Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG READING COMPREHENSION CHO HỌC SINH LỚP 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.87 MB, 43 trang )

1
MỤC LỤC
PHẦN I - MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... Trang 3
2. Mục đích của đề tài ................................................................................ Trang 4
3. Lịch sử vấn đề ....................................................................................... Trang 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... Trang 5
PHẦN II - NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận ......................................................................................... Trang 6
1.1 Thế nào là đọc hiểu? ............................................................................ Trang 6
1.2 Bản chất của việc dạy kỹ năng đọc hiểu .............................................. Trang 6
1.3 Mục đích của việc dạy kỹ năng đọc hiểu ............................................. Trang 7
2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... Trang 7
3. Thực trạng của vấn đề ............................................................................. Trang 7
3.1 Thuận lợi ............................................................................................. Trang 7
3.2 Khó khăn ............................................................................................. Trang 7
4. Nội dung cần giải quyết ......................................................................... Trang 9
4.1 Phương pháp tiến hành ....................................................................... Trang 9
4.2 Phân tích kết quả điều tra .................................................................... Trang 9
5. Biện pháp giải quyết .............................................................................. Trang 10
5.1 Hướng học sinh tìm hiểu về kỹ năng đọc hiểu ..................................... Trang 12
5.1.1 Đọc to và đọc thầm ........................................................................... Trang 12
5.1.2 Đọc phân tích và đọc tổng hợp ........................................................ Trang 12
5.1.3 Một số thủ thuật khai thác bài đọc hiểu trong sách giáo khoa
Tiếng Anh 12 để phát triển các kỹ năng Reading Comprehension
cho học sinh ...................................................................................... Trang 15
5.2 Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực ......................................... Trang 19
5.3 Tiến trình của bài dạy kỹ năng đọc hiểu .............................................. Trang 20
5.3.1 Các hoạt động trước khi đọc (Pre-reading) ....................................... Trang 21
5.3.2 Các hoạt động trong khi đọc (While-reading) ................................... Trang 23


Các biện pháp nâng cao kỹ năng Reading Comprehension cho học sinh lớp 12


2
5.3.3 Các hoạt động sau khi đọc (Post-reading) ........................................ Trang 27
5.4 Giáo án minh họa ................................................................................ Trang 29
6. Kết quả chuyển biến của đối tượng ....................................................... Trang 34
7. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của sáng kiến
kinh nghiệm........................................................................................... Trang 35
PHẦN III - KẾT LUẬN
1. Tóm lược giải pháp ................................................................................ Trang 37
2. Phạm vi đối tượng áp dụng .................................................................... Trang 37
3. Những kiến nghị, đề xuất....................................................................... Trang 38
PHỤ LỤC ................................................................................................. Trang 41

Các biện pháp nâng cao kỹ năng Reading Comprehension cho học sinh lớp 12


3
PHẦN I - MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi nhắc tới tiếng Anh, người ta nghĩ ngay đó là ngôn ngữ toàn cầu: là ngôn
ngữ chính thức của hơn 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, là ngôn ngữ chính thức của
EU và là ngôn ngữ thứ 3 được nhiều người sử dụng nhất chỉ sau tiếng Trung Quốc
và Tây Ban Nha. Trong các sự kiện quốc tế, các tổ chức toàn cầu,... cũng mặc định
coi tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp. Ngoài ra, tiếng Anh được hơn 400 triệu người
trên toàn thế giới dùng làm tiếng mẹ đẻ, hơn 1 tỷ người dùng tiếng Anh là ngôn ngữ
thứ hai (theo Wikipedia), những quốc gia phát triển có thu nhập đầu người cao nhất
trên thế giới đều sử dụng thành thạo tiếng Anh, hoặc được sử dụng phổ biến, được
dạy là môn học trong trường. Hiểu được điều đó, nên hệ thống giáo dục của Việt

Nam đã đưa tiếng Anh là môn học bắt buộc trên ghế nhà trường từ những năm tiểu
học. Vì tầm quan trọng của nó trong cuộc sống của chúng ta nên việc học tiếng Anh
trong nhà trường phổ thông và cho nhu cầu của xã hội là rất quan trọng đối với học
sinh, đặc biệt đối với học sinh trung học phổ thông, là đối tượng sắp bước ra cuộc
sống độc lập tự chủ như một công dân trưởng thành. Và khi tiếng Anh đã khẳng
định vai trò và tầm quan trọng của nó trong các trường học và các cấp học, thì việc
nâng cao chất lượng dạy và học là rất quan trọng. Vì vậy, làm thế nào để nâng cao
được hiệu quả của việc dạy và học là một nhu cầu thiết yếu không chỉ đối với người
học mà đặc biệt là đối với người đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Tiếng Anh.
Chúng ta đều biết rằng học Tiếng Anh đơn thuần chỉ là học một ngôn ngữ.
Muốn sử dụng thành thạo ngôn ngữ đó thì người học phải rèn luyện bốn kỹ năng cơ
bản: Nghe, Nói, Đọc và Viết. Đặc biệt kỹ năng đọc hiểu (Reading Comprehension)
là một trong nhưng kỹ năng cơ bản được chú trọng trong quá trình dạy và học ngoại
ngữ, nó quyết định xem người học có hiểu nội dung của bài hay không. Kỹ năng
đọc được xem là một kỹ năng khó, vì vậy để cải thiện từng bước về vấn đề này đòi
hỏi sự nỗ lực của đội ngũ giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy. Trong một
tiết học kỹ năng đọc giáo viên không chỉ đơn thuần giúp học sinh hiểu được ngữ
liệu trong mỗi đoạn văn mà còn phải biết vận dụng một cách linh hoạt các thủ thuật

Các biện pháp nâng cao kỹ năng Reading Comprehension cho học sinh lớp 12


4
sao cho phù hợp với nội dung cụ thể của từng bài để gây hứng thú cho học sinh và
tạo ra những hoạt động luyện tập giúp học sinh thực hành tốt hơn.
Qua quá trình quan sát và giảng dạy, tôi nhận thấy rằng các học sinh thích học
Tiếng Anh, nhưng vẫn có không ít học sinh không thích học môn này, các em tiếp cận
bài đọc hiểu một cách khó khăn. Điều này dẫn đến các em dễ dàng chán nản trong
việc học, kết quả học tập không cao. Với vai trò của của một giáo viên giảng dạy bộ
môn, tôi cảm thấy mình có trách nhiệm phải suy nghĩ biện pháp để giúp các em thay

