Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

báo cáo thực tập giữa khóa hoạt động kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thuốc thú y trung ương VETVACO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.33 KB, 45 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................V
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................VI
DANH MỤC HÌNH VẼ.......................................................................................VII
LỜI NÓI ĐẦU.........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH................................................................................................................ 3
1.1. Khái quát về phân tích hoạt động kinh doanh.......................................3
1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh......................................3
1.1.2. Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh.....................................3
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh............3
1.2. Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh..............................5
1.2.1. Vòng quay hàng tồn kho....................................................................5
1.2.2. Tỉ suất lợi nhuận thuần.....................................................................5
1.2.3. Tỉ suất lợi nhuận gộp.........................................................................6
1.2.4. Tỉ suất sinh lời của tài sản (ROA).....................................................6
1.2.5. Tỉ suất sinh lời của vốn (ROE)..........................................................7
1.2.6. Thanh khoản......................................................................................7
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN THUỐC THÚ Y TRUNG ƯƠNG VETVACO................................8
2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung ương VETVACO.8
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển...................................................8
2.1.2. Cơ cấu tổ chức....................................................................................8
2.1.3. Định huớng phát triển......................................................................11


2

2.2. Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các sản
phẩm...............................................................................................................12
2.3. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các chỉ số.15


2.3.1. Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty qua các chỉ số về lợi
nhuận.......................................................................................................... 15
2.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty qua các chỉ số ROA và
ROE............................................................................................................17
2.3.3. Phân tích năng lực hoạt động của Công ty.....................................20
2.4. Đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty.......................................21
2.4.1. Những thành tựu Công ty đạt được.................................................21
2.4.2. Những khó khăn Công ty phải đối mặt............................................24
2.4.3. Đánh giá các hoạt động khác của Công ty......................................25
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC THÚ Y TRUNG ƯƠNG
VETVACO.........................................................................................................28
3.1. Những giải pháp phát huy thành tựu và khắc phục hạn chế trong hoạt
động kinh doanh............................................................................................28
3.1.1. Cải thiện chất lượng sản phẩm........................................................28
3.1.2. Thực hiện tốt các chỉ tiêu về tài chính.............................................28
3.1.3. Tối thiểu hóa chi phí sản xuất.........................................................29
3.2. Những giải pháp phát triển theo định hướng Công ty.........................29
3.2.1. Tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường....................................29
3.2.2. Xây dựng và hoàn thiện chiến lược thị trường...............................30
3.2.3. Hợp tác quốc tế.................................................................................30
3.2.4. Nâng cao chất lượng cán bộ, công nhân viên chức........................31


3

3.2.5. Phát triển bền vững..........................................................................31
3.2.6. Động viên các thành viên của mạng lưới phân phối.......................31
3.2.7. Các giải pháp khác...........................................................................32
KẾT LUẬN............................................................................................................33

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................A
TÓM TẮT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP..................................................................C


4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cụm từ đầy đủ
Doanh nghiệp
Tỷ suất sinh lời của tài sản
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
Việt Nam Đồng

danh mục bản

Chữ viết tắt
DN
ROA
ROE
VNĐ


5

Bảng 2.1: Kế hoạch và thực tế một số chỉ tiêu của Công ty Cổ phần Thuốc Thú
y Trung ương VETVACO năm 2017 và 2018......................................................22
Bảng 2.2: Số lượng cán bộ, nhân viên của Công ty tính đến thời điểm
31/12/2018...............................................................................................................26
Bảng 3.1: Chỉ tiêu cơ bản về tài chính năm 2019 - 2021.....................................29



6

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung ương
VETVACO...............................................................................................................9
Hình 2.2: Sản lượng và doanh thu của vaccine Dịch tả lợn giai đoạn 2015 –
2018......................................................................................................................... 12
Hình 2.3: Sản lượng và doanh thu của vaccine Afropor type O giai đoạn 2015 –
2018......................................................................................................................... 13
Hình 2.4: Sản lượng và doanh thu của vaccine Lasota giai đoạn 2015 – 2018..13
Hình 2.5: Sản lượng và doanh thu của vaccine Dại Rabisin giai đoạn 2015 –
2018......................................................................................................................... 14
Hình 2.6: Sản lượng và doanh thu của thuốc sát trùng Vetvaco - Iodine giai
đoạn 2015 – 2018...................................................................................................14
Hình 2.7: Doanh thu thuần của Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung ương
VETVACO giai đoạn 2015 – 2018........................................................................15
Hình 2.8: Lợi nhuận ròng của Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung ương
VETVACO giai đoạn 2015 – 2018........................................................................16
Hình 2.9: Tỷ suất lợi nhuận thuần và tỷ suất lợi nhuận ròng của Công ty Cổ
phần Thuốc Thú y Trung ương VETVACO giai đoạn 2015 – 2018...................17
Hình 2.10: ROA của Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung ương VETVACO
giai đoạn 2015 – 2018............................................................................................18
Hình 2.11: ROE của Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung ương VETVACO
giai đoạn 2015 – 2018............................................................................................19
Hình 2.12: Tỷ số thanh khoản của Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung ương
VETVACO giai đoạn 2015 – 2018........................................................................20
Hình 2.13: Chỉ số vòng quay hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Thuốc Thú y
Trung ương VETVACO giai đoạn 2015 – 2018...................................................21



