Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH ACAGROUP THỰC HIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567 KB, 50 trang )

THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG
KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ
VẤN TÀI CHÍNH ACAGROUP THỰC HIỆN
2.1. Áp dụng chương trình kiểm toán hàng tồn kho do Công ty ACAGroup
thực hiện tại Công ty ABC
2.1.1. Khảo sát, đánh giá khách hàng và ký hợp đồng kiểm toán
Công ty ABC là khách hàng thường xuyên của Công ty ACAGroup nên Công
ty đã nắm bắt được các thông tin về hoạt động của khách hàng. Việc khảo sát, đánh
giá khách hàng đã được KTV thực hiện từ những năm trước. Do đó, KTV chỉ cần
nghiên cứu Hồ sơ kiểm toán chung để tìm hiểu thêm các thông tin về khách hàng
cũng như những thay đổi quan trọng có thể ảnh hưởng tới cuộc kiểm toán. Thực hiện
kiểm toán cho Công ty ABC năm nay bao gồm bốn KTV trong đó có trưởng nhóm
kiểm toán đã thực hiện kiểm toán cho năm ngoái. Vì chu trình hàng tồn kho là chu
trình phức tạp nên trưởng nhóm kiểm toán chịu trách nhiệm cho chu trình này. Chủ
nhiệm kiểm toán chịu trách nhiệm lập kế hoạch, xây dựng chương trình kiểm toán,
hướng dẫn, rà soát công việc của các KTV khác.
Sau khi có được những thông tin tổng quát cũng như những đánh giá chung về
khách hàng, Công ty ACAGroup và Công ty ABC tiến hành kí kết hợp đồng với các
điều khoản được quy định cụ thể trong Hợp đồng kiểm toán (Phụ lục số 01).
2.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và xây dựng chương trình kiểm toán
2.1.2.1. Tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng
Hình thức sở hữu vốn:
Công ty ABC là doanh nghiệp cổ phần được thành lập từ việc cổ phần hoá
doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số 155/2003/QĐ-BCN ngày 01 tháng 10 năm
2003 của Bộ Công nghiệp. Ngày 20 tháng 11 năm 2003, Công ty đăng ký trở thành
một Công ty cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp Việt Nam; giấy phép đăng ký
kinh doanh số 4103001932 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp.
Đào Thị Nhung Lớp kiểm toán 46B
1
Tổng số vốn điều lệ của Công ty được đăng ký theo giấy phép kinh doanh là
159,000,000,000 đồng. Trong đó, phần vốn Nhà nước góp là 79,520,000,000 đồng


(chiếm 50.01%), vốn do các nhà đầu tư trong nước góp là 16,740,000,000 đồng
(chiếm 10.53%), vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài là 62,740,000,000 đồng
(chiếm 39.46%).
Trong năm 2007, phần vốn Nhà nước có tỷ lệ là 50.01% do Bộ Công nghiệp
nắm giữ đã được chuyển cho cổ động đại diện Nhà nước là Tổng Công ty Đầu tư và
Kinh doanh Vốn Nhà nước.
Ngành nghề kinh doanh và hoạt động chính:
- Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành, sữa tươi, nước giải khát, sữa
hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng và các sản phẩm từ sữa khác;
- Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, nguyên liệu;
- Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì.
2.1.2.2. Tìm hiểu môi trường kiểm soát
- Triết lý kinh doanh: mong muốn sản phẩm của minh được yêu thích nhất ở
mọi khu vực, lãnh thổ nên Công ty ABC luôn xem chất lượng và sáng tạo là bạn đồng
hành của Công ty, xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của
khách hàng. Qua tìm hiểu và kết hợp với những thông tin đã thu thập được từ cuộc
kiểm toán năm trước, KTV đánh giá việc lập và thực hiện kế hoạch sản xuất, dự toán
ngân sách và lợi nhuận được thực hiện khá chặt chẽ.
- Cơ cấu tổ chức, quản lý: Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty bao gồm Đại
hội đồng Cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc và Ban kiểm soát.
- Tổ chức bộ máy quản lý: Công ty ban hành một hệ thống quản lý mà theo đó
bộ máy quản lý sẽ chịu trách nhiệm và nằm dưới sự lãnh đạo của Hội dồng quản trị.
Công ty có một Tổng Giám đốc, năm Phó Tổng Giám đốc và một Kế toán trưởng do
Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc có thể đồng
thời cùng là thành viên Hội đồng quản trị và do Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc bãi
miễn thoe một nghị quyết được thông qua một cách hợp thức.
Đào Thị Nhung Lớp kiểm toán 46B
2
Theo đề nghị của Tổng Giám đốc và sự chấp thuận của Hội đồng quản trị,
Công ty sẽ có số lượng nhất định những người quản lý cần thiết và thích hợp để thực

