Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Lịch sử văn minh: Đặc điểm và thành tựu trên lĩnh vực văn học của văn minh Trung Quốc thời cổ trung đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.03 KB, 16 trang )

GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nền văn minh Trung Quốc là một trong
những cái nôi sinh sống của loài người gắn liền với con song Hoàng Hà, Trường
Giang. Chính vì vậy, nhân dân Trung Quốc đã sang tạo ra một nền văn hóa vô cùng
rực rỡ so với thế giới đương thời, trong đó có thể kể đến những thành tựu trên lĩnh
vực văn học. Đó là nền văn minh có số lượng và chất lượng nền thi ca phong phú,
một kho tang thơ, kịch, tiểu thuyết đồ sộ…Để hiểu rõ hơn về văn minh Trung
Quốc nhất là lĩnh vực văn học, nhóm chúng em xin chọn đề tài:“ Đặc điểm và
thành tựu trên lĩnh vực văn học của văn minh Trung Quốc thời cổ trung đại”.
Làm bài tập nhóm của mình.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I, Những thành tựu trên lĩnh vực văn học của văn minh Trung Quốc
thời cổ trung đại
1, Kinh Thi
Kinh Thi là một bộ tổng tập thơ ca vô danh của Trung Quốc, một trong năm
bộ sách kinh điển của Nho giáo .Các bài thơ trong Kinh Thi được sáng tác trong
khoảng thời gian 500 năm, từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu, gồm 305
bài thơ chia làm ba bộ phận lớn là Phong, Nhã và Tụng. Nguồn gốc các bài thơ
trong Kinh Thi khá phức tạp, gồm cả ca dao, dân ca và nhã nhạc triều đình, với các
tác giả thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đương thời. Từ lĩnh vực dân gian, âm nhạc
được chuyển sang lĩnh vực thành văn rồi thành kinh tịch, KinhThi đã trải qua quá
trình sưu tầm, chỉnh lý, biên soạn công phu.
Trong thời Chiến Quốc, KinhThi được coi là "sách giáo khoa" toàn xã hội,
luôn được các học giả truyền tụng, học tập với phương châm "Không học Thi thì


không biết nói" (bất học Thi, vi dĩ ngôn - Khổng Tử) . Trong sự kiện đốt sách của
nhà Tần, Kinh Thi bị mất mát rất nhiều, sau đó mới được sưu tầmvà khôi phục qua
công sức của nhiều học giả từ đời Hán trở đi. Trong số đó, bản Kinh Thi do hai
thầy trò Mao Hanh, Mao Trường biên soạn là bản thông dụng nhất cho đến ngày
nay. Cũng trong thời Hán, KinhThi trở thành một trong Ngũ kinh của Nho giáo và


luôn được nhiều thế hệ nhà Nho như Trịnh Khang Thành đời Đông Hán, Khổng
Dĩnh Đạt đời Đường nghiên cứu, bình giải cảvề mặt kinh học và văn học. Đến đời
Tống, Chu Hy chú giải lại toàn bộ Kinh Thi với chủ trương "kinh học hóa", "huyền
thoại hóa" KinhThi nhằm phù hợp với yêu cầu huấn hỗ, giáo huấn để rồi khi Tống
Nho chiếm địa vị bá chủ học thuật thì lýgiải của Chu Hy về Kinh Thi cũng trở
thành bất khả xâm phạm. Tuy nhiên, đến đời Thanh, Thi kinh tập truyện của Chu
Hy bị phản đối mạnh mẽ bởi nhiều học giả muốn nghiên cứu Kinh Thi trên tư cách
một tuyển tập văn học chứ không phải một tác phẩm kinh học.Và đó cũng là ý kiến
chính thống của giới Thi học hiện nay.
KinhThi được ví như một bức tranh miêu tả toàn cảnh về xã hội đương thời,
từ lịch sử, phong tục tập quán, tình trạng xã hội và chế độ chính trị của Trung Quốc
thời Chu cho đến song núi, cây cỏ, chim thú... Do đó, Kinh Thi được coi là nền
tảng cho khuynh hướng hiện thực của văn học Trung Quốc, nhất là phương pháp
"phú", "tỉ", "hứng" và lối trùng chương điệp ngữ rất có ảnh hưởng đến đời sau.
Nghệ thuật của Kinh Thi cũng rất đặc sắc,
Kinh Thi là một kiệt tác văn học giàu tính sang tạo cả về nội dung và hình
thức. Khuynh hướng tư tưởng và phong cách nghệ thuật Kinh Thi đều ảnh hưởng
sâu xa đến văn học đời sau .Toàn bộ lịch sử văn học Trung Quốc phát triển dưới sự
khơi gợi của tinh hoa Kinh Thi.Bên cạnh đó, Kinh Thi còn là tài liệu giáo dục
quan trọng của Nho sĩ Trung Quốc, trở thành giáo trình chính trị - luận lý cho toàn
bộ Nho sĩ trong xã hội Trung Quốc suốt hai nghìn năm phong kiến. Vai trò và ảnh


