Tải bản đầy đủ (.pdf) (219 trang)

Tổ chức và hoạt động các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.26 MB, 219 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Đ Ẻ T À I N G H IÊ N C Ứ U K H O A H Ọ C
(Đ È T À I N H Ó M A)

TỎ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CÁC c ơ QUAN TIÉN
HÀNH TÓ TỤNG HÌNH s ự TRƯỚC YÊU CÀU CẢI
CÁCH TỪ PHÁP

M ã số: QGTĐ.10.18
Chủ trì: PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí
T hư ký đề tài : Ths T rần Thu Hạnh

H À N Ộ I , T H Á N G 12 N Ă M 2 0 12


M ỤC LỤC

BANG C H Ữ V IẾT T Ắ T ....................................................................................................... 3
NHỮNG NGƯỜI TH A M GIA T H Ụ C HIỆN ĐỀ T À I..................................................4
TÓM TẤT CÁC K Ế T QUẢ N G HIÊN c ừ u CHÍN H CỦA ĐÈ T À I......................... 9
NỘI DUNG BÁO CÁO TỎNG H Ọ P CỦA ĐÈ T À I................................................. 14
Chưoĩig 1. NHỮNG VẤN ĐÈ CHUNG VÈ C Q T H T T H S ....................................... 21
1.1. KHÁI NIỆM C ơ QUAN TIẾN HÀNH T ố TỤNG HÌNH s ự ................................ 21
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CQTHTTHS TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP Q U Y ỀN ...............29
1.2.1. Các CQTHTT được thành lập, hoạt động trên cơ sở pháp luật và có trách nhiệm
tuân thủ pháp lu ậ t................................................................................................................30
1.2.2. Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chủ thể chính thực hiện các chức năng của
TTHS..................................................................................................................................... 30
1.2.3. Chức năng CQTHTTHS phải được phân định rõ ràng........................................36
1.2.4. Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có trách nhiệm chứng minh, xử lý tội phạm


và người phạm tộ i................................................................................................................41

1.2.5. Tòa án và cơ quan tiến hành tố tụng phải độc lập trong quá trình tiến hành tố
tụng........................................................................................................................................... 50
1.3. CQTHTTHS TRONG CÁC MỒ HÌNH TỔ TỤNG HÌNH s ự ............................. 54
1.3.1. Tòa á n .........................................................................................................................54
1.3.2. Cơ quan công t ố ........................................................................................................58
1.3.3. C ơ quan điều tra........................................................................................................62
1.4. HIỆU QUẢ VÀ CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QƯẢ HOẠT
ĐỘNG ĐẤU TRANH, x ử LÝ VÀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM CỦA CÁC
CQTHTTHS............................................................................................................................ 75
1.4.1 Hiệu quả của các CQTHTT trong việc giải quyết vụ án hình sự..........................76
1.4.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả của các CQTHTTHS....................................................79
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các CQTHTTHS trong quá
trình giải quyết vụ án hình sự ............................................................................................... 83

1


1.4.4. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt độn» của các CQTHTT trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đát nước, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.................86
Chưong 2. C Q TH TTH S VIỆT NAM VÀ NHỮNG YÊU CÀU ĐỐI MỚI
THEO TIN H THẦN CẢI CÁCH T Ư P H Á P ............................................................... 88
2.1 CQTHTTHS VIỆT NAM TỪNẢM 1945 ĐẾN TRƯỚC NĂM 2003 ...................88
2.1.1 Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1959........................................................................ 88
2.1.2. Thời kỳ 1960 đến 1980........................................................................................... 98
2.1.3. Thời kỳ 1980 đến 1992 ........................................................................................... 109
2.1.4. Thời kỳ 1992 đến trước 2003................................................................................. 115
2.2. QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÊ CQTHTTHS.......................... 120
2.2.1. Tòa á n ........................................................................................................................ 120

2.2.2. Viện kiểm s á t............................................................................................................124
2.2.3. Cơ quan điều tra....................................................................................................... 128
2.3. THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CQTHTTHS.........................................132
2.4. C ơ SỞ, YÊU CẦU CẢI CÁCH CQTHTTHS......................................................... 139
2.4.1. Bất cập qui định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của các CQTHTTHS139
C huông 3. HOÀN T H IỆN CÁC CQ TH TTH S V IỆT NAM TRƯ Ớ C YÊU CẦU
CẢI CÁCH T Ư PH Á P..................................................................................................... 154
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG ĐỒI MỚI TỐ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
CQTHTTHS......................................................................................................................... 154
3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI MỚI TÔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
CQTHTTHS......................................................................................................................... 157
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về tổ chức đổi với các CQTHTTHS................................. 157
3.2.2. Lựa chọn mô hình TTHS.........................................................................................174
3.2.3. Hoàn thiện qui định về nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS................................ 189
3.2.4. Một số kiến nghị sửa đổi bổ sung về hoạt động của các CQTHTTHS............. 202
TÀI LIỆU TH A M K H Ả O .............................................................................................. 215

2


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

Áp dụng pháp luật

ADPL

Bộ luật tố tụng hình sự

BLTTHS


Cơ quan điều tra

CQĐT

Cơ quan tiến hành tố tụng

CQTHTT

Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự

CQTHTTHS

Luật tố tụng hình sự Việt Nam

LTTHSVN

Người tiến hành tố tụng

NTHTT

'T' '

r

lòa án

TA

Tòa án nhân dân


TAND

Toà án nhân dân tối cao

TANDTC

Trách nhiệm hình sự

TNHS

Xã hội chủ nghĩa

XHCN

Viện kiểm sát

VKS

Viện kiểm sát nhân dân

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

VKSNDTC

3


NHỮNG NGƯỜI THAM GIA T H ự C HIỆN ĐÈ TÀI


CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI

: PGS. TS Nguyễn Ngọc Chí, Khoa Luật Đại học Quốc gia

Hà Nội
THƯ KÝ ĐÈ TÀI

: Ths Trần Thu Hạnh, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội

NGƯỜI THAM GIA:
- GS.TSKH Đào Trí úc, Chủ tịch Hội đồng khoa học ngành
Luật, ĐHQGHN, Chủ tịch Hội đồng Khoa học - Đào tạo,
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội;
- GS.TS Nguyễn Ngọc Anh, Thiếu tướng, vụ trưởng vụ Pháp
chế, Bộ Công An;
- TS Lê Hữu Thể, Phó Viện trưởng VKSNDTC;
-Ths Đinh Văn Quế, nguyên Chánh Tòa hình sự, TANDTC;
-TS.LS Chu Thị Trang Vân, Liên đoàn Luật sư Việt Nam;
- TS Lê Lan Chi, Học Viện Tư pháp;
- Ths Trần Việt Hà,Cơ quan điều tra hình sự, Binh chủng
hóa học;
- Nguyễn Thị Tuyết Nhung, VKSND thành phố Hải Phòng;
- Phạm Hồng Quân, VKSND thành phổ Hải Phòng;
- Trần Đức Hiếu, Tòa án nhân nhân thành phố Hà Nội;
- Quản Thị Ngọc Thảo, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

