Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.89 KB, 24 trang )

1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH
KẸO HẢI CHÂU
1.1.Tổng quan về công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
1.1.1. Thông tin chung về công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Châu
− Tên công ty: Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Châu.
 Tên giao dịch quốc tế: hai chau confectionnery joint stock company.
 Tên viết tắt: hachaco.jsc.
- Trụ sở: 15 Mạc Thị Bưởi – Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.
 Điện thoại: (04)6361692.
 Fax: (04) 6365010.
- Email:
− Webside: http:// www.haichau.com.vn.
- Tài khoản: 7301.0660F Ngân hàng đầu tư và phát triển – Hà Nội.
− Mã số thuế: 01.001141184 - 1
- Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Châu là công ty cổ phần trực thuộc
TổngCông Ty Mía Đường I - Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.
 Theo quyết định số 305/QĐBT của Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ, ngày
2/9/1965 đã tách ban kiến thiết cơ bản ra khỏi Công ty Miến Hoàng Mai, Thành lập
Ban kiến thiết và sản xuất cho nhà máy Hải Châu.
 Theo quyết định số 1335 NN – TCCB ngày 29/9/1994 của Bộ Trưởng Bộ
NN & CNTP, nhà máy Hải Châu được bổ sung ngành nghề kinh doanh và đổi tên
thành Công ty Bánh Kẹo Hải Châu.
 Theo quyết định 3656/QĐ/BNN – TCCB ngày 22/10/2004 của Bộ NN &
PTNT về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Ngày
30/12/2004 Công ty Bánh Kẹo Hải Châu đã được đổi tên thành công ty cổ phần Bánh
kẹo Hải Châu.
Nguyễn Thị Huế Lớp QTKDTH 46A
2
− Diện tích mặt bằng của Công ty hiện nay: 55000 m
2


.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Bánh Kẹo
Hải Châu
1.1.2.1.Thời kỳ: 1965 – 1975
− Ngày 2/9/1965, theo quyết định 305/QĐBT của Bộ trưởng Bộ công nghiệp
nhẹ, Nhà máy Hải Châu đã được cắt băng khánh thành. Công ty được xây dựng với
sự giúp đỡ của hai tỉnh Thượng hải và Quảng Châu (Trung Quốc) về trang thiết bị
trên cơ sở nhà xưởng, kho tàng cũ của xí nghiệp Bộ Nội Thương để sản xuất bánh
kẹo các loại.
− Trong thời gian từ khi thành lập đến 1975, ngoài những trang thiết bị ban
đầu, do tuổi đời còn non trẻ và với số vốn ban đầu khá hạn hẹp nên nhà máy hầu như
không đầu tư mới trang thiết bị công nghệ. Năng lực sản xuất trong thời gian này
cũng còn tương đối nhỏ bé và thô sơ.
 Phân xưởng sản xuất mỳ sợi: một dây chuyền sản xuất mỳ thanh (mỳ trắng
bán cơ giới), công suất 1 – 1,2 tấn/ca, sau nâng lên 1,5 – 1,7 tấn/ca. Thiết bị sản xuất
mỳ ống 500 – 800 kg/ca, sau nâng lên 1 tấn/ca.Hai dây mỳ vàng công suất 1,2 – 1,5
tấn/ca sau nâng lên 1,8 tấn/ca. Sản phẩm chính của phân xưởng là: mỳ sợi, mỳ thanh,
mỳ hoa.
 Phân xưởng bánh 1: gồm dây chuyền máy cơ giới công suất 2,5 tấn/ca, 2
máy ép lương khô công suất mỗi máy 1 tấn/ca. Sản phẩm chính: bánh quy (hương
thảo, quy dứa, quy bơ, quýt), lương khô.
 Phân xưởng kẹo: gồm hai dây chuyền bán cơ giới công suất mỗi dây chuyền
1,5 tấn/ca.
−Số cán bộ công nhân viên trong thời kỳ này khoảng: 850 người/năm.
1.1.2.2.Thời kỳ: 1976 – 1985
- Năm 1976 Bộ Công nghiệp thực phẩm cho sáp nhập nhà máy sữa Mẫu Sơn
(Lạng Sơn) thành phân xưởng Sấy phun. Phân xưởng sản xuất 2 mặt hàng: Sữa đậu
nành (công suất: 2,4 – 2,5 tấn/ca), bột canh (công suất: 35 – 7 tấn/ca).
- Năm 1978, Bộ Công nghiệp thực phẩm thành lập phân xưởng mỳ ăn liền với
Nguyễn Thị Huế Lớp QTKDTH 46A

