Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Một số giải pháp cơ bản góp phần nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.3 KB, 7 trang )

LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN GÓP PHẦN NÂNG CAO KỸ NĂNG
NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
SOME BASIC SOLUTIONS CONTRIBUTE TO IMPROVE
PROFESSIONAL SKILLS FOR STUDENTS IN THE PRESENT STAGE
Nguyễn Thị Hiền, Phạm Thị Hồng Hoa
Email:
Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 12/8/2017
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 25/9/2017
Ngày chấp nhận đăng: 26/9/2017
Tóm tắt
Trong điều kiện nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phần đông
sinh viên có ý thức học tập, rèn luyện tay nghề để trở thành những người lao động giỏi góp phần dựng
xây đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Tuy nhiên, thực tế hiện nay một bộ phận lớn sinh viên mới ra
trường không đáp ứng được yêu cầu công việc, không tìm kiếm được việc làm vì thiếu những kỹ năng
nghề nghiệp cần thiết. Xuất phát từ việc kế thừa có chọn lọc những cơ sở lý luận về kỹ năng nghề
nghiệp của các nhà khoa học đi trước, tác giả đã phân tích làm rõ thực trạng kỹ năng nghề nghiệp của
sinh viên hiện nay biểu hiện cụ thể ở những khía cạnh như tri thức nghề nghiệp, năng lực thực hành
nghề nghiệp và thái độ đối với nghề. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản đối với nhà trường,
giảng viên, sinh viên nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên, góp phần đào tạo những người
lao động có đủ phẩm chất, năng lực để thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Từ khóa: Kỹ năng; kỹ năng nghề nghiệp; kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên.
Abstract
In condition our country are promoting industrialization process, country modernization, learning student
majority apprehensively, forge skill to become more and more more powerful wealthy country masonry
hook up contributory jurisprudent toilers. However, practically at present a student big division newly
pass out non-response be demand work, doesn’t searchable that deed for lack of skills is necessary
occupational. Proceed from reasoning bases concernment inheritted selective about occupational skill
of scientists preceded, author parsed clarifies profession of present-day student skill actual situations


concrete denotement In aspects such as occupational knowledge, manner and competence profesional
practice with respect to business. Since then, a number of basic solution offer author is regarding
scholastic, lecturer, student with a view to occupational skill enhancement for student, contribute toilers
education have enough of snob appeal, competence for objective victory exec build country in socialist
rise translational period.
Keywords: Skills; career skills; career skills of students.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước
đang ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng
thì yêu cầu của các nhà tuyển dụng đối với người
lao động được đặt ra ngày càng khắt khe. Những
yêu cầu đó không chỉ bó hẹp trong phạm vi kiến
thức chuyên ngành mà còn bao gồm cả kinh
nghiệm công tác, kỹ năng sống, sự nhanh nhạy
trong xử lý công việc, cũng như sử dụng thành
thạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin… đó chính
là kỹ năng nghề nghiệp của mỗi người. Điều này
đã và đang đặt ra những khó khăn, thách thức cho
tất cả sinh viên, đặc biệt là những người vừa mới
ra trường, chưa có kinh nghiệm cũng như các kỹ

năng sống và kỹ năng làm việc. Đây là một trong
những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thất
nghiệp của sinh viên mới ra trường hiện nay. Do
đó, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng kỹ năng
nghề nghiệp của sinh viên và tìm ra các giải pháp
để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên
trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết.
2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP
Khi nói đến đào tạo, phát triển nguồn nhân lực,

phát triển kỹ năng nghề nghiệp, các nhà nghiên
cứu thường đưa ra các thuật ngữ có liên quan
như là kỹ năng, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng
cứng, kỹ năng mềm... Trong khuôn khổ bài viết

Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 109


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
này, tác giả sẽ làm rõ hai khái niệm: Thứ nhất
là khái niệm về kỹ năng; thứ hai là kỹ năng
nghề nghiệp.
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng,
tùy vào cách tiếp cận. Theo Từ điển tiếng Việt: “Kỹ
năng là khả năng vận dụng những kiến thức đã
thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó áp dụng
vào thực tế” [10]. 
Theo Từ điển Giáo dục học, “kỹ năng được phân
chia thành hai bậc: kỹ năng bậc thấp và kỹ năng
bậc cao. Kỹ năng bậc thấp là khả năng thực hiện
đúng hành động, phù hợp với những mục tiêu và
điều kiện cụ thể. Ở bậc này có những kỹ năng hình
thành không cần qua luyện tập nếu biết tận dụng
hiểu biết và kỹ năng tương tự đã có để chuyển
sang các hành động mới. Kỹ năng bậc cao là khả
năng thực hiện hành động, hoạt động một cách
thành thạo linh hoạt, sáng tạo phù hợp với những
mục tiêu trong những điều kiện khác nhau. Để đạt
tới kỹ năng này cần trải qua giai đoạn luyện tập
các kỹ năng đơn giản sao cho mỗi khi hành động,

