Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

báo cáo thực tập giữa khóa rủi ro và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động của ngân hàng ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.44 KB, 22 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

ST
T

Tên

Trang

1

Hình 2.1: Các loại rủi ro trong ngân hàng

4

2

Hình 2.2 Các loại rủi ro trong ngân hàng

5

3

Hình 2.3: Các hình thức rủi ro tín dụng

8


2



LỜI NÓI ĐẦU
Sự ra đời hoạt động ngân hàng đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử phát triển
và tiến bộ của con người. Lê Nin đã coi sự ra đời ngân hàng như “ Sự phát minh ra
lửa” hay “ Sự phát minh ra bánh xe”. Vai trò to lớn của hoạt động ngân hàng đối với
sự phát triển nền kinh tế và xã hội được xuất phát từ chính những đặc trưng của nó.
Hoạt động kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt bởi hàng hóa
trong quá trình kinh doanh là tiền tệ - loại hàng hóa có tính nhạy cảm và sức cuốn hút
đặc biệt. Chính tính đặc biệt riêng có này của tiền tệ mà hoạt động kinh doanh ngân
hàng vừa là một hoạt động đem lại hoạt động hiệu quả rất lớn đối với nền kinh tế, vừa
là một lĩnh vực mà khả năng xảy ra rủi ro cao.
Nghiên cứu rủi ro trong hoạt động ngân hàng là một việc làm hết sức cần thiết
đối với hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam. Việc nghiên cứu này sẽ cho ta
thấy rõ được các loại rủi ro, nguyên nhân xuất hiện rủi ro và hậu quả của nó, và để từ
đó đề ra các giải pháp hữu hiệu, thiết thực nhằm hạn chế rủi ro, giảm thiểu tổn thất cho
hệ thống ngân hàng.
Xuất phát từ những vấn đề trong lý thuyết cũng như thực trạng hoạt động của hệ
thống ngân hàng thương mại Việt Nam, em mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu: “ Rủi
ro và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động của ngân hàng ở Việt Nam”.
Mặc dù đã có sự hết sức nhiệt tình về mặt khoa học cũng như tài liệu phục vụ
bài viết của thầy giáo TS. Nguyễn Hải Ninh, nhưng do kiến thức còn hạn chế nên bài
viết của em sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót cần bổ sung. Em rất mong nhận
được sự góp ý của thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.


3

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG NGÂN HÀNG
1.1


Khái niệm rủi ro
Theo ISO/IEC Guide 73 :
“ Rủi ro được định nghĩa là tổ hợp tất cả các sự kiện có khả năng xảy ra
và hậu quả của nó”.1
Trong lĩnh vực kinh doanh, rủi ro là những thiệt hại vô hình và nằm ngoài khả

năng kiểm soát của đơn vị kinh doanh.
1.2

Rủi ro tồn tại khách quan trong hoạt động ngân hàng
Trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh và rủi ro là hai phạm trù cặp đôi.
Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đã làm đa dạng hoá các thành phần

kinh tế, tạo sự bình đẳng trong hoạt động của các thành phần này và thúc đẩy sự cạnh
tranh lẫn nhau một cách lành mạnh.
Rủi ro tuy là sự bất trắc gây thiệt hại không mong đợi song lại là hiện tượng
đồng hành với các hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường, trong quá trình cạnh
tranh. Rủi ro xuất hiện ở những điểm yếu, kém hiệu quả, mất cân đối trong phát triển
kinh tế. Rủi ro vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của những hoạt động kinh tế không
có hiệu quả. Nó tạo tiền đề cho quá trình đào thải tự nhiên của các doanh nghiệp yếu
kém, thúc đẩy sự chấn chỉnh, thích nghi của các doanh nghiệp, tạo xu hướng phát triển
ổn định và có hiệu quả cho nền kinh tế.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng
Thương mại cũng không nằm ngoài sự tác động trên. Thậm chí, với hoạt động ngân
hàng, hầu như không có loại nghiệp vụ nào, không có loại dịch vụ nào của ngân hàng
1“ Risk can be defined as the combination of the probability of an event and its consequences”.


