Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.89 KB, 30 trang )

1
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SÔNG ĐÀ 12
2.1 Khái quát chung về công ty Cổ phần Sông Đà 12
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Sông Đà 12
(Theo tài liệu “ sổ tay chất lượng” của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 )
Công ty cổ phần Sông Đà 12 là một doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty
Sông Đà được thành lập theo quyết định số 217/BXD-TCCB ngày 1/2/1980 của Bộ
trưởng Bộ xây dựng. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triẻn, qua nhiều lần đổi
tên, tách nhập, bổ sung chức năng nhiệm vụ Công ty không ngừng phát triển lớn
mạnh về mọi mặt cả về quy mô lẫn tổ chức, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu ngành nghề
sản phẩm. Sản xuất kinh doanh ngày một phát triển với tổng giá trị SXKD tăng
trưởng qua từng năm, đời sống vật chất tinh thần của người lao động ngày càng
được nâng cao.
Công ty cổ phần Sông Đà 12 có trụ sở chính tại Lô 1- Khu G- Đường Nguyễn
Tuân- Quận Thanh Xuân- Hà Nội. Công ty có 09 chi nhánh xí nghiệp bao gồm:
Xí nghiệp Sông Đà 12-2
Xí nghiệp Sông Đà 12-3
Xí nghiệp Sông Đà 12-4
Xí nghiệp Sông Đà 12-5
Xí nghiệp Sông Đà 12-7
Xí nghiệp Sông Đà 12-11
Chi nhánh công ty tại Hải Dương:
Ban quản lý dự án khu vực Hoà Bình
Ban chỉ huy công trình nhà máy xi măng Hạ Long
Ngày 2 tháng 1 năm 1995 Công ty được đổi tên lần thứ nhất thành Công ty
Xây lắp vật tư vận tải Sông Đà 12 theo quyết định số 04/BXD-TCLĐ.
Năm 1996 Bổ sung thêm các ngành nghề: Xuất nhập khẩu thiết bị,xe máy, vật
liệu xây dựng, sản xuất vỏ bao xi măng, sản xuất kinh doanh xi măng, xây lắp công
trình giao thông, thuỷ điện.
Năm 1997 Bổ sung thêm các ngành nghề xây dựng đường dây tải điện và trạm


biến thế, xây dựng hệ thống cấp thoát nước công nghiệp và dân dụng, nhập khẩu
phương tiện vận tải, nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu.
1
1
2
Năm 1998 Bổ sung thêm các ngành nghề sữa chữa trung đại tu các phương
tiện vận tải thủy bộ và máy xây dựng, sản xuất cột điện ly tâm, gia công cơ khí phi
tiêu chuẩn và kết cấu thép trong xây dựng, xây dựng các công trình giao thông, kinh
doanh dầu mở.
Năm 2000 bổ sung thêm ngành nghề xây dựng các công trình thuỷ lợi
Năm 2001 Công ty bổ sung các ngành nghề sản xuất và kinh doanh thép có
chất lượng cao.
Ngày 11 tháng 3 năm 2002 Công ty được đổi tên thành Công ty Sông Đà 12
theo quyết định số 235/QĐ-BXD.
Năm 2003 Công ty đầu tư trực tiếp cho các dự án.
Năm 2004 Công ty mở rộng thêm ngành sản xuất chất phụ gia dùng trong
công tác bê tông, dự án xây dựng nhà ở tại Hoà Bình.
Ngày 30/12/2004 Công ty Sông Đà 12 chuyển đổi thành công ty cổ phần Sông
Đà 12 theo quyết định số 2098/QĐ-BXD của Bộ Trưởng Bộ xây dựng về việc
chuyển Công ty Sông Đà 12 thuộc Tổng Công ty Sông Đà thành Công ty cổ phần.
Đến nay Công ty cổ phần Sông Đà 12 có 09 đơn vị trực thuộc và 01 Công ty
cổ phần sản xuất công nghiệp do Công ty giữ cổ phần chi phối 51% tổng giá trị sản
xuất kinh doanh
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Cổ phần Sông Đà 12
Sau khi cổ phần Công ty cổ phần Sông Đà 12 trong quá trình hoạt động của
mình có chức năng nhiệm vụ sau:
• Xây dựng công trình công nghiệp, công cộng nhà ở và xây dựng khác;
• Vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ, đường thuỷ;
• Kinh doanh vật tư, thiết bị xây dựng;
• Xuất nhập khẩu thiết bị, xe máy, vật liệu xây dưng;

