Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

DI TRUYỀN CỦA TÍNH TRẠNG DO MỘT GEN GỒM 2 ALEN TRỘI LẶN HOÀN TOÀN QUY ĐỊNH, GEN NẰM TRÊN NST X Ở VÙNG KHÔNG TƯƠNG ĐỒNG TRÊN NST

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.93 KB, 34 trang )

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ

DI TRUYỀN CỦA TÍNH TRẠNG DO MỘT GEN GỒM 2 ALEN TRỘI LẶN
HOÀN TOÀN QUY ĐỊNH, GEN NẰM TRÊN NST X Ở VÙNG
KHÔNG TƯƠNG ĐỒNG TRÊN NST Y

LỜI NÓI ĐẦU

1


Trong ôn thi THPT Quốc Gia môn Sinh học, các dạng bài tập về tính trạng có gen nằm
trên NST giới tính được xếp vào nhóm bài tập khó. Vì vậy, cần phải soạn giảng chi tiết, mạch
lạc nhằm giúp học sinh hiểu bài và chinh phục nhẹ nhàng phần kiến thức này. Từ mục tiêu
trên, tôi xin đề xuất bài soạn về 1 dạng trong các dạng toán di truyền liên kết giới tính như sau:
“DI TRUYỀN CỦA TÍNH TRẠNG DO MỘT GEN GỒM 2 ALEN TRỘI LẶN HOÀN TOÀN
QUY ĐỊNH, GEN NẰM TRÊN NST X Ở VÙNG KHÔNG TƯƠNG ĐỒNG TRÊN NST Y”

TIÊU CHÍ CHỌN ĐỀ TÀI
I. NỘI DUNG:
1. Là loại kiến thức hay “gây nhầm lẫn” và khó dạy.
2. Là kiến thức nền tảng để tư duy những vấn đề khó hơn.
3. Kiến thức chuyên sâu, đầy đủ và chi tiết (Chuyên đề cần thực sự hẹp để “đào sâu”).
4. Ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, dễ sử dụng=> Thiết kế bài thật ngắn gọn, càng ngắn càng tốt.
5. Trình bày những phần sáng tạo, không trình bày phần “kinh điển” khi áp dụng phương pháp
không có ý nghĩa.
II. ỨNG DỤNG:
1. Là tài liệu đi dạy thực tế, đã được sử dụng.
2. Phù hợp với mức ôn thi THPT Quốc Gia.
3. Đồng nghiệp có thể sử dụng “ngay” để dạy hoặc cho học sinh ôn tập.


III. PHƯƠNG PHÁP:
1. Đề xuất được một cách dạy mới thay thế cách dạy truyền thống.
2. Nêu ra được những “Góc nhìn” mới về dạy “kiến thức cũ” phù hợp với hình thức thi THPT
Quốc Gia.
IV. GIAO LƯU CHUYÊN MÔN
- Thúc đẩy quá trình sáng tạo trong dạy học và làm đề thi, giao lưu cùng mọi người mở rộng
chuyên môn.

2


MỤC LỤC
NỘI DUNG
PHẦN A – GIÁO ÁN
PHẦN B – PHỤ LỤC
- Phiếu học tập của học sinh
- Câu hỏi trắc nghiệm tự luyện
- Gợi ý trả lời phiếu học tập học sinh
- Đáp án câu hỏi trắc nghiệm tự luyện

TRANG
5
15
15
24
32
39

3



PHẦN A: GIÁO ÁN
DI TRUYỀN CỦA TÍNH TRẠNG DO MỘT GEN GỒM 2 ALEN TRỘI LẶN
HOÀN TOÀN QUY ĐỊNH, GEN NẰM TRÊN NST X Ở VÙNG
KHÔNG TƯƠNG ĐỒNG TRÊN NST Y
(Thời gian dạy: 3 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Sau khi học xong chuyên đề này, học sinh cần đạt được các mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
- Giới hạn kiến thức trong phần một gen quy định một tính trạng, gen gồm 2 alen trội
lặn hoàn toàn, gen nằm trên NST X ở vùng không tương đồng trên Y.
* Tiết 1:
- Nắm được quy ước gen, viết được các kiểu gen, kiểu hình tương ứng từng kiểu gen và
kiểu gen tương ứng từng kiểu hình.
- Viết được 6 sơ đồ lai cơ bản về kiểu gen và kiểu hình.
- Cách viết sơ đồ lai 100% và 200%.
- Xác định được các phép lai khi cho kiểu hình của P.
- Xác định được các phép lai khi cho kiểu hình ở F.
- Xác định được các phép lai khi tỉ lệ phân li kiểu gen ở F.
- Phân loại được các sơ đồ lai phân li tính trạng đồng đều và không đồng đều ở đời con.
- Xác định được phép lai thuận và lai nghịch.
- Xác định được sự khác biệt về kiểu bộ NST XX và XY.
- Xác định được các đặc trưng của di truyền liên kết giới tính.
- Xác định được sơ đồ lai và cách nhận diện quy luật di truyền của gen trên X không có
alen trên Y.
* Tiết 2 - 3:
- Xác định được các thông số kiểu gen đời con.
- Xác định được các thông số kiểu hình đời con.
- Xác định được các nhóm kiểu hình và kiểu gen ở đời con.
- Thao tác lai tiếp tục của các nhóm đời con.

- Nắm được các cách ra đề cho dữ kiện 100% và 200%.
4


- Nắm được các cách ra đề cho các dạng dữ kiện về tỉ lệ, số lượng.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng viết sơ đồ lai tưởng tượng.
- Kĩ năng nháp trên đề.
- Kĩ năng thao tác thông số đời con trên kiểu gen, kiểu hình và thao tác trên tập hợp
từng nhóm của đời con.
- Kĩ năng nhận định dạng bài tập tương ứng với các kiểu ra đề.
3. Thái độ:
- Học sinh chủ động nắm bắt kiến thức, tự mình tìm ra quy luật.
- Có cái nhìn đúng đắn về thế giới tự nhiên, tôn trọng các quy luật tự nhiên.
4. Phát triển năng lực:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực tính toán.
II. PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo án.
2. Phiếu học tập của học sinh.
3. Hệ thống câu hỏi ôn tập (Học sinh tự ôn luyện, câu hỏi có đáp án, giáo viên không
chữa trên lớp phần này)
III. HOẠT ĐỘNG HỌC
- Thời gian của chuyên đề chi làm 3 tiết, tùy thuộc vào từng lớp mà co giãn thời gian.
Lớp có học lực giỏi thì dạy theo hướng giáo viên và học sinh cùng tìm hiểu quy luật, cùng suy
luận, yêu cầu học sinh cho ý kiến. Với lớp có học lực TB hoặc yếu sẽ bỏ câu cuối, giáo viên
giải toàn bộ, không bắt học sinh suy luận.
- Tiết 1, học sinh hoạt động với giáo viên, viết sơ đồ lai cơ bản và tìm ra quy luật. Kết
thúc tiết 1 mới giao phiếu học tập. Tiết 2, 3 giáo viên và học sinh cùng làm việc trên phiếu học

tập của học sinh.
- Bài tập trắc nghiệm có đáp án, học sinh được phát sau tiết 3 để tự làm. Có thể chữa
vào khoảng thời gian cách 2 tuần (Chữa ngay ít có giá trị về ôn tập kiến thức), hoặc không
chữa tùy vào từng điều kiện. Có thể in mới lại tờ phiếu học tập, yêu cầu học sinh làm lại các
bài đã chữa.