đổi thái độ học tập, có cái nhìn đúng đắn hơn và hứng thú hơn đối với việc học Tiếng
Anh nhằm góp phần thiết thực trong việc nâng cao chất lượng dạy học.
Với những lí do trên, tôi đã nghiên cứu đề tài "CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO
KỸ NĂNG READING COMPREHENSION CHO HỌC SINH LỚP 12" để có thể
giúp các em tiếp cận với các bài đọc trong chương trình tiếng Anh một cách dễ dàng,
khoa học và tích cực hơn, đồng thời giúp các em nâng cao kỹ năng đọc hiểu của mình.
2. Mục đích của đề tài
Thông qua sáng kiến kinh nghiệm này, tôi tập trung vào các phương pháp, kỹ
năng và một số kinh nghiệm trong việc dạy đọc hiểu nhằm mục đích:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn của việc dạy kỹ năng đọc Tiếng Anh ở trường
trung học phổ thông, từ đó so sánh với kết quả đạt được sau khi áp dụng phương pháp.
- Vận dụng các thủ thuật và kết hợp việc đổi mới phương pháp dạy học vào nội
dung của từng bài đọc. Giúp cho học sinh tích cực, hào hứng khi chuẩn bị vào tiết
học Reading và học sinh học sẽ học tập tích cực và yêu thích bộ môn Tiếng Anh
hơn, tích cực tham gia tự giác vào các hoạt động học và tiếp thu bài tốt hơn.
- Thông qua các kỹ năng đọc các em có thể phát triển toàn diện cả bốn kỹ năng,
nhằm nâng cao chất lượng trong việc học ngoại ngữ. Từ đó, giúp nâng cao chất
lượng dạy và học trong nhà trường.
- Khắc sâu trí nhớ học sinh thông qua các bài tập thực hành và liên hệ thực tế.
3. Lịch sử vấn đề
Từ trước đến nay, các tiết dạy đọc hiểu thường khá nặng nề và nhàm chán đối với
cả giáo viên và học sinh, dẫn đến lớp học thường khá “trầm”. Học sinh thụ động tiếp
cận bài và chủ yếu là nghe giáo viên giải thích đáp án. Kết quả là sau tiết học, học
Các biện pháp nâng cao kỹ năng Reading Comprehension cho học sinh lớp 12


5
sinh hiểu bài “lơ mơ”, kiến thức và năng lực ngôn ngữ không được cải thiện nhiều. Vì
thế, vấn đề dạy kỹ năng Reading Comprehension đã được một số giáo viên ở các
trường trung học cơ sở, phổ thông tìm hiểu và áp dụng ở một khía cạnh nào đó. Sau

đây là một số đề tài về vấn đề dạy kỹ năng đọc hiểu:
- Sáng kiến kinh nghiệm “Designing some kinds of extensive reading texts to
help grade 10 students at Nguyen Binh Khiem High School for the Gifted improve
their reading skills” của Lê Viết Hà đã nêu được bản chất của việc đọc và tầm quan
trọng của kỹ năng đọc Tiếng Anh.
- Đề tài “Phương pháp đọc hiệu quả môn Tiếng Anh” được thực hiện bởi giáo
viên trường THCS Thị trấn Cẩm Xuyên đã hướng học sinh phân biệt được những
kỹ năng đọc cơ bản được sử dụng trong việc dạy - học ngoại ngữ: đọc to và đọc
thầm, đọc phân tích và đọc tổng hợp.
- Sáng kiến kinh nghiệm “Phương pháp giảng dạy Reading đạt hiệu quả” được
áp dụng cho việc giảng dạy bài đọc hiểu lớp 12 đã nêu lên một số hoạt động để
luyện tập phát triển kỹ năng đọc hiểu được tiến hành theo ba giai đoạn đối với
chương trình Tiếng Anh cấp trung học phổ thông.
- Trong Báo cáo nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu về khó khăn của học sinh
trung học phổ thông khi học đọc hiểu theo đường hướng giao tiếp với sách tiếng
anh 12 thực trạng và giải pháp” đã đề cập đến khái niệm về đọc hiểu.
Mặc dù các đề tài này chỉ nêu lên một vài khía cạnh của việc dạy kỹ năng đọc
nhưng đây là cơ sở lý thuyết quan trọng để từ đó tôi tiến hành nghiên cứu và áp
dụng cho học sinh lớp 12 nơi tôi công tác.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Tìm hiểu thực tế giảng dạy bộ môn, tình hình học tập của học sinh, tính tích
cực của học sinh khi được học theo phương pháp này.
- Các bài đọc trong chương trình Tiếng Anh lớp 12.
- Vì tính giới hạn của đề tài, nên tôi chỉ đề cập các biện pháp nhằm nâng cao
kỹ năng Reading Comprehension cho học sinh lớp 12.

Các biện pháp nâng cao kỹ năng Reading Comprehension cho học sinh lớp 12


6

PHẦN II - NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Theo quan điểm của một số chuyên gia như Colvin & Root (1981), Havernson
& Haynes (1982), Mc Gee (1977), Thornis (1980)… Người giáo viên dạy Tiếng
Anh cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc dạy đọc và đọc
hiểu đó là những khả năng như: khả năng tập trung của học sinh, khả năng đọc hiểu
lời hướng dẫn, khả năng đọc một mình và đọc với người khác, khả năng quan hệ
với những người bạn cùng học, khả năng nhận ra ý tưởng do tranh thể hiện,… Các
khả năng này có thể đạt được trong quá trình rèn luyện trong các hoạt động đọc.
1.1 Thế nào là đọc hiểu?
Theo Williams (trích trong McDonough and Shaw [8:102]) đọc hiểu là quá trình
tìm kiếm những thông tin tổng quát từ một văn bản; tìm kiếm những thông tin cụ
thể từ một văn bản; hay đọc để tìm kiếm sự lý thú. Trong khi đó, Nunan [10:68] lại
cho rằng đọc hiểu là một quá trình mà người đọc kết hợp thông tin từ một văn bản
với kiến thức nền của mình để hiểu được vấn đề. Như vậy, có thể nói rằng đọc hiểu
là quá trình người đọc dùng kiến thức nền của mình để giải mã những thông tin từ
một văn bản nhằm hiểu được vấn đề có trong văn bản đó.
1.2 Bản chất của việc dạy kỹ năng đọc hiểu
Yêu cầu của việc dạy và học trong trường phổ thông hiện nay đối với ngôn ngữ
này không chỉ dừng lại ở một kỹ năng đơn lẻ nào mà là song song đồng thời phát
triển bốn kỹ năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết. Có rất nhiều phương pháp dạy và học
các kỹ năng tiếng Anh trong nhà trường đã được áp dụng, tuy nhiên, đọc hiểu vẫn
luôn là một kỹ năng khó truyền đạt đến học sinh một cách hiệu quả bởi rất khó duy
trì được sự hứng thú của học sinh trong suốt một tiết học dài, đặc biệt là khi các em
luôn có thói quen dừng lại ở việc hiểu nghĩa của từ hơn là đi sâu hơn để hiểu thông
điệp hoặc kiến thức được truyền tải qua mỗi nội dung bài đọc.
Trong một tiết dạy đọc hiểu, giáo viên không chỉ đơn thuần giúp học sinh hiểu
được ngữ liệu trong mỗi đoạn văn mà còn phải biết vận dụng một cách linh hoạt các
thủ thuật sao cho phù hợp với nội dung cụ thể của từng bài đọc để gây hứng thú cho
học sinh và tạo ra những hoạt động luyện tập giúp học sinh thực hành tốt hơn.

