Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Xây dựng mô hình độc quyền nhóm và phân tích cách thức ra quyết định quản lý của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam để tối đa hóa lợi nhuận.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.33 KB, 32 trang )

Mục lục
Mục lục…………………………….…………………………………….……1
Lời nói đầu…………………………………………………………………….2
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài “ Xây dựng mô hình độc quyền
nhóm và phân tích cách thức ra quyết định quản lý của Tổng công ty xăng
dầu Việt Nam để tối đa hóa lợi nhuận” .……………………………..……...3
1.1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu……………… ………… ……… ………3
1.2.Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu……………… ………… ……………5
1.3.Các mục tiêu nghiên cứu…… ……… ……… …………………………………5
1.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài……… ……… …… …… ……6
1.5.Kết cấu đề tài……… …………… …… …………………………………………6
Chương 2: Tóm Lược một số vấn đề lý luận cơ bản của chủ đề nghiên cứu
2.1.Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản………… …………… …………………7
2.2.Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu ………………………………………7
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng
vấn đề nghiên cứu…………………………………………………………..10
3.1.Phương pháp nghiên cứu ……………… …………… … ……………………10
3.1.1.Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp …… ……… …… ……… ……10
3.1.2.Phương pháp phân tích dữ liệu ……… ……………………………………10
3.2.Tổng quan tình hình kinh tế, tài chính của tổng công ty xăng dầu
Petrolimex…………………………………………………… ………………………11
3.2.1.Tổng quan tình hình kinh tế, tài chính ………………… …………………11
3.2.2. Tổng công ty xăng dầu Việt Nam ( Petrolimex )…………………………12
3.3.Phân tích các dữ liệu thứ cấp……… …………………………………………15
3.3.1.Quyết định lãi suất…………………………………………………………19
3.3.2. Chính sách khuyến mãi………… ……………………………………… 23
3.3.3. Ứng dụng công nghệ ……………………………………………………26
Chương 4: Các kết luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứu………..……..28
4.1. Kết luận……………………………………… …………………………………29
4.2.Các đề xuất và kiến nghị với vấn đề nghiên cứu……………………………30
Lời nói đầu



Năm 2009 là năm đáng ghi nhớ đối với ngành Xăng dầu Việt Nam, bởi
ngày 15/10/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định 84/2009/NĐ-CP. Với
Nghị định này, lần đầu tiên việc kinh doanh xăng dầu được thực sự vận hành
theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Đây được xem là bước
chuyển mình làm thay đổi về chất của hoạt động quản lý kinh doanh xăng dầu.
Năm 2010, được xem là một cơ hội đối với ngành Xăng dầu vì đây là
năm đầu tiên Nghị định 84 thực sự được “đi vào cuộc sống”. Bên cạnh đó
cũng có không ít khó khăn, áp lực đối với các doanh nghiệp đầu mối. Vì khi
áp dụng cơ chế này đòi hỏi sự chủ động cũng như phải rất linh hoạt trong việc
ứng phó với thị trường xăng dầu vốn luôn biến động đầy phức tạp. Với vai trò
và kinh nghiệm của một doanh nghiệp chủ đạo, Tổng Công ty Xăng dầu đã
xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc bình ổn thị trường xăng
dầu nội địa nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng
trưởng bền vững...

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài “ Xây dựng mô hình độc
quyền nhóm và phân tích cách thức ra quyết định quản lý của Tổng công
ty xăng dầu Việt Nam ( Petrolimex ) để tối đa hóa lợi nhuận ”.
1.1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong kinh doanh, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu tiên quyết
và quan trọng nhất của nhà quản lý. Trong điều kiện bị rằng buộc bởi các yếu
tố đầu vào và trong môi trường cạnh tranh, nhà quản lý luôn phải đối mặt với
sự lựa chọn ra quyết định kinh doanh cái gì, khối lượng bao nhiêu và đầu tư ở
điểm nào để tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp mình. Lợi nhuận cũng
chính là chỉ tiêu đo lường sự hoạt động hiểu quả của doanh nghiệp, là mục
tiêu đồng thời cũng là điều kiện không thể thiếu để mở rộng, phát triển quy
mô của doanh nghiệp.
Petrolimex, với tư cách là doanh nghiệp đầu đàn của ngành xăng dầu,
hẳn hiểu rất rõ vị thế của mình, vị thế được xây dựng bởi cụn từ “đảm bảo an

