Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CHINHÁNH CÔNG TY ĐIỆN MÁY TP HỒ CHÍ MINH TẠI HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.95 KB, 30 trang )


PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA
CHINHÁNH CÔNG TY ĐIỆN MÁY TP HỒ CHÍ MINH
TẠI HÀ NỘI
I. SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI
NHÁNH
1. Quá trình hình thành của Chi nhánh Công ty điện máy TP. Hồ Chí
Minh tại Hà nội
(7)
Chi nhánh Công ty điện máy TP. Hồ Chí Minh tại Hà nội thành lập
năm 1996, là một chi nhánh của Công ty điện máy TP. Hồ Chí Minh tại Hà
nội, trụ sở tại số 6- Nguyễn Thái Học- Hà Nội. Tính cho đến nay đã thành
lập được khoảng 7 năm, trong 7 năm thành lập và đổi mới Chi nhánh phải
đương đầu với nền kinh tế hàng hoá hết sức sôi động, phải cạnh tranh với
rất nhiều đối thủ cả trong nước và ngoài nước. Nhưng Chi nhánh không
chịu bó tay với bất cứ khó khăn nào, bằng ý chí tự vươn lên của toàn bộ cán
bộ công nhân viên của Chi nhánh, có sự chỉ đạo chặt chẽ của Công ty điện
máy TP Hồ Chí Minh tại Hà nội.
Chi nhánh Công ty điện máy TP Hồ Chí Minh tại Hà nội được thành
lập do quyết định của bộ trưởng Bộ Thương Mại về việc chuyển Trạm kinh
doanh hàng điện máy tại Hà Nội thành Chi nhánh Công ty điện máy TP Hồ
Chí Minh tại Hà Nội. Quyết định này được dựa trên 2 căn cứ:
- Căn cứ vào Nghị Định 95/CP ngày 04/12/93 của Chính Phủ qui
định chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Thương Mại.
- Xét đề nghị của ông Giám đốc Công ty điện máy TP Hồ chí minh và
Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ.
Trong điều 1 của Quyết Định có ghi: Chuyển trạm kinh doanh hàng
điện máy thuộc Công ty điện máy TP. Hồ Chí Minh tại Hà nội thành Chi
nhánh Công ty điện máy Thành phố Hồ Chí Minh tại Hà nội.
(7)
Xem điều 1 Quyết Định của Bộ trưởng bộ thương mại số 617/TM-TCCB, ngày 20/7/1996.


1

1

Chi nhánh là đơn vị kinh tế phụ thuộc Công ty, thực hiện chế độ hạch
toán kinh tế đầy đủ, được mở tài khoản tại ngân hàng, được sử dụng con
dấu theo qui định của Nhà nước.
2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian
qua
(8)
Kể từ ngày thành lập cho đến nay đã gần được 7 năm, trong 7 năm
qua hiệu quả làm ăn của Chi nhánh ngày một được nâng cao điều đó được
thể hiện qua một số chỉ tiêu quan trọng như: tổng doanh thu, thực lãi, thu
nhập bình quân/người/tháng tăng theo các năm và một số chỉ tiêu khác.
Cụ thể thông qua BảngA: Báo cáo chỉ tiêu tài chính năm 1997 đến
năm 2001 ta sẽ có một cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động kinh
doanh của Chi nhánh trong thời gian qua.
2

2

(8)
Xem Bảng chỉ tiêu báo cáo tài chính tình hình hoạt động kết quả kinh doanh của Chi nhánh từ năm
1997-2000.
Bảng báo cáo chỉ tiêu tài chính năm 1997- 2001
Đơn vị: Triệu đồng
3

3


Nhìn vào Bảng A ta thấy:
• Thứ nhất về doanh thu bán hàng: Bảng 1:
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 1997 1998 1999 2000 2001
Doanh
thu
35.997 98.277 99.703 106.053 206.045
Nhìn vào Bảng 1 ta thấy doanh thu bán hàng tăng dần theo các năm,
điều đó cho thấy kết quả kinh doanh ngày càng được mở rộng, số lượng
hàng bán ra ngày càng nhiều.
• Thứ hai về thực lãi: Bảng 2:
Đơn vị: Triệu đồng

