NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
I. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.Khái niệm về Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhân loại. Mầm
mống của Ngân hàng thương mại đã xuất hiện từ thời trung cổ. Trong thời kỳ này,
mỗi quốc gia, thậm chí mỗi địa phương có một thứ tiền riêng và chỉ sử dụng nó
trong phạm vi địa phương hay quốc gia của mình. Tình hình này đã gây trở ngại
cho việc trao đổi buôn bán hàng hoá. Để giải quyết được khó khăn này, một tầng
lớp trung gian đã xuất hiện, tầng lớp thương nhân chuyên làm nghề đổi tiền đúc.
Những người này có trong tay đủ các loại tiền đúc của các địa phương trong một
quốc gia. Nhờ đó, mọi người có thể đem một loại tiền đúc này đổi lấy một loại tiền
đúc khác mà mình đang cần và phải trả lãi. Do số lượng khách hàng đổi tiền ngày
càng nhiều nên số nguời cho đổi tiền này đã tập trung được một khối lượng vốn
khá lớn, nhờ đó họ mở mang hoạt động của mình: làm thêm nghiệp vụ nhận tiền
gửi và cho vay. Như vậy, trong sự phân công tự phát của xã hội đã xuất hiện một
tầng lớp thương nhân đặc biệt, chuyên lấy tiền tệ làm đối tượng hoạt động, đó
chính là tiền thân của nghề Ngân hàng. Những thương nhân đổi tiền trở thành các
ông chủ Ngân hàng. Thời gian đầu họ được gọi là tư bản thương nghiệp - tiền tệ.
Nghề ngân hàng thời kỳ đầu chỉ bao gồm những nghiệp vụ đơn giản như:
đổi tiền, nhận tiền gửi, bảo quản hộ tiền, thanh toán, chuyển tiền và cho vay. Trong
đó nghiệp vụ cho vay mang tính chất cho vay nặng lãi. Cho nên các ngân hàng thời
kỳ này được gọi là ngân hàng cho vay nặng lãi.
Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18 ở các nước Tây Âu, các ngân hàng hiện đại lần
lượt được thành lập từ các Ngân hàng cho vay nặng lãi được chuyển hoá hoặc được
thiết lập mới. Hoạt động của các Ngân hàng này đều là loại ngân hàng đa năng,
phát hành các nghiệp vụ tiền gửi, chiết khấu, cho vay, phát hành giấy bạc, đổi tiền,
chuyển tiền… các ngân hàng hoạt động độc lập, chưa tạo thành một hệ thống và có
mối liên kết ràng buộc chặt chẽ.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, xu thế quốc tế hoá về kinh tế - tài chính, hệ
thống ngân hàng ở mỗi quốc gia được hoàn chỉnh thêm một bước đồng thời trên
phạm vi khu vực và phạm vi toàn cầu đã xuất hiện các tổ chức ngân hàng quốc tế
như: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB)…Những Ngân hàng này
tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp chính sách tài chính - tiền tệ giữa các
nước, khơi thông sự chu chuyển vốn, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế
của mỗi nước và cộng đồng các quốc gia trên thế giới.
NHTM ra đời là một đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường, NHTM được
xem là một “ trái tim lớn” trong nền kinh tế. Khác với các doanh nghiệp khác, ngân
hàng thương mại không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng
hoá nhưng nó góp phần phát triển nền kinh tế xã hộ thông qua việc cung ứng vốn
tín dụng cho nền kinh tế thực hiện chức năng trung gian thanh toán và dịch vụ
ngân hàng. Trên thực tế có rất nhiều khái niệm khác nhau về ngân hàng thương
mại. Song ngân hàng thương mại được hiểu chung đó là doanh nghiệp kinh doanh
tiền tệ mà nhiệm vụ chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này
để cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
2. Chức năng của ngân hàng thương mại
2.1. Chức năng trung gian tín dụng
Đây là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại.
Trong đời sống xã hội, tại các thời điểm nhất định luôn có những tác nhân
tạm thời thừa vốn và một số tác nhân khác lại thiếu vốn. Các tác nhân này không
thể tự tìm đến nhau để điều hoà nhu cầu của mình được. Vì vậy, các trung gian tài
chính ra đời và phát triển nhằm khắc phục hạn chế này.