hiện các cơ cấu và thông lệ quản lý Công ty do Hội đồng quản trị đề xuất tuỳ từng
thời điểm. Người quản lý phải có sự mẫn cán cần thiết để các hoạt động và tổ chức
của Công ty đạt được các mục tiêu để ra.
- Chính sách nhân sự: Tổng Giám đốc sẽ phải lập một kế hoạch để Hội đồng
quản trị thông qua về các vấn đề liên quan đến việc tuyển dụng, lao động, buộc thôi
việc, lương bổng, bảo hiểm xã hội, phúc lợi, khen thưởng và kỷ luật đối với người
quản lý và người lao động cũng như các mỗi quan hệ của Công ty với các tổ chức
Công đoàn được công nhận theo các chuẩn mực, thông lệ và chính sách quản lý tốt
nhất, những thông lệ, chính sách, quy định, quy chế của Công ty và pháp luật.
Tổng số nhân viên của Công ty ABC tại ngày 31 tháng 12 năm 2007 là 3,981
nhân viên, tăng 823 nhân viên so với năm 2006.
2.1.2.3. Tìm hiểu công tác kế toán
Phần này được lưu tại chỉ mục A500: “Tìm hiểu hệ thống kế toán của khách
hàng”.
Công ty ABC tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung để phù
hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh. Theo hình thức này, toàn bộ công tác kế toán
trong Công ty được tiến hành tập trung ở phòng tài chính kế toán. Các tổ sản xuất
không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ đạo theo dõi kiểm tra công tác hạch toán
ban đầu thu thập, ghi chép vào các sổ sách nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các tổ sản
xuất.
Cơ sở lập báo cáo tài chính:Báo cáo tài chính kèm theo được trình bày bằng
Đồng Việt Nam (VND), theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các Chuẩn mực Kế
toán Việt Nam, Hệ thống Kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế
toán tại Việt Nam.
Năm tài chính: Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết
thúc vào ngày 31 tháng 12.
Đào Thị Nhung Lớp kiểm toán 46B
3
Chế độ kế toán: Công ty ABC áp dụng quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20
tháng 03 năm 2006 do Bộ Tài chính ban hành về chế độ kế toán doanh nghiệp.

Hình thức kế toán: Công ty ABC áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ để ghi
chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Hàng tồn kho: HTK được thể hiện theo giá thấp hơn khi so giữa giá gốc và giá
trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc được xác định theo có sở bình quân gia
quyền và bao gồm tất cả các chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí khác để
mang HTK đến đúng điều kiện và địa điểm hiện tại của chúng. Trong trường hợp các
sản phẩm được sản xuất, giá gốc bao gồm tất cả các chi phí trực tiếp và chi phí sản
xuất chung dựa trên các cấp độ hoạt động bình thường. Giá trị thuần có thể thực hiện
được là giá mà theo đó HTK có thể được bán trong chu kỳ kinh doanh bình thường
trừ đi số ước tính về chi phí hoàn tất và chi phí bán hàng. Khi cần thiết thì dự phòng
được lập cho HTK bị lỗi thời, chậm lưu chuyển và khiếm khuyết.
2.1.2.4. Thực hiện các bước phân tích tổng quát
KTV tiến hành phân tích sơ bộ BCTC bằng cách lập bảng so sánh các trị số
năm nay với năm trước của cùng một chỉ tiêu như doanh thu thuần, giá vốn hàng bán,
lợi nhuận gộp… để đánh giá mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. Kết quả của công
việc này được lưu tại chỉ mục A600 – Đánh giá sơ bộ số liệu trên Báo cáo Tài chính.
Bảng 2.1. Phân tích sơ bộ BCTC của Công ty ABC
Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2006
Chênh lệch
Số tuyệt đối Số tương
Đào Thị Nhung Lớp kiểm toán 46B
4
đối
(%)
1. Doanh thu thuần
(VNĐ)
661,910,200,000 563,878,400,000 98,031,800,000 17.39
2. Giá vốn hàng bán
(VNĐ)
501,263,200,000 437,979,600,000 63,283,600,000 14.45

3. Lợi nhuận gộp
(VNĐ)
160,647,000,000 125,898,800,000 34,748,200,000 27.60
4. Hàng tồn kho
(VNĐ)
96,582,600,000 108,150,100,000 (11,567,500,000) (10.70)
5. Tỷ lệ lãi gộp
(%)
0.2427 0.2233 0.0194 8.07
6. Tỷ lệ vòng quay HTK
(%)
4.8968 4.1474 0.7494 18.07
Dựa vào các chỉ tiêu trên kết hợp với những thông tin KTV thu thập được,
KTV xác định: năm 2007 lợi nhuận gộp tăng 27.60% so với năm 2006 do doanh thu
thuần tăng 17.39% trong khi đó giá vốn hàng bán chỉ tăng 14.45%; HTK được duy trì
ổn định, chỉ giảm 10.70% so với năm 2006 là do cuối năm 2006, Ban Giám đốc dự
đoán giá của sữa nguyên chất và sữa bột hai quý đầu năm 2007 tăng cao, đồng thời
nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm lớn vào đầu năm 2007 nên quyết định nhập
với số lượng lớn hai loai nguyên vật liệu này.
2.1.2.5. Xác định mức độ trọng yếu
Mức độ trọng yếu là giá trị của sai sót dự tính nếu có thì sẽ gây ảnh hưởng tới
tính sát thực của việc trình bày thông tin trên BCTC từ đó ảnh hưởng tới quyết định
của người sử dụng BCTC.
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán đánh giá mức
độ trọng yếu PM (Planning Materiality) để ước tính mức độ sai sót của Báo cáo tài
chính có thể chấp nhận được. Để thuận lợi cho việc xác định mức độ trọng yếu, Công
ty đưa ra tỉ lệ chung và tuỳ vào từng doanh nghiệp cụ thể, chủ nhiệm kiểm toán dựa
vào tỷ lệ đó để xác định mức độ trọng yếu cho doanh nghiệp đó:
Với các Công ty cổ phần tham gia thị trường chứng khoán, mức trọng yếu
được xác định bằng 5% đến 10% tổng thu nhập sau thuế.