ninh năng lượng”. Trải qua hơn 53 năm hình thành và phát triển, đến nay
Petrolimex đã trở thành một trong số những doanh nghiệp trọng trách hàng
đầu của Việt Nam với 41 Công ty Xăng dầu thành viên, 23 công ty cổ phần, 3
liên doanh với nước ngoài và 01 Chi nhánh tại Singapore, tổng doanh thu toàn
Tổng công ty hơn 120.000 tỷ đồng. Petrolimex hiện sở hữu hệ thống cơ sở vật
chất kỹ thuật hiện đại và lớn nhất Việt Nam với hơn 1.300.000 m
3
kho bể - cầu
cảng chuyên dụng, hơn 1.700 cửa hàng, hơn 500 km tuyến ống duy nhất trên
cả nước, đội xe xitec gần 1.000 xe, đội tàu vận tải ven biển và viễn dương hơn
300.000 DWT, đảm bảo sản lượng nhập khẩu hơn 8 triệu m3 tấn xăng
dầu/năm, chiếm khoảng 60% thị phần. Trong các lĩnh vực khác, Petrolimex
cũng luôn thể hiện vị thế của doanh nghiệp hàng đầu. Nhiều công ty đã nổi lên
như một thương hiệu lớn và hiệu quả; trong đó, điển hình là trong các lĩnh vực
kinh doanh: Vận tải biển (công ty cổ phần VIPCO, VITACO), Gas (công ty
Gas Petrolimex), Hoá dầu (công ty Hoá dầu Petrolimex), hay Bảo hiểm
Định hướng chiến lược phát triển của Tổng công ty là xây dựng
Petrolimex trở thành một tập đoàn của Nhà nước mạnh và năng động, lấy
xăng dầu làm trục chính, đa dạng hoá có chọn lọc các mặt hàng và loại hình
kinh doanh khác như vận tải viễn dương, hóa dầu, gas, xây lắp, cơ khí, công
trình xăng dầu và các định chế về tài chính, đẩy mạnh chương trình hiện đại
hoá, nâng cao năng lực hợp tác và cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế
khu vực và thế giới. Petrolimex dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và các cơ quan
quản lý Nhà nước, cũng luôn xác định rõ vai trò và vị thế của mình là doanh
nghiệp Nhà nước trọng yếu, chịu trách nhiệm chính trong việc bình ổn, điều
tiết và phát triển thị trường xăng dầu, góp phần thực hiện các nhóm giải pháp
của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng
trưởng bền vững.
1.2.Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và trước những biến động

khó tiên liệu của thị trường xăng dầu thế giới; việc đổi mới cơ chế quản lý
Nhà nước trong các lĩnh vực nói chung và đối với xăng dầu nói riêng như là
một nhu cầu tất yếu, một giải pháp có tính đột phá để thích nghi và phát triển.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá và nhìn nhận trên mọi góc cạnh của thị
trường, chúng ta cần khẳng định những bước tiến của quá trình đổi mới cơ chế
kinh doanh xăng dầu, đối diện với những mặt hạn chế và đặt ra các vấn đề cần
tiếp tục đổi mới để phát triển thị trường xăng dầu trong giai đoạn tiếp theo,
thích ứng với những biến động ngày càng phức tạp của nguồn năng lượng dầu
mỏ. Từ đó đưa ra những chiến lược thích hợp với mục tiêu điều tiết và phát
triển thị trường xăng dầu, Chúng ta đi tìm hiểu đề tài: “ Xây dựng mô hình
độc quyền nhóm và phân tích cách thức ra quyết định quản lý của Tổng công
ty xăng dầu Việt Nam để tối đa hóa lợi nhuận”
1.3.Các mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nêu trên nhằm các mục tiêu:
- Hiểu rõ hơn về tính chất cạnh tranh của thị trường độc quyền nhóm.
- Hiểu hơn về cách thức ra quyết định quản lý của tổng công ty xăng
dầu Việt Nam ( Petrolimex ) nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
- Đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Petrolimex
trong giai đoạn hiện nay.
1.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu năng lực hợp tác và cạnh tranh trong quá
trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi tổng công ty xăng
dầu Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội về các lĩnh vực: xăng dầu, khí
hóa lỏng và vận tải ( Chủ yếu là lĩnh vực xăng dầu )
Về mặt thời gian: Nhận thấy tình hình kinh tế và tài chính có nhiều biến
động trong những năm gần đây nên đề tài tập trung nghiên cứu giai đoạn từ
năm 2009 đến nay(tháng 11/2011).
1.5.Kết cấu đề tài
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu: Tính cấp thiết của đề tài,

