Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại phạm tội trong bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.5 KB, 70 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

MAI THỊ DUYÊN

PHÂN LOẠI TỘI PHẠM ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI
PHẠM TỘI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

MAI THỊ DUYÊN

PHÂN LOẠI TỘI PHẠM ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI
PHẠM TỘI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG 2017

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8380101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS.Trần Văn Dũng

Hà Nội – 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tơi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Mai Thị Duyên


MỤC LỤC

Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN LOẠI
TỘI PHẠM ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN (THƯƠNG MẠI) PHẠM TỘI. ...... 9
1.1. Khái niệm, đặc điểm và các tiêu chí phân loại tội phạm đối với pháp
nhân (thương mại) phạm tội. ......................................................................... 9
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm phân loại tội phạm đối với pháp nhân
(thương mại) phạm tội. ................................................................................. 10
1.1.2. Các tiêu chí phân loai tội phạm đối với pháp nhân thương mại.. 14

1.2. Sự cần thiết của việc phân loại tội phạm đối với pháp nhân phạm
tội...................................................................................................................22
1.3. Phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại phạm tội trong
pháp luật hình sự một số nước. .................................................................... 24
1.3.1.Phân loại tội phạm đối với pháp nhân trong bộ luật hình sự Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa. ................................................................................... 24
1.3.2. Phân loại tội phạm đối với pháp nhân trong bộ luật hình sự Cộng
hòa Pháp ......................................................................................................... 28
Kết luận chương 1 ......................................................................................... 32
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÂN LOẠI TỘI PHẠM ĐỐI VỚI PHÁP
NHÂN THƯƠNG MẠI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VÀ
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN. ...................................................... 39
2.1. Quy định về phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại của


bộ luật hình sự năm 2015............................................................................. 39
2.2. Nhận xét, đánh giá quy định về phân loại tội phạm phạm đối với
pháp nhân thương mại phạm tội trong bộ luật hình sự 2015 ................... 41
2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định về phân loại tội phạm đối với
pháp nhân thương mại phạm tội trong bộ luật hình sự 2015. .................. 49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................. 53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 65


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, được quy định trong
luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện và phải chịu
hình phạt. Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm khác nhau, nên cần có

sự phân biệt để có chính sách xử lý phù hợp. Nói cách khác, hành vi phạm tội
có mức độ nguy hiểm đến đâu thì mức độ nghiêm khắc của các biện pháp xử
phạt tương ứng đến đó. Chính vì vậy, trong cuốn “Những vấn đề cơ bản trong
khoa học luật hình sự (phần chung)” sách chuyên khảo sau đại học của nhà xuất
bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội GS.TSKH Lê Văn Cảm đã viết: “Phân loại tội
phạm trong luật hình sự là chia những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật
hình sự cấm thành từng loại (nhóm) nhất định theo những tiêu chí này hoặc
những tiêu chí khác để làm tiền đề cho việc cá thể hóa trách nhiệm hình sự và
hình phạt hoặc tha miễn trách nhiệm hình sự và hình phạt”.
Phân loại tội phạm có nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, là tiền đề cơ bản cho việc
áp dụng chính xác các biện pháp trong hoạt động tư pháp hình sự như: truy cứu
trách nhiệm hình sự, khởi tố bị can, xác định thẩm quyền điều tra, thẩm quyền
truy tố và thẩm quyền xét xử, cá thể hóa hình phạt; lựa chọn loại trại cải tạo đối
với người bị kết án… Thứ hai, phân loại tội phạm đúng còn tạo điều kiện thuận
lợi cho việc xây dựng một cách chính xác và khoa học các chế tài pháp lý hình
sự trong phần riêng của nó. Thứ ba, ở một chừng mực nhất định việc nhà làm
luật ghi nhận trong pháp luật hình sự thực định quốc gia một chế định phân loại
tội phạm có nhiều ưu điểm với các quy phạm khả thi sẽ là điều kiện quan trọng
cho việc thực hiện một số nguyên tắc tiến bộ của luật hình sự trong nhà nước
pháp quyền và bằng cách đó, góp phần bảo vệ vững chắc các quyền và tự do
của cơng dân trong lĩnh vực tư pháp hình sự. [2, Tr.316]

1


Trong lịch sử lập pháp hình sự từ trách nhiệm hình sự năm 1985 đến nay,
việc phân loại tội phạm đã có sự phát triển có tính chất kế thừa. Cụ thể, khoản
2 điều 8 bộ luật hình sự năm 1985 chia tội phạm thành 02 loại tội là tội phạm
ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng. Đến bộ luật hình sự năm 1999, trước
yêu cầu "hạn chế sự lạm quyền" của các cơ quan tiến hành tố tụng và để thuận

