Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Quan hệ an ninh mỹ nhật bản thời kỳ sau chiến tranh lạnh và tác động đối với khu vực đông á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.33 KB, 18 trang )

I HC QUC GIA H NI
TRNG I HC KHOA HC X HI V NHN VN
----------------------

HONG TH YN

QUAN Hệ AN NINH Mỹ - NHậT BảN ThờI Kỳ SAU CHIếN TRANH LạNH
Và TáC Động đối với khu vực đông á
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số

: 602240

Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học:
PGS. TS. Nguyễn Hoàng Giáp

Hà nội - 2007


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Các từ và cụm từ viết tắt
Danh mục phụ lục
Lời mở đầu.............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................ 3
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài ........................................ 7
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu........................................... 8


5. Đóng góp của Luận văn ..................................................................... 9
6. Bố cục của Luận văn ......................................................................... 9
Chương 1: Những nhân tố tác động đến quan hệ an ninh Mỹ - Nhật
Bản thời kỳ sau Chiến tranh lạnh
1.1. Quan hệ Mỹ - Nhật Bản từ trong lịch sử ........................................ 10
1.2. Những nhân tố tác động đến quan hệ an ninh Mỹ - Nhật Bản thời kỳ
sau Chiến tranh lạnh ............................................................................. 17
1.2.1. Môi trường an ninh quốc tế mới................................................ 17
1.2.2. Những thay đổi của tình hình khu vực ..................................... 20
1.2.3. Những vấn đề nội bộ hai nước ................................................. 26
1.2.3.1. Nước Mỹ .......................................................................... 26
1.2.3.2. Nước Nhật ........................................................................ 28
Tiểu kết ................................................................................................... 31
Chương 2: Quan hệ an ninh Mỹ - Nhật Bản thời kỳ sau Chiến tranh lạnh 32
2.1. Chính sách đối ngoại của Mỹ và Nhật Bản sau Chiến tranh lạnh ...... 32
2.1.1. Chiến lược toàn cầu của Mỹ sau Chiến tranh lạnh .................... 32
2.1.2. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản ......................................... 36


2.2. Quan hệ an ninh Mỹ - Nhật Bản sau Chiến tranh lạnh ..................... 40
2.2.1. Quá trình điều chỉnh liên minh Mỹ - Nhật Bản sau Chiến tranh lạnh.. 40
2.2.2. Sự hiện diện quân đội và căn cứ quân sự Mỹ trên đất Nhật ....... 51
2.2.3. Chuyển giao công nghệ quốc phòng ........................................ 64
2.2.4. Chương trình phòng thủ tên lửa chiến trường ............................ 71
2.2.5. Mỹ và Nhật Bản trong cuộc chiến chống khủng bố ................... 74
2.3. Lợi ích của Mỹ và Nhật Bản trong quan hệ an ninh ......................... 80
2.3.1. Đối với Mỹ ............................................................................. 80
2.3.2. Đối với Nhật Bản .................................................................... 89
Tiểu kết .................................................................................................. 95
Chương 3: Tác động của liên minh Mỹ - Nhật Bản đối với khu vực

Đông Á ............................................................................................ 97
3.1. Tác động tới kiến trúc an ninh khu vực Đông Á .......................... 97
3.2. Tác động đến quan hệ giữa các nước lớn trong khu vực ............... 104
3.3. Tác động đến các nước và vùng lãnh thổ khác trong khu vực........ 111
Tiểu kết ................................................................................................... 123
Kết luận ................................................................................................. 125
Phụ lục
Tài liệu tham khảo


