Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Xuất khẩu thủy sản sang nhật bản trong bối cảnh việt nam ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.45 KB, 83 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA
VIỆT NAM VÀ CÁC FTA THẾ HỆ MỚI CÓ SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM .3

1.1. Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.......................3
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu thủy sản............................................... 3
1.1.2. Vai trò của xuất khẩu thủy sản......................................................................... 5
1.1.3. Các mặt hàng chủ lực...................................................................................... 8
1.1.4. Các thị trường chủ lực................................................................................... 11
1.2. Các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã tham gia................................................ 13
1.2.1. Một số nét khái quát về các Hiệp định.......................................................... 14
1.2.2. Sự tham gia của Việt Nam và Nhật Bản vào các Hiệp định...........................16
1.3. Những nội dung của FTA thế hệ mới liên quan đến xuất khẩu thủy sản Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản................................................................................ 20
1.3.1. Cắt giảm thuế quan........................................................................................ 20
1.3.2. Quản lý hạn ngạch nhập khẩu........................................................................ 22
1.3.3. Quy tắc xuất xứ............................................................................................. 22
1.3.4. Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch.............................................................. 23
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT
BẢN TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM KÝ KẾT FTA THẾ HỆ MỚI...................25
2.1. Tổng quan về thị trường nhập khẩu thủy sản Nhật Bản.................................... 25
2.1.1. Đặc điểm, xu hướng thị trường...................................................................... 25
2.1.2. Tình hình nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản................................................. 26
2.1.3. Các quy định của thị trường thủy sản Nhật Bản............................................ 29
2.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản trong thời gian vừa qua
35
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu..................................................................................... 35
2.2.2. Cơ cấu xuất khẩu thủy sản............................................................................. 39
2.2.3. Chất lượng của sản phẩm.............................................................................. 43
2.2.4. Đánh giá hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản.................45




2.3. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản trong
bối cảnh Việt Nam ký kết các FTA thế hệ mới........................................................ 50
2.3.1. Cơ hội............................................................................................................ 51
2.3.2. Thách thức..................................................................................................... 54
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
THỦY SẢN SANG NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM KÝ KẾT CÁC
FTA THẾ HỆ MỚI.................................................................................................. 57
3.1. Bài học kinh nghiệm của một số quốc gia châu Á trong việc xuất khẩu thủy sản
sang Nhật Bản......................................................................................................... 57
3.1.1. Trung Quốc.................................................................................................... 57
3.1.2. Thái Lan........................................................................................................ 59
3.2. Định hướng phát triển của hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật
Bản trong bối cảnh Việt Nam ký kết các FTA thế hệ mới........................................ 61
3.2.1. Mục tiêu........................................................................................................ 61
3.2.2. Định hướng................................................................................................... 62
3.2.3. Nội dung........................................................................................................ 63
3.3. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản trong bối cảnh
Việt Nam ký kết các FTA thế hệ mới....................................................................... 67
3.3.1. Giải pháp đối với Nhà nước.......................................................................... 67
3.3.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp..................................................................... 70
KẾT LUẬN............................................................................................................. 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................75


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN
FTA
RCEP

TCHQ
TCTS
VJEPA
WTO

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Hiệp định thương mại tự do
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực
Tổng cục Hải quan
Tổng cục Thủy sản
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản
Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực giai
đoạn 2001 – 2015 ........................................................................................................ 9
Bảng 1.2 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang một số thị trường chủ lực
năm 2015 – 2016 ....................................................................................................... 11
Bảng 1.3 Phạm vi loại bỏ thuế quan theo từng nước trong các FTA ASEAN + 1 ... 19
Bảng 1.4 Danh mục cam kết xóa bỏ thuế quan các mặt hàng thủy sản theo Hiệp
định VJEPA ............................................................................................................... 21
Bảng 2.1 Kim ngạch nhập khẩu cá ngừ theo mã HS của Nhật Bản năm 2015 – 2016
................................................................................................................................... 28
Bảng 2.2 Kim ngạch nhập khẩu tôm theo mã HS của Nhật Bản năm 2015 – 2016 . 28
Bảng 2.3 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang một số thị trường trong quý I/2017 . 39
Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Nhật Bản của một số quốc gia giai đoạn
2012 – 2016 ............................................................................................................... 41
Bảng 2.5 Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản của một số quốc gia năm
2015 – 2016 ............................................................................................................... 42

Bảng 2.6 Kim ngạch xuất khẩu bạch tuộc sang Nhật Bản của một số quốc gia năm
2015 – 2016 ............................................................................................................... 43
Bảng 2.7 Một số dịng thuế thủy sản tiềm năng có lộ trình giảm từ 5 đến 10 năm .. 51
Bảng 2.8 Mức thuế suất Nhật Bản áp dụng đối với mặt hàng thủy sản từ một số
quốc gia ..................................................................................................................... 52
Hình 1.1 Tỷ trọng trong tổng xuất khẩu của 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất năm
2015 ............................................................................................................................. 7
Hình 1.2 Xu hướng phát triển một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực giai đoạn
2000 – 2015 ............................................................................................................... 10
Hình 1.3 Cơ cấu xuất khẩu một số mặt hàng xuất khẩu thủy sản chủ lực năm 2015
................................................................................................................................... 10
Hình 1.4 Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cá sang một số thị trường chủ lực năm giai
đoạn 2001 – 2015 ...................................................................................................... 12
Hình 1.5 Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm sang một số thị trường chủ lực năm
giai đoạn 2001 – 2015 ............................................................................................... 12
Hình 2.1 Nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản theo nước và vùng lãnh thổ từ năm
2012 - 2016 ...............................................................................................................
26 Hình 2.2 Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng thủy sản của Nhật Bản từ năm
2010 – 2016 ............................................................................................................... 27
Hình 2.3 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 2001 –
2016 ........................................................................................................................... 35
Hình 2.4 Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm Việt Nam sang một số thị trường giai
đoạn 2001- 2015 ........................................................................................................ 40
Hình 3.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản của một số quốc gia giai
đoạn 2012 - 2016 ....................................................................................................... 57