người ta không còn bận tâm nhiều đến thao tác
nữa vì nhiều thao tác đã tự động hóa” [4].
Từ những quan điểm trên, có thể rút ra một số
những đặc điểm về kỹ năng như sau:
- Kỹ năng là những quá trình tâm lý, vì nó là tổ
hợp hàng loạt các yếu tố hợp thành như tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo đã có; khả năng chú ý, tư duy;...
- Kỹ năng có tính linh hoạt và có thể di chuyển từ
hoàn cảnh này sang hoàn cảnh khác; kỹ năng có
tính kĩ thuật, tức là có cấu trúc thao tác và trình tự
tổ chức các thao tác đó.
- Kỹ năng được hình thành do luyện tập, được hình
thành trong quá trình hoạt động của con người.
- Kỹ năng được hình thành qua năm giai đoạn
(hình 1).
Như vậy, có thể thấy có những quan điểm khác
nhau về kỹ năng, tuy nhiên đều thừa nhận rằng
kỹ năng là một quá trình tâm lý, được hình thành
khi con người áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Kỹ
năng theo nghĩa hẹp hàm chỉ đến những thao
tác, hành động của con người. Kỹ năng hiểu theo
nghĩa rộng hướng nhiều đến khả năng, đến năng
lực của con người.
Kỹ năng nghề nghiệp là thuật ngữ có nguồn gốc từ
thuật ngữ kỹ năng, nhưng nội hàm được mở rộng
theo hướng khả năng và năng lực thực hiện của
con người. Năng lực thực hiện được coi là sự tích
hợp nhuần nhuyễn của ba thành tố kiến thức, kỹ
năng, thái độ cần thiết để hoàn thành được từng


công việc cụ thể của nghề, chứ không phải là sự
tồn tại độc lập giữa chúng với nhau và ít liên quan
đến công việc của nghề [5].

điều kiện thay đổi

Hình 1. Các giai đoạn hình thành kỹ năng
Trong những năm gần đây, xu thế hội nhập, quá
trình quốc tế hóa sản xuất và phân công lao động
diễn ra ngày càng sâu rộng. Kinh tế tri thức phát
triển mạnh, do đó nguồn nhân lực chất lượng cao
càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển
cũng như năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia.
Xác định được vai trò quan trọng đó, Đại hội lần
thứ XII của Đảng đã xác định một trong ba đột phá
chiến lược mà Đảng ta đã đề ra trong nhiệm kỳ
2016-2020 đó là: “Đổi mới căn bản và toàn diện
giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất
là nguồn nhân lực chất lượng cao” [3]. Vấn đề này
có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển
của quốc gia, là yêu cầu tất yếu và bức thiết trong
bối cảnh hội nhập quốc tế.
Hiện tại, Việt Nam có hơn 500 trường đại học,
cao đẳng trong cả nước, hàng năm số lượng sinh
viên ra trường rất lớn, dẫn đến vấn đề giải quyết
việc làm cho sinh viên mới ra trường cũng đang
gặp khó khăn. Hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp ở sinh
viên khá cao, theo báo cáo của Tổng cục Thống
kê về điều tra lao động việc làm Quý I năm 2017,
cả nước có khoảng 1,1 triệu người trong độ tuổi

lao động thất nghiệp, trong số những người thất
nghiệp nhóm có trình độ đại học trở lên là 138.800
người; nhóm có trình độ cao đẳng 104.200 người
[8]. Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp ở sinh viên hiện
nay vẫn ở mức độ cao và thực trạng đó do nhiều
nguyên nhân, một trong những nguyên nhân quan

110 Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017


LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
trọng là do sinh viên mới ra trường còn rất yếu
và thiếu những kỹ năng nghề nghiệp. Vì vậy, việc
nâng cao, phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho sinh
viên tại các trường đại học, cao đẳng là một yêu
cầu cấp thiết trong mục tiêu giáo dục đào tạo của
các trường và đây cũng là yếu tố quan trọng tạo cơ
hội việc làm cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay.
Qua nghiên cứu, chúng tôi xác định cấu trúc của kỹ
năng nghề nghiệp gồm các thành tố cơ bản:
KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP
[1]. Tri thức
về nghề

