Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Kế hoạch thực hiện trung tâm học tập cộng đồng (Hay)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.96 KB, 6 trang )

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH
Xây dựng xã hội học tập trên địa bàn
(Giai đoạn 2008 – 2011)
(Kèm theo quyết định số _______/QĐ-UBND ngày __________
của UBND quận Tân Bình

Xây dựng xã hội học tập là tạo mơi trường, cơ hội và điều kiện thuận lợi để
mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học tập thường xun, liên tục, suốt
đời ở mọi nơi, các cấp học, các trình độ. Xây dựng xã hội học tập nhằm huy động
sức mạnh tổng hợp của tồn xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục. Xây
dựng xã hội học tập dựa trên nền tảng phát triển kinh tế - xã hội, trong đó giáo dục
thường xun đáp ứng u cầu học tập suốt đời của con người, có vai trò quan trọng
và là tiền đề trong việc xây dựng xã hội học tập.
Thực hiện Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg, ngày 18 tháng 05 năm 2005
của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập” giai đoạn
2005 – 2010; Quyết định số 1190/QĐ-UBND, ngày 18 tháng 3 năm 2008 của Ủy
ban nhân dân về ban hành kế hoạch xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2008 – 2010;
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Củ Chi lần thứ 9 về nhiệm vụ giáo dục, đào tạo;
Thơng tri số 24-TT/QU, ngày 24 tháng 12 năm 2007về thực hiện Chỉ thị 11 của Bộ
Chính trị tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác khuyến học, khuyến tài,
xây dựng xã hội học tập, Ủy ban nhân dân dựng Kế hoạch “Xây dựng xã hội học
tập trên địa bàn quận Tân Bình” giai đoạn 2008 – 2010 như sau:

A. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH :
Trong những năm qua, cơng tác giáo dục và đào tạo của quận đã đạt được
những thành tựu đáng kể, góp phần to lớn cho sự nghiệp xây dựng và phát triển
chung của quận. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân đã đặc biệt quan tâm cho sự
nghiệp giáo dục, quan tậm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp cũng như chú


trọng việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên của ngành giáo dục.
Hệ thống giáo dục được mở rộng và đa dạng hoá các loại hình đào tạo
đáp ứng kòp thời nhu cầu học tập của con em nhân dân ở các bậc học , cấp
học ; bên cạnh hệ thống trường công lập phổ thông , đòa bàn quận còn có các
trường lớp ngồi cơng lập (dân lập, tư thục), trường lớp phổ cập, giáo dục
thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp – kỹ thuật :
-Ngành học Giáo dục phổ thông có 34 trường Tiểu học, 16 trường phổ
cập tiểu học ; 12 trường Trung học cơ sở , 5 trường Trung học phổ thông công
lập và 05 trường phổ thơng dân lập, tư thục.
- Ngành học Giáo dục không chính quy: 01 Trung tâm Giáo dục
Thường xuyên .
- Ngành học Giáo dục chuyên nghiệp -Kỹ thuật- Dạy nghề : 1 Trung
tâm Kỹ thuật Tổng hợp – Hướng nghiệp ; 01 Trung tâm dạy nghề ; 01 Trường
Cao đĐẳng kỹ thuật ; 01 Trường Cao đẳng Tiếp thị ( nay nâng cấp thành trường
Đại học ) .
Tuy nhiên, nhu cầu về học tập của người dân ngày càng đa dạng và nâng cao
như học để lấy văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân (Bổ túc văn
hóa, Cao đẳng, Đại học, nghề, tin học, ngoại ngữ); học để nâng cao kiến thức phục
vụ cuộc sống như kiến thức về khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất, kiến thức về
Pháp luật, về chuyển đổi nghề nghiệp, về dịch vụ ..., việc xây dựng xã hội học tập là
yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước nói chung và
quận Tân Bình trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

B. NỘI DUNG KẾ HOẠCH:
I. MỤC TIÊU:
1. Đến cuối năm 2008:
-15 /15 phường hồn thành Phổ cập bậc Trung học với tỷ lệ hiệu quả cao .
- 10/15 phường trong quận có Trung tâm học tập cộng đồng.
2. Đến cuối năm 2009
-15 /15 phường hồn thành Phổ cập bậc Trung học với tỷ lệ hiệu quả cao .

- 13/15 phường trong quận có Trung tâm học tập cộng đồng.
3. Đến cuối năm 2010:
- 100% học sinh bậc Tiểu học và Trung học cơ sở được học 2 buổi/ngày.
- 100% cán bộ, cơng chức cấp quận , 90% cán bộ, cơng chức phường đạt
được trình độ về chun mơn nghiệp vụ, lý luận chính trị, kiến thức về quản lý Nhà
nước, pháp luật, tin học, ngoại ngữ ... theo đúng u cầu nhiệm vụ được phân cơng.
- 50% cơng nhân, người lao động trên địa bàn quận được phổ cập bậc Trung
học và 60 % được đào tạo có tay nghề.
- 50 % dân được học tập kiến thức khoa học và đời sống.
- Duy trì hàng năm đạt chuẩn Quốc gia về chống mù chữ và phổ cập giáo
dục bậc Tiểu họ, bậc Trung học cơ sở, bậc Trung học phổ thơng.

II. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU:
- Tăng cường cơng tác tun truyền, giáo dục trong cán bộ, cơng chức từ cấp
quận đến cấp phường và trong các tầng lớp nhân dân về các Nghị quyết, Chỉ thị, Đề
án, Chương trình hành động, Kế hoạch của Trung ương, Thành phố và quận về
phát triển giáo dục – đào tạo, xây dựng xã hội học; Triển khai thực hiện có hiệu quả
Đề án “xây dựng xã hội học tập” giai đoạn 2005 – 2010 của Chính phủ.
- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện giáo dục chính quy theo Đề án phát triển
giáo dục giai đoạn 2005 – 2010 của thành phố; khuyến khích các hình thức tập (vừa
làm – vừa học; học từ xa; tự học; học tập qua mạng Internet...)
- Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục thường xuyên, bồi dưỡng văn
hóa, dạy nghề... trên địa bàn quận , trong đó chú ý các chương trình chuyển giao
tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân.
- Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 05-
NQ/CP, ngày 18/4/2005 của Chính phủ.
- Củng cố về tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội khuyến học
cấp quận, Hội khuyến học cấp phường, làm nòng cốt trong việc liên kết, phối hợp
các tổ chức, các lực lượng xã hội tham gia tích cực trong việc xây dựng xã hội học
tập; vận động các nhà giáo, nhà khoa học, doanh nhân, kiều bào và các tầng lớp

nhân dân tích cực tham gia các hoạt động khuyến học, khuyến tài.
- Nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo
viên các bậc học trên địa bàn quận, thực hiện đáp ứng yêu cầu cả về số lượng lẫn
chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên trong tình hình mới; Không
ngừng cải tiến phương pháp dạy và học với yêu cầu: “Dạy thực chất – học thực chất
– Thi thực chất”, “Học đi đôi với hành”; Thực hiện chăm lo tốt về đời sống vật
chất, tinh thần cho giáo viên.
- Phát huy và nhân rộng các mô hình học tập đạt hiệu quả cao, các gương gia
đình hiếu học, giáo viên dạy giỏi, học sinh học giỏi, gương người tốt việc tốt trong
phong trào khuyến học, khuyến tài; gắn hoạt động khuyến học, khuyến tài với xây
dựng môi trường giáo dục lành mạnh, với việc xây dựng xã hội học tập,với phong
trào kinh tế giỏi, giảm hộ nghèo, tăng hộ gia đình khá giả, với xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư.
- Tập trung thực hiện nhiệm vụ xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động
các “Trung tâm học tập cộng đồng”phường, phù hợp với tình hình thực tế và điều
kiện về cơ sở vật chất, tạo nguồn nhân lực tại các địa phương.

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
- Triển khai thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị, Chương trình
hành động số 27-CTr/TU, ngày 30/11/2007 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh,
Thông tri số 24-TT/QU ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Quận ủy về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học
tập.
- Triển khai kế hoạch của Ủy ban nhân dân quận về “Xây dựng xã hội học
tập” trên địa bàn quận giai đoạn 2008 – 2010.
- Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng
trong việc thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, đặc
biệt là tuyên truyền, vận động trong ngành, giới mình; Chỉ đạo cán bộ, công chức
trong toàn quận gương mẫu trong học tập để nâng cao trình độ lý luận chính trị,
chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc, tích cực xây dựng gia đình hiếu

