Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn Streptococcus Suis gây bệnh ở lợn tại tỉnh Thái Nguyên và chế tạo Autovaccine phòng bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.42 MB, 182 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN MẠNH CƯỜNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CỦA VI KHUẨN STREPTOCOCCUS SUIS GÂY BỆNH Ở
LỢN TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ CHẾ TẠO
AUTOVACCINE PHÒNG BỆNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN MẠNH CƯỜNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CỦA VI KHUẨN STREPTOCOCCUS SUIS GÂY BỆNH Ở
LỢN TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ CHẾ TẠO
AUTOVACCINE PHÒNG BỆNH
Ngành: Ký sinh trùng và Vi sinh vật học thú y


Mã số : 9.64.01.04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Tô Long Thành
2. TS. Nguyễn Văn Quang

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận án này đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2019
Tác giả luận án

Nguyễn Mạnh Cường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài và hoàn thành luận án, tôi luôn nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ của các thày, cô, các bạn đồng nghiệp, cơ quan công tác
và gia đình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Chăn nuôi - Thú y, Phòng Đào tạo, Trường
đại học Nông Lâm, Viện Khoa học Sự sống - Đại học Thái Nguyên; Trung tâm Chẩn
đoán Thú y Trung ương - Cục Thú y, Bộ môn Vi trùng - Viện Thú y, Chi cục Chăn
nuôi - Thú y tỉnh Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận án.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thày hướng dẫn khoa học
là: PGS.TS. Tô Long Thành - Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương,
Cục Thú y và TS. Nguyễn Văn Quang - Nguyên Trưởng Khoa Chăn nuôi - Thú y,
Trường đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi
trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ Bộ môn Vi trùng Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương - Cục Thú y, Bộ môn Vi trùng - Viện Thú y
và Bộ môn Công nghệ Vi sinh, Công nghệ Phân tử - Viện Khoa học Sự sống - Đại học
Thái Nguyên đã tạo điều kiện, giúp đỡ và hướng dẫn thực hiện các thí nghiệm của đề
tài luận án.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thày, cô, các bạn đồng nghiệp,
học viên cao học, các em sinh viên và đặc biệt là gia đình đã luôn giúp đỡ, động viên,
hỗ trợ tôi trong thời gian qua để hoàn thành luận án này.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Mạnh Cường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ............................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................................... xi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................................. 2
4. Những đóng góp mới của đề tài:.......................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................. 4
1.1. Bệnh do vi khuẩn Streptococcus suis (S. suis) gây ra ở lợn và ở người ......................... 4
1.1.1. Bệnh do vi khuẩn Streptococcus suis gây ra ở lợn ....................................................... 4
1.1.2. Bệnh do vi khuẩn Streptococcus suis gây ra ở người................................................... 7
1.2. Vi khuẩn S. suis .................................................................................................................. 9
1.2.1. Phân loại vì khuẩn S. suis ............................................................................................... 9
1.2.2. Hình thái và tính chất nuôi cấy của vi khuẩn S. suis..................................................... 9
1.2.3. Đặc tính sinh hoá của vi khuẩn S. suis......................................................................... 11
1.2.4. Cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn S. suis ............................................................... 11
1.2.5. Các yếu tố độc lực của vi khuẩn S. suis....................................................................... 12
1.3. Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn do vi khuẩn S. suis gây ra ................................................... 14
1.3.1. Đặc điểm dịch tễ học .................................................................................................... 14
1.3.2. Cơ chế sinh bệnh........................................................................................................... 17

1.3.3. Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích .............................................................................. 19
1.3.4. Miễn dịch ở lợn chống vi khuẩn S. suis....................................................................... 21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iv

1.3.5. Chẩn đoán...................................................................................................................... 25
1.3.6. Phòng bệnh .................................................................................................................... 29
1.3.7. Điều trị bằng kháng sinh............................................................................................... 33
Chương 2: NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ...................................................................................................................... 38
2.1. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................................... 38
2.1.1. Nghiên cứu tình hình bệnh viêm phổi, viêm khớp ở lợn nuôi tại Thái Nguyên do vi
khuẩn S. suis gây ra ................................................................................................................. 38
2.1.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của các chủng S. suis gây viêm phổi và viêm
khớp ở lợn tại Thái Nguyên................................................................................................... 38
2.1.3. Nghiên cứu chế tạo thử nghiệm Autovaccine vô hoạt keo phèn từ các chủng S. suis
phân lập .................................................................................................................................... 38
2.1.4. Nghiên cứu thử nghiệm biện pháp phòng, trị bệnh do S. suis gây ra ở lợn .............. 38
2.2. Đối tượng, nguyên liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................... 39
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................... 39
2.2.2. Nguyên vật liệu ............................................................................................................. 39
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................................... 40
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu..................................................................................................... 40
2.3.2. Thời gian nghiên cứu .................................................................................................... 40
2.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................. 40
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ ................................................................................. 40

2.4.2. Phương pháp thu thập mẫu .......................................................................................... 42
2.4.3. Phương pháp nuôi cấy và phân lập vi khuẩn S. suis................................................... 42
2.4.4. Phương pháp kiểm tra hình thái vi khuẩn bằng nhuộm Gram................................... 43
2.4.5. Phương pháp thực hiện các phản ứng sinh hóa (Nhận biết cấp I) ............................. 43
2.4.6. Phương pháp thực hiện bộ Kit sinh hóa API 20 Strep (Nhận biết cấp II)................. 44
2.4.7. Phương pháp PCR để xác định các serotype gây bệnh thông thường và các gen mã
hoá một số yếu tố độc lực của vi khuẩn S. suis ..................................................................... 45
2.4.8. Phương pháp tính liều gây chết 50% (LD50) của vi khuẩn S. suis............................. 45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




v

2.4.9. Phương pháp xác định số lượng vi khuẩn ................................................................... 45
2.4.10. Phương pháp xác định độc lực của các chủng vi khuẩn S. suis phân lập được trên
động vật thí nghiệm................................................................................................................. 46
2.4.11. Phương pháp xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn
S. suis phân lập được............................................................................................................... 46
2.4.12. Xây dựng phác đồ điều trị lợn mắc viêm phổi, viêm khớp ..................................... 46
2.4.13. Phương pháp chế tạo thử nghiệm Autovaccine vô hoạt keo phèn từ các chủng vi
khuẩn S. suis phân lập được ................................................................................................... 47
2.4.14. Kiểm tra vô trùng, an toàn và hiệu lực của Autovaccine thử nghiệm phòng bệnh liên
cầu khuẩn (chi tiết được trình bày ở phụ lục 11)................................................................... 48
2.4.15. Kiểm tra đáp ứng miễn dịch của lợn sau tiêm Autovaccine .................................... 48
2.4.16. Phương pháp xác định hiệu giá kháng thể ở lợn đã được tiêm Autovaccine bằng
phản ứng IHA ......................................................................................................................... 49
2.5. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................................... 50
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................... 51