tiện cho việc áp dụng, điều 8 bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định tội phạm
thành 04 loại: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất
nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Kế thừa những quy định này
của bộ luật hình sự năm 1999, bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 (sau
đây gọi là bộ luật hình sự 2015, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của
tội phạm đã quy định tội phạm được phân loại thành 04 loại tội phạm: tội phạm
ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng. Căn cứ vào tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm,
mức độ gây nguy hại cho xã hội của tội phạm và chế tài do luật quy định đối
với việc thực hiện loại tội phạm tương ứng. Việc bộ luật hình sự 2015 bổ sung
chủ thể tội phạm là pháp nhân thương mại, với những căn cứ truy cứu trách
nhiệm hình sự đặc thù, dẫn đến việc nhà làm luật phải quy định phân loại tội
phạm đối với chủ thể này. Trong quá trình xây dựng và chỉnh lý dự án bộ luật
hình sự (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật hình sự số
100/QH13/2015, vấn đề phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại tiếp
tục nhận được nhiều ý kiến khác nhau của các chuyên gia, các nhà khoa học
Luật hình sự hàng đầu. Việc phân tích và lựa chọn giải pháp như quy định tại
Khoản 2 Điều 9 bộ luật hình sự 2015, theo chúng tơi chỉ là giải pháp mang tính
tạm thời. Do đó, việc lựa chọn đề tài phân loại tội phạm đối với pháp nhân
thương mại phạm tội là việc làm hết sức cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1.Mục tiêu tổng quát:
2


Làm rõ bản chất của việc phân loại tội phạm nói chung như: căn cứ, nội
dung, ý nghĩa của việc phân loại tội phạm; chỉ ra bản chất của việc phân loại
tội phạm đối với pháp nhân thương mại theo quy định của bộ luật hình sự 2015,
phân tích một số bất cập của việc quy định này trong bộ luật hình sự 2015 để
từ đó đưa ra đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về phân loại tội phạm đối với

pháp nhân thương mại phạm tội trong bộ luật hình sự năm 2015
2.2. Mục tiêu cụ thể:
-

Làm rõ khái niệm, đặc điểm phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương

mại
-

Làm rõ sự cần thiết việc quy định rõ về phân loại tội phạm đối với pháp

nhân thương mại phạm tội. Phân tích quy định phân loại tội phạm đối với pháp
nhân thương mại phạm tội;
-

Nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp hình sự của một số nước có quy định

trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại;
-

Chỉ ra những bất cập trong cách phân loại tội phạm đối với pháp nhân

thương mại trong bộ luật hình sự năm 2015;
-

Kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định phân loại tội phạm đối với pháp

nhân thương mại phạm tội trong bộ luật hình sự năm 2015.
3. Tính mới và những đóng góp cụ thể.
Phân loại tội phạm là hoạt động chia các tội phạm thành những nhóm khác

nhau dựa trên những tiêu chí nhất định. Có nhiều cách phân loại tội phạm khác
nhau. Mỗi cách phân loại dựa trên tiêu chí nhất định và nhằm những mục đích
khác nhau. Phân loại tội phạm là tiền đề cơ bản cho việc áp dụng chính xác các
biện pháp trong hoạt động tư pháp hình sự như: Truy cứu trách nhiệm hình sự,
khởi tố bị can, xác định thẩm quyền điều tra, thẩm quyền truy tố và thẩm quyền
xét xử, cá thể hóa hình phạt; lựa chọn loại trại cải tạo đối với người bị kết án…
Thứ hai phân loại tội phạm đúng còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng
3


một cách chính xác và khoa học các chế tài pháp lý hình sự trong phần riêng
của nó. Thứ ba, ở một chừng mực nhất đinh việc nhà làm luật ghi nhận trong
pháp luật hình sự thực định quốc gia một chế định phân loại tội phạm có nhiều
ưu điểm với các quy phạm khả thi sẽ là điều kiện quan trọng cho việc thực hiện
một số nguyên tắc tiến bộ của luật hình sự trong nhà nước pháp quyền và bằng
cách đó, góp phần bảo vệ vững chắc các quyền và tự do của công dân trong
lĩnh vực tư pháp hình sự.
Như vậy, phân loại tội phạm khơng chỉ có ý nghĩa trong khoa học luật
hình sự, mà nó cịn có ý nghĩa trong cả tố tụng hình sự, đòi hỏi việc quy định
chế định phân loại tội phạm phải chính xác, phù hợp với tình hình, điều kiện
kinh tế xã hội của đất nước.
Điểm mới của bộ luật hình sự 2015 quy định chủ thể của tội phạm khơng
chỉ là thể nhân mà cịn quy định thêm pháp nhân thương mại cũng là chủ thể
của tội phạm. Đến nay, trên thực tế chưa có một pháp nhân thương mại nào bị
đưa ra xét xử đồng thời có nhiều ý kiến trái chiều về quy định phân loại tội
phạm đối với pháp nhân thương mại.
Về mặt kỹ thuật lập pháp của nước ta hiện nay cịn nhiều thiếu sót nhất là
quy định phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại chưa thực sự rõ ràng
do đó cần phải sửa đổi, bổ sung quy định về phân loại tội phạm tại điều 9 của
bộ luật hình sự.