4


là không có rủi ro bởi một lẽ là hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại
trong nền kinh tế thị trường là một hoạt động rất nhậy cảm, mọi biến động trong nền
kinh tế-xã hội đều nhanh chóng tác động đến hoạt động ngân hàng, có thể gây nên
những xaó trộn bất ngờ và dẫn đến hiệu quả của ngân hàng bị giảm sút một cách nhanh
chóng. Do vậy, hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại luôn chứa đựng
những rủi ro “tiềm ẩn”, nó có thể xẩy ra bất cứ lúc nào.
Hoạt động kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực đặc biệt do hàng hoá của nó là
tiền tệ-loại hàng hoá có tính nhạy cảm và sức cuốn hút rất lớn; vì vậy mà rủi ro trong
kinh doanh ngân hàng cũng rất lớn và đa dạng.
Do vậy, nhận thức rõ từng loại rủi ro, đề ra những biện pháp ngăn chặn phòng
chống hữu hiệu để hạn chế thấp nhất rủi ro luôn là vấn đề cấp bách thường xuyên liên
tục tồn tại song song với hoạt động của ngân hàng. (Nguồn: thư viện học liệu mở Việt
Nam).


5

PHẦN2: NHỮNG RỦI RO ĐẶC THÙ TRONG HOẠT ĐỘNG
NGÂN HÀNG
Theo cách phân loại của Matthews and Thompson
Hình 2.1: Các loại rủi ro trong ngân hàng

Rủi ro

rủi ro thị trường

rủi ro lãi suất

rủi ro vốn


rủi ro luật pháp

rủi ro hàng hóa

rủi ro hoạt động

rủi ro thanh khoản

rủi ro tín dụng

rủi ro tiền tệ

Nguồn: Matthews K. and Jompson J. et al.,p.210


6

Theo cách phân loại của Besis (2002)
Hình 2.2 Các loại rủi ro trong ngân hàng
tín dụng

lãi suất

thị trường

rủi ro ngân hàng

thanh khoản


hoạt động

ngoại hối

rủi ro khác: rủi ro quốc gia, rủi ro quản lý...

Nguồn: Besis J., 2002, P.12
Rủi ro trong hoạt động của ngân hàng được Nguyễn Văn Tiến (2012) chia ra
thành: rủi ro lãi suất; rủi ro ngoại hối; rủi ro tín dụng; rủi ro thanh khoản; rủi ro hoạt
động ngoại bảng; rủi ro công nghệ và hoạt động; rủi ro quốc gia và rủi ro khác.
Tóm lại, trong hoạt động của mình, ngân hàng phải đối mặt với 4 loại rủi ro
chính: Rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro ngoại hối và rủi ro lãi suất.
.1
12.1.1

Rủi ro tín dụng
Định nghĩa
Trong nền kinh tế thị trường, cấp tín dụng là chức năng kinh tế cơ bản của ngân

hàng. Rủi ro trong ngân hàng có xu hướng tập trung chủ yếu vào danh mục tín dụng.
Đây là rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra (Bessis, 2002). Khi ngân hàng rơi vào


7

trạng thái tài chính khó khăn nghiêm trọng thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạt
động tín dụng của ngân hàng.
Nếu tất cả các khoản đầu tư của ngân hàng được thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi
đúng hạn thì ngân hàng không hề chịu bất cứ một rủi ro tín dụng nào. Trong trường
hợp người vay tiền phá sản, thì việc thu hồi gốc và lãi tín dụng đầy đủ là không chắc

chắn, vì vậy ngân hàng có thể gặp rủi ro tín dụng.
Do đó rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của
ngân hàng. Theo Nguyễn Văn Tiến (2012) :
“ rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được
đầy đủ cả gốc lẫn lãi của khoản vay, hoặc là việc thanh toán gốc và lãi không
đúng kỳ hạn”.
Hoặc có thể hiểu “rủi ro tín dụng là rủi ro về sự tổn thất tài chính ( trực tiếp hoặc
gián tiếp) xuất phát từ người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam
kết hoặc mất khả năng thanh toán”. ( theo quan điểm của Hồ Diệu , 2002).
.1.2

Nguyên nhân rủi ro tín dụng
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng được Pavla Vodová (2003) chia ra làm 3

nguyên nhân chính: nguyên nhân từ phía khách hàng, nguyên nhân từ phía ngân hàng
và các nguyên nhân khách quan khác từ môi trường bên ngoài.
- Nguyên nhân từ phía khách hàng:
+ Khả năng quản lý doanh nghiệp kém: Hiện nay khách hàng của ngân
hàng vẫn còn một phần lớn là các doanh nghiệp nhà nước có tài sản thế chấp đủ
tiêu chuẩn nhưng lại có khả năng quản lý kinh doanh kém. Không chỉ có các
doanh nghiệp Nhà nước mà các doanh nghiệp quốc doanh cũng chưa có sự chú
trọng đúng mức đến việc nâng cao trình độ của bộ máy quản lý. Đây cũng là
một nguyên nhân không nhỏ dẫn đến nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng cho ngân
hàng.