1

LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, đất nước ta đang trong tiến trình hội nhập quốc tế. Quá trình ấy
đã đem lại nhiều lợi ích và tiềm năng cho nền kinh tế. Tuy nhiên, đó cũng là một
thách thức không hề nhỏ đối với các doanh nghiệp ở trong nước. Bài toán đặt ra
cho các Công ty nội địa là làm thế nào tạo ra được những sản phẩm, dịch vụ đủ
sức cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài với giá cả hợp lí.
1.

Lý do lựa chọn đề tài
Để có được những bước đi vững chắc, tạo được vị thế trên thị trường thì

một trong những việc mà doanh nghiệp cần làm chính là quản lí tốt hoạt động
kinh doanh của mình. Chính vì vậy, việc phân tích hoạt động kinh doanh và đưa
ra những định hướng phát triển cho doanh nghiệp là vô cùng cần thiết.
Việt Nam là đất nước có nền nông nghiệp chiếm ưu thế, trong đó chăn nuôi
đóng vai trò không nhỏ trong cơ cấu ngành. Là một quốc gia có khí hậu nhiệt
đới gió mùa ẩm, nước ta phải đối mặt với rất nhiều các nguy cơ về dịch bệnh
trên gia súc, gia cầm hằng năm, đe doạ đến hoạt động của ngành. Do đó, việc
các Công ty sản xuất thuốc thú y hoạt động ổn định để đảm bảo nguồn cung
dược phẩm là điều vô cùng cần thiết. Các Công ty sản xuất thuốc thú y cần chú
trọng việc phân tích hoạt động kinh doanh để duy trì sự ổn định trong công tác
sản xuất cũng như buôn bán sản phẩm.
Nhận thức được tầm quan trọng và giá trị của việc phân tích, em đã lựa chọn
đề tài “Hoạt động kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung ương VETVACO” làm nội
dung báo cáo thực tập giữa khóa.
2.


Mục tiêu nghiên cứu
Bài báo cáo sẽ tập trung vào phân tích tình hình hoạt động kinh doanh thể

hiện qua các chỉ số tài chính giai đoạn 2015 – 2018 và đưa ra những giải pháp
cho doanh nghiệp để có thể duy trì được những thành tích hiện có và phát triển
theo đúng định hướng Công ty đã đề ra.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


2

Về đối tượng nghiên cứu, đối tượng của báo cáo là hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung ương VETVACO. Thời gian của
số liệu trong báo cáo là từ năm 2015 đến năm 2018. Đề tài được thực hiện ở
thành phố Hà Nội.
4.

Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu, báo cáo sử dụng phương pháp định tính với

số liệu sơ cấp. Bài báo cáo thực tập sử dụng các phương pháp nghiên cứu
phương pháp diễn giải và quy nạp, phương pháp thống kê, so sánh để khai quát,
chứng minh và khẳng định các kết quả nghiên cứu.
5.

Cấu trúc bài báo cáo


Bài báo cáo kết cấu gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích hoạt động kinh doanh
Chương 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thuốc
Thú y Trung ương VETVACO
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.
Em xin cảm ơn ThS. Trần Minh Nguyệt đã giúp đỡ em trong quá trình làm
bài để em có thể thực hiện bài báo cáo của mình một cách tốt nhất.
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Công ty Cổ phần Thuốc Thú y
Trung ương VETVACO đã giúp đỡ em hoàn thành kì thực tập này.
Trong phạm vi kiến thức còn nhiều hạn chế, em mong muốn nhận được sự
góp ý của các thầy cô để hoàn thiện hơn nội dung của bài báo cáo này.


3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH
1.1. Khái quát về phân tích hoạt động kinh doanh
1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ
quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh, các nguồn tiềm năng cần khai thác ở
doanh nghiệp (DN), trên cơ sở đó để đưa ra các phương án và giải pháp để nâng cao
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. (Lê Thị Phương Hiệp, 2006).
1.1.2. Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh
Việc phân tích hoạt động kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc đánh
giá hiệu quả hoạt động và đưa ra định hướng cho DN. Đây là công cụ để các nhà
quản lý kiểm soát và đánh giá tình hình hiện tại của Công ty. Đồng thời cũng giúp
cho họ có thể phát hiện ra những tiềm năng chưa được khai thác của DN. Mỗi Công
ty đều có những tiềm năng chưa được sử dụng hợp lí. Việc theo dõi và phân tích
hoạt động kinh doanh thường kì sẽ giúp các DN điều chỉnh được chính sách một

cách kịp thời và hợp lí.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh
1.1.3.1. Doanh thu
Doanh thu là phần giá trị mà Công ty thu được trong quá trình hoạt động kinh
doanh bằng việc bán sản phẩm hàng hóa của mình. Doanh thu là một trong những
chỉ tiêu quan trọng phản ánh quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị ở một thời
điểm cần phân tích. Thông qua nó, chúng ta có thể đánh giá được hiện trạng của
doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không. Doanh thu của doanh nghiệp được
tạo ra từ các hoạt động:
– Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính.
– Doanh thu từ hoạt động tài chính.
– Doanh thu từ hoạt động bất thường.