xác lập vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng phạm vi nghiên
cứu.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về thị trường độc quyền nhóm,
cách thức ra quyết định quản lý để tối đa hóa lợi nhuận của hãng.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, đánh giá tổng quan vấn đề cạnh
tranh trong lĩnh xăng dầu, các kết quả phân tích thực trạng vấn đề này và
những chiến lược tối đa hóa lợi nhuận của Petrolimex.
Chương 4: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
Potrolimex trong thời gian tới và các kết luận khi nghiên cứu đề tài.
Chương 2: Tóm Lược một số vấn đề lý luận cơ bản của chủ đề nghiên
cứu
2.1.Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản
Thị trường độc quyền nhóm do một số ít người bán chi phối, trong đó
có ít nhất một số người bán có sức mạnh đủ lớn so với toàn bộ thị trường để
tác động đến giá thị trường. Đây là đặc điểm riêng có của thị trường độc
quyền nhóm. Khi số lượng hãng trên thị trường ít,các quyết định về sản
lượng,giá cả… của bất kì hãng nào cũng tác động đến những điều kiện về cầu
và doanh thu cận biên của các hãng còn lại trên thị trường. Do đó việc đặt giá
bán hay quyết định mức sản lượng của một hãng phụ thuộc vào hành vi của
các đối thủ cạnh tranh.
Trên thị trường độc quyền nhóm, sản phẩm hàng hóa có thể đồng nhất
hoặc không đồng nhất và có rào cản lớn về việc gia nhập vào thị trường. Tính
phụ thuộc lẫn nhau giữa các hãng là rất lớn. Lợi nhuận của các hãng trên thị
trường độc quyền nhóm phụ thuộc lẫn nhau.
2.2. Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Quyết định chiến lược
Lý thuyết trò chơi là một nhánh của toán học ứng dụng thường được sử
dụng để phân tích kinh tế. Nó sử dụng các mô hình để nghiên cứu các tình
huống chiến thuật, trong đó những người tham gia (người chơi) cố gắng để tối
đa kết quả thu được của mình có tính đến hành động và phản ứng của đối thủ

khác.
Hành vi chiến lược là các hành động được các hãng tiến hành để lập kế
hoạch và phản ứng lại các hành động cạnh tranh từ các hãng đối thủ.
2.2.2. Chiến lược ra quyết định đồng thời
Chiến lược ra quyết định đồng thời xảy ra trong các thị trường độc
quyền nhóm khi các nhà quản lý phải đưa ra các quyết định cá nhân mà không
biết gì về quyết định của các đối thủ cạnh tranh.
Các quyết định cá nhân của các nhà quản lý không nhất thiết phải xảy
ra cùng một thời điểm.
2.2.3. Chiến lược ưu thế
Chiến lược ưu thế là một chiến lược hoặc hành động mang lại kết cục
tốt nhất dù cho các đối thủ có quyết định làm gì đi chăng nữa.
Khi tồn tại chiến lược ưu thế,một người quyết định có lý trí luôn áp
dụng chiến lược ưu thế. Họ dự đoán rằng nếu đối thủ của mình cũng có các
chiến lược ưu thế thì họ cũng sẽ áp dụng các chiến lược ưu thế đó.
Trạng thái cân bằng chiến lược ưu thế tồn tại khi tất cả người ra
quyết định đều có chiến lược ưu thế.
Nếu một hãng không có chiến lược ưu thế nhưng ít nhất một trong các
đối thủ có chiến lược ưu thế. Khi đó hãng dự đoán rằng đối thủ sẽ thực hiện
chiến lược ưu thế của mình, khi biết hành động của đối thủ thì nhà quản lý có
thể chọn chiến lược tốt nhất cho mình.
2.2.4. Tình thế lưỡng nan của người tù
Bill

Không thú tội Thú tội
Không thú tội 2 năm, 2 năm 12 năm, 1 năm
Thú tội 1 năm, 12 năm 6 năm, 6 năm
Jane
Cả hai đối thủ đều có chiến lược ưu thế là không thú tội. Nếu Bill à
Jane hợp tác với nhau thì họ chỉ phải chịu mức phạt là 2 năm tù giam thay vì

