Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Tiểu sử Kim Đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.21 KB, 1 trang )

TIỂU SỬ KIM ĐỒNG
Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng. Anh sinh năm 1928 ở thôn Nà
Mạ, xã Xuân Hoà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Ngay từ thủa thiếu thời Kim Đồng đã có
tinh thần căm thù giặc sâu sắc, bởi cha anh từng chết do bị thực dân Pháp bắt đi phu.Vì vậy,
Kim Đồng tham gia cách mạng từ rất sớm. Người đầu tiên giác ngộ cách mạng Kim Đồng là
đônghf chí Bát Ngư. Ông cũng chính là người đã giới thiệu Kim Đồng vào Hội Nhi đồng Cứu
quốc. Đặc biệt, Kim Đồng là 1 trong 5 hội viên (ngày nay gọi là đội viên) đầu tiên và cũng là
người Đội trưởng đầu tiên của Đội Nhi Đồng Cứu quốc... Riêng cái tên Kim Đồng là do đồng
chí Đức Thanh (tức Đàm Minh Viễn) đặt. Hai tiếng KIM ĐỒNG có nghĩa là GANG THÉP.
Theo hồi ức của một số cựu cán bộ Đội, như Bát Ngư, Lý Thị Nì… thì nhiệm vụ của Kim
Đồng bấy giờ là làm giao thông liên lạc cho cách mạng từ Đào Ngạn lên Pắc Bó, nơi Bác Hồ
ở và hoạt động. Đồng thời, cùng với 4 hội viên khác, Kim Đồng được học chữ, học văn hoá,
lịch sử… Được cách mạng rèn luyện, giáo dục, Kim Đồng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ giao
liên. Có nhà thơ đã từng viết:”Anh Kim Đồng/ Làm liên lạc/ Mang thư mật/ Rất tài tình/ Đi
một mình/ Trong rừng núi/ Khi lội suối/ Lúc trèo đèo/ Khó bao nhiêu/ Cũng làm nổi/…”. Đặc
biệt, Kim Đồng từng vinh dự được gặp Ông già Ké - tức Bác Hồ kính yêu, ngay tại Nà Mạ.
Đó là vào một buổi chiều Thu tháng 8, khi Kim Đồng làm nhiệm vụ đưa thư liên lạc sang bên
Pài Cốc về. Kim Đồng được anh Ngư Mạn thông báo và đưa đến hang Nục Én. Tại đây, Ông
Ké đã ân cần dặn dò Kim Đồng phải chăm học, biết đọc chữ, nhưng cũng phải biết làm toán
và nhất là phải biết giữ bí mật… Thật không ngờ đó lại là lần cuối cùng Kim Đồng được gặp
Ông Ké.
“…Bao phen giao thông trong rừng/ Gian lao nguy nan muôn trùng/ Xung phong theo gương
anh hùng/ Đùng đùng đùng, đoàng đoàng đoàng, anh vẫn đi…”
Trong một lần đi liên lạc về, Kim Đồng phát hiện bọn địch đang phục kích ngay cạnh nơi họp
của Mặt trận Việt Minh. Ngay lập tức, Kim Đồng nhanh trí nghĩ cách đánh lừa để địch nổ
súng về phía mình. Chính nhờ tiếng súng “báo động” ấy, các cán bộ của Mặt trận Việt Minh
đã nhanh chóng thoát khỏi vòng vây nguy hiểm của địch. Riêng Kim Đồng, khi bị trúng đạn
của địch, anh chạy đến khu vực gần bờ suối Lê Nin thì anh dũng hy sinh. Đó là ngày 15-2-
1943. Năm ấy Kim Đồng mới vừa tròn 14 tuổi.
Ghi công ơn Kim Đồng, Đảng và Nhà nước ta đã phong tặng anh danh hiệu “Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân”. Sau khi Kim Đồng hy sinh, nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ đã sáng


tác những tác phẩm ca ngợi tinh thần hy sinh dũng cảm của anh. Tiêu biểu trong số này là bài
hát KIM ĐỒNG của nhạc sĩ Phong Nhã. Tên Kim Đồng được đặt ở nhiều công sở, trường
học… và Nhà xuất bản của tuổi thơ. Đăïc biệt, hình ảnh Kim Đồng đã được chọn và thể hiện
thành những tượng đài và tem bưu chính. Riêng con tem Kim Đồng được Ngành Bưu điện
Việt Nam phát hành vào ngày 15-8-1980. Con tem “Kim Đồng đi liên lạc” có mã số 1182, do
hoạ sĩ Nguyễn Hiệp thiết kế. Đây là một mẫu tem đẹp và quý hiếm.
“…Anh Kim Đồng ơi! Anh Kim Đồng ơi! Tuy anh xa rồi, tuy anh xa rồi, gương anh sáng
ngời, gương anh sáng ngời, Đội ta cố noi…”. 60 năm đã trôi qua kể từ ngày Kim Đồng hy
sinh, song tinh thần hy sinh và tấm gương ngời sáng của anh vẫn luôn là bài học đối với các
thế hệ nhi đồng Việt Nam. Và, mỗi khi nhớ đến anh, những thế hệ đội viên chúng ta lại cùng
nhau hát vang điệp khúc “Kim Đồng, tên anh muôn thuở không mờ…”

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×