hưởng của Kinh Thi là vô cùng to lớn, chẳng những được truyền bá trên toàn cõi
Trung Quốc mà còn đến nhiều nơi trên thế giới, trở thành một phần của cải tinh
thần của nhân loại.
2, Thơ Đường
Thơ Đường là đỉnh cao viên mãn của thơ ca cổ Trung Quốc và là thành tựu
xuất sắc của thi ca nhân loại. Đi cùng lịch sử tồn tại của thơ Đường là lịch sử
nghiên cứu, phê bình về nó của nhiều tác giả thuộc nhiều thế hệ, ở Trung Quốc

cũng như ở trên thế giới.
Có thể nói một điều là trong văn chương nói chung và thơ ca nói riêng có lẽ
thể loại thơ Đường là có sức sống mãnh liệt nhất. Lịch sử đã trãi qua bao sự hưng
vong, quốc gia đã bao lần đổi chủ nhưng không vì lẽ đó mà làm mờ đi hồn tính của
thơ Đường. Sự tồn tại bao giờ cũng có lý do nhất định của nó. Và với thơ Đường
đó chính là sự tinh diệu trong nghệ thuật được nhào nặn, chắt lọc của những ngòi
bút tài hoa qua nhiều thế hệ.
Thơ Đường hiện có khoảng 48.000 bài, trên 2.300 thi sĩ, trong đó có Lý
Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị và hàng trăm tên tuổi khác đó bất tử với thời gian, được
người đời ngưỡng mộ. Thơ Đường được sáng tác theo ba thể là từ, cổ phong,
Đường luật.
Các nhà thơ đời Đường sử dụng hai thể thơ chính là Cổ thể (gồm cổ phong
và nhạc phủ) và Kim thể (hay cận thể ,gồm luật thơ và tuyệt cú). Thơ cổ thể không
bị hạn chế về số câu, số chữ, không bị hạn chế về niêm luật, cách gieo vần, do đó
có khả năng biểu hiện được nhiều sắc thái tình cảm cũng như phản ánh những vấn
đề xã hội rộng lớn. Thơ kim thể còn gọi là thơ Đường luật, thể thơ này tuy bị gò bó
về niêm luật, song nó cũng có ưu điểm cấu trúc chặt chẽ, cân đối , hài hòa, "bát cú"


là dạng chính của thơ Đường luật, từ nó có thể suy ra các dạng khác như "tuyệt cú"
và "bài luật", ở Việt Nam ta chủ yếu sử dụng thể này.
Những tác giả của thơ Đường thường lựa chọn và miêu tả những khoảnh
khắc dồn nén trong tâm hồn, đó cũng chính là bản chất của quá trình đời sống con
người. Đó là những khỏanh khắc đặc biệt của hiện thực được nhìn qua lăng kính
của tâm trạng, những khỏanh khắc thăng hoa, bột phát trong thế giới của tâm linh.
Có khi đó là khỏanh khắc lúc chia li, là khi lên cao, là màn đêm yên tĩnh nhìn trăng
mà da diếc nhớ về quê hương, là khỏanh khắc khi đối mặt với cái chết, hay chỉ là
một thoáng mờ của giấc chiêm bao...
“Nắng rọi hương Lô khói tía bay
Xa trông dòng thác trước sông này

Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây”
“Xa ngắm thác núi Lư – Đỗ Phủ”
Cái độc đáo nhất của thơ Đường là dồn nén biểu cảm để đạt tới sự tập trung
cao độ và trở thành tính khái quát, triết lí. Thơ Đường thường gợi chứ không tả.Từ
những khoảng trống, khoảng trắng, nốt lặng vô hình trong kết cấu, trong các tương
quan, trong các " nhãn tự", người đọc tự khám phá về thế giới tâm hồn của nhà thơ
được dồn nén vào trong đó.
Con người Trung Quốc nói riêng và con người phương Đông nói chung đặc
biệt mẫn cảm với triết lí về thế giới về cuộc đời con người. Vì vậy các nhà thơ
Đường gửi gắm vào thơ những quan điểm triết lí nhân sinh. Những quan điển này
thường được biểu hiện thông qua các cặp phạm trù đối lập: quá khứ- hiện tại, tình-


cảnh, sống- chết, thực - mộng, động-tĩnh...Các cặp phạm trù đã gợi cho người đọc
nét bản chất, một quy luật chân lí của đời sống. Chính vì vậy thơ Đường đã đạt tới
cái "thần lí","diệu lí" như các nhà nghiên cứu đã nhận xét.
Thơ Đường đặc biệt là luật thơ, có cấu trúc hòan thiện. Nó là sự hài hòa giữa
bằng trắc, âm dương,đối xứng và phi đối xứng. Nó lại nhất quán từ đề tài, mở đề
tới kết luận.Nó là sự kết hợp giữa thực từ và hư từ, giữa lời nói và không phải lời
nói.
Thơ Đường tập trung nghệ thụât tinh tế, diệu xảo.Thơ Đường lựa chọn
những chi tiết đặc sắc,điển hình đạt đến độ tinh xảo giàu sức gợi, giàu sức khái
quát, mọi ý tứ thăng trầm, sâu sắc được tóat lên từ những gợi ý này. Thơ Đường
thường dồn nén những ẩn dụ tượng trưng.Những ẩn dụ tượng trưng này có sức
bùng nổ lượng thông tin lớn. Cái ưu thế của nghệ thuật tinh tế, diệu xảo được tạo ra
bởi "ngôn hữu hạn, ý vô cùng", nhờ sự lựa chọn và tổ chức hình ảnh mang tính ẩn
dụ cao.
Tóm lại, thơ Đường là những trang rất chói lọi trong lịch sử văn học Trung
Quốc, đồng thời thơ Đường còn đặt cơ sở nghệ thuật, phong cách và luật thơ cho

nền thi ca Trung Quốc thời kì sau này. Thơ Đường cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến
thơ ca Việt Nam.
3, Tiểu thuyết Minh - Thanh
Tiểu thuyết là một hình thức văn học mới phát triển ờ thời Minh, Thanh. Ở
Trung Quốc, tại các thành phố lớn thường có những người chuyên làm nghề kể
chuyện về sự tích lịch sử. Dựa vào đó, các nhà văn đã viết thành tiểu thuyết. Nhiều
tác phẩm lớn, nổi tiếng đã ra đời trong giai đoạn này như Tam quốc diễn nghĩa của
La Quán Trung, Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu
mộng cùa Tào Tuyết Cần...


La Quán Trung viết “Tam quốc diễn nghĩa” dựa vào câu chuyện được lưu
truyền trong dân gian về ba người Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi kết nghĩa ở
vườn đào. Nội dung cơ bản của tác phẩm miêu tả cuộc đấu tranh về quân sự, chính
trị phức tạp giữa ba nước Nguỵ, Thục, Ngô,
Tác phẩm “Thuỷ Hử” của Thi Nại Am tường thuật lại diễn biến của cuộc
khởi nghĩa nông dân do Tống Giang làm thủ lĩnh tại vùng Lương Sơn Bạc. Tác
phẩm đã ca ngợi tài mưu lược, lòng quả cảm của những anh hùng áo vải nên đã bị
chính quyền đương thời cấm lưu truyền. Nhưng hình ảnh của các anh hùng hảo hán
Lương Sơn Bạc vẫn ăn sâu vào lòng dân và đã tạo thêm nguồn sức mạnh tinh thần
cổ vũ cuộc đấu tranh chống phong kiến của nông dân Trung Quốc.
`Ngô Thừa Ân kể chuyện Sư Huyền Trang và các đồ đệ tìm đường sang Ấn
Độ lấy kinh Phật trong các tập “ Tây du kí ”nổi tiếng. Tính cách của các nhân vật
được biểu hiện trên suốt dọc đường đầy nguy nan trắc trở. Cuối cùng thầy trò
Đường Tăng đã đạt được mục đích.
Đến với “Hồng lâu mộng” của Tào Tuyết cần viết về câu chuyện hưng suy
của một gia đình quý tộc phong kiến và tình yêu của một đôi trai gái - Gia Bảo
Ngọc và Lâm Đại Ngọc. Qua đó, tác giả đã vẽ lẽn bộ mặt của xã hội phong kiến
trong giai đoạn suy tàn.
Từ đó ta có thể thấy, Thủy Hử như là trang sử ghi lại cuộc khởi nghĩa của