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong thế kỷ XX loài người đã trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới.
Cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai được coi là cuộc chiến tranh tàn bạo
nhất trong lịch sử loài người với tổng số người chết từ các bên vào khoảng
50 triệu người. Bước sang thế kỷ XXI, trong khi người ta hy vọng nhiều
vào một thế giới hòa bình, thì thực tế các cuộc xung đột cục bộ, xung đột
tôn giáo, nạn khủng bố quốc tế trở thành mối đe dọa lớn đối với nhân loại.
Tổng thống Mỹ Bill Clinton trong diễn văn nhậm chức lần thứ nhất, cũng
đã thừa nhận thế giới ngày nay vẫn còn bị đe dọa bởi những thù hận và
những hiểm họa mới. Trật tự thế giới cũ không còn, thế giới trở nên kém ổn
định hơn. Thậm chí, gần đây cụm từ “Chiến tranh thế giới thứ ba” đã được
nhiều chính trị gia sử dụng trước vòng xoáy bạo lực từ các cuộc xung đột
liên tiếp xảy ra trên thế giới.
Loài người trong thế kỷ XX cũng đã trải qua ba lần thay đổi lớn
trong quan hệ quốc tế: trật tự Vecsai - Washington hình thành sau Chiến
tranh thế giới lần thứ nhất, trật tự Yalta hình thành sau Chiến tranh thế giới
lần thứ hai và trật tự thế giới đang dần được hình thành sau khi Chiến tranh
lạnh kết thúc. Trong hai trật tự đầu, các nước lớn đóng vai trò quyết định
trong các mối quan hệ quốc tế. Trong trật tự được nhận định là đang hình

thành hiện nay, vai trò của các nước vừa và nhỏ ngày càng được nâng cao,
tiếng nói của các nước đang phát triển có ảnh hưởng không nhỏ đến lộ trình
quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, quan hệ giữa các nước lớn vẫn có một vai trò
quan trọng trong việc xác lập trật tự thế giới mới. Các nước lớn vẫn áp đặt
và chi phối rất nhiều trong các cuộc chiến ở Afghanistan, Iraq hay trong
cuộc chiến Lebanon. Tại khu vực Đông Á (ĐA) - nơi chứa đựng những
mâu thuẫn và thách thức đối với an ninh và chưa có một thể chế an ninh


chung cho khu vực, thì sự hợp tác giữa các nước lớn đóng vai trò rất quan
trọng, là điều kiện đảm bảo hoà bình và ổn định cho khu vực. Một trong
những cặp quan hệ song phương nổi bật trên thế giới nói chung và trong
khu vực ĐA nói riêng, đó là quan hệ Mỹ - Nhật Bản.
Sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, theo dự đoán của một số nhà
nghiên cứu, quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật cũng sẽ tan vỡ theo vì không
còn cơ sở để tồn tại. Thực tế đã hoàn toàn ngược lại với dự đoán trên. Mối
quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật vẫn còn nhiều ràng buộc và ngày càng chặt
chẽ hơn. Cơ sở của mối quan hệ này đã khác thời kỳ trước, nhưng điểm
chung vẫn là xuất phát từ lợi ích chiến lược của hai nước. Phía Mỹ, quan
điểm xây dựng “Cộng đồng Thái Bình Dương” trong những năm 1990 là
một trong những trọng điểm của việc điều chỉnh chiến lược toàn cầu của
Mỹ. Để thực hiện mục đích này, Mỹ coi quan hệ với Nhật Bản là trụ cột
trong chính sách của Mỹ ở châu Á (CA). Với Nhật Bản, trên con đường tìm
kiếm một địa vị cường quốc chính trị thế giới, Nhật Bản lựa chọn chiến
lược quay về CA, đồng thời liên minh chặt chẽ với Mỹ. Do vậy, hợp tác an
ninh Mỹ - Nhật vẫn là một biểu hiện hết sức quan trọng của quá trình hợp
tác song phương trong gần hai thập kỷ qua, ở đó diễn ra nhiều biến đổi hết
sức phức tạp và mang tính chất hệ thống phù hợp với nhu cầu và lợi ích của
mỗi bên.
Tìm hiểu liên minh Mỹ - Nhật giai đoạn hậu Chiến tranh lạnh cho

chúng ta cái nhìn xuyên suốt về mối quan hệ giữa hai nước trong lịch sử,
những diễn biến từ đơn giản đến phức tạp, từ sự phụ thuộc một chiều đến
nhu cầu phải chia sẻ trách nhiệm và hợp tác chặt chẽ hơn giữa hai bên.
Đồng thời, tìm hiểu liên minh Mỹ - Nhật sau Chiến tranh lạnh có ý nghĩa
quan trọng đối với việc đánh giá tình hình an ninh khu vực và vai trò của
các nước lớn trong cục diện cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa họ trên bình
diện an ninh quốc tế nói chung, an ninh khu vực ĐA nói riêng thời kỳ hậu
Chiến tranh lạnh.