4

1.1.3.2. Chi phí
Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thông
hàng hóa. Đó là những hao phí được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động
kinh doanh. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với
DN trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ các hoạt động từ khâu mua
nguyên liệu tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ nó. Việc nhận định và tính toán từng
loại chi phí là cơ sở để các nhà quản lí đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá
trình điều hành hoạt động kinh doanh.
Do đó việc phân tích chi phí sản xuất kinh doanh là một bộ phận không thể
thiếu được trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, chi phí này ảnh hưởng
trực tiếp đến lợi nhuận của DN. Qua phân tích chi phí sản xuất kinh doanh có thể
đánh giá được mức chi phí tồn tại trong đơn vị, khai thác tìm kiếm lợi nhuận của
DN.
Thật vậy, kết quả cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh là lợi nhuận,

muốn đạt lợi nhuận cao thì một trong những biện pháp chủ yếu là giảm chi phí sản
xuất kinh doanh. Vì vậy DN cần có sự quản lí chặt chẽ chi phí, tiết kiệm chi phí,
tránh những khoản chi phí không cần thiết tạo điều kiện để giảm giá thành sản
phẩm, nâng cao sức cạnh tranh cho DN. Đây chính là chỉ tiêu chiến lược quan trọng
giúp DN tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến chi phí để từ đó đề ra biện pháp giảm
chi phí, tăng lợi nhuận cho DN.
1.1.3.3. Tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, là
chỉ tiêu chất lượng tổng hợp để đánh giá hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất
kinh doanh, hay nói cách khác lợi nhuận là phần còn lại của tổng doanh thu trừ đi
tổng chi phí trong hoạt động kinh doanh.
Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
mọi DN. Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tiến hành tái sản xuất mở rộng quá
trình kinh doanh của DN trong thời gian sau này.
Lợi nhuận của DN được tạo ra từ các hoạt động sau:
– Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính


5

– Lợi nhuận từ hoạt động tài chính.
– Lợi nhuận từ hoạt động bất thuờng.
Phân tích lợi nhuận là đánh giá tình hình lợi nhuận của DN, phân tích những
nguyên nhân ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động
của lợi nhuận. Do đó, làm thế nào để nâng cao hiệu quả lợi nhuận đó là mong muốn
của mọi DN, để từ đó có biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng và nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận của DN. Trong cơ chế thị trường
phân tích các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận là cơ
sở để đưa ra các quyết định nhanh chóng và chính xác cho việc sản xuất kinh doanh,
để thích ứng với thị trường.

1.1.3.4. Các chỉ số tài chính
Bên cạnh doanh thu, chi phí và lợi nhuận, cần phân tích các chỉ số tài chính
khác như vòng quay hàng tồn kho, ROA, ROE, thanh khoản, các loại tỷ suất lợi
nhuận để có thể đánh giá đầy đủ về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như
hiệu quả hoạt động, khả năng trả nợ, khả năng sinh lời.
1.2. Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
1.2.1. Vòng quay hàng tồn kho
Hàng tồn kho là bộ phận tài sản của DN đang trong quá trình sản xuất kinh
doanh hoặc được chờ đi để bán. Trong tài sản lưu động, hàng tồn kho được coi là
loại tài sản có tính thanh khoản thấp hơn. Để đánh giá tốc độ luân chuyển hàng tồn
kho, người ta sử dụng hệ số vòng quay hàng tồn kho. Hệ số này được xác định theo
công thức:

Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và
ngược lại. Nếu thời gian tồn kho của Công ty thấp, hay vòng quay hàng tồn kho
nhanh nghĩa là hiệu quả hoạt động tồn kho của Công ty khá cao, từ đó đẩy nhanh
tốc độ thu hồi vốn.
1.2.2. Tỉ suất lợi nhuận thuần
Tỉ suất lợi nhuận thuần - Net Profit Margin Ratio thể hiện khả năng sinh lời
trên doanh thu của DN.


