Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN THUẾ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.57 KB, 36 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN THUẾ TRONG KIỂM
TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Những vấn đề cơ bản về Thuế
1.1.1. Khái niệm
Lịch sử phát triển của loài người cho thấy khi loài người còn sống hoang
sơ chưa biết tập hợp thành những quần thể lớn thì chưa có nhà nước, chưa có
thuế. Khi loài người phát triển đến thời kỳ biết tập hợp, thống trị thì thuế đã
hình thành. Xã hội càng văn minh tiến bộ thì thuế khoá càng phát triển và
phương thức đánh thuế càng tinh vi.
Sự xuất hiện của nhà nước đòi hỏi cơ sở vật chất để đảm bảo điều kiện cho
nhà nước tồn tại và thực hiện chức năng của mình. Nhà nước định quyền lực
hiến định để ban hành những quy định pháp luật cần thiết làm căn cứ phân
phối tổng sản phẩm xẵ hội và thu nhập quốc dân thành quỹ tiền tệ tập trung
của nhà nước. Sự xuất hiện sản phẩm thặng dư trong xã hội là cơ sở chủ yếu
tạo khả năng va nguồn thu để thuế tồn tại va phát triển.
Như vậy, thuế là khoản đóng góp bắt buộc được nhà nước quy định thành
luật để mọi người dân ở trong diện nộp thuế nộp vào ngân sách nhà nước
dùng chi tiêu cho những việc công ích. Khoản đóng góp này bằng tiền chứ
không thể trả bằng hiện vật hay dịch vụ và đóng góp bằng tiền trực tiếp. Thuế
phát sinh, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời,tồn tại và phát triển của nhà
nước.
Từ khái niệm trên, ta thấy thuế có những đặc điểm sau:
- Do pháp luật quy định các đối tượng nộp thuế phải nộp.
- Thuế thu một cách vĩnh viễn, không hoàn trả, không trả lãi
- Không có đối phần hay đền bù nhưng ngược lại một phần số thuế đã
nộp cho ngân sách nhà nước được trả về cho người dân một cách
gián tiếp qua những tiện nghi của xã hội như y tế, trường học, đường
xá, và các quỹ phúc lợi khác.
- Thuế là một hình thức điều tiết thu nhập công bằng, tránh tình trạng
người có thu nhập quá cao, người có thu nhập quá thấp để giảm sự
bất công và chênh lệch trong xã hội.


1.1.2 Vai trò của thuế trong nền kinh tế
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.Nền tài chính vững
chắc và lành mạnh dựa vào nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân, trong đó
thuế nội địa phải trở thành nguồn thu chính góp phần tăng thu ngân sách.
Thuế là công cụ quan trọng nhất để phân phối điều tiết lợi tức quốc dân, thuế
là công cụ quan trọng để góp phần tích cực vào giảm bội chi ngân sách, giảm
lạm phát, từng bước góp phần ổn định trật tự xã hội và chuẩn bị đIều kiện cho
phát triển kinh tế lâu dài.
Với nền kinh tế nhiều thành phần, hệ thống thuế phải áp dụng thống nhất,
không phân biệt giữa các thành phần kinh tế. Bao quát hết hoạt động sản xuất
kinh doanh, các nguồn thu nhập, mọi thu nhập chịu thuế.
Thuế cần khai thác từ thu nhập quốc dân do sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và
thuế phải góp phần tích cực vào việc bội dưỡng và khai thác nguồn thu thuế
ngày càng phát triển.
THUẾ LÀ CÔNG CỤ QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU TIẾT KINH TẾ VĨ MÔ
Thuế có vai trò quan trọng trong việc quản lý, hướng dẫn và khuyến khích
phát triển sản xuất, nâng đỡ những hoạt động sản xuất kinh doanh có lợi cho
quốc kế dân sinh, với mọi thành phần kinh tế.
Thông qua công tác quản lý các ngành chịu thuế, nhà nước sẽ:
Khuyến khích nâng đỡ những hoạt động kinh tế cần thiết, làm ăn có hiệu
quả cao.
Thu hẹp, không khuyến khích những ngành nghề, mặt hàng xa xỉ, lãng phí.
Thuế góp phần khuyến khích khai thác nguyên liệu, vật tư trong nước để
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Hướng dẫn và khuyến khích hợp tác đầu tư với nước ngoài và đẩy mạnh
hoạt động nhập khẩu đồng thời bảo vệ sản xuất nội địa.
Thuế góp phần đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công
bằng xã hội.
Hệ thống thuế được áp dụng thông nhất giữa các ngành nghề, các thành
phần kinh tế, các tầng lớp dân cư để đảm bảo sự bình đẳng và công bằng xã

