Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.55 KB, 16 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH NGUỒN
VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI
3.1. Định hướng hoàn thiện lập kế hoạch của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội
3.1.1. Mục tiêu
Năm 2008 được dự báo là năm thị trường Tài chính - Tiền tệ có nhiều
biến động lớn. Hàng loạt chính sách điều chỉnh của Nhà nước sẽ được thực thi
trong năm : Tăng khung giá các loại đất; điều chỉnh chính sách quản lý giá các
mặt hàng như: Xăng dầu, Than, điện… theo cơ chế thị trường; Thị trường Bất
động sản biến động khó lường; Lãi suất VNĐ tiếp tục ở mức cao, các Ngân
hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập và
đi vào hoạt động; Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ
theo hướng kiểm soát lạm phát… Đây là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt
động đầu tư tín dụng cho doanh nghiệp. Đây cũng chính là những cơ hội và
những thách thức trong việc cạnh tranh phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong lộ trình “Hội nhập và xây dựng Tập
đoàn tài chính ngân hàng”. Để tiếp tục xây dựng Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam phát triển bền vững, Ngân hàng đã xác định mục
tiêu tổng quát như sau: “Tập trung sức toàn bộ hệ thống, thực hiện bằng được
những nội dung cơ bản theo tiến độ Đề án cơ cấu lại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã được phê duyệt và tập
trung xây dựng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thành
tập đoàn tài chính; tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối,
an toàn và khả năng sinh lời, đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản
xuất nông nghiệp, nông thôn, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân
hàng đủ năng lực cạnh tranh; tập trung đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư
và đổi mới công nghệ ngân hàng phù hợp với hiện đại hoá, đủ năng lực hội
nhập. Nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở
đẩy mạnh và kết hợp với văn hoá doanh nghiệp”
Hướng theo mục tiêu tổng quát của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển


Nông thôn Việt Nam, mục tiêu phấn đấu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Nam Hà Nội năm 2008 là: Phát huy tính dân chủ, đoàn kết, tự
chủ để phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm
2008 tạo tiền đề để cuối năm đạt hạng doanh nghiệp loại AAA.
Mục tiêu cụ thể của NHNo & PTNT Nam Hà Nội về công tác lập kế
hoạch nguồn vốn đó là xây dựng kế hoạch nguồn vốn hợp lý, phù hợp với tình
hình thực tế và nguồn lực của Ngân hàng nhằm thu hút tối đa nguồn vốn huy
động với chi phí thấp nhất, đạt hiệu quả cao nhất.
3.1.2. Định hướng phát triển
Đối với công tác huy động vốn:
- Phấn đấu tổng nguồn vốn cuối năm đạt 9.000 tỷ đồng, trong đó nguồn
vốn huy động tại địa phương là 6.814 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2007.
- Tỷ lệ tiền gửi dân cư chiếm 30% tổng nguồn vốn huy động tại địa
phương ( khoảng 2.700 tỷ đồng ).
- Từng bước cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định và hiệu quả.
- Không để xảy ra bất cứ trường hợp vi phạm quy chế điều hành kế
hoạch, quản lý hạn mức dư nợ, quy chế quản lý lãi suất….
Các chỉ tiêu cụ thể cho từng loại hình huy động vốn có thể theo dõi ở
bảng sau:
Bảng 3.1. Kế hoạch cụ thể cho các chỉ tiêu huy động vốn năm 2008
Đơn vị: Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu
Thực hiện
năm 2007
Kế hoạch năm
2008
+/- số tương
đối
+/- số tuyệt
đối

A TỔNG NGUỒN VỐN 8320 9000 680 8,2%
A1 NV huy động hộ TW 2186 2186 0 0%
A2 NV huy động địa phương 6134 6814 680 11,09%
1 NỘI TỆ 5562 6182 620 11,15%
A TG DÂN CƯ 1544 1752 208 13%
TG không kỳ hạn 12 15 3 29%
TG dưới 12 tháng 151 186 35 23%
TG từ 12 tháng trở nên 1382 1551 169 12,23%
B TG TCKT – XH 3488 3900 412 11,8%
TG không kỳ hạn 1065 1100 35 3,3%
TG dưới 12 tháng 135 159 24 17,8%
TG từ 12 tháng trở lên 2288 2641 353 15,43%
C TG TCTD 530 530 0 0%
* Nguồn vốn khác 2186 2186 0 0%
2 NGOẠI TỆ 572 632 60 10,5%
A TG DÂN CƯ 452 478 26 5,8%
TG không kỳ hạn 2 3 1 50%
TG dưới 12 tháng 101 113 12 12%
TG từ 12 tháng trở lên 349 362 13 3,7%
B TG TCKT – XH 78 115 36 47%
TG không kỳ hạn 71 90 19 27%
TG dưới 12 tháng 4 22 17 383%
TG từ 12 tháng trở lên 2 3 1 21%
C TG TCTD 39 39 0 O%
D TG UỶ THÁC ĐẦU TƯ 3 0 -3 -100%
Nguồn: Báo cáo thuyết minh kế hoạch năm 2008
Đối với công tác Tín dụng
- Phấn đấu đạt mức dư nợ tại địa phương cuối năm là 2.400 tỷ đồng, tăng
trưởng 23% so với năm 2007.
- Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn: 60% tổng dư nợ.