Từ những phân tích trên, nghiên cứu đề tài “Phân loại tội phạm đối với
pháp nhân thương mại phạm tội” không chỉ đề cập tính mới của bộ luật hình sự
2015, mà nó cịn mang tính cấp thiết, đóng góp vào thực tiễn áp dụng cũng như
việc sửa đổi, bổ sung cho lần pháp điểm hóa tiếp theo của bộ luật hình sự.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Quy định của bộ luật hình sự năm 2015 về phân loại tội phạm đối với pháp
4


nhân thương mại.
- Quy định phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại của một số quốc
gia trên thế giới.
- Một số quy định liên quan đến pháp nhân thương mại trong bộ luật hình sự
2015.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Những vấn đề trong bài luận văn này chỉ giới hạn trong việc phân tích
khoa học quy phạm phân loại tội phạm trong phần chung luật hình sự Việt Nam
và các quy phạm ở phần riêng có liên quan đến việc phân loại tội phạm đối với
pháp nhân thương mại.
5. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Pháp nhân thương mại phạm tội là vấn đề mới được quy định trong bộ luật
hình sự 2015 và từ thời điểm có hiệu lực đến nay cũng chưa có một vụ án nào
được xét xử trên thực tế. Hiện tại, một số tư liệu của một số nhà khoa học có
đề cấp đến tính mới của chủ thể này ví dụ như:
-

Trong cuốn “Nhận thức khoa học về phần chung pháp luật hình sự việt

nam sau pháp điển hóa lần thứ ba của GS.TSKH Lê Văn Cảm. Nxb Đại Học

Quốc Gia Hà Nội.” có đề cập đến điểm mới của bộ luật hình sự 2015, tuy nhiên
cũng khơng có phần phân loại tội phạm đối với chủ thể này.
-

Trong Bài viết bàn về trách nhiệm dân sự của pháp nhân, của tác giả

Nguyễn Văn Lâm, Tạp chí dân chủ và pháp luật online ngày 19/02/2019, tác
giả cũng đề cập đến trách nhiệm dân sự của pháp nhân và một số vấn đề vướng
mắc trong việc xử lý.
-

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại theo quy định của bộ

luật hình sự 2015 của tác giả Võ Văn Trung tạp chí Dân chủ và pháp luật online
(ngày 20/06/2016) đề cập đến trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương
mại.
5


-

Hồn thiện quy định về Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

phạm tội trong bộ luật hình sự năm 2015 của tác giả Nguyễn Thị Phương Hoa
tạp chí luật học số đặc biệt về bộ luật hình sự năm 2015 ngày 27 tháng 11 năm
2016 đề cập những vấn đề cịn vướng mắc quy định trách nhiệm hình sự đối
với pháp nhân thương mại và một số ý kiến để hoàn thiện.
-

Khái niệm tội phạm và việc quy định Trách nhiệm hình sự của pháp nhân


thương mại trong bộ luật hình sự năm 2015 của GS.TS Nguyễn Ngọc Hịa, tạp
chí luật học số 2/2016 viết về điểm mới khái niệm tội phạm và trách nhiệm hình
sự của pháp nhân thương mại.
-

Tính thống nhất giữa các quy định về Trách nhiệm hình sự của pháp nhân

thương mại trong bộ luật hình sự năm 2015 của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hịa, tạp
chí luật học số 3/2017, tác giả đề cập đến mối liên hệ giữa các quy định liên
quan trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại.
-

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại theo bộ luật hình sự năm

2015 của tác giả Nguyễn Văn Hương tạp chí luật học số 4/2016, tác giả phân
tích trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại.
-

Bình luận khoa học bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) (phần

chung) của GS.TS Nguyễn Ngọc Hịa; tác giả bình luận các chế định phần
chung của bộ luật hình sự 2015.
-

Trong bài viết “Bất cập trong quy định về phân loại pháp nhân thương

mại phạm tội” của tác giả Nguyễn Thị Hằng, tác giả đề cập những bất cập trong
quy định phân loại tội phạm.
-


Trong bài viết “Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương

mại phạm tội” được đăng tải trên tạp chí tịa an nhân dân ngày 27 tháng 05 năm
2019, tác giả ThS.NCS.Bạch Ngọc Du phân tích những vấn đề liên quan đến
vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại.
-

Trong bài viết “Vướng mắc trong xử lý trách nhiệm hình sự của pháp
6


nhân thương mại phạm tội” của tác giả Quan Tuấn Nghĩa được đăng tải ngày
24 tháng 10 năm 2019 tạp chí điện tử Tịa án nhân dân, tác giả kiến nghị hoàn
thiện một số điều luật liên quan đến pháp nhân thương mại.
Hoặc có một số vụ án lớn có đề cập đến phần trách nhiệm của một số pháp
nhân, ví dụ điển hình vụ án xét xử đường dây đánh bạc nghìn tỷ có đề cập đến
trách nhiệm của ngân hàng, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một vụ án nào cụ
thể liên quan đến trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại.
Mặc dù việc quy định trách nhiệm của pháp nhân thương mại đã được
nhiều học giả nghiên cứu, bình luận khoa học ở góc độ chuyển sâu, hay góc độ
tạp chí khoa học, tuy nhiên chưa có những cơng trình nghiên cứu hay tư liệu đề
cập đến phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại, cho dù việc phân
loại tội phạm cũng là một vấn đề quan trọng trong việc điều tra, truy tố xét xử,
đảm bảo công bằng đối với các pháp nhân. Một phần lý do chính là do pháp
nhân thương mại là vấn đề mới, chưa có pháp nhân thương mại nào bị xử lý
trên thực tế do vậy quy định này chưa được kiểm nghiệm, do đó nghiên cứu về
vấn đề này chưa được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác

– Lê Nin trong việc phân tích, nghiên cứu, đánh giá đối với đối tượng nghiên
cứu. Thực chất của phương pháp này là việc vận dụng quan điểm biện chứng
của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin trong việc đánh giá sự vật, hiện tượng.
- Phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết, thu thập
các quan điểm liên quan đến pháp nhân thương mại trên thế giới. Liên hệ vào
với quy định tại Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá quy định về phân loại tội phạm có thực sự hợp lý thơng
qua mối liên hệ giữa việc phân loại tội phạm với các vấn đề liên quan như quyết
định hình phạt, xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, xóa án tích đối
7


với pháp nhân thương mại.
7. Nội dung nghiên cứu:
Ngoài phần lời nói đầu và kết luận, luận văn bao gồm 02 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về phân loại tội phạm đối với pháp
nhân (thương mại) phạm tội.
Chương 2: Quy định phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại trong
bộ luật hình sự năm 2015 và một số kiến nghị hoàn thiện.

8


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN LOẠI
TỘI PHẠM ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN (THƯƠNG MẠI) PHẠM TỘI.
1.1.

Khái niệm, đặc điểm và các tiêu chí phân loại tội phạm đối với pháp

nhân (thương mại) phạm tội.

Mặc dù trên thế giới, vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp
nhân thương mại không phải là vấn đề mới, tuy nhiên ở Việt Nam việc quy
định truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại là một bước
ngoặt mới trong lịch sử lập pháp của nước ta. Trước đây, do còn nhiều tranh
luận về yếu tố lỗi - một trong các dấu hiệu của tội phạm, các nhà khoa học cho
rằng pháp nhân thương mại khơng phải là một thể nhân, nó khơng thể có bộ
não, các hành vi nguy hiểm cho xã hội do người điều hành nó gây ra. Tuy nhiên,
hiện nay với chính sách mở của, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa đặt ra đỏi hỏi, pháp luật Việt Nam cần phải có sự tiến bộ, học
hỏi và rút ngắn khoảng cách với các nước trên thế giới, phù hợp với các công
ước và luật quốc tế, do vậy mà trong lần pháp điển hóa lần thứ ba này, nhà làm
luật đã thừa nhận pháp nhân thương mại cũng là một chủ thể của tội phạm.
Việc quy định thêm chủ thể của tội phạm đã làm phát sinh thêm những
vấn đề liên quan đến chủ thể này, trong đó vấn đề phân loại tội phạm đối với
pháp nhân thương mại đang gây ra nhiều tranh luật trái chiều trong khoa học
luật hình sự.
Trong khi đó, phân loại tội phạm là một trong những chế định quan trọng,
nó có ý nghĩa rất lớn trong cả lĩnh vực lập pháp và tư pháp, tuy nhiên hiện nay
quy định về chế định này chưa thực sự rõ ràng, dẫn đến nhiều ý kiến trái chiều
và cần phải được sửa đổi rõ ràng hơn trong lần pháp điển hóa bộ luật hình sự
lần tiếp theo.
Hiện nay, việc nghiên cứu phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương
mại về mặt lý luận chưa thực sự chuyên sâu, mà dừng lại nghiên cứu về phân
9


loại tội phạm đối với cá nhân, do vậy cần làm rõ những vấn đề lý luận về phân
loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm phân loại tội phạm đối với pháp nhân (thương
mại) phạm tội.

Kể từ khi bộ luật hình sự năm 2015 có hiệu lực đến này, có nhiều bài viết
nghiên cứu về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại,
tuy nhiên các bài nghiên cứu chỉ đề cập đến những bất cập liên quan đến các
quy định về chủ thể này, mà chưa có bài viết phân tích chuyên sâu đến khái
niệm phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại, hay trong giáo trình
luật hình sự hiện nay, các nghiên cứu vẫn chỉ dừng lại nghiên cứu khái niệm
thế nào là phân loại tội phạm. Lý giải về việc khơng có bài viết nào đề cập đến
khái niệm thế nào là phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại, tác giả
cho rằng pháp nhân thương mại là chủ thể của tội phạm, do vậy từ quá trình
nghiên cứu thế nào là phân loại tội phạm, chúng ta có thể rút ra được khái niệm
phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại.
Trong cuốn “Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (phần
chung)” GS.TSKH Lê Văn Cảm có nêu khái niệm của phân loại tội phạm trong
từng lĩnh vực khác nhau.
Thứ nhất, phân loại tội phạm trong tư pháp hình sự là sự phân loại dựa
trên những tiêu chí (căn cứ) nhất định tương ứng với các lĩnh vực hoạt động
của nó nhằm đảm bảo cho hiệu quả của cơng tác đấu tranh phịng và chống tội
phạm.[2, Tr.317]
Thứ hai, phân loại tội phạm trong tội phạm học là sự phân hóa dựa trên
những tiêu chí như các dấu hiệu thể hiện tính chất và xu hướng (định hướng)
trái xã hội của nhân thân người phạm tội hoặc cơ chế hay phương pháp (thủ
đoạn) xâm hại của tội phạm.[2, Tr.317-Tr.318]
Thứ ba, phân loại tội phạm trong luật tố tụng hình sự là sự phân loại dựa
10