m
1997 1998 1999 2000 2001
T.lãi 83 101 88 27 150
Nhìn vào Bảng 2 ta thấy, nhìn chung là lợi nhuận tăng theo các năm,
những có năm 2000 lợi nhuận giảm xuống (cụ thể còn 27). Năm 2001 lợi
nhuận đạt 150 tuy có cao hơn năm 2000 nhưng hiệu quả còn thấp là do
nguyên nhân Chi nhánh phải tập trung khấu hao nhanh nhà 05 Điện Biên
Phủ tại Hà nội, mặt khác do việc chạy theo doanh số nên việc quản lý bán
hàng chưa chặt chẽ dẫn đến công nợ dây dưa làm ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh doanh.
• Thứ ba về bình quân thu nhập/người/ tháng: Bảng 3:
Đơn vị: 1000 đồng
Năm 1997 1998 1999 2000 2001
BQTN 700 750 770 840 854
Nhìn vào Bảng 3 ta thấy bình quân lao động của người lao động
tăng theo các năm. Năm 1997 khoảng 700.000đ/người/tháng cho đến năm
2001 đã tăng lên 854.000đ/người/tháng. Điều đó cho thấy đời sống của

cán bộ công nhân viên của Chi nhánh ngày càng tăng, mặt khác cũng nói
nên Chi nhánh ngày đang phát triển.
Thông qua 3 chỉ tiêu trên phần nào ta cũng hiểu được tình hình hoạt
động kinh doanh của Chi nhánh. Nhưng trước khi chuyển sang nghiên cứu
4

4

phần tiếp theo, ta đi phân tích cụ thể hơn nữa công tác kinh doanh năm
2001, xem năm 2001 có đạt được kết quả đề ra trong năm 2001 hay không.
Xem Bảng B sau đây ta sẽ có một cái nhìn tổng quát hơn.
5

5

Bảng B: Công tác kinh doanh năm 2001
3. Chiến lược phát triển của Chi nhánh trong thời gian tới
(9)
6

6

Ta biết mỗi một tổ chức được thành lập ra đều có những mục đích của
nó, nếu tổ chức thành lập mà không có một mục đích gì thì việc thành lập ra
chẳmg có nghĩa lí gì. Điều đó cho thấy Chi nhánh thành lập ra phải có những
mục đích của nó.
• Mục đích hoạt động của Chi nhánh:
- Tổ chức mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh, phát huy vai trò
kinh doanh thương mại Nhà nước cở các tỉnh phía Bắc.
- Tổ chức nghành hàng, vật tư phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu

thụ.
- Khai thác có hiệu quả các nguồn vốn, tài sản, sức lao động của doanh
nghiệp để góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong
nước tạo nguồn hàng xuất khẩu, mở rộng phát triển ngành hàng của
Công ty giao.
• Nội dung hoạt động của Chi nhánh:
- Giới thiệu, quảng cáo, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, dịch vụ
các nghành hàng : Điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, khí cụ điện, vật
tư linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy, vải sợi may mặc, thực phẩm công
nghệ, hoá mỹ phẩm... và các mặt hàng Công ty được phép kinh doanh.
- Tuân thủ các chế độ chính sách, Pháp luật của Nhà nước và qui định
của Công ty.
- Quản lý, chỉ đạo Trung tâm thương mại Điện Biên Phủ và các cửa
hàng trực thuộc Chi nhánh.
- Được đại lý mua bán các mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanh của
Công ty đối với các tổ chức kinh tế khác.
(9)
Xem chương III nhiệm vụ và - quyền hạn của Chi nhánh Công ty điện máy TP. Hồ chí minh, Trang 3, 4.
Qua việc xem xét mục đích và nội dung hoạt động của Chi nhánh, trong
thời gian tới chiến lược phát triển của Chi nhánh như sau:
+ Nắm bắt nhu cầu thị trường và sản xuất ở các tỉnh phía Bắc làm cơ sở
hoạch định nguồn hàng, mặt hàng cho từng kỳ kế hoạch để mở rộng thị
7

7

trường mạng lưới tiêu thụ. Tiếp tục gắn kết với các doanh nghiệp sản
xuất - dịch vụ trong nước và ngoài nước để có nguồn hàng ổn định
phong phú đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu, đồng thời là nơi phát luồng hàng tiêu thụ cho Công ty.