[2]. Năng
lực thực
hành nghề

[3]. Thái độ
với nghề


Trong đó, nội dung [1] là chuẩn đầu ra giúp người
học có được những kiến thức chuyên môn cần
thiết; nội dung [2] thể hiện người học tích lũy được
những kỹ năng, năng lực thực hành, những tố
chất cho bản thân, giúp người học có kỹ năng để
làm việc khi ra trường; nội dung [3] tập trung vào
thái độ với nghề bao gồm trách nghiệm, suy nghĩ,
đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tác phong trong
lao động, ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật lao
động...
Có thể khẳng định rằng, sinh viên sau khi tốt
nghiệp cần đảm bảo các yêu cầu: có kiến thức
chuyên môn, kỹ năng thực hành nghề nghiệp vững
chắc, có khả năng lao động sáng tạo, có khả năng
thích ứng cao với những biến động của thị trường
lao động, có khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học
trong học tập, nghiên cứu và làm việc sau khi tốt
nghiệp, có thái độ, kỷ luật làm việc nghiêm túc…
Những phẩm chất đó được khái quát lên thành kỹ
năng nghề nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ở
các trường cao đẳng, đại học hiện nay, không ít
sinh viên còn chưa xác định rõ mục tiêu, lý tưởng,
động cơ nghề nghiệp của mình, khả năng thích
ứng với hoạt động học tập và rèn luyện nghề còn
nhiều hạn chế, hầu hết các em chưa được trang
bị những tri thức cần thiết để hình thành và phát
triển kỹ năng nghề nghiệp.
Mặt khác, thực tiễn cho thấy còn có những hạn
chế nhất định đối với chất lượng sau khi tốt nghiệp.

Nhiều sinh viên chưa chuẩn bị tâm thế sẵn sàng
tham gia vào hoạt động nghề nghiệp, các em còn
lúng túng và khó thích nghi với những yêu cầu của
môi trường lao động nghề nghiệp trong thực tếmôi trường có nhiều điểm khác biệt với những lý
thuyết mà các em được tiếp thu ở trường. Những
kỹ năng để thích ứng với nghề và đáp ứng yêu
cầu ngày càng cao của thực tiễn công việc còn
nhiều hạn chế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các
giải pháp nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh
viên hiện nay có ý nghĩa rất lớn cả về lý luận và
thực tiễn. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm
phong phú thêm những khái niệm, những lý thuyết

trong giáo dục nghề nghiệp ở các trường đại học,
cao đẳng, là những gợi ý cho các nhà quản lý giáo
dục, những giảng viên và sinh viên trong việc lựa
chọn và áp dụng những giải pháp hiệu quả nhằm
phát triển kỹ năng nghề trong học tập và trong
thực tiễn nghề nghiệp sau này.
3. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CỦA
SINH VIÊN HIỆN NAY
Kỹ năng nghề nghiệp là phẩm chất không thể
thiếu đối với người lao động trong giai đoạn
hiện nay. Đánh giá về thực trạng kỹ năng nghề
nghiệp của sinh viên được thể hiện qua một số nội
dung sau:
Thứ nhất, tri thức nghề nghiệp: theo báo cáo của
Tổng cục Thống kê, hiện nay cả nước có khoảng
2,2 triệu sinh viên, trong đó, sinh viên đại học
chiếm 66%, sinh viên cao đẳng chiếm 34% [8].

Nhìn chung sinh viên có năng lực tiếp thu tri thức
tốt, được đào tạo cơ bản, ngày càng chủ động,
sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, tiếp
cận nhanh với tri thức khoa học của thế giới. Bên
cạnh học tập, nghiên cứu lý thuyết, sinh viên đã
tích cực liên hệ thực tiễn, sáng tạo những sản
phẩm khoa học, công nghệ thiết thực; ứng dụng
kiến thức vào thực tế. Đây chính là lực lượng
chính bổ sung cho đội ngũ trí thức, nguồn nhân
lực chất lượng cao của đất nước.
Sinh viên khi học trong các trường đại học, cao
đẳng đã trang bị cho mình những kiến thức cần
thiết, đó là một trong những hành trang không
thể thiếu với sinh viên. Kiến thức bao gồm kiến
thức đại cương và kiến thức chuyên ngành, trong
đó, kiến thức chuyên ngành được coi là yếu tố
quyết định trong công việc. Ngoài ra, kiến thức
đại cương cũng là yếu tố cơ bản, nền tảng hỗ trợ
cho sinh viên học tốt các môn chuyên ngành và
trong công việc sau này. Tuy nhiên, một bộ phận
sinh viên lại có thái độ thờ ơ, không coi trọng các
môn học đại cương, thậm chí thờ ơ với cả những
môn chuyên ngành dẫn đến nhiều sinh viên khi
ra trường kiến thức cơ bản là chưa vững. Nghiên
cứu mới đây của PGS.TS. Nguyễn Công Khanh
khảo sát 448 sinh viên ngẫu nhiên hai trường Đại
học Khoa học tự nhiên và Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn đã chỉ ra một loạt các con số về ý
thức học tập của sinh viên, kết quả khảo sát theo
bảng 1:

Bảng 1. Khảo sát ý thức học tập của sinh viên
(Đơn vị: %)

Nội dung

Kết quả

Ý thức học thụ động

36,1%

Thích nghe giáo viên giảng
hơn là chủ động hỏi

22,9%

Chủ động học tập

41%
(Nguồn [6])

Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 111


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên
ý thức học tập thụ động, ngại nêu thắc mắc, ngại
nói ra ý tưởng riêng của mình trong các cuộc thảo
luận trên lớp, thích nghe giáo viên giảng hơn là
chủ động hỏi chiếm tỷ lệ cao là 59%, còn sinh

viên có ý thức, chủ động học tập chiếm tỷ lệ thấp
hơn là 41%. Đây là những con số đáng phải suy
nghĩ. Sinh viên đang thiếu hụt đáng kể các chiến
lược học tập cũng như các kỹ năng học tập, vì vậy
chúng ta cần phải nỗ lực cải tiến phương pháp
dạy và học, giúp sinh viên hình thành ý thức học
tập tích cực, hiệu quả. Tại Hội thảo:“Việc làm của
người học tốt nghiệp Đại học Quốc gia Hà Nội - Cơ
hội và thách thức”, TS. Trần Thị Tuyết, Trường Đại
học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội đã công
bố một khảo sát về việc làm sinh viên ở 132 nhà
tuyển dụng và 581 sinh viên. Khi khảo sát doanh
nghiệp đánh giá về trình độ của sinh viên, kết quả
cho thấy chỉ 30% nhà doanh nghiệp đánh giá tốt
về kiến thức chuyên môn, 11% đánh giá tốt về kỹ
năng mềm, 2% đánh giá tốt về kinh nghiệm làm
việc [9]. Qua đó, chúng ta thấy phần đông sinh
viên hiện nay chưa có ý thức học tập một cách chủ
động, tích cực cho nên nhiều sinh viên ra trường
kiến thức chuyên môn không vững và đây là một
trong những nguyên nhân làm cho nguồn lao động
nước ta chưa có chất lượng thực sự.
Thứ hai, năng lực thực hành nghề: Đây là phẩm
chất về chất lượng rất quan trọng của người lao
động. Biểu hiện ở phẩm chất về năng lực chuyên
môn kỹ thuật, nhất là về năng lực thực hành nghề
của người lao động Việt Nam trong những năm
qua được nâng cao rõ rệt, từng bước đáp ứng
yêu cầu của nền kinh tế, của thị trường lao động.
Phẩm chất này còn thể hiện rất rõ tại các cuộc thi

tay nghề ASEAN, cụ thể tại kỳ thi tay nghề Asean
lần thứ 11 ở Malaysia, đoàn lao động Việt Nam
giành được ngôi vị cao xếp thứ ba sau Malaysia
và Indonesia.
Tuy nhiên, yếu điểm cơ bản của lao động nước
ta là tỷ lệ lao động qua đào tạo, nhất là đào tạo
nghề còn thấp, chỉ bằng 1/3 các nước và các nền
công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan (Trung
Quốc), Singapore…; Theo báo cáo của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội năm 2016, Việt
Nam hiện có khoảng 78,6% người lao động chưa
qua đào tạo nghề và chỉ có 21,4% là qua đào tạo
có bằng, chứng chỉ (Trong khi lao động qua đào
tạo có chứng chỉ của Singapore là 61,5%, Hàn
Quốc là 62%...) [2]. Đặc biệt, hiện nay năng suất
lao động của Việt Nam đang ở mức báo động đỏ,
thấp hơn Singapore 15 lần, Nhật Bản 11 lần, Hàn
Quốc 10 lần, Thái Lan 2,5 lần. Cho nên, việc nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được nhu
cầu thực tiễn hiện nay là một nhiệm vụ cấp bách
đang được đặt ra đối với Việt Nam, mà nguồn lực
lao động chính là nằm trong đội ngũ sinh viên. Tuy

nhiên, khả năng làm việc, kỹ năng nghề của sinh
viên nước ta hiện nay còn yếu, thể hiện:
Một là, yếu kỹ năng thực hành: Sinh viên mới tốt
nghiệp của các trường đại học, cao đẳng có kiến
thức nền khá tốt, tuy nhiên các kỹ năng thực tế,
kỹ năng thực hành hay kỹ năng làm việc của sinh
viên thì còn yếu. Trong khi đó, một yêu cầu quan

trọng mà nhà tuyển dụng đòi hỏi từ sinh viên ra
trường là phải có kỹ năng thực hành. Theo khảo
sát của Phan Văn Kha và Phạm Văn Tâm - Viện
Khoa học Giáo dục Việt Nam có tới 83% sinh viên
ra trường bị đánh giá là thiếu kỹ năng này [6]. Các
doanh nghiệp khi tuyển dụng những sinh viên mới
ra trường đều phải đào tạo lại để đáp ứng nhu cầu
công việc cụ thể của doanh nghiệp, tùy vào từng
trường, từng nhóm ngành nghề cụ thể mà sinh
viên ra trường đi làm cần phải đào tạo lại nhiều
hay ít.
Hai là, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế: Theo xu
hướng toàn cầu hóa trong phát triển kinh tế - xã
hội, hiện nay có nhiều công ty đa quốc gia đầu tư
vào Việt Nam, các công ty trong nước cũng có xu
hướng gia tăng liên kết với nước ngoài, đòi hỏi
lao động phải có trình độ ngoại ngữ nhất là tiếng
Anh. Tuy nhiên, theo khảo sát 59 trường đại học
không chuyên ngữ trong cả nước về khả năng sử
dụng tiếng Anh đáp ứng yêu cầu công việc của
sinh viên tốt nghiệp, kết quả cho thấy ở bảng 2.
Bảng 2. Khảo sát về khả năng sử dụng tiếng Anh
đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên tốt nghiệp
Nội dung