Các biện pháp nâng cao kỹ năng Reading Comprehension cho học sinh lớp 12


7
Vậy để việc dạy đọc một bài khóa Tiếng Anh có hiệu quả, giáo viên cần phải
chú ý đến nhiều đối tượng học sinh để từ đó đưa ra những biện pháp giúp đỡ học
sinh yếu kém, kích thích được sự sáng tạo, năng động ở học sinh khá giỏi làm sao
cho tiết học đọc trở nên sống động, lôi cuốn. Giáo viên cần biết kết hợp các kỹ năng
nói, viết một các hợp lý trong tiết dạy đọc để học sinh có thể phát biểu những ý
kiến, quan điểm, nhận xét của mình về đoạn văn đọc hiểu.
1.3 Mục đích của việc dạy kỹ năng đọc hiểu
Đọc hiểu giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức đã học, bên cạnh đó cũng
giúp các em hiểu biết thêm về những kiến thức xã hội, về văn hóa, thể thao,... của
các nước trên thế giới. Đọc hiểu còn rèn luyện cho học sinh các năng lực hoạt động
trí tuệ để có cơ sở tiếp thu dễ dàng các môn học khác ở trường phổ thông. Mở rộng
khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tế, giúp các em có ý thức tự giác cao và tư
duy tốt mọi vấn đề một cách chủ động trong nhiều tình huống khác nhau.
Mục đích của việc dạy đọc là giúp học sinh phát triển kỹ năng đọc hiểu, có khả
năng đọc hiểu sách, báo, tài liệu bằng tiếng Anh với những nội dung phù hợp với
trình độ và lứa tuổi của học sinh, giúp học sinh có điều kiện thu nhận thông tin,
nâng cao trình độ tiếng Anh nhằm mục đích biến tiếng Anh thành ngôn ngữ của
chính bản thân mình trong giao tiếp, sử dụng nó như một chiếc chìa khoá vàng mở
ra kho tàng tri thức quí báu vô tận của nhân loại.
Nhưng trên thực tế, để thực hiện một bài đọc hiểu theo đúng nghĩa của nó thì
còn có những khó khăn nhất định. Vậy mỗi người giáo viên chúng ta phải tổ chức
một tiết dạy đọc hiểu như thế nào để các em không cảm thấy nhàm chán, mà tích
cực, chủ động, sáng tạo tiếp nhận kiến thức, thực hành luyện tập ngay với thầy cô,
bạn bè, tạo môi trường tiếng Anh ngày càng tốt để các em tự tin, hứng thú học và
tiết dạy đạt hiệu quả cao.
2. Cơ sở thực tiễn

Mặc dù tiếng Anh đã trở thành môn học chính thức ở trong trường học, nhưng
việc phát huy lợi ích của nó vẫn chưa được quan tâm nhiều, chưa thu hút được sự
đam mê học tập của học sinh, điều này càng được thể hiện rõ trong các giờ dạy kỹ
năng đọc môn Tiếng Anh. Học sinh luôn tìm cách lẩn tránh việc phải đọc các bài
Các biện pháp nâng cao kỹ năng Reading Comprehension cho học sinh lớp 12


8
văn dài với những dòng chữ dày đặc từ mới. Mặt khác, học sinh chỉ quan tâm đến
nghĩa của từ mà không đi sâu tìm hiểu nội dung của bài đọc, kết quả các em không
thể trả lời hoàn chỉnh các câu hỏi về bài đọc. Trong các bài kiểm tra và bài thi, học
sinh thường bỏ qua hoặc làm sai phần đoạn văn đọc hiểu. Chất lượng dạy học vì thế
giảm xuống, không đáp ứng được yêu cầu mà mình đã đặt ra. Chính vì vậy, giáo
viên đóng vai trò chủ đạo dạy như thế nào để vừa đáp ứng được yêu cầu thực tế,
vừa nâng cao chất lượng học tập của các em.
3. Thực trạng của vấn đề
3.1 Thuận lợi
- Hiện nay chương trình sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy được đổi mới
phù hợp với lứa tuổi và yêu cầu giáo dục trong thời kỳ đổi mới. Bên cạnh đó, gia đình
các em luôn tạo điều kiện thuận lợi để cho việc học tập của học sinh được tốt.
- Nội dung dạy học môn Tiếng Anh được lựa chọn và trình bày theo hệ thống
chủ điểm, vừa đảm bảo tính giao tiếp cao, vừa đảm bảo tính cơ bản, hiện đại của
ngôn ngữ. Kiến thức ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp được giới thiệu
thông qua các chủ đề của các bài đọc hiểu. Giáo viên có cập nhật kiến thức, phương
pháp giảng dạy phù hợp với yêu cầu hiện nay.
- Xã hội đã có cách nhìn nhận khách quan và tích cực đối với môn học này. Hơn
nữa, trong những năm gần đây, môn Tiếng Anh đã trở thành môn thi tốt nghiệp cũng
như thi vào các trường cao đẳng, đại học. Vì vậy, động lực và điều kiện học tập
được chú trọng hơn.
3.2 Khó khăn

- Các em thường đọc và cố gắng dịch từng từ một, chú ý quá nhiều đến những
chi tiết nhỏ dẫn đến các em thường bị mất các ý chính. Khối lượng tích lũy từ vựng
cực kỳ ít ỏi nên các em luôn gặp khó khăn trong việc nắm bắt ý chính của bài.
- Đa số các em còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học Tiếng
Anh trong thời kỳ hội nhập, do đó các em không chủ động, tích cực trong học tập.
Ý thức tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện còn thấp.
- Trình độ của các em học sinh trong lớp khá chênh lệch nhau, chỉ có một vài
học sinh hoạt động tích cực, có nhiều em tỏ ra rất căng thẳng và không có hứng thú
Các biện pháp nâng cao kỹ năng Reading Comprehension cho học sinh lớp 12


9
học tập, chỉ một vài em khá giỏi hoặc một vài em đã tham khảo sách hướng dẫn học
tốt ở nhà là tham gia xây dựng bài.
- Tài liệu tham khảo, nâng cao phục vụ cho tiết dạy còn ít, đây là một điều kiện
thiệt thòi cho học sinh và giáo viên.
- Bên cạnh đó, còn có những gia đình chưa quan tâm sâu sắc đến quá trình học
tập của các em. Nhận thức của học sinh vì thế cũng chưa cao.
4. Nội dung cần giải quyết
4.1 Phương pháp tiến hành
Để nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành các phương pháp như sau:
- Nghiên cứu từ các tài liệu giảng dạy, các tài liệu sưu tầm.
- Học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp và kinh nghiệm của bản thân trong
quá trình giảng dạy.
- Quan sát sự tiếp thu kiến thức của học sinh trong quá trình giảng dạy.
- Lấy ý kiến phản hồi từ học sinh (phát phiếu điều tra khảo sát).
- Dựa vào kết quả đạt được, rút kinh nghiệm.
- Nghiên cứu, phân tích kết quả bài kiểm tra của học sinh khối lớp mình dạy (kể
cả kiểm tra thường xuyên, định kỳ).
4.2 Phân tích kết quả điều tra

