính sách đó) và cơ sở hạ tầng tốt.
Các chính sách cụ thể về đầu tư ra nước ngoài phản ánh quan điểm của chính
phủ về quá trình quốc tế hóa thông qua FDI, bao gồm các biện pháp hạn chế, hỗ trợ
hay khuyến khích đầu tư cũng như tối đa hóa các lợi ích liên quan. Có thể thấy, vốn
đầu tư ra nước ngoài giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, để đảm bảo thu được lợi ích tối đa từ những hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài,
những chính sách cụ thể cho hoạt động này cần phải được đặt trong chiến lược
chung của quốc gia nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế.
Cách tiếp cận đầu tư ra nước ngoài của các nước là rất khác nhau và không có
một chính sách nào có thể áp dụng chung cho tất cả các nước. Mặc dù có thể rút ra

những bài học quan trọng từ kinh nghiệm các nước, các chính phủ vẫn cần phải tùy
vào điều kiện cụ thể trong nước để định hướng tiếp cận. Các chính sách cần phải thể
hiện được giai đoạn phát triển của quốc gia, lợi thế tương đối, vị trí địa lý, cấu trúc
và năng lực của khu vực doanh nghiệp, và tất nhiên là chiến lược phát triển tổng thể
của đất nước.
Biện pháp của các nước đang phát triển và chuyển đổi trong việc khuyến khích đầu
tư ra nước ngoài
Các biện pháp được UNCTAD tổng hợp từ kinh nghiệm của các nước đang
phát triển và chuyển đổi về chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài.
Thứ nhất, từng bước dỡ bỏ các rào cản ĐTTTRNN. Hầu hết các quốc gia đều
có một số giai đoạn phải kiểm soát dòng vốn FDI ra ngoài thông qua các quy định
và quy chế để tránh tác động tiêu cực đối với cán cân thanh toán (đào thoát vốn và


18
ngoại hối). Việc dỡ bỏ các rào cản kiểm soát này diễn ra khi có sự thặng dư đủ lớn
đối với tài khoản vãng lai.
Thứ hai, xây dựng các công cụ chính sách xúc tiến đầu tư ra nước ngoài. Các
quốc gia cần đạt tới một mức độ phát triển nhất định trước khi thực hiện các biện
pháp xúc tiến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Các biện pháp khuyến khích được sử
dụng làm giảm chi phí các dự án đầu tư ra bên ngoài, bao gồm cả cho vay ưu đãi,
vốn cổ phần, xuất khẩu tín dụng và các biện pháp kích thích thuế; tham gia bảo
hiểm đầu tư thông qua Cơ quan Bảo đảm đầu tư đa phương (MIGA) và các cơ quan
tín dụng xuất khẩu; và cung cấp thông tin, các dịch vụ liên quan và liên kết. Các
công cụ chính sách bổ trợ để xúc tiến ĐTTTRNN rất đa dạng, được kết hợp lồng
ghép với các chính sách đầu tư khác nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
Thứ ba, thành lập các tổ chức xúc tiến FDI ra nước ngoài. Những cơ quan nhà
nước quan trọng nhất trong lĩnh vực này bao gồm: cơ quan xúc tiến thương mại, các
cơ quan xúc tiến đầu tư (IPAs) và các cơ quan tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm; ngân
hàng xuất – nhập khẩu; và các cơ quan nhà nước có liên quan. Tuy nhiên, mỗi quốc

gia cần phải xác định mức độ tối ưu và các dịch vụ hỗ trợ cho đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài trong từng bối cảnh cụ thể.
Thứ tư, thực hiện các chính sách bổ trợ khác. Các chính sách bổ trợ để xúc tiến
ĐTTTRNN rất đa dạng, được kết hợp lồng ghép với các chính sách đầu tư khác
nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này, bao gồm: cung cấp thông tin, các dịch
vụ liên kết, các biện pháp thúc đẩy, các nghiên cứu về tính khả thi, hỗ trợ luật pháp,
hỗ trợ đào tạo, bảo đảm đầu tư. Tuy nhiên, ngoài các cơ quan nhà nước, sự hỗ trợ
của các hiệp hội ngành hàng cũng rất quan trọng đối với việc thúc đẩy đầu tư ra
nước ngoài.
Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả cuối cùng cao nhất, các chính sách cụ thể đối
với ĐTTTRNN cần phải được phối hợp với các chính sách khác để hướng tới thúc
đẩy hoạt động quốc tế hoá (như thương mại, di dân và thu hút FDI) và các chính
sách thúc đẩy sự tăng trưởng và cải thiện các doanh nghiệp trong nước. Nhìn chung,