Kết quả

Đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển
dụng


49,3%

Không đáp ứng yêu cầu của
nhà tuyển dụng

18,9%

Sinh viên cần đào tạo thêm

31,8%
(Nguồn [1])

Như vậy, sự hạn chế về trình độ ngoại ngữ đã làm
cho nhiều sinh viên mới ra trường đánh mất cơ
hội việc làm của mình.
Ba là, thiếu kỹ năng mềm: Hiện nay, bằng cấp và
các kiến thức về chuyên môn chưa phải là các
yếu tố quyết định để các nhà tuyển dụng đánh
giá năng lực làm việc của sinh viên, mà các nhà
tuyển dụng rất quan tâm đến kỹ năng mềm của
sinh viên. Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công
bố báo cáo về giáo dục đại học các nước Đông
Á - Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam, vấn
đề rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên trước
khi ra trường được xem là một điểm yếu của giáo
dục đại học ở Việt Nam. Hiện nay, phần lớn sinh
viên khi tốt nghiệp đều được trang bị những kiến
thức chuẩn về ngành nghề mà họ được đào tạo

112 Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017



LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
trong các trường đại học. Tuy nhiên, các kỹ năng
mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao
tiếp, tìm kiếm thông tin, giải quyết vấn đề, kỹ năng
quản lý,… để đáp ứng nhu cầu thị trường lao
động thì sinh viên còn rất hạn chế. Rất nhiều nhà
doanh nghiệp khi tuyển dụng được nhân viên, họ
lại tiếp tục phải đào tạo thêm nhiều kỹ năng cho
nhân viên mới. Theo điều tra của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, có hơn 13% sinh viên phải
được đào tạo lại hoặc bổ sung kỹ năng, gần 40%
phải được kèm cặp lại tại nơi làm việc, 41% cần
thời gian làm quen với công việc [2]. Thiếu các kỹ
năng mềm cần thiết khiến nhiều sinh viên khó xin
việc làm.
Thứ ba, thái độ đối với nghề: Trong hoạt động
nghề nghiệp, người lao động không ngừng được
hoàn thiện những giá trị, chuẩn mực đạo đức
nghề nghiệp để điều chỉnh hành vi của người lao
động trong thực hiện công việc, trở thành trách
nhiệm và ý thức tự giác, thường nhật của người
lao động, trở thành nét văn hóa nghề nghiệp kết
tinh trong mỗi con người.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường
và hội nhập quốc tế, bên cạnh những mặt thuận
lợi, tích cực thì vấn đề đạo đức nghề nghiệp cũng
có những biểu hiện cần phải lên án, bài trừ, đó
là sự tha hóa đạo đức của cán bộ công nhân
viên chức trong các cơ quan công quyền, hành

chính, trong một số ngành nghề khác như y tế,
giáo dục, kinh doanh, luật,… vẫn còn những hiện
tượng, những người vì danh lợi, địa vị, tiền tài,
tự hủy hoại nhân cách, lương tâm của bản thân,
gây ảnh hưởng xấu đến ngành nghề, nơi công
tác, trong đó có sinh viên mới ra trường là những
lao động trẻ chưa có kinh nghiệm và chưa có thái
độ đúng đắn với công việc của mình, biểu hiện
như: họ chưa có những tác phong công nghiệp, ý
thức chấp hành luật pháp, kỷ luật trong lao động
còn yếu...; thiếu khả năng làm việc theo nhóm,
chưa sáng tạo trong công việc, còn lãng phí thời
gian, vật chất… Vì vậy, cần phải giáo dục cho sinh
viên ý thức chấp hành pháp luật, tính kỷ luật của
người lao động ngay khi ngồi trên ghế nhà trường.
Chúng ta cũng nên nhắc lại, cách đây hai năm,
tháng 7/2015, gần 4.000 lao động Việt Nam làm
việc ở lĩnh vực bảo vệ, vệ sĩ tại Các Tiểu vương
quốc Ả Rập thống nhất (UAE) đã bị chấm dứt hợp
đồng trước hạn mà nguyên nhân chính là do hay
tụ tập nhậu nhẹt rồi đánh nhau, gây mất trật tự
công cộng. Có thể nói, thái độ nghề nghiệp của
người lao động nước ta nói chung, của sinh viên
nói riêng trong một nền công nghiệp hiện đại chưa
hình thành, do đó cần phải mất nhiều thời gian và
kiên trì mới có thể xây dựng được.