Để tìm hiểu về các biện pháp nâng cao kỹ năng Reading Comprehension (đọc
hiểu) cho học sinh lớp 12, trước khi áp dụng đề tài, tôi đã tiến hành phát phiếu khảo
sát đối với học sinh các lớp 12A1 (41 học sinh) và 12A2 (42 học sinh) nơi tôi giảng
dạy như sau:

Các biện pháp nâng cao kỹ năng Reading Comprehension cho học sinh lớp 12


10
Kết quả thu được như sau:
Câu hỏi



Không

Ý kiến khác
- Bình thường
1. Em có thích học kỹ năng Reading
31/83
47/83
- Không thích cũng không
Comprehension (đọc hiểu) hay không? (37,3%) (56,6%)
ghét
- Tùy dạng câu hỏi, câu dễ
2. Em có biết cách để trả lời các dạng
34/83
49/83
thì làm được.
câu hỏi trong bài Reading

(40,96%) (59,04%) - Có, trừ câu khó + main
Comprehension không?
idea
3. Em nhận thấy các bài tập Reading
- Tùy bài khó hay dễ
Comprehension trong sách giáo khoa
63/83
20/83
- Một số câu dễ, một số
có phù hợp với năng lực của các em
(75,9%) (24,1%) câu khá khó
hay không?
- Quá dài
- Một số bài khó thì không
4. Em có hoàn thành các bài tập đọc
45/83
38/83
kịp
theo đúng thời gian ấn định của giáo
(54,2%) (45,8%) - Lúc đúng thời gian, lúc
viên hay không?
không
5. Những khó khăn của em khi làm bài tập Reading Comprehension là gì?
- Quên từ vựng, không dịch được, không hiểu câu hỏi, không biết trả lời câu hỏi
- Từ vựng nghèo nàn, không thể hiểu bài đọc, không biết chủ đề đoạn văn
- Bài đọc khó, không biết dịch bài và câu hỏi; câu hỏi khó
- Không trả lời được câu hỏi ý chính của đoạn văn
- Chưa nắm rõ nội dung bài đọc; không dịch được đoạn văn, ...

Từ kết quả khảo sát, tôi nhận thấy được rằng, phần lớn các em học sinh không

thích học kỹ năng Reading Comprehension (56,6%), cũng có một số trường hợp chưa
thật sự thích học kỹ năng này “không thích cũng không ghét”. Đa số học sinh không
biết cách để trả lời các dạng câu hỏi trong bài đọc hiểu, một số em thì biết cách trả lời,
nhưng “tùy dạng câu hỏi”. Bên cạnh đó, cũng không ít học sinh nhận thấy các bài tập
đọc hiểu trong sách giáo khoa có một số câu thì “khá khó”, một số bài tập đọc hiểu thì
“quá dài”. Đồng thời, một số học sinh thì cho rằng đối với những bài tập đọc hiểu khó
thì các em không thể nào hoàn thành đúng theo thời gian ấn định của giáo viên. Nhiều
học sinh gặp phải những khó khăn khi làm bài tập đọc hiểu đó là không biết dịch bài và
câu hỏi, không hiểu câu hỏi, không hiểu chủ đề đoạn văn, từ vựng nghèo nàn,...
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, đây chính là động lực giúp tôi thực hiện
đề tài sáng kiến kinh nghiệm này.
5. Biện pháp giải quyết
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này nhằm đưa ra giải pháp giảng dạy hiệu quả,
tích cực phù hợp với từng bài, từng đối tượng học sinh kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng
Các biện pháp nâng cao kỹ năng Reading Comprehension cho học sinh lớp 12


11
Anh trung học phổ thông nói riêng kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh nói chung: dạy
kỹ năng đọc hiểu với khung ba giai đoạn. Mỗi giai đoạn dạy đọc có mục đích khác
nhau nên giáo viên cần sử dụng các loại thủ thuật khác nhau và phù hợp với học
sinh của mình nhằm đạt được hiệu quả giảng dạy cao nhất.
- Về phía giáo viên:
+ Xác định mục tiêu tiết dạy; lựa chọn phương pháp, thủ thuật thích hợp áp dụng
vào tiết dạy; giáo án, đồ dùng dạy học cần thiết. Phân bổ thời gian hợp lý cho tiết dạy,
điều này hết sức quan trọng vì nếu phân bố thời gian không hợp lý sẽ "cháy giáo án"
nên không nhấn mạnh được vào trọng tâm của bài. Trước khi dạy bài đọc hiểu, nên
nhắc học sinh về chủ đề bài đọc sẽ học và yêu cầu các em tìm hiểu những thông tin
về chủ đề đó. Điều này sẽ giúp học sinh có sự chuẩn bị về nội dung chủ đề bài học.
+ Về phần từ mới, không bắt buộc các em phải tra từ điển ở nhà mà chỉ yêu cầu

đọc trước bài để nắm được chủ đề chính của bài là gì. Điều đó sẽ giúp các em tiếp
thu bài đọc tốt hơn và bài dạy của giáo viên sẽ bớt "nặng" hơn vì có sự chủ động,
hợp tác tích cực của học sinh.
+ Tìm tòi, học hỏi, thiết kế ra nhiều dạng hoạt động phong phú trong suốt tiết
học, trong đó có các phương pháp giới thiệu từ vựng nhằm giúp học sinh tìm thấy
niềm hứng thú trong học tập mà không cảm thấy nhàm chán, mệt mỏi.
+ Đưa ra một số câu hỏi gợi mở hoặc các câu đoán trước khi đọc.
+ Đưa ra các dạng bài tập phù hợp với các bước (while-reading / post-reading).
+ Khắc sâu trí nhớ học sinh thông qua các bài tập thực hành và liên hệ thực tế.
+ Tích cực áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để gây hứng thú cho học
sinh.
- Về phía học sinh:
+ Luôn luyện tập, thực hành các kỹ năng, chuẩn bị kĩ bài trước khi đến lớp.
+ Tìm kiếm các thông tin liên quan đến chủ đề bài học theo yêu cầu của giáo viên.
+ Tích cực tham gia vào quá trình học, chủ động chiếm lĩnh tri thức.
+ Tích cực tìm tòi đọc thêm các tài liệu bằng tiếng Anh.