5


- Câu hỏi đánh giá học sinh sau khi hoàn thành chuyên đề này được làm chung với các
chuyên đề khác. Nếu làm riêng 1 đề thi để đánh giá phần này sẽ không hiệu quả cao vì học
sinh có định hướng bài tập theo dạng sẽ không tốt cho tư duy làm bài về sau.
- Các câu hỏi trong phần ví dụ tôi phân loại theo 4 mức độ khó tương với với 4 mức
nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao.
ST
T
1

NỘI DUNG

YÊU CẦU

Câu 1: Ở ruồi giấm A: Mắt đỏ, a: mắt trắng nằm trên
X ở vùng không tương đồng trên Y.
a. Viết các kiểu gen có thể có trong quần thể của
giới XX và XY.
b. Viết kiểu gen và kiểu hình của các sơ đồ lai sau
(Viết tỉ lệ phân li kiểu hình và tỉ lệ phân li kiểu hình
theo giới tính)
1. P:

2. P:

- Viết được kiểu gen
- Viết được các phép lai cơ bản.
- Nắm được đầy đủ các sơ đồ lai.
- Nhìn thấy tổng thể tất cả các tỉ
lệ phân li kiểu hình và phân li
kiểu gen.
- So sánh được với 6 phép lai
của 1 gen gồm 2 alen trên NST
thường.
- Nhận thấy được các phép lai
đặc biệt.

3. P:
4. P:
5. P:

XAXA × Xa Y
XAXa × XAY
XA Xa × Xa Y
Xa Xa × X AY

2

3

4

5


6. P:
c. Liệt kê các sơ đồ lai trong các trường hợp sau
- Triển khai được phép lai từ
1. P: ♀ Mắt đỏ x ♂ Mắt đỏ
kiểu hình.
2. P: ♀ Mắt đỏ x ♂ Mắt trắng
- Hiểu được khái niệm phép lai
3. P: ♀ Mắt trắng x ♂ Mắt đỏ
thuận nghịch
4. P: ♀ Mắt trắng x ♂ Mắt trắng
d. Viết các sơ đồ lai thỏa mãn tỉ lệ phân li kiểu hình- Suy luận ngược từ thông số
của đời con như sau
kiểu hình đời con ra phép lai
- F: 1.
tương đương
- F: 1:1
- Nhận ra sự trùng lặp về một số
- F: 3:1
thông số của các phép lai.
- Nhận biết được một số cách hỏi
thông số phép lai.
e. Viết các sơ đồ lai thỏa mãn tỉ lệ phân li kiểu gen- Suy luận từ thông số kiểu gen
của đời con như sau
ra phép lai.
- F: 100%
- Phân biệt một số phép lai có tỉ
- F: 1:1
lệ phân li đặc trưng chỉ có ở di
- F: 1:1:1:1

truyền liên kết giới tính. Giới
XY luôn tạo ra 2 loại giao tử nên
không có trường hợp F = 100%
f. Viết 2 sơ đồ lai Kinh điển và 1 sơ đồ lai chú ý
- Chốt lại các phép lai đặc trưng
(Viết đầy đủ cả kiểu gen và kiểu hình)
của phần di truyền liên kết giới
1.
tính.
6


2.
3.
6

7

8

9

10


- Học sinh cùng giáo viên rút ra
g. Viết phép lai thuận nghịch sau từ P F2
được các đặc điểm của di truyền
Pt/c: ♀ Mắt trắng x ♂ Mắt đỏ
gen trên X không alen trên Y.

Pt/c: ♀ Mắt đỏ x ♂ Mắt trắng
Từ 2 phép lai suy ra các đặc điểm di truyền của tính
trạng có gen nằm trên X ở vùng không tương đồng
trên Y.
+
+
+
h. Trong trường hợp 1 gen quy định một tính trạng,- Học sinh khắc sâu thêm 2 dấu
trình bày 2 dấu hiệu nhận biết di truyền của tínhhiệu nhận ra tính trạng do gen
trạng có gen nằm trên X không alen trên Y
nằm trên X không alen trên Y
+F:
+F:
Câu 2: Ở một loài thú, biết tình trạng màu lông do - Dạng đề cho biết mối quan hệ
một gen gồm 2 alen quy định. Cho con cái lông nâu giữa gen và tính trạng. Nhận biết
lai với con đực lông vàng được F1 50% cái lông vàng nhờ tỉ lệ 1#1 và cách ra đề phần
và 50% đực lông nâu. Tiếp tục cho F1 ngẫu phối được trăm.
- Giúp học sinh làm quen với
F2. Viết sơ đồ lai từ P đến F2.
câu hỏi thực tế và cách trình bày
“văn viết” trong đề thi.
- Giúp học sinh có phản xạ đề
thi.
- Giúp học sinh nhận biết đặc
điểm gen trên X không alen trên
Y trong điều kiện đề bài cho biết
trước mối quan hệ giữa gen và
tính trạng.
- Giúp học sinh viêt sơ đồ lai chi
tiết, liên thông qua nhiều thế hệ.

- Góp phần học thuộc phép lai.
- Độ khó: Mức 1
Câu 3: Ở một loài động vật, A: lông xù trội hoàn toàn - Dạng đề cho biết mối quan hệ
so với a lông mượt. Đem lai con cái lông xù với đực giữa gen và tính trạng. Nhận biết
lông mượt thu được F1 351 cái lông mượt và 352 nhờ tỉ lệ 1#1 và cách ra đề số
lượng.
đực lông xù. Viết sơ đồ lai.
- Độ khó: Mức 1.
Câu 4: Ở một loài thú, cho Pt/c: ♀ Lông trắng x ♂ Lông- Dạng đề:
vàng thu được F1 100% lông trắng. Cho F1 ngẫu phối thu+ Chưa cho biết mối quan hệ
được F2 239 lông trắng và 78 lông vàng, trong đó tất cảgiữa gen và tính trạng. Cho từ P
các cá thể lông vàng đều là cơ thể đực. Có bao nhiêuđến F2. Yêu cầu phải tìm 1 gen
quy định 1 tính trạng trước khi
nhận định sau đây là đúng?
tìm gen nằm trên NST giới tính.
(1) Tính trạng màu sắc lông do một gen quy định.
(2) Tính trạng màu lông do gen nằm trên X ở vùng+ Tỉ lệ nhận biết nằm trên giới
tính 3:1 – 1 nằm trên 1 giới.
7


11

12

13

Kiểu ra đời con theo số lượng.
không tương đồng trên Y quy định.
+ Hỏi các thông số phép lai