3.1. Tình hình lợn mắc và chết do viêm phổi, viêm khớp từ năm 2015 – 2017 tại tỉnh
Thái Nguyên........................................................................................................................... 51
3.1.1. Tỷ lệ lợn mắc và chết do viêm phổi, viêm khớp từ năm 2015 - 2017 ...................... 51
3.1.2. Tỷ lệ lợn mắc và chết do viêm phổi, viêm khớp trên các huyện, thành thuộc
tỉnh Thái Nguyên .................................................................................................................. 55
3.1.3. Tỷ lệ lợn mắc và chết do viêm phổi, viêm khớp theo mùa vụ................................... 58
3.1.4. Tỷ lệ lợn mắc và chết do viêm phổi, viêm khớp theo lứa tuổi................................... 62
3.2. Kết quả nghiên cứu một số đặc tính sinh học của các chủng S. suis phân lập được..... 69
3.2.1. Kết quả phân lập vi khuẩn S. suis từ lợn mắc viêm phổi và viêm khớp tại
Thái Nguyên ......................................................................................................................... 69
3.2.2. Kết quả giám định một số đặc tính sinh vật, hóa học của các chủng vi khuẩn S. suis
phân lập được .......................................................................................................................... 71
3.2.3. Kết quả xác định một số đặc tính sinh vật, hoá học của các chủng vi khuẩn S. suis
phân lập được bằng bộ Kit sinh hóa API 20 Strep................................................................ 73
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vi

3.2.4. Kết quả xác định tính mẫn cảm kháng sinh của các chủng S. suis phân lập............. 76
3.2.5. Kết quả xác định serotype của các chủng S. suis phân lập được bằng kỹ
thuật PCR ............................................................................................................................... 78
3.2.6. Kết quả xác định gen mã hóa yếu tố độc lực của các chủng vi khuẩn S. suis
phân lập được......................................................................................................................... 82
3.2.7. Kết quả nghiên cứu sự ổn định một số đặc tính sinh học của các chủng S. suis phân lập
được ở lợn tại Thái Nguyên..................................................................................................... 85
3.3. Kết quả nghiên cứu chế tạo thử nghiệm Autovaccine từ các chủng S. suis phân
lập được .................................................................................................................................. 92

3.3.1. Chọn chủng vi khuẩn S. suis để chế tạo thử nghiệm Autovaccine............................ 92
3.3.2. Chế tạo thử nghiệm Autovaccine phòng bệnh S. suis ở lợn ...................................... 93
3.3.3. Kết quả kiểm nghiệm Autovaccine phòng bệnh S. suis ở lợn ................................... 96
3.3.4. Kết quả xác định đáp ứng miễn dịch ở lợn sau tiêm Autovaccine thử nghiệm phòng
bệnh S. suis ở lợn...................................................................................................................102
3.4. Kết quả thử nghiệm biện pháp phòng và trị viêm phổi, viêm khớp cho lợn do S. suis
gây ra ......................................................................................................................................113
3.4.1. Kết quả xác định hiệu lực của Autovaccine phòng viêm phổi và viêm khớp
cho lợn ........................................................................................................ 113
3.4.2. Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị lợn mắc viêm phổi và viêm khớp .......115
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...............................................................................................120
1. KẾT LUẬN.......................................................................................................................120
2. ĐỀ NGHỊ...........................................................................................................................121
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC........................................................122
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................123
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
ADH

: Arginine Dihydrolase

AMD


: amidon

ARA

: arabinose

BHI

: Brain Heart Infusion

CFU

: Colony Forming Unit

CPS

: Capsule polysaccharide

cs

: cộng sự

EF

: Extracellular factor

ELISA

: Enzyme - linked Immunosorbert Assay


ESL

: Esculin

GAL

: Galactosidase

GLYG:

: glycogen

GUR

: Glucuronidase

HIP

: acid Hippuric

ICAM

: Intercellular adhension molecule

IHA

: Indirect Haemaglunation test

INU


: đường inulin

LAP

: Leucine AminoPeptidase

LAC

: đường lactose

LD

: Lethal dose

MAN

: đường mannitol

MRP

: Muramidase - released protein

NAG

: N-acetylgluco acid

NAM

: N-acetylmuramic acid


NIN

: Ninhydrin

PAL

: Alkaline Phosphatase

PBS

: Phosphate-buffered solution

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




viii

PCR

: Polymerase Chain Reaction

PYRA

: Pyrrolidonyl Arylamidase

QCVN


: quy chuẩn Quốc Gia

RAF

: đường raffinose

RIB

: đường ribose

RR

: Relative Risk

S. suis

: Streptococcus suis

SLY

: Suilysin

SOR

: đường sorbitol

STSS

: Streptococcus toxic shock syndrome


TCCS

: tiêu chuẩn cơ sở

TCVN

: tiêu chuẩn Quốc Gia

TRE

: trehalose

TSA

: Tryptone soya agar

TSB

: Tryptone soya broth

TYE

: Tryptone Yeast Extract Broth

VP

: Voges Proskauer

VCAM


: Vascular cell adhension molecule

YE

: Yeast Extract

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1:

Tỷ lệ lợn mắc và chết do viêm phổi, viêm khớp từ năm 2015 - 2017 ...53

Bảng 3.2:

Tỷ lệ lợn mắc và chết do viêm phổi, viêm khớp trên huyện, thành
thuộc tỉnh Thái Nguyên .........................................................................56

Bảng 3.3:

Tỷ lệ lợn mắc và chết do viêm phổi, viêm khớp theo mùa vụ...............59

Bảng 3.4:

So sánh nguy cơ lợn mắc viêm phổi theo mùa vụ .................................61


Bảng 3.5:

So sánh nguy cơ lợn mắc viêm khớp theo mùa vụ ................................62

Bảng 3.6:

Tỷ lệ lợn mắc và chết do viêm phổi, viêm khớp theo lứa tuổi ..............63

Bảng 3.7:

So sánh nguy cơ mắc viêm phổi giữa các lứa tuổi lợn ..........................67

Bảng 3.8:

So sánh nguy cơ mắc viêm khớp giữa các lứa tuổi lợn .........................68

Bảng 3.9:

Kết quả phân lập vi khuẩn S. suis từ lợn mắc viêm phổi và viêm
khớp ở các lứa tuổi khác nhau ...............................................................70

Bảng 3.10: Kết quả giám định một số đặc tính sinh vật, hóa học của các chủng
S. suis phân lập được..............................................................................72
Bảng 3.11: Kết quả xác định một số đặc tính sinh vật, hóa học của các chủng vi
khuẩn S. suis phân lập được bằng bộ Kit sinh hóa API 20 Strep ..........75
Bảng 3.12: Kết quả xác định tính mẫn cảm kháng sinh của các chủng S. suis phân
lập được..................................................................................................77
Bảng 3.13: Kết quả xác định serotype của các chủng vi khuẩn S. suis phân lập được ..79
Bảng 3.14: Kết quả xác định gen mã hóa yếu tố độc lực của các chủng S. suis

phân lập được .........................................................................................83
Bảng 3.15: Kết quả lựa chọn sơ bộ một số chủng S. suis phân lập được .................86
Bảng 3.16: Kết quả xác định một số đặc tính sinh vật, hóa học cơ bản của các
chủng S. suis lựa chọn sau 5 đời cấy truyền ..........................................89
Bảng 3.17: Kết quả kiểm tra độc lực của một số chủng S. suis trên chuột bạch
sau 5 đời cấy truyền ...............................................................................90
Bảng 3.18: Đặc tính của các chủng S. suis được lựa chọn để chế tạo thử nghiệm
Autovaccine ...........................................................................................92
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




x

Bảng 3.19:

Kết quả xác định số lượng vi khuẩn có trong canh trùng S. suis dùng chế
tạo Autovaccine thử nghiệm ..................................................................94

Bảng 3.20:

Kết quả kiểm tra thuần khiết của canh trùng dùng chế tạo Autovaccine
thử nghiệm ..............................................................................................95

Bảng 3.21:

Kết quả kiểm tra vô trùng của Autovaccine chế tạo thử nghiệm ................97

Bảng 3.22:


Kết quả kiểm tra an toàn của Autovaccine trên lợn thí nghiệm..................98

Bảng 3.23: Kết quả xác định hiệu lực của Autovaccine thử nghiệm trên chuột
bạch khi công cường độc vi khuẩn S. suis serotype 2 ...........................99
Bảng 3.24: Kết quả xác định hiệu lực của Autovaccine thử nghiệm trên chuột
bạch khi công cường độc vi khuẩn S. suis serotype 7 .........................100
Bảng 3.25: Kết quả xác định hiệu lực của Autovaccine thử nghiệm trên chuột
bạch khi công cường độc vi khuẩn S. suis serotype 9 .........................101
Bảng 3.26: Kết quả kiểm tra kháng thể trong huyết thanh của lợn sau tiêm
Autovaccine 30 ngày ...........................................................................103
Bảng 3.27: Kết quả xác định hiệu giá kháng thể của lợn thí nghiệm sau tiêm
Autovaccine 30 ngày ...........................................................................104
Bảng 3.28: Kết quả kiểm tra kháng thể trong huyết thanh của lợn sau tiêm
Autovaccine 60 ngày ...........................................................................106
Bảng 3.29: Kết quả xác định hiệu giá kháng thể của lợn thí nghiệm sau tiêm
Autovaccine 60 ngày ...........................................................................106
Bảng 3.30: Kết quả kiểm tra kháng thể trong huyết thanh của lợn sau tiêm
Autovaccine 90 ngày ...........................................................................108
Bảng 3.31: Kết quả xác định hiệu giá kháng thể của lợn thí nghiệm sau tiêm
Autovaccine 90 ngày ...........................................................................108
Bảng 3.32: Kết quả kiểm tra kháng thể trong huyết thanh của lợn sau tiêm
Autovaccine 120 ngày .........................................................................111
Bảng 3.33: Kết quả xác định hiệu giá kháng thể của lợn thí nghiệm sau tiêm
Autovaccine 120 ngày .........................................................................111
Bảng 3.34: Kết quả thử nghiệm Autovaccine phòng viêm phổi và viêm khớp do
S. suis cho lợn nuôi tại Thái Nguyên ...................................................114
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





xi

Bảng 3.35: Kết quả điều trị thử nghiệm lợn mắc viêm phổi ..................................115
Bảng 3.36: Kết quả điều trị thử nghiệm lợn mắc viêm khớp .................................117
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1.

Biểu đồ so sánh tỷ lệ lợn mắc bệnh và chết do viêm phổi, viêm khớp
từ năm 2015 - 2017 tại tỉnh Thái Nguyên ......................................... 55

Hình 3.2.

Biểu đồ so sánh tỷ lệ lợn mắc bệnh và chết do viêm phổi, viêm khớp
giữa các huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên từ năm 2015 - 2017 ........... 58

Hình 3.3.

Biểu đồ so sánh tỷ lệ lợn mắc bệnh và chết do viêm phổi, viêm khớp
theo mùa vụ ....................................................................................... 61

Hình 3.4.

Biểu đồ so sánh tỷ lệ lợn mắc bệnh và chết do viêm phổi, viêm khớp
theo lứa tuổi của lợn .......................................................................... 66

Hình 3.5.

Kết quả phản ứng PCR xác định serotype của vi khuẩn S. suis ........ 82


Hình 3.6.

