Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Chuyên đề: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.58 KB, 49 trang )

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ GIANG
=====***=====

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QG
Tên chuyên đề:

“ Bằng chứng và cơ chế tiến hóa ”

Tác giả chuyên đề: Nguyễn Thị Ninh
Tổ chuyên môn : Hóa – Sinh – KTNN
Trường

: THPT Nguyễn Thị Giang

Năm học 2019 - 2020


A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Kiến thức Sinh học 12 đặc biệt quan trọng đối với các em HS ôn thi THPT QG. Trong đề thi
của Bộ GD & ĐT năm vừa qua, nội dung thi tập trung chủ yếu trong chương trình Sinh học 12
với tỉ lệ 90%. Sinh học lớp 12 gồm 3 phần: Di truyền học (phần 5), Tiến hóa (phần 6) và Sinh
thái học (phần 7). Như vậy, chương trình Sinh học lớp 12 đã tập hợp những kiến thức vô cùng
quan trọng của Sinh học hiện đại. Trên thực tế, trong quá trình ôn thi THPT QG, chúng tôi nhận
thấy rằng HS khá khó khăn trong việc ghi nhớ, hiểu và nắm vững bản chất của các hiện tượng,
cơ chế tiến hóa từ đó dẫn đến những tư duy nhầm lẫn và sai sót trong khi làm bài thi. Chính vì
vậy, chúng tôi xin lựa chọn đề tài xây dựng chuyên đề ôn thi THPT QG về nội dung “ Bằng
chứng và cơ chế tiến hóa” nhằm giúp các em HS biết cách tư duy, phân tích cũng như khắc phục
được những nhầm lẫn và sai sót đáng tiếc khi trả lời các câu hỏi liên quan đến kiến thức Tiến
hóa, giúp HS đạt được kết quả cao nhất trong kì thi THPT QG sắp tới.


II. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ
1. Về kiến thức
Giúp trang bị cho HS những kiến thức cơ bản, trọng tâm và có tính hệ thống về các bằng chứng và
cơ chế tiến hóa, từ đó HS có thể giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự đa dạng và phong phú của
giới sinh vật cũng như làm sáng tỏ cơ chế tiến hóa của thế giới hữu cơ. Cụ thể:
- Giới thiệu các loại bằng chứng tiến hóa bao gồm bằng chứng giải phẫu so sánh, tế bào học và sinh
học phân tử, để chứng minh sự tồn tại của quá trình tiến hóa của các loài sinh vật trên trái đất.
- Giới thiệu các học thuyết tiến hóa, đồng thời đi sâu phân tích các quan niệm hiện đại về các nhân
tố tiến hóa, nguyên nhân và cơ chế tiến hóa của các loài sinh vật.
- Nhận dạng, phân loại và hướng dẫn suy luận các dạng câu hỏi lí thuyết liên quan đến kiến thức của
chuyên đề, từ đó giúp HS tránh được những sai lầm trong việc nhận thức bản chất của các hiện tượng.
- Phân loại và hướng dẫn giải chi tiết các dạng bài tập liên quan đến tiến hóa, từ đó giúp HS vận
dụng linh hoạt kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề liên quan đến di truyền học quần thể.
2. Về kĩ năng
- Rèn luyện cho HS các kỹ năng quan sát, phát triển các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh,
trừu tượng hóa, khái quát hóa thông qua quá trình dạy học.
- Rèn luyện kĩ năng tính toán, giải bài tập liên quan đến kiến thức tiến hóa và di truyền học.
3. Về thái độ
Giúp hình thành ở HS thế giới quan khoa học, tư duy hệ thống và thái độ đúng đắn đối với thiên
nhiên và con người.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Phát triển cho HS năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn
đề và sáng tạo.
- Phát triển cho HS năng lực nhận thức sinh học, năng lực tìm hiểu thế giới sống, năng lực vận dụng
kiến thức, kĩ năng vào việc giải thích những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và đời sống hàng
ngày có liên quan đến kiến thức tiến hóa.
III. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
HS lớp 12 ôn thi THPT QG.

1



IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu sách và tài liệu liên quan đến kiến thức thuộc phần “ Bằng chứng và cơ chế tiến
hóa”.
- Nghiên cứu các tài liệu về dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng cũng như dạy học phát triển
năng lực người học.
- Nghiên cứu chương trình SGK Sinh học 12 THPT, phần Tiến hóa để xây dựng nội dung của
chuyên đề.
- Tiến hành dạy thực nghiệm ở trường THPT Nguyễn Thị Giang – Huyện Vĩnh Tường – Tỉnh
Vĩnh Phúc, nhằm đánh giá hiệu quả của chuyên đề.
V. THỜI LƯỢNG CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề được dạy trong 6 tiết.

2


B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Bằng chứng tiến hóa
- Bằng chứng tiến hóa là những bằng chứng phản ánh mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh
vật.
- Có hai loại bằng chứng tiến hóa:
+ Bằng chứng trực tiếp: hóa thạch.
+ Bằng chứng gián tiếp: bằng chứng giải phẫu so sánh, bằng chứng phôi sinh học, bằng chứng
địa lí sinh vật học, bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
* Lưu ý: Trong các bằng chứng tiến hóa gián tiếp, bằng chứng phôi sinh học và bằng chứng địa
lí sinh vật học được giảm tải.
a. Bằng chứng giải phẫu so sánh
- Cơ quan tương đồng: là những cơ quan được bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên

nhưng thực hiện các chức năng khác nhau.
- Cơ quan tương tự: là những cơ không không được bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở loài tổ
tiên nhưng thực hiện các chức năng giống nhau.
- Cơ quan thoái hóa: là những cơ quan được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên nhưng
không thực hiện chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.
b. Bằng chứng tế bào học
- Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của thế giới sống: mọi sinh vật (trừ virút) đều được cấu tạo từ
tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước đó.
- Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều có các thành phần cơ bản: màng sinh chất, tế bào chất
và nhân (hoặc vùng nhân).
 Phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới.
c. Bằng chứng sinh học phân tử
- Dựa trên sự tương đồng về cấu tạo, chức năng của ADN, prôtêin, mã di truyền … cho thấy các
loài trên trái đất đều có tổ tiên chung.
- Người ta có thể dựa vào trình tự các nucleotit của cùng một gen, trình tự các axit amin của
cùng một loại protein để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
2. Các học thuyết tiến hóa
a. Học thuyết tiến hóa Lamac (nội dung giảm tải)
b. Học thuyết tiến hóa Đacuyn
* Quan sát của Đacuyn:
- Các loài sinh vật luôn sinh con với số lượng lớn.
- Điều kiện môi trường không đủ để nuôi sống tất cả sinh vật.
- Các cá thể có ngoại hình khác nhau (Biến dị cá thể).
 + Các cá thể phải đấu tranh với nhau để sinh tồn.
+ Những cá thể mang biến dị có lợi thì sống sót còn những cá thể mang biến dị có hại thì loại
bỏ.
 Tiến hóa thích nghi với môi trường.
* Biến dị cá thể
- Là những biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản hữu tính của sinh vật.
- Gồm có 2 loại biến dị cá thể: đột biến và biến dị tổ hợp.

- Biến dị cá thể là nguồn nguyên liệu của tiến hóa, chọn giống.
* Chọn lọc tự nhiên
3


- Sinh vật luôn phải đấu tranh để sinh tồn.
- Kết quả của đấu tranh sinh tồn: những cá thể nào mang những biến dị có lợi thì mới sống sót
và sinh sản.
 Kết quả của chọn lọc tự nhiên: hình thành các sinh vật thích nghi với môi trường  Hình
thành loài mới.
* Chọn lọc nhân tạo
- Chọn lọc nhân tạo: những cá thể mang biến dị có lợi cho mục đích của con người thì được
con người chọn lọc, giữ lại và nhân lên thành giống mới.
- Kết quả của chọn lọc nhân tạo: tạo ra giống vật nuôi và cây trồng phù hợp với mục đích khác
nhau của con người.
* Nguồn gốc các loài
- Các loài sinh vật có chung một nguồn gốc tổ tiên.
- Dưới tác động của CLTN, loài mới được hình thành theo con đường phân li tính trạng từ một
nguồn gốc chung.
c. Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
- Khái quát toàn bộ khoa học hiện đại để giải quyết vấn đề tiến hóa.
- Chia tiến hóa thành 2 cấp độ: tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
* Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn
- Tiến hóa nhỏ: là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể  Dẫn
tới hình thành loài mới  Đơn vị cơ sở của tiến hóa là quần thể.
- Tiến hóa lớn: hình thành các đơn vị phân loại trên loài
Quần thể  Loài mới  Chi  Họ  Bộ  Lớp  Ngành  Giới
Tiến hóa nhỏ
Tiến hóa lớn
* Lưu ý:

- Tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi tương đối hẹp, thời gian tương đối ngắn, có thể nghiên
cứu bằng thực nghiệm.
- Tiến hóa lớn diễn ra trong phạm vi rộng, thời gian dài, không thể nghiên cứu bằng thực
nghiệm.
- Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn song song cùng diễn ra.
* Nguồn nguyên liệu của tiến hóa
- Alen đột biến là biến dị sơ cấp.
- Biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp.
- Di nhập gen (di chuyển của cá thể hoặc giao tử từ nơi khác) cũng là một nguồn biến dị di
truyền của quần thể.
3. Các nhân tố tiến hóa
- Nhân tố tiến hóa là những nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần
thể.
- Có 5 nhân tố tiến hóa: đột biến, di nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên và giao
phối không ngẫu nhiên.
a. Đột biến
- Đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền, bao gồm đột biến gen và đột biến NST.
- Đột biến phát sinh ngẫu nhiên, vô hướng và thường có tần số thấp.
- Đột biến gen làm xuất hiện alen mới  Đột biến gen là nguồn nguyên liêu sơ cấp chủ yếu
(Đột biến gen phổ biến hơn đột biến NST)
- Vai trò của đột biến: cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa và chọn giống.
b. Di nhập gen

4


- Di nhập gen là sự lan truyền gen từ quần thể này sang quần thể khác.
- Có 2 cách lan truyền gen: lan truyền cá thể và lan truyền giao tử.
- Di nhập gen làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể không theo một
hướng xác định.

- Di nhập gen có thể mang đến cho quần thể những alen mới  có thể làm phong phú vốn gen
của quần thể.
c. Chọn lọc tự nhiên
- CLTN phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau
trong quần thể.
- CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình, tác động gián tiếp lên kiểu gen  Làm thay đổi tần số
alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
- Nếu CLTN chống lại alen trội thì làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chống lại alen lặn
 CLTN tác động lên quần thể đơn bội sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh hơn tác động lên quần
thể lưỡng bội.
- CLTN luôn làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
- CLTN không tạo ra alen mới, kiểu gen mới.
d. Các yếu tố ngẫu nhiên
- Các yếu tố ngẫu nhiên như: thiên tai, lũ lụt, tác động của con người… làm cho lượng cá thể
của quần thể giảm mạnh.
- Các yếu tố ngẫu nhiên làm giảm đa dạng di truyền của quần thể, làm nghèo vốn gen của quần
thể.
- Mức độ thay đổi tần số alen phụ thuộc vào kích thước của quần thể.
- Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể không
theo một hướng xác định.
- Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn 1alen nào đó ra khỏi quần thể.
- Có thể làm thay đổi đột ngột tần số alen của quần thể Thúc đẩy tiến hóa.
e. Giao phối không ngẫu nhiên
- Giao phối không ngẫu nhiên gồm: tự thụ phấn, giao phối cận huyết, giao phối có lựa chọn.
- Chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể mà không làm thay đổi tần số alen của
quần thể.
- Làm giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp, tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp  Làm cho alen đột biến nhanh
chóng biểu hiện thành kiểu hình.
- Giao phối không ngẫu nhiên làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
4. Loài và các cơ chế cách li

a. Loài
- Loài sinh học là 1 hoặc 1 nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau
trong tự nhiên và sinh ra đời con có sức sống, có khả năng sinh sản và cách li sinh sản với các
nhóm quần thể khác  Tiêu chuẩn để phân biệt 2 loài: cách li sinh sản.
- Với những loài sinh sản vô tính thì phải dựa vào các tiêu chuẩn: hình thái, sinh lí, hóa sinh,
địa lí sinh thái…
- Loài thân thuộc là 2 loài có hình thái rất giống nhau (loài đồng hình) nhưng cách li sinh sản
với nhau.
b. Các cơ chế cách li
* Cách li địa lí:
- Là những trở ngại về mặt địa lí (núi, sông, biển…) ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng
loài gặp gỡ và giao phối với nhau.

5


- Vai trò: duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo
ra bởi các nhân tố tiến hóa.
* Cách li sinh sản:
- Là những trở ngại trên cơ thể sinh vật (trở ngại sinh học) ngăn cản các cá thể giao phối với
nhau hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ.
- Cách li sinh sản bao gồm:
+ Cách li trước hợp tử: Là những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau (ngăn cản
thụ tinh tạo ra hợp tử). Bao gồm: cách li nơi ở, cách li tập tính , cách li thời gian (mùa vụ) và
cách li cơ học
+ Cách li sau hợp tử: Là cơ chế ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tao ra con lai
hữu thụ.
- Vai trò: duy trì sự toàn vẹn về những đặc điểm riêng của loài.
 Nếu 2 quần thể cùng loài trong tự nhiên vì lý do nào đó dẫn đến cách li sinh sản thì loài
mới sẽ xuất hiện.

5. Quá trình hình thành loài
a. Khái niệm
Hình thành loài là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi,
tạo ra hệ gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc.
 Hình thành loài mới = Hình thành đặc điểm thích nghi mới + Cách li sinh sản.
b. Các con đường hình thành loài mới
* Hình thành loài khác khu vực địa lí
- Điều kiện xảy ra:
+ Loài mở rộng khu phân bố: do động vật di cư, thực vật phát tán (thường xảy ra với những
loài phát tán mạnh)
+ Khu phân bố của loài bị chia cắt: do có sự biến đổi về địa chất, địa hình…
+ Do các nhân tố tiến hóa: hình thành nên các đặc điểm thích nghi mới.
- Các thành phần tham gia:
+ Nhân tố tiến hóa: làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
+ Điều kiện địa lí: là nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi.
+ Cách li địa lí: ngăn cản các cá thể của quần thể giao phối với nhau  duy trì sự khác biệt
về vốn gen giữa các quần thể Tạo điều kiện cho CLTN tạo ra sự khác biệt về vốn gen giữa các
quần thể.
- Đặc điểm:
+ Xảy ra ở tất cả các nhóm sinh vật (chủ yếu ở các loài ĐV di chuyển xa, TV phát tán mạnh).
+ Xảy ra chậm chạp, qua nhiều giai đoạn chuyển tiếp, thời gian lịch sử lâu dài.
+ Thường dẫn đến hình thành quần thể thích nghi.
* Hình thành loài cùng khu vực địa lí
- Hình thành loài bằng cách li tập tính
+ Chỉ có ở động vật (đặc biệt là những loài động vật có tập tính giao phối phức tạp)
+ Cơ chế: Trong quần thể ban đầu xuất hiện 1 số biến dị làm thay đổi tập tính giao phối 
Nhóm cá thể mới sẽ cách li sinh sản với dạng gốc  hình thành loài mới.
- Hình thành loài bằng cách li sinh thái
+ Trong cùng 1 khu vực sống của quần thể nhưng có điều kiện sinh thái khác nhau  CLTN
tiến hành theo 2 hướng khác nhau  Hình thành nòi sinh thái  Loài mới.

+ Xảy ra ở các loài ĐV ít di chuyển và thực vật khả năng phát tán kém (ốc sên, trai, hến,
cỏ…)

6


- Hình thành loài nhờ lai xa và đa bội hóa
+ Xảy ra chủ yếu ở các loài thực vật sinh sản hữu tính.
+ Loài mới có bộ NST lớn hơn các loài bố mẹ.
+ Thường nhanh chóng hình thành loài mới.
II. PHƯƠNG PHÁP SUY LUẬN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1. Các câu hỏi liên quan đến bằng chứng tiến hóa
a. Nhận biết cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự
- Khi đề bài đưa ra các cặp cơ quan thì dựa vào chức năng của các cơ quan để suy ra:
+ Nếu các cơ quan cùng thực hiện chức năng tương tự nhau thì đó là cơ quan tương tự.
VD: cánh bướm và cánh dơi đều làm nhiệm vụ bay lượn nên đây là cặp cơ quan tương tự.
+ Nếu các cơ quan thực hiện các chức năng khác nhau thì đó là cơ quan tương đồng.
VD: Cánh tay người có chức năng cầm, nắm … còn cánh dơi có chức năng bay lượn nên
đây là cặp cơ quan tương đồng.
b. Nhận biết mối quan hệ họ hàng giữa các loài
- Dựa vào trình tự các axit amin ở một số protein điển hình để so sánh và xác định nguồn gốc
các loài. Nếu trình tự sắp xếp các axit amin của các loài này càng giống nhau thì chứng tỏ các
loài có nguồn gốc gần gũi.
- Dựa vào trình tự các nucleotit ở một số đoạn ADN hoặc một số gen điển hình để so sánh và
xác định nguồn gốc của các loài. Nếu trình tự sắp xếp các nucleotit của các loài này càng giống
nhau thì chứng tỏ các loài có nguồn gốc gần gũi.
 Giải thích: Các loài vừa mới được tách ra từ 1 tổ tiên chung nên chưa đủ thời gian để CLTN
phân hóa tạo ra nhưng sai khác lớn về cấu trúc phân tử.
VD1: Phân tích tỉ lệ phần trăm các axit amin sai khác nhau trong chuỗi polipeptit α pử phân tử
Hb ở một số loài động vật có ương sống, người ta thu được kết quả như ở bảng sau