8

+ Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: Ngoài
việc ghi chép đầy đủ, chính xác các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh

nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt. Thêm vào đó tâm lý đối phó với ngân hàng khiến
cho sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ
mang tính chất hình thức hơn là thực tế. Khi cán bộ tín dụng lập bảng phân tích
tài chính của doanh nghiệp cũng dựa trên số liệu do doanh nghiệp cung cấp nên
thường thiếu chính xác.
+ Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc
trả nợ vay, cố tình lừa đảo ngân hàng: Khi đến xin vay vốn các doanh nghiệp
mang theo một phương án dự án kinh doanh khả thi và chi tiết. Tuy nhiên thực
tế hiện nay cũng không ít trường hợp doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích,
lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản hoặc dùng tiền vay vào các mục đích
không hiệu quả gây ra thua lỗ và cũng là gây ra rủi ro tổn thất cho ngân hàng.
- Nguyên nhân từ phía ngân hàng:
+ Chính sách tín dụng không hợp lý: thể hiện ở chỗ ngân hàng quá đề cao
mục tiêu lợi nhuận mà không chú ý đến mục tiêu an toàn, hiệu quả và lành mạnh. Hay
ngân hàng quá quan tâm đến lợi nhuận mà đơn giản hóa việc phân tích, đánh giá khách
hàng.
+ Ngân hàng không thu thập đủ thông tin và tính chính xác về các số liệu
+ Công tác kiểm tra nội bộ trong các ngân hàng còn lỏng lẻo
+ Cán bộ thiếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ
+ Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay
+ Ngân hàng không có một bộ phận chuyên trách theo dõi quản lý rủi ro
tín dụng, quản lý hạn mức tín dụng tối đa cho từng khách hàng, ngành nghề, sản phầm
địa phương khác nhau để phân tán rủi ro trong từng thời kỳ


9

+ Ngân hàng giải quyết không hợp lý mối quan hệ giữa nguồn vốn huy
động và nguồn vốn sử dụng, cụ thể là dự trữ vốn quá ít so với nhu cầu rút vốn nhiều
hoặc dự trữ quá nhiều gây ứ đọng vốn, lãng phí trong sử dụng vốn


Các hình thức rủi ro tín dụng: theo quan điểm của Besis (2002), rủi ro tín dụng
bao gồm rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục.2
Hình 2.3 Các hình thức rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng

Rủi ro giao dịch

Rủi ro lựa chọn

Rủi ro bảo đảm

Rủi ro danh mục

Rủi ro nghiệp vụ

Rủi ro nội tại

Rủi ro tập trung

Nguồn: Joel Bessis, 2002, p. 13-14
-

Rủi ro giao dịch: Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do
những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng.
+ Rủi ro lựa chọn: Là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân
tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiêu quả để
ra quyết định cho vay.


2“The view of credit risk differs for the banking portfolio and the trading portfolio”.


10

+ Rủi ro bảo đảm: Phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm, chủ thể bảo đảm,
cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo, chủ thể bảo
đảm, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo.
+ Rủi ro nghiệp vụ: Là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay
và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng và
kỹ thuật xử lý và các khoản vay có vấn đề.
-

Rủi ro danh mục: Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh do
những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành 2
loại: Rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
+ Rủi ro nội tại: Xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang
tính riêng biệt bên trong mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó
xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay
vốn.
+ Rủi ro tập trung: Là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá
nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động
trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất
định hoặc trong cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
.2

Rủi ro thanh khoản

.2.1


Định nghĩa
Rủi ro thanh khoản được định nghĩa ( Karaviti Stavroula, 2009) như sau:
“ Rủi ro thanh khoản liên quan tới việc ngân hàng không có khả năng

cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho các giao dịch hằng ngày”.3
Theo Nguyễn Văn Tiến (2012) : “ Rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng
không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính một cách tức thời hoặc phải huy động vốn
bổ sung với chi phí cao hoặc phải bán tài sản với giá thấp”. Rủi ro thanh khoản xảy ra
3Liquidity risk is referred to the bank.s inability to make its daily money transactions.