Kết quả phản ứng PCR xác định gen mã hóa độc lực của các chủng
S. suis phân lập được ......................................................................... 84

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi lợn ở tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua phát triển nhanh về
số lượng cũng như chất lượng nên đã đáp ứng với nhu cầu tiêu dùng nội tỉnh và
hướng tới xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người chăn
nuôi trên địa bàn. Theo Niên giám thống kê số lượng và sản phẩm gia súc, gia cầm
của Chi cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (1/10/2018) [2] năm 2018 tổng đàn lợn có
trên 745.209 con, tổng sản lượng thịt hơi đạt trên 83.065 tấn, đây là nguồn cung cấp
thực phẩm chủ yếu trong ngành chăn nuôi. Vì vậy, chăn nuôi lợn đã chiếm vị thế
quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh và trở thành ngành mũi nhọn được quan
tâm phát triển. Chăn nuôi lợn ở Thái Nguyên hiện tại vẫn chủ yếu là các trại quy mô
nhỏ nên gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là khâu kiểm soát dịch bệnh nên đã ảnh
hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Ngoài các bệnh truyền nhiễm gây ra cho đàn lợn
như lở mồm long móng, dịch tả, tai xanh… thì viêm phổi, viêm khớp ở lợn do vi
khuẩn S. suis cũng xảy ra khá phổ biến và gây tổn thất về kinh tế cho người chăn
nuôi. Bệnh do S. suis ở lợn với các biểu hiện bệnh lý như bại huyết, viêm phổi, viêm
khớp, viêm não…dẫn đến chết, đặc biệt là ở giai đoạn lợn con sau cai sữa, làm ảnh

hưởng tới tăng trọng, chất lượng con giống và tăng tỷ lệ loại thải.
Vi khuẩn S. suis đóng vai trò quan trọng trong gây bệnh hô hấp và viêm khớp
ở lợn. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Nội và Nguyễn Ngọc Nhiên (1993) [15] về hệ vi
khuẩn đường hô hấp của 162 lợn mắc viêm phổi truyền nhiễm cho thấy vi khuẩn
Streptococcus chiếm tỷ lệ 74,0%. Kết quả điều tra của Đỗ Ngọc Thúy và cs. (2009b)
[32] từ những lợn khỏe nuôi tại trại, lợn được đưa tới lò mổ, lợn có triệu chứng bệnh
đường hô hấp, tai xanh hoặc viêm khớp, viêm não đều đã phân lập được vi khuẩn S.
suis với các tỷ lệ khác nhau. Trong số các chủng vi khuẩn S. suis phân lập được đã
phát hiện thấy các serotype gây bệnh quan trọng và phổ biến là serotype 2, 7 và 9.
Không chỉ gây thiệt hại trên đàn lợn, vi khuẩn S. suis còn gây bệnh nguy hiểm
cho người. Ở Việt Nam cũng đã ghi nhận nhiều ca mắc và chết do S. suis serotype 2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2

Trong 6 tháng đầu năm 2017 cả nước có 69 người mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn, trong
đó có 4 ca chết do nhiễm khuẩn nặng (Phương Trang, 2017) [142]. Theo thống kê
của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) [140] trong năm 2017 cả nước ghi nhận 171 ca mắc
bệnh liên cầu lợn, trong đó 14 người chết. Đặc biệt, trong tháng 6/2018 trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên có 3 ca mắc bệnh do S. suis (Phương Nam, 2018) [141]. Những
người bị mắc bệnh đều được xác nhận là có tiếp xúc với lợn mắc trong chăn nuôi, giết
mổ, ăn thịt hoặc tiết canh lợn nhiễm liên cầu khuẩn.
Xuất phát từ tình hình thực tế sản xuất và an toàn thực phẩm hiện nay, nhằm
có hiểu biết đầy đủ hơn về vi khuẩn S. suis gây viêm phổi và viêm khớp ở lợn, làm
cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu các biện pháp phòng, trị bệnh hiệu quả là một
yêu cầu cấp thiết, góp phần nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập cho người chăn nuôi
lợn và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu

một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn Streptococcus suis gây bệnh ở lợn tại tỉnh Thái
Nguyên và chế tạo Autovaccine phòng bệnh”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn S. suis gây bệnh viêm phổi
và viêm khớp ở lợn nuôi tại tỉnh Thái Nguyên.
- Nghiên cứu chế tạo Autovaccine thử nghiệm phòng viêm phổi và viêm
khớp cho lợn từ các chủng S. suis phân lập được và thử nghiệm các phác đồ điều trị
bệnh viêm phổi và viêm khớp cho lợn do S. suis gây ra có hiệu quả cao, góp phần
thúc đẩy chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phát triển.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Là một công trình nghiên cứu có hệ thống về đặc điểm sinh học của các
chủng vi khuẩn S. suis ở lợn nuôi tại Thái Nguyên.
- Nghiên cứu chế tạo Autovaccine từ các chủng S. suis phân lập được để
phòng viêm phổi, viêm khớp cho lợn nuôi tại Thái Nguyên có hiệu quả và đề xuất
được phác đồ điều trị viêm phổi, viêm khớp cho lợn do S. suis cho hiệu quả cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3

- Bổ sung và làm phong phú thêm dữ liệu khoa học, sử dụng làm tài liệu tham
khảo trong giảng dạy và nghiên cứu về vi khuẩn S. suis gây bệnh ở lợn.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Sử dụng Autovaccine thử nghiệm tiêm phòng cho lợn nuôi tại tỉnh Thái
Nguyên đã góp phần giảm tỷ lệ lợn mắc viêm phổi, viêm khớp do vi khuẩn S. suis
gây ra.
- Áp dụng phác đồ điều trị bệnh viêm phổi, viêm khớp ở lợn cho hiệu quả cao,

góp phần nâng cao hiệu quả cho người chăn nuôi lợn tại tỉnh Thái Nguyên.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để xây dựng các biện pháp
phòng, trị bệnh do vi khuẩn S. suis gây ra ở lợn đạt hiệu quả.
4. Những đóng góp mới của đề tài:
- Là công trình nghiên cứu có hệ thống về vi khuẩn S. suis gây bệnh ở lợn tại
tỉnh Thái Nguyên.
- Chế tạo thành công Autovaccine từ các chủng S. suis phân lập có hiệu quả
trong phòng viêm phổi, viêm khớp cho lợn và xác định phác đồ điều trị lợn mắc viêm
phổi, viêm khớp đạt hiệu quả cao được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất chăn nuôi
lợn tại Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh do vi khuẩn Streptococcus suis (S. suis) gây ra ở lợn và ở người
1.1.1. Bệnh do vi khuẩn Streptococcus suis gây ra ở lợn
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Vi khuẩn S. suis là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh quan trọng và gây
ra những thiệt hại cho ngành chăn nuôi lợn. Bệnh do S. suis gây ra ở lợn được xác
nhận lần đầu tiên ở Hà Lan vào năm 1951 và ở Anh năm 1954. Từ đó, bệnh đã xảy
ở hầu khắp các nước trên thế giới nơi có ngành chăn nuôi lợn phát triển (Higgins R.
và Gottschalk M., 2006) [77].
Theo Gottschalk M. (2012) [68] vi khuẩn S. suis serotype 1 và serotype ½
thường gây bệnh cho lợn con theo mẹ từ 1 - 3 tuần tuổi, có khi tới 6 tuần tuổi và