Cá mập
Cá chép
Sa giông
Chó
Người
Cá mập
0
59,4
61,4
56,8
53,2
Cá chép
0
53,2
47,9
48,6
Sa giông
0
46,1
44,0
Chó
0
16,3
Người
0
Từ bảng trên có thể rút ra nhận xét gì? Hãy vẽ sơ đồ cây phát sinh phản ánh quan hệ nguồn gốc
giữa các loài nói trên?
Hướng dẫn trả lời
- Nhận xét: dựa vào tỉ lệ phần trăm các axit amin sai khác trong chuỗi polipeptit α ở phân tử Hb,
ta có thể xác định được mối quan hệ họ hàng giữa người với các loài theo thứ tự từ gần đến xa

như sau: người, chó, sa giông, cá chép, cá mập.
- Cây phát sinh chủng loại:
Cá mập

Cá chép

Sa giông

Chó

Người

7


VD2: Dưới đây là trình tự các nuclêôtit trong mạch mang mã gốc của một đoạn gen mã hoá cấu
trúc của nhóm enzim đêhiđrôgenaza ở người và các loài vượn người:
+ Người:
– XGA – TGT – TGG – GTT – TGT – TGG –
+ Tinh tinh:
– XGT – TGT – TGG – GTT – TGT – TGG –
+ Gôrila:
– XGT – TGT – TGG – GTT – TGT – TAT –
+ Đười ươi:
– TGT – TGG – TGG – GTX – TGT – GAT –
Từ các trình tự nuclêôtit nêu trên có thể rút ra những nhận xét gì về mối quan hệ giữa loài người
với các loài vượn người?
Hướng dẫn trả lời
- Nhận xét: dựa vào sự khác nhau về số lượng bộ ba nucleotit trong mạch mã gốc của gen mã
hóa enzim để xác định mối quan hệ họ hàng giữa loài người và các loài vượn người. Nhận thấy

Tinh tinh khác người : 1 bộ ba; Gorila khác người: 2 bộ ba; Đười ươi khác người: 4 bộ ba.
 Mối quan hệ theo thứ tự từ gần đến xa: Người, Tinh tinh, Gorila, Đười ươi.
* Câu hỏi luyện tập
a. Câu hỏi mức độ nhận biết
Câu 1: Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi hemoglobin như
nhau chứng tỏ người và tinh tinh cùng nguồn gốc, bằng chứng đó gọi là:
A. bằng chứng giải phẫu so sánh.
B. bằng chứng sinh học phân tử.
C. bằng chứng tế bào học.
D. bằng chứng phôi sinh học.
Câu 2: Bằng chứng nào sau đây không được xem là bằng chứng sinh học phân tử?
A. Prôtêin của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.
B. ADN của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit.
C. Mã di truyền của các loài sinh vật đều có đặc điểm giống nhau.
D. Các cơ thể sống đều được cấu tạo bởi tế bào.
Câu 3: Bằng chứng tiến hoá nào sau đây không phải là bằng chứng sinh học phân tử?
A. Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền.
B. Tất cả các cơ thể sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ tế bào.
C. Prôtêin của các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.
D. ADN của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit.
Câu 4: Những bằng chứng tiến hoá nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?
(1) Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền.
(2) Sự tương đồng về những đặc điểm giải phẫu giữa các loài.
(3) ADN của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit.
(4) Prôtêin của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.
(5) Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ tế bào.
A. (2), (3), (5).
B. (1), (3), (4).
C. (2), (4), (5).
D. (1), (2), (5).

Câu 5: Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?
A. Prôtêin của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại axit amin.
B. Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước của mèo.
C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
D. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng.
Câu 6: Bằng chứng tiến hóa nào sau đây được xem là bằng chứng giải phẫu so sánh?
A. Các axit amin trong chuỗi -hemoglobulin của người và tinh tinh giống nhau.
B. Di tích của thực vật sống ở các thời đại trước đã được tìm thấy trong các lớp than đá ở
Quảng Ninh.
C. Tất cả các sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.

8


D. Chi trước của mèo và cánh của dơi có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.
Câu 7: Bằng chứng trực tiếp chứng minh quá trình tiến hóa của sinh vật là
A. bằng chứng giải phẫu so sánh.
B. bằng chứng tế bào học.
C. bằng chứng sinh học phân tử.
D. bằng chứng hóa thạch.
Câu 8: Bằng chứng nào sau đây được xem là bằng chứng tiến hoá trực tiếp?
A. Di tích của thực vật sống ở các thời đại trước đã được tìm thấy trong các lớp than đá ở
Quảng Ninh.
B. Tất cả sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.
C. Chi trước của mèo và cánh của dơi có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.
D. Các axit amin trong chuỗi β-hemôglôbin của người và tinh tinh giống nhau.
b. Câu hỏi mức độ thông hiểu
Câu 1: Cho những ví dụ sau:
(1) Cánh dơi và cánh côn trùng.
(2) Vây ngực của cá voi và cánh dơi.

(3) Mang cá và mang tôm.
(4) Chi trước của thú và tay người.
Những ví dụ về cơ quan tương đồng là
A. (1) và (2).
B. (1) và (3).
C. (2) và (4).
D. (1) và (4).
Câu 2: Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương đồng?
A. Mang cá và mang tôm.
B. Cánh chim và cánh côn trùng.
C. Cánh dơi và tay người.
D. Gai xương rồng và gai hoa hồng.
Câu 3: Cánh chim tương đồng với cơ quan nào sau đây?
A. Cánh ong.
B. Cánh dơi.
C. Cánh bướm.
D. Vây cá chép.
Câu 4: Cặp cơ quan nào sau đây ở các loài sinh vật là cơ quan tương tự?
A. Cánh chim và cánh bướm.
B. Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật.
C. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.
D. Chi trước của mèo và tay của người.
Câu 5: Cho các cặp cơ quan sau:
1. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.
2. Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp.
3. Gai xương rồng và lá cây lúa.
4. Cánh bướm và cánh chim.
5. Vây ngực cá chép và vây ngực cá voi.
Những cặp cơ quan tương đồng là:
A. 1, 4, 5.

B. 1, 2, 5.
C. 1, 2, 3.
D.1, 3, 4.
Câu 6: Cho các ví dụ về các cơ quan ở các loài sau:
(1) Cánh chim và cánh chuồn chuồn.
(2) Vòi bạch tuộc và vòi voi.
(3) Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan.
(4) Chân chuột chũi và chân đế dũi.
(5) Ruột thừa của người và ruột tịt của thú ăn thịt.
Những trường hợp nào là cơ quan tương đồng ?
A. 3, 5
B. 1, 2, 4
C. 1, 3, 4
D. 4, 5
Câu 7: Điều nào sau đây không phải là ví dụ về cơ quan tương tự ?

9


A. cánh của dơi và cánh của bướm.
B. gai hoa hồng và gai xương rồng.
C. tay người và chi trước của bò.
D. mang cá và mang tôm.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Gai của hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của xương rồng là biến dạng của thân, và do
có nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng.
B. Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bọ cạp vừa được xem là cơ quan tương
đồng, vừa được xem là cơ quan tương tự.
C. Cánh của bồ câu và cánh của châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống nhau
là giúp cơ thể bay.

D. Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo không giống nhau do chúng thực hiện
chức năng khác nhau.
Câu 9: Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng (bộ Khỉ),
người ta nghiên cứu mức độ giống nhau về ADN của các loài này so với ADN của người. Kết
quả thu được (tính theo tỉ lệ % giống nhau so với ADN của người) như sau: khỉ Rhesut: 91,1%;
tinh tinh: 97,6%; khỉ Capuchin: 84,2%; vượn Gibbon: 94,7%; khỉVervet: 90,5%. Căn cứ vào kết
quả này, có thể xác định mối quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ Linh
trưởng nói trên theo trật tự đúng là:
A. Người - tinh tinh - khỉ Vervet - vượn Gibbon- khỉ Capuchin - khỉ Rhesut.
B. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Rhesut - khỉ Vervet - khỉ Capuchin.
C. Người - tinh tinh - khỉ Rhesut - vượn Gibbon - khỉ Capuchin - khỉ Vervet.
D. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Vervet - khỉ Rhesut - khỉ Capuchin.
Câu 10: Cho biết gen mã hóa cùng một loại enzim ở một số loài chỉ khác nhau ở trình tự
nuclêôtit sau đây:
Loài
Trình tự nucleotit khác nhau của gen mã hóa enzim đang xét
Loài A
XAGGTXAGTT
Loài B
XXGGTXAGGT
Loài C
XAGGAXATTT
Loài D
XXGGTXAAGT
Phân tích bảng dữ liệu trên, có thể dự đoán về mối quan hệ họ hàng giữa các loài trên là
A. A và C là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và D là hai loài có mối quan hệ xa
nhau nhất.
B. B và D là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và C là hai loài có mối quan hệ xa
nhau nhất.
C. A và B là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, C và D là hai loài có mối quan hệ xa

nhau nhất.
D. A và D là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và C là hai loài có mối quan hệ xa
nhau nhất.
Câu 11: Giả sử trình tự một đoạn ADN thuộc gen mã hóa enzim amilaza được dùng để ước
lượng mối quan hệ nguồn gốc giữa các loài. Bảng dưới đây liệt kê trình tự đoạn ADN này của 4
loài khác nhau
Loài
Trình tự đoạn gen mã hóa enzim amilaza
Loài A
XAGGTXAGTT
Loài B
XXGGTXAGGT
Loài C
XAGGAXATTT
Loài D
XXGGTXAXGT
Hai loài gần nhau nhất là ..(I).. và xa nhau nhất là..(II)...
10


A. (I) A và D; (II) B và C.
C. (I) A và B; (II) C và D.

B. (I) B và D; (II) B và C.
D. (I) A và C; (II) B và D.

2. Các câu hỏi liên quan đến học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
a. Phân biệt khái niệm tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn
- Tiến hóa nhỏ thường diễn ra trong phạm vi tương đối hẹp, thời gian tương đối ngắn, có thể
nghiên cứu bằng thực nghiệm. Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành nên loài mới.

- Còn tiến hóa lớn thì luôn diễn ra trên phạm vi rộng lớn, trong thời gian dài, chỉ có thể nghiên
cứu bằng tổng hợp, so sánh. Kết quả của tiến hóa lớn là hình thành các đơn vị phân loại trên loài.
VD: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tiến hóa nhỏ?
A. Tiến hoá nhỏ có thể nghiên cứu được bằng thực nghiệm.
B. Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, đưa đến
sự hình thành loài mới.
C. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp, trong thời gian lịch sử tương đối
ngắn.
D. Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của loài gốc để hình
thành các nhóm phân loại trên loài.
Hướng dẫn trả lời
Nhận xét: Tiến hóa nhỏ không hình thành các nhóm phân loại trên loài  Đáp án D là không
đúng.
b. Phân biệt quan niệm về chọn lọc tự nhiên của Đacuyn và thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
Để phân biệt được , các em HS cần chú ý một số đặc điểm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện
đại như sau:
- Đã làm sáng tỏ nguyên nhân, cơ chế phát sinh biến dị di truyền ở sinh vật dựa trên những
thành tựu về di truyền và biến dị
- Nhấn mạnh mặt chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là phân hóa khả sinh sản của những kiểu
gen khác nhau trong quần thể - trong khi đó Đacuyn mới nhấn mạnh mặt sống sót của các cá thể
trong loài.
- CLTN không chỉ tác động vào cá thể mà bổ sung thêm là CLTN còn tác động cả mức dưới
cá thể (phân tử), trên cá thể (quần thể..)
VD: Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy
định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
B. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể
trong quần thể.
C. Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các cá thể trong quần thể.
D. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với

môi trường.
Hướng dẫn trả lời
Đacuyn chưa đưa ra sự chọn lọc tự nhiên ở cấp độ quần thể nên đáp án A là không đúng.
* Câu hỏi luyện tập
a. Câu hỏi mức độ nhận biết
Câu 1: Đacuyn chưa thành công trong việc giải thích
A. nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
B. nguồn gốc thống nhất của các loài sinh vật.
C. nguồn gốc của các giống vật nuôi và cây trồng.

11


D. sự hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật.
Câu 2: Người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể là
A. Đacuyn.
B. Menđen.
C. Moocgan.
D. Lamac.
Câu 3: Theo Đacuyn, nguyên liệu chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên là
A. thường biến.
B. biến dị cá thể.
C. đột biến.
D. biến dị tổ
Câu 4: Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của tiến hoá là
A. thường biến.
B. biến dị cá thể.
C. đột biến gen.
D. đột biến nhiễm sắc thể.
Câu 5: Theo quan niệm Đacuyn, đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là

A. cá thể sinh vật.
B. tế bào.
C. loài sinh học.
D. quần thể sinh vật.
Câu 6:Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là
A. đột biến gen.
B. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
C. biến dị cá thể.
D. đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
Câu 7: Theo Đacuyn, đối tượng bị tác động trực tiếp của chọn lọc tự nhiên là
A. cá thể.
B. quần thể.
C. quần xã.
D. hệ sinh thái.
Câu 8: Theo quan niệm hiện đại, loại biến dị nào sau đây được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp
của quá trình tiến hoá?
A. Đột biến gen.
B. Biến dị xác định.
C. Biến dị tổ hợp.
D. Thường biến.
Câu 9: Tiến hóa lớn là quá trình hình thành
A. nòi mới.
B. các cá thểthích nghi nhất.
C. các nhóm phân loại trên loài.
D. loài mới.
Câu 10: Theo quan niệm hiện đại, nguồn nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên là
A. biến dị xác định.
B. thường biến và biến dị xác định.
C. thường biến.
D. đột biến và biến dị tổ hợp.

Câu 11: Theo thuyết tiến hoá tổng hợp, đơn vị tiến hoá cơ sở là
A. tế bào.
B. quần thể.
C. cá thể.
D. bào quan.
Câu 12: Kết quả của quá trình tiến hoá nhỏ là hình thành nên
A. chi mới.
B. loài mới.
C. bộ mới.
D. họ mới.
Câu 13: Theo quan niệm hiện đại, nhân tố cung cấp nguồn biến dị thứ cấp vô cùng phong phú
cho quá trình tiến hoá là
A. giao phối ngẫu nhiên.
B. chọn lọc tự nhiên.
C. đột biến.
D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 14: Nhân tố tạo nên nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hoá là
A. quá trình giao phối.
B. quá trình chọn lọc tự nhiên.
C. các yếu tố ngẫu nhiên.
D. quá trình đột biến.
Câu 15: Theo Thuyết tiến hoá tổng hợp thì tiến hoá nhỏ là quá trình
A. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn đến sự hình thành loài mới.
B. duy trì ổn định thành phần kiểu gen của quần thể.
C. củng cố ngẫu nhiên những alen trung tính trong quần thể.
D. hình thành các nhóm phân loại trên loài.
Câu 16: Theo quan niệm hiện đại, kết quả của quá trình tiến hoá nhỏ là hình thành nên
A. loài mới.
B. alen mới.
C. ngành mới.

D. kiểu gen mới.
Câu 17: Nhân tố nào sau đây cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá của sinh giới?
A. Chọn lọc tự nhiên.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Đột biến.
D. Các cơ chế cách li.
Câu 18: Theo quan niệm hiện đại, nhân tố làm trung hoà tính có hại của đột biến là

12


A. giao phối.
B. đột biến.
C. các cơ chế cách li. D. chọn lọc tự nhiên.
Câu 19: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây cung cấp nguồn biến dị sơ cấp
cho quá trình tiến hóa?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên.
B. Đột biến.
C. Chọn lọc tự nhiên.
D. Di – nhập gen.
b. Câu hỏi mức độ thông hiểu
Câu 1: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị
chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do
A. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.
B. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể
sâu.
C. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.
D. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.
Câu 2: Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là
A. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gen

quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.
B. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các loài sinh vật có sự phân hoá về
mức độ thành đạt sinh sản.
C. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có các đặc điểm thích
nghi với môi trường.
D. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có kiểu gen quy định
các đặc điểm thích nghi với môi trường.
Câu 3: Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy
định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
B. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể
trong quần thể.
C. Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các cá thể trong quần thể.
D. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với
môi trường.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tiến hóa nhỏ?
A. Tiến hoá nhỏ có thể nghiên cứu được bằng thực nghiệm.
B. Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, đưa đến
sự hình thành loài mới.
C. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp, trong thời gian lịch sử tương đối
ngắn.
D. Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của loài gốc để hình
thành các nhóm phân loại trên loài.
Câu 5: Khi nói về tiến hoá nhỏ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Hình thành loài mới được xem là ranh giới giữa tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.
B. Tiến hoá nhỏ diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động
của các nhân tố tiến hoá.
C. Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, đưa
đến sự hình thành loài mới.
D. Tiến hoá nhỏ trải qua hàng triệu năm làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài.