11

khiên cho ngân hàng phải đình trệ hoạt động, gây thua lỗ, mất uy tín và nếu nghiêm
trọng có thể dẫn đến phá sản.
.2.2

Nguyên nhân rủi ro thanh khoản
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến ngân hàng đối mặt với rủi ro thanh khoản:
- Nguyên nhân tiền đề (Nguyễn Văn Tiến, 2012) bao gồm 3 nguyên nhân:
+ Thứ nhất, ngân hàng huy động và đi vay vốn thời hạn ngắn, sau đó cứ

tuần hoàn chúng để cho vay thời hạn dài hơn. Do đó, nhiều ngân hàng phải đối mặt với
sự không trùng khớp về kỳ hạn đến hạn giữa tài sản có và tài sản nợ. Thật hiếm khi
luồng tiền ròng bên tài sản có lại vừa khít để trang trải luồng tiền ròng bên tài sản nợ.
Trong thực tế, ngân hàng luôn có một tỷ lệ đáng kể tài sản nợ phải được hoàn trả tức
thời như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn có thể rút trước hạn, do đó ngân
hàng phải luôn sẵn sàng thanh khoản.
+ Thứ hai, sự nhạy cảm của tài sản tài chính với thay đổi lãi suất. Khi lãi
suất tăng, nhiều người gửi tiền sẽ rút tiền ra tìm kiếm nơi gửi khác có mức lãi suất cao

hơn. Những người có nhu cầu tín dụng với lãi suất thấp sẽ hoãn lại, hoặc rút hết số dư
hạn mức tín dụng với lãi suất thấp đã thỏa thuận. Như vậy, thay đổi lãi suất ảnh hưởng
đồng thời đến luồng tiền gửi cũng như luồng tiền vay, và cuối cùng là đến thanh khoản
của ngân hàng. Ngoài ra, lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng đến trị giá của tài sản mà ngân
hàng đem bán để tăng thanh khoản và trực tiếp làm tăng chi phí đi vay trên thị trường
tiền tệ
+ Thứ ba, ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh khoản một cách
hoàn hảo. Những trục trặc về thanh khoản sẽ làm xói mòn niềm tin của dân chúng vào
ngân hàng.
- Nguyên nhân hoạt động: Rủi ro thanh khoản có thể phát sinh từ hoạt động bên
tài sản nợ hay bên tài sản có của ngân hàng. ( Karaviti Stavroula, 2009)
+ Nguyên nhân bên tài sản nợ: Rủi ro thanh khoản có thể phát sinh bất cứ
khi nào khi những người gửi tiền thực hiện rút tiền ngay lập tức. Khi những người rút


12

tiền đột ngột, buộc ngân hàng phải đi vay bổ sung hoặc phải bán bớt tài sản ( chuyển
hóa tài sản có thành dạng tiền mặt) để đáp ứng khả năng thanh toán.
+ Nguyên nhân bên tài sản có: Rủi ro thanh khoản phát sinh liên quan
đến các cam kết tín dụng. Một cam kết tín dụng cho phép người vay tiến hành rút tiền
vay bất cứ lúc nào trong thời hạn của nó. Khi một cam kết tín dụng được người vay
thực hiện, thì ngân hàng phải bảo đảm có đủ tiền ngay tức thời để đáp ứng nhu cầu của
khách hàng, nếu không ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro thanh khoản. Tương tự
như bên tài sản nợ, để đáp ứng nhu cầu thanh khoản bên tài sản có, ngân hàng có thể
giảm số dư tiền mặt, chuyển hóa các tài sản có khác thành tiền, hoặc đi vay các nguồn
vốn bổ sung trên thị trường tiền tệ. Khi phải bán một tài sản ngay lập tức thì giá của nó
có thể thấp hơn rất nhiều so với trường hợp có thời gian để tìm kiếm người mua và
thương lượng về giá. Kết quả là, một số tài sản chỉ có thể chuyển hóa thành tiền ngay
lập tức tại mức giá bán hóa giá rất thấp, do đó có thể đe dọa đến khả năng thanh toán