Ngân hàng thương mại một mặt thu hút tiền gửi nhàn rỗi tạm thời của các tổ
chức, cá nhân, doanh nghiệp… trong xã hội để tạo lập quỹ cho vay. Mặt khác,
ngân hàng lại đem số vốn huy động được để cho vay đối với những khách hàng
đang có nhu cầu sử dụng vốn.
Trong nền kinh tế thị trường ngân hàng thương mại thể hiện đó là một trung
gian tài chính quan trọng để điều chuyển vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn.
Thông qua chức năng này ngân hàng thương mại đã góp phần điều hoà lưu thông
tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, kìm chế lạm phát…
Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tín dụng.
Do đó ngân hàng cũng lấy lợi nhuận làm mục tiêu hoạt động của mình. Nhờ có
việc huy động vốn vay để cho vay mà không những ngân hàng đã có được nguồn
thu chủ yếu để duy trì sự hoạt động của bộ máy, đóng thuế đầy đủ cho Nhà nước
mà còn có lãi, đảm bảo cho sự phát triển không ngừng của ngân hàng.
2.2. Chức năng trung gian thanh toán
Cùng với sự xuất hiện của ngân hàng thương mại phần lớn các khoản chi trả
về hàng hoá dịch vụ của xã hội đều thực hiện qua mạng lưới ngân hàng với những
hình thức thanh toán đa dạng, thuận tiện và hiệu quả. Tất cả các hoạt động trao đổi
hàng hoá, dịch vụ và các hoạt động khác trong nền kinh tế cuối cùng đều được kết
thúc bằng khâu thanh toán. Để cho quá trình thanh toán được thực hiện một cách
thuận lợi và tiết kiệm,các tác nhân trong nền kinh tế thường không thanh toán trực
tiếp với nhau mà thanh toán qua ngân hàng. Nhờ đó mà giảm được các chi phí
không cần thiết phát sinh trong các hoạt động kinh tế.
Thực hiện chức năng này ngân hàng thương mại đã cung cấp các phương
tiện thanh toán đa dạng trong nên kinh tế để khách hàng có thể lựa chọn như: thanh
toán thu chi tiền mặt, thanh toán thông qua chuyển khoản, séc thanh toán, uỷ
nhiệm thu, uỷ nhiệm chi…nhờ đó mà tiết kiệm được chi phí lưu thông, điều tiết
lưu thông tiền tệ, nâng cao hiệu quả tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn trong nền
kinh tế.
2.3. Chức năng tạo tiền
Ngân hàng thương mại là một trong những tổ chức trung gian tài chính, là
cầu nối giữa cung và cầu tiền tệ với mục đích đem lại lợi ích cho các bên, người
gửi tiền, ngân hàng và người vay tiền. Nếu như trước đây các tổ chức kinh doanh
tiền tệ nhận tiền gửi (tiền vàng và bạc) và cho vay bằng chính các đồng tiền đó, thì
kể từ khi các ngân hàng ra đời việc cho vay không nhất thiết phải là tiền vàng hoặc
bạc mà có thể cho vay bằng tiền giấy của mình thay thế tiền vàng và bạc do khách
hàng gửi ở ngân hàng. Đây là phát minh có giá trị nhất trong lịch sử hoạt động tiền
tệ. Thế kỷ 19 hệ thống ngân hàng hai cấp đã được hình thành, các ngân hàng không
hoạt động riêng lẻ mà đã tạo nên một hệ thống. Nhờ hoạt động trong một hẹ thống
mà các ngân hàng thương mại đã tạo ra tiền bút tệ. Việc tạo ra tiền bút tệ thay thế
cho tiền mặt là một sáng kiến quan trọng thứ hai trong lịch sử hoạt động của ngân
hàng. Cùng với vai trò độc quyền phát hành giấy bạc của ngân hàng trung ương,
ngân hàng thương mại đã góp phần thoả mãn nhu cầu dùng tiền làm phương tiện
giao dịch của toàn xã hội.
Quá trình tạo tiền của ngân hàng thương mại dựa trên tiền gửi của xã hội. Số
tiền này được nhân lên theo cấp số nhân thông qua hoạt động tín dụng và tổ chức
thanh toán trong hệ thống ngân hàng.