1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành Thủy sản Việt Nam đóng góp một vai trị quan trọng trong sự phát
triển kinh tế đất nước. Trong xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, ngành Thủy
sản Việt Nam đã khẳng định, lấy xuất khẩu là động lực và ưu tiên đầu tư cho lĩnh
vực này. Nhật Bản là thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới và đồng thời
cũng là một trong các thị trường nhập khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, Việt Nam đã tham gia
vào những Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong đó có thể kể đến Hiệp định
Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) và Hiệp định đối tác kinh tế toàn
diện khu vực (RCEP). Rõ ràng, các Hiệp định này đã có những tác động khơng nhỏ
đến hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản, cũng như mở ra những
cơ hội và thách thức cho ngành Thủy sản Việt Nam trong thời gian tới. Nhận thức
được tầm quan trọng của vấn đề trên, em chọn đề tài: “Xuất khẩu thủy sản sang
Nhật Bản trong bối cảnh Việt Nam ký kết các Hiệp định thương mại tự do thế hệ
mới” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận tìm hiểu, phân tích, đánh giá hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản trong bối cảnh Việt Nam ký kết các Hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới đồng thời đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm thúc
đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường này trong những năm
tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến hoạt động xuất khẩu thủy
sản sang Nhật Bản, những quy định liên quan đến hoạt động này trong các Hiệp
định thương mại tự do thế hệ mới, cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản và đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy
hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường này trong thời gian những
năm tới.
Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu về xuất khẩu thủy sản
của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản từ năm 2000 đến nay, các Hiệp định thương



2
mại tự do thế hệ mới liên quan đến hoạt động xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản và
đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng
hợp thông tin để giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu. Các
phương pháp trên được kết hợp chặt chẽ dựa trên các quan điểm, đường lối chiến
lược của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy xuất khẩu và phát
triển Ngành Thủy sản.
5. Bố cục khóa luận
Khóa luận được chia làm ba chương không kể phần mở đầu, kết luận, danh
mục các chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo:
Chương 1: Tổng quan về hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và các FTA
thế hệ mới có sự tham gia của Việt Nam
Chương 2: Tình hình xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản trong bối cảnh Việt Nam
ký kết các FTA thế hệ mới
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản sang Nhật
Bản trong bối cảnh Việt Nam ký kết các FTA thế hệ mới
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo cặn kẽ, nhiệt tình của Phó
giáo sư, Tiến sỹ Bùi Thị Lý trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Tuy nhiên, do
kiến thức còn nhiều hạn chế cũng như sự hạn hẹp về thời gian nghiên cứu nên khóa
luận khơng tránh khỏi có những thiếu sót nhất định, em rất mong nhận được sự
nhận xét và đóng góp của thầy cơ để khóa luận thêm hồn chỉnh.
Hà Nội, tháng 05 năm 2017


3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY
SẢN CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC FTA THẾ HỆ MỚI CÓ SỰ THAM GIA
CỦA VIỆT NAM
1.1. Khái quát chungvề hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu thủy sản
a. Khái niệm xuất khẩu thủy sản
Chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất: xuất khẩu là việc bán hàng hố
(hàng hố có thể là hữu hình hoặc vơ hình) cho một nước khác trên cơ sở dùng tiền
làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ có thể là tiền của một trong hai nước hoặc là
tiền của một nước thứ ba (đồng tiền dùng thanh toán quốc tế).
Thủy sản là một bộ phận hay cịn gọi là một phân ngành của nơng nghiệp bởi
thủy sản có những đặc điểm cơ bản của nơng nghiệp nói chung. Tư liệu sản xuất
chủ yếu của ngành thủy sản là mặt nước, đối tượng lao động là những sinh vật thủy
sinh, kết quả sản xuất của ngành là những sản phẩm sinh vật, những đối tượng sinh
học. Mặc dù có những đặc điểm tương tự nơng nghiệp, ngành thủy sản vẫn có tính
độc lập tương đối về kinh tế, kỹ thuật và môi trường. Những hoạt động xuất phát
điểm của ngành thủy sản bao gồm nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Tùy điều kiện cụ
thể của mỗi vùng và mỗi địa phương về mặt nước và nguồn lợi thủy sản mà các địa
phương đó coi trọng hoạt động nuôi trồng, đánh bắt hoặc kết hợp phát triển hài hịa
các hoạt động nói trên. Đây là những hoạt động xuất phát điểm của ngành thủy sản,
tạo tiền đề cho các hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản.
Như vậy, có thể hiểu một cách chung nhất xuất khẩu thủy sản là việc bán
những sản phẩm thủy sản trong nước ra nước ngoài trên cơ sở dùng tiền làm
phương tiện thanh toán.
b. Đặc điểm của xuất khẩu thủy sản
Đối tượng của xuất khẩu thủy sản là các sinh vật sống trong nước và thủy
vực là tư liệu sản xuất chủ yếu khơng thể thay thế
Các lồi động thực vật sống trong môi trường nước là đối tượng của hoạt
động xuất khẩu thủy sản. Môi trường nước mặt cho sản xuất thủy sản bao gồm có
biển và các mặt nước nội địa, những sinh vật sống trong môi trường nước là đối

tượng lao động của hoạt động xuất khẩu thủy sản có một số điểm đáng lưu ý. Về trữ


4
lượng, khó xác định chính xác trữ lượng thủy sản có trong một ao hồ hay ngư
trường, đặc biệt ở các vùng mặt nước rộng lớn, các sinh vật có thể di chuyển tự do
trong ngư trường hoặc di cư từ vùng này đến vùng khác không phụ thuộc vào ranh
giới hành chính. Bên cạnh đó, các lồi sinh vật trong nước chịu ảnh hưởng của điều
kiện thời tiết, khí hậu, dịng chảy, địa hình, thủy văn… Đặc biệt, các sản phẩm thủy
sản sau khi thu hoạch hoặc đánh bắt đều dễ bị hỏng vì chúng đều là những sinh vật
bị tách ra hỏi môi trường sống. Để tránh tổn thất cho hoạt động xuất khẩu thủy sản
cần phải có sự liên kết chặt chữ giữa các khâu từ khai thác, nuôi trồng đến chế biến
và xuất khẩu sản phẩm, từ khai thác đến đầu tư tái tạo nguồn lợi, đầu tư cơ sở hạ
tầng dịch vụ một cách đồng bộ.
Các loại mặt nước bao gồm sông, hồ, ao, mặt nước ruộng, cửa sông, biển gọi
chung là thủy vực. Tương tự như ruộng đất sử dụng vào nông nghiệp, thủy vực là tư
liệu sản xuất đặc biệt, không thể thay thế của ngành thủy sản cũng như hoạt động
xuất khẩu thủy sản. Khơng có thủy vực sẽ khơng có ngành thủy sản và hoạt động
xuất khẩu thủy sản.
Xuất khẩu thủy sản mang tính liên ngành, tính hỗn hợp cao vì:
Ngành thủy sản bao gồm các hoạt động khác nhau như khai thác, nuôi trồng,
chế biến, thương mại thủy sản… Các hoạt động này ln có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau. Trước đây, khi trình độ lao động sản xuất cịn hạn chế thì các hoạt động
của ngành thủy sản chưa có sự tách biệt rõ ràng, một cá nhân hoặc một tập thể phải
đảm nhiệm nhiều hoạt động khác nhau. Hiện nay, các hoạt động của ngành thủy sản
được chun mơn hóa ngày càng cao và tương đối độc lập với nhau do có sự tác
động mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Tuy nhiên, với
đặc thù của ngành xuất khẩu thủy sản thì tất cả các hoạt động từ ni trồng, khai
thác, chế biến, thương mại thủy sản cần phải gắn bó trong một thể thống nhất, ở một
trình độ sản xuất cao, mang tính liên ngành. Chính vì vậy, một trong những đặc