Với các Công ty không tham gia thị trường chứng khoán, mức trọng yếu được
xác định bằng:
- 2% tổng tài sản lưu động hoặc vốn chủ sở hữu.
Đào Thị Nhung Lớp kiểm toán 46B
5
- 10% lợi nhuận sau thuế với giả thiết doanh nghiệp hoạt động liên tục.
- Từ 0.5% đến 3% tổng doanh thu. Tỉ lệ này phụ thuộc vào mức doanh thu
của doanh nghiệp và được thể hiện trên bảng 2.2.
Bảng 2.2. Tỷ lệ tính PM theo doanh thu
Doanh thu (USD) Tỷ lệ quy định
0 tới 500.000 0.030
600.000 0.025
700.000 0.023
800.000 0.020
900.000 0.018
1.000.000 0.017
2.000.000 0.016
6.000.000 0.015
10.000.000 0.012
15.000.000 0.010
30.000.000 0.009
50.000.000 0.008
100.000.000 0.007
300.000.000 0.006
Từ 1.000.000.000 trở lên 0.005
Đối với các Công ty là chi nhánh của công ty xuyên quốc gia mà Hãng cũng
được bổ nhiệm làm kiểm toán viên, mức độ trọng yếu thường được xác định trên cơ
sở doanh thu và mức độ cao hơn hai bậc so với doanh nghiệp không tham gia thị
trường chứng khoán ở ngang bậc. Tuy nhiên, mức độ trọng yếu này luôn phải nhỏ
hơn mức độ trọng yếu được xác định cho Công ty mẹ.

Khi đã xác định được mức độ trọng yếu PM, kiểm toán viên tính toán giá trị
trọng yếu chi tiết MP (Monetary Precision) dựa vào kết quả ước tính mức độ trọng
yếu: MP bằng 80% đến 90% PM. Giá trị trọng yếu chi tiết được sử dụng để xác định
Đào Thị Nhung Lớp kiểm toán 46B
6
sai số chấp nhận được đối với các giá trị chênh lệch ước tính khi kiểm tra, phân tích
số dư mỗi khoản chi tiết.
Nhóm kiểm toán sẽ được thông báo về mức độ trọng yếu chung của toàn Báo
cáo tài chính để từ đó xác định giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được đối với
khoản mục kiểm toán của mình.
Để xác định mức độ trọng yếu PM và giá trị trọng yếu chi tiết MP, Công ty
ACAGroup xây dựng cho mình một phần mềm tính toán riêng. Với mỗi cuộc kiểm
toán, KTV chỉ cần nhập giá trị doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế, tài sản lưu động
hoặc vốn chủ sở hữu của khách hàng, chương trình này sẽ đưa ra kết quả PM và MP
cho KTV.
Với Công ty ABC, mức độ trọng yếu được xác định dựa vào doanh thu. Trong
năm 2007, Công ty có tổng doanh thu thuần là 661,910,200,000 VNĐ. Tỷ giá giao
dịch tại thời điểm ngày 31/12/2007 là 16,114 VNĐ/1USD. Như vậy, tổng doanh thu
quy đổi ra USD là 41,000,384.04 USD. Với mức doanh thu này, chương trình đưa ra
tỷ lệ tính PM theo doanh thu cho Công ty ABC là 0.0085.
Đồng thời chương trình cũng đưa ra các giá trị:
PM = 41,000,384.04 * 0.0085 = 348,503.26 USD
Tương đương với 5,615,781,602 VNĐ
MP = PM * 80% = 5,615,781,602 * 80% = 4,492,625,282 VNĐ.
2.1.2.6. Xây dựng kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng
Sau khi có những thông tin và đánh giá cần thiết, KTV lập kế hoạch kiểm
toán. Kế hoạch kiểm toán bao gồm các vấn đề:
- Lịch kiểm toán chi tiết: dự kiến về thời gian gặp mặt, trao đổi với khách hàng,
thời gian tiến hành kiểm toán chi tiết BCTC cũng như thời gian lập dự thảo
Báo cáo kiểm toán và phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức.

- Đoàn kiểm toán: dự kiến về các thành viên sẽ tham gia cuộc kiểm toán.
- Những vấn đề liên quan đến cuộc kiểm toán, đề nghị Công ty chuẩn bị và cung
cấp.
Đào Thị Nhung Lớp kiểm toán 46B
7
Kế hoạch kiểm toán được lập thành hai bản, một bản gửi tới Công ty ABC,
một bản được lưu tại chỉ mục C210.
2.1.2.7. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho
Từ những thông tin thu được, KTV tiến hành đánh giá hệ thống kiểm soát nội
bộ của Công ty ABC đối với chu trình hàng tồn kho. Việc đánh giá được thể hiện
trong bảng sau:
Bảng 2.3. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho
Bước công việc Có Không
1. Có thực hiện kiểm kê HTK đúng quy định không? v
2. Có mang HTK đi thế chấp hay không? v
3. Địa điểm kho có an toàn không? v
4. Thủ kho có được đào tạo nghiệp vụ không? v
5. Các phiếu nhập, xuất kho có được ghi sổ kịp thời không? v
6. Phương pháp xác định giá trị HTK có nhất quán không? v
7. Có thực hiện việc tính giá thành sản phẩm tồn kho không? v
Kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty ABC hoạt động ở mức trung
bình..
2.1.2.8. Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
Sau khi tìm hiểu, phân tích, đánh giá về quy trình xử lý dữ liệu kế toán, về
việc áp dụng công nghệ thông tin trong quy trình này, về quy trình và các thủ tục thực
hiện trong các chu trình hàng tồn kho, chu trình Tài sản cổ định, chu trình quản lý
nhân sự và chi phí tiền lương…, KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức cao, rủi ro
kiểm soát được đánh giá ở mức trung bình. Đồng thời, dựa vào kết luận của cuộc
kiểm toán năm 2006 tại Công ty ABC là thực hiện kiểm toán không dựa vào
HTKSNB của đơn vị để thu thập bằng chứng kiểm toán, KTV sẽ tập trung thực hiện