Từ những trình bày trên, tác giả lựa chọn “Quan hệ an ninh Mỹ Nhật Bản thời kỳ sau Chiến tranh lạnh và tác động đối với khu vực Đông
Á” làm đề tài cho Luận văn khoa học Thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử thế
giới cận - hiện đại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Ở nước ngoài, quan hệ Mỹ - Nhật Bản từ lâu là đối tượng thu
hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trên thế giới. Quan hệ giữa
hai nước Mỹ - Nhật tính từ năm 1854 cho đến nay đã có lịch sử gần hai thế
kỷ. Trải qua các giai đoạn khác nhau, mối quan hệ song phương này luôn là
đề tài được lựa chọn nghiên cứu của nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu
trên thế giới.
Không phải người Mỹ là người đầu tiên phát hiện ra Nhật Bản sau
các cuộc phát kiến địa lý. Năm 1543, sau phát hiện ngẫu nhiên ra vùng đảo
phía Nam Nhật Bản là Tenagashima của một số thủy thủ Bồ Đào Nha, các
nước tư bản phương Tây như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan,
Anh…đã lần lượt đến Nhật yêu cầu thiết lập quan hệ giao thương. Những
năm cuối của thế kỷ XVIII, xuất hiện một số tàu thuyền Mỹ đến Nhật Bản
yêu cầu chính quyền Mạc phủ mở cửa đất nước. Sau rất nhiều nỗ lực, đến
năm 1854 Mỹ mới thực hiện thành công mục đích của mình bằng việc ký
“Hiệp định hữu nghị và thân thiện” với Nhật Bản. Cuốn sách “Intercouse
between the United States and Japan” xuất bản năm 1891 của Inazo Nitobe

đã cung cấp rất nhiều tư liệu quý về quan hệ Mỹ - Nhật trong giai đoạn này.
Tiếp sau đó, cuốn “Japan and United States 1790 - 1853” của tác giả
Shunzo Sakamiki, xuất bản năm 1940, viết về những cuộc tiếp xúc đầu tiên
giữa người Mỹ với người Nhật, trước khi những đoàn thuyền của tướng
M.C.Perry mở cửa thành công Nhật Bản. Năm 1969, Trung tâm nghiên cứu
văn hóa ĐA - Tokyo đã xuất bản bộ “The Meiji Japan through
contemporary sources” gồm 3 tập, tập trung vào quan hệ của Nhật với các


nước phương Tây, trong đó có những bản hiệp ước mà chính quyền
Tokugawa đã ký với nước ngoài.
Năm 1936, cuốn “Japan’s foreign relation 1542 - 1936: A short
history” của tác giả Roy Hidemichi Akagi được xuất bản. Cuốn sách khái
quát các nội dung chính trong quan hệ quốc tế của Nhật Bản qua các giai
đoạn khác nhau trong lịch sử, từ khi những người Bồ Đào Nha phát hiện ra
vùng đảo phía Nam Nhật Bản là Tanegashima cho đến trước cuộc Chiến
tranh thế giới lần thứ hai. Cuốn “The History of U.S - Japan relations:
Social change and international relations” (xuất bản 1981) của Charle
E.Tutle tập trung vào sự thay đổi diễn ra trong xã hội Nhật Bản và mối
quan hệ quốc tế của hai nước Mỹ - Nhật.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản là nước bại trận buộc
phải chịu sự chiếm đóng của quân Đồng minh. Đến năm 1951 Mỹ và Nhật
đã nhanh chóng ký kết “Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật”, Nhật trở thành đồng
minh của Mỹ tại CA - TBD. Cuốn “Japan and Korea: America’s allies in
the Pacific” của James W.Morley, xuất bản năm 1965, đề cập đến vai trò
của Nhật Bản và Hàn Quốc trong chiến lược của Mỹ ở Thái Bình Dương
(TBD). Đến năm 1972, James W.Morley đã xuất bản cuốn “Forecast for
Japan: security in the 1970s”. Cuốn sách là nghiên cứu của các chuyên gia
hàng đầu trong lĩnh vực hoạch định chính sách của Mỹ dành cho cơ quan
giải trừ quân bị và kiểm soát vũ khí của Mỹ đối với an ninh của Nhật Bản

