Tải bản đầy đủ (.pdf) (296 trang)

Sở thích rủi ro, vốn xã hội và rủi ro cho vay tín dụng vi mô – nghiên cứu thí nghiệm tại vùng đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.18 MB, 296 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------

VŨ ĐỨC CẦN

SỞ THÍCH RỦI RO, VỐN XÃ HỘI VÀ RỦI RO
CHO VAY TÍN DỤNG VI MÔ – NGHIÊN CỨU
THÍ NGHIỆM TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 9340201

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2020


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------

VŨ ĐỨC CẦN

SỞ THÍCH RỦI RO, VỐN XÃ HỘI VÀ RỦI RO
CHO VAY TÍN DỤNG VI MÔ – NGHIÊN CỨU
THÍ NGHIỆM TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG


SÔNG CỬU LONG
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 9340201

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Trương Quang Thông

2. TS. Nguyễn Đức Quang

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2020


i



i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng luận án này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn,
kiểm tra và giúp đỡ của các Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM. Tất cả các
số liệu được sử dụng trong luận án này là do tôi thực hiện, thống kê, khảo sát... hoàn
toàn xác thực và được thực nghiệm tại hiện trường. Các kết quả nghiên cứu được đưa
ra trong luận án này chưa công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước
đây. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về vấn đề này.
Vũ Đức Cần



ii

LỜI CẢM ƠN
Luận án này được thực hiện bằng sự nỗ lực, cố gắng nghiên cứu của bản
thân tác giả. Ngoài ra, tác giả cũng được sự động viên, khuyến khích và giúp đỡ từ
nhiều người trong suốt quá trình thực hiện.
Trước hết, tôi xin được gửi lời ghi nhận và chân thành cảm ơn đến
PGS.TS. Trương Quang Thông – người Thầy đã hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình cho
tôi suốt thời gian 3 năm qua để có được kết quả ngày hôm nay. Tôi cũng xin chân
thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Đức Quang – Đại học
Middlesex, London, Anh Quốc giúp cho tôi về kiến thức chuyên môn cũng như kiến
thức từ thực tế giảng dạy của Thầy. Tôi cũng trân trọng và cám ơn tất cả quý Thầy
Cô Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, Viện Đào tạo Sau Đại học, Khoa Ngân hàng
đã hướng dẫn, giúp đỡ, dìu dắt cho tôi trong suốt quá trình học và nghiên cứu tại
Trường.
Tác giả luận án xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến nhóm công tác TCVM
của Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, các bạn bè, anh em đồng nghiệp đã giúp đỡ
tôi trong việc tổ chức thu thập số liệu, thực hiện các thí nghiệm tại hiện trường và tạo
điều kiện cho tác giả hoàn thành luận án này.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ, động viên
cho tôi thực hiện thành công luận án này.
Vũ Đức Cần


iii

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA ..................................................................................................... 0
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii

MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ x
DANG MỤC HÌNH .................................................................................................xii
TÓM TẮT .............................................................................................................. xiii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ........................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
1.1.1. Sở thích rủi ro và rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM........................ 3
1.1.2. Vốn xã hội và rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM ............................. 6
1.2. Vấn đề nghiên cứu ........................................................................................... 9
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 10
1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 11
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 12
1.6. Những đóng góp của luận án ......................................................................... 12
1.6.1. Về mặt học thuật..................................................................................... 12
1.6.2. Về mặt thực tiễn ..................................................................................... 13
1.7. Kết cấu của luận án ....................................................................................... 14
CHƯƠNG 2: SỞ THÍCH RỦI RO, VỐN XÃ HỘI VÀ RỦI RO CHO VAY TÍN
DỤNG VI MÔ .......................................................................................................... 16
2.1. Sở thích rủi ro và rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM ............................. 16
2.1.1. Lý thuyết triển vọng (Prospect theory) .................................................. 17
2.1.2. Sở thích rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM .................................... 21
2.2. Vốn xã hội và rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM .................................. 24
2.2.1. Vai trò của vốn xã hội ............................................................................ 24


iv

2.2.2. Vốn xã hội và hoạt động cho vay TDVM ..............................................26
2.2.3. Nghiên cứu vốn xã hội tại Việt Nam ......................................................28