Các biện pháp nâng cao kỹ năng Reading Comprehension cho học sinh lớp 12


12
5.1 Hướng học sinh tìm hiểu về kỹ năng đọc hiểu
Để giúp học sinh phát triển kỹ năng đọc có hiệu quả, trước hết giáo viên cần
giúp học sinh phân biệt được những kỹ năng đọc cơ bản được sử dụng trong việc
dạy - học ngoại ngữ.
5.1.1 Đọc to và đọc thầm
- Đọc to/ đọc thành tiếng (Reading aloud/ Oral reading): Đôi khi trong lớp học,
giáo viên có thể yêu cầu học sinh đọc to một đoạn văn trong bài đọc hiểu với mục
đích truyền đạt lại thông tin người khác đã viết ra. Trong dạy - học ngoại ngữ, kỹ
năng này thường chỉ giúp học sinh rèn luyện cách phát âm và được sử dụng như là

một cách để giúp học sinh tập trung hơn vào một trích đoạn nhất định trong bài đọc.
Tuy nhiên, đây không phải là hoạt động chính để luyện tập kỹ năng đọc hiểu và nếu
được sử dụng quá nhiều dễ gây ra tình trạng mất tập trung cho các học sinh khác
trong khi một học sinh được yêu cầu đọc to.
- Đọc thầm (Silent reading): Với mục đích đọc để hiểu, đọc để nắm bắt và nhận
biết thông tin. Tôi nghĩ rằng cách đọc mang lại hiệu quả mà hầu hết chúng ta
thường áp dụng là đọc thầm. Khi đọc, mỗi người sẽ đọc theo tốc độ riêng của mình,
nếu gặp chỗ nào chưa hiểu có thể đọc đi, đọc lại.
Theo Brown (2001), đọc thầm có thể chia thành hai loại là “đọc sâu” (intensive
reading) và “đọc rộng” (extensive reading).
“Đọc sâu” (intensive reading) là hoạt động thường được sử dụng trong môi trường
lớp học, nhằm giúp học sinh chú trọng hơn đến các chi tiết liên quan ngôn ngữ học
(linguistic) và ngữ nghĩa học (sementic) nhằm tìm hiểu nội dung (content) bài đọc.
“Đọc rộng” (extensive reading) thường giúp học sinh “giải quyết” các bài đọc dài
hơn. Các hoạt động đọc hiểu bên ngoài lớp học mà sinh viên có thể sử dụng kỹ năng
đọc lướt để lấy ý chính (skimming), đọc để lấy thông tin cần thiết (scanning) hoặc
để tìm ra ý nghĩa chung nhất (global meaning) từ các bài đọc dài đều có thể xem là
hình thức “đọc rộng”.
5.1.2 Đọc phân tích và đọc tổng hợp
Theo Hammer (2007) kỹ năng đọc hiểu được chia thành ba loại:

Các biện pháp nâng cao kỹ năng Reading Comprehension cho học sinh lớp 12


13
* Đọc để lấy ý chính (Skimming). Khi sử dụng kỹ năng này, học sinh chỉ cần
đọc lướt qua toàn bộ bài đọc để nắm được ý chính và nội dung bao quát của bài đọc.
Khi nào cần dùng kỹ năng Skimming? Skimming giúp các em đọc được nội
dung chính cũng như quan điểm mà tác giả muốn nếu lên trong từng đoạn, xem tác
giả đang phản đối, đồng tình hay trung lập, nắm bắt được những thông tin quan

trọng qua đó quyết định được bạn nên đi sâu vào đọc đoạn đó hay không.
Các bước để thực hiện Skimming?
+ Đầu tiên hãy đọc chủ chủ đề (title) của bài. Đây là phần tóm gọn ngắn nhất
nội dung của bài.
+ Đọc đoạn giới thiệu hoặc khái quát.
+ Đọc trọn đoạn đầu của bài khóa.
+ Đọc các câu phụ đề (nếu có) và tìm mối tương quan giũa chúng.
+ Đọc câu đầu tiên của các đoạn còn lại. Ý chính của mỗi đoạn thường nằm ở
câu đầu tiên. Nếu như tác giả bắt đầu bằng một câu hỏi, một lời dẫn, thì ý chính có
thể sẽ nằm ở cuối câu.
+ Đọc sâu hơn vào bài khóa, chú ý những từ đầu mối trả lời các câu hỏi who,
what, which, where, when, why; những từ quan trọng trong đoạn văn các em nên
nắm bắt thường được ẩn nấp dưới dạng danh từ, số từ, các từ được in đậm hay viết
hoa; tính từ số lượng (best, most, worst,...). Người đọc cần nắm được logic trình bày
của bài bằng cách dựa vào các marking words (từ dấu hiệu) như: because, firstly,
secondly, finally, but, then, includes và những từ chỉ thời gian khác. Những từ này
sẽ giúp cho người đọc nhanh chóng nhận ra đoạn văn được trình bày theo cách
nào: listing (liệt kê), comparison - contrast (so sánh - đối lập), time-order (theo thứ
tự thời gian), và cause - effect (nguyên nhân - kết quả).
+ Đọc từ trên xuống dưới và từ trái qua phải với một tốc độ nhanh. Đây là đọc
lấy ý nên các em không nên bỏ qua bất cứ đoạn nào của bài để “lướt” cho nhanh vì
như vậy sẽ rất dễ bị mất ý.
+ Đọc toàn bộ đoạn cuối.
* Đọc để lấy thông tin cần thiết (Scanning). Với kỹ năng này, học sinh không
cần đọc từng chữ hay từng dòng mà chỉ cần “quét” (scan) qua bài đọc một cách
Các biện pháp nâng cao kỹ năng Reading Comprehension cho học sinh lớp 12


14
nhanh chóng để tìm thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích của mình. Scanning

được áp dụng cho các dạng bài như True - False - Not given, Multiple choices,
Complete the summary,...
Khi nào cần dùng kỹ năng Scanning? Scanning thường được sử dụng khi tìm
kiếm các dữ liệu như tên riêng, ngày, thông số, hoặc các từ khóa mà không cần đọc
và hiểu được các phần khác của bài đọc.
Các bước trong Scanning là gì?
+ Phân tích cách tổ chức bài khóa trước khi bắt đầu scanning.
+ Luôn luôn phải định hình trong đầu xem bản thân đang tìm kiếm thông tin gì.
+ Dự đoán xem các thông tin trong bài khóa ở dạng nào (số, tên riêng, ngày
tháng,...) và có thể nằm ở đoạn nào. Càng định hình được dữ liệu cụ thể, học sinh
càng đỡ mất thời gian.
+ Cần xác định xem thông tin đó có trong đoạn nào của bài đọc theo trí nhớ có
được sau phần skimming và “quét” một lượt để định vị chính xác vị trí của thông tin
cần tìm. Thông tin có thể được sắp xếp theo vần hay theo thứ tự thời gian vì vậy các
em có thể căn cứ vào điều này để xác định dễ dàng hơn.
+ Dừng lại trước thông tin cần tìm và đọc những câu có liên quan đến thông tin
đó để bắt gặp được điều mà tác giả đang muốn hỏi người đọc và trả lời câu hỏi. Học
sinh cần thực sự chú ý vào các cấu trúc câu phức được dùng trong bài viết vì nó rất
dễ khiến các em bối rối và nhầm lẫn.
+ Các em có thể đọc từ trên xuống dưới, hoặc theo đường chéo.
* Đọc phân tích để hiểu nội dung chi tiết hoặc để nghiên cứu (reading for
detailed comprehension). Khác với hai kỹ năng nói trên, kỹ năng này giúp học sinh
tập trung hơn vào từng chi tiết nhỏ của bài văn mà các em đang đọc.
Tóm lại, mỗi khi đọc một bài văn tiếng Anh, những câu hỏi hữu ích mà sinh
viên cần đặt ra dưới sự hướng dẫn của giáo viên là: Đọc để làm gì? (Why do you
read?); Đọc như thế nào? (How to read?); Mục đích đạt được sau khi đọc là gì?
(What aim after reading?)
Xét về mục đích của việc đọc thì đọc phân tích có những mục đích sau:
+ Đọc giải trí (Reading for pleasure).
Các biện pháp nâng cao kỹ năng Reading Comprehension cho học sinh lớp 12