6

Công thức tính tỉ suất lợi nhuận thuần:

Trong đó, lợi nhuận ròng hay còn gọi là lợi nhuận sau thuế. Đây là phần
còn lại sau khi lấy tổng doanh thu bán hàng trừ đi các khoản chi phí để làm ra
sản phẩm bao gồm cả thuế thu nhập DN.
Khi một DN có tỉ suất lợi nhuận thuần cao sẽ chứng minh được rằng họ có

lợi thế cạnh tranh trong việc kiểm soát chi phí so với các DN khác. Vì thế, đây
cũng là một trong những chi tiêu không thể bỏ qua khi đánh giá tình hình hoạt
động kinh doanh của một DN.
1.2.3. Tỉ suất lợi nhuận gộp
Tỉ suất lợi nhuận gộp – Gross Margin Ratio thể hiện khoảng cách chênh
lệch giữa giá bán và giá vốn của sản phẩm, dịch vụ mà DN cung cấp. Công thức
tính tỉ suất lợi nhuận gộp:

Trong đó lợi nhuận thuần là lợi nhuận thu được sau khi lấy doanh thu thuần
trừ đi giá vốn hàng bán.
Chỉ tiêu này được đánh giá như là thước đo để các nhà quản trị điều chỉnh
các mặt hàng kinh doanh của mình cho phù hợp.
1.2.4. Tỉ suất sinh lời của tài sản (ROA)
Tỉ suất sinh lời của tài sản – Return of Assets (ROA) đo lường khả năng sinh
lời của mỗi đồng tài sản của DN.
Công thức tính ROA:

Nếu như tỷ số này có giá trị dương (lớn hơn 0) thì DN đang lãi. Còn nếu mang
giá trị âm thì Công ty đang thua lỗ.


7

1.2.5. Tỉ suất sinh lời của vốn (ROE)
Tỉ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu – Return of Equity (ROE) đo lường khả
năng sinh lời của mỗi một đồng vốn. ROE cho biết với 100 đồng vốn chủ sở hữu
của Công ty cổ phần này mang lại bao nhiều đồng lợi nhuận. Nếu như tỷ số này
mang giá trị dương, thì Công ty làm ăn có lãi. Và ngược lại, nếu mang giá trị âm
thì Công ty đang làm ăn thua lỗ.
Công thức tính ROE:


Cũng giống như ROA, tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh, quy mô
cũng như là mức độ rủi ro của Công ty. Để so sánh chính xác, chúng ta cần so
sánh tỷ số này của một Công ty cổ phần với tỷ số bình quân của toàn ngành,
hoặc với tỷ số của Công ty tương đương trong cùng ngành.
1.2.6. Thanh khoản
Tỷ số thanh khoản là tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của
Công ty và đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng thanh toán nợ của
DN.
Tỷ số thanh khoản hiện thời hay tỷ số thanh khoản ngắn hạn được xác định từ
bảng cân đối kế toán với công thức như sau:

Nếu tỷ số thanh khoản hiện thời nhỏ hơn 1 thì ta có thể kết luận khả năng
thanh toán của DN rất thấp và DN không có đủ tài sản để đảm bảo trả nợ vay.
Ngược lại, nếu tỷ số thanh khoản hiện thời lớn hơn 1 thì có thể kết luận khả năng
thanh toán của DN là tốt và DN có đủ tài sản lưu động để trả lãi vay.


8

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN THUỐC THÚ Y TRUNG ƯƠNG VETVACO
2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung ương VETVACO
Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung ương VETVACO
Tên giao dịch: VETVACO
Giấy chứng nhận đăng ký DN số: 0500237656 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hà Nội cấp lần đầu vào ngày 23/02/1993 và đăng ký thay đổi lần 6 vào
ngày 17/08/2015.
Vốn điều lệ: 36.000.000.000 đồng
Địa chỉ: Km 18, Quốc lộ 32, xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội

Số điện thoại: 02433 861337
Fax: 024 33861 779
Website: www.vetvaco.com.vn
Mã cổ phiếu: VXP
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 8/3/1956: Thành lập Xí nghiệp Thuốc thú y trung ương theo Quyết định
số 8-NN/QĐ của Bộ Nông Lâm, nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà.
Ngày 06/01/2014: tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thành lập tại trụ
sở Công ty.
Ngày 25/01/2014, Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức Công ty cổ
phần theo Giấy chứng nhận đăng ký DN số 0500237656 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư
thành phố Hà Nội cấp lần thứ 5.
Ngày 31/12/2016: 3 dây chuyền sản xuất vắc-xin vi trùng, vắc-xin trên trứng
và vắc-xin trên tế bào đạt chứng nhận Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP-WHO).
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Công ty được thể hiện trong hình sau:


9

Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung ương
VETVACO
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TGĐ CHẤT