(3) Ở F1, tỉ lệ phân li kiểu gen là 1:1.
(4) Ở F2, có 4 loại kiểu gen và tỉ lệ phân li kiểu gen là 3:1.+ Hỏi tập hợp đời con.
- Đây là dạng đề tổng quát, dạng
(5) Ở F2, số đực lông trắng bằng 1/3.
này có thể được áp dụng cho
(6) Trong số lông trắng ở F2, tỉ lệ đực là ¼.
tương tác gen, rèn học sinh phải
xạ tính toán, tìm quy luật. Tránh
“quy kết” bài nào cũng là 1 gen
quy định 1 tính trạng một cách
cảm tính
- Độ khó: Mức 2
Câu 5: Ở một loài động vật, biết A: mỏ ngắn, a mỏ - Dạng đề:
dài. Khi lai hai cơ thể mỏ ngắn với nhau thu được F 1 + Cho tỉ lệ 3:1 kiểu cho tỉ lệ
50% đực mỏ ngắn, 25% cái mỏ ngắn, 25% cái mỏ dài. phần trăm, cho rõ phần trăm của
từng giới.
Có bao nhiêu nhận định sau là đúng?
(1) Gen quy định tính trạng chiều dài mỏ nằm trên X + Tính thông số phép lai.
+ Cho đời con thực hiện thao tác
ở vùng không tương đồng trên Y.
lai
(2) Ở F1, có 2 kiểu gen quy định kiểu hình mỏ ngắn.
- Độ khó: Mức 2.
(3) Ở F1, có 2 loại kiểu gen quy định con đực.
(4) Trong số con đực ở F 1 tỉ lệ mỏ ngắn có kiểu gen dị
hợp là ½.
(5) Cho F1 ngẫu phối tỉ lệ phân li kiểu hình của F 2 là
1:1.
Câu 6: Ở một loài thú tính trạng màu lông do một - Dạng đề:
+ Cho tỉ lệ 3:1, kiểu ra đề dạng

gen quy định.
Ở phép lai thứ nhất, P: ♀ Lông nâu x ♂ Lông xám tách giới 200%.
+ Cho phép lai mới, ước đoán
thu được F:
phép lai mới
♀: 100% Lông xám
♂: 100% Lông nâu
Ở phép lai thứ hai, cho 2 cá thể lông xám lai với + Tính thông số phép lai.
nhau được F1 có cả lông xám và lông nâu. Cho F 1 + Cho đời con thực hiện phép
lai.
ngẫu phối được F2. Có bao nhiêu nhận định sau là
- Độ khó: Mức 3.
đúng?
(1) Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 3 xám: 1 nâu.
(2) Ở F2, tỉ lệ cái lông nâu chiếm 50%.
(3) Ở F2, tỉ lệ đực lông xám chiếm ¼.
(4) Trong số các cá thể lông nâu F 2, tỉ lệ cái chiếm
2/3.
(5) Cho các cá thể đực ở F2 lai với lông nâu, ở F phân
li kiểu hình 1 nâu và 3 xám.
Câu 7: Ở một loài động vật, khi đem lai P t/c: ♀ Cánh - Dạng đề:
dài x ♂ Cánh cụt thu được F 1: 100% cánh cụt. Cho F1 + Cho tỉ lệ 3:1, kiểu ra đề dạng
tách giới số liệu dưới dạng tỉ lệ
ngẫu phối được F2:
♀: 1 Cánh dài: 1 Cánh cụt
♂: 100% số nguyên.
+ Tính thông số phép lai.
Cánh cụt.
Trong các nhận định sau có bao nhiêu nhận định + Cho đời con thực hiện phép
lai.

đúng?
8


14

15

16

(1) Con cái có kiểu bộ NST là XX, con đực có kiểu bộ
NST là XY.
(2) Tính trạng chiều dài cánh do một gen quy định.
(3) Ở F2 có 4 loại kiểu gen.
(4) Cho các cá thể cái F2 lai với cánh dài, ở F chỉ có cá
thể đực có kiểu hình cánh cụt.
(5) Cho các cá thể đực F2 lai với cánh dài, ở F phân li
kiểu hình theo tỉ lệ ¾: ¼ .
(6) Cho các cá thể đực cánh cụt ở F 2 lai với cánh cụt,
trong cá thể đực đời con, tỉ lệ cánh cụt chiếm ½.
Câu 8: Ở một loài động vật, biết A: Lông thẳng trội
hoàn toàn so với a lông xoăn. Khi đem lai hai cá thể
lông thẳng thu được F1: 101 đực lông thẳng, 49 cái
lông thẳng, 50 cái lông xoăn. Cho F 1 ngẫu phối được
F2. Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?
(1) F2 có 5 loại kiểu gen.
(2) Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 13 thẳng: 3 xoăn.
(3) Tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2 là 1:2:3:4:6.
(4) Ở F2, tỉ lệ đực lông thẳng chiếm 3/8.
(5) Ở F2, tỉ lệ cái lông thẳng chiếm 7/16.

(6) Ở F2, tỉ lệ đực lông xoăn chiếm 1/16.
(7) Ở F2, tỉ lệ cái lông xoăn chiếm 1/8.

- Độ khó: Mức 3.

Câu 9: Ở một loài thú, biết tính trạng màu mắt do
một gen gồm 2 alen quy định. Khi lai hai cơ thể mắt
đen thu được F1: 150 con mắt đen và 50 con mắt
nâu, trong đó mắt nâu toàn con đực. Tiếp tục cho F 1
giao phối tự do thu được F2. Có bao nhiêu nhận định
sau đây là đúng?
(1) Tính trạng mắt đen là tính trạng trội.
(2) F1 có 4 loại kiểu gen và F2 có 5 loại kiểu gen.
(3) Trong số các cá thể mắt đen ở F 2, tỉ lệ đực chiếm
6/13.
(4) Trong các cá thể mắt nâu ở F2, tỉ lệ cái chiếm 2/3.
(6) Trong số cá thể cái mắt đen ở F 2, tỉ lệ dị hợp
chiếm 3/7.
(7) Trong số cá thể cái ở F2, mắt đen chiếm 7/16.
(8) Trong số cá thể đực ở F2, mắt nâu chiếm 1/4.
Câu 10: Ở một loài động vật, cho P thuần chủng lông
vàng lai với lông nâu thu được F 1 100% lông vàng.
Cho F1 giao phối tự do thu được F2 0,5 đực lông
vàng, 0,25 cái lông vàng, 0,25 cái lông nâu. Cho F 2
ngẫu phối được F3. Có bao nhiêu nhận định sau đây
là đúng?
(1) Cho các cá thể cái F2 lai với lông nâu, ở F có tỉ lệ

- Dạng đề và yêu cầu tương tự
câu 8.

- Rèn kĩ năng tính toán và liên
thông phép lai của học sinh.
- Độ khó: Mức 4.

9

- Dạng đề:
+ Tính thông số phép lai.
+ Cho đời con ngẫu phối, tính
thông số đời thứ 2.
+ Đây là dạng toán: “Bóc lột
thời gian của học sinh”, vì vậy
cần viết sơ đồ lai nhanh, gọn.
Tính toán mạch lạc và khoa học.
Học sinh không được viết đầy đủ
sơ đồ lai khi nháp.
+ Rèn kĩ năng tính toán cho học
sinh.
- Độ khó: Mức 4.

- Dạng đề và yêu cầu tương tự
câu 8, 9.
- Rèn kĩ năng tính toán và liên
thông phép lai của học sinh.
- Độ khó: Mức 4.


17

phân li kiểu hình là 3 lông vàng: 1 lông nâu.

(2) Ở F3, tỉ lệ cá thể đực lông nâu bằng 1/16.
(3) Ở F3, tỉ lệ cái lông vàng chiếm tỉ lệ 3/8.
(4) Trong số cá thể lông vàng, cá thể đực chiếm tỉ lệ
4/13.
(5) Trong số cá thể đực, tỉ lệ thuần chủng là ½.
(6) Đem các cá thể đực của F 3 lai với lông nâu, tỉ lệ
phân li kiểu hình đời con là 7 vàng: 1 nâu.
Câu 11: Ở một loài động vật, biết tính trạng hình - Dạng đề:
dạng lông do một gen gồm 2 alen quy định. Cho các + Cho nhiều phép lai, mỗi phép
lai cho ra một thông số liên quan
phép lai sau:
nội dung cần tính toán.