trong những năm 1970. Cuốn “U.S - Japan relation and security in East
Asia: the next decade” (xuất bản 1978) của Franklin B. Weinstein, gồm tập
hợp các bài viết về những chuyên đề xoay quanh quan hệ Mỹ - Nhật và tác
động của mối quan hệ này đối với an ninh khu vực ĐA trong thập kỷ 80.
Tác giả Nhật Bản Akira Iriye trong cuốn “Parnership: The United
States and Japan 1951 - 2001” (xuất bản năm 2001) đã tìm hiểu mối quan
hê Mỹ - Nhật trong nửa thế kỷ kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
“The U.S - Japan Alliance: past, present and future” (xuất bản năm 1999).


Cuốn sách là tập hợp các bài viết của nhiều nhà nghiên cứu về quan hệ
đồng minh Mỹ - Nhật từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến những
năm 1990 và xu hướng phát triển của quan hệ song phương này trong thế
kỷ XXI.
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, nhiều nhà nghiên cứu dự báo rằng
liên minh Mỹ - Nhật không còn cơ sở để tồn tại. Cuốn “Japan challenges
America: Managing an allience in crisis” (xuất bản 1992) của Harison
M.Holland đã viết về vấn đề khủng hoảng của liên minh Mỹ - Nhật sau
Chiến tranh lạnh và những thách thức đặt ra đối với liên minh này. Năm
1992, Viện nghiên cứu ĐBA xuất bản cuốn “Japan, the United States and
prospects for the Asia - Pacific century: three scenarios for the future” đề
cập đến vai trò của Mỹ và Nhật cũng như tầm quan trọng của quan hệ giữa
hai nước đối với khu vực CA - TBD. Cuốn sách cũng đề cập đến các khả
năng có thể xảy ra trong tương lai khi quan hệ giữa hai cường quốc kinh tế
đang đứng trước rất nhiều khó khăn .
Hai cuốn sách “Trouble times: U.S - Japan trade relation in the 1990s”
của tác giả Edward Lincoln và cuốn “Reconcilable differences: U.S - Japan
economic conflict” của các tác giả Bergsten C.Fred và Marcus Noland, tập
trung chủ yếu vào vấn đề mâu thuẫn kinh tế, thương mại trong quan hệ hai
nước, song trong khi lý giải diễn biến của mối quan hệ đó, họ quan tâm

nhiều đến sự chi phối của yếu tố liên kết an ninh đối với sự tồn tại của liên
minh tay đôi này. Steven K.Voleg và cộng sự của ông đã phân tích một số
nhân tố chi phối quan hệ Mỹ - Nhật trong cuốn sách “U.S - Japan relation
in a changing world”, xuất bản năm 2000.
Bên cạnh đó, còn có các chuyên khảo về chính sách đối ngoại của
Nhật Bản và của Mỹ. Cuốn “Japan’s International Relations: politics,
economic and security” của nhóm tác giả Glenn D.Hook, Julie Gilson,
Christopher W.Hughes và Hugo Dobson đã đề cập đến chính sách đa
phương và rộng mở của Nhật Bản, trong đó dành toàn bộ chương 2 nói về