4




6

Bảng 2: Sơ đồ tổ chức V iệ n kiểm sát nhân dân

V IỆ N

K IÉ M

SÁT N H Â N

DÂN TÓI CAO

1r

UỶ BAN
K IẺ M S Á T

CÁC CỤC

CÁC VỤ

C Á C V IỆ N

VÃN PHÒNG

TRƯỜNG ĐÀO TẠO,
BÓI DƯỠNG NCHỆP
VỤ KIÊM SÁT


VIỆN KIẾM SÁT
QUÂN

SỤ

TVV

1

'r

V IỆ N K IÊM
SÁ T QUÂN
S ự QUÂN
K HƯ VÀ
TƯƠNG
ĐƯƠNG

VIỆN KIÉM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN,

VIỆN KIẾM
SÁT QUẢN
S ự KHU V ự c

OUÀN . TH I XÃ. THÀNH PHÓ THIÌÕC TỈNH

CÁC B ộ PHẬN CÔNG TÁC

B ộ MÁY GIÚP VIỆC



C ơ Q U A N Đ IỂ U T R A T R O N G C Ô N G A N

C ơ Q U A N Đ IÊ U T R A T R O N G Q U Â N Đ Ộ I

C ơ Q U A N Đ IÈ U T R A C Ủ A

NH AN DAN

NHAN DAN

V IẸ N K IE M SA T

C ơ QUAN ĐIÈU
TRA HÌNH S ự
c ơ QUAN AN NINH
ĐIÈU TRA Bộ CÔNG AN

o <
•o p
-tu

g >

•O'B


- g

z


o
z
•Q
z
><
>

C ơ QUAN CẢNH SÁT
ĐIÊU TRA Bộ CÔNG AN

II

«¡z?

oH 2<

g fc

- > £
^ —'p
u 2 i-

■< z
1 “!
•<
? í2
Ù'UÌ
õ 5 <


M
u^

>

R í

H
-Ul
Q>

° ẩ £

IXẼọ P
a. H

sẫo
1/5<>uóX

020
Ẵ<-<

u ị-5
°z X
£

f_
<

Ia .Ọ(-


C ơ QUAN CÁNH SÁT ĐIẺU
TRA CỔNG AN CÁP HUYỆN

0

z
1
c
a. yo
•<

C ơ Q UAN CẢNH SÁT ĐIÈU
TRA CÔNG AN CÁP TỈN H

b >

C ơ QUAN AN NINH
ĐIỀU TRA B ộ QUỐC
PHÒNG

o tí.
z H
o 3
~ -UJ
a. —
a

o >
z Pt

-o ,a>
0- CJ
z

C ơ QUAN ĐIỀU
TRA HỈNH S ự Bộ
QUỐC PHÒNG
z>
g >
■IQ —X
- p

.
>uJ>

z

10 *13

Cũ —

> -ị ị Ị

lf

O a

c ơ QUAN ĐIÊU TRA
H ÌNH S ự QUẢN KHU


gz

-o H
XQ
0- ỵi
-c
>

<
oỉ
H
< D
-tu
Q

c ơ QUAN ĐIẺU TRA HỈNH
SỤ' KHU Vực

C ơ QUAN ĐIÊU TRA
VIỆN KIÉM SÁT NHÂN
DÂN TÓI CAO

o £*
ỉ Ị-

> ¿Ị

•o b


o

C ơ QUAN ĐIỀU TRA VIỆN
KIÊM SÁT QUÂN SỤ TW

z <
5.02
í H0"S
cs Q

■<>
^ Cl.
O o
o


Fang

4: SÓ LIỆU TÌNH HÌNH XÉT x ử s o THẨM CÁC v ụ ÁN HÌNH
S ự (2002-2011)
Tình hình xét xử
Tỷ lẹ sô vụ
(so vói năm 2002)
Bị cáo
rri n

Năm
2002

Số vu


1 A



Á1 • r
Tỷ lẹ sô bị cáo
(so vói năm 2002)
r r i *»

1 A

43.012

100%

61.256

100%

45.949

106,83 %

68.365

111,61 %

48.287


112.26%

75.453

123,18%

49.935

116,09%

79.318

129,49%

55.841

129,83 %

89.839

146,67%

2007

55299

128,86 %

92260


150,62%

2008

58449

135,9%

98741

161,20%

2009

60433

140,5 %

102577

167,46%

2010

55221

128,39%

95241


155,48 %

2011

60925

141,65 %

107000

174.68 %

2003
2004
2005
2006


TÓM T Ắ T CÁC KÉT QUẢ NGHIÊN c ứ u CHÍNH CỦA
Đ È TÀI

1. Kết quả về khoa học công nghệ:

Đề tài đã giải quyết được những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra
đối với việc đổi mới các cơ quan tiến hành tố tụng trước yêu cầu cải cách tư
pháp. N hững điểm mới của đề tài được thể hiện trên các khía cạnh sau:
- Phân tích làm rõ đặc trung các cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là đối với

tòa án trong nhà nước pháp quyền, cũne như những nguyên tắc hoạt động của
các cơ quan này khi giải quyết vụ án hình sự làm căn cứ khoa học cho việc đổi

mới các cơ quan tiến hành tố tụng nước ta trước yêu cầu cải cách tư pháp.
- Trên cơ sở học thuật pháp luật so sánh, đề tài đã phân tích, đối chiếu so
sánh pháp luật TTH S về cơ quan tiến hành TTH S ở m ột số nước tiêu biểu trong

các mô hình tố tụng hình sự trên thế giới để rút ra những kinh nghiệm có thể học
tập cho việc hoàn thiện pháp luật, đổi mới các CQTHTTHS trước yêu cầu cải
cách tư pháp hiện nay ở nước ta.
- Đề tài đã đúc kết các kinh nghiệm của việc tổ chức và hoạt động của các

cơ quan tiến hành TTHS ở nước ta từ 1946 đến nay làm cơ sở cho việc hoàn
thiện, đổi mới các C Q TH TTH S.
- Trên cơ sở thực trạng tổ chức và hoạt động của các C Q TH TTH S đề tài