- Phép lai 1: P: ♀ Lông xoăn x ♂ Lông thẳng
F: + Có phép lai cho giới tính cả P
0,5 ♀ Lông thẳng x 0,5 ♂ Lông xoăn
và F. Có phép lai cho giới tính P

không cho F.
- Phép lai 2: P: ♀ Lông thẳng x ♂ Lông thẳng
F:
+ Yêu cầu học sinh thực sự hiểu
25% Lông xoăn : 75% Lông thẳng.
quy luật. Có kĩ năng tính toán

- Phép lai 3: P: ♀ Lông thẳng x ♂ Lông xoăn
F: tốt.
+ Dạng câu hỏi này là khó nhất.
50% Lông xoăn : 50% Lông thẳng.
Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định Đánh giá toàn diện nhất học

sinh.
đúng?
- Độ khó: Mức 4.
(1) Giới tính của các thể đực là XY, cái là XX.
(2) Tỉ lệ phân li kiểu gen đời con của phép lai (1) và
(3) là 0,25: 0,25: 0,25: 0,25
(3) Cho đời con phép lai 1 ngẫu phối kết quả đời con
50% Lông xoăn và 50% Lông thẳng.
(4) Lai phân tích các cá thể cái ở F của phép lai (2)
cho đời con 0,75 Lông xoăn và 0,25 Lông thẳng.
(5) Cho đời con của phép lai 2 ngẫu phối tỉ lệ phân li
kiểu hình đời con là 13 xoăn: 3 thẳng.
(6) Cho đời con của phép lai 3 ngẫu phối cho tỉ lệ
phân li kiểu hình đời con là 13 thẳng : 3 xoăn.
(7) Cho các con đực ở F của phép lai 3 lai với lông
xoăn tỉ lệ phân li kiểu hình đời con là 3:1
(4) Lai phân tích cá thể cái của phép lai (2) cho đời
con 0,75 Lông xoăn và 0,25 Lông thẳng.
(5) Cho đời con của phép lai 2 ngẫu phối tỉ lệ phân li
kiểu hình đời con là 13 xoăn: 3 thẳng.
(6) Cho đời con của phép lai 3 ngẫu phối cho tỉ lệ
phân li kiểu hình đời con là 13 thẳng : 3 xoăn.
(7) Cho con đực của phép lai 3 lai phân tích tỉ lệ phân
li kiểu hình là 3:1

10


III. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ GIÁO ÁN
- Tôi đưa ra 4 tiêu chí đánh giá giáo án như sau.

1. Trình bày từ đơn giản đến phức tạp.
2. Trình bày đầy đủ các dạng lí thuyết, bài tập cơ bản và một số dạng nâng cao. Các kiểu ra đề
của từng dạng như cho đời con kiểu 100%, kiểu 200%, trong mỗi kiểu lại chia ra kiểu cho số
nguyên, cho số lượng, cho tỉ lệ….
3. Hướng nhận thức học sinh từ quy ước gen đến tổng thể các phép lai, nhìn các phép lai ở các
góc độ khác nhau, so sánh được các phép lai và rút được ra quy luật di truyền của phép lai.
4. Hướng nhận thức học sinh từ phép lai riêng lẻ đến liên thông phép lai. Xác định các thông
số kiểu gen, kiểu hình rời rạc đến mối quan hệ giữa kiểu gen kiểu hình trên 2 cấp độ (cấp F và
cấp tập hợp con của F). Cuối cùng là thao tác trên tập hợp đời con (cho lai phân tích, giao phối
tự do, lai với cá thể khác).

11


PHẦN B: PHỤ LỤC
I. PHIẾU HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
DI TRUYỀN CỦA TÍNH TRẠNG DO MỘT GEN GỒM 2 ALEN TRỘI LẶN HOÀN
TOÀN QUY ĐỊNH, GEN NẰM TRÊN NST X Ở VÙNG
KHÔNG TƯƠNG ĐỒNG TRÊN NST Y
Họ và tên:………………………………….. Lớp……….
Câu 1: Ở ruồi giấm A: Mắt đỏ, a: mắt trắng nằm trên X ở vùng không tương đồng trên Y.
a. Viết các kiểu gen có thể có trong quần thể của giới XX và XY.
b. Viết kiểu gen và kiểu hình của các sơ đồ lai sau (Viết tỉ lệ phân li kiểu hình và tỉ lệ
phân li kiểu hình theo giới tính)
1. P:
2. P:

3. P:

4. P:


5. P:

6. P:

X A X A × Xa Y

XA Xa × XA Y

XA Xa × Xa Y

Xa Xa × XAY

c. Liệt kê các sơ đồ lai trong các trường hợp sau
1. P: ♀ Mắt đỏ x ♂ Mắt đỏ
2. P: ♀ Mắt đỏ x ♂ Mắt trắng
3. P: ♀ Mắt trắng x ♂ Mắt đỏ

12


4. P: ♀ Mắt trắng x ♂ Mắt trắng
d. Viết các sơ đồ lai thỏa mãn tỉ lệ phân li kiểu hình của đời con như sau
- F: 1
- F: 1:1
- F: 3:1
e. Viết các sơ đồ lai thỏa mãn tỉ lệ phân li kiểu gen của đời con như sau
- F: 100%
- F: 1:1
- F: 1:1:1:1

f. Viết 2 sơ đồ lai Kinh điển và 1 sơ đồ lai chú ý (Viế đầy đủ cả kiểu gen và kiểu hình)
1.
2.
3.
g. Viết phép lai thuận nghịch sau từ P



F2

Pt/c: ♀ Mắt đỏ x ♂ Mắt trắng

Pt/c: ♀ Mắt trắng x ♂ Mắt đỏ

Từ 2 phép lai suy ra các đặc điểm di truyền của tính trạng có gen nằm trên X ở vùng không
tương đồng trên Y.
+
+
+
h. Trong trường hợp 1 gen quy định một tính trạng, trình bày 2 dấu hiệu nhận biết di truyền
của tính trạng có gen nằm trên X không alen trên Y
+F:
+F:
Câu 2: Ở một loài thú, biết tình trạng màu lông do một gen gồm 2 alen quy định. Cho con cái
lông nâu lai với con đực lông vàng được F 1 50% cái lông vàng và 50% đực lông nâu. Tiếp tục
cho F1 ngẫu phối được F2. Viết sơ đồ lai từ P đến F2.
13


Câu 3: Ở một loài động vật, A: lông xù trội hoàn toàn so với a lông mượt. Đem lai con cái

lông xù với đực lông mượt thu được F1 351 cái lông mượt và 352 đực lông xù. Viết sơ đồ lai.

Câu 4: Ở một loài thú, cho Pt/c: ♀ Lông trắng x ♂ Lông vàng thu được F1 100% lông trắng. Cho
F1 ngẫu phối thu được F2 239 lông trắng và 78 lông vàng, trong đó tất cả các cá thể lông vàng đều
là cơ thể đực. Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?
(1) Tính trạng màu sắc lông do một gen quy định.
(2) Tính trạng màu lông do gen nằm trên X ở vùng không tương đồng trên Y quy định.
(3) Ở F1, tỉ lệ phân li kiểu gen là 1:1.
(4) Ở F2, có 4 loại kiểu gen và tỉ lệ phân li kiểu gen là 3:1.
(5) Ở F2, số đực lông trắng bằng 1/3.
(6) Trong số lông trắng ở F2, tỉ lệ đực là ¼.