4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN GÓP PHẦN
NÂNG CAO KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHO
SINH VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Từ cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng kỹ năng
nghề nghiệp của sinh viên, tác giả đưa ra một số
giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao kỹ
năng nghề nghiệp cho sinh viên trong giai đoạn
hiện nay:
Thứ nhất, nhóm giải pháp đối với nhà trường:
Một là, phát triển chương trình đào tạo: Quá trình
đổi mới giáo dục - đào tạo ở nước ta đã và đang
đặt ra những yêu cầu mới về nội dung và chương
trình đào tạo ở các bậc học trong hệ thống giáo
dục quốc dân, trong đó phát triển chương trình
đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng phải
dựa vào những nội dung sau:
- Phát triển chương trình đào tạo theo định hướng
đáp ứng “chuẩn đầu ra”. Chuẩn đầu ra cần được
các trường đại học xây dựng nhằm đáp ứng được
các yêu cầu của người sử dụng lao động. Đó vừa
là mục tiêu nhưng cũng là động lực để các trường
cải tiến hoạt động đào tạo của mình theo định
hướng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
- Xây dựng chương trình đào tạo theo hướng lý
thuyết phải gắn với thực hành. Các trường đào
tạo cần phân bổ và tổ chức chương trình học sao
cho phù hợp với tỷ lệ 50% thời gian học lý thuyết
và 50% thời gian thực hành.
- Gắn kết với doanh nghiệp trong việc xây dựng
chương trình đào tạo. Nhà trường cần phải tự
mình nâng cao năng lực đào tạo, xây dựng chuẩn
đầu ra cho người học cần có sự tham khảo nhu
cầu thị trường và doanh nghiệp. Nhà trường cần

thực hiện tốt phương châm đào tạo những gì xã
hội cần chứ không đào tạo những gì nhà trường
có, đào tạo lấy người học làm trung tâm.
- Bên cạnh việc đào tạo theo nhu cầu của doanh
nghiệp thì nhà trường cần phải đảm bảo tính tiên
tiến, hiện đại của chương trình đào tạo, phải đào
tạo ra những con người có khả năng học tập
suốt đời.
Hai là, tăng cường liên kết đào tạo giữa nhà trường
và doanh nghiệp: Quan hệ hợp tác nhà trường và
doanh nghiệp là sự gắn kết giữa khoa học và sản
xuất. Để tăng cường được mối liên kết giữa nhà
trường và doanh nghiệp, chúng ta cần có những
biện pháp xây dựng mối quan hệ như:
- Thiết lập bộ phận chuyên trách về liên kết, hợp
tác với doanh nghiệp. Phát huy vai trò cầu nối của
các tổ chức và cá nhân để ký kết thỏa thuận hợp
tác hoặc mua cổ phiếu để trở thành cổ đông của
những doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh
chính sát với các ngành đào tạo của mình. Cũng
từ cách thức liên kết này, nhà trường có thể thâm

Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 113


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
nhập sâu vào toàn bộ quy trình hoạt động của
doanh nghiệp nói chung, nhu cầu về nhân lực nói
riêng, để nhà trường có những giải pháp chiến
lược đào tạo nguồn nhân lực của mình phù hợp

với yêu cầu của doanh nghiệp.
- Để doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo bằng
cách góp ý kiến về xây dựng, đánh giá và cải tiến
chương trình đào tạo thông qua việc cung cấp
thông tin, phản biện nội dung chương trình đào
tạo qua đó nhà trường có thể chỉnh sửa cho phù
hợp với thực tế, từ đó góp phần xây dựng chuẩn
đầu ra cho quá trình đào tạo.
- Trường đại học, cao đẳng cần mở ra các điều
kiện để đội ngũ doanh nhân trực tiếp tham gia
giảng dạy những nội dung cần thiết có thiên
hướng thực hành trong chương trình đào tạo.
- Thiết lập nhiều kênh kết nối nhà trường với
doanh nghiệp như tổ chức các sân chơi, các
diễn đàn để nhà trường và doanh nghiệp gặp
nhau, như sàn giao dịch công nghệ, gặp gỡ nhà
trường - doanh nghiệp.
Ba là, nâng cao kỹ năng thực hành cho sinh viên:
Nhìn vào thực trạng đào tạo của các trường đại
học, cao đẳng hiện nay, có thể đánh giá rằng: Nội
dung môn học vẫn còn nặng về lý thuyết thuần
túy. Vậy, để nâng cao kỹ năng thực hành cho sinh
viên các nhà trường cần phải thực hiện:
- Đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng những xưởng,
trung tâm thực hành, thực nghiệm với những
trang thiết bị hiện đại phục vụ quá trình đào tạo,
giúp sinh viên rèn luyện tay nghề của mình.
- Tạo điều kiện cho sinh viên học tập và nghiên
cứu các tình huống thực tế và kỹ năng xử lý tình
huống thực tiễn.