quan hệ Nhật - Mỹ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và an ninh. Cuốn
“Diplomacy policy of the U.S” do Randall B.Ripley và James M.Lindsay
chủ biên, đã được dịch ra tiếng Việt do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
phát hành năm 2002, cũng đề cập đến chiến lược của Nhà Trắng đối với
các nước ở CA - TBD, trong đó có Nhật Bản.
2.2. Ở trong nước, tác giả Ngô Xuân Bình của Viện nghiên cứu
Đông Bắc Á (ĐBA) đã có nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ Mỹ Nhật sau Chiến tranh lạnh. Cuốn sách “Quan hệ Mỹ - Nhật Bản sau chiến
tranh lạnh” xuất bản năm 1995, đã đánh giá tương đối bao quát quan hệ
Mỹ - Nhật trên hai lĩnh vực an ninh quân sự và kinh tế trong những năm
đầu thập kỷ 1990. Hai cuốn sách khác do tác giả chủ biên là “Chính sách
đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh lạnh” (xuất bản năm 2000) và
“Nhật Bản những năm đầu thế kỷ XXI” (năm 2002) đã đề cập đến mối quan
hệ quốc tế của Nhật Bản, trong đó có chính sách đối với Mỹ. Bên cạnh đó,
tác giả còn có nhiều bài viết cập nhật những thay đổi và diễn biến trong
quan hệ Nhật - Mỹ qua các năm được đăng tải trên Tạp chí nghiên cứu
Đông Bắc Á. Học giả Lê Bá Thuyên có cuốn “Hoa Kỳ: Cam kết và mở
rộng (Chiến lược toàn cầu mới của Mỹ)” xuất bản năm 1997, bao quát
chính sách đối ngoại của Mỹ trên phạm vi toàn cầu, trong đó có Nhật Bản.
Nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ đối với thế giới nói chung và

khu vực châu Á - Thái Bình Dương (CA - TBD), trong đó có Nhật Bản nói
riêng còn có các công trình của Học viện Quan hệ quốc tế, như cuốn “Về
chiến lược an ninh của Mỹ hiện nay”, “Quan hệ của Mỹ với các nước lớn ở
khu vực châu Á - Thái Bình Dương”…
Cùng với các công trình nghiên cứu trên, còn có rất nhiều các bài
viết được đăng tải trên các Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, Tạp chí Quan
hệ Quốc tế, Tạp chí châu Mỹ ngày nay và các thông tin được cập nhật
thường xuyên của Thông tấn xã Việt Nam.


Các chuyên khảo, các công trình nghiên cứu, các bài báo…ở trong
nước cũng như ở nước ngoài thực sự là những nguồn tư liệu quý cho tôi
hoàn thiện Luận văn của mình.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài
Trong quan niệm truyền thống vốn tương đối hẹp, an ninh quốc gia
được nhìn nhận chủ yếu như là việc đảm bảo chủ quyền, an toàn của hệ
thống chính trị và cuộc sống bình yên của nhân dân trước sự đe dọa, xâm
lược hay lật đổ của các thế lực nước ngoài và các thế lực chống đối chế độ
trong nước. Trong cách quan niệm toàn diện về an ninh (comprehansive
security), người ta không giới hạn an ninh quốc gia trong các mối quan hệ
đối ngoại thuần tuý, mà trong tổng thể các mối quan hệ ở bên trong lẫn bên
ngoài các quốc gia và liên quan đến nhiều lĩnh vực: từ quân sự, chính trị
đến kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và con người. Trong phạm vi Luận
văn tốt nghiệp này, tác giả tìm hiểu về quan hệ an ninh Mỹ - Nhật ở khía
cạnh an ninh chính trị và quân sự. Tuy vậy, trong bối cảnh quốc tế mới, khi
lý giải những diễn biến của mối quan hệ an ninh Mỹ - Nhật, không thể
không đề cập đến các yếu tố tác động khác như yếu tố kinh tế, văn hóa, xã
hội…
Về thời gian, luận văn tập trung chủ yếu vào quan hệ an ninh Mỹ Nhật giai đoạn hậu Chiến tranh lạnh, lấy mốc từ năm 1991 cho đến những
diễn biến cập nhật gần đây nhất của năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007.