điểm nổi bật của hoạt động xuất khẩu thủy sản là mang tính liên ngành, hỗn hợp
cao.
Xuất khẩu thủy sản mang tính thời vụ vì:
Trong ni trồng thủy sản, ngoài sự tác động trực tiếp của con người, các đối
tượng ni cịn chịu sự tác động của mơi trường tự nhiên. Vì vậy trong ni trồng


5
thủy sản, quá trình tái sản xuất kinh tế xen kẽ với quá trình tái sản xuất tự nhiên,
thời gian lao động khơng hồn tồn ăn khớp với thời gian sản xuất do đó nghề ni
trồng thủy sản mang tính thời vụ rất rõ rệt. Đối với mỗi đối tượng nuôi trồng, các
giai đoạn sinh trưởng, phát triển diễn ra trong các khoảng thời gian khác nhau của
mùa vụ sản xuất địi hỏi thời gian, hình thức và mức độ tác động trực tiếp của con
người tới chúng khác nhau. Cùng một đối tượng nuôi trồng thủy sản nhưng ở những
vùng có điều kiện khí hậu thời tiết khác nhau thường có mùa vụ sản xuất khác
nhau.Nước ta là một nước khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết thay đổi rất thất
thường, nhiều thiên tai, bệnh dịch, hạn hán, lũ lụt xảy ra thường xuyên nhất là đối
với các tỉnh miền Trung và Nam Bộ. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến tình hình ni
trồng thủy sản của nước ta. Mặt khác, tính thời vụ trong ni trồng thủy sản càng
gây lên nhiều vấn đề phức tạp trong tổ chức quản lý sản xuất và kinh doanh.
1.1.2. Vai trò của xuất khẩu thủy sản
Xuất khẩu thủy sản tạo tích lũy ban đầu quan trọng cho việc hiện đại hóa
ngành thủy sản
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu
tư nước ngoài tham gia hợp tác, đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản, hiện đại hóa
cơng nghiệp chế biến xuất khẩu cũng như tăng phần chế biến trong sản phẩm. Tăng
kim ngạch xuất khẩu làm tăng ngoại tệ tạo điều kiện tích lũy ban đầu quan trọng
cho hiện đại hóa ngành thủy sản. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu thủy sản là hoạt
động sản xuất kinh doanh trên phạm vi thị trường thế giới. Sự tồn tại và phát triển
hàng hóa xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào chất lượng, giá cả do đó phụ thuộc vào

cơng nghệ sản xuất. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải luôn đổi
mới, cải tiến thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Xuất khẩu thủy sản tạo
điều kiện tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng
sản phẩm và hiện đại hóa ngành thủy sản.
Xuất khẩu tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống cho người dân
Việt Nam là một trong những quốc gia đông dân nhất thế giới với 91,7 triệu
người năm 2015. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng trong độ tuổi lao động
là 2.33% tăng so với các năm trước đây, cụ thể 2014: 2,10%; 2013: 2,18% và 2012:
1.96% (theo Tổng cục thống kê). Chính vì vậy, chúng ta có thể thấy giải quyết việc


6
làm cho người trong độ tuổi lao động là vấn đề hết sức cấp bách và cần thiết đối với
nước ta.
Xuất khẩu thủy sản mang tính chất đa ngành, hỗn hợp cao. Do đó xuất khẩu
thủy sản phát triển kéo theo nhu cầu về khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản
phục vụ xuất khẩu. Hàng triêu lao động ở các nước đang phát triển có việc làm
trong ngành thủy sản nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng. Hiện nay, theo
thống kê của hội thủy sản, tổng số lao động trong ngành thủy sản Việt Nam khoảng
hơn 4 triệu người. Dù thu nhập chưa thực sự cao nhưng người lao động trong ngành
thủy sản đã có việc làm, có thu nhập và nâng cao chất lượng đời sống, cơng tác xóa
đói giảm nghèo cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Bên cạnh đó, xuất khẩu
thủy sản cịn tạo nguồn vốn để nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, phục vụ đời
sống cho người lao động ngành thủy sản và các ngành khác liên quan
Xuất khẩu thủy sản mạng lại nguồn thu ngoại tệ lớn, đóng góp vào chuyển
dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu nới riêng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung
Trong 5 năm qua, thủy sản ln đứng trong nhóm 7 mặt hàng xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam. Mặt hàng thủy sản thường chỉ xếp sau điện thoại các loại và linh
kiện, hàng dệt may, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, giày dép các loại,
máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác và gỗ, sản phẩm từ gỗ. Kim ngạch xuất

khẩu thuỷ sản tăng liên tục qua các năm với mức tăng trưởng khá cao. Trong suốt
10 năm qua, thuỷ sản Việt Nam liên tục tăng trưởng với kim ngạch xuất khẩu tăng
hơn 3 lần, từ 2 tỷ USD năm 2002 lên 6,1 tỷ USD vào năm 2011. Năm 2013, kim
ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 6,7 tỷ USD, vượt qua chỉ tiêu 6,5 tỷ USD. Năm 2016,
xuất khẩu thủy sản đạt 7,05 tỷ USD, tăng 7,4% so với năm 2015 (theo TCHQ). Đây
là cơ sở quan trọng để các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam hướng tới con số 10 tỷ
USD vào năm 2020 theo mục tiêu chiến lược phát triển xuất khẩu thuỷ sản giai đoạn
2010-2020 của Chính phủ, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một trong bốn quốc gia
đứng đầu về xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới.
Đặc biệt, mặt hàng thủy sản chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim
ngạch xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và kim ngạch xuất
khẩu thủy sản tăng liên tục với tốc độ cao hàng năm đã thực sự đóng góp tăng kim
ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực cũng như tăng kim ngạch xuất khẩu cả nước.