• Khai thác nguyên liệu phi quặng;
• Sản xuất vỏ bao xi măng;
• Xây lắp công trình giao thông, thuỷ điện, bưu điện
• Hoạt động quản lý kinh doanh nhà;
• Xây dựng đường dây tải điện và trạm biến thế;
• Xây lắp hệ thống cấp thoát nước công nghiệp và dân dụng;
• Chế biến và kinh doanh than mỏ:
• Nhập khẩu phương tiện vận tải;
• Nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu phục vụ nhu cầu sản xuất của Tổng công ty;
2
2
3
• Sửa chữa trung đại tu các phương tiện vận tải thuỷ, bộ và máy xây
dựng;
• Sản xuất cột điện ly tâm;
• Gia công cơ khí phi tiêu chuẩn và kết cấu thép trong xây dựng;
• Thi công xây lắp hệ thống điện đến 500KV
• Xây lắp các công trình giao thông (đường bộ, cẩu, cảng, sân bay);
• Kinh doanh xăng, dầu, mỡ;
• Xây dựng các công trình thuỷ lợi (đê, đập, kênh mương, hồ chứa, trạm bơm)
• Quản lý, kinh doanh điện sản xuất và sinh hoạt đến 22oKV;
• Quản lý, kinh doanh nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt;
• Đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và kinh doanh điện của
các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ;
• Sản xuất kinh doanh chất phụ gia dùng trong công tác bê tông.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức SXKD của công ty Cổ phần Sông Đà 12
2.1.3.1. Tổ chức bộ máy SXKD:
- Bộ máy quản lý SXKD của Công ty sẽ kiện toàn và hoàn thiện theo hướng
gọn nhẹ, sản xuất đảm bảo mức độ chuyên môn hoá cao, các phòng ban nghiệp vụ
đảm đương công việc một cách năng động trên cơ sở đa dạng hoá ngành nghề, đa

dạng hoá sản phẩm.
- Bộ máy quản lý của Công ty sẽ tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng,
tổ chức hạch toán kinh doanh phân tán cho các đơn vị trực thuộc.
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc Công ty
Đại hội cổ đông
2.1.3.1. Tổ chức quản lý:
Phòng tài chính kế toán
Phòng kinh tế kế hoạch
Phòng quản lý kỹ thuật
Phòng cơ khí cơ giới
Phòng Tổ chức hành chính
Phòng đầu tư
3
3
4
Sơ đồ10: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Sông Đà 12
- Đai hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông tham dự, là cơ quan quyết
định cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc
thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp khi được số cổ đông đại diện ít
nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp chấp thuận. Tham
gia đóng góp ý kiến xây dựng và biểu quyết thông qya Điều lệ tổ chức hoạt động và
định hướng phát triển của Công ty. Kiểm soát hoạt động của Hội đồng quản trị và ban
kiểm soát.
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có toàn quyền
nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của
Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng
quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển của Công ty, giải pháp phát
triển thị trường, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông; Triệu tập họp