LƯỢNG

PHÓ TGĐ SẢN
XUẤT

P. KIỂM TRA CHẤT
LƯỢNG

PX. VI TRÙNG

P. ĐẢM BẢO CHẤT
LƯỢNG

PX. SIÊU TRÙNG

BAN GIỐNG VSV

PX. DƯỢC PHẨM HUYẾT THANH CHĂN NUÔI

P. KINH DOANH
TỔNG HỢP

P. THỊ TRƯỜNG

VĂN PHÒNG ĐẠI
DIỆN

P. KẾ HOẠCH VẬT



P. TÀI CHÍNH KẾ
TOÁN

P. HÀNH CHÍNH
QUẢN TRỊ

P. NC & PT SẢN
PHẨM

PX. CƠ ĐIỆN

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, có
quyền quyết định những vẫn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và
Điều lệ Công ty quy định. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau:
thông qua định hướng phát triển của Công ty; quyết định loại cổ phần và tổng số cổ
phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng
loại cổ phần, trừ trường hợp điều lệ Công ty có quy định khác; bầu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát; quyết định đầu tư
hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi
trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty nếu điều lệ Công ty không quy định
một tỷ lệ khác; quyết định sửa đổi, bổ sung iều lệ Công ty, trừ trường hợp điều
chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được
quyền chào bán quy định tại điều lệ Công ty; thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại; xem xét và xử lý
các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho Công ty và cổ
đông Công ty; quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty; các quyền và nhiệm vụ khác
theo quy định của luật này và điều lệ Công ty

BP. TCCL ISO &

GMP


10

Ban kiểm soát là cơ quan kiểm tra, giám sát toàn diện mọi hoạt động của Công
ty theo quy định tại Điều 123 Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005
của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ban kiểm soát thẩm định
báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài
chính khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc
theo yêu cầu của cổ đông lớn. Ban kiểm soát báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính
chính xác, trung thực và hợp pháp của chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính
và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Tổng giám đốc Công ty cổ phần có các quyền và nghĩa vụ sau: quyết định các
vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của Công ty mà không cần
phải có quyết định của Hội đồng quản trị; tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội
đồng quản trị; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của
Công ty; kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của Công ty;
bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các
chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị; quyết định tiền lương và quyền
lợi khác đối với người lao động trong Công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm
quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; tuyển dụng lao động; kiến nghị
phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; quyền và nghĩa vụ khác theo
quy định của pháp luật, điều lệ Công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị.
Phó tổng giám đốc chất luợng chịu trách
nhiệm về các công tác kiểm soát chất lượng của các nguyên liệu, vật tư đầu vào và
đảm bảo chất lượng của tất cả các thành phẩm. Phòng Kiểm tra chất lượng, Phòng
Đảm bảo chất lượng và Ban giống vi sinh vật là các đơn vị thực thi các nhiệm vụ
này.
Phó tổng giám đốc sản xuất chịu trách

nhiệm các hoạt động sản xuất dược phẩm và vaccine, bao gồm nuôi cấy, nhân
giống, tạo sinh khối, làm bất hoạt vi trùng; chăn nuôi và chiết xuất huyết thanh;
cung cấp năng lượng cho các hoạt động sản xuất. Phân xưởng vi trùng, Phân xưởng
siêu trùng, Phân xưởng dược phẩm – huyết thanh – chăn nuôi và Phân xưởng cơ
điện là các đơn vị thực thi các nhiệm vụ này.


11

Ngoài ra Công ty còn có các phòng ban
khác như: Phòng Kinh doanh tổng hợp chịu trách nhiệm quản lý hoạt động kinh
doanh và đề xuất chính sách; Phòng Tài chính – kế toán quản lý nguồn tài chính và
các hoạt động kế toán; Phòng Thị trường chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường;
Phòng Hành chính – tổng hợp đẩy mạnh các công tác cải cách hành chính, lưu trữ;
Phòng Kế hoạch vật tư quản lý số lượng và hoạt động nhập nguyên vật liệu; Phòng
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm tìm kiếm các sản phẩm tiềm năng cho Công ty.
Công ty không có các Công ty con, Công
ty liên kết.
2.1.3. Định huớng phát triển
Các mục tiêu chủ yếu của Công ty:
 Tiếp tục xây dựng và phát triển Công ty trở thành DN hàng đầu cả nước trong
lĩnh vực sản xuất vaccine, thuốc thú y;s
 Tìm kiếm và mở rộng thị phần ra nước ngoài;
 Tập trung đầu tư nguồn nhân lực chất lượng cao.
Chiến lược phát triển trung và dài hạn:
 Hợp tác, trao đổi với các đối tác trong và ngoài nước, viện nghiên cứu để
chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản
phẩm;
 Nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường
và tăng tính cạnh tranh;

 Đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật.
Các mục tiêu phát triển bền vững (môi trường, xã hội và cộng đồng) và chương
trình chính liên quan đến ngắn hạn và trung hạn của Công ty:
 Ủng hộ quỹ Vì người nghèo, Nhân đạo, Đền ơn đáp nghĩa, Xã hội liên đoàn
lao động;
 Ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng do lũ lụt, thiên tai...;
 Tham gia tích cực và thường xuyên các hoạt động công đoàn, đoàn thanh niên
địa phương phát động;