7
Chính sự tăng trưởng của xuất khẩu thủy sản cũng dẫn tới chuyển dịch cơ cấu kinh
tế. Xuất khẩu thủy sản sẽ làm cho ngành thủy sản tăng trưởng ngày càng cao và các
ngành công nghiệp liên quan cũng phát triển dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Hình 1.1 Tỷ trọng trong tổng xuất khẩu của 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất
năm 2015
(Đơn vị: %)
Điện thoại các loại và
linh kiện
Hàng dệt, may
Máy vi tính, sản phẩm
điện tử và linh kiện
Giày dép các loại

019%

029%

014%

Máy móc, thiết bị, dụng
cụ phụ tùng khác
Gỗ và sản phẩm gỗ
Hàng thủy sản

002%
002%
004%004%
004%

010%
5%

007%

Phương tiện vận tải và
phụ tùng
Dầu thô
Máy ảnh, máy quay
phim và linh kiện
Khác

(Nguồn: Tổng hợp dựa trên số liệu của Niên giám Thống kê Hải quan
về hàng hóa XNK Việt Nam (tóm tắt) 2015)
Xuất khẩu thủy sản góp phần mở rộng quan hệ quốc tế, nâng cao vị thế của
Việt Nam trên trường quốc tế

Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và tồn cầu hóa như hiện nay, các
quốc gia ngày càng mở cửa và mở rộng quan hệ quốc tế với nhau.Trong đó, mặt
hàng thủy sản ln là một trong những mặt hàng quan trọng được các quốc gia đặc
biệt quan tâm.Ở một số quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Nga… ngành thủy sản trong
nước không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa thì việc nhập khẩu thủy sản là tất
yếu. Đối với Việt Nam, quan hệ thương mại thủy sản đã được mở rộng tại nhiều thị
trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU… Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định
thương mại song phương và đa phương với các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Nga,


8
Hàn Quốc… nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại nói chung và thương mại thủy
sản nói riêng. Xuất khẩu thủy sản thúc đẩy quỹ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải
quốc tế, mặt khác, chính quan hệ kinh tế đối ngoại kể trên lại tạo tiền đề cho việc
mở rộng xuất khẩu thủy sản. Xuất khẩu thủy sản không chỉ đóng vai trị chất xúc tác
hỗ trợ phát triển ngành thủy sản mà nó cùng với nhập khẩu là những yếu tố bên
trong trực tiếp tham gia giải quyết những vấn đề thuộc nội bộ nền kinh tế như vốn,
lao động, đất đai… Đối với nước ta, đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản được coi là vấn
đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và tranh thủ cơ hội bắt kịp công nghệ
hiện đại rút ngắn sự chênh lệch về trình độ phát triển so với thế giới. Vì vậy, có thể
khẳng định rằng xuất khẩu thủy sản đã góp phần quan hệ quốc tế và nâng cao vị thế
của Việt Nam trên trường thế giới.
1.1.3. Các mặt hàng chủ lực
Hiện nay, chúng ta có thể thấy các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt
Nam rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, có thể chia làm 5 nhóm chính:
- Tơm: gồm tất cả các mặt hàng tôm xuất khẩu như tôm số, tôm càng xanh,
tôm thẻchân trắng, tôm hùm… và tôm đã qua chế biến như tôm đông lạnh nguyên
con, bỏ chân, bỏ đầu… (Mã HS 6 số: 030611, 030612, 030613, 030615, 030616,
030617, 030621, 030622, 030623, 030627, 160520).
- Cá: gồm tất cả các mặt hàng cá xuất khẩu như cá tra, cá basa, cá ngừ… tươi

sống, ướp đá nguyên con, fillet cắt khối, fillet cắt lát… (Mã HS4 số: 0301, 0302,
0303, 0304, 0305, 1604).
- Mực, bạch tuộc (Mã HS 6 số: 030741, 030751, 030759, 030749).
- Cua, ghẹ và giáp xác khác (Mã HS 6 số: 030614, 030619, 030624, 030629,
160510, 160540).
- Thân mềm khác: nhuyễn thể 2 mảnh… (Mã HS 6 số: 030710, 030711,
030719, 030721, 030729, 030731, 030739, 030760, 030771, 030779, 030789,
030791, 160590).


9
Bảng 1.1 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực
giai đoạn 2001 – 2015
(Đơn vị: Nghìn USD)
Mực, bạch

Cua, ghẹ, giáp

Thân mềm

tuộc

xác khác

khác

860.776

334.092


217.754

35.597

459.524

746.446

262.825

490.150

71.350

2003

478.000

974.549

221.692

450.480

71.271

2004

624.175


1.117.471

199.489

314.305

147.465

2005

782.845

1.346.862

261.086

196.334

157.594

2006

1.272.509

1.398.141

302.143

214.691


163.757

2007

1.620.488

1.550.324

337.050

124.385

125.735

2008

2.252.805

1.583.259

370.595

174.194

122.169

2009

2.011.588


1.623.503

326.437

151.954

132.344

2010

2.322.009

2.088.679

359.457

117.329

129.434

2011

2.948.030

2.418.444

484.746

109.591


151.606

2012

3.159.932

1.549.960

425.665

117.256

60.423

2013

3.030.808

2.018.853

383.800

105.249

19.784

2014

3.206.660


2.520.094

424.862

132.849

20.477

2015

3.053.096

1.762.625

370.631

119.285

16.234

Năm



Tơm

2001

355.584


2002

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của ITC Trademap www.trademap.org)
Từ bảng 1.1, có thể thấy kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tơm có sự tăng
trưởng đều đặn qua từng năm trong giai đoạn 2001-2011 với kim ngạch xuất khẩu
trong 11 năm tăng gấp 3 lần. Tuy nhiên, năm 2012 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng
này sụt giảm tới 36% và trong giai đoạn 2012-2015 xuất khẩu tơm có sự dao động
khá lớn nhưng nhìn chung, tơm vẫn là mặt hàng thủy sản xuất khẩu lớn của Việt
Nam. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cá có sự tăng trưởng mạnh giai đoạn
2000-2015 và từ năm 2007 đến nay, cá đã vượt qua tôm về kim ngạch xuất khẩu để trở thành mặt hàng
xuất khẩu số 1 của Việt Nam trên thị trường thế giới.