+ Nghiên cứu nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước để xây
dựng và thực hiện các phương án kinh doanh có hiệu quả. Tổ chức lực
lượng hàng phong phú, đa dạng về cơ cấu, chủng loại, chất lượng cao,
phù hợp với thị hiếu thị trường trong nước.
+ Tổ chức sản xuất kinh doanh theo luật thương mại qui định và pháp
luật hiện hành, thực hiện các chế độ, chính sách về quản lý, sử dụng tiền
vốn, bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước và Công ty giao.
+ Tiếp tục tuyển dụng lao động theo yêu cầu nhiệm vụ và đúng luật hiện
hành, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quản lý toàn bộ cán bộ công nhân
viên của Chi nhánh thực hiện các chính sách chế độ Nhà nước qui định
đối với người lao động và theo thoả ước lao động của Công ty, chăm lo
đời sống, tạo điều kiện làm việc cho người lao động và nộp đầy đủ bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo chế độ hiện hành.
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CHI NHÁNH
1. Thực trạng bộ máy quản lý
1.1. Cơ cấu tổ chức
Bộ máy quản lý của Chi nhánh Công ty điện máy TP Hồ Chí Minh tại Hà
nội là bộ máy được xây dựng theo kiểu trực tuyến - chức năng. Đây là kiểu cơ
cấu được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp Nhà nước.
Bộ máy quản lý của Chi nhánh bao gồm:
Ban giám đốc: Gồm một giám đốc và một phó giám đốc
Phòng chức năng: Gồm có
- Phòng tài chính kế toán.
- Phòng quản trị, nhân sự.
8

8
Giám Đốc (1)
Phó Giám Đốc (1)
Phòng tổ chức hành chính (32)Phòng tài chính kế toán (6)Phòng kinh doanh XNK (4)

Cửa hàng số 08 Phan Bội Châu (11)
Cửa hàng Nguyễn Công Trứ (10)

- Phòng kế hoạch, đầu tư, kinh doanh, xuất nhập khẩu.
- Trung tâm thương mại số 05 Điện Biên Phủ.
- Hai cửa hàng thuộc Chi nhánh (gồm cửa hàng Nguyễn Công Trứ và
cửa hàng số 8 Phan Bội Châu).
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI NHÁNH NĂM 2001
a. Phân công lao động:
Hệ thống quản lý của Chi nhánh được chia ra nhiều chức năng. Chi
nhánh căn cứ theo đặc điểm này để phân công lao động theo chức năng. Việc
phân công theo chức năng là căn cứ vào trình độ chuyên môn và nghề nghiệp
thích hợp cùng các điều kiện lao động khác của lao động quản lý, kết hợp với
9

Trung
tâm
thương
mại (41)
9

bảng qui định theo cấp của Nhà nước phân nhóm lao động quản lý, kết hợp với
bảng theo cấp qui định của Nhà nước phân nhóm lao động quản lý cùng chức
năng vào một bộ phận các phòng ban. Các phòng ban với các chức năng đã
được phân bổ để ra nhiệm vụ cụ thể của phòng mình để phân công cho các lao
động ở trong phòng đảm nhiệm từng nhiệm vụ đã đề ra.
b. Hiệp tác lao động:
Phân công lao động trong lĩnh vực quản lý đặt ra yêu cầu cần phải hiệp
tác lao động quản lý. Đó là người chịu trách nhiệm chung ở các phòng chức
năng trong Chi nhánh là trưởng phòng, sau đó là phó phòng chịu trách nhiệm

mảng công việc là khác nhau, từng lao động quản lý được bố trí làm một hoặc
một số công việc nào đó, cho nên sự phối hợp và hợp tác của lao động quản lý
trong phòng và giữa các phòng với nhau là rất cần thiết.
Việc hợp tác giữa các phòng ban chức năng là:
Trong quá trình thực hiện công tác của mình, bộ phận này sử dụng kết
quả, tài liệu của phòng ban kia để xây dựng kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ
của phòng ban kia và ngược lại. Ví dụ như phòng kế toán tài chính phải sử
dụng tài liệu của phòng kinh doanh XNK.
Tuy nhiên, do đặc điểm của Chi nhánh về quá trình sản xuất kinh doanh
mà việc phân công và hiệp tác là rất cao, cho nên để đảm bảo hoạt động thì sự
hợp tác trong quản lý đòi hỏi phải rất chặt chẽ thì mới có thể làm cho bộ máy
quản lý hoạt động tốt và có hiệu quả được.
1.2. Phân tích kết cấu lao động quản lý của Chi nhánh
a. Đặc điểm lao động của Chi nhánh:
Lực lượng lao động của Chi nhánh Công ty điện máy TP Hồ Chí Minh qua
3 năm 1999, 2000 và 2001 được phân theo chức năng thành các nhóm cơ bản
sau:
- Nhân viên quản lý: Là những người làm công tác tổ chức lãnh đạo,
quản lý các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh như Giám đốc, phó
giám đốc phụ trách kinh doanh, kế toán trưởng, các cán bộ công nhân
viên công tác ở các phòng ban, bộ phận như kế toán, kế hoạch, lao động
tiền lương.
10

10

- Nhân viên quản lý hành chính: Là những người làm công tác tổ chức
nhân sự, thi đua, khen thưởng, văn thư, đánh máy...
- Nhân viên khác: Là những nhân viên không làm việc quản lý, trực tiếp
làm việc. Chẳng hạn như nhân viên bán hàng, nhân viên bảo vệ...