12

 Tuân thủ và thực hiện nghiêm ngặt các quy định về việc phòng chống ô nhiễm
môi trường. Công ty đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải để đáp ứng
yêu cầu bảo vệ môi trường.
2.2. Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các sản phẩm
Hiện tại, các sản phẩn chính của Công ty là các loại vaccine cho gia súc, gia
cầm, vaccine nhập khẩu, thuốc sát trùng và kháng thể với hơn 30 dòng vaccine và
thuốc các loại. Trong đó, một số các sản phẩm chủ lực của Công ty phải kể đến là
vaccine Dịch tả lợn, vaccine Lasota, vaccine Dại Rabisin, Vaccine Lở mồm long
móng Afropor type O và thuốc sát trùng Vetvaco – Iodine.
Vaccine Dịch tả lợn loại 50 liều/lọ vẫn là mặt hàng bán chạy nhất trong nhóm
vaccine cho gia súc. Từ năm 2015 đến 2018, sản lượng của loại vaccine này liên tục
tăng từ 42.703 đến 73.952 lọ.
Hình 2.2: Sản lượng và doanh thu của vaccine Dịch tả lợn giai đoạn 2015 –
2018

80,000

Sản lượng (Lọ)


70,000
60,000
50,000
40,000
30,000
20,000
10,000
0

12,000,000,000
10,870,944,000
10,000,000,000
9,232,188,000
8,000,000,000
7,427,616,000
6,277,341,000
6,000,000,000
73,952
62,804
4,000,000,000
50,528
42,703
2,000,000,000
1

2
Sản lượng

3


4

Doanh thu (VND)

Vaccine Dịch tả lợn

0

Doanh thu

Nguồn: Phòng Kinh doanh tổng hợp
Doanh thu của dòng vaccine này vì vậy cũng tăng đều. Năm 2015, doanh
thu đạt 6,277 tỷ đồng. Sang đến năm 2016, doanh thu của sản phẩm này là 7,427
tỷ đồng, năm 2017 là 9,232 tỷ đồng và năm 2018 chạm mốc 10,871 tỷ đồng
Vaccine Lở mồm long móng Afropor type O cũng là một trong số các loại
vaccine cho gia súc có mức tiêu thụ cao do chất lượng tốt. Doanh số tiêu thụ của
vaccine Afropor type O loại 25 liều/chai tăng trong giai đoạn 2015 – 2018, tuy


13

nhiên mức tăng nhiều nhất là ở năm 2016, hơn 15.133 chai so với năm 2015. Doanh
thu của mặt hàng này vào năm 2018 đạt đến 30,568 tỷ đồng.


14

Hình 2.3: Sản lượng và doanh thu của vaccine Afropor type O giai đoạn 2015 –
2018


Vaccine Afropor type O
30,568,387,50 35,000,000,000
0

Sản lượng (Lọ)

60,000

28,811,160,000

50,000
40,000
30,000
20,000

25,000,000,000
21,651,367,500
18,664,695,000
60,976
39,502

20,000,000,000
64,695

45,823

15,000,000,000
10,000,000,000


10,000
0

30,000,000,000

Doanh thu (VND)

70,000

5,000,000,000
2015

2016

2017

2018

0

Nguồn: Phòng Kinh doanh tổng hợp
Với nhóm vaccine gia cầm, Lasota loại 100 liều/lọ là mặt hàng có doanh số
cao nhất. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ đối với vaccine này thay đổi không đều qua
từng năm. Sản lượng của năm 2016 lên đến 37.813 lọ, tăng 8.384 lọ so với năm
2015. Sang đến năm 2017, lượng bán ra giảm 2757 lọ so với năm trước, và đà tăng
quay trở lại vào năm 2018 khi sản lượng đạt 40.890 lọ, thu về 1,431 tỷ đồng
Hình 2.4: Sản lượng và doanh thu của vaccine Lasota giai đoạn 2015 – 2018

45,000
40,000

35,000
30,000
25,000
20,000
15,000
10,000
5,000
0

1,431,290,000 1,600,000,000
1,323,455,000
1,226,960,000
1,030,015,000

29,429

37,813

1,400,000,000
1,200,000,000
1,000,000,000

35,056

40,894

800,000,000
600,000,000
400,000,000
200,000,000


2015

2016

2017

Sản lượng

2018

Doanh thu (VND)

Sản lượng (Lọ)

Vaccine Lasota

0

Doanh thu

Nguồn: Phòng Kinh doanh tổng hợp
Với nhóm vaccine liên kết sản xuất, Dại Rabisin loại 10 liều/lọ là sản phẩm
được tiêu thụ nhiều nhất. Cả sản lượng tiêu thụ và doanh thu của dòng vaccine này
đều chứng kiến đà tăng trưởng qua từng năm.