trên những tiêu chí quy định thẩm quyền điều tra, truy tố và xét xử của các cơ
quan tiến hành tố tụng tụng.[2,Tr.318]
Thứ tư, phân loại tội phạm trong luật thi hành án hình sự là sự phân loại
dựa trên những tiêu chí phản ánh các đặc điểm của việc chấp hành hình phạt và

cải tạo nạn nhân.[3, Tr.318]
Theo GS.TSKH Lê Văn Cảm, phân loại tội phạm trong luật hình sự là
chia những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm thành từng loại
(nhóm) nhất định theo những tiêu chí này hoặc những tiêu chí khác để làm tiền
đề cho việc cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt hoặc tha miễn trách
nhiệm hình sự và hình phạt.[2, Tr.318]
Như vậy, phân loại tơi phạm dù ở góc độ khoa học nào thì đều là hoạt
động phân hóa tội phạm thành từng nhóm khác nhau dựa trên những tiêu chí
khác nhau nhằm mục đính nhất định ví dụ như trong tố tụng hình sự nhằm mục
đích xác định thẩm quyền điều tra truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố
tụng, hay phân loại tội phạm trong thi hành án hình sự nhằm mục đích cải tạo
phạm nhân, giúp họ mau chóng hịa nhập cộng đồng… Do vậy theo quan điểm
của tác giả thì “Phân loại tội phạm là hoạt động chia các tội phạm thành những
nhóm khác nhau dựa trên những tiêu chí nhất định nhằm phân hóa trách nhiệm
hình sự và cá thể hóa hình phạt”.
Từ khái niệm trên chúng ta có thể kết luận phân loại tội phạm đối với pháp
nhân thương mại là hoạt động chia các tội phạm là pháp nhân thương mại thành
những nhóm khác nhau dựa trên những tiêu chí nhất định nhằm phân hóa trách
nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt đối với pháp nhân thương mại đó.
Cũng từ khái niệm, phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại có
những đặc điểm sau: Đặc điểm thứ nhất, phân loại tội phạm đối với pháp nhân
thương mại là hoạt động chia tội phạm, đặc điểm thứ hai là kết quả của hoạt
động chia tội phạm đó thành những nhóm khác nhau dựa trên những tiêu chí
11


khác nhau, mục đích nhằm phân hóa trách nhiệm hình sự và quyết định hình
phạt đối với pháp nhân thương mại là đặc điểm cuối cùng của việc phân loại
tội phạm đối với pháp nhân thương mại.
Đặc điểm phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại là hoạt động

chia các tội phạm. Những hành vi phạm tội cụ thể có tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội là khác nhau, tội phạm bao gồm những hành vi có tính chất
đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, đến những hành vi có tính nguy hiểm cho xã
hội khơng lớn. Mỗi loại tội phạm lại có sự khác nhau ở tính chất và mức độ
nguy hiểm của hậu quả do hành vi phạm tội gây ra hoặc đe dọa gây ra cũng như
ở nhiều tình tiết khách quan và chủ quan khác. Do vậy đỏi hỏi phải phân loại
tội phạm từ đó phân hóa trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt đối với
pháp nhân thương mại trong những trường hợp cụ thể nhằm đảm bảo nguyên
tắc mọi pháp nhân thương mại đều bình đẳng trước pháp luật được quy định tại
khoản 2 điều 3 quy định trong bộ luật hình sự 2015. Mọi hành vi nguy hiểm
cho xã hội nếu như không được phân loại, mà truy cứu trách nhiệm hình sự như
nhau, áp dụng hình phạt như nhau sẽ dẫn đến khơng đảm bảo tính công bằng
đối với chủ thể thực hiện hành vi, bởi lẽ mỗi hành vi nguy hiểm cho xã hội sẽ
thể hiện tính chất, mức độ nguy hiểm khác nhau, hậu quả của mỗi loại tội phạm
khác nhau. Đòi hỏi việc áp dụng hình phạt đối với mỗi loại tội phạm cũng khác
nhau.
Ngồi ra, trong bộ luật hình sự có một số chế định liên quan đến kết quả
của việc phân loại tội phạm, cụ thể như chế định thời hiệu truy cứu trách nhiệm
hình sự, điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân. Thời hiệu
truy cứu trách nhiệm hình sự của mỗi loại tội phạm là khác nhau, chẳng hạn 05
năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng,
15 năm với tội phạm rất nghiêm trọng và 20 năm với tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng. Một trong những điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp
12


nhân thương mại đó là cịn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, do vậy khi
phát hiện hành vi phạm tội của chủ thể là pháp nhân thương mại, thì các cơ
quan tiến hành tố tụng cần xác định được hành vi đó cịn thời hạn truy cứu trách
nhiệm hình sự hay khơng? Từ những lý do trên cần phải phân loại tội phạm để