Câu 5: Ở một loài động vật, biết A: mỏ ngắn, a mỏ dài. Khi lai hai cơ thể mỏ ngắn với nhau
thu được F1 50% đực mỏ ngắn, 25% cái mỏ ngắn, 25% cái mỏ dài. Có bao nhiêu nhận định sau
là đúng?
(1) Gen quy định tính trạng chiều dài mỏ nằm trên X ở vùng không tương đồng trên Y.
(2) Ở F1, có 2 kiểu gen quy định kiểu hình mỏ ngắn.
(3) Ở F1, có 2 loại kiểu gen quy định con đực.
(4) Trong số con đực ở F1 tỉ lệ mỏ ngắn có kiểu gen dị hợp là ½.
(5) Cho F1 ngẫu phối tỉ lệ phân li kiểu hình của F2 là 1:1.

14


Câu 6: Ở một loài thú tính trạng màu lông do một gen quy định.
Ở phép lai thứ nhất, P: ♀ Lông nâu x ♂ Lông xám thu được F:
♀: 100% Lông xám

♂: 100% Lông nâu


Ở phép lai thứ hai, cho 2 cá thể lông xám lai với nhau được F 1 có cả lông xám và lông nâu.
Cho F1 ngẫu phối được F2. Có bao nhiêu nhận định sau là đúng?
(1) Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 3 xám: 1 nâu.
(2) Ở F2, tỉ lệ cái lông nâu chiếm 50%.
(3) Ở F2, tỉ lệ đực lông xám chiếm ¼.
(4) Trong số các cá thể lông nâu F2, tỉ lệ cái chiếm 2/3.
(5) Cho các cá thể đực ở F2 lai với lông nâu, ở F phân li kiểu hình 1 nâu và 3 xám.

Câu 7: Ở một loài động vật, khi đem lai P t/c: ♀ Cánh dài x ♂ Cánh cụt thu được F 1: 100%
cánh cụt. Cho F1 ngẫu phối được F2:
♀: 1 Cánh dài: 1 Cánh cụt

♂: 100% Cánh cụt.

Trong các nhận định sau có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Con cái có kiểu bộ NST là XX, con đực có kiểu bộ NST là XY.
(2) Tính trạng chiều dài cánh do một gen quy định.
(3) Ở F2 có 4 loại kiểu gen.
(4) Cho các cá thể cái F2 lai với cánh dài, ở F chỉ có cá thể đực có kiểu hình cánh cụt.
(5) Cho các cá thể đực F2 lai với cánh dài, ở F phân li kiểu hình theo tỉ lệ ¾: ¼ .
(6) Cho các cá thể đực cánh cụt ở F2 lai với cánh cụt, trong cá thể đực đời con, tỉ lệ cánh cụt
chiếm ½.

15


Câu 8: Ở một loài động vật, biết A: Lông thẳng trội hoàn toàn so với a lông xoăn. Khi đem lai
hai cá thể lông thẳng thu được F 1: 101 đực lông thẳng, 49 cái lông thẳng, 50 cái lông xoăn.
Cho F1 ngẫu phối được F2. Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?
(1) F2 có 5 loại kiểu gen.

(2) Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 13 thẳng: 3 xoăn.
(3) Tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2 là 1:2:3:4:6.
(4) Ở F2, tỉ lệ đực lông thẳng chiếm 3/8.
(5) Ở F2, tỉ lệ cái lông thẳng chiếm 7/16.
(6) Ở F2, tỉ lệ đực lông xoăn chiếm 1/16.
(7) Ở F2, tỉ lệ cái lông xoăn chiếm 1/8.

Câu 9: Ở một loài thú, biết tính trạng màu mắt do một gen gồm 2 alen quy định. Khi lai hai cơ
thể mắt đen thu được F 1: 150 con mắt đen và 50 con mắt nâu, trong đó mắt nâu toàn con đực.
Tiếp tục cho F1 giao phối tự do thu được F2. Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?
(1) Tính trạng mắt đen là tính trạng trội.
(2) F1 có 4 loại kiểu gen và F2 có 5 loại kiểu gen.
(3) Trong số các cá thể mắt đen ở F2, tỉ lệ đực chiếm 6/13.
(4) Trong các cá thể mắt nâu ở F2, tỉ lệ cái chiếm 2/3.
(6) Trong số cá thể cái mắt đen ở F2, tỉ lệ dị hợp chiếm 3/7.
(7) Trong số cá thể cái ở F2, mắt đen chiếm 7/16.
(8) Trong số cá thể đực ở F2, mắt nâu chiếm 1/4.

16


Câu 10: Ở một loài động vật, cho P thuần chủng lông vàng lai với lông nâu thu được F 1 100%
lông vàng. Cho F1 giao phối tự do thu được F2 0,5 đực lông vàng, 0,25 cái lông vàng, 0,25 cái
lông nâu. Cho F2 ngẫu phối được F3. Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?
(1) Cho các cá thể cái F 2 lai với lông nâu, ở F có tỉ lệ phân li kiểu hình là 3 lông vàng: 1 lông
nâu.
(2) Ở F3, tỉ lệ cá thể đực lông nâu bằng 1/16.
(3) Ở F3, tỉ lệ cái lông vàng chiếm tỉ lệ 3/8.
(4) Trong số cá thể lông vàng, cá thể đực chiếm tỉ lệ 4/13.
(5) Trong số cá thể đực, tỉ lệ thuần chủng là ½.

(6) Đem các cá thể đực của F3 lai với lông nâu, tỉ lệ phân li kiểu hình đời con là 7 vàng: 1 nâu.

Câu 11: Ở một loài động vật, biết tính trạng hình dạng lông do một gen gồm 2 alen quy định.
Cho các phép lai sau:
- Phép lai 1: P: ♀ Lông xoăn x ♂ Lông thẳng




- Phép lai 2: P: ♀ Lông thẳng x ♂ Lông thẳng
- Phép lai 3: P: ♀ Lông thẳng x ♂ Lông xoăn



F: 0,5 ♀ Lông thẳng x 0,5 ♂ Lông xoăn
F: 25% Lông xoăn : 75% Lông thẳng.
F: 50% Lông xoăn : 50% Lông thẳng.

Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Giới tính của các thể đực là XY, cái là XX.
(2) Tỉ lệ phân li kiểu gen đời con của phép lai (1) và (3) là 0,25: 0,25: 0,25: 0,25
(3) Cho đời con phép lai 1 ngẫu phối kết quả đời con 50% Lông xoăn và 50% Lông thẳng.
(4) Lai phân tích các cá thể cái ở F của phép lai (2) cho đời con 0,75 Lông xoăn và 0,25 Lông
thẳng.
(5) Cho đời con của phép lai 2 ngẫu phối tỉ lệ phân li kiểu hình đời con là 13 xoăn: 3 thẳng.
(6) Cho đời con của phép lai 3 ngẫu phối cho tỉ lệ phân li kiểu hình đời con là 13 thẳng : 3
xoăn.
(7) Cho các con đực ở F của phép lai 3 lai với lông xoăn tỉ lệ phân li kiểu hình đời con là 3:1

17



Câu 12: Ở ruồi giấm, A: Mắt đỏ, a: mắt trắng. Cho phép lai: P:

XA Xa × XA Y

1. Viết sơ đồ lai
2. Số kiểu gen đời con (F1)
3. Tỉ lệ phân li kiểu gen đời con (F1).
4. Tỉ lệ phân li kiểu hình đời con (F1)
5. Ở F1, tỉ lệ cái mắt đỏ
6. Ở F1, tỉ lệ đực mắt đỏ
7. Trong số mắt đỏ F1, tỉ lệ đực
8. Trong số mắt đỏ F1, tỉ lệ cái
9. Trong số mắt trắng, tỉ lệ đực
10. Trong số cá thể cái F1, tỉ lệ mắt đỏ
11. Trong số cá thể cái F1, tỉ lệ cá thể có kiểu gen dị hợp
12. Trong số cá thể đực F1, tỉ lệ cá thể mắt đỏ
13. Trong số cá thể đực F1, tỉ lệ cá thể mắt trắng
Câu 13: Ở một loài động vật, Cái XY và đực XX. A Cánh cụp ; a: Cánh xòe
Cho phép lai: P:

XA Xa × XA Y

thu được F1 ngẫu phối thu được F2

1. Số loại kiểu gen F2
2. Tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2
3. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2
4. Tỉ lệ đực cánh cụp ở F2

5. Tỉ lệ đực cánh cụp dị hợp ở F2
6. Tỉ lệ đực cánh cụp đồng hợp ở F2
7. Tỉ lệ đực cánh xòe ở F2
8. Tỉ lệ cái cánh cụp ở F2
9. Trong số cánh cụp F2, tỉ lệ đực
10. Trong số cánh cụp F2, tỉ lệ cái
11. Trong số cánh xòe F2, tỉ lệ cái
12. Trong số cánh xòe F2, tỉ lệ đực
13. Trong số cá thể đực F2 tỉ lệ cánh cụp
14. Trong số cá thể đực F2, tỉ lệ cánh cụp có kiểu gen đồng hợp
Câu 14: Ở một loài động vật A: Lông xù, a: Lông mượt, XX: Cái, XY: Đực
18


Cho phép lai: P:

XA Xa × XA Y

thu được F1

1. Cho các cá thể cái ở F1 lai phân tích:
- Viết sơ đồ lai
- Tỉ lệ phân li kiểu gen của Fa
- Tỉ lệ phân li kiểu hình Fa
- Tỉ lệ phân li kiểu hình Fa theo giới tính
2. Cho các cá thể đực ở F1 lai phân tích:
- Viết sơ đồ lai
- Tỉ lệ phân li kiểu gen của Fa
- Tỉ lệ phân li kiểu hình Fa
- Tỉ lệ phân li kiểu hình Fa theo giới tính

3. Cho các cá thể cái ở F1 lai với cá thể đực lông xù
- Viết sơ đồ lai
- Tỉ lệ phân li kiểu gen của F
- Tỉ lệ phân li kiểu hình F
- Tỉ lệ phân li kiểu hình F theo giới tính
4. Cho các cá thể đực ở F1 lai với cá thể cái có kiểu gen dị hợp
- Viết sơ đồ lai
- Tỉ lệ phân li kiểu gen của F
- Tỉ lệ phân li kiểu hình F
- Tỉ lệ phân li kiểu hình F theo giới tính
Câu 15: Ở một loài động vật, Cái XY và đực XX. A Cánh cụp ; a: Cánh xòe
Cho phép lai: P: thu được F1 ngẫu phối thu được F2
1. Số loại kiểu gen F2
2. Tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2
3. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2
4. Tỉ lệ đực cánh cụp ở F2
5. Tỉ lệ đực cánh cụp dị hợp ở F2
6. Tỉ lệ đực cánh cụp đồng hợp ở F2
7. Tỉ lệ đực cánh xòe ở F2
8. Tỉ lệ cái cánh cụp ở F2
9. Trong số cánh cụp F2, tỉ lệ đực
19


10. Trong số cánh cụp F2, tỉ lệ cái
11. Trong số cánh xòe F2, tỉ lệ cái
12. Trong số cánh xòe F2, tỉ lệ đực
13. Trong số cá thể đực F2 tỉ lệ cánh cụp
14. Trong số đực F2, tỉ lệ cánh cụp có kiểu gen đồng hợp
Câu 16: Ở một loài động vật A: Lông xù, a: Lông mượt, XX: Cái, XY: Đực

Cho phép lai: P: thu được F1
1. Cho các cá thể cái ở F1 lai phân tích:
- Viết sơ đồ lai
- Tỉ lệ phân li kiểu gen của Fa
- Tỉ lệ phân li kiểu hình Fa
- Tỉ lệ phân li kiểu hình Fa theo giới tính
2. Cho các cá thể đực ở F1 lai phân tích:
- Viết sơ đồ lai
- Tỉ lệ phân li kiểu gen của Fa
- Tỉ lệ phân li kiểu hình Fa
- Tỉ lệ phân li kiểu hình Fa theo giới tính
3. Cho các cá thể cái ở F1 lai với cá thể đực lông xù
- Viết sơ đồ lai
- Tỉ lệ phân li kiểu gen của F
- Tỉ lệ phân li kiểu hình F
- Tỉ lệ phân li kiểu hình F theo giới tính
4. Cho các cá thể đực ở F1 lai với cá thể cái có kiểu gen dị hợp
- Viết sơ đồ lai
- Tỉ lệ phân li kiểu gen của F
- Tỉ lệ phân li kiểu hình F
- Tỉ lệ phân li kiểu hình F theo giới tính

20


PHẦN II: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TỰ LUYỆN
Câu 1: Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật có vú, có mấy phát biểu nào sau đây là
đúng?
(1) Trên vùng tương đồng của NST giới tính, gen nằm trên NST X không có alen tương ứng
trên nhiễm sắc thể Y.

(2) Trên vùng không tương đồng của NST giới tính X và Y, các gen tồn tại thành từng cặp.
(3) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xôma.
(4) Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định
các tính trạng thường.
A. 4.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Câu 2: Ở động vật, khi nói về nhiễm sắc thể giới tính phát biểu nào sau đây đúng?
(1). Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.
(2). Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính.
(3). NST giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng NST.
(4). Ở giới đực cặp NST giới tính là XY, ở giới cái cặp NST giới tính là XX.
A. 0.

B. 1.

C. 3.

D. 4.

Câu 3: Trong điều kiện không xảy ra đột biến, có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng?
1- Cặp NST giới tính luôn tồn tại thành cặp tương đồng ở giới cái.
2- Cặp NST giới tính ở vùng tương đồng gen tồn tại thành từng cắp alen.
3- Cặp NST giới tính chứa gen quy định tính trạng thường ở vùng không tương đồng.
4. Gen trên Y không có alen trên X truyền cho giới cái ở động vật có vú.

5- Ở người gen trên X không có alen trên Y tuân theo quy luật di truyền chéo.
A. 4.