19
các chính sách FDI chỉ có hiệu quả khi chúng là một phần của các chính sách kinh
tế vĩ mô và vi mô.
Thứ năm, giảm các rủi ro tiềm ẩn liên quan đến FDI ra nước ngoài. Đầu tư ra
nước ngoài có thể có tác động tiêu cực lên việc làm và công nghệ của nước đầu tư
(do dịch chuyển hoạt động sản xuất, chuyển giao công nghệ (nghiên cứu và triển
khai) và lao động ra nước ngoài) và gây nên các vấn đề về cán cân thanh toán quốc
tế của nước đó. Các tác động dự tính tùy thuộc vào các động cơ đầu tư ra nước
ngoài, các điều kiện của nền kinh tế trong nước và vị thế tương đối của các khu vực
công nghiệp nước đầu tư trong chuỗi giá trị toàn cầu. Do vậy, nhà nước cần có các
chính sách công chuyên biệt đối với các nhóm đối tượng chịu tác động tiêu cực này
như các chương trình giáo dục, đào tạo tay nghề, cũng như các chương trình khuyến
khích sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ các ngành công nghiệp
trong nước sản xuất các phần phụ kiện và nguyên liệu cho xuất khẩu, tích cực thu
hút FDI vào, đặc biệt là với các ngành công nghiệp công nghệ cao. Ở đây, các chính

sách bổ trợ được sử dụng nhằm giảm các tác động tiêu cực của đầu tư ra nước ngoài
mà không cản trở quá trình quốc tế hoá.
Thứ sáu, tham gia các các hiệp ước khu vực quốc tế để tăng đầu tư giữa các
nước đang phát triển và chuyển đổi. Tham gia vào các hiệp định đầu tư song
phương, Hiệp ước Tránh đánh thuế hai lần, các thỏa thuận đầu tư quốc tế, khu vực
là nhằm khuyến khích sự chia sẻ kinh nghiệm giữa các tổ chức có thể hỗ trợ tài
chính cho thương mại và đầu tư cho các nước đang phát triển, bảo vệ các doanh
nghiệp của các quốc gia này chống lại những rủi ro chính trị, như phân biệt, chiếm
đoạt và hạn chế chuyển giao trong khi cùng một lúc giúp các nước đang phát triển
thu hút thêm nhiều FDI.
Cuối cùng, nhiều nước đã thành lập Quỹ phúc lợi quốc gia (SWF) để thực hiện
các chiến lược quốc gia dài hạn, nhất là xây dựng các quỹ dự trữ các tài nguyên
thiên nhiên và các hàng hóa khác, hỗ trợ cho các hoạt động M&A và đầu tư gián
tiếp trên toàn cầu cũng như phục vụ các mục tiêu chính trị khác.


20
1.2 Tổng quan về Myanmar và quan hệ hợp tác đầu tư Việt Nam - Myanmar
1.2.1 Sơ lược về đất nước Myanmar
1.2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Myanmar nằm ở khu vực Đông Nam Á trong phạm vi 9,32 – 28,31 vĩ Bắc và
2

92,10 đến 101,11 kinh Đông và có diện tích khoảng 676.578 km . Phía Bắc tiếp
giáp với khu tự trị Tây Tạng và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc với tổng chiều dài
biên giới 2.185 km. Phía Đông tiếp giáp với Lào và Thái Lan, trong đó đường
chung biên giới với Lào dài 238 km và chung biên giới Thái Lan dài 1.799 km. Phía
Nam giáp biển Andaman và vịnh Bengal với chiều dài đường bờ biển là 1.930 km,
chiếm một phần ba tổng chiều dài đường biên giới. Phía Tây tiếp giáp với Ấn Độ và