3. Vai trò của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường
Sự ra đời của ngân hàng thương mại đã tạo ra một bước phát triển nhảy vọt
về chất trong hoạt động quản lý và kinh doanh tiền tệ. Trải qua các quá trình phát
triển của nền kinh tế ngân hàng ngày càng khẳng định được vị trí và vai trò to lớn
của mình.
3.1. Đối với sản xuất và lưu thông hàng hoá
Ngân hàng thương mại là công cụ thúc đẩy việc sản xuất và lưu thông hàng
hoá ngày càng phát triển. Ngân hàng thương mại không chỉ đáp ứng đầy đủ vốn
cho các doanh nghiệp mà còn thông qua các dịch vụ thanh toán, tư vấn hỗ trợ các
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ngân hàng còn tạo
ra các dịch vụ thuận tiện cho các doanh nghiệp có thể thúc đẩy quá trình sản xuất
và lưu thông hàng hoá nhờ đó thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng cho toàn xã hội một cách
nhanh chóng và có hiệu quả.
Ngoài ra, ngân hàng thương mại cung ứng vốn cho các doanh nghiệp nhằm
đáp ứng các nhu cầu nhập máy móc, các thiết bị khoa học công nghệ…để có thể
nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cạnh tranh giữa các doanh nghiệp,
giúp các doanh nghiệp nâng cao tính tự chủ phát huy sức mạnh để phát triển toàn
diện hơn.
3.2. Đối với việc điều hoà và lưu thông tiền tệ
Ngân hàng thương mại là đầu mối chính để tung tiền vào lưu thông. Bằng
con đương tín dụng, ngân hàng thương mại đã đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền
kinh tế, thúc đẩy quá trình sản xuất, tạo ra của cải vật chất cho xã hội, làm cơ sở ổn
định tiền tệ. Vốn tín dụng vay Ngân hàng phải trả lãi và gốc theo quy định vì vậy
buộc các doanh nghiệp phải có kế hoạch sản xuất kinh doanh đúng đắn, có khoa
học, có khả năng phát triển và thu được lợi nhuận.
Hoạt động tín dụng góp phần đẩy nhanh việc thanh toán qua ngân hàng làm
giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, làm tăng hiệu quả việc áp dụng các chính
sách tiền tệ quốc gia trong việc điều tiết khối lượng tiền cung ứng.
Ngân hàng thương mại là trung gian để ngân hàng trung ương thực thi công
cụ chính sách tiền tệ làm tăng hoặc giảm lượng tiền cung ứng trong lưu thông. Nếu
ngân hàng trung ương tăng lãi suất tái cấp vốn thì các ngân hàng thương mại sẽ
tăng lãi suất cho vay khi đó nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp giảm xuống và
lượng tiền cung ứng trong lưu thông sẽ giảm. Ngược lại, lãi suất tái cấp vốn giảm
sẽ làm lượng tiền trong cung ứng sẽ tăng lên.
Phần lớn các công cụ thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương
được thực hiện có hiệu qủa khi có sự hợp tác tích cực của ngân hàng thương mại từ
việc chấp hành các quy chế dự trữ bắt buộc đến việc nâng cao hiệu quả cho vay và
đầu tư.
4. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
4.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn nhàn rỗi của xã hội là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất
của các ngân hàng thương mại. Nó tạo ra nguồn vốn chủ lực trong kinh doanh của
bất kỳ ngân hàng thương mại nào. Ngân hàng thương mại huy động vốn qua các
hình thức nhận tiền gửi, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và đi vay.
Để có vốn cho vay, ngoài vốn tự có, ngân hàng phải thu hút tiền gửi của xã
hội thông qua các hình thức như: Tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, tiền gửi
thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các doanh nghiệp hoặc tiền gửi của các
tổ chức cá nhân.