thường ở thể bại huyết hoặc nhiễm trùng như viêm phổi, viêm khớp, màng não, viêm
nội tâm mạc, đặc biệt là ở lợn con từ 1 - 7 ngày tuổi. Vi khuẩn S. suis thuộc serotype
2 cũng gây bệnh cho lứa tuổi này nhưng thường gây cho lợn trong giai đoạn sau cai
sữa và lợn thịt (4-16 tuần tuổi) với các thể bệnh như trên.
Theo Segura M. và cs. (2014a) [109] đã xác định từ 30 - 70% vi khuẩn S. suis
cư trú ở đường hô hấp trên của lợn khỏe xâm nhập vào đường hô hấp dưới gây nhiễm
trùng huyết, viêm phổi, viêm khớp, viêm ngoại tâm mạc, màng não... khi hệ miễn
dịch của lợn bị suy giảm. Bệnh thường xảy ra vào mùa xuân khi điều kiện chăn nuôi
bất lợi và thuận lợi cho sự phát triển của các loại cầu khuẩn.
Ở Anh, các nghiên cứu cũng cho thấy vi khuẩn S. suis serotype 2 là nguyên
nhân chính gây bại huyết, viêm não và viêm đa khớp, ít khi gây viêm phổi; trong khi
đó ở Bắc Mỹ khi lợn mắc bệnh liên cầu khuẩn thì bệnh tích ở phổi vẫn là chủ yếu.
Vi khuẩn S. suis serotype 2 có thể lây nhiễm từ đàn này sang đàn khác hoặc trong
cùng một đàn do sự tiếp xúc giữa các cá thể lợn với nhau hoặc từ chất thải nhiễm vi
khuẩn (Segura M. và cs., 2014b) [110].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5

Bệnh do vi khuẩn S. suis gây ra ở lợn là đa dạng gồm viêm phổi, viêm khớp,
viêm não, viêm nội tâm mạc... và thường dẫn đến chết. Ở Hàn Quốc, Han D.U. và
cs. (2001) [73] đã khảo sát xác định S. suis ở hạch amidan của lợn thịt khỏe là 13,8%;
trong khi đó ở Trung Quốc, nghiên cứu của Rui P. và cs. (2012) [106] trong mẫu
dịch mũi của lợn khỏe có 24,67% nhiễm S. suis. Theo Goyette - Desijardins G. và
cs. (2014) [70] các nghiên cứu ở nhiều nước cho thấy S. suis serotype 2 được tìm
thấy trên lợn khỏe, có thể lây nhiễm cho người qua tiếp xúc hoặc sử dụng các loại
thực phẩm từ lợn không qua nấu chín.

Ở Trung Quốc, năm 2005 đã chế tạo vaccine vô hoạt từ các chủng S. suis
serotype 2 để kiểm soát dịch bệnh liên cầu khuẩn ở lợn theo Lun Z.R. và cs. (2007)
[94]. Nghiên cứu của Jiang X. và cs. (2016) [81] đã xác định chủng S. suis serotype
5 (XS045) độc lực thấp có thể sử dụng để sản xuất vaccine nhược độc cho an toàn
và hiệu quả trong việc bảo vệ cơ thể chống lại S. suis serotype 2 và 9 độc lực cao.
Theo Jiao J. và cs. (2017) [82] peptide NZ.2114 là một dẫn xuất từ kháng sinh
defensin và plectasin của nấm rừng, có hoạt tính kháng S. suis serotype 2 trong điều
kiện invitro và invivo mạnh hơn so với ampicillin.
Theo Dutkewicz J. và cs. (2017) [58] dựa vào kháng nguyên vỏ
polysaccharide, vi khuẩn S. suis được phân thành 35 serotype từ 1 đến 34 và serotype
½. Đến nay, nhiều nghiên cứu đều cho thấy 6 serotype của S. suis bao gồm serotype
20, 22, 26, 32, 33 và 34 đã có những biến đổi về đặc tính sinh học của chúng so với
ban đầu.
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Trịnh Phú Ngọc và Lê Văn Tạo (2001) [11] cho
thấy trong 37 chủng vi khuẩn Streptococcus spp. phân lập được từ lợn ở các lứa tuổi
khác nhau, trong đó có 19 chủng từ hạch phổi. Kết quả của Cù Hữu Phú và cs. (2005)
[22] khi nghiên cứu nguyên nhân gây viêm phổi của lợn nuôi tại một số tỉnh phía
Bắc đã xác định vi khuẩn S. suis là một trong những căn nguyên phổ biến có vai trò
gây bệnh quan trọng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6

Đỗ Ngọc Thúy và Lê Thị Minh Hằng (2009a) [31] đã nghiên cứu đặc tính sinh
học và các phản ứng PCR để xác định các gen mã hóa một số yếu tố độc lực, các
serotype thông thường của S. suis cho thấy các phản ứng đã thiết lập và chuẩn hóa

đều đảm bảo các yêu cầu và tính chính xác cao, được ứng dụng trong khảo sát các
yếu tố gây bệnh và serotype thông thường của các chủng S. suis. Năm 2010, Đỗ Ngọc
Thúy và cs. (2010) [33] nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm đặc tính gây miễn dịch
của vaccine vô hoạt keo phèn phòng bệnh cho lợn do vi khuẩn S. suis gây ra có đậm
độ vi khuẩn trong vaccine đạt từ 3,2 - 3,5 x 108 vi khuẩn/ml bước đầu có sinh đáp
ứng miễn dịch trên lợn thí nghiệm.
Nghiên cứu của Hoa N.T. và cs. (2011) [78] tỷ lệ lợn khỏe ở lò mổ tại các tỉnh
miền Nam nhiễm S. suis là 41,0%, trong đó từ bệnh phẩm là hạch amidan, là nơi cư
trú thường xuyên của vi khuẩn S. suis nên có tỷ lệ cao hơn.
Trương Quang Hải và cs. (2012) [6] nghiên cứu lợn mắc bệnh viêm phổi tại
tỉnh Bắc Giang cho thấy tỷ lệ phân lập được S. suis là 51,67%. Trong đó, tỷ lệ cao
nhất ở lợn sau cai sữa từ 1,5 đến 3 tháng tuổi chiếm 59,46% và thấp nhất là ở lợn con
dưới 1,5 tháng tuổi (39,29%). Theo Lê Văn Dương và cs. (2013) [3] lợn dương tính
với PRRS tại tỉnh Bắc Giang phân lập được S. suis là 55,10%. Các chủng S. suis phân
lập được thuộc serotype 2 với tỷ lệ là 56,29%, serotype 9 là 17,03% và serotype 7 là
5,18%, các chủng thuộc serotype 21 và 29 đều chiếm tỷ lệ thấp (2,22%).
Cù Hữu Phú và cs. (2013) [24] nghiên cứu chọn chủng vi khuẩn A.
pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis để chế tạo vaccine phòng bệnh viêm phổi
cho lợn cho thấy các chủng S. suis thuộc serotype 2 có gen mã hóa độc tố được phân
bố rải rác trong các kiểu tổ hợp gen là arcA, arcA/sly; arcA/mrp; arcA/mrp/sly;
arcA/mrp/sly/epf. Theo Cù Hữu Phú và cs. (2014) [25] các lô vaccine vô hoạt có chất
bổ trợ keo phèn được chế tạo từ các chủng vi khuẩn trên đều sinh miễn dịch và có
hiệu lực bảo hộ cao (90 - 100%) khi thử trên động vật thí nghiệm. Hoàng Văn Minh
và cs. (2017) [21] khi thử nghiệm vaccine vô hoạt phòng viêm phổi cho lợn do vi
khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis gây ra tại Bắc Giang cho thấy
lợn được tiêm chủng vaccine này đã sinh miễn dịch, đạt tỷ lệ bảo hộ là 71,04%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