13


Câu 6: Khi nói về tiến hoá nhỏ, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tiến hoá nhỏ là quá trình diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng
dưới tác động của các nhân tố tiến hoá.
B. Kết quả của tiến hoá nhỏ sẽ dẫn tới hình thành các nhóm phân loại trên loài.
C. Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số
alen và thành phần kiểu gen của quần thể) đưa đến sự hình thành loài mới.
D. Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện
cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinhra thì loài mới xuất hiện.
Câu 7: Phát biểu nào dưới đây không đúng với tiến hoá nhỏ?
A. Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể qua các thế hệ.
B. Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi vốn gen của quần thể qua thời gian.
C. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp.
D. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, phạm vi tương đối hẹp.
Câu 8: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các biến dị là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
B. Tất cả các biến dị đều di truyền được và đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
C. Không phải tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
D. Tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
Câu 9: Khi nói về nguồn nguyên liệu của tiến hoá, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tiến hoá sẽ không xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền.
B. Đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hoá.
C. Nguồn biến dị của quần thể có thể được bổ sung bởi sự nhập cư.
D. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hoá.
3. Các câu hỏi liên quan đến các nhân tố tiến hóa
a. Dự đoạn sự thay đổi tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình ở các thế hệ tiếp theo khi có tác động của
các nhân tố tiến hóa

* Suy luận chung:
- Tất cả các nhân tố tiến hóa đều làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể nhưng không
phải mọi nhân tố tiến hóa đều làm thay đổi tần số alen của quần thể (giao phối không ngẫu
nhiên không làm thay đổi tần số alen).
- Những nhân tố làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định là: đột biến, di nhập
gen và các yếu tố ngẫu nhiên.
- Những nhân tố có thể làm tăng đa dạng di truyền quần thể là: đột biến, nhập gen.
- Những nhân tố có thể làm giảm đa dạng di truyền của quần thể là: giao phối không ngẫu
nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên, di gen.
- Những nhân tố có thể tạo ra kiểu gen mới cho quần thể là: giao phối không ngẫu nhiên, đột
biến, nhập gen.
- Sự xuất hiện alen mới có thể do tác động của nhân tố đột biến hoặc do nhập gen.
- Với 1 quần thể bất kì, nếu chọn lọc chỉ chống lại kiểu hình trội thì luôn dẫn tới làm giảm tần số
alen A, nếu chọn lọc chỉ chống lại kiểu hình lặn thì luôn dẫn tới làm giảm tần số alen a.
- Ở thế hệ xuất phát của quần thể xAA : yAa: zaa và có tần số alen A lớn hơn tần số alen a:
+ Nếu chọn lọc chống lại Aa thì quá trình chọn lọc luôn làm tăng tần số alen A.
+ Nếu chọn lọc chống lại AA và aa thì quá trình chọn lọc sẽ làm tăng tần số alen a.
- Trong trường hợp thế hệ xuất phát có tần số alen A = a = 0,5 thì chọn lọc chống lại kiểu hình
trung gian không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
14


b. Đột biến
- Nhân tố đột biến tạo ra alen mới nhưng không phải mọi trường hợp đột biến đều tạo ra alen
mới. Có trường hợp, đột biến không tạo ra alen mới, VD trong một quần thể có 3 kiểu gen là
AA, Aa và aa đã xảy ra đột biến làm cho A trở thành a thì alen a không phải là alen mới vì đã có
sẵn trong quần thể.
- Đột biến tạo ra alen mới chứ không đào thải alen cũ. Vì vậy, đột biến luôn làm tăng độ đa
dạng di truyền của quần thể.
- Đột biến gen làm thay đổi tần số alen với tốc độ rất chậm và vô hướng.

- Một alen đột biến n lần thì sẽ tạo ra tối đa số alen mơi = n. Như vậy, qua n lần đột biến thì
quần thể sẽ có tối đa alen = n+ 1.
c. Giao phối không ngẫu nhiên
- Chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen, không làm thay đổi tần số alen của quần thể
- Làm tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp và giảm dần tỉ lệ kiểu gen dị hợp  giảm độ đa dạng di
truyền của quần thể, giảm tỉ lệ kiểu hình trội trong quần thể.
- Nếu trong quần thể xuất hiện kiểu gen mới thì có thể là do đột biến, di nhập gen hoặc do giao
phối.
d. Chọn lọc tự nhiên
- CLTN không tạo ra kiểu gen mới mà chỉ sàng lọc và loại bỏ những kiểu gen đã có sẵn trong
quân thể CLTN luôn làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
- CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình, không bao giờ tác động trực tiếp lên kiểu gen.
- Thực chất của CLTN là sự phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các kiểu gen khác
nhau trong quần thể.
- CLTN làm biến đổi tần số các alen theo một hướng xác định (quy định chiều hướng tiến hóa).
- CLTN chống alen trội có hiệu quả nhanh hơn đối với chống lại alen lặn. CLTN tác động lên
sinh vật đơn bội hiệu quả nhanh hơn lên sinh vật lưỡng bội.
- CLTN không thể loại bỏ hoàn toàn alen lặn ra khỏi quần thể.
- CLTN không tạo ra kiểu gen thích nghi, nó chỉ đóng vai trò sàng lọc và làm tăng số lượng cá
thể có kiểu hình thích nghi trong quần thể (kiểu gen thích nghi do đột biến và giao phối tạo ra).
e. Di nhập gen
- Di nhập gen có thể làm thay đổi tần số alen hoặc có thể không làm thay đổi tần số alen của
quần thể.
- Mức độ thay đổi tần số alen của quần thể phụ thuộc vào sự chênh lệch tần số alen của 2 quần
thể và phụ thuộc vào tỉ lệ cá thể di nhập gen.
- Di nhập gen có thể làm nghèo vốn gen hoặc làm giàu vốn gen của quần thể.
g Các yếu tố ngẫu nhiên
- Các yếu tố ngẫu nhiên luôn làm giảm kích thước quần thể và thường làm nghèo vốn gen của
quần thể. Nếu khẳng định rằng các yếu tố ngẫu nhiên luôn làm nghèo vốn gen của quần thể là
sai.

- Với quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số
alen của quần thể.
VD1: Một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là 0,36BB + 0,48Bb +
0,16bb = 1. Khi trong quần thể này, các cá thể có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng sinh
sản cao hơn hẳn so với các cá thể có kiểu gen đồng hợp thì
A. alen trội có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
B. tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng không thay đổi.
C. tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng bằng nhau.

15


D. alen lặn có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
Hướng dẫn giải
- Thế hệ xuất phát có tần số alen B = 0,6 ; tần số alen b = 0,4. Như vậy tần số alen B lớn hơn tần
số alen b.
- Chọn lọc đang chống lại kiểu gen BB và bb nên quá trình chọn lọc sẽ làm tăng dần tần số alen
b  tần số alen B và tần số alen b sẽ có xu hướng ngang bằng nhau.  Đáp án C.
VD2: Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen là 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa. Nếu các cá
thể có kiểu gen AA và Aa kém thích nghi hơn so với các cá thể có kiểu gen aa thì tỉ lệ của kiểu
gen Aa sẽ thay đổi như thế nào trong các thế hệ tiếp theo của quần thể?
A. Liên tục giảm dần qua các thế hệ.
B. Ở giai đoạn đầu tăng dần, sau đó giảm dần.
C. Liên tục tăng dần qua các thế hệ.
D. Ở giai đoạn đầu giảm dần, sau đó tăng dần.
Hướng dẫn giải
Chọn lọc tự nhiên đang chống lại alen trội A và ưu tiên cho alen a nên tần số a tăng dần.
Tỉ lệ kiểu gen Aa phụ thuộc vào tần số A và a. Kiểu gen Aa có tỉ lệ lớn nhất khi tần số A = a =
0,5. Tần số a lúc đầu = 0,2 nên khi tần số a tăng đần thì tỉ lệ kiểu gen Aa tăng dần cho đến khi
tần số A = a = 0,5.