Bangladesh, trong đó đường biên giới chung với Ấn Độ dài 1.462 km và với
Bangladesh là 72 km.
Tổng chiều dài bờ biển của Myanmar là 2.965 km, chiều dài đất nước từ Bắc
xuống Nam là 2.090 km. Trong đó, khoảng cách rộng nhất của phía Đông và phía
Tây là 925 km.
Myanmar có diện tích lớn nhất Đông Nam Á và lớn thứ 40 trên thế giới . Cùng
với lợi thế về diện tích, Myanmar còn có vị trí chiến lược rất quan trọng, nối Đông
Nam Á với Tây Á và gần những tuyến đường hàng hải lớn qua Ấn Độ Dương. Vị trí
này không chỉ mang ý nghĩa chiến lược đối với các hoạt động ngoại giao, chính trị
mà còn là cơ hội lớn để “mỏ vàng cuối cùng” của Châu Á mở rộng giao lưu và hội
nhập với kinh tế thế giới.
Địa hình tự nhiên
Địa hình tự nhiên của Myanmar trải dài và thấp dần từ Bắc xuống Nam. Phía
Bắc, phía Tây và phía Đông của quốc gia này đều được bao quanh bới các dãy núi,
tạo thành thể khép kín với các nước tiếp giáp lân cận. Trong đó, dãy núi Hengduan
giáp với Trung Quốc là dãy núi cao nhất Myanmar với đỉnh núi Hkakabo Riza cao
5.881m so với mặt nước biển.
Myanmar có ba con sông lớn chảy từ Bắc xuống Nam là sông Ayeyarwady dài
nhất với chiều dài 2.150 km, sông Thanlwin dài 1.660 km và sông Sittang dài 420
km. Ba con sông này bồi đắp tạo thành những đồng bằng rộng lớn và màu mỡ, trong


21
2

đó đồng bằng Irrawaddy rộng 35.000 km . Không chỉ tạo ra các đồng bằng phì
nhiêu nơi nó chảy qua, ba con sông này còn là tuyến đường thủy quan trọng, giúp
việc lưu thông giữa các vùng miền dễ dàng hơn; đồng thời chứa đựng tiềm năng
thủy điện lớn.
Địa hình tự nhiên được phân cắt nhờ hệ thống những sông lớn và các dãy núi

cao đã tạo ra hai khu vực địa lý rõ rệt trong lãnh thổ Myanmar, gồm khu vực thượng
Myanamar và khu vực hạ Myanmar. Khu vực thượng Myanmar bao gồm các khu
vực đồi núi, cao nguyên bao la nằm sâu trong lục địa. Khu vực hạ Myanmar bao
gồm toàn bộ các khu vực vùng ven biển với các đồng bằng, rừng nhiệt đới và những
mỏ dầu khí.
Các yếu tố tự nhiên khác
Myanmar có hệ sinh thái tự nhiên đa dạng, góp phần giữ gìn môi trường được
cân bằng và giàu giá trị kinh tế.
Rừng tự nhiên bao phủ 49% diện tích Myanmar, trong đó có rừng gỗ Teak có
giá trị kinh tế cao ở khu vực hạ Myanmar. Ngoài ra, vùng này còn có các loại cây
khác như cao su, cây keo, tre, lim, đước, dừa, cọ. Đây đều là những loài cây nguyên
liệu cần thiết cho hoạt động sản xuất, chế biến sản phẩm công nghiệp, thủ công
nghiệp có giá trị. Về phía Bắc, sồi, thông và các loại đỗ quyên bao phủ đa phần diện
tích. Những vùng đất dọc bờ biển thích hợp với việc trồng và chăm sóc các cây ăn
quả nhiệt đới. Tại vùng khô, thực vật thưa thớt và kém phát triển hơn.
Myanmar còn là ngôi nhà tự nhiên lớn của nhiều loại động vật. Hổ, báo sống
trong những rừng rậm nhiệt đới. Trong khi đó, khu vực thượng Myanmar là nơi sinh
sống của tê giác, trâu rừng, lợn lòi, hươu, linh dương và voi nhà, được sử dụng
nhiều trong công nghiệp khai thác gỗ. Đáng chú ý là sự đa dạng của các loài chim
với hơn 800 loài và các loài bò sát như cá sấu, tắc kè, rắn mang bành, trăn, rùa.
Sông dài và bờ biển lớn cũng tạo ra lợi thế về trữ lượng và phong phú về các loài cá
nước ngọt, cá biển, mang lại nguồn thực phẩm quan trọng cho tiêu dùng trong nước
và xuất khẩu.
Ngoài ra, Myanmar giàu tài nguyên ngọc thạch, đá quý, dầu mỏ, khí thiên
nhiên và các loại khoáng sản khác.


×