đã đưa ra những đánh giá, nhận xét trên hai bình diện: những thành tựu và hạn
chế của các cơ quan này để rút ra những kết luận về mức độ hiệu quả của chúng
trong việc đấu tranh phòng ngừa tội phạm, cũng như trong việc bảo vệ quyền
con người trong TTH S. N hững nhận xét, đánh giá, kết luận này là cơ sở cho

những đề xuất hoàn thiện, đổi mới các CQTHTTHS trong điều kiện cải cách tư
pháp.
- Trên cơ sở lý luận, kinh nghiệm của các nước,kinh nghiệm lịch sử của

đất nước và những điểm mạnh, những hạn chế của các CQTHTTS, đề tài đưa ra
các giải pháp hoàn thiện đổi mới các CQTHTTHS theo định hướng của Đảng
về chiến lược cải cách tư pháp. Những đề xuất tập trung vào bổn nhóm vần đề:
(1) Các giải pháp hoàn thiện đổi mới về tổ chức đối với các CQTHTTHS; (2)
9


Giải pháp về việc lựa chọn m ô hình TTH S cho V iệt N am trong điều kiện cải

cách tư pháp hiện nay; (3) N hững giải pháp hoàn thiện các nguyên tắc cơ bản
của luật TTH S; (4) N hững giải pháp về hoàn thiện pháp luật TTH S đối với hoạt
động của các C Q TH TT H S. N hững giải pháp nêu trên dựa trên cơ sở khoa học
và thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta nên có tính khả thi

cao.

2. Các công trìn h khoa học đuọc công bố

a. Các bài đăng tạp chí:
- N gưvễn N gọc Chí, Bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong hoạt
động xét xử vụ án hình sự, Tạp chí K hoa học Đại học Q uốc gia H à N ội (Luật
học), số 3 năm 2011, tr 157 - 164.
- N guyễn N gọc C hí, Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự - yếu tổ quan trọng
trong việc bảo đảm quyền con người, Tạp chí K hoa học Đ ại học Q uốc gia Hà
N ội (Luật học), số 4 năm 2011, tr 221 - 239.
- N guyễn Ngọc Chí, Hoàn thiện nguyên tắc “Thẩm phản và H ội thấm xét xử
độc lập và chi tuân theo ph áp lu ậ t” trong tổ tụng hình sự, Tạp chí dân chủ và

pháp luật, chuyên đề sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố Tụng hình sự, năm 2010.
- Nguyễn N gọc C hí, C ơ chế kiểm tra, giảm sát trong tổ tụng hình sự Việt Nam
- Thực trạng và phư ơng hướng hoàn thiện, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia
hà Nội (Luật học), sổ 2 năm 2011.
- N guyễn N gọc C hí, C ơ sở lựa chọn mô hình tổ tụng hình sự đáp ứng yêu cầu
cải cách tư pháp ở Việt N am , Tạp chí D ân chủ và pháp luật, số chuyên đề Các
cơ quan tư pháp trong nhà nước pháp quyền, năm 2011.
- N guyễn N gọc C hí, Nguyên tắc H ai cấp xét xử và việc tổ chức tòa án theo tiêu
chí chức năng thẩm quyền, Tạp chí D ân chủ và pháp luật, số chuyên đề Các cơ
quan tư pháp trong nhà nước pháp quyền, năm 201 ].
- Trần Thu H ạnh, Hoàn thiện ph áp luật về cơ quan điều tra trong tố tụng hình

sự trước yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt N am , Tạp chí D ân chủ và pháp luật,

số chuyên đề Các cơ quan tư pháp trong nhà nước pháp quyền, năm 2011.

b. Các sách và bài tham gia hội thăo:
- N guyễn N gọc C hí (chủ biên), G iáo trình Tòa án hình sự quốc tể, N h à xuất
bản chính trí quốc gia, H à N ội năm 2011.

10


- N guyễn N gọc Chí (chủ biên), Những vẩn đề lý luận và thực tiễn về Luật hình
sự quốc tể, N hà xuất bản chính trí quốc gia, H à Nội năm 2011.
- Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên), Giảo trình Luật hình sự quốc tế, N hà xuất bản
chính trị quốc gia, H à Nội năm 2012.
- Nguyễn N gọc Chí, Qui định về Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp 1992:
Một vài đề xuất sửa đổi, trong sách “ Hiến pháp: N hững vẩn đề lý luận và thực
tiễn”, N hà xuất bản Đại học Quốc gia H à Nội, Hà Nội năm 2011.
- Nguyễn N gọc Chí, Tổ chức tòa án theo cấp xét xử trong Hiến pháp sửa đổi,
bổ sung, trong sách ‘‘Sửa đổi, bổ sung H iến pháp 1992 những vấn đề lý luận
và thực tiễn” . N hà xuất bản H ồng Đức, H à N ội năm 2012.

- Nguyễn Ngọc Chí, Tư pháp trong nhà nước pháp quyền, Hội thảo "Nhà nước
pháp quyền: M ột số vấn đề lý luận và thực tiễn", T rường Đ ại học K hoa học xã
hội và N hân văn Đại học Quốc gia H à N ội, tháng 12/2012.

3. Kết quả phục vụ thực tế
- Kết quả nghiên cứu của đề tài được đưa vào nghiên cứu, giảng dạy đặc biệt là
cho học viên cao học và nghiên cứu sinh tại K hoa luật v à các cơ sở đào tạo
luật khác. T rong quá trình nghiên cứu, kết quả nghiên cứu từng phần đã được

đưa vào chứng trình giảng dạy, học tập của các cấp học tại K hoa Luật
ĐH QGHN.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho các cơ quan xây dựng
pháp luật đặc biệt tại thời điểm sửa đổi H iến pháp và sửa đổi BLTTH S theo
tinh thần N ghị quyết của Đ ảng về chiến lược cải cách tư pháp.
- Kết quả đề tài là tài liệu tham khảo cho các C Q TH TT H S trong quá trình hoạt
động giải quyết vụ án và các mặt công tác khác.