15
+ Đọc lấy thông tin (Scanning for specific information).
+ Đọc lấy ý chính (Skimming for main idea).
+ Đọc phân tích để hiểu nội dung chi tiết hoặc để nghiên cứu.
+ Đọc phân tích để học ngôn ngữ.
5.1.3 Một số thủ thuật khai thác bài đọc hiểu trong sách giáo khoa Tiếng Anh 12
để phát triển các kỹ năng Reading Comprehension cho học sinh.
Nhìn chung, cuốn sách Tiếng Anh 12 hiện hành được biên soạn theo đường
hướng giao tiếp dựa trên việc giải quyết các nhiệm vụ học tập của người học (TaskBased Approach). Phần lớn các bài đọc (reading passage) có độ dài khoảng hơn 300
từ. Một số bài đọc có chủ đề hấp dẫn thu hút, thúc đẩy tư duy và sự tò mò của học
sinh. Các bài tập đọc hiểu (reading tasks) trong Tiếng Anh 12 đã được thiết kế với
nhiều dạng khác nhau như: trả lời câu hỏi, trắc nghiệm khách quan, đoán nghĩa
của từ theo ngữ cảnh, cung cấp nghĩa tiếng Việt tương đương, điền từ, xác định câu
đúng-sai, nối từ và nghĩa hoặc định nghĩa, tóm tắt ý chính, thảo luận... Một số phần
đọc trong sách được thiết kế chưa phù hợp với nội dung, kiểu bài. Tuy nhiên, có
một số bài đọc trong sách Tiếng Anh 12 hơi dài và nhiều từ ngữ khó nên đã cản trở
việc nắm bắt thông tin trong bài của học sinh. Một số câu hỏi ở phần After you read
yêu cầu rất cao so với vốn kiến thức và khả năng của phần lớn học sinh phổ thông.
Từ những vấn đề trên, giáo viên cần điều chỉnh các bài tập đọc và thậm chí là cả
các bài đọc nhằm làm cho các bài tập đọc phù hợp hơn với khả năng và sở thích của
người học vì theo Lamie [7:4]: “Dù một sách có hay đến mức nào đi nữa thì nó sẽ
không bao giờ hoàn hảo đối với mọi hoàn cảnh dạy và học. Xét về một số mặt thì nó
luôn luôn cần phải điều chỉnh, sửa đổi hoặc bổ sung...”. McDonough và Shaw [8: 8897] cũng cho rằng: “giáo viên có thể sử dụng một số kỹ thuật như bổ sung, cắt bớt,
thay thế, sửa đổi, đơn giản hóa hoặc thay đổi trật tự các bài tập nhằm tạo ra sự phù
hợp giữa quá trình giảng dạy của người thầy với khả năng và cách học của học sinh”.
* Một số thủ thuật khai thác bài đọc hiểu trong sách giáo khoa Tiếng Anh 12
để rèn luyện và phát triển kỹ năng Reading Comprehension của học sinh.
+ Điều chỉnh giáo cụ trực quan, lời hướng dẫn, giải thích, bài tập, hoạt động,

nhiệm vụ,…
Các biện pháp nâng cao kỹ năng Reading Comprehension cho học sinh lớp 12


16
+ Điều chỉnh bằng cách bỏ bớt (những nội dung quá xa rời thực tế địa phương),
sắp xếp lại, thay thế, kết hợp, hoặc thêm vào,…
+ Kiểm tra kiến thức và rút kinh nghiệm: Đây là giai đoạn cũng rất quan trọng
trong quá trình mà chúng ta rèn luyện kỹ năng đọc cho các em, bởi lẽ nếu ta chỉ dạy
mà không kiểm tra thì ta sẽ không thể biết được sự tiếp thu kiến thức của học sinh
đạt đến mức độ nào. Việc rút kinh nghiệm sau mỗi bài kiểm tra thật sự rất cần thiết,
từ những lần rút kinh nghiệm học sinh có thể nhận ra mình còn yếu ở phần nào để
có thể khắc phục.
Tất cả những điều chỉnh của giáo viên đều phải đảm bảo tính vừa sức, phù hợp
với trình độ học sinh, đúng chủ đề bài học và không vi phạm về cắt xén chương trình.
Ví dụ: Giáo viên có thể tiến hành điều chỉnh, bổ sung ở một số bài như sau:
Unit 1: HOME LIFE - A. Reading
* While-reading:
Task 1. Work in groups. Read the passage carefully then decide who do the
following activities by writing corresponding letter to complete the table below.
A. Attempt to win a place at university.
B. Rush to the market.
C. Join hands to give a nice house and a happy home
D. Discuss and find the solutions.
E. Wash the dishes and take out the garbage.
F. Clean the house.
G. Work as a nurse.
H. Share feelings.
I.


Help mother with the household chores.

J. Run the household.
K. Be a biologist.
L. Join in mending things.
M. Cook some special dishes.
Mother

Father

Both

The writer

Boys

All of them

Các biện pháp nâng cao kỹ năng Reading Comprehension cho học sinh lớp 12


17
Answer:
Mother

Father

Both

The writer


Boys

All of them

B, F, G, J

K, M

C

A, E, I

L

H, L, D

Task 2. Answer the questions.
1. How busy are the parents in the passage?
2. How caring is the mother?
3. What is the daughter attempting to do after secondary school?
4. Why do the children feel they are safe and secure in their family?
Answer:
1. They are very busy. They have to work long hours and sometimes they have to
work at night.
2. She's always the first to get up in the morning to make sure her children can
leave home for school with breakfast and in suitable clothes. And she always
makes dinner ready before her husband gets home.
3. She attempts to win a place in a university.
4. Because they are a close-knit and supportive of one another, they often share

their feelings and whenever problems come up, they discuss them frankly and
quickly find solutions.
Task 3. Find the main idea to each paragraph in the reading passage.
Paragraph
Main idea
Paragraph 1
A. Parents’ responsibilities
Paragraph 2
B. Feelings about family
Paragraph 3
C. The family’s members
Paragraph 4
D. Children’s duties
Answer:
Paragraph 1 - C ; Paragraph 2 - A ; Paragraph 3 - D; Paragraph 4 - B
Unit 3: WAYS OF SOCIALISING - A. Reading
* While-reading
Task 1. Read the passage and decide whether the statements are true (T) or false
(F). (pair-work in 2’).
1. At a noisy party, you can clap your hands or whistle to attract your friend’s
attention.
2. In a restaurant, we can raise our hands to show that we need assistance.
Các biện pháp nâng cao kỹ năng Reading Comprehension cho học sinh lớp 12