cuối cùng của ngân hàng.
.3
.3.1

Rủi ro ngoại hối
Định nghĩa
Trong môi trường toàn cầu hóa tài chính - tiền tệ - ngân hàng như ngày nay,

kinh doanh ngoại hối là một trong những hoạt động của ngân hàng nhằm phục vụ cho
nhu cầu đa dạng của nền kinh tế, tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu
hoạt động thuận lợi. Nhà quản trị ngân hàng hàng ngày càng phải đối mặt nhiều hơn
với rủi ro hối đoái.
“ Rủi ro hối đoái là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá hối đoái và
bắt nguồn từ sự không phù hợp giữa giá trị của các tài sản và nợ phải trả có gốc tiền
tệ khác nhau”(Grath, 2008).
.3.2

Nguyên nhân rủi ro hối đoái
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro hối đoái (Nguyễn Văn Tiến, 2012):


13

- Về bản chất kinh doanh ngoại hối tự nó chưa đựng rủi ro rất cao. Ngoài các rủi
ro thông thường mà các hoạt động khác cũng phải đối mặt như: rủi ro tín dụng, rủi ro
thanh khoản,… thì kinh doanh ngoại hối còn chịu thêm một rủi ro đặc biệt, đó là rủi ro
tỷ giá. Do tỷ giá biến động thường xuyên và vô lối, nên rủi ro tỷ giá được xem là rủi ro
thường trực, gắn liền và trở thành rủi ro đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngoại hối
của các ngân hàng.
- Nhà kinh doanh ngoại hối chỉ chịu rủi ro tỷ giá khi duy trì trạng thái ngoại hối

mở (open position). Trạng thái ngoại hối mở của một ngoại tệ là chênh lệch giữa tài sản
có và tài sản nợ của ngoại tệ đó tại một thời điểm. Tất cả các giao dịch làm phát sinh sự
chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ (hiện tại và tương lai) đều tạo ra trạng thái ngoại
tệ. Đối với mỗi ngoại tệ, tại một thời điểm, nếu tổng tài sản có lớn hơn tổng tài sản nợ
thì ngoại tệ đó ở trạng thái trường. Khi đồng tiền này lên giá làm phát sinh lãi ngoại
hối; và ngược lại, khi đồng tiền này giảm giá sẽ phát sinh lỗ ngoại hối. Nếu tổng tài sản
có nhỏ hơn tổng tài sản nợ, thì ngoại tệ đó ở trạng thái đoản. Khi đồng tiền này lên giá
làm phát sinh lỗ ngoại hối; và ngược lại, khi đồng tiền này giảm giá sẽ phát sinh lãi
ngoại hối.
.4
.4.1

Rủi ro lãi suất
Định nghĩa
Theo Besis ( 2002) :
“Rủi ro lãi suất là rủi ro làm giảm thu nhập của ngân hàng mà nguyên

nhân do sự thay đổi của lãi suất”.4
Theo Williamson (2008):
“Rủi ro lãi suất phát sinh từ việc kỳ hạn đến hạn của tài sản và nguồn vốn
khác nhau”.5
4The interest rate risk is the risk of a decline in earnings due to the movements of interest
rates.

5Interest rate risk stems from assets and liabilities maturing at different times.


14
.4.2


Nguyên nhân rủi ro lãi suất
Theo Nguyễn Văn Tiến (2012):
“ Rủi ro lãi suất phát sinh đối với ngân hàng khi kỳ hạn đến hạn của tài

sản có không cân xứng với kỳ hạn đến hạn của tài sản nợ”.
Quá trình chuyển hóa tài sản là một chức năng đặc biệt cơ bản của ngân hàng.
Quá trình chuyển hóa tài sản bao gồm: (i) việc mua các chứng khoán sơ cấp, tức là sử
dụng vốn; và (ii) phát hành các chứng khoán sơ cấp, tức huy dộng vốn. Kỳ hạn và mức
độ thanh khoản của các chứng khoán sơ cấp trong danh mục đầu tư thuộc tài sản có
thường không cân xứng với các chứng khoán sơ cấp thuộc tài sản nợ. Sự không cân
xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ làm cho ngân hàng phải đối mặt với rủi ro
khi lãi suất thay đổi.
.5

Tầm quan trọng của việc nghiên cứu rủi ro trong hoạt động ngân hàng
Theo Karaviti Stavroula ( 2009):
- Rủi ro trong hoạt động ngân hàng đa dạng tùy thuộc vào nguồn gốc phát sinh.