B. 2.

C. 5.

D. 3.

Câu 4: Khi nói về gen trên nhiễm sắc thể giới tính của người, có bao nhiêu kết luận sau đây là
đúng?
(1) Chỉ có tế bào sinh dục mới có nhiễm sắc thể giới tính.
(2) Trên nhiễm sắc thể giới tính chỉ có các gen quy định giới tính của cơ thể.
(3) Gen nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể Y thường tồn tại theo cặp alen.
(4) Ở giới XY, gen nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể X và Y không tồn tại
theo cặp alen.
(5) Gen nằm trên đoạn tương đồng của nhiễm sắc thể X và Y luôn tồn tại theo cặp alen.
(6) Đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có ít gen hơn đoạn không tương
đồng của NST giới tính Y.
A. 1

B. 2

C. 3

Câu 5: Nhận định nào sau đây là sai khi nói về NST giới tính?
A. Tính trạng do gen trên NST X qui định di truyền chéo.
21

D. 4



B. Dựa vào các tính trạng liên kết với giới tính để sớm phân biệt đực cái, điều chỉnh tỉ lệ đực
cái theo mục tiêu sản xuất.
C. Vùng tương đồng là vùng chứa lôcut gen khác nhau giữa NST X và NST Y.
D. Tính trạng do gen trên NST Y qui định di truyền thẳng.
Câu 6: Ở tằm, gen A quy định màu trứng trắng, gen a quy định màu trứng sẫm, các gen này
nằm trên NST X, không có alen tương ứng trên Y. Phép lai nào sau đây giúp các nhà chọn
giống phân biệt được tằm đực và tằm cái ở ngay giai đoạn trứng?
A. XaXa × XAY

B. XAXA × XaY.

C. XAXa × XAY.

D. XAXa × XaY

Câu 7: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng.
Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình
phân li theo tỉ lệ: 2 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng?
A.

X A X a × X A Y.

B.

X A X A × X a Y.

C.


X A X a × X a Y.

D.

X a X a × X A Y.

Câu 8: Ở ruồi giấm, gen A (mắt đỏ) là trội hoàn toàn so với gen a (mắt trắng), các gen này
nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X. Cho ruồi mắt đỏ giao phối với
ruồi mắt trắng, F1 thu được có tỉ lệ 1 đực mắt đỏ : 1 đực mắt trắng : 1 cái mắt đỏ : 1 cái mắt
trắng. Kiểu gen của ruồi bố, mẹ (P) là
A. XAY, XAXa.

B. XaY, XAXa.

C. XAY, XaXa.

D. XaY, XAXA.

Câu 9: Ở đời con của phép lai nào sau đây, tỉ lệ kiểu hình ở giới đực khác với tỉ lệ kiểu hình ở
giới cái?
A. XAXa x XaY.

B. XAXa x XAY.

C. XAXA x XaY.

D. XaXa x XaY.

Câu 10: Khi lai cá vảy đỏ thuần chủng với cá vảy trắng được F 1. Cho F1 tiếp tục giao phối với
nhau được F2 có tỉ lệ 3 cá vảy đỏ : 1 cá vảy trắng, trong đó cá vảy trắng toàn cá cái. Kiểu gen

của P như thế nào?
A. ♀XaY  ♂XAXA.

B. ♀XAXA  ♂XaY.

C. ♀AA : ♂aa.

D. ♂XAXa  ♀XAY.

Câu 11: Ở gà, gen A quy định lông vằn, a: không vằn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X,
không có alen tương ứng trên Y. Trong chăn nuôi người ta bố trí cặp lai phù hợp, để dựa vào
màu lông biểu hiện có thể phân biệt gà trống, mái ngay từ lúc mới nở. Cặp lai phù hợp đó là:
A. XAXa x XaY.

B. XaXa x XAY.

C. XAXA x XaY.

D. XAXa x XAY.

Câu 12: Ở tằm, alen A quy định trứng màu trắng, alen a quy định trứng màu sẫm. Phép lai nào
sau đây có thể phân biệt con đực và con cái ở giai đoạn trứng?
A.

X A Xa × X A Y

B.

XaXa × X AY


C.

XA Xa × Xa Y

D.

XAXA × Xa Y

Câu 13: Khi cho gà mái lông trắng giao phối với gà trống lông màu được F1: 100% lông màu. Cho
F1 tạp giao được F2 có tỉ lệ kiểu hình là: 3 gà lông có màu: 1 gà lông trắng (toàn gà mái). Sự di
truyền màu lông của gà bị chi phối bởi
A. gen trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể Y.
B. gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
C. ảnh hưởng của giới tính.
D. gen trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X.
22


Câu 14: Ở mèo, lông màu đen quy định bởi một alen liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X;
alen khác của gen này quy định lông màu vàng; ở trạng thái dị hợp tử cho ra màu mai rùa. Biết
rằng quá trình giảm phân ở hai giới diễn ra bình thường, không có đột biến xảy ra. Các kiểu
hình ở đời con có thể được tạo ra từ phép lai giữa một con cái màu đen với một con đực màu
vàng là
A. cái màu mai rùa, đực màu mai rùa.

B. cái màu đen, đực màu vàng.

C. cái màu vàng, đực màu vàng.

D. cái màu mai rùa, đực màu đen.


Câu 15: Cho con đực ( XY) lông không có đốm lai với con cái lông có đốm được F1 gồm:
100% con đực lông có đốm, 100% con cái lông không có đốm. Từ kết quả của phép lai này
cho phép kết luận cặp tính trạng này di truyền theo quy luật
A. Trội hoàn toàn.

B. Di truyền theo dòng mẹ.

C. Liên kết giới tính, di truyền chéo.

D. Liên kết giới tính, di truyền thẳng.

Câu 16: Cho gà trống lông vằn giao phối với gà mái lông đen, F 1 đồng loạt lông vằn. Cho F1
giao phối tự do với nhau, đời F 2 có 75% gà lông vằn, 25% gà lông đen (lông đen chỉ có gà
mái). Cho biết tính trạng màu lông do một cặp gen quy định. Kết luận nào sau đây không
đúng?
A. Tính trạng lông vằn trội hoàn toàn so với lông đen.
B. Màu sắc lông di truyển liên kết với giới tính.
C. Gà lông vằn F1 có kiểu gen dị hợp.
D. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính Y.
Câu 17: Khi cho gà mái lông trắng giao phối với gà trống lông màu được F1: 100% lông màu. Cho
F1 tạp giao được F2 có tỉ lệ kiểu hình là: 3 gà lông có màu: 1 gà lông trắng (toàn gà mái). Sự di
truyền màu lông của gà bị chi phối bởi
A. gen trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể Y.
B. gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
C. ảnh hưởng của giới tính.
D. gen trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X.
Câu 18: Ở ruồi giấm, gen qui định màu mắt nằm trên NST X ở đoạn không tương đồng với Y.
Alen B qui định mắt màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định mắt màu trắng. Cho giao
phối ruồi đực và cái mắt đỏ , F 1 có cả ruồi mắt đỏ và mắt trắng. Cho F 1 tạp giao. Ruồi mắt

trắng ở F2 có đặc điểm gì ?
A. 100% là ruồi đực.

B. 100% là ruồi cái.

C. 1/2 là ruồi cái.

D. 2/3 là ruồi đực.

Câu 19: Ở một loài động vật, cho con cái (XX) mắt đỏ thuần chủng lai với con đực (XY) mắt
trắng thuần chủng thu được F1 đồng loạt mắt đỏ. Cho con đực F 1 lai phân tích thu được Fa gồm
50% con đực mắt trắng, 25% con cái mắt đỏ, 25% con cái mắt trắng. Nếu cho con cái F 1 lai
phân tích, tính theo lí thuyết, tỉ lệ con mắt đỏ thu được ở đời con là
A. 50%.