chọn chiến lược ưu thế thì cả 2 cùng chịu mức phạt là 6 năm tù giam. Như vậy
ở trạng thái cân bằng chiến lược ưu thế,các đối thủ đều bị thiệt hơn so với
trường hợp họ ra quyết định có hợp tác với nhau.
2.2.5. Chiến lược bị lấn át
Chiến lược bị lấn át: là những chiến lược sẽ không bao giờ được lựa
chọn vì luôn có một chiến lược tốt hơn chúng. Sự loại trừ liên tiếp các chiến
lược bị lấn át là một tiến trình ra quyết định lặp lại trong đó các chiến lược bị
lấn át bị giảm thiểu để tạo ra một bảng lợi ích rút gọn với ít quyết định hơn
cho các nhà quản lý xem xét.
Ví dụ:
Palace
Castle
2.2.6. Cân bằng Nash
Cao ($10) Trung bình ($8) Thấp ($6)
Cao ($10) $ 1000, $ 1000 $900, $1100 $500, $1200
Trung bình ($8) $ 1100, $400 $800,$800 $ 450, $500
Thấp ($6) $ 1200, $ 300 $500,$350 $400,$400
Cân bằng Nash là một tập hợp các hành động hay quyết định mà từ đó
các nhà quản lý chọn ra quyết định tốt nhất khi đối thủ của họ đưa ra hành
động mà họ dự đoán.
Nếu chỉ tồn tại một cân bằng Nash duy nhất thì có thể mong đợi các đối
thủ cùng thực hiện quyết định dẫn tới trạng thái cân bằng Nash. Khi có nhiều
trạng thái cân bằng Nash thì không thể dự đoán được kết cục có thể xảy ra.
Cân bằng chiến lược ưu thế là một trường hợp đặc biệt của cân bằng
Nash. Cân bằng Nash có thể xảy ra mà không có chiến lược ưu thế hay chiến
lược bị lấn át nào.
2.2.7. Đường phản ứng tốt nhất
Đường phản ứng tốt nhất dùng để phân tích và giải thích các quyết định
đồng thời khi lựa chọn là liên tục( chứ không phải rời rạc). Đường phản ứng
tốt nhất của một hãng cho thấy 1quyết định tốt nhất của hãng dựa trên quyết

định mà hãng mong chờ đối thủ của mình sẽ thực hiện và thường thì đó là
quyết định tối đa hóa lợi nhuận. Cân bằng Nash xảy ra khi các đường phản
ứng tốt nhất của các hãng cắt nhau.
2.2.8. Chiến lược ra quyết định tuần tự
Quyết định tuần tự là một hãng ra quyết định trước rùi đến đối thủ của
nó ra quyết định khi đã biết được hành động mà hãng thứ nhất thực hiện.
Quyết định tốt nhất mà một nhà quản lý có thể đưa ra ngày hôm nay phụ
thuộc vào việc đối thủ của anh ta sẽ ra phản ứng như thế nào vào ngày mai.
2.2.9. Cây trò chơi
Cây trò chơi là một sơ đồ minh họa các quyết định quản lý của hãng
như các nút quyết định với các nhánh vươn ra từ các nút. Mỗi nhánh đại diện
cho mỗi hành động có thể được thực hiện tại nút đó. Thứ tự các quyết định
thường bắt đầu từ trái sang phải cho đến khi tới được bảng lợi ích cuối cùng.
Sau khi thiết lập sơ đồ cây trò chơi, sử dụng phương pháp quay ngược để tìm
cân bằng Nash theo một quyết định tuần tự bằng dự đoán các quyết định trong
tương lai nhằm đưa ra các quyết định ở hiện tại tốt nhất.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực
trạng vấn đề nghiên cứu
3.1. Phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thông tin thứ cấp
Khái niệm: là việc thu thập thông tin, dữ liệu dựa trên các nguồn thứ
cấp, đã qua tổng hợp xử lý, thống kê. Loại tài liệu này có nguồn gốc từ tài liệu
sơ cấp đã được phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải.
Nguồn dữ liệu thứ cấp sử dụng được thu thập bằng cách thu thập từ các
nguồn trong và ngoài Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).
Trong Tổng công ty bao gồm:
+ Các báo cáo, tài liệu của tổng công tydo các phòng ban cung cấp, báo
cáo kết quả kinh doanh từ 2008 đến nay (tháng 11/2011), báo cáo chi tiết về
doanh thu, lợi nhuận qua các năm.
+ Các tài liệu về kế hoạch, phương hướng phát triển của Tổng công ty

trong tương lai.
Ngoài Tổng công ty như: Thu thập số liệu qua các bài báo, tạp chí, qua
internet về báo cáo tổng kết, thống kê.
3.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Khái niệm: Là phương pháp sử dụng, phân tích các dữ liệu sau khi đã
thu thập được thông tin, số liệu cần thiết. Phương pháp này tập trung phân
tích, xử lý các thông tin, dữ liệu thu thập được tùy theo mục đích của người sử
dụng. Các phương pháp sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích, so sánh, đồ
thị, biểu đồ, bảng biểu.
3.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường
đến vấn đề nghiên cứu
3.2.1. Tổng quan tình hình biến động xăng dầu

×