các thử nghiệm cơ bản với số lượng lớn trong quá trình kiểm toán chu trình hàng tồn
kho. Các công việc KTV cần thực hiện được thể hiện cụ thể trong chương trình kiểm
toán.
Bảng 2.4. Chương trình kiểm toán HTK tại Công ty ABC
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH Tham chiếu E430
CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN
HÀNG TỒN KHO
Đào Thị Nhung Lớp kiểm toán 46B
8
Tên khách hàng: Công ty ABC Niên độ kế toán: Từ 01/01 đến 31/12/07
Đã được xem xét bởi:
Nhóm trưởng: Ngày:
Trưởng (Phó) phòng: Ngày:
Giám đốc (Phó Giám đốc): Ngày:
I. Tài liệu yêu cầu khách hàng cần chuẩn bị:
- Biên bản kiểm kê có sự chứng kiến của KTV.
- Báo cáo nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá.
- Sổ cái, sổ chi tiết HTK.
- Nhật ký mua hàng.
- Kế hoạch tài chính năm.
II. Thủ tục kiểm toán
Trình tự kiểm toán
Tham
chiếu
Người thực
hiện, ngày
tháng
A. Thủ tục phân tích
1. Xem xét sự biến động của từng loại hàng tồn kho năm nay với năm trước để
phát hiện những biến động bất thường. Tìm hiểu nguyên nhân các biến động

này.
2. So sánh giá vốn thành phẩm năm nay so với năm trước và với kế hoạch xem có
biến động hay không. Nếu có, tìm nguyên nhân biến động này.
3. Tính và so sánh tỷ lệ các yếu tố cấu thành nên giá vốn thành phẩm trên GVHB,
doanh thu của năm nay so với năm trước để đánh giá tính hợp lý của các yếu tố
này.
B. Thủ tục kiểm tra chi tiết
1. Đọc lại hồ sơ kiểm kê, tìm hiểu cách thức lưu kho và quản lý kho hàng.
2. Thu thập danh mục HTK cuối kỳ, Đối chiếu số lượng trên danh mục này với
biên bản kiểm kê có sự chứng kiến của KTV.
3. Chọn một số loại HTK kiểm tra phương pháp tính giá xuất kho xem có nhất
quán với năm trước và phù hợp với chính sách kế toán hay không.
4. Xem xét cách tính chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ. Kiểm tra tính
đầy đủ của việc tính giá thành đơn vị.
5. Kiểm tra lại việc lập dự phòng giảm giá HTK cuối kỳ.
6. Chọn một số nghiệp vụ trước và sau ngày kết thúc niên độ để đảm bảo việc ghi
chép đầy đủ và đúng.
7. Đối chiếu số liệu đầu năm trên sổ cái, sổ chi tiết vật tư với số liệu đã kiểm toán
năm trước.
8. Đối chiếu số liệu giữa Bảng cân đối số phát sinh với Báo cáo nhập - xuất - tồn.
9. Xem xét việc trình bày và công bố HTK trên BCTC.
C. Các thủ tục bổ sung (nếu có)
2.1.3. Thực hiện kiểm toán
Theo chương trình kiểm toán mà KTV đã xây dựng, trong giai đoạn thực hiện
kiểm toán, KTV triển khai theo hướng sử dụng ngay các thử nghiệm cơ bản bao gồm
các thủ tục phân tích và các thủ tục kiểm tra chi tiết.
2.1.3.1. Thực hiện thủ tục phân tích
Đào Thị Nhung Lớp kiểm toán 46B
9
Khi thực hiện các thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán HTK tại Công ty

ABC, KTV không xây dựng mô hình để dự đoán số dư tài khoản hiện tại cũng như
những thay đổi so với số dư của năm trước mà thực hiện tính toán các chỉ tiêu dựa
vào kinh nghiệm của mình. KTV tiến hành thu thập các thông tin về doanh thu, chi
phí kinh doanh, chi tiết số dư các khoản mục HTK cuối kỳ để tính toán các chỉ tiêu
và xem xét sự biến động và phát hiện những điểm bất thường, tìm ra nguyên nhân và
có hướng xử lý kịp thời.
Kết quả phân tích được thể hiện trên giấy tờ làm việc của KTV.
Đào Thị Nhung Lớp kiểm toán 46B
10
Bảng 2.5. Tài liệu làm việc của KTV số A1
Member of Kreston International
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
AUDIT AND FINANCIAL CONSULTING COMPANY &
ASSOCIATES
Khách hàng: Công ty ABC
Kỳ kế toán: 01/01 – 31/12/2007
Công việc: Thực hiện thủ tục phân
tích
Người thực hiện: PCT Ngày 13/02/2008
Người kiểm tra:
Chỉ tiêu
Năm 2007
(VNĐ)
Năm 2006
(VNĐ)
Năm 2007 so với năm 2006
Số tuyệt đối
(VNĐ)
Số tương đối
(%)