4. Kết quả đào tạo:
D o việc nghiên cứu có sự tham gia của sinh viên, học viên cao học và
nghiên cứu sinh nên trong quá trình nghiên cứu đã có số lượng khá lớn hoàn
thành khóa luận, luận văn và luận án. Cụ thể như sau:

a. Khóa luận
-

Phạm N gọc Linh, “M ột so vẩn đề lí luận và thực tiễn về khảng nghị phúc
thấm vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân ” (trên cơ sở số liệu thực tế từ
năm 2008 - 2011)
11


-

Mã Thu Phương, "Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong tổ tụng hình sự Việt
Nam ”, năm 2012.

-

Phạm Hà Thanh. “Hoàn thiện mô hình to tụng hình sự Việt Nam trong điều

kiện xây dựng nhà nước pháp quyền X H C N ”, năm 2012.

-

Vũ Thanh H ương, “ Vai trò của Kiêm sát viên Viện kiểm sát nhân dân trong
việc đảm bảo quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân trong giai
đoạn điều tra vụ án hình sự - M ột sổ vấn đề lí luận và thực tiễn ”, năm 2011.

-

N guyễn H ồng N hung, “Đ iều tra trong tố tụng hình sự - cơ sở lí luận và thực
tiễn đổi m ới theo Nghị quyết số 49/N Q -

-

TW”, năm 2011.

N guyễn Thị Q uỳnh, “ 7o tụng tranh tụng và việc tiếp thu nỏ ở Việt Nam trong
tiến trình cải cách tư pháp ”, năm 2011.

-

Trần Thị Vân, “Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sá t viên trong quả trình giải
quyết vụ án hình sự theo luật TTHS Việt Nam - M ột sổ vấn đề lí luận và thực
tiễn ”, năm 2011.

b. Luận văn
-

N guyễn Thị T uyết N hung, “Chức năng, nhiệm vụ của Viện Kiểm sát trong

giai đoạn xét xử sơ thấm vụ án hình sự tại H ải Phòng - M ột sổ vấn đề lý luận
và thực tiễ n ”, năm 2012.

-

Lê Thắng, “ Vị trí, vai trò và chức năng của Viện K iểm sát trong gia i đoạn
xét xử sơ thâm vụ án hình s ự ”, năm 2012.

- Phạm H ồng Q uân, “Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiêm sát trong giai đoạn
điều tra sơ thẩm vụ án hình sự tại H ải Phòng - M ột số vấn đề lí luận và thực
tiễn", năm 2012.
- N guyễn Đ ức H ùng, “Nguyên tắc xét xử trực tiếp bằng lời nói và liên tục tại
phiên tòa trong luật tổ tụng hình sự Việt Nam ”, năm 2011.
- Trần V iệt Hà, “C ơ quan điều tra hình sự quân đội nhăn dân Việt Nam - M ột
sổ vấn đề lí luận và thực tiễn”, năm 2012.
- Lại Văn Thái, “Chức năng công tổ của Viện kiểm sát ”, năm 2012.
- N gô H iền N hung, “G iai đoạn xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự

Việt

Nam ”, năm 2012.
- Phùng Thị Thu H ường, “Thủ tục tổ tụng tại phiên tòa phúc thẩm hình
(trên cơ sở số liệu tại địa bàn thinh Phú Thọ) ”, năm 2012.
12

sự


c. Luận án
-


N gũ Q uang H ồng (NCS người Trung Quốc), “Nghiên cứu so sánh về trình tự
điều tra giữa luật to tụng hình sự Trung Quốc và Việt Nam ”, 2011.

-

Lê Lan Chi, “Nguyên tắc trách nhiệm khởi to và xử lí vụ án trong luật tổ
tụng

h ìn h

sự Việt Nam ”, năm 2011.

d. Số lưọng sinh viên, học viện cao học và nghiên cún sinh làm việc

trong đề tài: 30 người

5. Kết quả nâng cao tiềm lực khoa học:
-

Nhữns, thành viên của đề tài đã một bước trưởng thành và được nâng cao
năng lực, kinh nghiệm N CK H .

-

K hoa Luật có thêm được hệ thốne tài liệu tam khảo liên quan đến các
CQ TH TTH S.
6. Tăng cuửng họp tác quốc tế tro ng đào tạo và nghiên cứu khoa học:
Đề tài có sự tham gia của N CS N gũ Q uang H ồng, quốc tịch Trung Quốc


nên đã tăng cường hợp tác N C K H và đào tạo giữ K hoa Luật Đ H Q G H N và Học
V iện chính pháp, Đại học Q uảng Tây Trung Quốc.

13


NỘ I D U N G BÁO C Á O T Ỏ N G H Ọ P C Ủ A Đ È TÀI

LỜI MỞ ĐÀU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các C Q TH TT H S nước ta mặc dù đã có nhiều cố gắng, thu được m ột số
kết quả trong việc đấu tranh, phòng ngừa tội phạm nhưng chưa đáp ứng được
yêu cải cách tư pháp m à định hướng của các N sh ị quyết Đ ảng đề ra. Việc xây
dựng những cơ sở khoa học làm luận cứ cho việc đổi m ới các C Q TH TT H S ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay là cần thiết. Do đó việc nghiên cứu Đề tài này
mang tính cấp bách, bởi các lý do sau:
a) C ơ quan điều tra, V iện kiểm sát, T òa án là các cơ quan tiến hành tố
tụng hình sự có vai trò quyết định trong việc giải quyết vụ án hình sự khách
quan, công bằng góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo
môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế đồng thời bảo vệ
các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong thời gian ngắn Bộ chính trị
đã ban hành 02 N ghị quyết về cải cách tư pháp, đó là: N ghị quyết 08-N Q /TW ,
ngày 02 - 01-2002 “v ề m ột số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời
gian tới” và N ghị quyết số 49 - N Q /TW , ngày 02 -06 - 2005 “ v ề chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020” đưa ra những định hướng cho việc cải cách đổi mới
tổ chức và hoạt độns; của các cơ quan tư pháp trong đó có các cơ quan tiến hành
tố tụng hình sự với m ục tiêu “xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững m ạnh, dân
chủ, nghiêm m inh, bảo vệ công lý ... hoạt động tư pháp m à trọng tâm là hoạt
động xét xử được tiến hành có hiệu quả và có hiệu lực cao” . Vì vậy, nghiên cứu
xây dựng các luận cứ khoa học để triển khai, thực hiện chiến lược cải cách tư