học gắn với xây dựng gia đình văn hóa, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân
đưa trẻ đến trường, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng trẻ bỏ học.
- Tập trung củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hội khuyến học
cấp quận, hỗ trợ hoạt động Hội khuyến học các phường ; xây dựng các diễn đàn
giáo dục nhằm tuyên truyền, vận động xã hội hóa giáo dục, đào tạo trên địa bàn
quận.
- Tập trung xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng tại các phường đưa
vào hoạt động có hiệu quả, góp phần xây dựng xã hội học tập trên địa bàn quận.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Phòng Giáo dụcvà Đào tạo, Trung tâm giáo dục thường xuyên quận:
- Tăng cường thực hiện các nội dung đổi mới và nâng cao chất lượng giáo
dục chính qui trên địa bàn quận theo qui định của ngành Giáo dục – Đào tạo.
- Chỉ đạo các đơn vị giáo dục trực thuộc và phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc và các Đoàn thể quận , các Phòng, Ban quận, Ủy ban nhân dân các phường tổ
chức tuyên truyền rộng rãi về mục đích, ý nghĩa và nội dung xây dựng xã hội học
tập trên địa bàn quận; vận động các tầng lớp nhân dân tham gia và hỗ trợ kinh phí
cho việc xây dựng xã hội học tập.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân quận củng cố và nâng cao chất lượng hoạt
động của Hội khuyến học quận , hỗ trợ hoạt động Hội khuyến học các phường; tăng
cường thực hiện các biện pháp phổ cập giáo dục; tham mưu xây dựng 15/15 Trung
tâm học tập cộng đồng tại các phường trong quận (hiện có 10 phường đã xây
dựng Trung tâm học tập cộng đồng là 1,2,3,4,5,9,11,12,13,15); tham mưu thực hiện
công tác đào tạo về trình độ lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên
trên địa bàn quận.
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận về các biện pháp cụ thể có hiệu quả
trong xây dựng xã hội học tập trên địa bàn quận ; phát hiện và đề nghị huyện biểu
dương, khen thưởng kịp thời những mô hình, những nhân tố tích cực trong xây
dựng xã hội học tập, tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận có kế hoạch đưa đi bồi
dưỡng, đào tạo những tài năng trẻ trên địa bàn quận.

- Phối hợp Phòng Tài chính – Kế hoạch quận để thống nhất việc cân đối
nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước theo qui định hiện hành để phục vụ thực
hiện Kế hoạch xây dựng xã hội học tập trên địa bàn quận.
- Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận: tham mưu cho Phòng Giáo dục và
Đào tạo và Ủy ban nhân dân quận về thực hiện phổ cập bậc trung học cho công
nhân tại các công ty, xí nghiệp trên địa bàn (đến năm 2010, có 50% công nhân được
phổ cập bậc trung học)
- Giao Phòng Giáo dục và Đào tạo quận trực tiếp theo dõi, hướng dẫn cơ
quan, đơn vị trên địa bàn quận , các phường trong việc thực hiện kế hoạch xây dựng
xã hội học tập, tổng hợp tình hình, báo cáo định kỳ hàng tháng cho Ủy ban nhân dân
quận (thời gian báo cáo vào ngày 25 hàng tháng), tham mưu xây dựng báo cáo sơ
kết hàng năm và báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch này vào năm 2010.

2. Phòng Nội vụ : Phối hợp các phòng ban quận, Ủy ban nhân dân các
phường tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận về công tác tiếp nhận cán bộ, công
tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ
công chức, đáp ứng yêu cầu công việc (đến năm 2010 đạt được mục tiêu đề ra của
kế hoạch này).

3. Phòng Lao động Thương binh và xã hội : Chủ trì phối hợp Liên đoàn
lao động quận, Phòng Giáo dục va Đào tạo quận, Trường Trung tâm dạy nghề và
các đơn vị có liên quan tuyên truyền, vận đồng và tổ chức các lớp đào tạo nghề cho
người lao động trên địa bàn quận (đến năm 2010 toàn huyện có 60 % công nhân,
người lao động được đào tạo có tay nghề).

4. Phòng Kinh tế : tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận về thực hiện các
biện pháp chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất.

5. Phòng Tài chính – Kế hoạch : Phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo và
các đơn vị có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận phân bổ nguồn kinh

phí thực hiện kế hoạch xây dựng xã hội học tập hàng năm theo quy định.

6. Trường Trung cấp nghề: Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia
hàng năm về đào tạo nghề ngắn hạn, miễn phí cho người lao động; có kế hoạch tổ
chức các lớp đào tạo các ngành, nghề đa dạng cho người lao động, đưa các lớp học
nghề đến các địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia học
nghề.

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể quận: Tăng cường
công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và gia đình tích cực gương mẫu
trong học tập, tham gia xây dựng xã hội học tập bằng nhiều hình thức, góp phần
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trên địa bàn quận.


8. Ủy ban nhân dân các phường :
- Căn cứ kế hoạch này của Ủy ban nhân dân quận, xây dựng và triển khai
thực hiện kế hoạch “Xây dựng xã hội học tập” của địa phương mình; phối hợp các
đơn vị trong quận củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động Hội khuyến học cơ
sở, xây dựng Trung tâm học tập cộng đồng của địa phương mình .
- Tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền xây dựng xã hội học tập bằng
nhiều hình thức đa dạng, phù hợp, vận động các cá nhân, đơn vị trong và ngoài
quận tích cực tham gia công tác xã hội hóa giáo dục, ủng hộ, hỗ trợ vật chất tinh
thần cho công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
- Thực hiện các biện pháp hiệu quả hoàn thành công tác phổ cập giáo dục
bậc Trung học của địa phương mình và duy trì chuẩn Quốc gia về Chống mù chữ,
phổ cập giáo dục bậc học trong những năm tiếp theo.

×