Về không gian, luận văn tìm hiểu liên minh Mỹ - Nhật và tác động
của liên minh này đối với khu vực ĐA. Đây là khu vực biểu hiện tập trung
cao của mối quan hệ này.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Đây là một đề tài lịch sử, vì vậy phương pháp lịch sử - phân tích mối
liên hệ giữa các sự kiện lịch sử cả đồng đại và lịch đại luôn là dòng mạch
chính của luận văn. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các phương pháp


nghiên cứu khác như: phương pháp logic, phương pháp so sánh, phương
pháp thống kê…để hoàn thành Luận văn của mình.
4.2. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu bằng tiếng Anh, đó là các cuốn sách, các công trình
nghiên cứu của các học giả Nhật Bản và các học giả Âu - Mỹ.
Nguồn tư liệu bằng tiếng Việt, bao gồm các cuốn sách, các công
trình nghiên cứu, các chuyên khảo và các bài viết trên các tạp chí (Tạp chí
nghiên cứu Đông Bắc Á, châu Mỹ ngày nay, các chuyên san của Thông tấn
xã Việt Nam…).
Đặc biệt, Luận văn sử dụng các tài liệu gốc, đó là các bản Hiệp ước
an ninh giữa Mỹ và Nhật Bản. Tài liệu này được lấy từ trang Web của Bộ
Ngoại giao Nhật Bản.
5. Đóng góp của Luận văn
Trên cơ sở tập hợp, hệ thống hóa các nguồn tư liệu và kết quả nghiên
cứu viết về quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật, để từ đó có được sự hiểu biết
đầy đủ và chân thực về sự vận động và chuyển biến của mối quan hệ an
ninh Mỹ - Nhật sau Chiến tranh lạnh.
Luận văn tập trung vào hai vấn đề chủ yếu: Thứ nhất, tìm hiểu liên
minh Mỹ - Nhật thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh, sự chuyển biến của mối quan
hệ đó trước những thay đổi của môi trường quốc tế và khu vực. Thứ hai,

phân tích những tác động của liên minh Mỹ - Nhật đối với an ninh khu vực
ĐA, bao gồm những tác động thuận và nghịch, từ đó đánh giá thực chất và
xu hướng phát triển tiếp theo của quan hệ an ninh Mỹ - Nhật.
6. Bố cục của Luận văn
Lời mở đầu
Chương 1: Những nhân tố tác động đến quan hệ an ninh Mỹ - Nhật Bản
thời kỳ sau Chiến tranh lạnh.
Chương 2: Quan hệ an ninh Mỹ - Nhật Bản thời kỳ sau Chiến tranh lạnh.
Chương 3: Tác động của quan hệ an ninh Mỹ - Nhật Bản đối với khu vực


Đông Á.
Kết luận
Phụ lục
Tài liệu tham khảo


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Mai Hoài Anh (2003), “Sự vận động chính trị trên bán đảo Triều
Tiên từ sau chiến tranh lạnh kết thúc đến nay”, Tạp chí Nghiên
cứu NB và ĐBA (số 1), Hà Nội.
2. Hoàng Anh (1996), “Chiến lược toàn cầu của Mỹ đối với CA –
TBD từ nay cho đến năm 2000 và đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí
Nghiên cứu quốc tế (số 15), Hà Nội.
3. Ngô Xuân Bình (1995), Quan hệ Mỹ - Nhật Bản sau chiến tranh
lạnh, NXB KHXH, Hà Nội.
4. Ngô Xuân Bình (2000), Chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời
kỳ sau chiến tranh lạnh, NXB KHXH, Hà Nội.
5. Ngô Xuân Bình - Hồ Việt Hạnh (2002), Nhật Bản năm đầu thế kỷ

XXI, NXB KHXH, Hà Nội.
6. Lý Thực Cốc (1995), Mỹ thay đổi lớn chiến lược toàn cầu, NXB
CTQG, Hà Nội.
7. Hoàng Thị Minh Hoa (1999), Cải cách ở Nhật Bản trong những
năm 1945-1951, NXB KHXH, Hà Nội.
8. Dương Phú Hiệp - Phạm Hồng Thái (2004), Nhật Bản trên
đường cải cách, NXB KHXH, Hà Nội.
9. Nguyễn Thanh Hiền - Nguyễn Duy Dũng (2001), Nhật Bản
những biến đổi chủ yếu về chính trị trong những năm 1990 và
triển vọng, Sách tham khảo, NXB CTQG, Hà Nội.
10. Học viện Quan hệ Quốc tế (2003), Quan hệ của Mỹ với các nước
lớn trong khu vực CA-TBD, Sách tham khảo, NXB CTQG, Hà
Nội.