pháp của Đ ảng là hết sức cần thiết, đặc biệt tro n e thời điểm sửa đổi các luật tổ
chức và luật tố tụng hình sự.
b) K hi tiến hành tố tụng, C ơ quan điều tra, V iện kiểm sát v à Tòa án có trách
nhiệm thực hiện chức năng, quyền hạn của m ình, đồng thời phải có sự phối hợp
với nhau trên cơ sở qui định của pháp luật. N ghị quyết 49 đưa ra định hướng
“Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy
các cơ quan tư pháp trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện tổ chức v à hoạt động của
Tòa án nhân dân” . Tổ chức hệ thống Tòa án theo theo thẩm quyền xét xử không
14


phụ thuộc vào đơn vị hành chính và tăng cường chất lượng phiên tòa đảm bảo
tính công khai, dân chủ, nghiêm minh. Viện kiểm sát được tổ chức phù hợp với
hộ thôna; tô chức của Tòa án và nghiên cứu việc chuyên V iện kiểm sát thành
Viện công tố. C ơ quan điều tra được tổ chức theo hướng thu gọn đầu mối trên cơ
sở xác định rõ nhiệm vụ của Cơ quan điều tra trong mối quan hệ với các cơ quan
khác được eiao tiến hành một số hoạt động điều tra. Đ ây là những định hướng
đúng đắn và cần thiết để tiến hành cải cách tư pháp nói chung và cải cách các cơ
quan tiến hành tố tụng hình sự nói riêng. Tuy nhiên, để định

hướng này trở

thành hiện thực cần phải có căn cứ khoa học giải đáp nhưng vấn đề đang đặt ra
sau đây: (1) Sự lãnh đạo của Đ ảng đối với các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
nhất là mối quan hệ giữa nguyên tắc Đ ảne lãnh đạo với nguyên tắc Tòa án xét
xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của Tòa án, mối quan hệ giữa Tòa án với
cấp ủy và chính quyền địa phương khi Tòa án không tổ chức theo tiêu chí lãnh
thổ hành chính, m ối quan hệ và sự tương thích giữa T òa án với Viện kiểm sát
(C ơ quan công tố) cũng như với C ơ quan điều tra, C ơ quan thi hành án và những
Cơ quan nhà nước khác; (2) Phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các

Cơ quan tiến hành tổ tụng hình sự và mối quan hệ giữa



quan tiến hành tố tụng

hình sự cấp trên với cơ quan tiến hành tố tụng cấp dưới cũng như giữa cơ quan
tiến hành tố tụng hình sự với cơ quan quản lý N hà nước về hoạt động điều tra,
truy tố, xét xử; (3) N hững vấn đề về cơ cấu tổ chức và hoạt động của mỗi cấp,
mỗi loại C Q TH TT H S trong mối tương quan với tổng thể của việc cải cách bộ
máy N hà nước; (4) N hững nội dung phân định thẩm quyền của các cơ quan N hà
nước khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra cũng như mối quan hệ
của các cơ quan này với C ơ quan điều tra; (5) N hững vẩn đề về Đ iều tra viên,
Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm như: cách thức bổ nhiệm , bãi miễm, sổ
lượng, chất lượng của đội ngũ này cũng như chế độ đãi ngộ đối với họ để có thể
thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong hoạt động tố tụng; (6) N hững
vấn đề khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động của các C Q TH TT H S như: cơ
sở vật chất, trang thiết b ị.... Tất cả những vấn đề nêu trên đều cần có sự nghiên
cứu nghiêm túc, xác lập được những cơ sở khoa học cho việc cải cách tổ chức và
hoạt động của C Q TH TT H S trong quá trình cải cách tư pháp.

15


c) Hoạt độna của các CQTHTTHS những năm gần đây đã có những kết quả
khả quan góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn x ã hội, tạo môi
trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.... Tuy

nhiên, thực tiễn cũng chỉ ra những hạn chế của các CQTHTTHS cần phải nhanh
chóng khắc phục như: (1) Tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ, cơ chế hoạt

động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự còn bất hợp lý; (2)Tính độc lập
của Tòa án trong hoạt động xét xử còn hạn chế, chưa được tôn trọng; (3) Chức
năng xét x ử của T òa án với chức năng của các C ơ quan Đ iều tra, V iện K iểm sát

còn chưa được phân định rõ ràng, chồng chéo nên hiệu quả giải quyết vụ án của

các CQTHTTHS chưa cao; (4)Hiệu quả hoạt động xét xử chưa đáp ứng được đòi
hỏi của yêu cầu đấu tranh phòng ngừa tội phạm và phát trển kinh tế - x ã hội; (5)

Án bị tồn đọng, giải quyết không đúng thời hạn luật qui định, án bị hủy, sửa vẫn
còn chiếm tỷ lệ k h á cao; (6) vẫn còn để xảy ra tình trạng án oan, sai, bỏ lọt tội

phạm làm ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật và xâm phạm đến
quyền, lợi ích hợp pháp của người dân; (7) Đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên,
Thẩm phán, H ội thẩm và các cán bộ trong cơ quan tiến hành tố tụng còn thiếu,

trình độ nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ còn có nhiều hạn
chế, sa sút về phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.... Những thực tế
nêu trên cần được khảo cửu, đánh giá m ột cách khoa học chỉ ra ra các nguyên
nhân, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp cải cách tổ chức và hoạt động của các

CQTHTTHS.
d) Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự cần có sự hợp tác quốc tế nhất
là trong giai đoạn hiện nay. Việc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự một mặt
phải kế thừa truyền thống Việt Nam, giữ vừng và bảo vệ chủ quyền quốc gia
đồng thời phải chủ động, tích cực hội nhập quốc tể là một trong những định
hướng quan trọng của các nghị quyết Đảng trong giai đoạn cải cách. Tiếp tục ký
kết các điều ước quốc tế và thực hiện tốt các điều ước quốc tế cũng như tăng
cường phối hợp chung trong hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chổng tội phạm
có yếu tố quốc tế nhất là ở những quốc gia có nhiều công dân Việt Nam sinh

sống, lao động, học tập là nhiệm vụ quan trọng của cải cách tư pháp. Vì vậy, khi
tiến hành cải cách tổ chức, hoạt động các CQTHTTHS cũng phải xác định xây
dụng kiểu tổ tụng nào cho phù hợp. Hệ thống Tòa án và các CQTHTTHS khác
16


của Việt Nam có cần phải có sự tương thích với hệ thống Tòa án và các
CQ THTTHS của các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới hay khôn??
Nếu hội nhập thì ở cấp độ nào, theo mô hình nào? N hững đặc điểm và bản sắc
nào của Việt Nam khi xây dựng mô hình hệ thống CQ THTTHS hội nhập? Việc
kế thừa truyền thống pháp luật Việt Nam trong việc xây dựng tổ chức và hoạt
động của hệ thống các CQ TH TTH S trong điều kiện cải cách như thế nào? N hững
vấn đề nêu trên cần được lý giải thỏa đáng khi cải cách tổ chức và hoạt độna của
các CQTHTTHS ở V iệt Nam.