phân hóa trách nhiệm hình sự từ đó phân hóa hình phạt phù hợp với từng loại
tội phạm.
Trong bộ luật hình sự hiện hành, quy định chia tội phạm thành bốn loại tội
đó là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm
trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy
hiểm của hành vi và khung hình phạt để phân loại tội phạm thành bốn loại tội
được nêu ở trên, mỗi loại tội phạm sẽ có căn cứ vào khung hình phạt khác nhau.
Những tội có tính chất, mức độ nguy hiểm càng lớn thì khung hình phạt tương
ứng với loại tội phạm đó càng cao. Hiện nay, việc quy đinh khung hình phạt để
phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại được áp dụng căn cứu vào
khung hình phạt của khoản 1 điều 9 là chưa thực sự hợp lý, khi khung hình phạt
chủ yếu của khoan 1 điều 9 là hình phạt tù, trong khi đó pháp nhân thương mại
có hình phạt chính là hình phạt tiền, do đó mà quy định này đang gây ra nhiều
tranh luận trái chiều giữa các nhà luật học.
Đặc điểm thứ hai, kết quả của hoạt động chia tội phạm đó thành những
nhóm khác nhau dựa trên những tiêu chí khác nhau. Trong bộ luật hình sự 2015
quy định căn cứ phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại là căn cứ
vào khoản 1 điều 9 và điều 76 của bộ luật hình sự 2015, cụ thể căn cứ vào tính
chất và mức độ nguy hiểm của hành vi để chia tội phạm thành 04 loại tội phạm
đó là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm
trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, khoản 1 điều 9 của bộ luật
hình sự cịn căn cứ vào khung hình phạt để phân loại tội phạm, theo tác giả quy
định này chưa thực sự hợp lý bởi lẽ hình phạt được quy định tại khoản 1 bao
13


gồm hình phạt tù – hình phạt được áp dụng đối với cá nhân chứ không áp dụng
đối với pháp nhân và điều 76 quy định mang tính chất liệt kê các loại tội phạm
mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự. Cũng vì quy định
chưa thực sự hợp lý này dẫn đến hiện nay có nhiều ý kiến trái chiều trong khoa

học luật hình sự về quy định phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại.
Hiện nay, chưa có pháp nhân thương mại nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự
trên thực tế, nhưng rõ ràng nếu thực tế cần phải áp dụng việc truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại thì quy định này sẽ trở thành bất
cập trong việc áp dụng.
Đặc điểm cuối cùng của việc phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương
mại là mục đích của việc phân loại tội phạm nhằm phân hóa trách nhiệm hình
sự và các thể hóa hình phạt đối với pháp nhân thương mại. Phân hóa trách
nhiệm hình sự là nội dung quy định đường lối xử lý được thể hiện trong luật để
phân biệt đối với từng loại trường hợp phạm tội nhất định[8]. Cá thể hóa hình
phạt là từ việc phân biệt từng loại trường hợp phạm tội nhất định để quyết định
áp dụng hình phạt hợp lý. Mỗi hành vi phạm tội khác nhau sẽ gây ra hậu quả
pháp lý khác nhau, do đó vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình
phạt cho mội loại tội phạm sẽ khác nhau mới đảm bảo được tính cơng bằng. Do
vậy địi hỏi việc phân loại tội phạm cần phải chính xác, mới có thể phân hóa
đúng trách nhiệm hình sự cho đối tượng cụ thể và áp dụng hình phạt đúng cho
từng trường hợp cụ thể.
1.1.2. Các tiêu chí phân loai tội phạm đối với pháp nhân thương mại.
Căn cứ phân loại tội phạm là những căn cứ làm cơ sở để phân chia những
hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm thành các loại tội nhất định.
Ở Việt Nam có nhiều quan điểm khác nhau về dấu hiệu (căn cứ) để phân loại
tội phạm, như GS.TSKH.Lê Văn Cảm chỉ ra có sáu tiêu chí cơ bản để phân loại
tội phạm[2,Tr.319], trong khi đó giáo trình Luật hình sự Việt Nam của trường
14


Đại Học Luật Hà Nội lại cho rằng các loại tội phạm được phân biệt với nhau
bởi dấu hiệu về nội dung và dấu hiệu về hậu quả pháp lý (tức là có 2 tiêu
chí)[7,Tr.69] cịn quy định tại điều 9 bộ luật hình sự 2015 về phân loại tội phạm
như sau:

“1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
được quy định trong bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a)

Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm

cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy
định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03
năm;
b)

Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm

cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định
đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c)

Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm

cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy
định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d)

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy

hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật
này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân
hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào
tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định

tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy
định tại Điều 76 của Bộ luật này.”
Như vậy, bộ luật hình sự 2015 quy định căn cứ phân loại tội phạm bao
gồm: tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi, căn cứ thứ hai là dựa vào
mức cao nhất của khung hình phạt được áp dụng cho loại tội phạm tương ứng.
15