2.3. Đo lường hiệu quả và rủi ro hoạt động TCVM .............................................31
2.3.1. Khái niệm TCVM ...................................................................................31
2.3.2. Đo lường và đánh giá rủi ro hoạt động TCVM ......................................32
2.3.2.1. Đo lường hiệu quả hoạt động TCVM .............................................33
2.3.2.2. Rủi ro trong hoạt động cho vay TCVM ..........................................35
2.3.3. Đo lường rủi ro cho vay TDVM dùng trong nghiên cứu này.................40
2.3.3.1. Khái niệm về nợ xấu và các quan điểm về nợ xấu ..........................40
2.3.3.2. Quan điểm về nợ xấu của Việt Nam ...............................................40
2.4. Khung phân tích nghiên cứu ..........................................................................42
2.5. Tóm tắt chương 2 ...........................................................................................43
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................44
3.1. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu ..............................................................44
3.1.1. Phương pháp định tính............................................................................44
3.1.2. Phương pháp định lượng ........................................................................44
3.1.3. Cơ sở chọn địa bàn và chọn mẫu thí nghiệm.............c TCVM. Tập huấn, đào tạo
nghiệp vụ chuyên môn cho lực lượng nhân viên của các tổ chức
TCVM theo chuẩn mực mới nhằm tiếp cận được những kiến thức
mới trên thế giới để vận dụng vào thực tế hoạt động tại tổ chức có
hiệu quả hơn.
✓ Hỗ trợ chuyển đổi các tổ chức TCVM bán chính thức thành
các tổ chức TCVM chính thức, hoạt động chuyên nghiệp có sự
giám sát của NHNN. Đơn giản hóa thủ tục cấp phép thành lập để
tạo điều kiện cho các tổ chức có thể dễ dàng thành lập và hoạt
động TCVM.
✓ Hỗ trợ về đào tạo công nghệ theo chuẩn mới của thế giới, đặc
biệt hiện nay, hoạt động Fintech đang du nhập và phát triển mạnh
tại Việt Nam. Điều này sẽ giúp cho các tổ chức TCVM tiếp cận
được với công nghệ mới, giúp cho hoạt động có hiệu quả, giảm chi
phí, tăng lợi nhuận cho các tổ chức TCVM.
KẾT LUẬN

Thông qua khung lý thuyết, lược khảo về các nghiên cứu trước
đây về TCVM ở ngoài nước và trong nước; thông qua phân tích
thực trạng tình hình phát triển của ngành TCVM tại Việt Nam cho
đến nay; thông qua thí nghiệm thực tế tại hiện trường về sở thích
rủi ro và vốn xã hội đối với hoạt động cho vay của các tổ chức
TCVM, tác giả đã đưa ra những kết luận về ảnh hưởng của sự ưa


32

thích rủi ro và vốn xã hội có tác động và ảnh hưởng đến hoạt động
TCVM. Qua đó, tác giả cũng đưa ra những khuyến nghị, hàm ý về
chính sách đối với Nhà nước, NHNN Việt Nam và các tổ chức hoạt
động TCVM và nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngành
TCVM phát triển bền vững và mạnh mẽ trong tương lai.
Tại Việt Nam TCVM còn khá mới mẻ và các tổ chức TCVM
tham gia cung cấp dịch vụ cũng như lượng khách hàng được tiếp
cận cũng còn hạn chế về nhiều khía cạnh. Trong bối cảnh khó khăn
chung của nền kinh tế và hệ thống các TCTD, các tổ chức TCVM
chính thức và bán chính thức tại Việt Nam vẫn duy trì sự tăng
trưởng khá tốt về tài sản, nguồn vốn và dư nợ. Mô hình hoạt động
của các tổ chức TCVM dần ngày càng đi vào ổn định, theo hướng
chuyên nghiệp hơn, đảm bào cho quá trình quản trị, điều hành
được an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, các tổ chức TCVM hoạt động
còn rời rạc, thiếu tính liên kết; hành lang pháp lý chưa thực sự hỗ
trợ tiếp cận nguồn lực để mở rộng dịch vụ. Hiện nay, các tổ chức
TCVM chính thức đã và đang tiếp cận được các nguồn vốn từ tiền
gửi tiết kiệm của người dân cũng như của các thành viên của tổ
chức, vốn vay của các NHTM, của các tổ chức, cá nhân trong
nước; vốn vay của các tổ chức, ngân hàng nước ngoài cũng như