hội. Tất cả các cá nhân và các tổ choc kinh tế đều có nghĩa vụ đóng thuế theo
luật thuế quy định.Người có thu nhập thuế cao phải đóng thuế cao hơn người
có thu nhập thấp, tuy nhiên phải cho người có thu nhập cao chính đáng được
hưởng hiệu quả lao động của mình thì mới khuyến khich được họ phát triển
sản xuất kinh doanh, tức la cơ quan thuế phảI tinh thue thu thuế theo luật thuế
quy định, tránh lạm thu, tránh trùng lắp để đảm bảo công bằng xã hội.
Với những vai trò quan trọng của mình, thuế đã trở thành vấn đề quan
tâm của bất cứ ai trong xã hội và đặc biệt là các nhà kinh doanh.
1.1.3. Giới thiệu một số loại thuế
1.1.3.1.Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Thuế giá trị gia tăng là sắc thuế tiêu thụ,do người tiêu thụ phải trả khi
mua hàng hoá, sản phẩm hay hưởng thụ các dịch vụ. Thuế GTGT là loại thuế
gián thu được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ phát
sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Ưu điểm của loại thuế này là tính thuế không có sự trùng lắp vì khi tính
thuế GTGT phảI nộp, cơ sở sản xuất kinh doanh được khấu trừ số thuế GTGT đã
nộp ở khâu trước. Việc khai, nộp thuế và tính thuế tương đối đơn giản. Hiệu
năng của thuế (số thu nhập của một quốc gia có thể thu được do việc áp dụng
thuế GTGT) cao. Đối tượng nộp thuế có thể tự kiểm soát nhau.
Khuyết điểm làm tăng giá cả tiêu thụ, gây ảnh hưởng đến sự ổn định của
nền kinh tế vì chinh người tiêu thụ la người phảI chịu số thuế ở giai đoạn mua
hàng.
Đối tượng chịu thuế và không chịu GTGT thuế
Theo quy định tại điều 2, nghị định số 79/2000/NĐ - CP ngày
29/12/2000 của chính phủ đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá dịch vụ dùng
cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam.
Các đối tượng hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT theo quy định tại
Điều 4 Luật thuế GTGT, Điều 4 Nghị định số 79/2000/NĐ - CP của Chính phủ và
quy định nêu tại mục II, phần A Thông tư số 122/2000/TT - BTC ngày
29/12/2000 và một số thông tư bổ xung của Bộ tài chính.

Hiện nay các đối tượng chịu thuế được quy định mới nhất tại luât sửa
đổi bổ xung một số điều Luật thuế GTGT ngày 17/6/2003 và có hiệu lực từ
ngày 1/1/2004.
Đối tượng nộp thuế
Theo quy định tại luật thuế GTGT, tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt
động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam,
không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh ( gọi chung là cơ sở
kinh doanh) và tổ chức kinh doanh có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế GTGT
( gọi chung là người nhập khẩu ) đều là đối tượng nộp thuế GTGT.
Tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bao gồm:
Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật
doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp nhà nước và luật hợp tác xã.
Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức,
đơn vị sự nghiệp khác.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia hợp tác kinh
doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam, các công ty nước ngoài và tổ
chức nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam.
Cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh, nhóm người kinh doanh độc
lập và các đối tượng kinh tế khác.
Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế GTGT là giá trị thuế và thuế suất thuế GTGT
Giá tính thuế GTGT
Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá
bán chưa có thuế GTGT.
Đối với hàng hoá nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế
nhập khẩu. Giá nhập khẩu được xác định theo các quy định về giá tính thuế
nhập khẩu.
Đối với hàng hoá dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu, tặng là

giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời
điểm phát sinh hoạt động này.
Đối với hoạt động cho thuê tài sản không phân biệt loại tài sản và hinh
thức cho thuê là giá cho thuê chưa có thuế. Trường hợp cho thuê theo hình
thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì
thuế GTGT tính trên số tiền trả từng kỳ hoặc trả trước.
Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp tính theo giá bán chưa
có thuế của hàng hoá đó bán trả một lần, không tính theo số tiền trả góp từng
kỳ.
Đối với gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế ( bao gồm tiền
công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác để gia công).
Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá xây dựng, lắp đặt chưa có
thuế của công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện;
trường hợp xây dựng, lắp đặt công trình thực hiện thanh toán theo tiến độ
hạng mục công trình, phần công việc hoàn thành bàn giao thì thuế GTGT tính
trên phần giá trị hoàn thành bàn giao.
Đối với hàng hoá, dịch vụ có tính đặc thù được dùng loại chứng từ thanh
toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT, thì giá chưa có thuế là căn cứ
tính thuế được xác định bằng giá có thuế chia cho ( 1+(%) thuế xuất của hàng
hoá, dịch vụ đó).
Đối với các hoạt động đại lý, môi giới mua, bán hàng hoá và dịch vụ
hưởng hoa hồng, giá chưa có thuế làm căn cứ tính thuế là tiền hoa hồng thu từ
các hoạt động này.
Thuế suất thuế GTGT
Có các mức thuế suất đối với hàng hoá dịch vụ: 0%, 5%, 10%, 20%
Theo Luật sửa đổi bổ sung , một số đIều Luật thuế GTGT hiện nay thì chỉ
có mức thuế: 0%, 5%, 10%
Phương pháp tính thuế GTGT
Phương pháp trực tiếp
- Áp dụng với các đối tượng sau:

Cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam, tổ chức cá nhân là
người nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán,
hoá đơn chứng từ làm căn cứ tính thuế theo phương pháp cấu trừ thuế, cơ sở
kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ.
- Xác định số thuế phải nộp:
= x
= -
Phương pháp khấu trừ
- Áp dụng với các đối tượng là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, doanh
nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật doanh
nghiệp, Luật hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và
các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác, trừ các đối tượng áp dụng tính
thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT đã nói ở trên.
- Xác định số thuế phải nộp:
= -
Trong đó:
Thuế GTGT đầu ra bằng (=) giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế
bán ra (x) thuế suất thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ đó.
Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT
mua hàng hoá dịch vụ, số thuế ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng nhập khẩu
( hoặc nộp thay cho phí nước ngoàI ) và số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
theo tỷ lệ % quy định tại các thông tư theo thông tư 122/2000/TT – BTC,
thông tư 82/2002/TT – BTC, thông tư 102/2003/TT – BTC.
Từ 1/1/2004 thuế GTGT sẽ áp dụng theo Luật sửa đổi bổ sung một số
Luật thuế, nghị định số 158/2003/NĐ - CP, thông tư 120/2003/TT – BTC
12/12/2003 hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT.
1.1.3.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập chịu
thuế của doanh nghiệp.
Đối tượng nộp thuế