Giá vốn hàng bán 501,263,200,000 437,979,600,000 63,283,600,000 14.45
- Giá vốn của thành phẩm
đã cung cấp
457,247,300,000 422,306,300,000 34,941,000,000 8.27
CP NVLTT 417,617,676,509 385,861,266,310 31,756,410,199 8.23
CP NCTT 13,840,875,771 11,824,576,400 2,016,299,371 17.05
CP SXC 25,788,747,720 24,620,457,290 1,168,290,430 4.75
- Giá vốn của hàng hoá đã
cung cấp
8,890,300,000 15,268,600,000 (6,378,300,000) (41.77)
- Giá vốn của dịch vụ đã
cung cấp
219,700,000 404,700,000 (185,000,000) (45.71)
- Giá vốn tài sản bán cho
SABMiller
33,451,800,000 - 33,451,800,000
- Dự phòng giảm giá HTK 1,454,100,000 - 1,454,100,000
Hàng tồn kho 96,582,600,000 108,150,100,000 (11,567,500,000) (10.70)
- Hàng mua đang đi đường 7,533,100,000 16,643,200,000 (9,110,100,000) (54.74)
- Nguyên vật liệu tồn kho 72,049,600,000 71,133,600,000 916,000,000 1.29
- Công cụ, dụng cụ trong
kho
1,294,600,000 71,400,000 1,223,200,000 1,713.17
- Hàng hoá tồn kho 441,800,000 529,100,000 (87,300,000) (16.50)
- Thành phẩm tồn kho 16,717,600,000 19,772,800,000 (3,055,200,000) (15.45)
- Dự phòng giảm giá HTK (1,454,100,000) - (1,454,100,000)
Đào Thị Nhung Lớp kiểm toán 46B
11
- Giá vốn hàng bán năm 2007 tăng 63,283,600,000 đồng (tức tăng 14.45%) so với năm 2007 do giá vốn của thành
phẩm đã cũng cấp tăng 34,941,000,000 đồng (tức 8.27%), giá vốn tài sản bán cho SABMiller là 33,451,800,000 đồng

(đây là tài sản hoàn thành từ xây dựng cơ bản dở dang và hoạt động bán tài sản được thực hiện theo hợp đồng liên
doanh với SABMiller).
- Quý I và 2 tháng cuối năm 2007, nhu cầu tiêu thụ sữa tăng cao do mức sống của người dân được nâng lên. Vì vậy,
Công ty chú trọng tới việc sản xuất các loại sữa tươi, sữa bột dinh dưỡng dẫn đến giá vốn của thành thẩm đã cung cấp
tăng cao, hàng hoá và dịch vụ cung cấp giảm làm giá vốn tương ứng giảm.
Tỷ lệ của các yếu tố cấu thành giá vốn của thành phẩm đã cung cấp:
Chỉ tiêu Năm 2007 (%)
Năm 2006
(%)
Chênh lệch
(%)
CP NVLTT/Giá vốn thành phẩm đã cung cấp 91.33 91.37 - 0.04
CP NCTT/Giá vốn thành phẩm đã cung cấp 3.03 2.80 0.23
CP SXC/Giá vốn thành phẩm đã cung cấp 5.64 5.83 - 0.19
- Hàng mua đang đi đường năm 2007 giảm 9,110,100,000 đồng (tức giảm 54.74%) so với năm 2006 do nguyên vật
liệu đầu vào và công cụ, dụng cụ Công ty mua vào cuối năm 2006 về nhập kho và đưa vào sản xuất sản phẩm, trong
khi đó các loại vật tư này Công ty ty mua vào cuối năm 2007 để phục vụ cho hoạt động sản xuất năm 2008 phần lớn
đã được nhập kho làm công cụ dụng cụ trong kho tăng 1,223,200,000 đồng, tăng 1,713.17% so với năm 2006.
2.1.3.2. Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết
- Quan sát kiểm kê vật chất HTK:
Theo như hợp đồng đã ký, vào cuối niên độ kế toán KTV sẽ tham gia giám sát
cuộc kiểm kê HTK cùng với những người có trách nhiệm của Công ty ABC. Vì số
lượng HTK nhiều và khoản mục kiểm kế rất lớn kết hợp với kết luận về HTKSNB
đối với khoản mục HTK tại Công ty ABC là tương đối hiệu quả nên KTV tiến hành
chọn mẫu khoản mục HTK để kiểm kê thực tế. Kết thúc kiểm kê, KTV tiến hành đối
chiếu kết quả kiểm kê với số liệu sổ sách thấy khớp đúng.
Kết quả của việc quan sát kiểm kê được thể hiện cụ thể trên giấy tờ làm việc
của KTV.
Bảng 2.6. Tài liệu làm việc của KTV số A2
Đào Thị Nhung Lớp kiểm toán 46B

12
Member of Kreston International
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
AUDIT AND FINANCIAL CONSULTING COMPANY &
ASSOCIATES
Khách hàng: Công ty ABC
Kỳ kế toán: 01/01 – 31/12/2007
Công việc: Quan sát kiểm kê vật chất HTK
Người thực hiện: PCT Ngày 13/02/2008
Người kiểm tra:
Kết quả kiểm kê:
STT Khu vực Diễn giải ĐVT Số thực tế Số sổ sách
Chênh
lệch
Ghi
chú
1 Kho sữa bột
Sữa bột nguyên liệu Tấn 862.60 862.60 0
Sữa bột VIA Tấn 1,241.93 1,241.93 0
Bột dinh dưỡng 3R Tấn 362.00 362.00 0
2
Xưởng sản
xuất bao bì
Túi PE loại 1kg Tấn 578.00 578.00 0
Dây khâu bao Kg 2,381.00 2,381.00 0
Giấy bóng kính Tờ 304.00 304.00 0
3
Kho sữa đậu
nành
Đậu nguyên liệu Tấn 27.60 27.60 0

Sữa đậu nành VM Thùng 86.00 86.00 0
4 Kho dụng cụ Hộp chức ngăn E-7 Thùng 41.00 41.00 0