Các ngân hàng thương mại bằng việc cung cấp những điều kiện thuận lợi
nhất cho việc gửi tiền, nhằm thu hút một lượng tiền nhàn rỗi cao nhất để đáp ứng
nhu cầu đầu tư, tiêu dùng cần thiết cho xã hội. Trong việc cho vay ngân hàng
thương mại cũng đặt ra các mức lãi suất khác nhau đối với các loại tiền gửi có thời
hạn khác nhau. Cụ thể: tiền lãi của các khoản tiền gửi không kỳ hạn bao giờ cũng
thấp hơn tiền lãi của các loại tiền gửi có kỳ hạn. Điều này khuyến khích khách
hàng gửi tiền có kỳ hạn và cung đảm bảo sự ổn định về tài chính trong hoạt động
của các ngân hàng.
Ngân hàng thương mại còn huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu,
vay mượn của các tổ chức tín dụng khác. Việc ngân hàng thương mại đi vay vốn từ
các ngân hàng khác và ngân hàng trung ương cũng được coi là một hình thức huy
động vốn quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư trung và dài hạn, giải quyết
được tình trạng khó khăn về vốn của ngân hàng thương mại.
Ngoài ra, nguồn vốn trong thanh toán hình thành trong quá trình ngân hàng
thực hiện chức năng trung gian thanh toán trong nền kinh tế, nguồn vốn uỷ thác
đầu tư, tài trợ của chính phủ hoặc của nước ngoại đầu tư để thực hiện các chương
trình, dự án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội… trong thời gian nguồn vốn này còn
tạm thời nhàn rỗi ngân hàng có thể huy động làm nguồn vốn kinh doanh.
4.2. Hoạt động cho vay
Có thể nói đây là hoạt động cơ bản nhất, chủ yếu nhất của các ngân hàng
thương mại.
Sau khi tiến hành huy động vốn, ngân hàng thương mại luôn sẵn sàng đáp
ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Thông qua cơ chế nhận tiền gửi và cho vay
ngân hàng thương mại đã tạo ra lợi nhuận đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của
mình. Vì vậy, việc cho vay và mở rộng hoạt động cho vay là vấn đề hết sức quan
trọng mang tính chất sống còn đối với các ngân hàng thương mại.
Hình thức cho vay của các ngân hàng thương mại cũng rất đa dạng: cho vay
ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn, cho vay bảo lãnh, cho vay chiết khấu chứng từ
có giá, cho vay thấu chi, cho vay đồng tài trợ, cho thuê tài chính, cho vay tiêu
dùng…Qua đó, ngân hàng thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp tiến hành các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh góp phần phát triển nền
kinh tế đất nước.
II. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Trong đời sống xã hội luôn luôn tiềm ẩn những rủi ro. Rủi ro được hiểu là
những bất trắc, biến cố không có lợi và ngoài mong đợi. Do đặc thù trong hoạt
động của ngân hàng thương mại “ đi vay để cho vay” nên luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro
nhất.
Rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng thương mại được hiểu là những sự
kiện xảy ra ngoài ý muốn và có ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân
hàng thương mại.
Khi xem xét đến vấn đề rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng người ta
thường chú ý đến các yếu tố như: chi phí, tổn thất và thua lỗ. Một ngân hàng mà có
chi phí hoạt động quá lớn thì ngân hàng đó hoạt động không có hiệu quả buộc ngân
hàng đó phải điều chỉnh lại hoạt động của mình cho phù hợp nhằm giảm chi phí
xuống. Thua lỗ được biểu hiện dưới hình thức không đạt được thu nhập dự kiến
hay chi phí vượt quá thu nhập không thể bù đắp được.
Rủi ro có rất nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân khách quan, có nguyên
nhân chủ quan nhưng cho dù là các loại rủi ro nào đều có khả năng phòng ngừa với
các biện pháp khác nhau. Do đó, việc nhận thức rủi ro, đề ra các biện pháp phòng
chống hữu hiệu để hạn chế thấp nhất rủi ro luôn là vấn đề cấp bách của mỗi ngân
hàng.
2. Các loại rủi ro của ngân hàng thương mại
2.1. Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện
được các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng. Đây là loại rủi ro lớn nhất, thường
xuyên xảy ra và thường gây hậu quả nặng nề nhất. Rủi ro tín dụng thường xảy ra ở
hai khâu: huy động vốn và cho vay vốn.
2.1.1. Rủi ro ở khâu huy động vốn