Là các tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu
nhập trừ các đối tượng sau:
Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tac xã sản xuất nông nghiệp có thu
nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản không thuộc diện
chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trừ các hộ gia đình và cá nhân nông dân sản
xuất hàng hoá lớn, có thu nhập cao theo quy định( có giá trị sản lượng hàng
hoá trên 90 triệu đồng/ năm và thu nhập trên 36 triệu đồng/ năm).
Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập chịu thuế và thuế
suất
Thuế thu nhập doanh Thu nhập chịu Thuế suất thuế thu
nghiệp phải nộp = thuế x nhập doanh nghiệp

Thu nhập chịu thuế
- Bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và thu
nhập khác, kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuât, kinh doanh dịch vụ
ở nước ngoài
- Xác định thu nhập chịu thuế:
Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ bằng doanh
thu trừ các khoản chi phí hợp lý co lien quan đến thu nhập chịu thuế.
Thu nhập chịu thuế từ hoạt động khác bao gồm thu nhập từ chênh lệch
mua, bán chứng khoán, quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, lãi về chuyển
nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ thu các
khoản nợ phải trả không xác định được chủ, …
Doanh thu và chi phí hợp lý hợp lệ để tính thu nhập chịu thuế được quy
định chi tiết tại Thông tư số 18/2002/TT – BTC ngày 20/2/2002 của bộ tài
chính về việc hướng dẫn chi tiết thi hành luật thu nhập doanh nghiệp.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (theo Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp ngày 10/5/1997).
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với cơ sở kinh

doanh trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt
Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam la 32%.
- Cơ sở sản xuất, xây dựng, vận tải đang nộp thuế lợi tức với thuế suất
25%, nay nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 32% mà
dang có khó khăn được áp dụng thuế suất 25% trong thời hạn 3 năm,
kể từ khi luật có hiệu lực.
- Cơ sở kinh doanh có thu nhập cao do lợi thế khách quan mang lại thì
sau khi nộp thuế thu nhập theo thuế suất 32% mà phần thu nhập còn
lại so với vốn chủ sở hữu hiện co cao hơn 20% thì số vượt trên 20%
phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung với mức thuế suất
25%.
- Đối với dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn khuyến
khích đầu tư được áp dụng thuế suất 25%, 20%, 15% do chính phủ
quy định.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng cho các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh
theo mức thuế suất quy định tại Luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tổ chức, cá nhân trong
nước tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí là 50%, khai thác tài
nguyên quý hiếm khác thì có thể áp dụng mức thuế suất từ 32% đến
50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Trong năm 2003, Quốc hội đã ban hành Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp ngày 17/7/2003 áp dụng từ ngày 1/1/2004 trong đó có sửa đổi về mức
thuế suất của thuế thu nhập doanh nghiệp ( 28% đối với các cơ sở sản xuất
kinh doanh, và từ 28% đến 50% đối với các cơ sở tìm kiếm, thăm dò, khai thác
dầu khí và các tài nguyên quý hiếm khác trên, mức cụ thể sẽ được chính phủ
quy định chi tiết phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh).
Kê khai thuế
Hàng năm, cơ sở kinh doanh căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh

dịch vụ của năm trước và khả năng của năm tiếp theo tự kê khai doanh thu,
chi phí, thu nhập chịu thuế theo mẫu của cơ quan thuế và nộp cho cơ quan thuế
trực tiếp quản lý chậm nhất là ngày 25 tháng 1 năm tiếp theo. Sau khi nhận
được tờ khai, cơ quan thuế kiểm tra, xác định thuế tạm nộp cả năm, có chia ra
từng quý để thông báo cho co sở kinh doanh nộp thuế.
Nộp thuế:
Cơ sở kinh doanh tạm nộp số thuế hàng tháng đầy đủ, đúng hạn vào
ngân sách nhà nước theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế, thời hạn nộp
thuế hàng quý được ghi trong thông báo chậm nhất không quá ngày cuối quý.
Doanh nghiệp có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán,
hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, kê khai đầy đủ doanh thu, chi
phí, thu nhập theo đúng chế độ do bộ tài chính quy định, nộp đầy đủ đúng hạn
tiền thuế, các khoản tiền phạt vào ngân sách nhà nước theo thông báo của cơ
quan thuế.
Từ 1/1/2004, các doanh nghiệp sẽ áp dụng theo Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp số 09, ngày 17/6/2003, Nghị định số 164/2003/NĐ - CP ngày
22/12/2003 của chính phủ, Thông tư số 128/2003/TT – BTC ngày 22/12/2003
của bộ tài chính quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
1.1.3.3 Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế thu vào một số thu nhập chính đáng
của cá nhân. Đây là loại thuế trực thu, thu vao cá nhân có thu nhập cao trên
khởi điểm tính thuế thu nhập.
Đối tượng nộp thuế bao gồm:
- Công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác ở nước ngoài có
thu nhập.
- Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư
không thời hạn ở Việt Nam có thu nhập ( gọi là cá nhân khác định cư
tại Việt Nam).
- Người nước ngoài co thu nhập tại Việt Nam:
- Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong các doanh nghiệp, các

tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội của Việt Nam hoặc của nước ngoài,
các văn phòng đại diện, các chi nhánh công ty nước ngoài, các cá
nhân hành nghề độc lập.
- Người nước ngoài tuy không hiện diện ở Việt Nam nhưng co thu
nhập phát sinh tại Việt Nam trong các trường hợp như: thu nhập từ
chuyển giao công nghệ, tiền bản quyền.
Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập thường xuyên và thu nhập không
thường xuyên.
Các loại thu nhập này được quy định cụ thể tại thông tư số 05/2002/TT
– BTC ngày 17/1/2002 của Bộ tàI chính.
Căn cứ tính thuế là thu nhập chịu thuế và thuế suất.
Đối với thu nhậo thường xuyên:
Thu nhập thường xuyên chịu thuế là tổng thu nhập của từng cá nhân
quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 78/2001/NĐ - CP tính bình quân
trong năm.
Thuế suất đối với thu nhập thường xuyên áp dụng theo biểu thuế lũy
tiến từng phần quy định tại Điều 10 Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có
thu nhập cao:
Biểu thuế đối với thu nhập thường xuyên của công dân Việt Nam và cá
nhân người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không thời hạn tại
Việt Nam:
Biểu 1: Thuế thu nhập thường xuyên đối với người Việt Nam
Đơn vị: nghìn đồng
Bậc Thu nhập bình quân tháng/ người Thuế suất (%)
1 đến 3.000 0
2 Trên 3.000 đến 6.000 10
3 Trên 6.000 đến 9000 20
4 Trên 9.000 đến 12.000 30
5 Trên 12.000 đến 15.000 40
6 Trên 15.000 50

Đối với cá nhân sau khi đã nộp thuế thu nhập theo quy định tại biểu thuế
này, nếu phần thu nhập còn lại bình quân trên 15 triệu đồng/ tháng thì thu bổ
sung 30% số vượt trên 15 triệu đồng.
Biểu thuế đối với thu nhập thường xuyên của người nước ngoài cư trú
tại Việt Nam và công dân Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài:
Biểu 2: Thuế thu nhập thường xuyên đối với người nước ngoài ở Việt Nam