nông dân dưới thời Bắc Tống. Trong đó, tư tưởng của Tống Giang như là ý thức tư
tưởng của những lãnh tụ những cuộc khởi nghĩa nông dân thời phong kiến khi
chưa có tư tưởng Marx – Lenin. Hay hành động cướp sổ sinh, trộm Bàn đào, đại
náo Thiên cung,… của Tôn Ngộ Không là lý tưởng mưu cầu tự do, bình đẳng, dân
chủ của nông dân trong xã hội phong kiến ngột ngạt. Còn Hồng lâu mộng như là sự
báo hiệu cho vận mệnh của chế độ phong kiến suy tàn đương thời sắp đến thời kì


sụp đổ… Nói chung, thông qua các tiểu thuyết Minh – Thanh đã giúp chúng ta
nhận thức, tìm hiểu rõ hơn, hiện thực hơn về chế độ xã hội Trung Quốc cũ, đồng
thời cho ta thấy hình mẫu anh hùng lý tưởng của nhân dân Trung Quốc thời cổ
trung đại.
4, Một số thể loại tiêu biểu khác
1, Phú
Phú xuất hiện ở Trung Quốc thời nhà Hán Một trong những nhà lý luận văn
học đầu tiên là Lục Cơ, sống ở thếkỷ III sau CN. Phú là một thể loại văn có vần,
hoặc xen lẫn giữa văn vần hoặc văn xuôi hết sức phức tạp và được tu sức cao về
phong cách, Phú dùng để tả cảnh vật, phong tục, kế sự, việc bàn chuyện đời, có
vần, điệu... đây là thể loại đạt được rất nhiều thành tựu lớn đối với nền văn học
Trung quốc thời bấy giờ.
b, Từ
Vốn ra đời vào cuối Đường, do thơ Đường biến thể mà thành, Từ là lời thơ
của các điệu nhạc có sẵn, vì vậy số câu, số chữ, âm điệu của từ là tùy thuộc vào các
điệu nhạc, do đó, các bài thơ của từ thường dài ngắn không đều nhau chứ không
phải bị ràng buộc những quy tắc chặt chẽ như thơ Đường. Đời Tống là thời kì phát
triển nhất của Từ với nhiều người sang tác nổi tiếng như Liễu Vĩnh, Tô Thức, Tân
Khí Tật… do có sự phát triển của Từ nên ca hát trở thành một môn nghệ thuật rất
phát triển trong xã hội thượng lưu và đô thị lúc bấy giờ.
c, Kịch



Là hình thức văn học nghệ thuật tiêu biểu. Từ thời Tống, Kim, loại kịch đơn
giản phối hợp giữa hát, nói, múa, đàn đã xuất hiện. Trên cơ sở kế thừa và tổng hợp
các hình thức nghệ thuật như từ, hí kịch và những câu chuyện lưu truyền trong
nhân dân, các nhà biên kịch đời Nguyên đã dựng nên những vở ca vũ kịch hoàn
chỉnh. Số kịch bản đã biên soạn dược là khoảng 500 vở, nhưng lưu truyền đến nay
chỉ còn hơn 100 tác phẩm mà thôi. Nhà soạn kịch ưu tú nhất đời Nguyên là Quan
Hán Khanh. Ông viết được hơn 60 kịch bản, nay còn truyền lại 18 tác phẩm, trong
đó các vở Đậu Nga oan (nỗi oan của nàng Đậu Nga), Bái nguyệt đình (Nhà đón
trăng), Vọng giang đình (Nhà ngắm sông),Đơn dao hội (Đơn dao dự hội) v.v… là
có giá trị nhất. Qua các tác phẩm ấy, tác giả đã lên án nền thống trị tàn bạo của quý
tộc Mông cổ và thể hiện tinh thần đấu tranh vì chính nghĩa của mình.
II, Ảnh hưởng của văn học cổ trung đại Trung Quốc đến nền văn học
Việt Nam
1, Ảnh hưởng của thơ Đường
Thơ Đường là một thể loại rất phát triển ở Trung Quốc,thể thơ này cũng đã
ảnh hưởng khá nhiều đến văn học Việt Nam.Thơ Đường là thể loại thơ có một hệ
thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở 5 điều sau:Luật, Niêm,Vần, Đối và bố cục.
Về hình thức có các dạng “Thất ngôn bát cú”,”Thất ngôn tứ tuyệt”,”Ngũ ngôn tứ
tuyệt”,”Ngũ ngôn bát cú”.Người Việt Nam cũng tuân thủ hoàn toàn các quy tắc
này.Vì văn chương chính thống,giáo dục và hệ thống khoa cử thời trung đại đều sử
dụng tiếng Hán, nên từ lâu đời người Việt Nam đã sáng tác thơ văn bằng tiếng Hán
trong đó có thơ theo luật Đường.Với sự phát triển mạnh mẽ của thơ Đường, Việt
Nam cũng có các tác phẩm thơ Đường nổi tiếng gắn liền với các tác gia nổi tiếng
như Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, Bánh Trôi Nước của Hồ Xuân