các nguồn tài trợ không hoàn lại. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng cho
nhu cầu vay vốn vi mô còn rất hạn chế so với thực tế. Hiện đang có
hai xu hướng rõ rệt trong hệ thống TCVM ở Việt Nam: Đó là các
tổ chức TCVM nhỏ và vừa đang nỗ lực tích lũy, gia tăng về quy
mô, sắp xếp lại cơ cấu để mở rộng hoạt động và thu hút khách
hàng; còn các tổ chức TCVM lớn thì cố gắng tái cấu trúc, xây dựng
mô hình hoạt động theo hướng chuyên nghiệp để chuẩn bị các điều
kiện chuyển đổi thành các tổ chức chính thức.


33

Yếu tố tác động và có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành
TCVM gồm cả hai phía là yếu tố bên trong (vi mô) và yếu tố bên
ngoài (vĩ mô). Hiện nay, hành lang pháp lý đã cơ bản tạo nền tảng
và thể chế để phát triển TCVM bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên,
môi trường pháp lý, chính sách vẫn còn thiếu tập trung, chưa đồng
bộ và nhất quán. Một số quy định đối với các tổ chức TCVM được
ban hành dưới góc nhìn và điều chỉnh như đối với các NHTM nên
chưa phù hợp hoàn toàn đối với hoạt động đặc thù của tổ chức
TCVM, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ và ưu đãi đối với các tổ
chức TCVM.
Do vậy, muốn phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững thì tự
bản thân các tổ chức TCVM cũng cần phải tập trung nâng cao năng
lực về cơ sở vật chất, điều hành, về quản trị rủi ro, nguồn vốn,
công nghệ thông tin và nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, Chính phủ và
NHNN cần phải sớm hoàn thiện, ban hành khung pháp lý, quy
định, quy chế, chính sách… phù hợp để có thể quản lý chặt chẽ
cũng như giúp cho các tổ chức TCVM có điều kiện và thuận lợi
nhiều hơn nữa trong hoạt động và cung ứng sản phẩm, dịch vụ

TCVM. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu về vốn TCVM của
những người dân nghèo ở các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo,
vùng có điều kiện khó khăn.
❖ Những hạn chế và gợi ý nghiên cứu tiếp theo:
Hoạt động TCVM hiện đang là vấn đề nổi bật và được sự quan
tâm rất lớn của Nhà nước, NHNN cũng như các tổ chức TCVM vì
nhu cầu vay vốn vi mô của thị trường là rất lớn mà khả năng về
nguồn cung chưa đáp ứng được. Ảnh hưởng của hoạt động TCVM
có tác động lớn đến việc giảm thiểu đói nghèo, tạo công ăn việc
làm, cải thiện đời sống cho một bộ phận lớn người dân nghèo tại
các vùng nông thôn nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện


34

kinh tế khó khăn… Do vậy nghiên cứu về hoạt động TCVM là cần
thiết để Nhà nước, NHNN, các cơ quan có liên quan có những giải
pháp, biện pháp bổ sung và hoàn thiện các thể chế, chính sách giúp
cho các tổ chức TCVM hoạt động có hiệu quả; đáp ứng nhu cầu to
lớn của người dân về vay vốn TCVM và phần nào hạn chế vấn nạn
"tín dụng đen" đang phát triển mạnh mẽ khắp nơi như hiện nay.
Do nguồn kinh phí hạn chế, thời gian nghiên cứu ngắn nên tác
giả mới chỉ khảo sát thí nghiệm tại 6 tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL
và với quy mô mẫu còn nhỏ chỉ 176 người, nên có thể phần nào kết
quả chưa bao quát được toàn bộ vấn đề nghiên cứu. Vấn đề vốn xã
hội cho đến nay còn rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm
và phân loại, trong nghiên cứu này chỉ mới xem xét đến các yếu tố
niềm tin, sự tin cậy và đóng góp cho cộng đồng có tác động thế nào
đến cho vay TCVM. Còn rất nhiều các yếu tố khác của vốn xã hội
mà do điều kiện thời gian, chi phí… mà tác giả chưa tiếp cận và