7

Nghiên cứu của Bùi Thị Hiền và cs. (2016) [8] về sự lưu hành của S. suis trên
một số địa bàn thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế trong vụ xuân hè năm 2015 cho thấy tỷ
lệ nhiễm S. suis trên lợn khỏe là 11,4%. Huỳnh Ngân Hà và cs. (2016) [4] khảo sát
mức độ nhiễm S. suis trên các sản phẩm từ lợn ở cơ sở giết mổ tại thành phố Hồ Chí
Minh cho thấy tỷ lệ mẫu tìm thấy S. suis là 72,2%, trong đó S. suis serotype 2 là
14,8% trên tổng số mẫu khảo sát. Lê Quốc Việt và cs. (2017) [41] đã xác định tỷ lệ
nhiễm S. suis ở lợn giết mổ trên địa bàn thành phố Huế cũng cho thấy trong 100 mẫu
dịch mũi của lợn đã phát hiện có 9,0% nhiễm S. suis serotype 2 và đã tạo dòng, biểu
hiện gen mã hóa 6 - phosphogluconate - dehydrogenase protein trong E. coli BL21.
Lê Hồng Thủy Tiên và cs. (2018) [34] khảo sát tỷ lệ mang S. suis trên lợn
khỏe ở các độ tuổi khác nhau tại miền Đông Nam Bộ cho thấy S. suis là tác nhân gây
bệnh viêm phổi, viêm khớp, viêm màng não, nhiễm trùng máu ở lợn, đặc biệt là S.
suis serotype 2 và đã phân lập, xác định được tỷ lệ lợn khỏe mang S. suis là 12,05%.
Từ những nghiên cứu trên có thể thấy S. suis là vi khuẩn được quan tâm nghiên
cứu trong thời gian gần đây, mặc dù tỷ lệ phát hiện được chưa cao nhưng sự có mặt
của S. suis đã chứng tỏ vai trò quan trọng trong bệnh viêm phổi, viêm khớp ở lợn tại
Việt Nam hiện nay nên việc chăm sóc, phòng và trị bệnh cho lợn con cần được lưu
tâm nhằm hạn chế nhiễm bệnh do S. suis cho đàn lợn cũng như cho người chăn nuôi.
1.1.2. Bệnh do vi khuẩn Streptococcus suis gây ra ở người

Không chỉ gây thiệt hại trên đàn lợn, vi khuẩn S. suis còn gây bệnh nguy
hiểm cho người, dịch bệnh liên cầu lợn đã xảy ra ở Trung Quốc từ tháng 7/2005
đến tháng 8/2005 có 215 người mắc, trong đó có 39 người tử vong, tỷ lệ 18,1%
(Lun Z.R và cs., 2007) [49]. Trên thế giới, ca bệnh ở người do vi khuẩn S. suỉs lần
đầu tiên được thông báo vào năm 1968 ở Đan Mạch, đến cuối năm 2012 đã có khoảng
1.584 người bị nhiễm bệnh S. suis. Bệnh xuất hiện phổ biến ở các vùng nuôi lợn tập
trung hoặc ở những nơi người thường tiếp xúc với lợn. Ở Châu Á, các nước có tỷ lệ

người mắc và chết do S. suis lần lượt là: Thái Lan (36,0%), Việt Nam (30,0%) và
Trung Quốc (22,0%) (Huong V.T.L. và cs., (2014) [80].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8

Bệnh do S. suis ở người chủ yếu là do các chủng thuộc serotype 2 gây ra, một
số ca bệnh khác là do serotype 4, serotype 14 và serotype 1 cũng đã được ghi nhận
(Lun Z.R. và cs. (2007) [94]. Ở người, S. suis thường gây viêm não, viêm nội tâm
mạc, viêm mô bào, viêm phổi, viêm khớp… kèm theo hiện tượng nhiễm. Các ca bệnh
nặng thường có các biểu hiện như sốc, nghẽn mạch ngoại vi, gây ra hiện tượng xuất
huyết, thường dẫn đến tử vong. Ngoài ra, S. suis còn là tác nhân gây ra các ổ viêm
hậu quả là khiếm thính ở người, tỷ lệ bệnh nhân bị khiếm thính do nhiễm S. suis có
thể tới 50,0% ở châu Âu và 65,0% ở châu Á và việc sử dụng kháng sinh dường như
không có tác dụng trong việc điều trị (Hoa N.T. và cs., (2011) [78].
Đường xâm nhập của vi khuẩn S. suis vào cơ thể người có thể từ các vết xước
ở da, đường hầu họng hoặc đường tiêu hóa. Thời gian ủ bệnh thường từ vài giờ đến
2 ngày. Hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh ở người đều được xác định là có phơi
nhiễm với thịt lợn chưa được chế biến hoặc có tiếp xúc trực tiếp với lợn bệnh. Vì
vậy, những người chăn nuôi lợn, người làm việc tại lò mổ, vận chuyển thịt lợn, kiểm
nghiệm thịt hoặc làm nghề bán thịt thường bị nhiễm vi khuẩn này (Gottschalk M.,
2012) [68].
Ở Việt Nam, trong nhiều năm trở lại đây cũng đã ghi nhận nhiều ca mắc và
tử vong do mắc liên cầu khuẩn. Theo số liệu của Bệnh viện Nhiệt đới từ năm 1996