15

Hình 2.5: Sản lượng và doanh thu của vaccine Dại Rabisin giai đoạn 2015 –

2018

80,000

Sản lượng (Lọ)

70,000
60,000
50,000
40,000
30,000
20,000
10,000
0

9,000,000,000
8,437,892,400
8,000,000,000
7,123,347,000
7,000,000,000
6,671,120,400
6,000,000,000
5,000,000,000
4,812,059,700
70492.000 4,000,000,000
55732.000 59510.000
3,000,000,000
40201.000
2,000,000,000
1,000,000,000

0
Sản lượng

Doanh thu (VND)

Vaccine Dại Rabisin

Doanh thu

Nguồn: Phòng Kinh doanh tổng hợp
Sản lượng tiêu thụ của vaccine Dại Rabisin đều tăng, nhưng tăng nhiều nhất là
ở năm 2016, với mức tăng lên đến 15.531 lọ so với năm 2015. Tiếp theo là năm
2018, với mức tăng là 10.982 lọ so với năm 2017. Doanh thu cho dòng vaccine này
cũng tăng trong giai đoạn 2015 - 2018, đạt mức 8,438 tỷ VNĐ vào năm 2018.
Với dòng thuốc sát trùng, nổi bật là sản phẩm thuốc Vetvaco – Iodine, chuyên
dùng cho sát trùng vết thương, vết mổ trên gia súc, gia cầm hay vật nuôi.
Hình 2.6: Sản lượng và doanh thu của thuốc sát trùng Vetvaco - Iodine giai
đoạn 2015 – 2018

60,000

Sản lượng (Chai)

50,000
40,000
30,000
20,000
10,000
0


10,000,000,000
9,000,000,000
8,600,907,000
8,000,000,000
7,000,000,000
6,992,842,500
6,000,000,000
5,847,922,500
5,456,640,000
5,000,000,000
56,492
4,000,000,000
45,930
38,410
3,000,000,000
35,840
2,000,000,000
1,000,000,000
0
2015
2016
2017
2018
Sản lượng

Doanh thu (VNĐ)

Thuốc sát trùng Vetvaco - Iodine

Doanh thu


Nguồn: Phòng Kinh doanh tổng hợp


16

Theo hình 2.6, cả sản lượng và doanh thu của sản phẩm này đều giảm nhẹ vào
năm 2016, nhưng đều tăng trở lại vào hai năm sau đó. Sản lượng tiêu thụ trong năm
2018 và 2017 đều tăng khoảng 10.000 chai so với năm trước đó. Doanh thu từ sản
phẩm này ở mức tương đối cao so với nhiều sản phẩm khác, đạt 6,993 tỷ đồng vào
năm 2017 và lên đến 8,6 tỷ đồng vào năm 2018.
2.3. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các chỉ số
2.3.1. Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty qua doanh thu và lợi nhuận
Doanh thu thuần
Theo Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2015 đến năm 2018,
doanh thu thuần của Công ty cổ phần thuốc thú y trung ương VETVACO có xu
hướng biến đổi không đều trong 4 năm.
Hình 2.7: Doanh thu thuần của Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung ương
VETVACO giai đoạn 2015 – 2018
Đơn vị: VNĐ

Doanh thu thuần
250,000,000,000

227,634,155,30
9

200,000,000,000

130,629,266,7

150,000,000,000
51

129,662,995,78
2

182,526,472,30
9

100,000,000,000
50,000,000,000
0
2015

2016

2017

2018

Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty
Từ hình 2.7, có thể thấy, doanh thu thuần của DN năm 2016 có xu hướng
giảm nhẹ so với năm 2015, từ 130,629 tỷ VNĐ xuống còn 129,662 tỷ VNĐ.
Nhưng sau đó doanh thu thuần quay lại đà tăng, đạt 182,526 tỷ VNĐ vào năm
2017 và 227,634 tỷ VNĐ vào năm 2018.
Lợi nhuận ròng


17


Khác với doanh thu thuần, lợi nhuận ròng của DN có xu hướng tăng qua từng
năm. Tốc độ tăng của nhân tố này khác nhau qua từng năm, tuy nhiên đều đạt kết
quả cao.
Hình 2.8: Lợi nhuận ròng của Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung ương
VETVACO giai đoạn 2015 – 2018
Đơn vị: VNĐ