Một vài rủi ro xuất phát từ chức năng truyền thống của ngân hàng như là một trung
gian tài chính, một số rủi ro khác bắt nguồn từ những hoạt động phức tạp hơn.
- Mặc dù rủi ro được phân loại riêng rẽ như ở trên, tuy nhiên chúng lại phụ
thuộc vào nhau. Ví dụ, một sự gia tăng của tỷ giá hoặc tỷ lệ lãi suất làm giảm giá trị
thực của tài sản và làm tăng rủi ro vỡ nỡ của người đi vay( ví dụ người đi vay đầu tư
bất động sản), tức là làm tăng rủi ro tín dụng. Điều này cho việc đo lường rủi ro phức
tạp.
Các ngân hàng phải tính toán được lợi nhuận dự tính và ước lượng được tầm
thiệt hại của các loại rủi ro được liệt kê ở trên để đảm bảo chắc chắn rằng sẽ đạt được
mục tiêu hội đồng quản trị đã đề ra.



15

PHẦN 3: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI
RO
Sau khi phân tích các rủi ro trong hoạt động ngân hàng thương mại và những
nguyên nhân dẫn đến rủi ro này, ta có thể xem xét một số giải pháp sau:
.1

Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng
Theo Hồ Diệu (2002), để hạn chế tối đa thiệt hại ngân hàng cần phải:
- Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý:
+ Chính sách tín dụng là một hệ thống các biện pháp nhằm mở rộng hay
thu hẹp hoạt động cho vay của nó với việc thực hiện 3 mục tiêu chủ yếu là lợi
nhuận cao, sự an toàn và sự lành mạnh. Đây là chính sách để quản lý cho vay,
đảm bảo hiệu quả của vốn tín dụng, chính sách cho vay cần quy định cụ thể
trong việc xem xét các loại khách hàng có thể cho vay, tiêu chuẩn ngân hàng có
thể cho vay
+ Tùy theo đặc điểm, quy mô hoạt động của từng ngân hàng thương mại
để xây dựng chính sách tín dụng phù hợp. Căn cứ vào các chế độ, thể lệ về tín
dụng mà Ngân hàng Trung Ương đã thống nhất ban hành, các Ngân hàng
thương mại sẽ cụ thể hóa chính sách này trong quá trình xây dựng chính
sách,thủ tục cho vay phù hợp với đặc điểm hoạt động và tính chất khách hàng
của mình. Trong quá trình thực hiện, các Ngân hàng thương mại cần đúc rút
kinh nghiệm, phát hiện những chỗ bất hợp lý, chưa phù hợp để kiến nghị, bổ
sung, hoàn chỉnh chính sách, chế độ.
- Thực hiện tốt quy trình quản lý tín dụng: Quy trình tín dụng có ý nghĩa
quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng. Một ngân hàng mạnh là một ngân
hàng có quy trình quản lý tín dụng chặt chẽ và có hiệu quả. Quy trình quản lý tín



16

dụng được chia làm 4 giai đoạn: quá trình thẩm định, giám sát khách hàng vay,
thu nợ và dự đoán được rủi ro trong quá trình cho vay.
- Phân tán rủi ro
+ Không nên tập trung cho vay một vài lĩnh vực, khu vực vì khi đó ngân
hàng sẽ chịu ảnh hưởng của các yếu tố, khuynh hướng vận động của các khu
vực đó ( về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội).
+ Ngân hàng thương mại không nên dồn vốn đầu tư vào một vài khách
hàng vì nếu khách hàng đó gặp khó khan trong kinh doanh thì ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt dộng của ngân hàng thương mại đó. Do đó, cần phải tôn trọng giới hạn
an toàn. Bất kỳ một khoản vay nào vượt giới hạn quy định so với vốn của ngân
hàng đều có thể rơi vào trạng thái rủi ro.
+ Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh là nhân tố hết sức quan trọng trong
điều kiện nền kinh tế thị trường đầy biến động. Việc đa dạng hóa hoạt động kinh
doanh sẽ phân tán được rủi ro cho các ngân hàng.
+ Cho vay hợp vốn là để cung cấp các khoản vay tín dụng lớn mà một
ngân hàng khó có đủ khả năng cho vay, khó xác định mức rủi ro, mạo hiểm.
Việc các ngân hàng tham gia cho vay hợp vốn sẽ giúp cho các ngân hàng có thể
san sẻ rủi ro.
+ Bảo hiểm tín dụng có thể được thực hiện dưới các loại bảo hiểm hoạt
động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay…
+ Lập quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp các khoản cho vay bị rủi ro.
- Duy trì quan hệ khách hàng lâu dài : điều này có thể giảm chi phí tập
hợp thông tin, sàng lọc thông tin và ngân hàng tránh được việc lựa chọn đối
nghịch và rủi ro đạo đức từ phía khách hàng
- Thực hiện tốt các hình thức đảm bảo tín dụng ( Cầm cố , thế chấp , bảo
lãnh…)



