Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

thực trạng về kiểm soát nội bộ tại tổng công ty xi măng việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.88 KB, 11 trang )

thực trạng về kiểm soát nội bộ tại tổng công ty xi măng việt nam.
I. Quá trình hình thành và phát triển của tổng công ty.
Xi măng là một trong những cơ sở công nghiệp được hình thành và phát
triển sớm nhất ở Việt Nam. Cái nôi đầu tiên của nghành xi măng Việt Nam là
nhà máy xi măng Hải Phòng, được khởi công xây dung ngày 25/12/1899. Sau
khi miền bắc dành được hoàn toàn độc lập, nhà máy xi măng Hải Phòng được
khôi phục và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu xi măng phục vụ cho các công
trình quốc phòng và phát triển kinh tế miền bắc.
Sau ngày 30/4/1975, ngoàI nhà máy xi măng Hải Phòng và một số cơ sở
xi măng là đứng, nghành xi măng còn tiếp quản nhà máy xi măng Hà Tiên.
Bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ II (1976 – 1980) để phục vụ cho công
cuộc của đất nước, đảng, chính phủ và bộ xây dựng đã có nhiều chủ trương
đầu tư xây dựng mới nhà máy xi măng Bỉm Sơn và nhà máy xi măng Hoàng
Thạch. Tháng 10/1976, công trường xây dựng nhà máy xi măng Bỉm Sơn đã
được thành lập và triển khai các bước thi công xây dựng với sự giúp đỡ về kỹ
thuật, thiết bị và chuyên gia của Liên Xô, cùng các đơn vị xây lắp của nghành
xây dựng.
Đầu năm 1977, công trương xây dựng nhà máy xi măng Hoàng Thạch
được thành lập và tiến hành thi công xây dựng. Cũng trong năm này, chính phủ
đã phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng mở rộng nhà máy xi măng
Hà Tiên.
Trước nhu cầu cấp bách về xi măng chất lượng cao phục vụ cho công
cuộc xây dựng đất nước, ngày 7/9/1979 hội đồng chính phủ đã ban hành
quyết định số 308/ CP, về việc thành lập liên hiệp các xí nghiệp xi măng Việt
Nam. Ngày 1/4/1980, LHCXN xi măng bắt đầu đi vào hoạt động trong phạm vi
cả nước.
Ngày 28/12/1981, với sự giúp đỡ kỹ thuật của chuyên gia Liên Xô, lò
nung số 1 nhà máy xi măng Bỉm Sơn đã hoạt động và đến ngày 6/11/1983, dây
chuyền số 2 nhà máy xi măng Bỉm Sơn chính thức đI vào hoạt động. Dưới sự
giúp đỡ của các chuyên gia Đan Mạch ngày 3/12/1983 những tấn xi măng
Hoàng Thạch cũng được xuất xưởng. Với kết quả đầu tư đúng hướng, kịp thời


của đảng, chính phủ và bộ xây dựng, hai nhà máy này đã nâng công suất thiết
kế của toàn LHCXN xi măng từ 0,67 triệu tấn/năm lên gần 3 triệu tấn/năm.
Đến năm 1990, LHCXN xi măng đã đát sản lượng 2,406 triệu tấn xi
măng, nộp ngân sách 189,957 tỷ đồng.Năm 1990 công trình mở rộng nhà máy
xi măng Hà Tiên được hoàn thành và ngày 19/12/1990 những tấn clinker đầu
tiên ra là, không cần đội ngũ chuyên gia nước ngoài như trước đây.
Năm 1991, công ty xuất nhập khẩu xi măng được thành lập theo quyết
định của bộ xây dựng.
Năm 1993, bộ xây dựng đã có quyết định đổi tên LHCXN xi măng thành
tổng công ty xi măng Việt Nam và đến ngày 14/11/1994, thủ tướng chính phủ
đã có quyết định số 670/TTg của chính phủ về việc thành lập tổng công ty xi
măng Việt Nam theo quyết định 91/TTg của chính phủ ngày 07/03/1994. Tổng
công ty xi măng Việt Nam có ban cán sự đảng, có HĐQT và được chính phủ xếp
hạng doanh nghiệp đặc biệt.
Kết thúc năm 1995, tổng công ty xi măng Việt Nam đã hoàn thành kế
hoạch sản xuất – tiêu thụ 4,8 triệu tấn xi.
Từ năm 1996 – 2000 tổng công ty xi măng đã đưa vào hoạt động nhà
máy xi măng Bút Sơn, góp vốn liên doanh đầu tư nhà máy xi măng chin Fon
(Hải Phòng), nhà máy xi măng Sao Mai (Hòn Chông), nhà máy bê tông tưới,
nhà máy xi năng Nghi Sơn (Thanh Hoá), một số trạm nghiền với các địa
phương và nâng công suất nhà máy xi măng Bỉm Sơn. Kết thúc kế hoạch 5 năm
1996 – 2000 tổng công ty xi măng đạt tổng doanh thu 30.935 tỷ đồng, nộp
ngân sách nhà nước là 3.900 tỷ đồng.
Hiện nay sản lượng xi măng sản xuất tiêu thụ của tổng công ty xi măng
tương đối ổn định ở mức 18 triệu tấn/năm và đang trong quá trình xây dựng
nhà máy xi măng Tam Điệp.
Một số kết quả hoạt động kinh doanh của tổng công ty xi măng trong
những năm gần đây.
chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
Doanh thu 7076641 7628000 9575000