đại hội đồng cổ đông; xây dựng cơ câu tổ chưc, quy chế quản lý nội bộ của Công ty
trình Đại hội đồng cổ đông thông qua;kiểm soát việc thực hiện các phương án đầu tư,
việc thực hiện các chính sách thị trường, thực hiện hợp đồng kinh tế, việc thực hiện
cơ cấu tổ chức, thực hiện cơ cấu quản lý nội bộ Công ty, việc mua bán cổ phần. Hội
đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng
văn bản hoặc hình thức khác. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu
quyết.
- Ban kiểm soát: Do Đại hội cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm
ta tính trung thực hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh,
trong ghi chép, lưu giữ chứng từ sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của Công ty.
Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động của Công ty,
tham khảo ý kiến Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên
Đại hội đồng cổ đông.
- Tổng giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Tổng giám đốc có nhiệm cụ
điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty, là người đại diện
4
4
P.T. Giám
đốc Xây lắp
kiêm QMR
P.T. Giám đốc
CK-CG
5
theo pháp luật của Công ty, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các quyết định của Hội
đồng quản trị, tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án đầu
tư của Công ty, thường xuyên báo cáo hội đồng quản trị kinh doanh tình hình, kết quả
sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Các phó tổng giám đốc: là người giúp việc cho Tổng giám đốc, do Tổng
giám đốc đề nghị và Hội đồng quản trị bổ nhiệm.
- Các phòng ban chức năng, các đơn vị sản xuất: Có nhiệm vụ thực hiện công

việc do tông giám đốc giao theo đặc điểm, nhiệm vụ của từng phòng, từng đơn vị.
Các trưởng phòng Công ty, Giám đốc các đơn vị trực thuộc Công ty do Tổng giám
đốc bổ nhiệm và miễn nhiệm theo ý kiến phê duyệt bằng văn bản của Hội đồng quản
trị trừ Kế toán trưởng Công ty. Các phó phòng Công ty, phó giám đốc các đơn vị trực
thuộc, đội trưởng sản xuất do Tổng giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm. Biên chế từng
phòng Công ty do Tồng giám đốc quyết định theo phân cấp được Hội đồng quản trị
phê duyệt.Cụ thể:
+ Phòng tổ chức hành chính: Là phòng có chức năng tham mưu giúp Tổng
Công ty trong công tác: Tổ chức thực hiện các phương án sắp xếp cải tiến tổ chức sản
xuất, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng quản lý và điều phối sử dụng lao động
hợp ký, tổ chức thực hiện đúng đắn các chế độ chính sách của Nhà nước dối với
CBCNVC; hướng dẫn hoạt động thanh tra nhân dân cho các đơn vị và tỏ chức thanh
tra theo nhiệm vụ được giao; hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật
các chế độ đối với người lao đông; thực hiện công tác quản lý bảo vệ quân sự , giữ
vững an ninh an toàn trong đơn vị; là đầu mối giải quyết công việc văn phòng hành
chính giúp Tổng giám đốc Công ty điều hành và chỉ đạo nhanh, thống nhất tập trung
trong hoạt động SXKD.
+ Phòng Tài chính kế toán: Là phòng chức năng giúp Tổng giám đốc Công ty
tổ chức bộ máy tài chính kế toán từ Công ty đến các đơn vị trực thuộc. Tổ chức chỉ
đạo toàn bộ công tác tài chính kế tóan tin dụng, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế,
hạch tóan kế toán theo đúng điều lệ tổ chức kế toán và pháp lệnh kế toán thống kê
của Nhà nứoc được cụ thể hoá bằng điều lệ hoạt động cuả Công ty và những quy
định của TCT về quản lý kinh tế tài chính giúp Tổng giám đốc Công ty kiểm tra,
kiểm soát công tác tài chính kế toán, công tác phân tích hoạt đông kinh tế của Công
ty và các đơn vị trực thuộc.
+ Phòng kinh tế - kế hoạch: Là phòng chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc
Công ty trong các khâu xây dựng kế hoạch, kiểm tra thực hiện kê hoạch, tổng hợp
5
5
6