nghiên cứu được. Trong tương lai nếu có điều kiện sẽ tiếp tục mở
rộng nghiên cứu tại các khu vực khác như miền Trung, miền Bắc
cũng như các nhân tố khác của vốn xã hội để xem xét, đánh giá ảnh
hưởng và tác động của các vấn đề đó đối với cho vay TCVM. Khi
đó nghiên cứu sẽ có những so sánh để xem xét các vấn đề như:
1/. Liệu có sự khác nhau về khu vực, địa lý ảnh hưởng đến sở thích
rủi ro, vốn xã hội đối với rủi ro cho vay TCVM hay không?
2/. Liệu có sự khác nhau về văn hóa vùng miền ảnh hưởng đến sở
thích rủi ro, vốn xã hội đối với rủi ro cho vay TCVM hay
không?
3/. Tác động của yếu tố tôn giáo có ảnh hưởng đến rủi ro cho vay
TCVM hay không?
4/. Các yếu tố quan hệ xã hội, quan hệ với chính quyền địa phương
ảnh hưởng thế nào đến rủi ro cho vay TCVM?


35

5/. Khi người ta giàu lên, không bị áp lực về tài chính, người ta có
xu hướng tiết kiệm và không ưa thích rủi ro hay không? Có tác
động nghịch biến so với giả thuyết hay không?
Đó là những vấn đề cần nghiên cứu tiếp để đưa ra những kết
luận bao quát hơn về tác động và ảnh hưởng của sở thích rủi ro,
vốn xã hội đối với rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM của các
tổ chức TCVM tại Việt Nam.
❖❖❖
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ

1/. Trương Quang Thông, Vũ Đức Cần (2017). TCVM tại Việt
Nam: Thực trạng hoạt động và các hàm ý chính sách. Tạp chí

Công Thương số 11, tháng 10 năm 2017.
2/. Trương Quang Thông, Vũ Đức Cần (2017). Phương pháp khơi
gợi sở thích rủi ro và vốn xã hội thông qua các thí nghiệm
TCVM tại vùng ĐBSCL. Tạp chí Công Thương số 12, tháng 11
năm 2017.
3/. Trương Quang Thông và nhóm nghiên cứu Đại học Kinh tế
TP.HCM (2017). Các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ vay
tín dụng vi mô – Nghiên cứu tại vùng Đồng bằng Sông Cửu
Long. Đề tài nghiên cứu Khoa học cấp cơ sở nghiệm thu ngày
14/11/2017 theo Quyết định số 3290/QĐ-ĐHKT-QLKH ngày
02/11/2017.
4/. Trương Quang Thông (Chủ nhiệm), Vũ Đức Cần (Thành viên).
Lợi ích xã hội, hiệu quả tài chính và các vấn đề chính sách và
thể chế của các hoạt động tài chính vi mô-nghiên cứu thực
nghiệm trên địa bàn tỉnh Long An. Đề tài nghiên cứu Khoa học
cấp tỉnh nghiệm thu ngày 31/08/2018. Hội đồng Tư vấn đánh
giá, nghiệm thu cấp tỉnh, UBND tỉnh Long An .Giấy chứng


36

nhận số 09/2018/SKHCN-GCN ngày 01/11/2018 của Sở Khoa
học và Công nghệ tỉnh Long An.
5/. Trương Quang Thông, Vũ Đức Cần, Phạm Tiến Dũng. Vốn xã
hội và rủi ro tài chính vi mô-Một thí nghiệm kinh tế tại vùng
đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Ngân hàng số 11, tháng 06
năm 2019.
6/. Vũ Đức Cần. Khẩu vị rủi ro và rủi ro tín dụng vi mô-Một
nghiên cứu thí nghiệm tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tạp
chí Ngân hàng số 14, tháng 07/2019.