HTK được kiểm kê khớp đúng với sổ sách.
- Phân tích tính hợp lý của giá vốn hàng bán:
Trong năm 2007, GVHB của Công ty ABC bao gồm giá vốn của thành phẩm
đã cung cấp, giá vốn của hàng hoá đã cung cấp, giá vốn của dịch vụ đã cung cấp, giá
vốn của tài sản bán cho SABMiller. Đối với giá vốn của hàng hoá, dịch vụ đã cung
cấp và giá vốn tài sản đã bán, KTV tiến hành kiểm tra chọn mẫu một số hoá đơn, xác
định số lượng và đơn giá của hàng tồn kho, từ đó tính ra giá vốn và so sánh với giá
vốn trong sổ sách của Công ty thấy khớp đúng. Riêng với giá vốn của thành phẩm đã
Đào Thị Nhung Lớp kiểm toán 46B
13
cung cấp, KTV thu thập các số liệu về chi phí sản xuất, kết hợp với kết quả tính toán
khi thực hiện các thủ tục phân tích và đưa ra kết luận giá vốn của thành phẩm cung
cấp là hợp lý. Việc kiểm tra các loại chi phí sản xuất cấu thành giá vốn hàng bán
được thực hiện đồng thời với việc kiểm tra các nghiệp vụ xuất kho vật tư, hàng hoá.
Do đó, để tránh trùng lặp công việc, khi kiểm tra tính hợp lý của giá vốn hàng bán,
KTV không thực hiện bước kiểm tra này.
- Xem xét các vấn đề liên quan tới giá trị thuần của HTK:
Xem xét các vấn đề liên qua tới giá trị thuần của HTK chính là việc KTV
kiểm tra, đánh giá việc trích lập dự phòng đối với HTK có hợp lý và áp dụng đúng
chuẩn mực về trích lập dự phòng hay chưa.
Năm 2007, HTK được trích lập dự phòng với giá trị 1,454,100,000 đồng trong
khi đó năm 2006, doanh nghiệp không trích lập dự phòng cho khoản mục này. Do
năm 2006, Công ty ACAGroup đã thực hiện kiểm toán BCTC tại Công ty ABC nên
số dư đầu kỳ của khoản mục dự phòng giảm giá HTK căn cứ vào kết quả kiểm toán
năm 2006.
Đối với khoản dự phòng giảm giá HTK được trích lập năm nay, qua thảo luận
với kế toán trưởng về các điều kiện để Công ty tiến hành trích lập dự phòng, qua

kiểm tra trình tự lập dự phòng, thời điểm lập dự phòng, qua việc ước tính giá trị HTK
cần ghi giảm và đối chiếu giá trị này với kết quả của đơn vị, KTV kết luận HTK đã
được phản ánh theo đúng giá trị thuần.
- Tổng hợp số dư HTK, đối chiếu số liệu sổ sách với Báo cáo tài chính, đánh
giá chênh lệch:
KTV tiến hành thu thập số liệu của các sổ chi tiết của các tài khoản HTK, đối
chiếu số liệu thu thập được với Sổ cái các tài khoản tương ứng, Bảng cân đối số phát
sinh và với Bảng cân đối kế toán nhằm phát hiện các chênh lệch nếu có để đưa ra
điều chỉnh kịp thời.
Kết quả của công việc này được KTV trình bày cụ thể trên giấy tờ làm việc.
Đào Thị Nhung Lớp kiểm toán 46B
14
Bảng 2.7. Tài liệu làm việc của KTV số A3
Member of Kreston International
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
AUDIT AND FINANCIAL CONSULTING COMPANY
& ASSOCIATES
Khách hàng: Công ty ABC
Kỳ kế toán: 01/01 – 31/12/2007
Công việc: Kiểm tra số dư HTK
Người thực hiện: PCT Ngày 14/02/2008
Người kiểm tra:
TK Nội dung 31/12/2006 31/12/2007
Tham
chiếu
151 Hàng mua đang đi đường 16,643,200,000 [1] 7,533,100,000 [2]
152 Nguyên vật liệu 71,133,600,000 [1] 72,049,600,000 [2]
153 Công cụ, dụng cụ 71,400,000 [1] 1,294,600,000 [2]
155 Thành phẩm 19,772,800,000 [1] 16,717,600,000 [2]
156 Hàng hoá 529,100,000 [1] 441,800,000 [2]

Cộng 108,150,100,000 [1] 98,036,700,000 [3]
[F] [F]
Notes:
[1]: Đối chiếu khớp với BCTC đã được kiểm toán năm 2006
[2]: Đối chiếu khớp đúng giữa Sổ chi tiết với Sổ cái
[3]: Đối chiếu khớp với Bảng cân đối kế toán năm 2007 chưa được kiểm toán
[F]: Cộng dọc
Kết luận: Số dư đầu kỳ và cuối kỳ của các tài khoản HTK đã khớp đúng giữa các sổ
sách kế toán và Bảng cân đối kế toán.
Đào Thị Nhung Lớp kiểm toán 46B
15
- Chọn mẫu kiểm tra chi tiết một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh bao gồm các
nghiệp vụ liên quan đến nhập - xuất HTK, chi phi:
Kiểm tra số phát sinh:
Để kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến nhập, xuất
HTK, đầu tiên KTV tiến hành đối chiếu tổng số phát sinh tăng, giảm trong kỳ giữa
Sổ chi tiết các tài khoản: TK151, TK152. TK153, TK155, TK156 với Bảng cân đối
số phát sinh của các tài khoản tương ứng. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu thấy khớp
đúng, KTV kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực chất là công việc
kiểm tra các chứng từ có liên quan tới nghiệp vụ đó để kiểm tra xem các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh trong kỳ liên quan tới HTK có được phản ánh đầy đủ trên sổ sách,
các nghiệp vụ này là có thực. Trước tiên, KTV kiểm tra các chứng từ liên quan đến
nhập kho, cụ thể các nghiệp vụ liên quan tới phát sinh Nợ TK152, TK153.
Đối với các tài khoản khác, KTV cũng thực hiện tương tự như với TK 152.
Đào Thị Nhung Lớp kiểm toán 46B
16
Bảng 2.8. Tài liệu làm việc của KTV số A4
Member of Kreston International
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH

AUDIT AND FINANCIAL CONSULTING COMPANY
& ASSOCIATES
Khách hàng: Công ty ABC
Kỳ kế toán: 01/01 – 31/12/2007
Công việc: Kiểm tra phát sinh Nợ
TK152, 153
Người thực hiện: PCT Ngày 15/02/2008
Người kiểm tra:
Chứng từ
Nội dung
TK đối ứng
Số tiền Ghi chú
NT SH Nợ Có
25/01 PN 1022 Nhập đường kính 1521 112 112,382,614 v [1]
28/02 PN 2054 Nhập sữa bột 1521 331 204,648,521 v [2]
16/04 PN 4012 Nhập đậu nành 1522 331 54,324,612 v
07/06 PN 7006 Nhập sữa bột 1521 331 515,457,900 v
30/09 PN 9057 Nhập sữa bột 1521 331 354,612,893 v
12/10 PN 10031 Nhập giấy bóng kính 1523 211 63,638,000 v [3]
27/10 PN 10069 Nhập vật tư 153 331 118,124,500 v
15/11 PN 11052 Nhập vật tư 153 331 64,121,350 v [4]
23/12 PN 12073 Nhập sữa bột 1521 331 292,514,622 v
Ghi chú:
v : Đã đối chiếu giữa phiếu nhập kho,giấy báo Nợ, hoá đơn mua hàng, yêu cầu mua hàng với chứng
từ ghi sổ, sổ chi tiết TK152, TK153, TK112, TK133, TK331.
[1]: Chưa có uỷ nhiệm chi
[2]: Mua sữa bột nhập kho theo hoá đơn ngày 28/02/2007 nhưng phiếu nhập kho ghi ngày
28/02/2006
[3]: Nhập kho giấy bóng kính phát hiện số thực nhập thừa so với hợp đồng, số thừa Công ty quyết
định mua tiếp.

[4]: Không có yêu cầu mua hàng
Kiểm tra các nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, KTV tiến
hành đối chiếu các chứng từ gốc gồm các phiếu yêu cầu sử dụng vật tư, phiếu xuất kho
với sổ chi tiết vật liệu, chứng từ ghi sổ, sổ cái tài khoản 152, 153 và sổ chi tiết cá tài
khoản chi phí tương ứng nhằm đảm bảo các nghiệp vụ xuất kho vật tư phát sinh đều
được ghi sổ theo đúng quy mô, và được phản ánh đúng vào các tài khoản chi phí tương
ứng. Công việc kiểm tra được thể hiện cụ thể trên giấy tờ làm việc của KTV.
Bảng 2.9. Tài liệu làm việc của KTV số A5
Đào Thị Nhung Lớp kiểm toán 46B
17
Member of Kreston International
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
AUDIT AND FINANCIAL CONSULTING COMPANY
& ASSOCIATES
Khách hàng: Công ty ABC
Kỳ kế toán: 01/01 – 31/12/2007
Công việc: Kiểm tra phát sinh Có
TK152, TK153
Người thực hiện: PCT Ngày 15/02/2008
Người kiểm tra:
Chứng từ
Nội dung
TK đối ứng
Số tiền
Ghi
chú
NT SH Nợ Có
06/01 PX 1010 Xuất sữa bột vào SX 6211 1521 71,548,585 v
06/01 PX 1010 Xuất kho đường kính 6211 1521 6,781,253 v
23/03 PX 3093 Xuất vật tư cho SX 6273 153 9,485,134 [1]

05/04 PX 4006 Xuất đậu nành vào SX 6212 1522 21,353,900 [2]
07/06 PX 6018 Xuất vật tư 6273 153 10,106,532 [3]
31/07 PX 7124 Xuất sữa bột vào SX 6211 1521 98,732,800 v
29/10 PX 10088 Xuất sữa bột vào SX 6211 1521 52,743,690 v
15/11 PX 11043 Xuất túi PE loại 1kg 6214 1524 18,157,000 v
16/11 PX 11044 Xuất giấy bóng kính 6213 1523 6,582,645 [4]
22/11 PX 11079 Xuất sữa bột vào SX 6211 1521 113,482,108 v
Ghi chú:
v : Kiểm tra đầy đủ chứng từ, đối chiếu khớp đúng với giá trị ghi trên sổ sách
[1]: Phiếu xuất kho không ghi định khoản, thiếu chữ ký của kế toán trưởng và người lập phiếu
[2]: Theo phiếu yêu cầu sử dụng vật liệu, giá trị đậu nành yêu cầu xuất là 12,353,900 đồng và
thực tế xuất là 12,353,900 đồng, kế toán ghi sổ là 21,353,900 đồng (chênh lệch cao hơn
thực tế là 9,000,000).
Qua kiểm tra và thảo luận với kế toán đơn vị, KTV xác định đây là sai sót do nhầm lẫn
trong quá trình nhập số liệu. KTV đề nghị bút toán điều chỉnh như sau:
Nợ TK 1522 : 9,000,000 đồng
Có TK 6212 : 9,000,000 đồng
[3]: Phiếu xuất số 6018 ngày 07/06/2007 phản ánh số vật tư xuất cho bộ phận sản xuất là
7,216,532 đồng và bộ phận quản lý là 2,890,000 đồng. Kế toán hạch toán toàn bộ số vật tư
xuất dùng này vào CP SXC. Đây là do nhầm lẫn của kế toán. KTV đề nghị bút toán điều
chỉnh:
Nợ TK 642 : 2,890,000 đồng
Có TK 6273 : 2.890.000 đồng
Đào Thị Nhung Lớp kiểm toán 46B
18
[4]: Không có yêu cầu sử dụng vật liệu, phiếu xuất kho thiếu chữ ký của kế toán trưởng đơn vị.
Kết luận: Các nghiệp vụ xuất kho đã phản ánh đúng về nội dung, tuy nhiên vẫn tồn tại sai sót về
phản ánh quy mô nghiệp vụ và việc phân bổ HTK vào chi phí tương ứng.
Kiểm tra các nghiệp vụ xuất bán thành phẩm, hàng hoá và nguyên vật liệu
KTV tiến hành đối chiếu hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho và các hợp đồng kinh tế