Lợi nhuận 614000 620600 598000
Nộp ngân sách 674000 913700 899091
II. Đặc điểm bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán ở tổng công ty xi măng Việt Nam được tổ chức theo hình
thức kế toán nửa tập chung, nửa phân tán và tiến hành công tác hạch toán kế
toán theo hình thức sổ nhật ký chung. Sự lựa chọn này phù hợp với quy mô sản
của tổng công ty, với trình độ của các nhân viên kế toán vì kết cấu sổ đơn giản,
dễ ghi chép và có thể đưa các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào sử dụng trong
côn gtác kế toán như máy vi tính.
Bộ máy kế toán của tổng công ty có nhiệm vụ tổ chức hướng đãn, kiểm
tra đôn đốc thực hiện toàn bộ công tác thu thập và xử lý thông tin kế toán,
công tác thống kê trong phạm vi toàn tổng công ty, hướng dẫn và kiểm tra các
phòng ban trong tổng công ty thực hiện đầy đủ các chế độ ghi chép ban đầu.
Thực hiện chế độ hạch toán và chế độ quản lý tài chính, giúp đỡ cơ quan tổng
giám đốc tổ chức thông tin kinh tế và phân tích các hoạt động kinh tế.
Bộ máy kế toán của tổng công ty xi măng gồm 8 người và được chia
thành 2 phòng gồm: trưởng phòng kế toán (kế toán trưởng), 2 phó phòng kế
toán và 5 nhân viên kế toán được tổ chức theo mô hình sau:
Trưởng phòng kế toán
Phó phòng kế toán Phó phòng kế toán
Kế toán viên
Kế toán viên Kế toán viên
Kế toán viên
Kế toán viên
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán.
Trong đó:
- Trưởng phòng kế toán: là người quản lý và chỉ đạo mọi hoạt động, kiểm tra
toàn bộ công tác tài chính kế toán của tổng công ty, tham mưu giúp tổng giám
đốc về các vấn đề liên quan đến tài chính kế toán, đánh giá các phương án kinh
doanh. Trưởng phòng kế toán duyệt các báo cáo quyết toán của các đơn vị

thành viên.
- Hai phó phòng kế toán: giúp trưởng phòng chỉ đạo hoạt động khi trưởng
phòng đi công tác, trong đó: phó phòng 1 quản lý việc tổ chức công tác kế toán
tại tổng công ty còn phó phòng 2 quản lý theo dõi việc tổ chức công tác kế toán
tại các đơn vị thành viên.
- 5 nhân viên kế toán: trong đó 2 nhân viên thuộc sự quản lý của phó phòng 1
thực hiên công tác kế toán tại tổng công ty, còn 3 nhân viên thuộc sự quản lý
Hội đồng quản trị
Cơ quan tổng giám đốc
Phòng kinh tế kế hoạchPhòng thị trường xi măngPhòng thông tin điều độPhòng kế toán thống kê tàI chính
Phòng kỹ thuật Phòng tổ chức lao độngPhòng hợp tác quốc tếPhòng đầu tư xây dựngVăn phòng
Ban thanh tra
của phó phòng 2 thực hiện công việc quản lý công tác kế toán tại các đơn vị
thành viên.
III. các yếu tố có tính môi trường ảnh hưởng đến công tác kiểm
soát nội bộ.
1. Tổ chức bộ máy quản lý.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý là một bộ phận quan trọng của hệ thống
kiểm soát nội bộ. Khi xác lập cơ cấu tổ chức của tổng công ty cũng là lúc hình
thành một biện pháp kiểm tra, kiểm soát tự động giữa các bộ phận.
Bộ máy quản lý của tổng công ty xi măng được mô tả như sau:

×