Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.3 KB, 10 trang )

ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ LƯU CHUYỂN HÀNG
HÓA NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG NGHIỆP
VIỆT NAM
1.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
Với đặc điểm một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại nhập khẩu hàng
hóa, để đảm bảo hoạt động hiệu quả, hợp lý nên Công ty Cổ phần Nông nghiệp
Việt Nam chia hoạt động lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu chia làm hai giai đoạn rõ
rệt:
Giai đoạn 1: Mua hàng nhập khẩu: bắt đầu với việc ký kết các hợp đồng nhập
khẩu, phòng kinh doanh tìm hiểu nhu cầu hàng trong nước, tìm kiếm nhà cung cấp
nước ngoài thích hợp trên cơ sở các chỉ tiêu về chất lượng, giá cả, phương thức
giao nhận, phương thức thanh toán. Sau đó, trình cho giám đốc duyệt, kí kết hợp
đồng với các điều khoản. Sau khi hợp đồng nhập khẩu được ký kết, công ty xin
giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan gồm các giấy tờ sau:
- Bản chính hợp đồng thương mại
- Bản chính hóa đơn thương mại
- Bản sao chứng nhận đăng kí kinh doanh
- Bản sao vận đơn (nếu có)
Sau đó công ty xuất trình các chứng từ cần thiết để hải quan làm thủ tục giao
nhận và kiểm tra hàng nhập khẩu. Sau khi hoàn tất các thủ tục hải quan, nhân viên
của công ty có nhiệm vụ nhận hàng và vận chuyển hàng bằng đường bộ về kho H6
Văn Điển (được công ty thuê kho của công ty TNHH giao nhận và vận tải TM Duy
Tài ). Bộ hồ sơ đi đường gồm có:
- Tờ khai hải quan
- Hợp đồng thương mại
- Hóa đơn thương mại
- Bảng kê đóng gói
- Vận đơn
- Giấy đăng kí kinh doanh
- Giấy đăng kí thuốc bảo vệ thực vật
- Giấy chứng nhận phẩm chất và xuất xứ.


- Hợp đồng thuê kho
Hàng nhập kho theo đúng phương thức giao nhận theo hợp đồng thuê kho: “ Bên
A giao hàng tại kho bên B để lưu trữ và bảo quản. Khi bên B ký xác nhận đã nhạn
hàng tại kho thì coi như hàng đã nhập tại kho. Khi cần lưu chuyển hàng, bên A sẽ
nhận hàng tại địa điểm kho của bên B”. ( Trích phụ lục 1: Hợp đồng thuê kho )
Giai đoạn này kết thúc khi lập xong Biên bản giao nhận hàng với bên B và kế
toán kho ghi phiếu nhập kho giao liên2 cho thủ kho H6.
Giai đoạn 2: Tiêu thụ hàng nhập khẩu
Giai đoạn này bắt đầu khi có đơn đặt hàng của khách hàng, thỏa thuận các
phương thức, điều khoản thanh toán, bên mua đồng ý thanh toán, hàng được
chuyển từ kho H6 về kho Công ty. Sau đó, hàng được kiểm tra chất lượng, dán
nhãn mác, đóng hộp ( kiện hàng ) tại kho Công ty, trước khi giao cho nhân viên
kinh doanh. Nhân viên kinh doanh vận chuyển hàng cho khách hàng là các đại lý
cấp 1, cấp 2.
Kết thúc quá trình này khi kế toán xuất hóa đơn GTGT cho nhân viên kinh doanh
giao cho bên mua, nhân viên kinh doanh thu tiền ngay từ đại lý về nộp thủ quỹ
hoặc ghi nợ vào sổ đại lý nếu đại lý xin thanh toán chậm ( phải được sự phê duyệt
của ban giám đốc hoặc kế toán trưởng ).
1.1.1. Đặc điểm hoạt động nhập khẩu
1.1.1.1. Đặc điểm hàng hóa nhập khẩu
Hàng hóa nhập khẩu là nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và phân bón nông
nghiệp:
Thuốc bảo vệ thực vật:
- Thuốc trừ bệnh ELCARIN 0.5SL
- Thuốc trừ sâu sinh học RATOIN 1.0EC
- Thuốc trừ sâu sinh học RATOIN 5WDG
- Thuốc trừ sâu rầy AFENO 30WP
Phân bón: ANGEL ONE
Tất cả các loại sản phẩm trên đều tồn tại ở hai dạng: dạng bột đóng theo gói và
dạng lỏng đóng theo chai.