- Tổ chức những cuộc thi về tay nghề cho sinh
viên, những cuộc thi sân khấu hóa về kỹ năng
nghề nghiệp qua đó giúp sinh viên có thể tìm hiểu
về nghề, đồng thời có thể rèn luyện được tay nghề,
chuyên môn nghiệp vụ của mình sau này.
Bốn là, rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên: Muốn
trang bị cho các bạn sinh viên những kỹ năng mềm
cần thiết nhất giúp sinh viên tự tin với công việc
trong tương lai, các trường đại học, cao đẳng nên:
- Đưa môn kỹ năng mềm thành môn học bắt buộc
trong chương trình đào tạo của mình vì hiện nay
trong cả nước có rất ít trường đại học, cao đẳng
chú trọng đến môn học này dẫn đến việc sinh
viên ra trường còn rất yếu và thiếu những kỹ
năng này.
- Tổ chức các hoạt động phong phú và đa dạng
để rèn luyện kỹ năng mềm như các cuộc thi sân
khấu hóa, tổ chức các hoạt động tình nguyện,
tổ chức các chủ đề giao lưu về học tập, hội thảo

khoa học trong sinh viên... Qua đó, sinh viên sẽ
được trải nghiệm và tự rèn luyện kỹ năng mềm cho
bản thân.
Năm là, các trường đại học, cao đẳng cần chú
trọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên:
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho các thế hệ
sinh viên là một trong những biện pháp then chốt
nhằm đào tạo ra những người lao động tương lai
có năng lực sáng tạo và phẩm chất đạo đức tốt.
Nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh

viên hiện nay phải đạt được những yêu cầu cơ
bản sau:
- Giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức cách
mạng, lòng nhân ái cho sinh viên. Yêu cầu này
nhằm xây dựng niềm tin, bản lĩnh chính trị, sự tin
tưởng trung thành vào đường lối lãnh đạo của
Đảng, của ngành, của trường, của khoa. Đây là
yếu tố tiên quyết, cốt lõi để xây dựng bản chất
nhân cách cho người lao động Việt Nam.
- Nhà trường cần giáo dục mục đích, động cơ
học tập đúng đắn, tinh thần vượt khó, ý chí rèn
luyện, sự ham mê sáng tạo trong học tập. Đây là
mặt quan trọng để giáo dục sinh viên có bản lĩnh
chính trị, tri thức khoa học phục vụ cho công việc
sau này.
- Giáo dục sinh viên xây dựng nề nếp, thói quen
sống có kỷ luật, trật tự theo nội quy, quy chế của
nhà trường và pháp luật. Yêu cầu mỗi sinh viên
phải rèn luyện cho mình tác phong tự tin, nhanh
nhẹn, có văn hóa, thích ứng với mọi hoạt động
học tập và rèn luyện trong các quan hệ xã hội.
Thứ hai, giải pháp đối với giảng viên:
Một là, nâng cao năng lực của giảng viên: Để
giảng dạy tốt, giảng viên phải có kiến thức chuyên
môn sâu về ngành giảng dạy, về chương trình
đào tạo, về xu hướng đào tạo; kỹ năng về dạy
và học... Cho nên, việc tự ý thức trau dồi, tích
lũy kiến thức qua việc tự học, tự nghiên cứu, tích
cực nghiên cứu khoa học, tìm cách ứng dụng các
kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn nhằm

làm giàu tri thức phục vụ chuyên môn phải được
coi trọng.
Hai là, mỗi người giảng viên phải ý thức đổi mới
phương pháp giảng dạy, biết kết hợp tối ưu các
phương pháp giảng dạy, cần phải tăng cường tính
thực tiễn trong bài giảng, giúp sinh viên tập nghiên
cứu xử lý tình huống cụ thể, làm bài tập nhóm, bài
tập dự án, hướng vào năng lực giải quyết vấn đề
thực tiễn cho người học.
Ba là, trải nghiệm môi trường làm việc tại doanh
nghiệp. Đây là dịp để giảng viên và cán bộ quản lý
giáo dục của nhà trường có điều kiện để tiếp cận,
nắm bắt đầy đủ những yêu cầu của doanh nghiệp.
Từ đó có thể nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung một

114 Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017


LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
số nội dung thích hợp vào chương trình đào tạo,
đặc biệt đối với các chuyên đề chuyên sâu, các
chương trình thực hành về kỹ năng nghề nghiệp.
Thứ ba, nhóm giải pháp đối với sinh viên:
Một là, khi đã chọn trường và ngành học thì sinh
viên cần xác định rõ tầm quan trọng của ngành
nghề để có cách tiếp nhận và học tập đúng đắn.
Ngoài nội dung học trên lớp, người học cần học
và tìm hiểu thêm kiến thức trên sách vở, báo chí,
bạn bè, mạng Internet… tham gia các diễn đàn,
thuyết trình, hội thảo về chuyên ngành giữa nhà