báo cao thóng kê; công tác hợp đồng kinh tế; định mức đơn giá,giá thành; công tác
sản xuất , công tác xuất nhập khẩu của Công ty.
+ Phòng quản lý kỹ thuật: là phòng chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc
Công ty trong quản lý xây lắp, thực hiện đúng các quy định và chính sách của Nhà
nước về xây dựng cơ bản đối với tất cả các Công ty thi công và đầu tư xây dựng cơ
bản; áp dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong
xây lắp.
+ Phòng kinh doanh: Là phòng chức năng tham mưu giúp việc Tổng giám đốc
Công ty hoạch định chiến lược kinh doanh toàn Công ty (vật tư, thiết bị, phụ tùng…);
Trong nội bộ TCT và ngoaig TCT; Tham mưu giúp Tổng giám đốc Công ty phối hợp
với phòng kinh tế kế hoạch chủ trì các phòng liên quan tổ chức lập hồ sơ mời thầu, tổ
chức đấu thầu theo quy định đối với vật tư, phụ tùng kinh doanh phục vụ các công
trường, tham gia đấu thầu các hợp đồng cung cấp vật tư, phụ tùng thiết bị ngoài TCT;
giúp Tổng giám đốc Công ty chỉ đạo công tác kinh doanh và định kỳ báo cáo, tổ hợp
kiinh doanh toàn Công ty theo quy định( từ cơ quan Công ty đến các đơn vị trực
thuộc).
+ Phòng đầu tư: Là phòng chức năng giúp Tổng giám đốc Công ty về công tác
đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực: Xây lắp, sản xuất công nghiệp, đầu tư trang thiết bị
máy móc…kể cả tái đầu tư của Công ty và cá đơn vị trực thuộc.
+ Phòng cơ khí cơ giới: là phòng chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc
Công ty quản lý các loại xe máy, thiết bị xây dựng, thiết bị dây chuyền sản xuất công
nghiệp; hướng dẫn kiểm tra công tác an toàn lao động, bảo hộ lao động cho người lao
động và các thiết bị xe máy.
2.2. Thực trạng về công tác lập kế hoạch tại công ty Cổ phần Sông Đà 12.
2.2.1 Hệ thống kế hoạch và nội dung từng loại kế hoạch của công ty Cổ phần
Sông Đà 12.
2.2.1.1 Hệ thống kế hoạch.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty là các công việc dự kiến sẽ thực
hiện trong thời gian tới bao gồm các chỉ tiêu kinh tế, tài chính ( doanh thu, lợi nhuận,
các khoản nộp ngân sách nhà nước…), các chương trình đầu tư và nhu cầu vốn, cân

đối các nguồn vốn cho đầu tư, các chương trình đào tạo và các chi phi khác….Việc
xây dựng kế hoạch của công ty được tiến hành theo từng giai đoạn phù hợp với từng
loại hình sản xuất của công ty.
6
6
7
Hiện nay việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty được chia thành 2
loại chủ yếu:
-Kế hoạch dài hạn: Công ty xây dựng kế hoạch 5 năm, định hướng 10 năm
có xét đến 20 năm.
- Kế hoạch tác nghiệp: Công ty xây dựng kế hoạch năm, quý,tháng.
2.2.1.2 Nội dung của từng loại kế hoạch của công ty.
Trong quá trình lập kế hoạch công ty đã xác định nội dung của từng loại kế
hoạch như sau:
- Đối với kế hoạch 5 năm, định hướng 10 năm có tính đến 20 năm thì nội dung
bao gồm:
+ Thứ nhất là phần thuyết minh:
Phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và thị trường SXKD, công tác,
chỉ đạo, điều hành và công tác quản lý mọi hoạt động SXKD kỳ trước,( cần làm rõ
những mặt làm được, chưa làm được, nguyên nhân ảnh hưởng, các bài học kinh
nghiệm).
Xác định mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu kỳ kế hoạch: Tốc độ phát triển giá trị
SXKD; cơ cấu ngành nghề, trong đó cần xác định ngành nghề mũi nhọn để phát triển
doanh nghiệp; dự báo các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu và xây dựng các biện pháp chính
để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
+ Thứ hai là phần bảng biển kế hoạch tổng hợp bao gồm:
• Kế hoạch SXKD (Dự kiến chia ra các năm)
• Kế hoạch đầu tư( dự kiến chia ra các năm)
• Kế hoạch tài chính- tín dụng.
- Đối với kế hoạch năm, quý thì nội dung bao gồm:

+ Thứ nhất là phần thuyết minh:
Phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch SXKD năm trước trên các
khía cạnh: Thị trường SXKD, thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu tiến độ,các mặt quản lý
về chỉ đạo điều hành sản xuất, đổi mới doanh nghiệp, quản lý kỹ thuật, kinh tế, tài
chính, đào tạo, đầu tư… cần làm rõ những mặt làm được, chưa làm được, nguyên
nhân ảnh hưởng, các bài học kinh nghiệm.
Xác định nhiệm vụ, mục tiêu, tiến độ khối lượng kế hoạch, tính toán các chỉ
tiêu kinh tế chủ yếu và xây dựng các biện pháp chính về: Tổ chức quản lý, điều hành
sản xuất, đổi mới doanh nghiệp, kỹ thuật, kinh tế, tài chính, đào tạo, đầu tư, quản lý
vật tư, cơ giới…để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đề ra.
7
7
8
+ Thứ hai là phần bảng biểu kế hoạch tổng hợp- được chia ra các quý( hoặc
tháng) bao gồm:
• Kế hoạch SXKD
• Kế hoạch đầu tư
• Kế hoạch nghiên cứu và ứng dụng khoa học nghiên cứu
• Kế hoạch tài chính – tín dụng.
2.2.2. Các căn cứ lập kế hoạch của công ty Cổ phần Sông Đà 12
Để lập kế hoạch SXKD công ty Cổ phần Sông Đà 12 đã căn cứ vào các vấn đề
sau:
- Căn cứ vào định hướng 10 năm, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm và
định hướng thị trường của Tổng công ty Sông Đà
Hàng năm công ty sẽ nhận các chỉ tiêu kế hoạch (định hướng 10 năm, kế
hoạch 5 năm, hàng năm) của TCT sau khi TCT đã nhận được ước tính thực hiện năm
trước và bản kế hoạch SXKD năm tới, đồng thời công ty cũng nhận được các định
hướng thị trường của TCT gửi tới.
Sau khi nhận được các chỉ tiêu đó công ty sẽ kết hợp với các chỉ tiêu các xí
nghiệp gửi về để xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch cho toàn công ty. Để đạt được các

chỉ tiêu trên thì phòng kinh tế- kế hoạch kết hợp với các phòng ban có liên quan cùng
với sự tham mưu của tổng giám đốc công ty sẽ quyết định nội dung kế hoạch SXKD
trong thời gian tới.
- Căn cứ vào năng lực hiện có của công ty.
Khi xây dựng kế hoạch, công ty phải dựa vào năng lực hiện có của mình tức là
công ty phải trả lời câu hỏi hiện nay công ty đang đứng ở vị trí nào? Năng lực SXKD
là bao nhiêu? Công nghệ ra sao?
Để trả lời được những câu hỏi đó công ty phải xem xét đánh giá năng lực chủ
yếu về các măt: Tài chính, nhân sự, tổ chức, máy móc thiết bị, sản xuất…
- Căn cứ vào kết quả đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của năm trước
Khi xây dựng kế hoạch SXKD của công ty, ngoài việc căn cứ vào định hướng
10 năm và kế hoạch 5 năm,hàng năm, định hướng thị trường của TCT; căn cứ vào
năng lực hiện có của công ty thì công ty còn phải căn cứ vào kết quả đánh giá tình
8
8
9
hình thực hiện kế hoạch các năm trước, tức là phải so sánh giữa mục tiêu đề ra với
kết quả đạt được để xem đạt được bao nhiêu (%) về tổng giá trị sản xuất.
Trên cơ sở so sánh, công ty sẽ xác định là hoàn thành hay không hoàn thành
mục tiêu đề ra. Nếu hoàn thành mục tiêu nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập
ảnh hưởng tới kết quả sản xuất sau này thì công ty phải tìm ra nguyên nhân của
những tồn tại, bất cập đó.
Trên cơ sở nguyên nhân, công ty sẽ tìm ra những giải pháp để khắc phục như:
giải pháp về tổ chức sản xuất, giải pháp về nhân lực, giải pháp về đầu tư, giải pháp về
thị trường, giải pháp về kỹ thuật công nghệ, giải pháp về kinh tế - tài chính, giải pháp
về quản lý cơ giới, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên…
- Căn cứ vào truyền thống kinh nghiệm về ngành nghề SXKD của công ty.
Tiền thân của công ty Cổ phần Sông Đà 12 là công ty cung ứng vật tư trực
thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Đà được thành lập theo quyết định số 217/BXD-
TCCB ngày 1/2/1980 của Bộ trưởng Bộ xây dựng. trải qua hơn 20 năm xây dựng và