Bậc Thu nhập bình quân tháng/ người Thuế suất (%)
1 đến 8.000 0
2 Trên 8.000 đến 20.000 10
3 Trên 20.000 đến 50.000 20
4 Trên 50.000 đến 80.000 30
5 Trên 80.000 đến 120.000 40
6 Trên 120.000 50
Đối với người nước ngoài ở Việt Nam từ 30 ngày đến 128 ngày, áp dụng
thuế suất thống nhất 25% trên tổng số thu nhập.
Đối với người Việt Nam co thời gian làm việc ở trong nước và ở nước
ngoài thì nộp thuế theo biểu tương ứng.
Đối với thu nhập không thường xuyên.
Thu nhập thông thường xuyên chịu thuế là số thu nhập của từng cá
nhân không phân biệt người Việt Nam hay người nước ngoài trong từng lần
phát sinh thu nhập theo quy định tại khoản 2 Điều 2 nghị định số 78/2001/NĐ
- CP cụ thể:
Thu nhập về quà biếu, quà tặng từ nước ngoài chuyển về tính trên trị giá
quà biếu, tặng từng lần, kể cả truờng hợp người nhận là chủ doanh nghiệp tư
nhân.
Thu nhập về chuyển giao công nghệ, thiết kế kỹ thuật xây dựng, thiết kế
kỹ thuật công nghiệp tính theo giá trị quyết đoán từng hợp đồng, không phân
biệt số lần chi trả.
Thu nhập về trúng thưởng xổ số tính theo từng lần mở và nhận giải

thưởng.
Thuế suất đối với thu nhập không thương xuyên
Thuế suất 5% trên tổng thu nhập áp dụng đối với:
Thu nhập về chuyển giao công nghệ trên 2 triệu đồng/ lần
Thu nhập về quà biếu, quà tặng bằng hiện vật từ nước ngoài chuyển về
trên 2 triệu đồng/lần.
Thuế suất 10% trên tổng số thu nhập áp dụng đối với thu nhập về trúng
thưởng xổ số trên 12,5 triệu đồng/ lần.
Thu nhập không thường xuyên áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần,trừ
thuế suất quy định ở 2 mục trên:
Biểu 3: Thuế thu nhập không thường xuyên
Bậc Thu nhập bình quân tháng/ người Thuế suất(%)
1 đến 2.000 0
2 Trên 2.000 đến 4.000 5
3 Trên 4.000 đến 10.000 10
4 Trên 10.000 đến 20.000 15
5 Trên 20.000 đến 30.000 20
6 Trên 30.000 30
Thuế thu nhập thực hiện theo nguyên tắc khấu trừ tại nguồn. Tổ chức,
cá nhân chi trả thu nhập có nghĩa vụ khấu trừ tiền thuế thu nhập để nộp vào
ngân sách nhà nước trước khi chi trả thu nhập cho cá nhân.
Các trường hợp khác, cơ quan thuế tổ chức trực tiếp thu.
1.1.3.4. Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, thuế được thu đối với một số
mặt hàng đã được liệt kê vào danh mục. Thuế đã được gộp vào trong giá bán
do người tiêu thụ phải gánh chịu khi mua hàng, nhưng được thu qua các cơ sở
( tổ chức, cá nhân ) co sản xuất các mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt.
Mục đích của thuế tiêu thụ đặc biệt: Đây là nguồn thu quan trọng của
nhà nước, nó có tác dụng điều tiết thu nhập, đIều tiết hạn chế sản xuất kinh

doanh, tiêu dùng một số mặt hàng co tính chất xa xỉ, có hại cho sức khoẻ.
Đối tượng chịu thuế ( được quy định tại điều 1, Luật thuế tiêu thụ đặc
biệt ngay 20/5/1998).
Hàng hoá, dịch vụ sau đây là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Hàng hoá:
Thuốc lá điếu, xì gà; Rượu; Ô tô dưới 24 chỗ ngồi; Xăng các loại, nap-
ta( maphtha), chế phẩm tái hợp ( reformade component ) và chế phẩm khác để
pha chế xăng; Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống; bài lá;
vàng mã; hàng mã.
Dịch vụ:
Kinh doanh vũ trường, mát xa, ka-ra-ô-kê
Kinh doanh các ca-si-nô (casino), trò chơI bằng máy giắc-pốt(jackpot);
Kinh doanh vé đặt cược đua ngựa, đua xe;
Kinh doanh gôn (golf), bán thẻ hội viên, vé chơi gôn.

×