10
Hình 1.2 Xu hướng phát triển một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực giai
đoạn 2000 – 2015
(Đơn vị: Nghìn USD)
3500000
3000000
2500000

2000000

Tơm
Mực, bạch tuộc

1500000

Cua, ghẹ, giáp xác khác


1000000

Thân mềm khác

500000
0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112131415

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của ITC Trademap www.trademap.org)
Hình 1.3 Cơ cấu xuất khẩu một số mặt hàng xuất khẩu thủy sản chủ lực năm
2015
(Đơn vị: %)
2%

0%

7%

Tôm
Mực, bạch tuộc

33%
58%

Cua, ghẹ, giáp xác khác
Thân mềm khác

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của ITC Trademap www.trademap.org)



11
1.1.4. Các thị trường chủ lực
Bảng 1.2 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang một số thị trường chủ
lực năm 2015 – 2016
(Đơn vị: USD, %)
Thị trường

Năm 2016

Năm 2015

+/-(%)

Tổng kim ngạch

7.053.125.559

6.572.600.346

+7,31

Hoa Kỳ

1.435.696.982

1.308.679.448

+9,71

Nhật Bản


1.098.506.308

1.035.030.665

+6,13

Trung Quốc

685.094.998

450.775.973

+51,98

Hàn Quốc

607.963.122

571.933.896

+6,30

Thái Lan

242.921.185

216.171.598

+12,37


Anh

205.136.588

200.497.512

+2,31

Hà Lan

204.408.016

167.373.159

+22,13

Australia

186.402.813

171.258.272

+8,84

Canada

183.533.063

190.552.170


-3,68

Đức

176.324.232

188.820.139

-6,62

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Xúc Tiến Thương Mại, Bộ Công
Thương www.vietrade.gov.vn)
Theo báo cáo của TCHQ, năm 2016, thủy sản tiếp tục khẳng định là ngành
hàng xuất khẩu mũi nhọn lớn nhất trong kim ngạch của toàn ngành với giá trị xuất
khẩu đạt 7,05 tỷ USD. Tổng sản lượng thủy sản cả năm ước đạt hơn 6,7 triệu tấn.
Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2016 là Hoa Kỳ và Nhật Bản
trong đó kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ chiếm 20,4% trong tổng kim
ngạch, đạt 1,44tỷ USD, tăng 9,7% so với năm 2015; xuất khẩu sang Nhật Bản
chiếm 15,6%, đạt 1,1 tỷ USD, tăng 6%. Tiếp theo là thị trường Trung Quốc chiếm
9,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt 685,1 triệu USD, tăng 52% so với năm 2015.
Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 4 với giá trị nhập khẩu chiếm
8,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu và đạt 608 triệu USD, tăng 6,3% so với cùng
kỳ năm trước. Nhìn chung, xuất khẩu thủy sản trong năm 2016 sang đa số các thị
trường chính đều đạt mức tăng trưởng dương so với năm 2015. Trong đó, đáng chú
ý là xuất khẩu thủy sản sang Indonesia đạt mức tăng trưởng lớn nhất là 72% mặc dù


12
giá trị kim ngạch khơng lớn. Bên cạnh đó, xuất sang Trung Quốc cũng tăng mạnh

gần 52%, I-rắc tăng 43,5%, Ucraina tăng 34,3% so với cùng kỳ năm 2015.
Hình 1.4 Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cá sang một số thị trường chủ lực
năm giai đoạn 2001 – 2015
(Đơn vị: Nghìn USD)
700000
600000
500000

Mỹ

400000

Nhật Bản

300000

Trung Quốc
Thái Lan

200000

Hàn Quốc

100000
0
2001 2003 2005 2007 2009 2011 2013 2015

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của ITC Trademap www.trademap.org)
Hình 1.5 Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tơm sang một số thị trường chủ lực
năm giai đoạn 2001 – 2015

(Đơn vị: Nghìn USD)

700000
600000
500000

Nhật Bản

400000

Mỹ

300000

Trung Quốc

200000

Hàn Quốc
Nhật Bản

100000

2015

2002
2003
2004
2005
2006

2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014

2001

0

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của ITC Trademap www.trademap.org)


13
Theo số liệu thống kê tổng hợp từ www.trademap.org, đối với mặt hàng cá
của Việt Nam trong nhưng năm 2001-2008, kim ngạch nhập khẩu của cả 3 thị
trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đều tăng trưởng đều đặn qua mỗi năm. Tuy nhiên
giai đoạn 2008 – 2012, xuất khẩu cá từ Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt mức tăng
trưởng kỷ lục (từ 191 triệu USD năm 2008 lên 651 triệu USD năm 2012, tăng gần
3,5 lần) trong khi 2 thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn đạt mức tăng trưởng khá
đều đặn. Trong khi đó, đối với mặt hàng tôm xuất khẩu, Nhật Bản là thị trường số 1
của Việt Nam trong giai đoạn 2004 – 2012. Từ 2012 – 2014, Mỹ vượt lên trên Nhật
Bản, tuy nhiên đến năm 2015, kim ngạch nhập khẩu tôm của 2 thị trường này đều
sụt giảm khá nhiều và Nhật lại trở thành thị trường nhập khẩu tôm số 1 của Việt
Nam. Nhìn chung trong giai đoạn 2000 – 2015, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam có sự biến động liên tục nhưng Mỹ và Nhật Bản vẫn là hai thị trường
nhập khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam.

1.2. Các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã tham gia
Sau gần 10 năm gia nhập WTO mà chúng ta có thể coi là cột mốc đánh dấu
cho sự khởi đầu làn sóng hội nhập lần thứ nhất của Việt Nam, hiện nay, việc Chính
phủ đang đàm phán một loạt Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đang được kỳ
vọng sẽ tạo ra làn sóng hội nhập lần thứ 2 mạnh mẽ hơn đối với Việt Nam.Tính đến
nay Việt Nam đã ký kết và thực thi 10 FTA, kết thúc đàm phán 2 FTA, và đang đang
đàm phán 4 FTA khác. Trong 10 FTA đã ký kết và thực thi có 6 FTA ký kết với tư
cách là thành viên ASEAN (gồm AFTA, 5 FTA giữa ASEAN với các đối tác Trung
Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và New Zealand), 4 FTA ký kết với tư cách
là một bên độc lập (Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á-Âu). Hai FTA
đã kết thúc đàm phán là FTA với Liên minh châu Âu, và Hiệp định Đối tác chiến
lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bốn FTA còn lại đang được đàm phán bao
gồm: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), FTA ASEAN-Hồng
Kông, FTA với Israel và FTA với Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA).
Trong các FTA kể trên, các FTA có sự tham gia của Việt Nam và Nhật Bản
có thể kể đến Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP),
Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA),Hiệp định Đối tác chiến
lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực


14
(RCEP). Trong đó, hiệp định VJEPA đã được ký kết từ năm 2008 và có những tác
động mạnh mẽ tới việc xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nhật Bản nói chung
và xuất khẩu mặt hàng thủy sản nói riêng. Trong thời gian tới, Hiệp định RCEP
được cho rằng sẽ mang tới những cơ hội và thách thức lớn đối với hoạt động xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
1.2.1. Một số nét khái quát về các Hiệp định
a. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)
Quan hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản đã và
đang phát triển tốt đẹp kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức

cách đây hơn 30 năm.Nhật Bản sớm trở thành một đối tác kinh tế, thương mại và
đầu tư hàng đầu của nước ta, đặc biệt là từ khi nước ta bước vào giai đoạn đổi mới.
Tháng 12/2003, hai nước đã nhất trí xác lập mối quan hệ song phương theo phương
châm “đối tác tin cậy, ổn định và lâu dài”. Tháng 10/2006, nhân chuyến thăm chính
thức Nhật Bản của Nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chính phủ hai nước đã ra
Tuyên bố chung Việt Nam – Nhật Bản khẳng định mục tiêu xây dựng “quan hệ đối
tác chiến lược vì hịa bình và phồn thịnh ở Châu Á”. Tại thời điểm đó, hai thủ tướng
đã nhất trí khởi động vịng đám phán Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản
(VJEPA).Một hiệp định kinh tế toàn diện nhằm tạo lập một khung khổ pháp lý ổn
định, điều chỉnh hầu hết các mối quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước
lần đầu tiên đã được thiếp lập.
Sau gần hai năm đàm phán, Ngày 25/12/2008, Nguyên Bộ trưởng Bộ Cơng
Thương Vũ Huy Hồng và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Na-ka-sơ-nê đã thay
mặt chính phủ hai nước ký kết Hiệp định VJEPA và các văn kiện liên quan. Sự kiện
này có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu mốc son mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị
nhiều mặt giữa hai đát nước, hai nền kinh tế trong khu vực Đơng Á. Ngày
1/10/2009, Hiệp định VJEPA chính thức có hiệu lực đã đáp ứng được ý chí của hai
chính phủ, nguyện vọng của người dân và doanh nghiệp hai nước. Những kết quả
đàm phán của Hiệp định đã, đang và sẽ từng bước phát huy tác động đến mọi khía
cạnh hợp tác kinh tế giữa hai nước.
b. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)


15
RCEP là một hiệp định thương mại tự do bao gồm 10 nước thành viên
ASEAN và 6 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do (Trung Quốc,
Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand) (FTA ASEAN + 6). RCEP chính
thức được khởi động tại PhnômPênh, Campuchia bên lề Hội nghị Thượng đỉnh
ASEAN 21, dựa trên nguyên tắc cơ bản là mở rộng và đẩy mạnh hơn nữa cam kết
của khối 10 nước ASEAN với các đốitác thương mại tự do khu vực. Mục tiêu của

RCEP là tích hợp các FTA khác nhau mà 10 nước ASEAN đã ký với Nhật Bản, Hàn
Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ và Trung Quốc (FTA ASEAN + 1) thành một
Hiệp định tồn diện để tối đa hóa các lợi ích kinh tế. Với sự tham gia của 16 nước
ĐôngÁ, RCEP sẽ tạo ra một trong những khu vực thương mại tự do lớn nhất thế
giới, bên cạnh Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), gồm hơn 3 tỷ người (47%
tổng dân số thế giới), chiếm khoảng 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và khoảng
40% tổng kim ngạch thương mại của thế giới. RCEP sẽ khẳng định vai trị trung tâm
của ASEAN trong khu vực, góp phần tích cực tạo dựng và thúc đẩy một cấu trúc
khu vực vì hịa bình, an ninh và thịnh vượng ở Châu Á, thúc đẩy hội nhập kinh tế
khu vực mạnh mẽ. Vòng đàm phán đầu tiên của RCEP đã diễn ra tại Brunei từ 913/5/2014 với sự tham gia đầu đầy đủ của 16 nước thành viên. Tính đến tháng
3/2017, RCEP đã diễn ra tất cả 17 phiên đàm phán. Phiên đàm phán thứ 17 của
RCEP được tổ chức tại Kobe (Nhật Bản) trong tuần cuối tháng 2 đầu tháng 3 năm
2017, nhằm thúc đẩy hoàn tất đàm phán vào tháng 11 năm nay.
Trong khi các khu vực khác trên thế giới đang chịu những ảnh hưởng bởi
chương trình nghị sự về chính sách thương mại của Tổng thống Hoa Kỳ, các nước
RCEP vẫn tiếp tục hội nhập kinh tế mở rộng, nhưng với tiến triển rất chậm. RCEP
có nhiều chương quan trọng như các điều khoản về tiếp cận thị trường hàng hóa,
quy tắc xuất xứ, dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, thuận lợi hóa
thương mại, thương mại điện tử. Lời văn của các chương này vẫn đang được đàm
phán vì đó là các cam kết cụ thể hoặc biểu cam kết của các nước. Trong đó, có một
số lĩnh vực có tiến triển nhanh hơn, mở cửa thị trường hàng hóa dường như diễn
biến chậm nhất, với sự chậm trễ trong cắt giảm thuế quan và chậm dịch chuyển về
tạo quy tắc xuất xứ cho phép các doanh nghiệp được hưởng thuế suất ưu đãi trong
hiệp định. Phiên đàm phán thứ 17 về cắt giảm thuế quan tiếp tục xoay quanh


16
phương thức cắt giảm thuế, nói cách khác, các nước vẫn đang vật lộn với việc thuế
sẽ được cắt giảm bao nhiêu và trong thời hạn nào. Nhưng với dịch vụ và đầu tư thì
ngược lại, các nước có nhiều hứa hẹn hơn so với các hiệp định ASEAN hiện tại.

RCEP là một đàm phán không dễ dàng. 16 nước tham gia có các mức độ phát
triển kinh tế khác nhau và không phải tất cả đều chia sẻ quan điểm giống nhau về
một mục tiêu chung. Quyết tâm chính trị về việc kết thúc hiệp định vào tháng 11
năm nay nhân kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN cũng tạo sức ép lớn. RCEP khơng
có một nước nào định hướng đàm phán. Các cuộc đàm phán do ASEAN dẫn dắt, với
từng chương cụ thể do các quan chức của cả ASEAN và các đối tác đàm phán của
ASEAN. Cơ cấu phức tạp này tạo ra sự chậm trễ trong đàm phán hiệp định song
cũng giúp đảm bảo tất cả các thành viên đều được tham gia vào tiến trình.
1.2.2. Sự tham gia của Việt Nam và Nhật Bản vào các Hiệp định
a. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)
Cam kết về thuế quan
*Nhật Bản
- Về nơng sản: Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 784 dòng
trong tổng số 2020 dòng thuế nơng sản ngay khi Hiệp định có hiệu lực và giảm thuế
cho 505 dịng theo lộ trình theo từng năm, kéo dài từ 3 đến 15 năm (trễ nhất đến
2024) tùy thuộc vào từng nhóm sản phẩm
- Về thủy sản: Theo Biểu phân loại hàng hóa hài hịa, mặt hàng thủy sản của
Nhật Bản bao gồm 330 dòng thuế. Trong đó Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế nhập
khảu đối với 64 dịng ngay khi Hiệp định có hiệu lực và cắt giảm trong vòng 10 đến
15 năm (trễ nhất đến 2024) đối với 169 dòng. Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, Nhật
Bản đã xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với tôm và các sản phẩm tôm. Đến năm 2016,
Nhật Bản đưa thuế suất về 0% đối với cua ghẹ, cua huỳnh đế, bạch tuộc, sứa, vẹm,
nghêu. Bên cạnh đó, Hiệp định khơng cam kết giảm thuế đới với các mặt hàng cá
ngừ, kể cả cá ngừ được chế biến hoặc bảo quản.
- Về dệt và may mặc: Theo biểu thuế quan của Nhật Bản, hàng dệt và may
mặc gồm 1978 dòng thuế. Đến năm 2016, Nhật Bản cam kết miễn áp dụng thuế
nhập khẩu (thuế suất bằng 0%) đối với tất cả các dòng thuế này. Tuy nhiên, để được
hưởng ưu đãi theo VJEPA, các nước cần phải đạt tiêu chí xuất xứ “hai cơng đoạn”,