18
3. It is considered impolite to whistle or clap our hands to get the waiter’s
attention in the restaurant.
4. It is unacceptable for the teacher to point at her/his students.
5. To get your friend’s attention, you shouldn’t point at the person or thing you

want her/ him to look at.
Suggested answers:
1. F (Paragraph 1, line 5 and 6 )

2. T (Paragraph 3, line 5 and 6)

3. T (Paragraph 3, line 6 and 7)

4. F (Paragraph 5, line 6 and 7)

5. T (Paragraph 5, line 1 and 2)
Task 2. Read the passage carefully and choose the best answer A, B, C, or D to
each question.
1. ______ is considered the most common way of getting someone’s attention.
A. raising one’s hand

B. pointing

C. waving

D. clapping one’s hands

2. You can jump up and down and wave as hard as you can to attract your
brother’s attention ______.
A. at the airport

B. in a restaurant C. at a noisy party

D. in the schoolyard


3. We can use either verbal or _____ communication to attract someone’s attention.
A. signal

B. non-verbal

C. appropriate

D. simply

4. Which of the following is NOT true?
A. We can raise our hand slightly to attract the waiter’s attention.
B. A small friendly wave to attract the teacher’s attention in the schoolyard is
acceptable.
C. The teacher can point at a student in class to get his/her attention.
D. Pointing at someone is usually considered polite.
5. The best title for the passage is ______.
A. Some Social Situations in Attracting Attention
B. Attracting Attention: Non-verbal Cues
C. The Best Ways of Attracting Attention
D. Attracting Attention by Waving
Các biện pháp nâng cao kỹ năng Reading Comprehension cho học sinh lớp 12


19
Answer:

1C 2A 3B 4D 5B

5.2 Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực
- Dạy và học không qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.

Trong phương pháp dạy học tích cực, người học - đối tượng của hoạt động "dạy",
đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt động học tập
do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa
rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Được
đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo
luận, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức
kỹ năng mới, vừa nắm được phương pháp "làm ra" kiến thức, kỹ năng đó, không rập
theo những khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.
- Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho
người học có được phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ
lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được
nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong quá
trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động,
đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau
bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên.
- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ,
lớp hoặc trường. Được sử dụng phổ biến trong dạy học là hoạt động hợp tác trong
nhóm nhỏ 4 đến 6 người. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc
phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuát hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa
các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ
không thể có hiện tượng ỷ lại; tính cách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ,
uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ.
5.3 Tiến trình của bài dạy kỹ năng đọc hiểu
Các biện pháp nâng cao kỹ năng Reading Comprehension cho học sinh lớp 12


20
Trong tiết đọc hiểu, vai trò của giáo viên chỉ là người đưa ra các hướng dẫn còn

học sinh là người chủ động nắm bắt nội dung. Tiết học đọc hiểu được tiến hành theo
ba giai đoạn:
5.3.1 Các hoạt động trước khi đọc (Pre-reading)
Để có được giờ dạy thành công, ngay ở bước hoạt động đầu tiên của tiết dạy là
bước mở bài, giáo viên cần tạo ra được một không khí học tập thuận lợi về cả mặt
tâm lí lần nội dung cho hoạt động dạy học tiếp theo đó. Những hoạt động gây không
khí học tập này thường rất ngắn (khoảng 5 phút) nhưng vô cùng quan trọng. Vậy
mở bài nên làm những gì và làm thế nào để có thể thực hiện được các mục đích đó.
Mục đích các hoạt động trước khi đọc mà giáo viên cần quan tâm là:
+ Lôi cuốn sự hứng thú của học sinh.
+ Thiết lập ngữ cảnh.
+ Tạo nhu cầu, lý do, mục đích của việc đọc.
+ Dạy trước cấu trúc, từ mới cần thiết cho đọc hiểu.
+ Giới thiệu nội dung tóm tắt của bài đọc.
+ Gợi ý, hướng sự chú ý vào những điểm chính của bài đọc.
+ Khuyến khích học sinh suy nghĩ về chủ đề mà các em sẽ học.
+ Nêu những điều muốn biết về bài đọc.
Chính vì những mục đích thiết thực đó nên giáo viên cần phải sử dụng các hoạt
động khác nhau để tránh sự trùng lặp nhàm chán. Các hoạt động trong giai đoạn này
phải luôn có sự thay đổi tùy theo nội dung của từng bài. Giáo viên phải có sự chuẩn
bị chu đáo cho từng tiết học với hình thức phong phú nhằm đem đến cho học sinh
sự say mê cũng như cảm giác thoải mái, tự tin.
Hoạt động được thực hiện đầu tiên là giới thiệu chủ đề của bài đọc. Để giới
thiệu chủ đề của bài, giáo viên có thể sử dụng một trong các thủ thuật sau:
- Sử dụng giáo dục trực quan
- Đưa các câu hỏi hướng dẫn
+ Brainstorming, Discussions...
+ Pre-questions
+ T / F statements prediction
Các biện pháp nâng cao kỹ năng Reading Comprehension cho học sinh lớp 12



21
+ Tổ chức một số trò chơi liên quan đến chủ đề bài đọc….
Sau khi giới thiệu chủ đề bài học, tôi hướng đặt ra một số câu hỏi gợi ý, dẫn nhập
vào bài khóa để học sinh thảo luận theo cặp, hoặc nhóm đoán câu trả lời. Điều mà tôi
thực hiện đem lại hiệu quả tốt nhất là khi học sinh đoán câu trả lời kết quả luôn được
bảo lưu đến phần While-reading lấy kết quả đúng đối chiếu với dự đoán trước đó.
Tiếp sau là giới thiệu từ vựng, và ngữ pháp mới (nếu có). Điều này sẽ làm cho
học sinh thấy dễ dàng tiếp cận bài đọc hiểu hơn. Giáo viên không cần thiết phải
giảng tất cả từ mới trong bài đọc. Giáo viên nên lựa chọn và xác định những từ tích
cực (Active words) để dạy, còn một số từ khác học sinh có thể đoán nghĩa của từ
dựa vào ngữ cảnh, vừa để đảm bảo thời gian, vừa mang lại hiệu quả cao. Điều này
khuyến khích được học sinh tập trung vào bài đọc nhiều hơn. Nếu trong bài đọc có
những điểm ngữ pháp mới thì giáo viên có thể giới thiệu nhanh giúp học sinh đọc
hiểu được dễ dàng hơn.
Khi giới thiệu từ mới, giáo viên nên dùng nhiều thủ thuật khác nhau để gợi mở
từ và dạy từ nhằm gây sự chú ý của học sinh như: tranh ảnh, dụng cụ trực quan, vật
thật, hình vẽ phác họa, cử chỉ điệu bộ, … hay dùng ngôn ngữ đã học để dịch nghĩa,
miêu tả. Thỉnh thoảng, giáo viên dùng từ đồng âm, từ trái nghĩa để giải thích từ. Đối
với từ khó có thể dịch sang tiếng mẹ đẻ. Giáo viên nên lưu ý rằng các hoạt động
trong bước này cần đơn giản, dễ hiểu, dễ trả lời để học sinh cảm thấy tự tin và thực
hiện các hoạt động sắp tới tốt hơn.
* Một số ví dụ minh họa của các hoạt động Pre-reading:
Ví dụ 1: Unit 3: WAYS OF SOCIALISING - A. Reading
* Warm-up activitiy
Use your body language anything to do the following actions.
clapping hands, nodding your head, jumping up and down, waving your
hand, pointing at someone, raising your hand, shaking your head.
- Teacher prepares the handouts containing the above actions at home.