Vì vậy ở giai đoạn đầu của CLTN, tỉ lệ kiểu gen Aa tăng dần cho đến giá trị 0,5 và sau đó giảm
dần  Đáp án B.
VD3: Ở một loài thực vật, AA quy định quả đỏ, Aa quy định quả vàng, aa quy định quả xanh.
Thế hệ xuất phát của một quần thể có tần số kiểu gen là 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa. Theo lý thuyết,
có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu đây là quần thể ngẫu phối thì khi quần thể đạt cân bằng di truyền sẽ có 64% số cá thể
mang alen a.
II. Nếu đây là quần thể tự phối thì ở F2, số cá thể mang alen a chiếm 45%.
III. Nếu sang F3 quần thể có tỷ lệ kiểu hình 80% cây quả đỏ: 10% cây quả vàng: 10% cây quả
xanh thì có thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
IV. Nếu quần thể chịu tác động của chọn lọc tự nhiên theo hướng chống lại kiểu hình quả xanh
thì tỉ lệ kiểu hình ở F1 có thể là 35% cây quả đỏ: 35% cây quả vàng: 30% cây quả xanh.
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Hướng dẫn giải
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III. Giải thích:
- I đúng vì khi đạt CBDT thì Aa + aa = 1 – AA =1 – 0,36 =0,64 =64%.
- II đúng vì nếu đây là tự phối thì ở F2 có AA = 0,4 +(0,4 – 0,1) ÷ 2=0,55. →Aa + aa = 0,45 =
45%.
- III đúng vì tỷ lệ 0,8AA : 0,1Aa : 0,1aa thì chứng tỏ tần số a đã giảm từ 0,4 xuống còn 0,15 →
yếu tố ngẫu nhiên đã làm giảm đột ngột tần số alen của quần thể.
- IV sai vì khi chống lại kiểu hình quả xanh thì sẽ làm giảm tần số alen a. Nhưng tỷ lệ kiểu gen
0,35AA : 0,35Aa : 0,3aa chứng tỏ tần số a đang tăng lên.
VD4: Một quần thể thực vật, AA quy định hoa đỏ; Aa quy định hoa vàng; aa quy định hoa trắng.
Thế hệ xuất phát của quần thể có 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?
I. Nếu chỉ các cây có cùng màu hoa mới giao phấn với nhau thì sẽ làm thay đổi tỉ lệ kiểu hình của
quần thể.

II. Nếu chỉ có hạt phấn của cây hoa vàng không có khả năng thụ tinh thì sẽ làm thay đổi tần số
16


alen của quần thể.
III. Nếu ở F2, quần thể có tỉ lệ kiểu gen: 3Aa : 0,7aa thì có thể đã chịu tác động của các yếu tố
ngẫu nhiên.
IV. Nếu chọn lọc tự nhiên chống lại kiểu hình hoa trắng thì sẽ làm thay đổi tần số alen của quần
thể.
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Hướng dẫn giải
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV.
- I đúng vì các cây cùng màu hoa giao phấn với nhau thì đấy là giao phấn không ngẫu nhiên nên
sẽ làm thay đổi tỉ lệ kiểu gen của quần thể, dẫn tới làm thay đổi tỉ lệ kiểu hình.
- II sai vì nếu hạt phấn của cây hoa vàng không có khả năng thụ tinh thì chọn lọc đang chống lại
Aa. Trong trường hợp thế hệ xuất phát có tần số alen A = a = 0,5 thì chọn lọc chống lại kiểu hình
trung gian không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
- III đúng vì khi tần số alen và thành phần kiểu gen thay đổi một cách đột ngột thì có thể do tác
động của các yếu tố ngẫu nhiên.
- IV đúng vì nếu chọn lọc chống lại hoa trắng (aa) thì sẽ làm thay đổi tần số alen theo hướng
tăng tần số alen A và giảm tần số alen a.
* Câu hỏi luyện tập
a. Câu hỏi mức độ nhận biết
Câu 1: Quá trình đột biến là nhân tố tiến hoá vì đột biến
A. làm cho sinh vật thích nghi với môi trường sống.
B. không gây hại cho quần thể.
C. làm biến đổi tần số tương đối các alen trong quần thể.

D. làm cho sinh vật biến đổi theo hướng xác định.
Câu 2: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố đột biến có vai trò nào sau đây?
A. Quy định chiều hướng tiến hóa.
B. Làm thay đổi tần số alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
C. Tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
D. Cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
Câu 3: Trong quá trình hình thành quần thể thích nghi, chọn lọc tự nhiên có vai trò
A. tạo ra các kiểu hình thích nghi.
B. sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi.
C. tạo ra các kiểu gen thích nghi.
D. ngăn cản sự giao phối tự do, thúc đẩy sự phân hoá vốn gen trong quần thể gốc.
Câu 4: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hoàn toàn một alen có hại ra
khỏi quần thể khi
A. chọn lọc chống lại thể đồng hợp lặn.
B. chọn lọc chống lại alen lặn.
C. chọn lọc chống lại thể dị hợp.
D. chọn lọc chống lại alen trội.
Câu 5: Theo quan điểm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên
A. nhiễm sắc thể.
B. kiểu gen.
C. alen.
D. kiểu hình.
Câu 6: Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, gen đột biến gây hại nào dưới đây có thể bị loại bỏ
khỏi quần thể nhanh nhất?
A. Gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường.
B. Gen lặn nằm trên đoạn tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y.
C. Gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường.
D. Gen lặn nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X.
17



Câu 7. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên
A. kiểu gen.
B. alen.
C. kiểu hình.
D. gen.
Câu 8: Theo quan niệm hiện đại, các yếu tố ngẫu nhiên tác động vào quần thể
A. làm thay đổi tần số các alen không theo một hướng xác định.
B. không làm thay đổi tần số các alen của quần thể.
C. luôn làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tần số kiểu gen dị hợp tử.
D. luôn làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
Câu 9: Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, giao phối không ngẫu nhiên
A. làm thay đổi tần số alen nhưng không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
B. làm xuất hiện những alen mới trong quần thể.
C. chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
D. làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định.
Câu 10: Nhân tố tiến hoá không làm thay đổi tần số alen nhưng lại làm thay đổi thành phần kiểu
gen của quần thể giao phối là
A. các yếu tố ngẫu nhiên.
B. đột biến.
C. giao phối không ngẫu nhiên.
D. di - nhập gen.
Câu 11. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố có vai trò định hướng quá trình tiến hóa là
A. đột biến.
B. giao phối không ngẫu nhiên.
C. chọn lọc tự nhiên.
D. các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 12. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, một alen có lợi cũng có thể bị loại hoàn toàn khỏi quần
thể bởi tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
A. Đột biến.

B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 13: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây làm thay đổi tần số alen và thành
phần kiểu gen của quần thể rất chậm?
A. Giao phối ngẫu nhiên.
B. Đột biến gen.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên.
D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 14: Nhân tố nào sau đây làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sinh
vật theo một hướng xác định?
A. Chọn lọc tựnhiên.
B. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 15: Nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của
quần thể sinh vật một cách đột ngột?
A. Giao phối không ngẫu nhiên.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Đột biến.
D. Chọn lọc tự nhiên.
C. Di - nhập gen.
D. Đột biến.
Câu 16: Nhân tố nào sau đây tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số
kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên.
B. Đột biến.
C. Giao phối không ngẫu nhiên.
D. Giao phối ngẫu nhiên.
Câu 17: Nhân tố nào dưới đây không làm thay đổi tần số alen trong quần thể?
A. Giao phối ngẫu nhiên.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên.

C. Chọn lọc tự nhiên.
D. Đột biến.
Câu 18: Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2
và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về
A. biến động di truyền.
B. di - nhập gen.
C. giao phối không ngẫu nhiên.
D. thoái hoá giống.

18


Câu 19: Một alen nào đó dù là có lợi cũng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại
cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể là do tác động của
A. giao phối không ngẫu nhiên.
B. chọn lọc tự nhiên.
C. các yếu tố ngẫu nhiên.
D. đột biến.
Câu 20: Nhân tố tiến hóa nào sau đây có khả năng làm phong phú thêm vốn gen của quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên.
B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Di - nhập gen.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
b. Câu hỏi mức độ thông hiểu
Câu 1: Một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là 0,36BB + 0,48Bb
+ 0,16bb = 1. Khi trong quần thể này, các cá thể có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng sinh
sản cao hơn hẳn so với các cá thể có kiểu gen đồng hợp thì
A. alen trội có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
B. tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng không thay đổi.
C. tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng bằng nhau.

D. alen lặn có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
Câu 2: Ở một loài động vật,màu sắc lông do một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường
quy định. Kiểu gen AA quy định lông xám,kiểu gen Aa quy định lông vàng và kiểu gen aa quy
định lông trắng. Cho các trường hợp sau:
(1) Các cá thể lông xám có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và
khả năng sinh sản bình thường.
(2) Các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản kém,các cá thể khác có sức sống và
khả năng sinh sản bình thường.
(3) Các cá thể lông trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém,các cá thể khác có sức sống và
khả năng sinh sản bình thường.
(4) Các cá thể lông trắng và các cá thể lông xám đều có sức sống và khả năng sinh sản kém như
nhau, các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
Giả sử một quần thể thuộc loài này có thành phần kiểu gen là 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1.
Chọn lọc tự nhiên sẽ nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể trong các trường hợp:
A. (2), (4).
B. (3), (4).
C. (1), (2).
D. (1), (3).
Câu 3: Giả sử ở thế hệ xuất phát (P) của một quần thể ngẫu phối có tần số các kiểu gen là:
0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa. Biết rằng alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo thuyết tiến hóa
hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nếu trong quần thể xuất hiện thêm kiểu gen mới thì chắc chắn đây là kết quả tác động của
nhân tố đột biến.
B. Nếu thế hệ F1 có tần số các kiểu gen là: 0,81 AA : 0,18 Aa : 0,01 aa thì đã xảy ra chọn lọc
chống lại alen trội.
C. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của nhân tố di - nhập gen thì tần số các alen của quần thể
luôn được duy trì ổn định qua các thế hệ.
D. Nếu quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn
ra khỏi quần thể.
Câu 4: Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen là 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa. Nếu các cá

thể có kiểu gen AA và Aa kém thích nghi hơn so với các cá thể có kiểu gen aa thì tỉ lệ của kiểu
gen Aa sẽ thay đổi như thế nào trong các thế hệ tiếp theo của quần thể?
A. Liên tục giảm dần qua các thế hệ.
B. Ở giai đoạn đầu tăng dần, sau đó giảm dần.
19