Biểu1: Đặc điểm của lao động Chi nhánh trong 3 năm gần đây
Loại lao động
Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
I. Tổng số CNV 76
10
0
80
10
0
96
10
0
II. Nhân viên quản

20 26 26 32 34 35
1. Nhân viên quản lý 17 85 23 88 29 85
2. Nhân viên quản lý
HC
3 15 3 12 5 15
III. Nhân viên khác 56 73 54 67 62 65
(Nguồn: đánh giá chất lượng lao động quản lý của Chi nhánh Công ty điện

máy TP Hồ Chí Minh tại Hà nội trong 3 năm 1999, 2000, 2001)
Nhận xét: Biểu 1
- Nhìn vào Biểu 1 ta thấy, số CBCNV của Chi nhánh tăng dần theo từng
năm, từ năm 1999 tới năm 2000, số lượng CBCNV tăng lên chỉ có 4
người. Điều đó được giải thích như sau: trước năm 1999 Chi nhánh
chỉ có 4 cửa hàng, lúc đó chưa có Trung tâm thương mại. Nhưng sau
năm 1999 Chi nhánh bỏ đi hai cửa hàng, còn lại hai cửa hàng đó là
cửa hàng số 8 Phan Bội Châu và cửa hàng Nguyễn Công Trứ, nhưng
đồng thời sau thời điểm này Trung tâm thương mại số 05 Điện Biên
Phủ được ra đời tính toàn bộ số CBCNV của Trung tâm tại thời điểm
ra đời chỉ có khoảng 24 người còn số CBCNV của hai cửa hàng bỏ đi
khoảng 20 người. Nên nếu nói thực chất của nó là tăng 24 người so
với năm 1999 nhưng do 20 người này chuyển sang làm việc ở hai cửa
hàng và ở Trung tâm nên số lượng trên danh nghĩa chỉ tăng có 4
người.
- Mặt khác cũng trong Biểu 1 cho ta biết số nhân viên quản lý cũng
tăng theo từng năm, điều đó nói nên bộ máy quản lý của Chi nhánh
ngày càng được nâng cao về chất lượng lao động, điều đó cũng là
11

11

một tất yếu đối với các tổ chức muốn tồn tại trong nền kinh tế thị
trường khắc nhiệt như hiện nay đòi hỏi phải có những con người có
trình độ và hiểu biết kinh nghiệm.
b. Phân tích số lượng lao động quản lý:
Biểu 2: Số lượng lao động quản lý của các bộ phận của Chi nhánh trong
3 năm 1999, 2000, 2001 Đơn vị: Người
T
T

Bộ phận Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001
1 Ban giám đốc Chi nhánh 2 2 2
2 Phòng kế toán tài chính 5 5 6
3
Phòng tổ chức hành
chính
5 5 5
4 Phòng kinh doanh XNK 4 4 4
5 Trung tâm thương mại 0 8 15
6 C.hàng Nguyễn Công Trứ 1 1 1
7 Cửa hàng Phan Bội Châu 1 1 1
8 Cửa hàng 1 0 0
9 Cửa hàng 1 0 0
10 Tổng số lao động quản lý 20 26 34
11 Tổng số CBCNV 76 80 96
12 LĐQL/CBCNV 26% 32% 35%
(Nguồn:Báo cáo tổng kết chất lượng lao động quản lý của Chi nhánh trong 3
năm 1999, 2000, 2001)
Nhận xét: Biểu 2
Qua Biểu 2 ta thấy tổng số lao động quản lý qua các năm 1999, 2000,
2001 tăng dần theo các năm.
Năm 2000 so với năm 1999 tăng thêm 6 người, chủ yếu nằm ở Trung
tâm thương mại còn các phòng ban khác hầu như không có sự thay đổi về số
lượng lao động quản lý.
Năm 2001 so với năm 2000 tăng thêm 8 người vẫn chủ yếu tập trung ở
Trung tâm thương mại.
Còn xét về tỷ lệ lao động quản lý trên tổng số CBCNV qua các năm ta có:
12

12

×