17
có nghĩ là hàng dệt may xuất sang Nhật phải được sản xuất tư nguyên phụ liệu trong
nước, hoặc của Nhật hoặc của các nước ASEAN.
- Gỗ và các sản phẩm gổ: Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, Nhật Bản xóa bỏ
thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng gỗ xẻ. Năm 2016, Nhật Bản cam kết xóa bỏ
thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng gỗ ván. Các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng như
đồ gỗ nội thât, đồ nội thất bằng song mây, tre, liễu gai; hàng mây tre, liễu gai và các
mặt hàng khác, trực tiếp làm từ vải liệu tết bện; đồ mộc dùng trong xây dựng cũng
được Nhật Bản giảm thuế nhập khẩu về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
*Việt Nam
Lộ trình giảm thuế của Việt Nam trong Hiệp định VJEPA sẽ bắt đầu từ năm
2009 và kết thúc vào năm 2026.Biểu cam kết của Việt Nam bao gồm 9.390 dòng
thuế, trong đó đưa vào lộ trình xóa bỏ thuế quan đối với 8.548 dòng.Số dòng còn lại
là các dòng thuế thuộc danh mục nhạy cảm, danh mục không giảm thuế và danh
mục loại trừ.
- Danh mục xoá bỏ thuế quan: Việt Nam cam kết xoá bỏ thuế quan đối với
75,2% số dòng thuế trong vòng 10 năm (đến năm 2019), trong đó: xố bỏ thuế quan
ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 27,5% số dịng thuế, và xố bỏ thuế quan sau
10 năm thực hiện Hiệp định (vào năm 2019) đối với 40,3% số dòng thuế. Vào năm
2021, 2024 và 2025 (sau 12 năm, 15 năm và 16 năm thực hiện Hiệp định) cam kết
xoá bỏ 0,1%, 14,9% và 0,8% số dòng thuế tương ứng. Như vậy, trong cả lộ trình
thực hiện giảm thuế, số dịng thuế được xố bỏ thuế quan chiếm khoảng 91% số
dịng thuế trong tồn Biểu cam kết.
- Danh mục nhạy cảm: chiếm khoảng 1,4% số dịng thuế.
- Danh mục khơng giảm thuế: chiếm khoảng 2,3% số dòng thuế
- Danh mục loại trừ: chiếm khoảng 5,2% số dịng thuế.
Cam kết về quyền sở hữu trí tuệ
Việt Nam và Nhật Bản khẳng định quyết tâm tuân thủ các cam kết về sở hữu
trí tuệ của mỗi bên theo các quy định của WTO, chủ yếu là theo Hiệp định về quyền
sở hữu trí tuệ liên quan tới thương mại (Hiệp định TRIPS). Yêu cầu mỗi bên phải có

các biện pháp bảo hộ hiệu quả chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh, các


18
biện pháp thích hợp để nâng cao nhận thức của cơng chúng về bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ và để đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Cam kết về thương mại dịch vụ
- Nhật Bản: Nhật Bản dành cho Việt Nam cam kết rất thơng thống trong
lĩnh vực dịch vụ so với cam kết của Nhật trong WTO. Trong phần lớn các
ngành/phân ngành, các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam được hưởng cam kết
không hạn chế.
- Việt Nam: Về cam kết trong các ngành cụ thể, cam kết của Việt Nam hoàn
toàn giống với cam kết của ta đưa ra trong WTO, các ngành dịch vụ mà Việt Nam
đã cam kết gồm khoảng 110 phân ngành dịch vụ với mức cam kết khá thơng thống.
Một số dịch vụ quan trọng, có tác động lớn đến nền kinh tế cũng được cam kết với
mức độ thơng thống khác nhau.Các phân ngành dịch vụ đáng chú ý gồm dịch vụ
thông tin (gồm các dịch vụ chuyển phát nhanh; dịch vụ viễn thơng; dịch vụ nghe
nhìn); dịch vụ xây dựng, giáo dục, mơi trường, dịch vụ tài chính (bao gồm dịch vụ
bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán); dịch vụ y tế, du lịch và vận tải.
Bên cạnh đó, Việt Nam và Nhật Bản còn thỏa thuận những quy định về hạn
ngạch thuế quan, quy tắc xuất xứ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ… Những
quy định này có liên quan trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam
sang Nhật Bản và sẽ được trình bày chi tiết ở phần 1.3.
b. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)
Các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua khung khổ Hiệp định RCEP, xác
định rõ nguyên tắc theo đó ASEAN sẽ hợp tác với các đối tác FTA của ASEAN
trong việc thiết lập một hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện khu vực, bao gồm cả
ASEAN và Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Mặc dù
có sự khác biệt lớn trong phạm vi nội dung và quy định cụ thể trong những hiệp
định FTA hiện hành, một trong những trọng tâm chính của RCEP là làm hài hịa các

quy định hiện hành và những ứng dụng của chúng trong khuôn khổ các hiệp định
FTA của ASEAN. Hiệp định đề xuất phải phù hợp với Hiệp định WTO; và quy định
đối xử đặc biệt và khác biệt đối với những nước thành viên ASEAN kém phát triển,
nhất là Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. Lãnh đạo ASEAN đã nhất trí rằng
hiệp định RCEP sẽ cam kết sâu rộng hơn với những cải tiến đáng kể so với các