2.

Đánh giá ỉổng quan tình hình nghiên cứu lý luận và thực tiễn thuộc

lĩnh vực của Đe tài:
N goài nước: C ho đến nay chưa có công trình nghiên cứu cũng như những
tài liệu nào của nước ngoài đề cập đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan tiến
hành tố tụng hình sự V iệt Nam . Các tài liệu của nước ngoài liên quan đến đề tài
chỉ là những tài liệu, sách, bài viết giới thiệu chung về Toà án và các cơ quan
tiến hành tố tụng hình sự của các mô hình tố tụng trên thế giới. Trên cơ sở tiếp
cận khác nhau m à các nghiên cứu của nước ngoài về các cơ quan tiến hành tố
tụng được tiến hành nhằm mục đích hoàn thiện, đổi mới cơ quan tiến hành tố
tụng ở những nước đó.
Trong nước: Đồi mới tố chức và hoạt động của các C Q TH TTH S Việt
Nam đang là vấn đề được quan tâm nghiên cứu hiện nay, nhất là ờ các cơ quan

lập pháp và tư pháp cũng như ở các cơ quan nghiên cứu và cơ sở đào tạo luật.
N hững nghiên cứu này được thể hiện ở các đề tài, các hội thảo, các sách chuyên
khảo và bài trên tạp chí, các luận án, luận văn ở các cơ sở đào tạo luật.
- Các đề tài cấp bộ của các cơ quan T òa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm
sát nhân dân Tối cao, Bộ tư pháp, Bộ công an về đổi mới tổ chức và hoạt động
của các Tòa án, V iện K iểm sát, Cơ quan điều tra, Cơ quan bổ trợ tư pháp đã và
đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, việc nghiên cứu toàn diện về tổ chức và hoạt
động của các cơ quan tiến hành tố tụng này trong cùng m ột đề tài thì chưa có.
D o vậy, trước yêu cầu của cải cách tư pháp cần có m ột đề tài nghiên cứu tổng
thể, đầy đủ, toàn diện là cần thiết.
- Việc nghiên cứu về tổ chức, hoạt độna của các cơ quan tiến hành tố
tụng còn được thực hiện ở một sổ cơ sở nghiên cứu do các T rường Đại học luật,
17


K hoa Luật trực thuộc Đ ại học quốc eia H à N ội và V iện nghiên cứu khoa học

pháp lý của Bộ Tư pháp, nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc phân tích các chế định
riêng lẻ theo tinh thần của hệ thống pháp luật thực định, như cuốn “Chế định
Thẩm phán” của TS. Phạm Văn Lợi, Nxb Tư pháp năm 2006; Cải cách hệ thổng
Tư pháp, của K hoa L uật Đ ại học Q uốc gia H à N ội, N xb Đ ại học Q uốc gia Hà

Nội năm 2006 là tập hợp các bài viết của các tác giả khác nhau phục vụ cho Hội
thảo với tiêu đề nói trên.

3. Mục tiêu và đối tưọng nghiên cứu:
a. Mục tiêu:
- L àm rõ nhữ ng căn cứ khoa học của việc cải cách tổ chức, hoạt động hệ

thống các CQTHTTHS Việt Nam trong quá trình cải cách tư pháp, xây dựng

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Đ ánh giá hệ thống pháp luật và thực trạng về tổ chức và hoạt động của các

CQTHTTHS hiện nay cũng như chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của nó.
- Xây dựng, hoàn thiện mô hình tố tụng và hệ thống các CQTHTTHS và
những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan này trong việc
giải quyết vụ án hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước
pháp quyền

b. Đối tuọng nghiên cứu của Đe tài
- Học thuyết về các m ô hình tố tụng hình sự tiêu biểu trên thế giới, tập
trung vào m ột số m ô hình tố tụng hình sự phổ biến, có hiệu quả v à có nhiều yếu

tố phù họp với Việt Nam.
- Tổ chức, hoạt động của hệ thống cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở

một số nước tiêu biểu trên thế giới
- Lịch sử phát triển của hệ thống các CQTHTTHS cở Việt Nam, nhất là từ
sau năm 1945.
- Pháp luật về tổ chức và hoạt động của các CQTHTTHS ở Việt Nam
hiện nay.
- Thực trạng tổ chức và hoạt động của hệ thố n g các C Q T H T T H S V iệt

Nam hiện nay.

18


4. Những nội dung được nghiên cún trong đề tài:
- Tư tưởng, đặc trưng của C Q TH TTH S trone nhà nước pháp quyền trên cơ

sở các học thuyết về nền tư pháp đương thời;
- Kinh nghiệm về tố chức, hoạt động của hệ thống các C Q T H T T H S ở pháp
luật một số nước tiêu biểu của các các mô hình TTH S trên thế giới.
- Kinh nghiệm rút ra từ bài học lịch sử về tổ chức v à hoạt động của các
C Q TH TTH S của nước ta từ 1945 đến nay;
- Đ ánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của các C Q TH TT H S những năm
gần đây;
- Giải pháp xây dựng m ô hình tố tụng và tổ chức, hoạt động của các cơ quan
tiến hành tố tụng hình sự cũng như những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
của các cơ quan tiến hành tố tụng đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng
N hà nước pháp quyền.

5.