3
4 dây chuyền sản xuất, công suất mỗi dây chuyền: 2,5 tấn/ca.
- Năm 1982, nhà máy dừng sản xuất mỳ ăn liền do khó khăn về nguyên liệu và
thay vào đó là việc đầu tư 12 lò sản xuất bánh kem xốp thủ công với công suất 240
kg/ca.
- Số cán bộ công nhân viên trong thời kỳ này là: 950 người/năm.
1.1.2.3.Thời kỳ: 1986 – 1993
Đây là thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hoá của đất nước ta bắt đầu chuyển dần
sang nền kinh tế thị trường. Để theo kịp với sự chuyển biến của đất nước, nhà máy
chuyển sang tự bù đắp chi phí và chuyển dần sang hoạt động theo cơ chế thị trường.
Đây là nền kinh tế mà các sản phẩm của các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau rất
gay gắt, và để tồn tại được thì các doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải tự
đổi mới mình, tự cải tiến các sản phẩm của mình để phù hợp với thị hiếu của người
tiêu dùng.
- Năm 1989, để tận dụng diện tích mặt bằng của phân xưởng sấy phun và để
thử sức mình nhà máy đã lắp đặt dây chuyền sản xuất bia với công suất 200 lit/ngày.
- Năm 1991, nhà máy lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất bánh quy Đài Loan
với công suất 2,5 – 2,8 tấn/ca.
- Năm 1993, nhà máy đầu tư dây chuyền sản xuất bánh kem xốp của Cộng
Hoà Liên Bang Đức công suất 1 tấn/ca.
- Số cán bộ công nhân viên bình quân trong thời gian này là: 950 người/năm.
1.1.2.4.Thời kỳ: 1993 – 2003
- Ngày 29/9/1994, theo quyết định số 1335 NN – TCCB/QĐ của Bộ trưởng bộ
NN&CNTP, nhà máy đổi tên thành Công ty Bánh kẹo Hải Châu.
- Năm 1994, Công ty đầu tư dây chuyền phủ sôcôla của CHLB Đức công suất
0,5 tấn/ca đã làm cho sản phẩm của công ty phong phú và đa dạng hơn.
- Năm 1996, Công ty liên doanh với Bỉ sản xuất sôcôla, sản phẩm này tiêu thụ
ở thị trường trong nước rất khó khăn( chỉ khoảng 30% sản phẩm làm ra), còn lại là
xuất khẩu. Do vậy mà đến năm 1998, Công ty đã ngừng sản xuất sản phẩm này. Cũng
trong năm này Công ty đầu tư thêm 2 dây chuyền kẹo của CHLB Đức:

Nguyễn Thị Huế Lớp QTKDTH 46A
4
 Dây chuyền sản xuất kẹo cứng công suất: 2400 kg/ca.
 Dây chuyền sản xuất kẹo mềm công suất: 1200 kg/ca.
- Năm 1998, Công ty đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất bánh quy Hải Châu,
nâng công suất lên 4 tấn/ca.
- Năm 2001, Công ty đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất bánh kem xốp của
Đức nâng công suất từ 1 tấn/ca lên 1,6 tấn/ca và dây chuyền sản xuất sôcôla có năng
suất rót khuôn là 200 kg/giờ.
- Năm 2002 - 2003, Công ty đã đầu tư 55 tỷ đồng đầu tư một dây chuyền bánh
mềm cao cấp, thiết bị công nghệ hiện đại của Hà Lan với công suất 2.200 tấn sản
phẩm/năm.
- Số cán bộ công nhân viên bình quân: 1050 người/năm
1.1.2.4. Thời kỳ: 2004 đến nay
- Năm 2004, Công ty đã triển khai chương trình sắp xếp lại doanh nghiệp theo
quyết định của Chính phủ và lộ trình Cổ phần hoá của Tổng công ty mía đường I.
Tháng 9/2004, Công ty chuyển đổi theo mô hình công ty cổ phần.
- Tháng 10/2005, Công ty đầu tư mới hệ thống máy bao gói bột canh tự động,
đến tháng 7/2006 đã đầu tư 7 máy bao gói tự động.
- Số cán bộ công nhân viên bình quân: 900 người/năm
1.2. Các đặc điểm chủ yếu của Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Châu
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
1.2.1. Hình thức pháp lý và loại hình kinh doanh
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần.
- Loại hình hoạt động: Sản xuất kinh doanh.
 Sản xuất và kinh doanh bánh kẹo, sôcôla, gia vị, mỳ ăn liền và chế biến các
loại thực phẩm khác, sản xuất và kinh doanh nước uống có cồn và không cồn.
 Kinh doanh các loại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của công ty, dịch vụ
thương mại tổng hợp, kinh doanh khách sạn, nhà hàng, kinh doanh nữ hành nội địa,
lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch.