B. 25%.

C. 12,5%.

D. 5%.

Câu 20: Ở một loài ruồi nhỏ, tính trạng hình dạng cánh do một cặp gen qui định. Đem lai giữa
P đều thuần chủng, thu được đời F 1 tất cả con cái đều cánh dài, tất cả con đực đều cánh ngắn.
Tiếp tục cho F1 giao phối, đời F2 xuất hiện 4 loại kiểu hình theo số liệu sau: 101 con cái, cánh
23


dài: 98 con cái, cánh ngắn: 102 con đực, cánh dài: 99 con đực, cánh ngắn. Đem một cá thể đực
đời F2 giao phối với cá thể khác chưa biết kiểu gen, thu được đời F 3 có 203 con đực, cánh dài:
398 con cái, cánh dài: 197 con đực, cánh ngắn. Kiểu gen của cá thể đực F 2 và cá thể đem lai

với nó lần lượt là:
A. XAY và XAXa

B. XaY và XAXa

C. XAY và XaXa

D. XaY và XAXA

Câu 21: Cho gà trống lông vằn giao phối với gà mái lông đen, F 1 đồng loạt lông vằn. Cho F1
giao phối tự do với nhau, đời F 2 có 75% gà lông vằn, 25% gà lông đen (lông đen chỉ có gà
mái). Cho biết tính trạng màu lông do một cặp gen quy định. Kết luận nào sau đây không
đúng?
A. Tính trạng lông vằn trội hoàn toàn so với lông đen.
B. Màu sắc lông di truyển liên kết với giới tính.
C. Gà lông vằn F1 có kiểu gen dị hợp.
D. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính Y.
Câu 22: Ở một loài, khi lai con có cánh màu nâu với con có cánh màu xám người ta thu được
F1 tất cả đều có màu cánh màu xám. Cho các con F 1 giao phối ngẫu nhiên với nhau, người ta
thu được F2 với tỷ lệ phân li kiểu hình như sau: 70 con cái có cánh màu nâu, 74 con cái có cánh
màu xám, 145 con đực có cánh màu xám. Kết luận đúng về cơ chế xác định giới tính và tính
chất di truyền tính trạng màu sắc cánh là:
A. XX - con đực, XY - con cái và gen quy định màu cánh nằm trên NST thường.
B. XX - con cái ; XY - con đực và gen quy định màu cánh nằm trên NST thường.
C. XX - con đực, XY - con cái và gen quy định màu cánh nằm trên NST X, NST Y không có
alen tương ứng.
D. XX - con cái; XY - con đực và gen quy định màu cánh nằm trên NST X, NST Y không có
alen tương ứng.
Câu 23: Ở ruồi giấm, mắt đỏ trội hoàn toàn so với mắt trắng. Gen quy định màu mắt nằm trên
nhiễm sắc thể X, còn nhiễm sắc thể Y không mang gen tương ứng. Cho ruồi đực mắt đỏ giao

phối với ruồi cái mắt trắng được ruồi F 1. Cho ruồi F1 giao phối với nhau, kết quả thu được về
kiểu hình ở ruồi F2 như thế nào?
A. 1 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng.
B. 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng.
C. 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng (toàn ruồi đực).
D. 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng (toàn ruồi cái).
Câu 24: Khi khảo sát tính trạng cánh dày, cánh mỏng ở một loài côn trùng, người ta đem lai
cặp P đều thuần chủng con cái cánh mỏng với con đực cánh dày thu được đời F 1 phân li kiểu
hình theo tỉ lệ 1 cánh dày : 1 cánh mỏng. Tiếp tục cho F 1 giao phối ngẫu nhiên và tự do, thu
được đời F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1 cánh dày : 1 cánh mỏng. Tỉ lệ kiểu gen thu được ở F 2
là:
A. 1XAXa : 1XaXa : 1XAY : 1XaY

B. 1XAXA : 1XaXa : 1XAY : 1XaY

C. 1XAXa : 1XaY

D. 1XaXa : 1XAY

24


Câu 25: Ở một loài ruồi nhỏ, tính trạng hình dạng cánh do một cặp gen qui định. Đem lai giữa
P đều thuần chủng, thu được đời F 1 tất cả con cái đều cánh dài, tất cả con đực đều cánh ngắn.
Tiếp tục cho F1 giao phối, đời F2 xuất hiện 4 loại kiểu hình theo số liệu sau: 101 con cái, cánh
dài: 98 con cái, cánh ngắn: 102 con đực, cánh dài: 99 con đực, cánh ngắn. Đem một cá thể đực
đời F2 giao phối với cá thể khác chưa biết kiểu gen, thu được đời F 3 có 203 con đực, cánh dài:
398 con cái, cánh dài: 197 con đực, cánh ngắn. Kiểu gen của cá thể đực F 2 và cá thể đem lai
với nó lần lượt là:
A. XAY và XAXa


B. XaY và XAXa

C. XAY và XaXa

D. XaY và XAXA

Câu 26: Thực hiện phép lai ở gà: Gà mái lông đen với gà trống lông xám thu được 100% F 1
lông xám . Cho F1 tạp giao được F2 có tỉ lệ kiểu hình 25% gà mái lông xám: 25% gà mái lông
đen : 50 % gà trông lông xám. Cho biết tính trạng màu lông do 1 cặp gen quy định. Trong các
kết luận nào sau đây, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Chỉ có ở gà mái lông xám mới biểu hiện hoàn toàn
(2) Tính trạng lông xám trội hoàn toàn so với lông đen
(3) Gen quy định tính trạng màu lông trên NST giới tính
(4) Gà trống F2 có 2 kiểu gen
(5) Cho các gà trống F2 giao phối với gà mái lông xám theo lý thuyết đời con cho kiểu lông
đen 25%
A. 3.

B. 0.

C. 2.

D. 1.

Câu 27: Ở ruồi giấm, tính trạng màu mắt do một gen gồm 2 alen quy định. Cho (P) ruồi giấm
đực mắt trắng giao phối với ruồi giấm cái mắt đỏ, thu được F 1 gồm toàn ruồi giấm mắt đỏ. Cho
các ruồi giấm ở thế hệ F1 giao phối tự do với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 3 con mắt đỏ :
1 con mắt trắng, trong đó ruồi giấm mắt trắng toàn ruồi đực. Cho ruồi giấm cái mắt đỏ có kiểu
gen dị hợp ở F2 giao phối với ruồi giấm đực mắt đỏ thu được F 3. Biết rằng không có đột biến

mới xảy ra. Tính theo lí thuyết, trong tổng số ruồi giấm thu được ở F 3, ruồi giấm đực mắt đỏ
chiếm tỉ lệ
A. 75%.

B. 50%.

C. 25%.

D. 100%.

Câu 28: Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của NST giới
tính X có 2 alen, alen A quy định mắt đỏ hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Lai ruồi
cái mắt đỏ với ruồi đực mắt trắng (P) thu được F 1 gồm 50% ruồi mắt đỏ, 50% ruồi mắt trắng.
Cho F1 giao phối tự do với nhau thu được F 2. Cho các phát biểu sau về các con ruồi ở thế hệ F 2,
có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Trong tổng số ruồi F2, ruồi cái mắt đỏ chiếm tỉ lệ 31,25%.
(2) Tỉ lệ ruồi đực mắt đỏ và ruồi đực mắt trắng bằng nhau.
(3) Số ruồi cái mắt trắng bằng 50% số ruồi đực mặt trắng.
(4) Ruồi cái mắt đỏ thuần chủng bằng 25% ruồi cái mắt đỏ không thuần chủng.
A. 1.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Câu 29: Tính trạng lông vằn và không vằn ở một nòi gà do một cặp alen A,a quy định. F 1 đồng
loạt một kiểu hình, F2 có 19 gà trống lông vằn : 11 gà mái lông vằn : 9 gà mái lông không vằn.
Cho các phát biểu sau

1. Tính trạng lông vằn trội so với lông không vằn
25


×