Hương,..Thơ Đường xuất hiện trong nền văn học Việt Nam là hệ quả của quá trình
giao lưu văn hóa lâu dài và nằm trong quan niệm thẩm mỹ của các nhà thơ cổ điển.
Thơ Đường được sử dụng rộng rãi trong các kì thi.Ở thời Nguyễn Trãi,thơ luật

Đường biến thể thành thơ thất ngôn xen lục ngôn đầy sáng tạo,độc đáo,phóng
khoáng,rất phù hợp với cách nghĩ,cách nói,tâm lí của dân tộc nên được một số nhà
thơ đời sau tiếp tục sử dụng(Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm)
2, Ảnh hưởng của tiểu thuyết
Tiểu thuyết ảnh hưởng sâu sắc đế rất nhiều sáng tác của các tác giả Việt
Nam. Nguyễn Du đã từ cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài
Nhân(Trung Quốc) mà sáng tác ra Truyện Kiều-một tác phẩm để đời và đợc rất
nhiều người mến mộ.Một số không nhiều tác phẩm tiểu thuyết tự sự có giá trị trong
giai đoạn lịch sử văn học Việt Nam vẫn còn tồn tại đến ngày nay.Tác phẩm cổ nhất
hiện còn là một tập hợp truyện thần kỳ mô phỏng những hình mẫu của Trung Quốc
dưới nhan đề Việt điệu u linh tập(1329) của tác giả Lí Tế Xuyên.”Truyền kì mạn
lục” của Nguyễn Dữ là tác phẩm tiểu thuyết hư cấu dài hơi sớm nhất của Việt Nam
được mô phỏng theo tác phẩm” Tiễn đăng tan thoại” của Trung Quốc.
3, Ảnh hưởng của Kịch
Các thể loại kịch của Trung Quốc cũng như các loại hình biểu diễn sân khấu
tương tự tại các nước trong khu vực như Triều Tiên,Nhật Bản,Việt Nam thường lấy
các sự tích câu chuyện những anh hùng trong dân gian và lịch sử làm đề tài chủ
đạo. Kinh kịch của Trung Quốc có khá nhiều ảnh hưởng đến kịch của Việt
Nam.Kịch của Việt Nam có kịch bản được xây dựng dựa trên các tác phẩm văn học
cổ trung đại,mà văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều của văn hóa Trung
Quốc
KẾT THÚC VẤN ĐỀ


Tóm lại, những đặc điểm và thành tựu trong văn học của Trung Quốc thời cổ
trung đại đã góp phần không nhỏ vào kho tang văn học Trung Quốc, dưới sự ảnh
hưởng sâu sắc của Nho Giáo Trung Quốc đã có nhữn gtác phẩm để lại những bài
học quý báu về đạo lý làm người, chí làm trai, những phẩm chất: “ Nhân, nghĩa, lễ,
chí, tín, dũng”. Trở thành một bộ phận của nền văn minh nhân loại đồng thời ảnh
hưởng đến các quốc gia khác đặc biệt là Việt Nam .Trong quá trình phân tích và

làm rõ đề tài nhóm chúng em không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong thầy cô
và các bạn góp ý để bài làm của chúng em them hoàn thiện hơn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Giáo trình Lịch sử văn minh thế giới – Vũ Dương Ninh ( Chủ biên ) – Nhà xuất
bản giáo dục.
2, />3, />%C6%B0%E1%BB%9Dng-lu%E1%BA%ADt/
4, />5, />