Nguyễn Thị Huế Lớp QTKDTH 46A
5
 Cho thuê văn phòng, nhà xưởng, mua bán vật liệu xây dựng.
 Tư vấn chuyển giao công nghệ trong ngành chế biến thực phẩm.
 Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá.
 Chế biến gỗ và kinh doanh các sản phẩm làm từ gỗ.
 Dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu.
- Đặc điểm về sản phẩm của công ty:
 Sản phẩm của công ty có thời hạn sử dụng ngắn và khó bảo quản. Sản phẩm
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Vì vậy mà việc chế biến và
bao gói phải đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Đây là loại sản phẩm rất hấp dẫn đối với trẻ nhỏ. Vì vậy sản phẩm ngộ
nghĩnh, màu mè kết hợp với hương vị ngọt nhẹ có thể sẽ chiếm ưu thế hơn.
 Đây là loại sản phẩm có tính chất thời vụ, được tiêu thụ mạnh nhất là vào dịp
lễ tết, hội hè.
 Là loại sản phẩm rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã. Người tiêu dùng thoả
sức lựa chọn các loại sản phẩm khác nhau với giá cả phù hợp với nhiều tầng lớp.Vì
vậy các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau rất gay gắt. Các doanh nghiệp muốn tồn tại
và phát triển thì phải tạo được sản phẩm có chất lượng, giữ được uy tín với khách
hàng.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức.
1.2.2.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Nguyễn Thị Huế Lớp QTKDTH 46A
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Phòng hành chính bảo vệ
Phòng kỹ thuật
Phòng tài vụ
Phòng đầu tư XDCB
Phòng kế hoạch vật tư

Phòng kinh doanh thị trường
XN gia vị thực phẩm
XN Kẹo
Chi nhánh Hà Nội
Nhánh Nghệ An
Chi nhánh Đà Nẵng
Chi nhánh TP Hồ Chí Minh
Chi nhánh Việt Trì
Chi nhánh Hải Dương
Chi nhánh Hà
Đại hội đồng cổ đôngHội đồng quản trịBan giám đốc
Ban kiểm soát
6
Nguyễn Thị Huế Lớp QTKDTH 46A
(Nguồn: P.Tổ chức)
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu
Phòng tổ chức
Phòng hành chính bảo vệ
XN Quy kem xốp
XN Bánh Cao cấp
7
Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu được tổ chức theo
kiểu trực tuyến - chức năng. Trước đây, mô hình này có nhiều ưu điểm và được áp
dụng rộng rãi ở Việt Nam. Nhưng hiện nay mô hình này đã nỗi thời, bộc lộ nhiều
nhược điểm, không còn phù hợp với môi trường kinh doanh ngày nay. Vì vậy Công
ty nên thay đổi cơ cấu tổ chức của mình cho phù hợp hơn với môi trường kinh doanh
ngày càng phức tạp hiện nay.
1.2.2.2.Bộ máy quản trị
−Hội đồng quản trị: Nắm quyền điều hành mọi hoạt động của Công ty, quyết
định mọi vấn đề liên quan đến lợi ích và quyền lợi của công ty, xây dựng các chiến

lược kinh doanh để tận dụng tối đa các cơ hội và hạn chế tối thiểu các đe doạ.
- Ban kiểm soát có chức năng, nhiệm vụ sau:
 Kiểm tra các sổ sách chứng từ và tài sản của công ty.
 Báo cáo trước đại hội đồng cổ đông về các sự kiện tài chính bất thường xảy
ra, những ưu điểm và khuyết điểm trong quá trình quản lý tài chính của hội đồng
quản trị.
- Ban điều hành:có nhiệm vụ quản lý chung, quản lý toàn bộ hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty.
- Phòng kỹ thuật có chức năng và nhiệm vụ:
 Tổ chức hoạt động nghiên cứu và phát triển để đưa ra những sản phẩm mới
phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
 Quản lý máy móc thiết bị, quản trị quy trình quy phạm kỹ thuật, quản lý các
hồ sơ, tài liệu kỹ thuật.
 Tổ chức công tác bảo dưỡng, sửa chữa, đo lường.
 Tổ chức các hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản
xuất.
- Phòng tổ chức: chịu trách nhiệm về nhân sự của Công ty (tuyển dụng nhân
sự, sắp xếp, bố trí nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho cán bộ công
nhân viên), đưa ra kế hoạch tiền lương, giúp Tổng giám đốc xây dựng các phương án
Nguyễn Thị Huế Lớp QTKDTH 46A
8
tổ chức bộ máy cán bộ quản lý, đề ra các giải pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động
trong quá trình sản xuất.
- Phòng kế toán tài chính: Quản lý công tác kế toán thống kê tài chính, tổ chức
các nghiệp vụ tài chính, tính toán chi phí sản xuất và giá thành, lập các chứng từ sổ
sách thu – chi, theo dõi dòng lưu chuyển tiền tệ của công ty, tính toán trích nộp đúng
quy định các khoản nộp ngân sách nhà nước, tổng hợp đề suất giá bán cho phòng kế
hoạch vật tư.
- Phòng kế hoạch vật tư: Xây dựng kế hoạch về vật tư nguyên vật liệu, kế hoạch
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, quản lý và chịu