Cách tiếp cận, phưong pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng

- Cách tiếp cận: Việc nghiên cứu Đề tài này được tiếp cận trên cơ sở của
chủ nghĩa duy vật biện chứng, tư tưởng Hồ Chí M inh và các quan điểm chủ
trương cải cách tư pháp của Đ ảng và N hà nước V iệt N am . Đ ồng thời những nền
tảng lý luận từ các tri thức khoa học vốn có chung của loài người được thể hiện
cụ thể thông qua các thành tựu của Luật học, Triết học, Lịch sử và X ã hội học
nói chung và các chuyên ngành trong K H PL: Lý luận chung về N hà nước và
pháp luật, Lịch sử các học thuyết chính trị-pháp lý, Triết học pháp quyền, X ã hội
học pháp luật, Luật H iến pháp, Luật hình sự, Luật T T H S, L uật thi hành án và Tổ
chức quyền tư pháp.

- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Phương ph á p lịch sử (khảo cứu các tài liệu và các nguồn sử liệu khác
nhau về Nhà nước và pháp luật liên quan đến các cơ quan tiến hành tố tụng ở
các giai đoạn lịch sử khác nhau).

Phương p h á p phân tích (các quy phạm pháp luật thực định hiện hành
trong lĩnh vực tổ tụng hình sự).
Phương p h á p tống hợp (các quan điểm khác nhau về nhận thức khoa học
xung quanh các khái niệm, phạm trù, các quy phạm và các chế định pháp lý).
19


Phương ph áp thống kê (các số liệu thực tiễn trong hệ thống các cơ quan
tiến hành tố tụne ở V iệt N am hiện nay).
Phương pháp xã hội học (điều tra, phỏng vấn các cán bộ khoa học, các
CBGD, các cán bộ thực tiễn, các học viên Cao học, các sinh viên đang công tác,
học tập và nghiên cứu theo chuyên ngành TPHS).
Phương ph áp so sánh luật học (các Q PPL tương ứng có liên quan đến cơ
quan tiến hành tố tụng của V iệt Nam & của m ột sổ nước trên thế giới).

20


C h u 'O T ig

1

NHỮNG VÁN ĐÊ CHUNG VÈ
C ơ QUAN TIÉN HÀNH TÓ TỤNG HÌNH s ụ

1.1. KHÁI NIỆM C ơ QUAN TIÉN HÀNH TÓ TỤNG HÌNH s ự
a)

Tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự là nhu cầu tất yếu trong quá


trình giải quyết vụ án khi có tội phạm xảy ra, hướng tới việc áp dụng trách
nhiệm hình sự đối với người phạm tội ở các xã hội có nhà nước. N hà nước thực
hiện chức năng này thông qua việc thiết lập ra các cơ quan để đảm nhiệm các
hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Lúc đầu những
chức năng này chưa được tách khỏi bộ m áy công quyền chung, ông quan cai trị,
quản lý, điều hành xã hội cũng đồng thời là người có thẩm quyền tư pháp, quyền
phán xử đối với các tranh chấp và đối với tội phạm . Sau này xã hội phát triển
các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp được tách bạch m à đỉnh cao là học
thuyết phân quyền được coi là nguyên tắc căn bản trong việc tổ chức hoạt động
của nhà nước. T ùy theo nguyên tắc tổ chức, hoạt động của bộ m áy nhà nước
được xác định trong H iến pháp m à cách thức tổ chức các cơ quan tư pháp ở mỗi
quốc gia cũng có sự khác biệt. Ở những nơi nhà nước được tổ chức theo nguyên
tắc phân quyền thì quyền tư pháp chỉ là hoạt động xét x ử v à cơ quan tư pháp chỉ
là tòa án, cơ quan công tố và cơ quan điều tra là những cơ quan thuộc nhánh
quyền hành p h á p 1. N gược lại ở V iệt N am hoặc những nước m à việc tổ chức
quyền lực nhà nước theo nguyên tắc tập quyền thì hoạt động tư pháp có phạm vi
rộng hơn, không chi có hoạt động xét xử m à còn có cả hoạt động khởi tố, điều
tra, truy tố và thi hành án. D o đó, cơ quan tư pháp bao gồm C ơ quan điều tra,
V iện kiểm sát, T òa án, cơ quan thi hành án. Bộ luật hình sự V iệt N am 1999 khi
qui định các tội xâm phạm hoạt động tư pháp có đưa ra định nghĩa sau: “C ác tội
xâm phạm hoạt đ ộ n e tư pháp là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn
của các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án trong việc bảo vệ quyền
lợi của N hà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” (Đ iều 292
1 Xem N guyễn Đăng D u ng (chủ biên) Tòa án V iệ t N am trong bối cành xây dựng N hà nước pháp quyền, N x b
Đ H Q G H à N ộ i, năm 2012, tr 77 - 86.

21


BLHS 1999). T heo định nghĩa này thì hoạt động điều tra, truy tổ, xét xử, thi

hành án là hoạt động tư pháp và tương ứng với nó là các cơ quan tư pháp, bao
gồm: C ơ quan điều tra, cơ quan công tổ (V iện kiểm sát), T òa án và cơ quan thi
hành án. Qui định này xuất phát từ quan điểm cho rằng hoạt động tư pháp không
chỉ là hoạt động xét xử của Tòa án mà còn là hoạt động của các cơ quan, tổ chức
của nhà nước trực tiếp liên quan hoặc phục vụ cho hoạt động xét xử của Tòa án.
Theo đó. Tòa án sử dụng các kết quả của quá trình điều tra, truy tố, bào chừa,
giám định tư p h á p ... m ột cách công khai và áp dụns; các thủ tục tổ tụng để nhân
danh N hà nước đưa ra phán quyết cuối cùng. Theo TS Trần Văn N am “hoạt
động tư pháp là những hoạt động chủ yếu do các cơ quan tư pháp thực hiện
trong quá trình tố tụng nhằm m ục đích là giải quyết các vụ việc m ột cách đúng
đắn, khách quan” . H oặc theo PG S.TS Phạm H ồng Hải thì: “ H oạt động tư pháp
là tập hợp những việc làm cụ thể đo cơ quan tư pháp thực hiện tro n g tố tụng trực
tiếp liên quan v à hướng tới m ục đích giải quyết các vụ án m ột cách khách quan” .
Trên cơ sở này, ở V iệt N am hoạt động tư pháp cần được hiểu là hoạt động m ang
tính quyền lực nhà nước của các C ơ quan tư pháp gồm C Q T H T T (C Q Đ T, V KS,
Tòa án), cơ quan thi hành án v à các cơ quan, tổ chức liên quan hoặc bổ trợ cho
hoạt động xét xử của Tòa án, được quy định trong tố tụng hình sự v à trực tiếp
liên quan đen quá trình giải quyết vụ án. H oạt động tư pháp tro n g tố tụng hình
sự là hoạt động do các C Q T H T T thực hiện, m ang tính quyền lực nhà nước, được
quy định trong pháp luật tố tụng hình sự v à trực tiếp liên quan đến quá trình giải
quyết các vụ án hình sự. C ho dù các cơ quan này, với những nguyên tắc tổ chức
bộ m áy nhà nước khác nhau và nằm trong nhánh quyền lực nào thì hoạt động
của nó cũng m ang tính độc lập không bị chi phối bởi bất kỳ cơ quan, tổ chức cá
nhân nào.
Trong các nhà nước dù được tổ chức theo nguyên tắc nào thì tòa án cũng
là m ột trong số các cơ quan quyền lực nhà nước thực hiện chức năng xét xử và
là đại diện hoặc là trung tâm của quyền lực tư pháp. N hưng hoạt động truy tố, ở
m ột số quổc gia không chỉ là quyền của cơ quan nhà nước m à bên cạnh công tố
còn có tư tổ (tư tổ quyền) thuộc về quyền của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào nên
hoạt động truy tố không phải bao giờ, ở đâu cũng là đại diện để thực hiện quyền