17

- Chú trọng đến nghệ thuật cho vay : các ngân hàng cần phải hiểu rõ cho
vay là một nghệ thuậ chứ không phải chỉ là một ngành khoa học đơn thuần. Do
đó, cần phải đưa khía cạnh con người trong các ứng xử và tâm lý và công tác
đào tạo và tín dụng, lựa chọn và sử dụng các cán bộ vừa có kỹ năng xử thế của
con người vừa có năng lực chuyên môn.
Trên đây là một số biện pháp làm giảm rủi ro có tính chất cơ bản. Tuy
nhiên, trong từng điều kiện cụ thể của mỗi ngân hàng thương mại, tổ chức tín
dụng đều có những biện pháp và sách lược riêng để hạn chế rủi ro trong hoạt
động kinh doanh của mình.
.2

Biện pháp làm giảm rủi ro lãi suất
Theo Nguyễn Văn Tiến (2010):
“ Phòng ngừa rủi ro lãi suất là việc ngân hàng sử dụng các nghiệp vụ phái

sinh để cho giá trị của tài sản là không đổi , cho dù lãi suất thị trường thay đổi như thế
nào”.
Các nghiệp vụ ấy bao gồm:
- Cho vay vốn với lãi suất thả nổi: cho phép các ngân hàng có những thay đổi
tương ứng trong mức lãi suất cho vay phù hợp với sự biến động của lãi suất thị trường
- Hợp đồng kỳ hạn: sẽ giảm được rủi ro trong trường hợp đúng thời điểm cho
vay mức lãi suất thị trường giảm xuống. Nghiệp vụ này cho phép phân tán rủi ro lãi
suất với khách hàng.
- Các hợp đồng lãi suất tương lai : cũng giống như hợp đồng lãi suất kỳ hạn nó
tạo ra khả năng ấn định trước lãi suất cho một thời hạn trong tương lai. Đặc điểm nổi
bật của các hợp đồng lãi suất trong tương lai là không có sự thay đổi tiền gốc mà chỉ có
các khoản chênh lệch lãi suất được trả theo số lượng tiền gốc và ngày thanh toán.
.3


Biện pháp làm giảm rủi ro hối đoái


18

Rủi ro hối đoái là loại rủi ro biến động của tỷ giá hối đoái. Để giảm rủi ro biến
động của tỷ giá hối đoái người ta thường sử dụng các biện pháp sau:
- Hợp động ngoại hối kỳ hạn : là sự thỏa thuận giữa hai bên để mua hay bán một
lượng ngoại tệ nhất định, tại một tỷ giá cố định, tại một thời điểm xác định trong tương
lai (Nguyễn Văn Tiến, 2012).
Hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn nhằm tránh rủi ro về tỷ giá. Việc tránh
những rủi ro về tỷ giá được thể hiện ở chỗ những khoản ngoại tệ trong tương lai người
ta mới cần đến và mới không phải tính bằng giá mua bán ngay thời điểm mà tỷ giá đó
được xác định ngay khi hợp đồng kỳ hạn được thỏa thuận.
Các điều kiện của hợp đồng tương lai có thể dễ được xem xét lại khi cần thiết.
- Hợp đồng quyền chọn tiền tệ là một công cụ tài chính, cho phép người mua
hợp đồng có quyền (chứ không phải nghĩa vụ), mua hoặc bán một đồng tiền này với
một đồng tiền khác tại tỷ giá cố định đã thỏa thuận trước tại một thời gian nhất định
trong tương lai.
- Đa dạng hóa nguồn vốn ngoại tệ của ngân hàng
Ngoài các biện pháp trên, ngân hàng còn có thể áp dụng biện pháp lựa chọn
ngoại tệ, bảo hiểm ngoại tệ để giảm rủi ro hối đoái.
.4