trách nhiệm cung cấp kip thời, đầy đủ các loại vật tư, nguyên vật liệu, máy móc và phụ
tùng thay thế để đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất đúng tiến độ.
- Phòng hành chính bảo vệ: Quản lý công tác hành chính quản trị, theo dõi và
giám sát giờ làm việc của cán bộ công nhân viên, tổ chức nhà ăn, nhà trẻ, mẫu giáo, y
tế, quản lý sức khỏe. Tổ chức công tác bảo vệ Công ty, tuần tra , canh gác ra vào, giữ
gìn vệ sinh, môi trường trong Công ty.
- Phòng đầu tư xây dựng cơ bản: Thiết kế, xây dựng nhà xưởng, kho tàng, bố
trí máy móc thiết bị hợp lý để đảm bảo hiệu quả sản xuất được tốt nhất, lập kế hoạch
xây dựng dài hạn và ngắn hạn, kế hoạch sủa chữa nhỏ.
- Phòng kinh doanh thị trường: tiếp nhận khách hàng, chao đổi buôn bán với
khách hàng, giới thiệu mẫu mã sản phẩm với khách hàng, nghiên cứu và tìm kiếm thị
trường mới, nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng nhằm giúp Công ty đưa ra những
sản phẩm có khả năng cạnh tranh.
- Xí nghiệp: giám đốc hoặc phụ trách các xí nghiệp là người chịu trách nhiệm
trước Ban Tổng Giám đốc về toàn bộ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất của đơn vị
theo quy định của Công ty.
1.2.2.3. Hệ thống sản xuất
Hệ thống sản xuất của Công ty gồm 4 Xí nghiệp với 5 phân xưởng sản xuất
chính và 1 phân xưởng sản xuất phụ.
- Xí nghiệp Quy kem xốp gồm:
Nguyễn Thị Huế Lớp QTKDTH 46A
9
 Phân xưởng bánh 1:Sản xuất bánh Hương thảo, Lương khô, Bánh quy hoa
quả trên dây chuyền của Trung Quốc.
 Phân xưởng bánh 2: Sản xuất bánh kem xốp các loại, kem xốp phủ sôcôla
trên dây truyền của CHLB Đức.
 Phân xưởng bánh 3: Sản xuất bánh quy hộp, bánh Hải Châu, bánh Marie,
petit,… trên dây chuyền của Đài Loan.
- Xí nghiệp Bánh cao cấp có :Phân xưởng bột canh: Chuyên sản xuất các loại
bột canh thường, bột canh Iốt do Việt Nam tự sản xuất.

- Xí nghiệp Kẹo có: Phân xưởng kẹo sản xuất các loại kẹo cứng, kẹo mềm,
kẹo xốp trên dây chuyền sản xuất của CHLB Đức.
- Xí nghiệp Bánh cao cấp có: Phân xưởng bánh mềm sản xuất bánh mềm cao
cấp trên dây chuyền bánh mềm của Hà Lan.
- Phân xưởng phục vụ sản xuất (dịch vụ): Đảm nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng
máy ,…phục vụ bao bì, in ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng các sản phẩm.
- Mỗi tổ trong các phân xưởng được chia làm 4 nhóm để làm việc theo ca. Mỗi
ca đều do trưởng ca phụ trách, chịu trách nhiệm chung các công việc diễn ra trong ca.
Sơ đồ 1.2: Hệ thống sản xuất của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu.
Nguyễn Thị Huế Lớp QTKDTH 46A

×