19
hiệp định FTA ASEAN + 1 hiện hành, đồng thời công nhận bối cảnh đặc thù và đa
dạng của các nước thành viên tham gia.
Bảng 1.3 Phạm vi loại bỏ thuế quan theo từng nước trong các FTA ASEAN + 1
(Đơn vị: %)
Trung
AANZFTA

ACFTA AIFTA AJCEP AKFTA

bình

Brunei

99,2

98,3

85,3

97,7

99,2


95,9

Campuchia

89,1

89,9

88,4

85,7

97,1

90

Indonesia

93,7

92,3

48,7

91,2

91,2

84,3


Lào

91,9

97,6

80,1

86,9

90

89,3

Malaysia

97,4

93,4

79,8

94,1

95,5

92

Philippines


95,1

93

80,9

97,4

99

93,1

Singapore

100

100

100

100

100

100

Thái Lan

98,9


93,5

78,1

96,8

95,6

92,6

Việt Nam

94,8

79,5

94,4

89,4

89,5

Úc

100

Trung Quốc

94,1


Ấn Độ

78,8

Nhật Bản

91,9

Hàn Quốc
New Zealand

90,5
100
(Nguồn: Fukunaga và Isono, 2013)

Trong số các vấn đề được quan tâm, cắt giảm và loại bỏ thuế là một trong
những ưu tiên quan trọng nhất. Hiện nay, ví dụ, xét về thương mại hàng hóa, những
nước ASEAN+6 sử dụng phân loại thuế quan khác nhau cho ưu đãi thuế của họ, gây
khó khăn trong việc xây dựng các biểu minh bạch. Không chỉ những quốc gia khác
nhau sử dụng biểu thuế khác nhau, mà các quốc gia giống nhau cũng sử dụng biểu
thuế khác nhau cho các FTA với những nước khác nhau. Ngoài ra, ưu đãi thuế của
cùng một quốc gia cũng khác nhau tùy theo các FTA, và tỷ lệ loại bỏ thuế quan
cũng khác nhau đối với các FTA ASEAN + 1.


20
Từ bảng 1.3 chúng ta có thể thấy hiện tại Nhật Bản đã loại bỏ 91,9% thuế
quan đối với hàng hóa của 10 nước ASEAN. Trong khi đó, theo AJCEP, Việt Nam
đã loại bỏ 94,4% thuế quan. Trong thời gian tới khi RCEP được ký kết và chính

thức có hiệu lực, Việt Nam và Nhật Bản kỳ vọng sẽ cắt giảm sâu hơn nữa so với
thuế quan hiện tại.Bên cạnh việc loại bỏ và cắt giảm thuế quan, trong khuôn khổ
RCEP, Việt Nam và Nhật Bản cũng đàm phán các vấn đề về hàng rào phi thuế quan,
quy tắc xuất xứ, các quy định về hàng rào kĩ thuật trong thương mại, vấn đề vệ sinh
an toàn thực phẩm và kiểm dịch động vật, thực vật…Nhìn chung, trong tất cả các
vấn đề, Việt Nam và Nhật Bản đều sẽ cam kết sâu rộng hơn với những cải tiến đáng
kể so với các hiệp định mà hai nước đang tham gia.
1.3. Những nội dung của FTA thế hệ mới liên quan đến xuất khẩu thủy sản
Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
1.3.1. Cắt giảm thuế quan
Theo biểu phân loại hàng hóa hài hòa (HS), mặt hàng thủy sản của Nhật Bản
bao gồm 330 dòng thuế, Nhật Bản cam kết cắt giảm thuế trong vòng 10 đến 15 năm
đối với 188 dòng. Trong số 330 mặt hàng thủy sản, có 64 mặt hàng có cam kết giảm
thuế quan về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Tuy vậy, trừ 28 mặt hàng có thuế
suất MFN là 0% tư trước và 8 mặt hàng có thuế suất GSP la 0% đang áp dụng cho
Việt Nam thì có 28 dịng thuế được giảm thuế xuống 0% về thực chất. Tuy nhiên 28
sản phẩm này mang ý nghĩa rất quan trọng bởi chúng chiếm tới 71% xuất khẩu thủy
sản của Việt Nam sang Nhật Bản. Trong đó, đáng kể nhất là các sản phẩm tơm sú,
tơm chế biến, cua, ghẹ. Có 8 dịng thuế thủy sản có lộ trình giảm thuế trong 3 năm.
Các dịng thuế phổ biến có mức thuế MFN ban đầu từ 3,5% đến 7,2%. Giá trị kim
ngạch xuất khẩu của 8 mặt hàng này rất lớn, chiếm đến 8% kim ngạch xuất khẩu
của thủy sản Việt Nam, trong đó đáng chú ý nhất là các mặt hàng như động vật thân
mềm, cá đơng lạnh có ưu đãi lớn nhất. Theo cam kết giảm thuế của Nhật Bản, có 96
dịng thủy sản có các lộ trình giảm thuế khác nhau, từ 5 đến 10 năm. Các mặt hàng
này phần lớn có ki ngạch xuất khẩu sang Nhật chưa cao nhưng xét về dài hạn thì lại
rất tiềm năng. Nhiều sản phẩm loại này đã được xuất khẩu sang nhiều thị trường
Hoa Kỳ hay EU.


21

Bảng 1.4 Danh mục cam kết xóa bỏ thuế quan các mặt hàng thủy sản theo Hiệp
định VJEPA
Kim

hiệu

Diễn giải

ngạch

Số dịng

(Nghìn

thuế

USD)
A

Xóa bỏ thuế quan ngay khi
hiệp định có hiệu lực

Tỷ trọng Tỷ trọng
kim

dịng

ngạch

thuế


561477

64

71%

19%

59

40

0%

12%

1196

12

0%

4%

37579

44

5%


13%

63316

8

8%

2%

24526

49

3%

15%

11557

1

1%

0%

85577

112


11%

34%

785292

330

Xóa bỏ thuế quan vào
B10

1/4/2019, theo 11 đợt cắt giảm
đều
Xóa bỏ thuế quan vào

B7

1/4/2016, theo 8 đợt cắt giảm
đều
Xóa bỏ thuế quan vào

B5

1/4/2014, theo 6 đợt cắt giảm
đều
Xóa bỏ thuế quan vào

B3


1.4.2012, theo 4 đợt cắt giảm
đều
Không cam kết cắt giảm thuế

C2

quan, sẽ đàm phán lại sau 5
năm thực hiện Hiệp định
Giảm thuế đến 1 mức nhất

C3

định theo quy định cụ thể tại
cột Ghi chú

X

Không cam kết

Tổng

(Nguồn: Bộ Công Thương, 2009, Những điều doanh nghiệp cần biết về Hiệp
định đối tác kinh tế Việt Nam Nhật Bản)


×