Cơ cấu hàng nhập khẩu:
Biểu số 1.1: Cơ cấu hàng nhập khẩu
ST
T
Tên hàng hóa Tỷ trọng (%)
Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007
1 Ratoin 5WDG 12,7 0 0
2 Ratoin 1.0 EC 8gml 15 17.5 20
3 Ratoin 1.0 EC 50ml 9,2 15 17.5
4 Elcarin 0,5 SL 10ml 10,3 12.8 5
5 Elcarin 0,5 SL 100ml 12,8 11.7 5
6 Elcarin 0,5 SL 240ml 13,2 8.1 5
7 Afeno 30WP 7g 11 5.4 9.5
8 Afeno 30WP 100g 0 4.5 8
9 Phân bón Angel one 15,8 25 30
Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Nông nghiệp Việt Nam
Cơ cấu hàng nhập khẩu biến động qua các năm, hầu như không theo một xu
hướng tăng hay giảm nhất định nào, mà do các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật
thường xuyên được cải tiến cho phù hợp với đặc điểm nông nghiệp Việt Nam. Từ
nguyên nhân chủ đạo đó, mà Công ty nhập khẩu hàng hóa.
1.1.1.2. Thị trường nhập khẩu
Do đặc điểm hàng nhập khẩu là các sản phẩm trong nước sản xuất với giá thành
cao và chưa đặc chế được các loại sản phẩm này có chất lượng cao do quy trình
công nghệ sản xuất còn chưa tân tiến. Vì vậy, công ty chọn nhập khẩu các mặt
hàng này từ các nhà cung cấp Trung Quốc, đặc biệt là các bạn hàng quen thuộc
như: Công ty Nông nghiệp HEILONGJIANG, Công ty hóa chất HISIGMA, Công
ty SHANDONG…
1.1.1.3. Phương thức nhập khẩu
Công ty tiến hành nhập khẩu trực tiếp, công ty tự tìm kiếm thị trường nhập khẩu,
tự giao dịch, đàm phám, thỏa thuận và ký hợp đồng thương mại với nhà cung cấp

nước ngoài. Khi nhận được thông báo hàng về cửa khẩu, công ty cử nhân viên kinh
doanh đi nhận hàng và sau thời gian thỏa thuận trên hợp đồng, thanh toán tiền hàng
cho nhà cung cấp.
Với hình thức nhập khẩu trực tiếp này công ty tự cân đối được tài chính của mình
để xác định nhà cung cấp phù hợp.
1.1.1.4. Phương thức thanh toán mua hàng nhập khẩu
Phương thức thanh toán được quy định rõ ràng trong mỗi một hợp đồng thương
mại. Phương thức thanh toán là toàn bộ quá trình nhận và trả tiền trong giao dịch
mua bán hàng hóa ngoại thương giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Tùy vào
đặc điểm, khả năng đàm phán, mức độ tin cậy, tính thường xuyên giao dịch, mà có
các phương thức thanh toán khác nhau với từng thương vụ và từng nhà xuất khẩu
khác nhau.
Khi mới thành lập, công ty còn sử dụng tiền mặt trong giao dịch thanh toán. Về
sau này, công ty áp dụng các phương thức thanh toán quốc tế được chấp nhận rộng
rãi, bởi công ty nhận thấy thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong giao dịch
mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác
nhau. Nó góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hóa tiền tệ, tạo nên sự liên tục của
quá trình kinh doanh và đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa trên phạm vi quốc
tế; hoạt động này được tiến hành nhanh chóng, an toàn sẽ khiến hoạt động lưu
thông hàng hóa tiền tệ giữa người mua, người bán diễn ra trôi chảy, an toàn hơn,
giúp cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và giảm bớt chi
phí cho các chủ thể tham gia, ví như chi phí đi lại, giao dịch trả tiền hàng, thời gian
chờ đợi giao dịch.
Các phương thức thanh toán quốc tế công ty chủ yếu sử dụng:
(1)Phương thức chuyển tiền: gồm hai hình thức:
- Chuyển tiền bằng điện T/T : Telegraphic Transfer
Quy trình thanh toán bằng chuyển tiền:
+ Người xuất khẩu chuyển giao hàng và bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập
khẩu.
+ Người nhập khẩu sau khi kiểm tra hàng hoá (hoặc bộ chứng từ hàng hoá), nếu

thấy phù hợp yêu cầu theo thoả thuận đôi bên, lập thủ tục chuyển tiền gửi ngân
hàng bên nhập khẩu ( ngân hàng trả tiền ).
+ Ngân hàng trả tiền chuyển tiền lập thủ tục chuyển tiền qua chi nhánh ngân hàng
trả tiền.
+ Ngân hàng trả tiền thanh toán tiền cho người thụ hưởng
- Chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn TTR là từ viết tắt của Telegraphic Transfer
Reimbursement, thường được sử dụng trong thanh toán L/C.
Hai cách chuyển tiền trên chỉ khác nhau ở chỗ là: chuyển tiền bằng điện nhanh
hơn chuyển tiền bằng thư, nhưng chi phí chuyển tiền bằng điện cao hơn.
(2) Phương thức tín dụng chứng từ:
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận mà trong đó một ngân hàng
theo yêu cầu của khách hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho ngân hàng trong
phạm vi số tiền đó, khi ngân hàng này xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp
với những quy định đề ra trong thư tín dụng.
Như vậy, để tiến hành thanh toán bằng phương thức này, bắt buộc phải hình
thành một thư tín dụng. Đây là một văn bản pháp lý quan trọng của phương thức
thanh toán này, vì nếu không có thư tín dụng thì xuất khẩu sẽ không giao hàng và

×