- Teacher calls on some students to do the above actions one by one in front of
the class by using his/ her body language.
- Teacher asks the rest of the class to say aloud the actions.
Các biện pháp nâng cao kỹ năng Reading Comprehension cho học sinh lớp 12


22
- Teacher gives feedback to students.
- Teacher gets students to answer the question “What are they?” (Suggested
answer: They are non-verbal forms of communication)
- Teacher leads to the new lesson.
Ví dụ 2: Unit 6: FUTURE JOBS - A. Reading
* Warm-up activity
Activitiy 1. Watch a short clip and name the jobs you have seen in the clip.

Activity 2. Answer the questions.
- What do you want to be in the future?
- What will you do after finishing university or college?
- After having information about the job, what will you do next?
- If your application form is accepted, what will you have to attend?
* Pre-teaching vocabulary

5.3.2 Các hoạt động trong khi đọc (While-reading)
Các hoạt động luyện tập trong khi đọc là những bài tập được thực hiện ngay
trong khi học sinh đang đọc bài đọc, học sinh có thể đọc đi đọc lại (đọc thầm) để
làm các bài tập. Đây là giai đoạn chính của tiết học, nhằm giúp học sinh hiểu nội
Các biện pháp nâng cao kỹ năng Reading Comprehension cho học sinh lớp 12


23

dung bài đọc, và kiểm tra lại bài tập đoán mình vừa làm ở phần trước khi đọc. Giáo
viên nên ấn định rõ thời gian cụ thể cho mỗi hoạt động. Tùy vào mục đích và mức
độ khó dễ của bài đọc mà giáo viên thay đổi cách khai thác về nội dung hoặc ngôn
ngữ. Học sinh sửa chữa, nhận xét cho nhau, tự sửa cho mình bằng cách đọc lại để
phát triển kỹ năng đọc. Giáo viên nên thay đổi các hoạt động cá nhân, cặp hay nhóm
cho phù hợp với từng loại bài tập và mục đích của nó; đồng thời chú trọng rèn luyện
thêm cho học sinh yếu kém, rụt rè. Việc kiểm tra, nhận xét kết quả kịp thời của giáo
viên là niềm động viên, khích lệ các em phấn đấu hơn.
Các bài tập và thủ thuật phổ biến ở giai đoạn này thường có những dạng sau:
a. Đọc trả lời câu hỏi có sẵn trong sách giáo khoa.
Học sinh có thể làm việc theo cặp, theo nhóm. (Hỏi - Đáp)
b. Đọc trả lời câu hỏi do giáo viên soạn ra tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của lớp
mình dạy.
Để kiểm tra mức độ đọc hiểu được kĩ hơn, ngoài những bài tập trong sách giáo
khoa tôi chuẩn bị sẵn ở nhà một số bài tập để học sinh thực hành thêm (tùy theo
từng bài đọc hiểu). Có 3 loại câu hỏi thường được sử dụng:
- Yes/No questions. Loại câu hỏi này rất có ít cho việc kiểm tra đọc hiểu. Học
sinh thường rất dễ trả lời.
- Alternative questions. Đây cũng là loại câu hỏi rất thường được sử dụng để
kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh.
- Wh- questions. Đây là loại câu hỏi có thể gọi là câu hỏi lấy thông tin với hầu
hết Wh- question và cũng có thể trả lời ngắn gọn, bởi lúc này ta chỉ cần kiểm tra
mức độ hiểu bài của học sinh.
c. Một số bài tập phát triễn kỹ năng đọc hiểu.
Sau khi kiểm tra mức độ đọc hiểu học sinh bằng cách cho các câu hỏi, giáo viên
cần đưa ra một số bài tập khác để học sinh luyện tập những gì đã học trong bài đọc:
+ Guess the word in context.
+ Decide whether the following statements are true (T) or false (F).
+ Answer the questions.
+ Scan the passage and complete the sentences.

Các biện pháp nâng cao kỹ năng Reading Comprehension cho học sinh lớp 12


24
+ Complete the table/chart.
+ Find the evidence in the passage to support the statements.
d. Các dạng câu hỏi thường gặp trong bài đọc hiểu chương trình Tiếng Anh 12.
Đối với chương trình Tiếng Anh 12, việc dạy đọc cho học sinh thường chỉ hạn
chế trong phạm vi các kỹ năng căn bản như:
Kỹ năng đọc để tìm ra những thông tin cần thiết (Scanning).
Kỹ năng đọc lướt tổng quát để lấy nội dung chính (Skimming).
Kỹ năng đọc và phán đoán trước khi đọc và trong quá trình đọc (Predicting).
Kỹ năng đoán từ trong ngữ cảnh (Guesing the word in context).
Vì thế, các dạng câu hỏi mà học sinh thường gặp đó là:
+ Câu hỏi ý chính toàn đoạn (main idea questions)
+ Câu hỏi chi tiết trong đoạn văn (detail questions)
+ Chi tiết được nhắc đến trong bài (stated detail questions)
+ Chi tiết không được nhắc đến trong bài (unstated detail questions)
+ Câu hỏi từ vựng (vocabulary questions)
+ Câu hỏi ngụ ý (inference questions)
e. Một số ví dụ minh hoạ về các hoạt động While-reading.
Ví dụ 1: * True / False statements.
Unit 6: FUTURE JOBS - A. Reading
Read the passage and decide whether the following statements are true (T) or
false (F).
1. Try to reduce the feeling of pressure and make a good impression on your
interviewer.
2. Find out as much information as you can about the job and the vacancy.
3. Bring with you a letter of application and your résumés to the interview.
4. Take all your certificates and letters of recommendation with you.

5. Remember to dress neatly and formally.
6. Your voice should be clear and polite.
7. Tell the interviewer about your shortcomings.
8. Remember to say goodbye to the interviewer before leaving the interview.
Các biện pháp nâng cao kỹ năng Reading Comprehension cho học sinh lớp 12


25
Answer:
1T
2T
3F
4T
Ví dụ 2: * Complete the chart.

5T

6T

7F

8T

Unit 4: SCHOOL EDUCATION SYSTEM - A. Reading
Scan the passage and complete the network below.

Suggested answer:

Ví dụ 3: * Answer the questions.
Unit 15: WOMEN IN SOCIETY - A. Reading

Choose the best option A, B, C, or D to answer the following questions.
1. According to the text, what was the main role traditionally accorded to women?
A. Working in education

B. Building houses

C. Taking care of the house and family

D. Working in factories

2. Before the 18th century, what was the attitude of societies towards women’s
intellectual ability?
A. Respectful

B. Supportive

C. Resentful

D. Disbelieving

Các biện pháp nâng cao kỹ năng Reading Comprehension cho học sinh lớp 12


×