Lợi nhuận ròng
8,000,000,000
7,000,000,000

6,696,575,226

6,000,000,000
5,000,000,000

4,703,687,867

4,000,000,000
3,000,000,000
2,000,000,000
1,000,000,000
778,053,086
0
2015

1,832,033,680
2016

2017


2018

Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty
Cụ thể, lợi nhuận ròng tăng 235,5%, từ 778,053 triệu VNĐ năm 2015 lên
1,832 tỷ VNĐ năm 2016. Đến năm 2017, tốc độ tăng lợi nhuận ròng là 256,8% và
năm 2018 là 142,4%, đạt 6,696 tỷ VNĐ vào năm 2018. Lợi nhuận ròng duy trì được
tốc độ tăng trưởng lớn, tuy nhiên so với doanh thu thuần lại chưa cao. Giá vốn hàng
bán trong giai đoạn 2015 – 2018 liên tục ở mức cao do giá nguyên vật liệu sản xuất,
kéo theo lợi nhuận ròng trong giai đoạn này chưa thực sự đạt được như kỳ vọng.
Tỷ suất lợi nhuận thuần và tỷ suất lợi nhuận gộp
Về tỷ suất lợi nhuận thuần, chỉ số này của DN có xu hướng tăng qua
các năm. 2015 là năm mà chỉ số này rơi xuống mức thấp nhất, chỉ là 0,0596.
Sang đến năm 2018, tỷ suất này tăng lên mức 0,02942, tức là với mỗi đồng
doanh thu mà DN thu được, lợi nhuận Công ty có được là 0,02942 đồng. Điều
đó một mặt chứng tỏ rằng DN vẫn đang làm ăn có lãi, mặt khác cho thấy mức lãi
thu được trên mỗi đồng doanh thu vẫn còn ở mức thấp, đòi hỏi phải có sự cải
thiện để mức lợi nhuận thu về được nhiều hơn.


18

Hình 2.9: Tỷ suất lợi nhuận thuần và tỷ suất lợi nhuận ròng của Công ty Cổ
phần Thuốc Thú y Trung ương VETVACO giai đoạn 2015 – 2018

Tỷ suất lợi nhuận thuần và tỷ suất lợi nhuận gộp
0.40
0.35

0.35114


0.30

0.29280

0.32205

0.25
0.20
0.18286
0.15
0.10
0.05
0.00596
0.00
2015

0.01413
2016
Tỉ suất lợi nhuận thuần

0.02577

0.02942

2017

2018

Tỉ suất lợi nhuận gộp


Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty
Tỷ suất lợi nhuận gộp cho thấy sự chênh lệch giữa giá bán và giá vốn sẽ
đem lại lợi nhuận như thế nào cho DN. Khác với tỷ suất lợi nhuận thuần, tỷ suất
lợi nhuận gộp của DN biến động không đều qua từng năm. Theo hình 2.4, tỷ số
này vào năm 2015 tương đối thấp, chỉ đạt 0,18286, sau đó tăng lên gần gấp đôi
vào năm 2016 (0,35114). Sang đến năm 2017, tỷ số giảm nhẹ xuống còn
0,29280 và quay lại đà tăng vào năm 2018 (0,32205), nghĩa là với mỗi đồng
chênh lệch giữa giá bán và giá vốn, sẽ đem lại 0,32205 đồng lợi nhuận cho DN.
2.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty qua các chỉ số ROA và ROE
ROA
Về tỷ số sinh lời của tài sản (ROA), tỷ số này cho biết với mỗi đồng tài sản
sẽ sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Giá trị ROA của DN được thể hiện trong
hình 2.10. Nhìn chung, từ năm 2015 đến 2018, tỷ số ROA của DN luôn dương.
Điều đó chứng tỏ rằng hiệu quả sử dụng tài sản của DN là tốt, và đang tiếp tục
sinh ra lợi nhuận.


19

Hình 2.10: ROA của Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung ương VETVACO
giai đoạn 2015 – 2018
Đơn vị: %

ROA
5.0
4.5
4.0
3.5
3.0

2.5
2.0
1.5
1.0
0.5
0.0

4.66
3.88

1.79
0.81
2015

2016

2017

2018

Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty
Tuy nhiên, xét về độ lớn, giá trị ROA của DN trong giai đoạn này lại
không cao. Cụ thể, ROA của năm 2015 chỉ là 0,81%, và giá trị này tăng qua các
năm nhưng với tốc độ không cao. Đến năm 2018, ROA đạt 4,66%, nghĩa là với
mỗi đồng tổng tài sản thì lợi nhuận sinh ra sẽ là 0,0466 đồng. Mặc dù Công ty đã
và đang duy trì khả năng sinh lời, nhưng lợi nhuận thu về lại chưa hề tương
xứng với tổng tài sản, đòi hỏi Công ty cần phải có những giải pháp để nâng cao
hiệu quả sử dụng tài sản để thu về lợi nhuận tương xứng.
ROE
Chỉ số ROE được đánh giá cao hơn so với ROA, và cũng được các

nhà đầu tư quan tâm ở mức độ cao hơn. Về tổng quan, chỉ số ROE cũng tương
tự diễn biến của ROA, tương đối thấp vào những năm 2015 (1,83%) và tiếp tục
tăng dần qua các năm. Đến năm 2018, ROE đã đạt 12,87%. Điều đó có nghĩa
với mỗi đồng vốn bỏ ra, DN thu lại được 0,1287 đồng lợi nhuận.


×