phát triển,qua nhiều lần đổi tên, tách nhập, bổ sung chức năng nhiệm vụ Công ty
không ngừng phát triển lớn mạnh về mọi mặt cả về quy mô tổ chức, chức năng
nhiệm vụ, cơ cấu ngành nghề sản phâm. Tuy nhiên công ty luôn xác định việc giữ
vững ngành nghề truyền thống của công ty là cung ứng vật tư thiết bị cho các công
trường, kết hợp chặt chẽ kinh doanh vật tư thiết bị với kinh doanh vận tải luôn phải
được quan tâm. Do vậy, công ty đã giữ vững được thị trường truyền thống, đồng thời
không ngừng mở rộng thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài.
Vì vậy, trong quá trình lập kế hoạch công ty luôn quan tâm đến vấn đề ngành
nghề sản xuất truyền thống của mình.
Ngoài những căn cứ trên, công ty Cổ phần Sông Đà 12 xây dựng kế hoạch còn
dựa vào các căn cứ như:
+Căn cứ vào nghị quyết của Đảng bộ công ty về mục tiêu định hướng phát
triển SXKD 10 năm và kế hoạch 5 năm.
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm
+ Nhiệm vụ, tiến độ, khối lượng của các dự án, công trình được TCT giao
+ Kế hoạch triển khai dự án đầu tư của công ty được TCT duyệt
+ Khả năng tìm kiến công việc dựa trên cơ sở chuyên ngành và khả năng mở
rộng SXKD theo địa bàn của công ty.
2.2.3. Các tiêu chí cơ bản để xây dựng kế hoạch của công ty.
Khi xây dựng kế hoạch SXKD công ty đã đưa ra một số tiêu chí cơ bản sau:
9
9
10
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu năm (P
vcsh
).
Công ty xác định mức tối thiểu cho các loại hình SXKD: (P
vcsh
) từ 25 đến 30%
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu (P), mức tối thiểu như sau:

+ Sản phẩm xây lắp: P > = 3%
+ Sản xuất vật liệu phục vụ xây dựng: P > = 5%
+ Kinh doanh vật tư: P >= 1%
+ Tư vấn xây dựng > = 5%
+SXCN gồm:
 Thép : P > = 2 đến 2,5%
 Điện : P > = 15%
 Xi măng : P > = 5%
 SXCN khác : P > = 3%
+ Kinh doanh nhà và hạ tầng : P > = 15%
+ Xuất khẩu lao động : P >= 15%
- Thu nhập bình quân 1 CBCNV/tháng: Mức tối thiểu không được thấp hơn
trung bình năm trước.
- Khấu hao TSCĐ: Mức khấu hao tối thiểu phải bằng mức trung bình theo qui
định của Bộ tài chính. Đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn vay thương mại,
mức trích khấu hao phải đảm bảo trả nợ vay theo dự án được duyệt.
- Sản lượng kế hoạch tính theo nguyên giá TSCĐ bình quân tính khấu hao của
xe máy, thiết bị huy động vào SXKD: Mức tối thiều 1 triệu đồng giá trị TSCĐ phải
làm ra ít nhất 1 đồng giá trị sản lượng.
Công ty cũng xác định trong trường hợp đặc biệt các chỉ tiêu tính trên thấp
hơn mức tối thiểu trên phải được Hội đồng quản trị TCT phê duyệt.
2.2.4. Quy trình lập kế hoạch SXKD của công ty Cổ phần Sông Đà 12
Quá trình lập kế hoạch của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 được thể hiện qua sơ
đồ sau
Tổng GĐ, Hội đồng quản trị
P. Kinh tế kế hoạch
Tổng GĐ hội đồng quản trị
P. Kinh tế - Kế hoạch
Tổng GĐ
Toàn Công ty