trường và doanh nghiệp, tham gia vào các nhóm
nghiên cứu khoa học tăng khả năng tư duy, phát
hiện và xử lý vấn đề.
Hai là, sinh viên phải tích cực, chủ động trong
quá trình học tập. Quá trình học đại học của sinh
viên chính là quá trình tự học, tự nghiên cứu. Tự
học là yếu tố quyết định chất lượng học tập, chất
lượng đào tạo bởi nó phát huy tính tự giác, tích
cực chiếm lĩnh tri thức của sinh viên. Chỉ có tự
học, tự bồi đắp tri thức bằng nhiều con đường,
nhiều cách thức khác nhau, mỗi sinh viên mới có
thể bù đắp được những thiếu khuyết tri thức khoa
học về đời sống xã hội để từ đó có được sự tự tin
trong cuộc sống, công việc bằng chính năng lực
toàn diện của mình.
Ba là, sinh viên phải xác định rõ mục tiêu học
ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, phải hướng tới sự
hoàn thiện và phát triển bản thân trong thời kỳ hội
nhập. Sinh viên cần phải xác định rõ mục tiêu học
tập của mình để lấy đó làm động lực phấn đấu,
kiên trì học tập tiếng Anh. Phát triển kỹ năng tiếng
Anh đòi hỏi một quá trình học tập lâu dài, nghiêm
túc và luôn đặt mình vào thế chủ động.
Bốn là, tham gia thực tập thực tế theo chuyên
ngành đào tạo tại các doanh nghiệp nhằm vận
dụng kiến thức đã tiếp nhận ở nhà trường vào
thực tế doanh nghiệp, trau dồi kinh nghiệm, lòng
tự tin, bản lĩnh tìm cơ hội việc làm sau khi tốt
nghiệp. Mặt khác, người học phải tạo được tâm
lý ổn định, vững vàng và phải có lòng yêu nghề,

có mục tiêu, định hướng rõ ràng trong quá trình
học tập.
Thực hiện tốt, đồng bộ các giải pháp trên là góp
phần đào tạo, giáo dục thế hệ sinh viên, thanh
niên vừa ”hồng”, vừa ”chuyên”, đủ năng lực thực
hiện thành công đường lối công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, xứng đáng là những chủ nhân
tương lai đưa nước nhà vững bước tiến cùng các
dân tộc tiên tiến trên thế giới.
5. KẾT LUẬN
Thế hệ sinh viên Việt Nam được đánh giá là một
thế hệ thông minh, cần cù, sáng tạo và tiếp thu
nhanh các thông tin, kiến thức và công nghệ hiện

đại. Đây chính là lực lượng lao động chính, tiên
phong trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, theo đánh giá ở trên, một bộ phận lớn
sinh viên Việt Nam là những người lao động thiếu
kỹ năng làm việc, thiếu quy trình và công cụ để
chuyển những kiến thức được học trong trường
thành sản phẩm phục vụ xã hội. Chính vì vậy, việc
rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho công việc là
rất quan trọng, nhất là đối với sinh viên đang học
trên ghế nhà trường. Đó sẽ là cơ sở cho việc thích
nghi với môi trường làm việc cũng như bắt kịp tốc
độ phát triển của xã hội. Từ cơ sở lý luận, thực
trạng kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên, tác giả
đã nêu một số giải pháp cơ bản để nâng cao kỹ
năng nghề nghiệp cho sinh viên trong giai đoạn
hiện nay. Từ đó, góp phần đào tạo những người

lao động có đủ phẩm chất, năng lực thực hiện
thắng lợi mục tiêu xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với viện khảo thí
giáo dục Hoa Kỳ (2016). Hội thảo “Đào tạo tiếng
Anh trong các trường đại học không chuyên ngữ”.
Hà Nội.
[2]. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2016). Số
liệu thống kê và số liệu điều tra lao động - việc làm
hàng quý. Quý IV 2016, số 12.
[3]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XII. NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
[4]. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh,
Vũ Văn Tảo (2001). Từ điển Giáo dục học. NXB
Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
[5]. Vũ Xuân Hùng (2011). Dạy học hiện đại và nâng
cao năng lực dạy học cho giáo viên. NXB Lao
động xã hội, Hà Nội.
[6]. Phan Văn Kha, Phạm Phương Tâm (2016). Mô
hình quản lí đào tạo từ xa đáp ứng nhu cầu nhân
lực trình độ đại học. Tạp chí Khoa học giáo dục số
134, tr.6.
[7]. PGS.TS Nguyễn Công Khanh. Mỗi người một
kiểu học. Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội,
số 216, tr.2.
[8]. Tổng cục thống kê (2017). Báo cáo Điều tra lao
động, việc làm quý I năm 2017. Số 13.
[9]. TS. Trần Thị Tuyết (2015). Hội thảo:“Việc làm

của người học tốt nghiệp Đại học Quốc Gia Hà
Nội - Cơ hội và thách thức”. Trường Đại học Ngoại
ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội.
[10]. Trung tâm Từ điển học (2008). Từ điển Tiếng Việt.
NXB Đà Nẵng.

Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 115



×