đến năm 2005, trong bệnh viêm màng não mủ ở người lớn thì vi khuẩn S. suis là
nguyên nhân gây bệnh chủ yếu chiếm tỷ lệ 33,6%, trong đó 98,91% số chủng

thuộc serotype 2 (Mai N.T.H. và cs., 2008)[] và 1,09% chủng thuộc serotype 16
(Nghia H.D. và cs., 2008)[]. Năm 2010 cả nước có 42 người mắc bệnh liên cầu
khuẩn lợn và những năm sau số người nhiễm bệnh do S. suis ngày càng gia tăng.
Sáu tháng đầu năm 2017 trên cả nước có 69 người mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn,
trong đó có 4 ca chết do nhiễm khuẩn nặng (Phương Trang, 2017) [142]. Theo thống
kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) [140] trong năm 2017 cả nước ghi nhận 171 ca
mắc bệnh liên cầu lợn, trong đó 14 người chết. Tháng 6/2018 trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên có 3 ca mắc bệnh do S. suis, trong đó có 2 người chết (Phương Nam, 2018)
[141]. Những người mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn đều được xác nhận là có tiếp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




9

xúc với lợn mắc S. suis như trong quá trình chăn nuôi, điều trị lợn ốm, giết mổ,
tiêu huỷ lợn bệnh, ăn thịt lợn hoặc tiết canh lợn bệnh.
1.2. Vi khuẩn S. suis
1.2.1. Phân loại vì khuẩn S. suis
Phân loại vi khuẩn S. suis nếu dựa vào phản ứng sinh hoá thì gặp khó khăn
bởi các serotype đều có các đặc tính sinh hóa tương tự nhau. Ban đầu, S. suis được
phân loại huyết thanh học thành các nhóm theo ký hiệu S, R, RS và T. Sau đó, các nhóm
S, R và RS này lần lượt được thay thế bằng các serotype ký hiệu lần lượt là 1; 2 và 1/2,
còn nhóm T được thay thế bằng serotype 15 (Higgins R. và Gottschalk M., 2006) [77].
Trong thời gian từ năm 1983 đến 1995, có 32 serotype mới của S. suis được
phát hiện và phân loại dựa trên cấu trúc kháng nguyên polysaccharide của giáp mô,
nâng tổng số serotype của vi khuẩn này lên thành 35 loại (ký hiệu từ 1 đến 34, và
1/2). Trong đó, đáng chú ý nhất là các chủng thuộc serotype 2 phân lập được thường
xuyên nhất ở lợn và cũng là nguyên nhân gây ra các thể bệnh nguy hiểm khác nhau

ở lợn và người (Dutkewicz J. và cs., 2017) [54].
Các chủng thuộc các serotype khác nhau có đặc tính gây bệnh khác nhau và
gây ra các thể bệnh khác nhau. Thậm chí các chủng vi khuẩn thuộc cùng một serotype
cũng có thể gây ra các thể bệnh khác nhau do vùng địa lý mà chúng phân bố. Một sổ
serotype không có độc lực và có thể được phân lập từ lợn khỏe mạnh, không có triệu
chứng lâm sàng như các serotype 17, 18, 19 và 21. Trong khi đó, có một số chủng
có thể phân lập được từ lợn và cả các loài động vật khác nữa như serotype 20 và 31
từ bê, serotype 33 từ cừu non (Segura M. và cs., 2017) [113].
Đỗ Ngọc Thúy và cs. (2009b) [32] khi xác định serotype của các chủng S. suis
phân lập từ lợn tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam cho thấy số chủng thuộc serotype 2
chiếm tỷ lệ cao nhất; tiếp sau là các serotype 7, 9; 31; 32; 7; 17; 21 và 8.
1.2.2. Hình thái và tính chất nuôi cấy của vi khuẩn S. suis
Vi khuẩn S. suis thuộc bộ: Lactobacillales, họ: Streptococcaceae, lớp: Bacilli,
giống: Streptococcus.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




10

Vi khuẩn S. suis có hình cầu hoặc hình trứng đường kính nhỏ hơn 1,0 μm,
thường xếp thành từng chuỗi như chuỗi hạt, có độ dài ngắn khác nhau tùy thuộc vào
môi trường nuôi cấy, từ hai đến 6 - 10 cầu khuẩn và dài hơn tạo thành liên cầu khuẩn.
Chiều dài của chuỗi tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường. Vi khuẩn bắt màu Gram
(+), không di động, không sinh nha bào. Trong bệnh phẩm vi khuẩn đứng thành chuỗi
ngắn thường có từ 2 - 8 đơn vị. Khi nuôi cấy trong môi trường lỏng, hình thái các chuỗi
được nhìn thấy rõ và vi khuẩn xếp thành chuỗi dài (Lê Văn Tạo và cs., 2005) [28].
Trong canh trùng sau 30 giờ nuôi cấy, vi khuẩn có thể thay đổi tính chất bắt
màu, chuỗi cũng thấy dài hơn. Theo Nguyễn Quang Tuyên (2008) [40] vi khuẩn S.

suis bắt màu dễ dàng với một số loại thuốc nhuộm thông thường, ở trong canh trùng
non chúng bắt màu Gram (+), ở trong dịch viêm và canh trùng nuôi cấy trên 28 giờ
thì thường bắt màu Gram (-).
Theo Quin P. và cs. (2005) [102] S. suis là những vi khuẩn hiếu khí hay yếm
khí tùy tiện, thích hợp ở nhiệt độ 37 oC. Trong môi trường nước thịt: lúc đầu phát
triển làm đục đều môi trường, sau 24 giờ nuôi cấy vi khuẩn hình thành các hạt hoặc
bông nhỏ bám vào thành ống, rồi lắng xuống đáy ống nghiệm, môi trường trong ở
phía trên và ở đáy có cặn.
Trên môi trường đặc: sau 24 giờ nuôi cấy phát triển thành các khuẩn lạc kích
thước nhỏ từ 1-2 mm, sau 72 giờ thì khuẩn lạc có kích thước lớn từ 3-4 mm. Khi
nuôi cấy S. suis trong điều kiện có 5-10% C02 thì khuẩn lạc sẽ phát triển nhanh và to
hơn. Khuẩn lạc thường tạo chất nhầy mạnh và rõ nếu vi khuẩn được nuôi cấy vài giờ
ở môi trường nước thịt có bổ sung huyết thanh trước khi cấy sang môi trường đặc
hoặc thạch máu. Khuẩn lạc trên môi trường thạch thường nhỏ và khô hơn trên môi
trường có bổ sung dinh dưỡng.
Trên thạch MacConkey: Vi khuẩn phát triển tốt, sau 24 giờ nuôi cấy hình
thành các khuẩn lạc nhỏ bằng đầu đinh ghim.
Trên môi trường thạch máu: Sau 24 giờ nuôi cấy, hình thành khuẩn lạc nhỏ,
hơi vồng và sáng trắng. Có thể quan sát thấy dung huyết dạng α: vùng dung huyết
xung quanh khuẩn lạc có màu xanh (dung huyết không hoàn toàn); hoặc dung huyết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