11. Thiệu Đình Huân (1977), Chính sách viến Đông của Mỹ trong
thời kỳ duy tân ở Nhật Bản (1868-1895), người dịch Trần Độ,
Viện Thông tin KHXH, Hà Nội.
12. Nguyễn Quốc Hùng (2001), “Vài nét về nước Nhật thế kỷ XXI”,
Tạp chí nghiên cứu NB & ĐBA (số 22), Hà Nội.
13. Nguyễn Văn Kim (2004), “Nhật Bản ba lần mở cửa - ba sự lựa
chọn”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử (số 5), Hà Nội.
14. Nguyễn Hoàng Giáp (1997), “Một số điều chỉnh trong chính sách
ĐNA của NB trong những năm 90”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế
(số 19), Hà Nội.
15. Pierre Menanteau (1997), “CA - TBD: một khu vực đa cực”,
Chuyên đề các vấn đề quốc tế, TTXVN, Hà Nội.
16. Lê Linh Lan (2004), Về chiến lược an ninh của Mỹ hiện nay,
Sách tham khảo, NXB CTQG, Hà Nội.
17. Lê Linh Lan (1996), “Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật: Liên minh

cho thế kỷ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế (số 12), Hà Nội.
18. Phan Doãn Nam (1996), “Vấn đề an ninh ở ĐNA và vai trò các
nước ngoài khu vực”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế (số 15), Hà
Nội
19. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (1999), Vai trò của Hoa Kỳ ở
CA: Quyền lợi và chính sách, Báo cáo của Nhóm nghiên cứu
thuộc Trung tâm nghiên cứu cơ bản CA về các vấn đề CA - TBD,
Hà Nội.
20. Nguyễn Thiết Sơn (2004), Hoa Kỳ kinh tế và quan hệ quốc tế,
NXB KHXH, Hà Nội.
21. Lê Kim Sa (2004), Quan hệ kinh tế của Mỹ với Nhật Bản những
năm 1990: nền tảng, đặc điểm và tác động, NXB KHXH, Hà Nội.
22. Phan Thanh Tĩnh (2001), “Lực lượng quân sự Nhật Bản - nửa thế
kỷ nhìn lại”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản (số 2-32), Hà Nội.


23. Lê Bá Thuyên (1996), Hoa Kỳ: cam kết và mở rộng, NXB
CTQG, Hà Nội.
24. Nguyễn Thanh Thủy (2003), “Vấn đề Đài Loan và một nước
Trung Hoa của Mỹ”, Tạp chí châu Mỹ ngày nay (số 2), Hà Nội
25. TTXVN (2005), “Nhật Bản tìm kiếm địa vị nước lớn chính trị,
nước lớn quân sự”, Chuyên đề các vấn đề quốc tế (số 1), Hà Nội.
26. TTXVN (2003), “Quân sự Nhật Bản đang trong bước ngoặt
mới”, Chuyên đề các vấn đề quốc tế (số 12), Hà Nội.
27. TTXVN (1994), “Sách trắng phòng thủ Nhật Bản năm 1994”,
Chuyên đề các vấn đề quốc tế (số 5), Hà Nội.
28. TTXVN (2001), “Ba vành đai quân sự - mười vạn binh lính
Mỹ”, Chuyên đề các vấn đề quốc tế (số 9-10), Hà Nội.
29. TTXVN (2004), “Mỹ điều chỉnh chiến lược quân sự toàn cầu”,
Chuyên đề các vấn đề quốc tế (số 9), Hà Nội.