C. Liên tục tăng dần qua các thế hệ.
D. Ở giai đoạn đầu giảm dần, sau đó tăng dần.
Câu 5: Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là 0,64AA: 0,27Aa:0,09aa.
Cho biết alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai về quần thể
này?
A. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần
thể.
B. Nếu có tác động của nhân tố đột biến thì tần số alen A có thể thay đổi.
C. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tần số các kiểu gen không thay đổi qua
tất cả các thế hệ.
D. Nếu có tác động của chọn lọc tự nhiên thì tần số kiểu hình trội có thể bị giảm mạnh.
Câu 6 : Ở một loài cá nhỏ, gen A quy định cơ thể có màu nâu nhạt nằm trên NST thường trội
hoàn toàn so với alen a quy định màu đốm trắng. Một quần thể của loài này sống trong hồ nước
có nền cát màu nâu có thành phần kiểu gen là 0,64AA+ 0,32Aa + 0,04aa. Một công ty xây dựng
rải một lớp sỏi xuống hồ, làm mặt hồ trở nên có nền đốm trắng. Từ đáy hồ được rải sỏi, xu
hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể ở các thế hệ cá con tiếp theo được mô tả rút
gọn bằng sơ đồ nào sau đây ?
A. 0,64AA+ 0,32Aa + 0,04aa  0,81AA+ 0,18Aa + 0,01aa  0,49AA+ 0,42Aa + 0,09aa.
B. 0,64AA+ 0,32Aa + 0,04aa  0,36AA+ 0,42Aa + 0,09aa  0,16AA+ 0,48Aa + 0,36aa.
C. 0,64AA+ 0,32Aa + 0,04aa  0,49AA+ 0,30Aa + 0,21aa  0,36AA+ 0,42Aa + 0,09aa.
D. 0,64AA+ 0,32Aa + 0,04aa  0,42AA+ 0,36Aa + 0,09aa  0,48AA+ 0,16Aa + 0,36aa.
Câu 7: Ở một loài động vật, màu sắc lông do một gen có 2 alen nằm nhiễm sắc thể thường quy
định. Kiểu gen AA quy định lông xám, kiểu gen Aa quy định lông vàng và kiểu gen aa quy định

lông trắng. Một quần thể của loài có thành phần kiểu gen là (P): 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. Theo lí
thuyết, nhận định nào sau đây đúng khi nói về cấu trúc di truyền của quần thể?
A. Các cá thể lông xám có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và
khả năng sinh sản bình thường thì tần số alen lặn có xu hướng tăng.
B. Các cá thể lông vàng và lông trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém, cá thể lông xám
có sức sống và khả năng sinh sản bình thường thì quần thể có xu hướng giữ nguyên cấu trúc như
quần thể (P).
C. Các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và
khả năng sinh sản bình thường thì kiểu hình lông trắng có xu hướng tăng nhanh hơn kiểu hình
lông xám.
D. Các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và
khả năng sinh sản bình thường thì tần số alen trội có xu hướng giảm.
Câu 8: Một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen là 0,25 AA : 0,50 Aa: 0,25 aa. Theo lí thuyết,
có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì F2 có 75% số cá thể mang alen a.
II. Nếu chỉ có tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn làm giảm đa dạng di truyền của quần
thể.
III. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen A có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần
thể.
IV. Nếu chỉ có tác động của di – nhập gen thì tần số các alen luôn thay đổi theo một hướng xác
định.
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1

20


Câu 9: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường

quy định. Kiểu gen AA quy định hoa đỏ, kiểu gen Aa quy định hoa vàng và kiểu gen aa quy
định hoa trắng. Giả sử một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa = 1.
Chọn lọc tự nhiên sẽ nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể trong bao nhiêu trường
hợp sau đây?
I. Các cơ thể hoa đỏ có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cơ thể khác có sức sống và khả
năng sinh sản bình thường.
II. Các cơ thể hoa vàng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cơ thể khác có sức sống và
khả năng sinh sản bình thường.
III. Các cơ thể hoa trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cơ thể khác có sức sống và
khả năng sinh sản bình thường.
IV. Các cơ thể hoa đỏ và các cơ thể hoa trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém như nhau,
các cơ thể hoa vàng có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 10: Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể ngẫu phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,25AA : 0,5Aa :
0,25aa. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu quần thể có thêm alen mới thì có thể đã chịu tác động của nhân tố đột biến hoặc di - nhập
gen.
II. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và F1 có tỉ lệ kiểu gen là 0,36AA :
0,48Aa : 0,16aa thì chứng tỏ quá trình chọn lọc đang chống lại alen lặn.
III. Nếu quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì có thể sẽ loại bỏ hoàn toàn alen a.
IV. Nếu có di - nhập gen thì có thể sẽ làm giảm tần số alen A của quần thể.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Câu 11: Ở một loài thực vật giao phấn, có hai quần thể sống ở hai bên bờ sông. Quần thể 1 có
cấu trúc di truyền là 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa; Quần thể 2 có cấu trúc di truyền: 0,49AA: 0,42Aa:

0,09aa. Theo chiều gió thổi, một số hạt phấn từ quần thể 2 phát tán sang quần thể 1 và cấu trúc di
truyền của quần thể 2 không thay đổi. Giả sử tỷ lệ hạt phấn phát tán từ quần thể 2 sang quần thể
1 qua các thế hệ là như nhau, kích thước của 2 quần thể không đổi qua các thế hệ. Có bao nhiêu
phát biểu sau đây là đúng?
I. Tần số alen A trong quần thể 1 có xu hướng giảm dần qua các thế hệ.
II. Tần số alen A trong quần thể 1 giữ nguyên không đổi khi số lượng cá thể của quần thể 1 gấp 3
lần quần thể 2.
III. Sau n thế hệ bị tạp giao thì quần thể 1 biến đổi cấu trúc di truyền giống quần thể 2.
IV. Tần số alen A trong quần thể 1 sẽ tăng khi số lượng cá thể của quần thể 2 nhỏ hơn rất nhiều
so với quần thể 1.
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
Câu 12: Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể ngẫu phối có 1000 cá thể với tỉ lệ kiểu gen là
0,36AA:0,48Aa:0,16aa. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu có 200 cá thể có kiểu gen aa di cư từ nơi khác đến thì khi quần thể thiết lập lại trạng thái
cân bằng sẽ cấu trúc là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa.
II. Nếu sau một thế hệ, quần thể có cấu trúc di truyền F1 là 0,1AA : 0,4Aa : 0,5aa thì rất có thể
quần thể đã chịu tác động của nhân tố ngẫu nhiên.
III. Nếu cấu trúc di truyền của F1: 0,5AA : 0,3Aa : 0,2aa; F2: 0,55AA : 0,4Aa: 0,1aa; của F3:
0,6AA : 0,3Aa : 0,1aa thì quần thể đang chịu tác động của nhân tố chọn lọc tự nhiên.
IV. Nếu quần thể chuyển sang tự phối thì cấu trúc di truyền ở các thế hệ tiếp theo sẽ bị thay đổi.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