Biện pháp làm giảm rủi ro thanh khoản
Theo Barfield, R. and Venkat, S. (2009) để giảm rủi ro thanh khoản, ngân hàng

thường phải thực thi các giải pháp sau:
- Tính toán nhu cầu khả năng thanh toán: Để tính được khả năng thanh toán đòi

hỏi phải đánh giá được nhu cầu tiền phải chi và có thể phải chi. Muốn vậy phải dựa vào
việc thanh toán nguồn tiền, chi tiết về các nguồn tiền với tài sản Nợ, tài sản Có hiện
hành. Ngân hàng phải dự tính khả năng tăng vốn trong cho vay và tiền gửi.
- Quản lý khả năng thanh toán: nhằm duy trì đủ mức vốn cần thiết để thanh toán
cho các nhu cầu dự tính và nhu cầu đột xuất


19

Giống như rủi ro về lãi suất, để quản lý khả năng thanh toán, các ngân hàng
buộc phải quản lý theo từng loại tiền mà ngân hàng có giao dịch. Hơn nữa, để định
lượng được những hậu quả trong một môi trường bất ổn, ngân hàng thường có kế
hoạch dự phòng bất trắc, kế hoạch này sẽ tính đến trường hợp xấu nhất có thể xảy ra và
đưa ra các biện pháp để đối phó với tình hình đó.


20

KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu, phân tích những rủi ro trong hoạt động ngân hàng ở trên,
chúng ta đã nhận thấy được tầm quan trọng và cần thiết của việc nghiên cứu rủi ro
trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Thông qua việc phân tích rủi ro và những
nguyên nhân gây nên rủi ro đó, ta cũng nhận thẩy rằng: hoạt động kinh doanh ngân
hàng là một loại hoạt động đem lại hiệu quả rất lớn đối với nền kinh tế, song đây cũng
là một lĩnh vực mà khả năng xảy ra rủi ro cao do những tính năng hoạt động phức tạp
của nó. Do đó, rủi ro rất dễ xảy ra và có thể xảy ra trong rất nhiều nghiệp vụ khác nhau
của ngân hàng. Hơn nữa ,rủi ro còn gây ra những hậu quả không thể lường trước, thậm
chí còn tạo ra những thiệt hại nặng nề không chỉ đối với ngân hàng mà còn với cả hệ
thống ngân hàng và toàn nền kinh tế. Đồng thời, chúng ta có thể thấy rõ được các
nguyên nhân gây nên rủi ro trong hoạt động ngân hàng để có thể đề ra các biện pháp

phòng tránh, hạn chế rủi ro.


21

TÀI LIỆU THAM KHẢO
A.

Tài liệu trên mạng
Thư viện học liệu mở Việt Nam. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng. trực
tuyến tại , truy
cập [ ngày 24/07/2014].

B.

Tài liệu bằng văn bản
I, Trong nước:
1, Nguyễn Văn Tiến (2012). Quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất
bản thống kê, Hà Nội.
2, Hồ Diệu (2002). Tín dụng ngân hàng. Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
II, Nước ngoài:
1, Asare-Bekoe, K. M. (2010). A risk based assessment of ecobank
Ghana limited. Master of Science, Copenhagen Business School.
2, Barfield, R. and Venkat, S. (2009). Liquidity risk management. UK:
PricewaterhouseCoopers.
3, Grath, A. (2008). The handbook of International trade and finance.
London and Philadelphia, Kogan Page.
4, Iacobescu Manta, A. G. (2009). Risk management in banking. PhD,
University of Craiova, Faculty of Economics and Business Adminstration.
5, Matthews, K. and Thompson, J. (2008) .The Economics of Banking.2nd

ed.John Wiley & Sons, LTD.
6, Vodová, P., (2003). Credit risk as a cause of banking crises. Assistant
Professor, Silesian University, School of Business Administration Department
of Finance.


22

7, Stavroula, K. (2009). Risk management in banking: The case of Greek
banking industry. Master of Finance, University of Macedonia economic and
social sciences.
8, Williamson, G. A. 2008. Interest rate risk management: A case study
of GBS mutual bank. Masters in commerce(financial markets) of Rhodes
University.



×