30. TTXVN (1998), “Lực lượng phòng vệ Nhật Bản với phương
châm phòng thủ mới”, Chuyên đề các vấn đề quốc tế số (11-12),
Hà Nội.
31. TTXVN (1998), “Những thăng trầm trong quan hệ Trung - Nhật
hiện nay”, Chuyên đề các vấn đề quốc tế (số 3-4), Hà Nội.
32. TTXVN (1995), “Lợi ích lâu dài của Mỹ trong hệ thống an ninh
ở CA-TBD”, Chuyên đề các vấn đề quốc tế (số 4), Hà Nội.
33. TTXVN (1992), “Nhật Bản và trật tự thế giới mới”, Chuyên đề
các vấn đề quốc tế (số 3), Hà Nội.
34. TTXVN (2007), “Nhật Bản tăng cường phát triển không quân”,
Tin tham khảo Thế giới, Hà Nội.
35. Winston Lord (1995), “Chính sách an ninh của Hoa Kỳ đối với
ĐA-TBD”, Tin tham khảo chủ nhật, TTXVN, Hà Nội.


TIẾNG ANH
36. Akira Iriye, Robert A.Wampeer (2001), Partnership: The United
States and Japan 1951-2001, Tokyo Kodansha International.
37. Edwin O.Reischauer (1969), The United States and Japan, New
York: The Viking Press.
38. Franklin B.Weinstein (1978), US - Japan relation and the
security of East Asia: the next decade, Westview.
39. Fred Charles Ikle & Teramasa (1990), “Japan’s grand stratey”,
Foreign Affairs, Spring 1990.
40. Gerald L.Curtis (1993), Japan’s foreign policy after the Cold
war: coping with change, The East Asian Institute of Colombia
University.
41. Glenn D.Hook, Julie Gilson, Christopher W.Hughes and Hugo
Dobson (2005), Japan’s International Relations: Politics,
economic and security, Second Edition, Sheffield Centre for

Japanese Studies, London and NewYork.
42. Howard Berker (1992), “Rescuing the US - Japan alliance”,
Foreign Affairs, Spring 1992.
43. Harrison

M.Holland

(1992),

Japan

challenges America:

Managing an alliance in crisis, Westview.
44. Inazo Nitobe (1891), Intercourse between the United States and
Japan, Baltimore, The Johns Hopkins Press.
45. Office of International Security Affairs (1995), “US security
strategy for the East Asia - Pacific region”, Dep. Of Defense,
Washington D.C.
46. James Shinn (1996), Weaving the Net: Conditional Engagement
with China, Council on Foreign Relation Press, N.Y.


47. J. E.Gray & Y.Nakayama (1988), US - Japan energy policy
considerations for the 1990s, NewYork Univ. Press.
48. James W.Morley (1965), Japan and Korea: America’s allies in
the Pacific, NewYork: Walker & Comp.
49. James W.Morley (1972), Forecast for Japan: security in the
1970s, Princeton Univ. Press.
50. Kent E.Calder (1996), “Asia’s empty tank”, Foreign Affairs (Vol

75 No 2).
51. Mark J.Valencia (1995), China and the South China Sea
Disputes, Oxford University Press.
52. Michael J.Green and Patrick M.Cronin (1999), The US - Japan
Alliance: Past - Present and Future, Council on Foreign
Relations Press, New York.
53. National Institution for Defense Studies (1997), “East Asian
Strategic Review 1996 - 1997”, NIDs Japan.
54. Nicholas D.Kristof (1993), “The Rise of China”, Foreign Affairs.
55. Riply Randall B & Lindsey James M (1997), US foreign policy
after the Cold War, NewYork, USA.
56. Rechard Rosecrance (1992), “A new concert of Powers”,
Foreign Affairs, Spring 1992.
57. Reinhard Drifte (1996), Japan’s foreign policy in the 1990s:
From economy superpower to What?, Oxfort St.Antony’s college.
58. Rechard Cronnin (1992), Japan - the United States and prospects
for the Asia-Pacific century: three cenarios for the future, Inst of
Southeast Asian Studies, Singapore.
59. Roger Backley (1992), The US and Japan alliance diplomacy
1945-1990, Cambridge University Press.
60. The Meiji Japan through Contemporary Source, The centre for
East Asian Cultural, Studies Press, Tokyo.


61. William L.Neumann (1982), American Encouters Japan: From
Perry to Mac Athur, Harper Colophon books, Publishers,
NewYork.

Internet






×