Căn cứ thứ nhất căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi:
Tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi là dấu hiệu về nội dung của tội
phạm. Hành vi nguy hiểm cho xã hội là đặc điểm khách quan mà nhà làm luật
ghi nhận trong định nghĩa pháp lý của khái niệm tội phạm theo bộ luật hình sự
Việt Nam. Vì bất kỳ tội phạm nào đều là hành vi nguy hiểm cho xã hội nên tính
nguy hiểm cho xã hội phản ánh nội dung của tội phạm. Khi một hành vi nguy
hiểm cho xã hội gây nên (hoặc đe dọa gây ra thiệt hại trên thực tế) thiệt hại
đáng kể cho các lợi ích của con người, của xã hội và của Nhà nước với tính chất
là các khách thể được bảo vê bằng pháp luật hình sự, thì hành vi đó bị luật hình
sự cấm – bị nhà làm luật tội phạm hóa[2,Tr.398].
Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm có sự thể hiện về chất và về
lượng, mà cụ thể: tính chất nguy hiểm cho xã hội là sự thể hiện về chất và là
đại lượng để so sánh tính nguy hiểm cho xã hội của các nhóm tội phạm khác
nhau về khách thể loại, thơng thường nó được xác định bằng ý nghĩa và tầm
quan trọng của các nhóm khách thể (loại) tương ứng bị tội phạm xâm hại đến
và mức độ nguy hiểm cho xã hội – sự thể hiện về lượng và là đại lượng để so
sánh tính nguy hiểm cho xã hội của các tội phạm cụ thể cùng khách thể loại,
thơng thường nó được xác định bằng thiệt hại do chính mỗi tội phạm tương ứng
được thực hiện gây nên hoặc có thể gây nên[2,Tr.298-Tr.299].
Tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là tiêu chí khách quan về
lượng, phản ánh thuộc tính vật chất và cơ bản nhất của hành vi phạm tội và thể
hiện trong khả năng gây nên (hoặc đe dọa thực tế gây nên) thiệt hại cho các

quan hệ xã hội (khách thể) - các lợi ích của con người, của xã hội và của nhà
nước, được bảo vệ bằng pháp luật hình sự vì tiêu chí này chính là dấu hiệu
khách quan khẳng định bản chất xã hội (nội dung vật chất) của tội phạm mà
không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà làm luật[2,Tr.319-Tr.320].
Mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là tiêu chí khách quan về số,
có tính chất bổ sung để phân biệt rõ hơn từng loại tội phạm, đồng thời là sự
16


biểu hiện cụ thể của tiêu chí thứ nhất và nó có thể cho các cơ quan thực tiễn tư
pháp hình sự thấy rằng: Hậu quả của sự gây nguy hại cho xã hội của tội phạm
đến chừng mực nào (không lớn, lớn, rất lớn hay là đặc biệt lớn) cho các khách
thể được bảo vệ bằng pháp luật hình sự (riêng trong các cấu thành tội phạm vật
chất, thì chính tiêu chí này xác định mức độ gây nguy hại cho xã hội của hậu
quả phạm tội xẩy ra đến đâu?)[2,Tr.320].
Như vậy, tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và mức độ nguy
hiểm cho xã hội của tội phạm là hai phạm trù khoa học có mối quan hệ biện
chứng với nhau, cụ thể là hai phạm trù này có mối quan hệ lượng chất, trong
đó tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi là chất, còn mức độ nguy hiểm
cho xã hội của hành vi là lượng. Hai phạm trù này bổ sung cho nhau, mức độ
nguy hiểm bổ sung để phân biệt từng loại tội phạm, là sự biểu hiện tính chất
nguy hiểm của hành vi, ngược lại tính chất nguy hiểm của hành vi càng lớn thì
hậu quả gây ra trên thực tế hoặc đe dọa gây ra trên thực tế càng lớn, tức là mức
độ nguy hiểm của hành vi càng lớn. Hay nói cách khác tính chất nguy hiểm của
hành vị và mức độ nguy hiểm của hành vi không thể tách rời, hỗ trợ lẫn nhau
để phân loại tội phạm.
Điểm mới của bộ luật hình sự năm 2015 so với bộ luật hình sự 1999 đó là
thay vì quy định chung chung, thì bộ luật hình sự năm 2015 đã quy định nhấn
mạnh vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vị, cụ thể:
Bộ luật hình sự 1999 quy định tội ít nghiêm trọng là tội phạm gây ra

nguy hại không lớn cho xã hội trong khi đó bộ luật hình sự 2015 quy định
tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất nguy hiểm cho xã hội khơng
lớn, bộ luật hình sự 2015 khẳng định mối quan hệ giữa tính chất nguy hiểm
và mức độ nguy hiểm của hành vi, không chỉ quy định về hậu quả tác động
của hành vi như bộ luật hình sự 1999.
Về tội phạm nghiêm trọng, trong khi bộ luật hình sự 1999 quy định về
hậu quả pháp lý của hành vi gây nguy hại lớn cho xã hội, thì bộ luật hình sự
17


2015 nhấn mạnh mối quan hệ giữa tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi
tác động lớn đến xã hội.
Về tội phạm rất nghiêm trọng, bộ luật hình sự 1999 quy định đó là tội
phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội. Trong khi đó, bộ luật hình sự 2015 quy
định tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội lớn.
Cuối cùng là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, theo quy định của bộ luật
hình sự 2015, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức
độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn trong khi đó bộ luật hình sự 1999 lại quy định
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây ra nguy hại đặc biệt lớn
Như vậy quy định phân loại tội phạm trong bộ luật hình sự năm 2015, nhà
làm luật đã nhấn mạnh hơn căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành
vi để phân loại tội phạm thành bốn loại tội, sự thay đổi về mặt kỹ thuật lập
pháp, thỏa mãn tiêu chí chặt chẽ về mặt cấu trúc, nhất quán về mặt logic pháp
lý, chính xác về mặt khoa học do GS.TSKH.Lê Văn Cảm đưa ra.
Căn cứ thứ hai căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt được áp
dụng: Khung hình phạt được áp dụng là chế tài mà người thực hiện hành vi
hoặc PNTM phải chịu khi thực hiện hành vi được cho là tội phạm. Chế tài do
luật quy định đối với việc thực hiện loại tội phạm tương ứng là tiêu chí pháp lý
có tính chất bổ sung như là thước đo để các cơ quan tư pháp hình sự phân biệt