11

dạng β: bao quanh khuẩn lạc là một vùng tan máu hoàn toàn trong suốt, có bờ rõ ràng
do Hemoglobin bị phân huỷ hoàn toàn và dung huyết dạng  (không dung huyết):
không làm biến đổi thạch máu. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2012) [19] đa số vi khuẩn

S. suis gây bệnh cho lợn đều có khả năng dung huyết dạng α và β, gây thiếu máu cho lợn.
1.2.3. Đặc tính sinh hoá của vi khuẩn S. suis
Vi khuẩn S. suis có khả năng lên men đường glucose, lactose, succrose,
insulin, trehalose, maltose, fructose. Chúng không lên men các loại đường ribose,
arabinose, sorbitol, mannitol, dextrose và xylose. Vi khuẩn S.suis không chứa men
catalase và oxidase nên phản ứng catalase và oxidase đều cho kết quả âm tính
(Nguyễn Quang Tuyên, 2008) [40].
Các chủng Streptococcus phân lập từ lợn ở Việt Nam khi kiểm tra đặc tính
sinh hóa cho thấy chúng phân hủy arginin, lên men đường inulin, salicin, glucose,
trehalose, lactose, sucrose, galactose, fructose. Tất cả các chủng đều không lên men
đường sorbitol, mannitol, dulcitol, xylose, rabinose, dextrose, glycerol. Phản ứng
sinh hóa thường được sử dụng để giám định vi khuẩn S. suis phân lập được là phản
ứng amylase dương tính và Voges Proskauer âm tính (Tiêu chuẩn Quốc gia : TCVN
8400-2 :2010) [36].
1.2.4. Cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn S. suis
Vi khuẩn S. suis có cấu trúc kháng nguyên rất phức tạp, một số kháng nguyên
đã được tìm thấy là:
Kháng nguyên thân (Somatic antigen): Kháng nguyên thân có vai trò quan
trọng trong việc quyết định các yếu tố dịch tễ và độc lực của vi khuẩn. Kháng nguyên
thân nằm ở thành vi khuẩn (Cell wall) và được cấu tạo bởi các phân tử peptidoglycan ở
lớp trong cùng (N - acetylglucosamine và N - acetylmuramic acid), tiếp đến là lớp giữa
gồm các polysaccharide (N - acetylglucosamine và rhamnose) và lớp ngoài cùng là các
protein gồm M protein, lipoteichoic acid, R và T protein (Baums C.G. và c., 2009) [45].
Kháng nguyên giáp mô (Capsule antigen): Kháng nguyên giáp mô có vai trò
quan trọng trong việc bảo vệ vi khuẩn, chống lại thực bào của cơ thể vật chủ. Nhiều
nghiên cứu cũng đã cho thấy các chủng S. suis có giáp mô thì có độc lực và khả năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





12

gây bệnh, còn các chủng không có giáp mô thì không có khả năng này. Thành phần
của kháng nguyên giáp mô khác nhau tùy thuộc vào loại vi khuẩn, cảc chủng S. suis
thuộc nhóm A thì giáp mô được tạo thành bởi các hyaluronic acid, còn các chủng S.
suis thuộc nhóm O thì thành phần của giáp mô là polysaccharide (Van Calsteren M.
R. và cs., 2010) [123].
Kháng nguyên bám dính (Fimbriae antigen): Vai trò của kháng nguyên bám
dính của S. suis còn chưa được biết đến một cách rõ ràng, nhưng có ý kiến cho rằng
chúng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp vi khuẩn bám dính vào tế bào biểu
mô. Vi khuẩn S.suis là một trong số ít các loại vi khuẩn Gram (+) có mang cấu trúc
này. So với các loại vi khuẩn khác thì kháng nguyên bám dính của S. suis có cấu trúc
mỏng, ngắn, đường kính khoảng 2 nm và dài có khi tới 200 nm (Kouki A. và cs.,
2013) [85].
Hiểu biết về thành phần và cấu trúc kháng nguyên chủ yếu liên quan tới độc
tính của vi khuẩn là những thông tin quan trọng, sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc
phát triển kỹ thuật chẩn đoán huyết thanh đặc hiệu và chế tạo vaccine phòng bệnh
cho lợn.
1.2.5. Các yếu tố độc lực của vi khuẩn S. suis
Những hiểu biết về các yếu tố độc lực của vi khuẩn S. suis còn rất hạn chế.
Phần lớn những nghiên cứu được tiến hành với các chủng thuộc serotype 2. Các nhà
khoa học đều có chung quan điểm: có sự tồn tại của chủng độc và không độc của vi
khuẩn S. suis type 2. Thành phần CPS được chứng minh là yếụ tố độc lực quan trọng
của vi khuẩn này vì các chủng đột biến không có giáp mô đều thể hiện là không có
độc tính và nhanh chóng bị loại bỏ khỏi hệ thống tuần hoàn của lợn và chuột trong
các thí nghiệm gây nhiễm thực nghiệm. Tuy vậy không phải tất cả các chủng có giáp
mô đều là chủng có độc lực (Lun Z.R. và cs., 2007) [94].
Thành phần CPS của vi khuẩn S. suis có thành phần polysaccharide được
chứng minh là yếu tố độc lực quan trọng của vi khuẩn. Bên cạnh đó, các yếu tố độc

lực khác của giáp mô cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh bệnh của
chúng. Trong đó, yếu tố gây dung huyết (sly) có trọng lượng phân tử là 65 kDa và có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×