- Số lượng khách hàng mới tăng từ 30% đến 35% so với năm 2007, đến
31/12/2008 có 30.000 doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với NHNo.
- Tỷ lệ nợ xấu: tối đa 2% tổng dư nợ
Kế hoạch về các chỉ tiêu chi tiết theo dõi ở bảng sau:
Bảng 3.2. Cơ cấu chi tiết cho từng loại dư nợ cụ thể
Đơn vị: Tỷ đồng
STT CHỈ TIÊU
Thực hiện
năm 2007
Kế hoạch năm
2008
+/- So năm trước
Số tiền %
I Nội tệ 1.021 1.161 140 14%
a Ngắn hạn 599 600 1 0%
b Trung hạn 98 120 22 22,4%
c Dài hạn 324 441 117 36,1%
II Ngoại tệ USD quy đổi 848 1.012 164 19,34%
Ngoại tệ USD nguyên tệ 52.981 63.225 10.244 19,34%
a Ngắn hạn 16.500 27.500 11.000 66,7%
Ngắn hạn quy đổi 264 440 176 66,7%
b Trung hạn 625 625 0 0%
Trung hạn quy đổi 10 10 0 0%
c Dài hạn 35.856 35.100 -756 -2%
Dài hạn quy đổi 574 562 -12 -2%
III Ngoại tệ EUR quy đổi 75 87 12 16%
Ngoại tệ EUR nguyên tệ 3.274 3.800 526 16%
IV Tổng dư nợ 1.944 2.260 316 16%
1 Nội tệ 1.021 1.161 140 14%
2 Ngoại tệ quy đổi 923 1.099 176 19%

Dư nợ trung và dài hạn 1.081 1.220 139 13%
Tỷ lệ trung và dài hạn 56% 54% 0 -2%
Nguồn: Báo cáo thuyết minh kế hoạch năm 2008
Công tác Tài chính.
- Phấn đấu quỹ thu nhập cuối năm đạt mức 114 tỷ đồng, tăng trưởng 10%
so với năm 2007 (đủ quỹ thu nhập chi lương và thưởng theo quy định)
- Tỷ lệ thu ngoài Tín dụng trên 10%.
- Tỷ lệ chi khác: 2% tổng chi.
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện lập Kế hoạch nguồn vốn tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội
Chúng ta đều biết, Ngân hàng không thể tiến hành các hoạt động kinh
doanh của mình nếu như ngân hàng rơi vào tình trạng thiều vốn hoặc huy động
vốn quá nhiều nhưng không sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động được. Do
vậy hoạt động quan trọng nhất đối với mọi ngân hàng là lập kế hoạch nguồn
vốn đặc biệt là về hoạt động huy động vốn, hay chúng ta có thể gọi là hoạt động
“đầu vào”, nếu như “đầu vào” thuận lợi sẽ góp phần cho “đầu ra” thông thoáng
hơn. Nhưng các yếu tố “đầu vào” lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác
nhau, như môi trường kinh doanh, các yếu tố thuộc về bản chất của ngân hàng
như chiến lược kinh doanh phát triển cùa ngân hàng, chiến lược về khách hàng,
các chính sách về lãi suất của ngân hàng... Thời kỳ 2003-2007 là thời kỳ mà
Ngân hàng Nông nghiệp Nam Hà Nội đã đạt được những mục tiêu nhất định
trong công tác lập kế hoạch nguồn vốn, tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được
đó, ngân hàng vẫn còn có một số tồn tại, khó khăn như đã phân tích ở trên.
Ngân hàng thực hiện kế hoạch nguồn vốn trong công tác huy động vốn dựa trên
nguyên tắc là: Nguồn vốn tăng trưởng ổn định, huy động tối đa nguồn lực tài
chính của chính ngân hàng, cũng như của bên ngoài, tăng cường huy động vốn
từ các nguồn vốn có kỳ hạn và nguồn nội tệ để có thể cải thiện cơ cấu nguồn
vốn. Do vậy, để đạt được những mục tiêu đã đề ra, để phát huy tối đa tiềm năng
của mình, cũng như tăng khả năng cạnh tranh của mình thì ngân hàng đã tập
trung thực hiện một số giái pháp sau nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch

nguồn vốn để đạt được hiệu quả cao nhất.
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện quy trình lập kế hoạch nguồn vốn
 Kết hợp nghiên cứu thị trường và thiết lập mục tiêu
Lập kế hoạch suy cho cùng là thiết lập các chương trình hành động nhằm
đạt được mục tiêu đề ra. Một bản kế hoạch hoàn thiện khi nó có hệ thống mục
tiêu nhất định. Do vậy, để công tác lập kế hoạch diễn ra thuận lợi thì phải chú ý
tới chất lượng của hệ thống mục tiêu muốn thực hiện. Mục tiêu chính là cái mà
ngân hàng cần vươn tới, là kết quả mà ngân hàng mong muốn có trong tương
lai. Mục tiêu cần vươn tới cần phải đảm bảo các chỉ tiêu cơ bản là mục tiêu phải
rất cụ thể, có thể đo lường được, phải thể hiện được tham vọng và có tính khả
thi, có thứ tự ưu tiên giữa các mục tiêu. Do đó, biện pháp ở đây là để có một
mục tiêu đảm bảo các tiêu chí trên trong một bản kế hoạch nguồn vốn thì phải
kết hợp chặt chẽ giữa việc nghiên cứu thị trường với công tác thiết lập nên mục
tiêu. Việc kết hợp giữa việc nghiên cứu thị trường và thiết lập nên mục tiêu sẽ
đảm bảo tính thiết thực của mục tiêu và đảm bảo cho mục tiêu đề ra là hướng
vào thị trường, hướng vào khách hàng, vào đối thủ cạnh tranh của ngân hàng.
Việc kết hợp giữa nghiên cứu thị trường và mục tiêu cũng sẽ làm cho mục tiêu
đề ra mang tính thiết thực hơn. Và với những mục tiêu lớn, mục tiêu chiến lược
thì cần được chia nhỏ thành các mục tiêu chiến thuật và mục tiêu tác nghiệp.
Qua đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lập kế hoạch.
Mặt khác, mục tiêu đề ra phải phù hợp với chính sách của Đảng, của
Ngân hàng Nhà nước và của cả NHNo & PTNT Việt Nam nhằm đảm bảo sự
điều tiết định hướng của Ngân hàng Nhà nước. Để làm được điều đó, Ngân
hàng Nông nghiệp Nam Hà Nội phải hiểu rõ và quán triệt đường lối và chính
sách của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam giao cho. Đồng thời, mục tiêu được đề ra trong kế hoạch nguồn
vốn phải luôn tôn trọng mục tiêu dài hạn và chiến lược phát triển của ngân hàng
Nông nghiệp Nam Hà Nội nói riêng và NHNo & PTNT Việt Nam nói chung.
 Củng cố lại công tác thống kê, báo cáo trong toàn hệ thống
- Tăng cường cán bộ chuyên trách làm công tác thống kê tại tất cả các

đơn vị bao gồm các chi nhánh, các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh...
- Triển khai tập huấn chế độ báo cáo thống kê trong hệ thống NHNo &
PTNT Việt Nam
3.2.2. Một số giải pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng các loại kế hoạch.
 Phát triển thêm các hình thức sản phẩm mới
Hiện nay, thì các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp Nam Hà
Nội đã được cải tiến nhiều song sự cạnh tranh của các sản phẩm này vẫn còn
yếu do các sản phẩm chưa được đa dạng, phong phú. Vì vậy, trong kế hoạch
nguồn vốn của mình, ngân hàng cần phát triển thêm các hình thức huy động
mới, tạo ra các sản phẩm mới, sản phẩm mũi nhọn của ngân hàng mình nhằm
tạo ra sự khác biệt so với các sản phẩm của các ngân hàng khác, từ đó sẽ tăng
khả năng huy động vốn và khả năng cạnh tranh của ngân hàng so với các ngân
hàng khác.
Vậy để xác định các sản phẩm mới cần đưa ra thì ngân hàng không những
phải căn cứ vào các loại kế hoạch nguồn vốn, căn cứ vào việc phát triển các
hình thức huy động vốn của ngân hàng mà ngân hàng cần phải căn cứ vào nhu

×