Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

THAO TAC LAP LUAN SO SANH 11 CB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.92 KB, 25 trang )



@/Bài cũ :

1.Trong chương trình làm văn lớp 10, em đã
được học những thao tác lập luận nào ?
2.Chương trình làm văn 11, chúng ta đã tiếp
tục học và ôn lại thao tác lập luận nào trong văn
nghị luận?
3.Ngoài thao tác lập luận phân tích, diễn dịch,
quy nạp, tổng hợp, trong làm văn nghị luận
chúng ta còn thường sử dụng những thao tác
lập lập nào khác?


Thao tác
LẬP LUẬN SO SÁNH
Tiết 32 – Làm văn


@/ Mục tiêu của bài học :sgk

@/ Nội dung bài học :

A/Tìm hiểu chung về thao tác lập luận so sánh :

I.Tìm hiểu ngữ liệu.

II.Khái niệm, mục đích và yêu cầu của lập luận
so sánh.


B/Cách so sánh :

I.Tìm hiểu ngữ liệu.

II.Quy trình, cách thức thực hiện thao tác lập
luận so sánh.

C/Ghi nhớ

D.Luyện tập củng cố.


A/ Tìm hiểu chung :

I. Tìm hiểu ngữ liệu :

1.Ngữ liệu 1:

Từng nghe nói rằng : Người hiền xuất hiện ở đời
thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu
về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho
thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp,
có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải là
ý trời sinh ra người hiền vậy.

( “Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm )

*Nội dung đoạn văn trên thể hiện nội dung gì?

* Nhận xét về cách lập luận của tác giả trong đoạn

văn?

* Mục đích của cách lập luận ấy?


- Nội dung đoạn văn nói về mối quan hệ
giữa người tài và thiên tử.

- Cách lập luận của tác giả : dùng cách so
sánh :

+Người hiền như ngôi sao sáng trên trời.

+Sao sáng phải tụ về Bắc Đẩu  người
hiền phải làm sứ giả cho thên tử.

- Mục đích của cách lập luận nhằm :
Khẳng định vai trò, trách nhiệm của
người hiền với thiên tử và cuộc đời.


2. Ngữ liệu 2 :

- Đối tượng so sánh và đối tượng được so sánh trong
đoạn văn :

+Đối tượng được so sánh : Là bài “Văn chiêu hồn”

+Đối tượng so sánh là Chinh phụ ngâm, Cung oán
ngâm khúc; Truyện Kiều.


- Mục đích so sánh: Tìm ra những nét giống nhau và
những nét khác nhau giữa “Văn chiêu hồn” với các
tác phẩm được đưa ra làm đối tượng so sánh.

+ Gíông nhau : cùng thể hiện lòng yêu thương với
con người.

+Khác nhau: Chỉ riêng “Văn chiêu hồn” là bàn đến
cả loài người trong một vùng địa dư “xưa nay ít ai
động tới : cõi chết”.


*Như vậy, ở 2 đoạn văn trên người viết đã làm
công việc so sánh một cách cụ thể. Nhưng có
phải cứ làm công việc so sánh là có ngay được
lập luận so sánh hay không? Vì sao?

- Để có một lập luận so sánh, người viết ( hay
người nói ) dĩ nhiên phải làm công việc so sánh.
Không có sự so sánh, không thể có lập luận so
sánh.

- Song để hình thành một lập luận so sánh, cần
phải tiến hành lập luận ( nghĩa là phải dùng so
sánh làm cách thức chủ yếu để tổ chức, gắn kết các lý
lẽ và dẫn chứng ) nhằm làm sáng tỏ cho
luậnđiểm .



*Theo em, hai đoạn ngữ liệu vừa xem xét có thể xem là một
lập luận so sánh không ? Vì sao?

- Đoạn văn 1 viết nhằm để nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm
của người hiền với đất nước .

 Luận điểm ấy được làm sáng tỏ bằng cách so sánh hình
ảnh người hiền như sao sáng và quan hệ của người hiền với
Thiên tử như quy luật của tinh tú.

-Đoạn văn 2 viết để làm sáng tỏ luận điểm về sự đặc sắc của
bài Văn chiêu hồn trong niềm rung động về thân

phận con người.

+Luận điểm ấy được làm sáng tỏ

bằng cách so sánh Văn chiêu hồn

với các kiệt tác cũng nói về

niềm thương xót cho những kiếp người.


+ Các lý lẽ so sánh ( nhất là về sự khác nhau)
được tổ chức, sắp xếp thật rõ ràng, hợp lý, có
sức thuyết phục :

“Chinh phụ ngâm,Cung oán ngâm khúc mới
bàn đến một hạng người, Truyện Kiều nói đến

cả xã hội người, nhưng phải tới Văn chiêu hồn
ta mới thấy niềm xót xa cho cả loài người ; các
tác phẩm khác chỉ nói về con người trong cõi
sống, chỉ Văn chiêu hồn mới động đến con
người trong cõi chết”

 Đoạn văn là một lập luận so sánh điển hình.




II/ Khái niệm, mục đích và yêu cầu của thao tác lập
luận so sánh :

1. Khái niệm:

*Từ việc tìm hiểu các ngữ liệu trên, em hãy cho biết :
Thế nào là lập luận so sánh ?

- Lập luận so sánh là một kiểu lập luận nhằm đối
chiếu hai hay nhiều sự vật hoặc các mặt trong cùng
một sự vật, hiện tượng… để chỉ ra những nét giống
nhau hoặc khác nhau giữa chúng.

Từ đó, thấy được đặc điểm

và giá trị của mỗi sự vật,

hiện tượng được so sánh.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×