Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Tiểu luận cao học Thể chế chính trị nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.87 KB, 30 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thể chế là những nguyên tắc xác định mối quan hệ xã hội, định hình
cách thức ứng xử của các thành viên trong những phạm vi, quy mô tổ chức xã
hội và điều chỉnh sự vận hành của tổ chức xã hội đó.
Chính trị là tất cả những hoạt động, những vấn đề gắn với quan hệ giai
cấp, dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội xoay quanh một vấn đề trung tâm
đó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước
Thể chế chính trị là những cơ cấu được thiết lập và duy trì bởi luật
pháp, điều hòa các mâu thuẫn, đưa ra các chính sách tác động lên kinh tế và
các hệ thống xã hội.
Không có thể chế chính trị bất biến và bền vững, mỗi đặc thù của quốc
gia, thời đại… các thể chế lại được thay đổi. Thể chế chính trị nếu thiết lập
không thích hợp sẽ dẫn đến tình trạng hỗn loạn xã hội, bởi vậy, các mô hình
thể chế cần được nghiên cứu trong sự tương quan với các tập tính chủng tộc,
phân bố dân cư, tính thời đại…Ở chủ đề này, chúng tôi sẽ khai thác một số
khía cạnh căn bản sau: cơ chế phân quyền, khế ước xã hội, cách thức kiểm
soát, mô hình tổ chức. Các bài viết sẽ giải thích lịch sử ra đời các thể chế, các
khái niệm, các chủ nghĩa và chỉ ra những quốc gia nào đang ở trong thể chế
nào, tình trạng của họ đang ra sao…
Nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, thể chế chính trị một được
củng cố, hoàn thiện từng bước để thực thi nền dân chủ nhân dân, đảm bảo
quyền lực thuộc về nhân dân, nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, bỏ
qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đi đôi với những thành quả thu
được, thể chế chính trị của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào vẫn còn
nhiều khiếm khuyết. So với yêu cầu thực tiễn, năng lực và hiệu quả lãnh đạo
của đảng, hiệu quả quản lý và điều hành của nhà nước, hiệu quả hoạt động
của các đoàn thể chính trị-xã hội như Mặt trận xây dựng Tổ quốc, Đoàn thanh
1



niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và các tổ chức chính trị - xã hội cấp cơ
sở chưa tiến kịp với đòi hỏi của tình hình thực tiễn. Đội ngũ cán bộ thiếu tri
thức vẫn chưa khắc phục được tình trạng "công chức hoá". Nghiêm trọng hơn,
một bộ phận cán bộ trong hệ thống chính trị cấp cơ sở thoái hoá về phẩm chất
đạo đức cách mạng, lối sống, mất niềm tin vào chế độ, vào con đường xã hội
chủ nghĩa. Thêm nữa, nhận thức của người dân về dân chủ, về quyền dân chủ
còn hạn chế do thói quen, tập quán phép, do tâm lý tiểu nông và sự ràng buộc
bởi lệ làng-bản…
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài "Thể chế chính trị nước Cộng
hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay"
2. Tình hình nghiên cứu
Tuy nhiên, các tác giả kinh điển không hề đề ra một con đường cụ thể,
bất di bất dịch để xây dựng chủ nghĩa xã hội mà mọi người, mọi dân tộc phải
nhất nhất tuân theo ở mọi nơi, mọi lúc. Do vậy, lý thuyết xây dựng chủ nghĩa
xã hội của chủ nghĩa Mác -Lênin đã được các nhà lãnh đạo cách mạng như
Hồ Chí Minh (Việt Nam), Đặng Tiểu Bình, Mao Trạch Đông (Trung Quốc),
Kay Son Phom Vi Han (Lào) vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với hoàn
cảnh, điều kiện của dân tộc mình. Trong các tác phẩm của mình, các ông đã
bổ sung những cơ sở lịch sử cho lý thuyết của Mác - Lênin bằng kinh nghiệm
học Đông phương.
Vấn đề Nước Cộng Hoà dân chủ nhân dân Lào chưa được nghiên cứu
một, khoa học, nghiêm túc. Trong này, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp những
ý kiến nhỏ bé của mình trong việc tìm ra những giải pháp cho việc củng cố và
phát huy ở nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ
Mục đích của tiêu luận: thể chế chính trị nước Cộng hoà dân chủ nhân
dân Lào.
Để thực hiện mục đích trên, tiêu luận cần phải giải quyết các nhiệm
vụ sau:
2



- Phân tích tình hình, đặc điểm, thực trạng tổ chức và hoạt động
- Đề xuất một số giải pháp
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Tiêu luận tập trung nghiên cứu thể chế chính trị nước Cộng hoà dân chủ
nhân dân Lào trong trong giai đoạn hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Tiêu luận dụng lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và Đảng Nhân dân cách mạng Lào
Tiêu luận thực hiện và sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp,
phương pháp thống kê - so sánh, kết hợp nghiên cứu thực tế lịch sử với
nghiên cứu văn bản.
6. ý nghĩa của tiêu luận.
Góp phần phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động. Góp
phần nâng cao nhận thức về vai trò và chức năngĐề xuất một số giải pháp Kết
quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công
tác nghiên cứu.
7. Kết cấu của tiêuluận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiêu luận
kết cấu gồm 3 chương

3


Chương 1.
THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO
1.1. Một số nhận thức chung về nước Cộng hoà
dân chủ nhân dân Lào

1.1.1.Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chế chính trị.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về thể chế chính trị mang ý
nghĩa là phương pháp luận nghiên cứu về thể chế chính trị, với những luận
điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, Nhà nước là nhân tố chủ yếu của thể chế chính trị.
Theo C.Mác: chế độ chính trị là nhà nước, nhà nước là nhân tố quan
trọng nhất của hệ thống chính trị. Và C.Mác, Ph.Ăngghen đã nêu ra ba nhân
tố quyết định sự ra đời của nhà nước:
Một: do sự thay đổi trong phân công lao động cùng với sự phát triển
kinh tế - xã hội đến một trình độ nào đó cần phải có một tầng lớp người tách
khỏi lao động trực tiếp sản xuất vật chất để chăm lo công việc chung của xã
hội. Tầng lớp người này, sau trở thành độc lập tương đối đối với xã hội và có
lợi ích riêng khác với các thành viên khác của xã hội. Nhà nước xuất hiện như
là quyền lực công cộng chịu trách nhiệm giữ gìn trật tự xã hội theo những quy
tắc, luật lệ nhất định mà mọi thành viên của xã hội đều phải tuân theo.
Hai: Sự xuất hiện của giai cấp và mâu thuẫn giai cấp đòi hỏi cần phải
có một cơ quan dường như đứng trên các giai cấp, kìm giữ cuộc đấu tranh
giữa các giai cấp, khiến cho các giai cấp không đi đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau
và tiêu diệt luôn cả xã hội. Nhà nước xuất hiện như là một "lực lượng thứ ba"
với tư cách là trọng tài của xã hội.
Ba: Là sự thể chế chính trị về chính trị. Giai cấp thống trị về kinh tế tất
yếu trở thành giai cấp thống trị cả về chính trị, với ưu thế về kinh tế và để giữ
vững ưu thế đó, giai cấp thống trị có thể và cần phải nắm lấy bộ máy nhà
4
























×