Hướng dẫn xây dựng kế hoạch
Phê duyệt
Lập kế hoạch
5 năm
Lập KH năm, quý, tháng
10
10
11
Phê duyệt
Thực hiện
kế hoạch
Sơ đồ 11: Quy trình lập kế hoạch của Công ty Cổ phần sông Đà 12
11
11
12
Bước 1- Hướng dẫn xây dựng kế hoạch: Sau khi Công ty nhận được các chỉ tiêu
từ định hướng 10, kế hoạch 5 năm va hàng của TCT gửi xuống, Hội Đồng Quản trị
và Tổng giám đốc xem xét sau đó có trách nhiệm yêu cầu và hướng dẫn phòng kinh
tế- kế hoạch xây dựng kế hoạch 5 năm cho Công ty.
Bước 2- Lập kế hoạch 5 năm: Căn cứ vào hướng dẫn của Hội đồng quản trị và
Tổng giám đốc về công tác xây dựng kế hoạch, Phòng kinh tế- kế hoạch tiến hành
xây dựng kế hoạch 5 năm cho toàn Công ty
Bước 3- Xem xét, phê duyệt kế hoạch 5 năm: Trên cơ sỏ kế hoạch 5 năm do
phòng kinh tế- kế hoạch đảm nhiệm, Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị có trách
nhiệm xem xét và phê duyệt kế hoạch 5 năm đã đề ra
Bước 4- Lập kế hoạch hàng năm, hàng quý, hàng tháng
Sau khi Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị đã phê duyệt kế hoạch 5 năm,
Phòng kinh tế trên cơ sở đó tiến hành xây dựng kế hoạch năm, kế hoạch quý và kế
hoạch tháng cho Công ty
Phòng kinh tế- kế hoạch tiến hành lập một bản kế hoạch SXKD- kinh tế- kỹ

thuật bao gồm :
- Ước tính thực hiện năm báo cáo
- Tỷ lệ dự kiến kế hoạch năm tới
- Phòng kinh tế-kế hoạch hướng dẫn các phòng ban chức năng khác lập kế
hoạch theo chuyên môn của mình. Cụ thể:
+ Phòng Tổ chức hành chính đảm nhiệm kế hoạch :
Kế hoạch lao động tiền lương
Kế hoạch bảo hộ lao động
Kế hoạch tuyển dụng và đào tạo
+ Phòng quản lý kỹ thuật đảm nhiệm việc xây dựng kế hoạch cho các hoạt
động thi công, xây dựng…đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng an toàn và đạt hiệu
quả cao
+ Phòng tài chính kế toán: Đảm nhiệm việc xây dựng các kế hoạch về tài
chính- tín dụng
+ Phòng cơ khí cơ giới: Đảm nhiệm về việc xây dựng các kế hoạch
Kế hoạch về máy móc thiết bị
Kế hoạch sửa chữa lớn, đầu tư và tái đầu tư các phương tiện
+ Phòng đầu tư: Đảm nhiệm việc xây dựng các kế hoạch thực hiện các dự án
đầu tư
12
12

×