được rõ ràng nhất từng loại tội phạm, đồng thời phản ánh cụ thể nhất kỹ thuật
lập pháp, niểm tin nội tâm, trình độ khoa học, sự hiểu biết về pháp luật và thực
tiễn đời sống xã hội của nhà làm luật trong việc nhận thức ba tiêu chí trên đây
như thế nào, vì khi xây dựng các chế tài pháp lý hình sự trong các Cấu thành
tội phạm ở phần riêng pháp luật hình sự tiêu chí này hồn tồn phụ thuộc vào
ý chí chủ quan của chính nhà làm luật[2,Tr.320-Tr.321].
Tuy nhiên với pháp nhân thương mại và một cá nhân cụ thể thì chế tài cho
hai loại chủ thể này cũng khác nhau, một pháp nhân thương mại thì khơng thể
18


có chế tài là hình phạt tù, do vậy mà căn cứ khung hình phạt đối với pháp nhân
thương mại để phân loại tội phạm chưa thực sự hợp lý.
Bộ luật hình sự năm 2015 quy định căn cứ khung hình phạt có sự thay đổi
đối với bộ luật hình sự 1999, trong khi bộ luật hình sự 1999 chỉ quy định mức
hình phạt cao nhất, thì bộ luật hình sự năm 2015 quy định mức hình phạt tối
thiểu và cao nhất cho từng loại tội, cụ thể:
Bộ luật hình sự 1999 quy định tội phạm ít nghiêm trọng có mức cao nhất
của khung hình phạt là đến ba năm tù trong khi đó bộ luật hình sự 2015 quy
định mức cao nhất của khung hình phạt là phạt tiền, phạt cải tạo không giam
giữ hoặc phạt tù đến 03 năm tù.
Đối với tội phạm nghiêm trọng, bộ luật hình sự 1999 quy định mức cao
nhất của khung hình phạt là đến 7 năm tù, không quy định mức tối thiểu như
vậy đôi khi với những tội phạm bị tuyên án là 2 năm tù vẫn có thể là tội phạm
nghiêm trọng. Bộ luật hình sự 2015 đã khắc phục nhược điểm này, quy định rõ
mức tối thiểu và mức cao nhất của loại tội phạm này cụ thể: Tội phạm nghiêm
trọng có mức cao nhất của khung hình phạt do bộ luật này quy định đối với tội
phạm ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù.
Tội phạm rất nghiêm trọng theo quy định của bộ luật hình sự 1999 quy
định mức cao nhất của khung hình phạt là mười lăm năm tù, bộ luật hình sự

2015 quy định mức cao nhất của khung hình phạt do bộ luật này quy định đối
với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù.
Cuối cùng là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, bộ luật hình sự 2015 quy
định mức cao nhất của khung hình phạt do bộ luật này quy định đối với tội ấy
là từ trên 15 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình cịn bộ luật hình sự
1999 quy định mức cao nhất của khung hình phạt là trên mười lăm năm tù, tù
chung thân hoặc tử hình.
Mặc dù là bộ luật hình sự 2015 đã có sự phát triển, khắc phục những hạn
19


chế quy định của bộ luật hình sự trong việc xác định loại tội phạm căn cứ vào
khung hình phạt tù, tuy nhiên lại có nhược điểm về căn cứ phân loại tội phạm
của pháp nhân thương mại. Khi quy định tội ít nghiêm trọng, khung hình phạt
cao nhất là hình phạt tiền, Trong khi đó pháp nhân có hình phạt chủ yếu là hình
phạt tiền và khơng có hình phạt tù.
Mối quan hệ giữa căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi và căn
cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt có mối quan hệ biện chứng với nhau,
tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi càng lớn thì khung hình phạt áp
dụng cho chủ thể đó càng lớn và ngược lại.
Từ việc xác định được tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà cơ
quan, cá nhân có thẩm quyền có thể ước lượng được khung hình phạt có thể
được áp dụng đối với chủ thể thực hiện hành vi. Ngược lại, ở phần riêng của bộ
luật hình sự, mỗi loại tội danh cụ thể nhà làm luật không nêu rõ hành vi nào là
hành vi gây thiệt hại lớn cho xã hội, hành vi nào có tính chất và mức độ nguy
hiểm của hành vi là rất lớn mà chỉ quy định khung hình phạt cụ thể cho từng
loại tội, từ khung hình phạt mà đọc giả có thể phân loại được thế nào là tội
phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy khung hình phạt là phạm trù hình thức cịn tính chất và mức độ

nguy hiểm của hành vi là phạm trù nội dung, khung hình phạt càng cao thể hiện
tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi càng lớn.
Tiêu chí phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại quy định tại
khoản 2 điều 9 của bộ luật hình sự 2015 về mặt lý luận cũng tương tự như căn
cứ phân loại tội phạm đối với cá nhân, cụ thể:
Căn cứ thứ nhất, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi
để phân loại tội phạm thành bốn loại tội phạm: tội phạm ít nghiêm trọng, tội
phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
20


×