PHỤ LỤC
Một số tác giả nổi tiếng của văn học Trung Quốc Thời cổ trung đại

Nhà thơ Bạch Cư Dị (772 -846)
Xuất thân từ một gia đình địa chủ quan lại, năm 26 tuổi đậu tiến sĩ, đã làm
nhiều chức quan to trong triều , ông đi theo con đường sang tác của nhà thơ Đỗ
Phủ, ông là một trong những nhà thơ hiện thực chủ nghĩa lớn của Trung Quốc thời
Đường. Một số bài thơ lớn của ông như: Đông Dạ Văn Trùng, Chu Trung Dạ Vũ,
Xuân Đề Hồ Thượng, Lâm Giang Tống Hạ Chiêm…

Nhà thơ Lý Bạch ( 701 – 762)


Lý bạch là một người tính tình phóng khoáng , thích tự do, không chịu được
cảnh ràng buộc luồn cúi, ông là một người yêu quê hương đất nước và rất thông
cảm với nỗi khổ cực của nhân dân lao động, do đó, thơ của ông đẹp và hào hung, ý
thơ có màu sắc của chủ nghĩa lãng mạng… một số tác phẩm tiêu biểu như: Xa
ngắm thác núi Lư, Tĩnh dạ tứ, Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi quảng
lăng…


Nhà thơ Đỗ Phủ (712 – 770)
Xuất thân từ một gia đình quan lại nhỏ sa xút. Học rộng nhưng thi không đỗ,
cuộc đời phải sống trong cảnh nghèo nàn… do vậy thơ của Đỗ Phủ tập trung miêu
tả những cảnh bất công trong xã hội, miêu tả cảnh nghèo khổ và những nỗi oan ức
của nhân dân lao động, vạch trần sự áp bức bóc lột của giai cấp thống trị… một số
tác phẩm tiêu biểu như: Từ kinh đô về huyện Phụng Tiên, Binh xa hành, Biệt
phòng thái úy mộ, Bất kiến…


Một số tác phẩm văn học nổi tiếng

Tam quốc diễn nghĩa
Tam quốc diễn nghĩa về phương diện biên soạn chủ yếu là công lao của La
Quán Trung, nhưng thực ra bộ tiểu thuyết này trước sau đã trải qua một quá trình
tập thể sáng tác lâu dài của rất nhiều người. Trước La Quán Trung, từ lâu chuyện
Tam quốc đã lưu hành rộng rãi trong dân gian truyền miệng, các nghệ nhân kể
chuyện, các nhà văn học nghệ thuật viết kịch, diễn kịch, đều không ngừng sáng
tạo, làm cho những tình tiết câu chuyện và hình tượng các nhân vật phong phú
thêm.Đây là bộ tiểu thuyết chương hồi đầu tiên của Trung Quốc, cũng là tiểu
thuyết lịch sử dài có tính tiêu biểu nhất của Trung Quốc.

Tây du kí


Tây Du Ký chiếm vị trí độc đáo trong lịch sử văn học Trung Quốc, được
xuất bản với tác giả giấu tên trong những năm 1590, nhưng thường được cho là do
học giả Ngô Thừa Ân sáng tác. Tiểu thuyết thuật lại quá trình nhà sư Huyền Trang
(Đường Tam Tạng) đời nhà Đường thế kỷ thứ IX đi Ấn Độ thỉnh kinh.

Hồng lâu mộng

Là tác phẩm nguyên tác đầu tiên của Trung Quốc, không dựa trên bất kì câu
chuyện lịch sử nào mà chỉ lấy bối cảnh lịch sử.Tác phẩm ra đời vào khoảng giữa
thế kỉ XVIII, đời nhà Thanh, 80 hồi đầu do Tào Tuyết Cần viết. Tác phẩm xoay
quanh câu chuyện tình duyên trắc trở giữa hai anh em con cô con cậu: Giả Bảo
Ngọc và Lâm Đại Ngọc, từ đó mô tả cuộc sống nhiều mặt của một đại gia đình quý
tộc đời Minh từ lúc cực thịnh cho đến lúc suy vi trong vòng tám năm.




×