lực nhà nước. Vì vậy, khác với hoạt động xét xử hình sự bao giờ cũng là thẩm
22


quyền của tòa án - cơ quan quyền lực nhà nước, hoạt động truy tố chi là thẩm
quyền của cơ quan nhà nước khi thực hiện công tố, khi m à họ đại diện cho
quyền lực công để truy cứu trách nhiệm hình sự m ột người ra trước tòa án.
Trong trường hợp tư tổ thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự m ột người ra trước
tòa án không đại diện cho quyền lực công mà m ang tính chất tư, xuất phát từ lợi
ích của cá nhân hoặc tổ chức. Vì vậy, cá nhân, tổ chức khi tiến hành tư tổ không
phải là thực hiện quyền lực nhà nước nên k h ô n s được coi là cơ quan tiến hành tố
tụng. Tương tự như vậy, việc điều tra trong hoạt động tư tố để thu thập chứng cứ
clúm e minh cho nhữ ng cáo buộc đối với m ột người cũng không phải là hoạt
động của cơ quan công quyền. Ở m ột số nước có “ Thám tử tư ” để giải quyết
v iệc điều tra phục vụ cho tư tố và “Thám tử tư” cũ n s không phải là cơ quan thực
hiện quyền lực nhà nước.
N hư vậy, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự là những cơ quan nhà nước
đại diện cho quyền lực công để xét xử tội phạm , để thực hành quyền công tố
truy cứu trách nhiệm hình sự m ột người ra trước tò a án v à để thi hành án hình
sự. Cá nhân, tổ chức thực hiện quyền tư tố không đại diện cho quyền lực nhà
nước nên m ặc dù có tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự nhưng
không phải là cơ quan tiến hành tố tụng.
b)

Q uan hệ pháp luật tổ tụng hình sự m ang tính quyền uy đảm bảo cho

các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc áp dụng TN H S đối với
người phạm tội. Do tính phức tạp, nghiêm trọng và yêu cầu giải quyết v ụ án phải
chính xác, nhanh chóng, xử lý công m inh, không làm oan người vô tội, không để
lọt tội phạm , đồng thời do yêu cầu khách quan của việc giải quyết vụ án hinh sự

nên không phải bất kỳ cơ quan nhà nước nào cũng có thể tiến hành điều tra, truy
tố, xét xử người phạm tội m à chì những cơ quan có chuyên m ôn và được pháp
luật qui định mới có thẩm quyền tiến hành giải quyết vụ án hình sự. Vì vậy,
trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, ngoài C Q T H T T còn có các cơ quan nhà
nước, tổ chức khác cùng tham gia. Tuy nhiên, những cơ quan, tổ chức này
không phải là cơ quan tiến hành tố tụng. C hẳne hạn, trong B L T T H S V iệt Nam
2003 thì ngoài các C Q T H T T là: C ơ quan điều tra, V iện kiểm sát, T òa án còn có
các cơ quan N hà nước khác được giao tiến hành m ột số hoạt động điều tra trong
23


phạm vi lĩnh vực quản lý của mình, như Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm
lâm. lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan nghiệp vụ trong Q uân đội nhân dân và
Công an nhân dân. Khi phát hiện hành vi phạm tội trong phạm vi lĩnh vực mình
quản lý, các cơ quan này có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành
một số hoạt động điều tra ban đầu sau đó chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm
quyền trong thời hạn luật định. Sự khác nhau cơ bản giữa các cơ quan điều tra và
cơ quan được tiến hành m ột số hoạt động điều tra là: C ơ quan điều tra được thực
hiện đầy đủ các hành vi tố tụng tro n s giai đoạn điều tra. T rong khi đó, cơ quan
được tiến hành m ột số hoạt động điều tra chỉ được tiến hành m ột sổ hoạt động
điều tra khi tội phạm xảy ra trong phạm vi lĩnh vực m ình quản lý và hành vi
phạm tội đó cần thiết phải áp dụng các biện pháp không cho tội phạm tiếp tục
được thực hiện, ngăn chặn kịp thời tội phạm đang xảy ra, chứ không được thực
hiện trọn vẹn tất cả các hành vi tố tụng của giai đoạn điều tra. Sau khi thực hiện
xong một số hoạt động tố tụng, các cơ quan này phải chuyển hồ sơ đến cơ quan
có thẩm quyền trong thời hạn luật định để tiếp tục giải quyết vụ án. C ác cơ quan
này được tiến hành m ột số hoạt động sau: a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng
trone trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng,
thì ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ
cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai m ươi ngày, kể từ ngày ra

quyết định khởi tố vụ án; b) Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng,
đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết
định khởi tố vụ án, tiến hành những hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ
cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra
quyết định khởi tố vụ án. R iêng đối với các cơ quan nghiệp vụ trong Công an
nhân dân, Q uân đội nhân dân thì chi được tiến hành m ột số hoạt động như: khởi
tố vụ án, tiến hành những hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho Cơ
quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định
khởi tố vụ án. Khi tiến hành hoạt động điều tra, các cơ quan này phải thực hiện
đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục tố tụng đối với hoạt động điều tra theo quy
định của B LTTH S và V iện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong hoạt động điều tra của các cơ quan này.

24


×