7/. Quang Thong Truong, Quang Nguyen, Duc Can Vu, Tien Dung
Pham and Thanh Binh Phan (2019). Risk Preference and
Microfinance Default: Evidence from a Field Experiment in
Mekong Delta. Review of Behavioral Economics, 2019, 6:367383.
❖❖❖


SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Freedom – Independence – Happiness

Ho Chi Minh City, February 25th, 2020

INFORMATION ON CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
Thesis Title: "Risk preferences, social capital, and microcredit risks: An
experimental study in the Mekong Delta Region of Vietnam".
- Major: Banking.
- Candidate:

Vũ Đức Cần.

Code: 9340201.
Course: 2015.

- Training Institution: University of Economics Hochiminh City.
- Supervisors:
1. Assoc. Prof. Dr. Trương Quang Thông.
2. Dr. Nguyễn Đức Quang.
Below are theoretical contribution and novel ideas obtained from the research and/or
survey conducted in the study.
1. Theoretical contribution.

To date, the purposeful use has been commonplace of the findings of field experiments
on participants’ behavior by means of pre-designed games to shed some light on socioeconomic issues. This, as a result, has justified the powerful impact of personal behavior
on the social and economic landscape at large. Nevertheless, the technique of field
experiment has yet to be widely applied in investigating behavioral economics in Vietnam.
In this empirical study, the author utilized the method proposed by Eckel and Grossman
(2002) to elicit risk preferences in Risk Game. When it comes to contribution to the
community in Public Goods Game and trust as well as reliability in Trust Game, primarily
taken into account in the methodology was Camerer and Fehr’s (2003) technique. In
Vietnam, in fact, field experimental studies carried out using these methods are still scarce,
especially in examining related issues of behavioral finance and microfinance. In the light
of existing literature, the study conducted a series of experiments typified by those highly
1


selective three games with rewards and penalties in accordance with the current Vietnam’s
actual context and the study locations to capture the effects of different factors on
microcredit risks involving microfinance practices in the Mekong River Delta. In this
respect, meaningfully added to the theoretical bases related to behavioral finance are the
findings on the significant influence of risk preferences and social capital on microcredit
risk confronting microfinance institutions in the Mekong Delta Region.
2. Contribution to practice.
First, a comprehensive overview of the microfinance industry development in Vietnam
suggested that the market's demand for microfinance services, notably microfinance loans
in rural areas, is enormous while this has not been satisfied by formal supply sources.
Currently facing microfinance practices in the country are substantial hardships and
obstacles, which requires actively supportive policies issued by the State. More
importantly, the emergence of financial enterprises and a boom in consumer loans have
brought about adverse consequences in the economy.
Next, on the basis of the theoretical bases and the analytical results of field experiments,
several conclusions were drawn over the effects of risk preferences and social capital on

microfinance activities of credit institutions that offer microfinance loans or microfinance
institutions. Those who contribute more to the community and faithfully give more money
to their partners were found to have less non-performing loans, and the reverse is also true.
An increase in loan size is synonymous with reduced bad debt levels, and no marked
difference was detected in bad debt between urban and rural areas.
Last, policy implications and consequential recommendations were given as regards
both microfinance practices and the advancement of Vietnam’s microfinance industry in
coming years. These issues are also intended to result in better efficiency and contribute
positively to the ongoing process of poverty alleviation in disadvantaged, remote areas and
the economic growth across the country.
PhD candidate's signature

Vũ Đức Cần
2


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 02 năm 2020

TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI
VỀ MẶT HỌC THUẬT, LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN
Tên luận án: “Sở thích rủi ro, vốn xã hội và rủi ro cho vay tín dụng vi mô-Nghiên
cứu thí nghiệm tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long”.
- Chuyên ngành: Ngân hàng.

Mã số: 9340201.

- Nghiên cứu sinh: Vũ Đức Cần.


Khóa: 2015.

- Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
- Người hướng dẫn khoa học:
+ Hướng dẫn 1: PGS.TS Trương Quang Thông.
+ Hướng dẫn 2: TS Nguyễn Đức Quang.
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận, những luận điểm mới rút ra được từ
kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án:
1. Về mặt học thuật và lý luận.
Cho đến nay, việc sử dụng các kết quả thí nghiệm kinh tế tại hiện trường về hành vi của
người tham gia thông qua các trò chơi để đánh giá các vấn đề kinh tế - xã hội đã được các
nhà kinh tế sử dụng rất nhiều. Qua đó thấy được sự tác động đáng kể của hành vi cá nhân
đối với các vấn đề kinh tế cũng như các vấn đề xã hội nói chung. Tuy nhiên, phương pháp
này còn chưa được vận dụng nhiều trong nghiên cứu các vấn đề về kinh tế hành vi tại Việt
Nam.
Trong thí nghiệm của mình, tác giả chọn phương pháp của Eckel và Grossman
(2002) để thực hiện thí nghiệm khơi gợi sở thích rủi ro. Về khơi gợi sở thích xã hội, tác giả
sử dụng thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng (Public Goods Game) và thí nghiệm về lòng
tin (Trust Game) thì dựa theo phương pháp thí nghiệm của Camerer và Fehr (2003). Tại
Việt Nam, các nghiên cứu thí nghiệm thực địa vận dụng các phương pháp này cũng còn
chưa nhiều đặc biệt là trong nghiên cứu về TCHV và TCVM. Tác giả đã vận dụng phương
pháp thí nghiệm sử dụng 3 trò chơi, có chọn lọc và đưa ra các mức thưởng phạt phù hợp
1


với thực tế Việt Nam cũng như địa bàn nghiên cứu để xem xét và đánh giá tác động của
các nhân tố đến rủi ro cho vay TDVM trong hoạt động TCVM ở ĐBSCL. Từ đó bổ sung
một số cơ sở lý luận về TCHV liên quan đến tác động của sở thích rủi ro, vốn xã hội đến
rủi ro cho vay TDVM trong hoạt động TCVM ở ĐBSCL.
2. Về mặt thực tiễn.

Thông qua kết quả nghiên cứu tổng quan về tình hình phát triển của ngành TCVM
tại Việt Nam, rõ ràng là nhu cầu về sử dụng các dịch vụ TCVM tại Việt Nam trong đó có
cho vay TDVM, các món vay nhỏ lẻ, đặc biệt là khu vực nông thôn còn rất lớn mà nguồn
cung cấp chính thức thì lại rất khiêm tốn. Hoạt động của các tổ chức TCVM tại Việt Nam
còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần có sự hỗ trợ tích cực từ những chính sách của Nhà
nước đặc biệt hiện nay, một số đơn vị, cá nhân núp bóng dưới hình thức các công ty tài
chính để hoạt động cho vay tiêu dùng nặng lãi gây ra những bất cập và nhiều hậu quả xấu
cho nền kinh tế.
Từ những cơ sở lý luận và thông qua kết quả phân tích thí nghiệm trực tiếp tại hiện
trường, tác giả đã đưa ra những kết luận về ảnh hưởng của sở thích rủi ro và vốn xã hội có
tác động và ảnh hưởng đến hoạt động cho vay TDVM của các TCTD có hoạt động cho vay
TDVM cũng như các tổ chức TCVM. Những người đóng góp cho cộng đồng nhiều, những
người tin tưởng đưa tiền cho đối tác nhiều thì ít có nợ xấu và ngược lại. Khi quy mô món
vay cao thì tỷ lệ nợ xấu giảm đi, không có sự khác biệt đáng kể về nợ xấu giữa khu vực
thành thị và nông thôn.
Từ những kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra những hàm ý về chính sách có liên
quan đến hoạt động TCVM cũng như đưa ra những kiến nghị để có thể góp phần vào việc
phát triển ngành TCVM ở Việt Nam trong thời gian tới đạt hiệu quả tốt nhất, góp phần vào
công cuộc giảm thiểu đói nghèo tại các vùng có điều kiện khó khăn và phát triển kinh tế
tại Việt Nam.
Nghiên cứu sinh ký tên

Vũ Đức Cần

2



×