với Sổ cái có liên quan, Chứng từ ghi sổ, Sổ chi tiết theo dõi thành phẩm.
Do số lượng nghiệp vụ xuất bán thành phẩm phát sinh trong kỳ lớn nên KTV
tiến hành chọn mẫu nghiệp vụ để kiểm tra. Trong quá trình chọn mẫu, KTV quan tâm
nhiều hơn đến các nghiệp vụ phát sinh có quy mô lớn, các nghiệp vụ phát sinh ngay
trước và sau ngày 31 tháng 12 năm 2007. Kết quả kiểm tra được thể hiện trên giấy tờ
làm việc của KTV.
Bảng 2.10. Tài liệu làm việc của KTV số A6
Member of Kreston International
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
AUDIT AND FINANCIAL CONSULTING COMPANY
& ASSOCIATES
Khách hàng: Công ty ABC
Kỳ kế toán: 01/01 – 31/12/2007
Công việc: Kiểm tra nghiệp vụ xuất
bán thành phẩm, hàng hoá,
nguyên vật liệu
Người thực hiện: PCT Ngày 15/02/2008
Người kiểm tra:
Chứng từ
Nội dung
TK đối ứng Số tiền
Ghi
chú
NT SH Nợ Có
07/01/07 PX 1018 Xuất sữa tươi Elvy 632 155 215,615,200 v
22/01/07 PX 1117 Xuất bán bao bì 632 155 63,121,384 v
23/02/07 PX 2073 Xuất bán nước giải khát 632 156 138,635,944 v
22/04/07 PX 4117 Xuất bán báo bì 632 155 63,121,384 [1]
05/05/07 PX 5024 Xuất bán sữa hộp 632 155 511,975,880 v
07/11/07 PX 11020 Xuất bán sữa tươi Elvy 632 155 105,655,000 v

29/12/07 PX 12175 Xuất bán sữa đậu nành 632 155 177,466,523 v
31/12/07 PX 12480 Xuất bán sữa đậu nành 632 155 103,576,780 v
02/01/08 PX 1009 Xuất bán nước giải khát 632 156 96,235,440 v
04/01/08 PX 1014 Xuất bán sữa tươi Elvy 632 155 99,154,887 v
Ghi chú:
v: Đối chiếu khớp đúng giữa hoá đơn bán hàng, hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho với Chứng từ
Đào Thị Nhung Lớp kiểm toán 46B
19
ghi sổ, Sổ cái, Sổ chi tiết các tài khoản có liên quan.
[1]: Nghiệp vụ này không tồn tại. Qua tìm hiểu và kiểm tra KTV phát hiện đây là nghiệp vụ xuất kho
tháng 1, đã ghi sổ ngày 22/01/2007. Sai sót này do nhầm lẫn của kế toán, KTV đề nghị bút
toán điều chỉnh:
Nợ TK155 : 63,121,384 đồng
Có TK 632 : 63,121,384 đồng
Kết luận:
Các nghiệp vụ xuất bán thành phẩm, hàng hoá và nguyên vật liệu đã được phản ánh đúng về quy mô,
nội dung của nghiệp vụ, đảm bảo tính đúng kỳ.
Kiểm tra giá thành sản phẩm:
Giá thành sản phẩm được cấu thành bởi 3 khoản mục chi phí là CP NVLTT,
CP NCTT và CP SXC. Để kiểm tra giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ, KTV tiến
hành kiểm tra từng khoản mục chi phí đó.
Đối với CP NVLTT: KTV kiểm tra tính có thực của các nghiệp vụ xuất NVL
cho sản xuất, kiểm tra tính chính xác trong việc tính toán CP NVLTT. Do trong quá
trình kiểm tra các nghiệp vụ nhập, xuất HTK, các nghiệp vụ xuất NVL đã được kiểm
tra chọn mẫu và KTV đã kết luận các nghiệp vụ này thực sự phát sinh và được ghi
nhận đúng đắn. Vì vậy, KTV chỉ cần thực hiện thêm một số thủ tục cần thiết để đưa
ra kết luận về việc đánh giá đối với CP NVLTT.
KTV tiến hành các thủ tục bao gồm phỏng vấn kế toán đơn vị về phương pháp
tính giá xuất NVL, tính nhất quán trong việc áp dụng phương pháp này giữa các kỳ kế
toán. Đồng thời, KTV tiến hành tính toán lại giá xuất NVL để kiểm tra tính chính xác

số học. Qua tìm hiểu thực tế tại Công ty ABC kết hợp với kết quả kiểm toán năm
trước, KTV xác nhận phương pháp tính giá xuất NVL tại Công ty ABC là phương pháp
bình quân gia quyền và không có sự thay đổi so với năm 2006.
Giá xuất NVL
(Đơn giá bình quân cuối kỳ)
=
Giá trị tồn đầu kỳ + Giá trị nhập trong kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ
Đào Thị Nhung Lớp kiểm toán 46B
20

×