21



Câu 13: Ở một loài sâu, người ta thấy gen R là gen kháng thuốc, r mẫn cảm với thuốc. Một quần
thể sâu có thành phần kiểu gen 0,3RR: 0,4 Rr : 0,3rr. Sau một thời gian dùng thuốc, thành phần
kiểu gen của quần thể là 0,5RR : 0,4Rr : 0,1rr. Kết luận nào sau đây là đúng?
(1) Thành phần kiểu gen của quần thể sâu không bị tác động của chọn lọc tự nhiên.
(2) Chọn lọc tự nhiên là nhân tố qui định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể
theo hướng tăng dần tần số alen có lợi, giảm dần tần số alen bất lợi.
(3) Sau thời gian xử lí thuốc, tần số alen kháng thuốc R tăng lên 10%.
(4) Tần số alen mẫn cảm với thuốc giảm so với ban đầu là 20%.
Số phương án đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 14: Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể ngẫu phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,25AA:
0,5Aa:0,25aa. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu quần thể chịu tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn quần thể sẽ xuất hiện kiểu gen
mới.
II. Nếu quần thể chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và F1 có tỉ lệ kiểu gen là 0,36AA:
0,48Aa:0,16aa thì chứng tỏ quá trình chọn lọc đang chống lại alen lặn.
III. Nếu quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì có thể sẽ có tỉ lệ kiểu gen là 100%
AA.
IV. Nếu có di - nhập gen thì có thể sẽ làm tăng tần số alen a của quần thể.
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Câu 15: Ở một loài thực vật, AA quy định quả đỏ, Aa quy định quả vàng, aa quy định quả xanh.
Thế hệ xuất phát của một quần thể có tần số kiểu gen là 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa. Theo lý thuyết,
có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu đây là quần thể ngẫu phối thì khi quần thể đạt cân bằng di truyền sẽ có 64% số cá thể
mang alen a.
II. Nếu đây là quần thể tự phối thì ở F2, số cá thể mang alen a chiếm 45%.
III. Nếu sang F3 quần thể có tỷ lệ kiểu hình 80% cây quả đỏ: 10% cây quả vàng: 10% cây quả
xanh thì có thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
IV. Nếu quần thể chịu tác động của chọn lọc tự nhiên theo hướng chống lại kiểu hình quả xanh
thì tỉ lệ kiểu hình ở F1 có thể là 35% cây quả đỏ: 35% cây quả vàng: 30% cây quả xanh.
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 16: Một quần thể thực vật, AA quy định hoa đỏ; Aa quy định hoa vàng; aa quy định hoa
trắng. Thế hệ xuất phát của quần thể có 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?
I. Nếu chỉ các cây có cùng màu hoa mới giao phấn với nhau thì sẽ làm thay đổi tỉ lệ kiểu hình của
quần thể.
II. Nếu chỉ có hạt phấn của cây hoa vàng không có khả năng thụ tinh thì sẽ làm thay đổi tần số
alen của quần thể.
III. Nếu ở F2, quần thể có tỉ lệ kiểu gen: 3Aa : 0,7aa thì có thể đã chịu tác động của các yếu tố
ngẫu nhiên.
IV. Nếu chọn lọc tự nhiên chống lại kiểu hình hoa trắng thì sẽ làm thay đổi tần số alen của quần
thể.
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 17: Một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen là 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. Theo lí
thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì ở F1 có 84% số cá thể mang alen A.


22


II. Nếu có tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn sẽ làm giảm đa dạng di truyền của quần
thể.
III. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần
thể.
IV. Nếu chỉ chịu tác động của di - nhập gen thì có thể sẽ làm tăng tần số alen A.
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Câu 18: Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể ngẫu phối có tỉ lệ kiểu gen 0,25AA: 0,5Aa:
0,25aa. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu quần thể có thêm alen mới thì có thể đã chịu tác động cảu nhân tố đột biến hoặc di – nhập
gen.
II. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và F1 có tỉ lệ kiểu gen là 0,36AA:
0,48Aa: 0,16aa thì chứng tỏ quá trình chọn lọc đang chống lại alen lặn.
III. Nếu quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì có thể sẽ loại bỏ hoàn toàn alen a.
IV. Nếu có di nhập – gen thì có thể sẽ làm giảm tần số alen A của quần thể.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 19: Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể ngẫu phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,16AA:
0,48Aa:0,36aa. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu quần thể chịu tác động của nhân tố đột biến thì trong quần thể sẽ xuất hiện kiểu gen mới.
II. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và F1 có tỉ lệ kiểu gen là
0,25AA:0,5Aa:0,25aa thì quá trình chọn lọc đang chống lại alen lặn.
III. Nếu quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì có thể có tỉ lệ kiểu gen là 100%

AA.
IV. Nếu không có đột biến, không có di – nhập gen thì quần thể không có thêm alen mới.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 20: Ở một quần thể thực vật, AA quy định hoa đỏ; Aa quy định hoa vàng; aa quy định hoa
trắng. Thế hệ xuất phát của quần thể có thành phần kiểu gen: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa. Theo lí
thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu trong quá trình sinh sản, chỉ các cây có cùng màu hoa mới giao phấn với nhau thì sẽ làm
thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
II. Nếu trong quá trình sinh sản, hạt phấn của các cây hoa đỏ không có khả năng thụ tinh thì tần
số alen A sẽ tăng dần.
III. Nếu ở F2, quần thể có tỉ lệ kiểu gen: 5AA : 0,5Aa thì có thể đã chịu tác động của các yếu tố
ngẫu nhiên.
IV. Nếu chọn lọc tự nhiên chống lại kiểu hình hoa vàng thì sẽ không làm thay đổi tần số alen của
quần thể.
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
4. Các câu hỏi liên quan đến loài và các cơ chế cách li sinh sản
a. Tiêu chuẩn phân biệt các loài
- Để phân biệt các loài với nhau, các nhà khoa học phải dựa vào nhiều tiêu chuẩn khác nhau.
Trong đó đầu tiên là dựa vào hình thái, sau đó dựa vào sinh lí, hóa sinh… Tuy nhiên tiêu chuẩn
quan trọng nhất vẫn là sự cách li sinh sản. Vì vậy đối với loài giao phối, dựa vào tiêu chuẩn cách
li sinh sản để phân biệt loài này với loài kia.
b. Các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài
- Khi đề bài đưa ra các ví dụ và yêu cầu chúng ta cho biết loại cách li thì cách thức nhận biết như
sau:


23


+ Nếu đề ra nói rằng các cá thể không giao phối với nhau thì suy ngay đó là cách li trước hợp tử:
Cách li trước hợp tử (tinh trùng không gặp được trứng nên không tạo ra được hợp tử)
+ Cách li nơi ở: do sống ở 2 sinh cảnh khác nhau.
+ Cách li tập tính: có tập tính giao phối khác nhau (loại cách li này chỉ có ở động vật)
+ Cách li thời gian: sinh sản vào các mùa khác nhau.
+ Cách li cơ học: cấu tạo của cơ quan sinh sản khac nhau nên không xảy ra thụ tinh.
+ Nếu đề ra nói rằng các cá thể có giao phối với nhau nhưng hợp tử bị chết hoặc con lai có sức
sống kém… thì đó là cách li sau hợp tử.
* Câu hỏi luyện tập
a. Câu hỏi mức độ nhận biết
Câu 1: Lừa đực giao phối với ngựa cái đẻ ra con la không có khả năng sinh sản. Đây là ví dụ về
A. cách li sinh thái.
B. cách li cơ học.
C. cách li tập tính.
D. cách li sau hợp tử.
Câu 2: Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên chúng thường không thụ phấn được cho
nhau. Đây là ví dụ về dạng cách li
A. thời gian (mùa vụ).
B. sinh thái.
C. tập tính.
D. cơ học.
Câu 3: Để phân biệt hai loài vi khuẩn, người ta vận dụng tiêu chuẩn nào sau đây là chủ yếu?
A. Tiêu chuẩn hình thái.
B. Tiêu chuẩn địa lý.
C. Tiêu chuẩn di truyền.
D. Tiêu chuẩn hoá sinh.

Câu 4: Để phân biệt hai loài động vật thân thuộc bậc cao cần phải đặc biệt chú ý tiêu chuẩn nào
sau đây?
A. Tiêu chuẩn di truyền (tiêu chuẩn cách li sinh sản).
B. Tiêu chuẩn sinh lí - hoá sinh.
C. Tiêu chuẩn địa lí - sinh thái.
D. Tiêu chuẩn hình thái.
Câu 5: Nội dung nào sau đây nói về cách li sau hợp tử?
A. Các cá thể giao phối với nhau tạo ra hợp tử, nhưng hợp tử không phát triển thành con lai.
B. Các cá thể có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau, nên không giao phối với nhau.
C. Các cá thể sống ở những sinh cảnh khác nhau, nên không giao phối với nhau.
D. Các cá thể có những tập tính giao phối riêng, nên thường không giao phối với nhau.
Câu 6: Trong các cơ chế cách li sinh sản, cách li trước hợp tử thực chất là
A. ngăn cản sự thụ tinh tạo thành hợp tử.
B. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai.
C. ngăn cản con lai hình thành giao tử.
D. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai hữu thụ.
Câu 7: Trong các loại cách li trước hợp tử, cách li tập tính có đặc điểm:
A. Mặc dù sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng các cá thể của các loài có họ hàng gần gũi
và sống trong những sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối với nhau.
B. Các cá thể của các loài khác nhau có thể có những tập tính giao phối riêng nên chúng thường
không giao phối với nhau.
C. Các cá thể của các loài khác nhau có thể sinh sản vào những mùa khác nhau nên chúng
không có điều kiện giao phối với nhau.
D. Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo các cơ quan sinh sản khác nhau nên
chúng không thể giao phối với nhau.
Câu 8: Ví dụ nào sau đây là biểu hiện của cách li trước hợp tử?
24



×