Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

tiểu luận cao học các đảng chính trị các đảng chính trị của nước nhật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.91 KB, 11 trang )

TIỂU LUẬN
Môn: Các Đảng chính trị trên thế giới
Đề bài: Các Đảng chính trị của nước Nhật

I.

MỞ ĐẦU

Nhật Bản là nước thuộc Châu Á, toàn bộ lãnh thổ bao gồm trên một
ngàn hòn đảo. Gồm 4 đảo chính là Honshu, Hokkaido, Kyushuy và Shikoku,
nhiều dãy đảo và khoảng 3.900 đảo nhỏ. Tổng diện tích của Nhật Bản là
377.815 km2 với 62% là rừng , 20% là đồng bằng và vùng đất thấp . Nhật
Bản nghèo khoáng sản chỉ có 1 ít than, dầu mỏ, quặng sắt, vàng, uranium.
Vào năm 2002 thì dân số của Nhật là 127.144.400 người, đang lão hóa ( dân
số già). Nhập cư và gia tang khuyến khích sinh đẻ đang được xem là giải
pháp để cung cấp lực lượng lao dộng cho sự lão hóa dân số nhằm suy trì sự
phát triển của nền kinh tế khổng lồ lớn thứ ba thế giới. Về vấn đề tôn thì ở
Nhật Bản đạo gốc là Thần đạo (Shinto), ngoài ra thì Đạo Phật chiếm 87%,
Đạo Thiên Chúa là 1%, các tôn giáo khác là 12%.
Nhật Bản là nước nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong
khi dân số thì quá đông , phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế
bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh. Sau chiến tranh thế giới thứ(1945),
Nhật từ một nước chiến bại mất hết thuộc địa, đất nước bị tàn phá, dân số
đông, thực phấm, lương thực rất thiếu thốn, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn
khắc nghiệt, nhưng chỉ sau vài thập kỉ với chính sách phù hợp kinh tế Nhật
đã nhanh chóng phục hồi và phát triển cao độ. Vươn lên thành một siêu
cường quốc kinh tế, nhiều người gọi đó là “ Thần kì Nhật Bản”. Tổng sản
1


phẩm quốc dân GNP: năm 1989 là 2.929.310 triệu đô la, năm 1990 là


3.037.122 triệu đô la, năm 1991 là 3.158.607 triệu đô la. Mức độ GNP hàng
năm trước khủng hoảng kinh tế là 4%. GNP bình quân đầu người là 33.500
đô la. GNP của Nhật chiếm 10% GNP của thế giới. Cán cân thương mại dư
thừa và dự trự ngoại tệ đứng hang đầu thế giới, nguồn vốn đầu tư ra nước
ngoài rất nhiểu, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế
giới. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đầu thế giới. Nhưng
kinh tế Nhật cũng bộc lộ những hạn chế : sự không cân đối tương nền kinh
tế, những khó khăn về năng lượng nguyên liệu, lương thực, sự cạnh tranh
chèn ép của Mỹ, Tây Âu(EU), các nước NIC. Giới lãnh đạo Nhật hết sức coi
trọng việc phát triển khoa học kỹ thuật và cải cách nền giáo dục quốc dân. Tỳ
lệ GNP giành cho giáo dục 5%. Số học sinh trên giáo viên là 22 ở bậc tiểu
học, 20 bậc trung học, 18 bậc trên trung học. Tỷ lệ người biết chữ là 99%.
Tuổi thọ trung bình của Nhật nam là 76 tuổi còn nữ là 82 tuổi.
Nhật là nước quân chủ lập hiến, đứng đầu nhà nước là Vua. Quyền lập
pháp nằm trong tay Quốc hội, gồm 2 viện : Thượng viện gồm 252 nghị sỹ ,
nhiệm kỳ 6 năm, cứ 3 năm bầu lại một nửa, Hạ viện gồm 572 nghị sỹ, nhiệm
kỳ 4 năm. Nội các là các cơ quan hành pháp do Thủ tướng đứng đầu. Thủ
tướng chọn và Quốc hội phế chuẩn. Nếu Nội các bị Quốc hội bỏ phiếu không
tín nhiệm thì nội các phải xin giải tán hoặc giải tán cả Hạ nghị viện rồi tổ
chức tổng tuyển cử bầu lại.

2


II. NỘI DUNG
Nhật Bản là quốc gia có chính quyền đa đảng phái. Những đảng phái
chính trị lớn gồm có : Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản, Đảng Dân Chủ Nhật
Bản, Đảng Tân Komei (Công Minh), Đảng Xã Hội Dân chủ Nhật Bản ( Đảng
Xã Dân), Đảng Cộng sản Nhật Bản.
1. Đảng Cộng Sản Nhật Bản

Đảng Cộng Sản Nhật ra đời ngày 15 tháng 7 năm 1992 với tư cách một
hội chính trị hoạt động dưới sự dẫn dắt trực tiếp của cơ quan ngôn luận của nó
là Quốc tế Cộng sản nhằm thực hiện chủ trương xây dựng chủ nghĩa cộng sản
tại Nhật thông qua cách mạng dân chủ và đấu tranh nghị trường, bảo vệ
quyền lợi người lao động và chống tư bản. Đảng Cộng Sản Nhật Bản chính
đảng theo chủ nghĩa Mác- Lê nin. Sự ra đời của Đảng Cộng Sản là dưới sự
ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng
sản. Năm 1990, Đảng có 500 Đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng thành lập theo
đơn vị sản xuất trong các xí nghiệp, cơ quan, trường học, đơn vị dân cư, thành
lập các ủy ban ở quận ( huyện), thành phố khu vự. Cơ quan cao nhất là Đại
hội, triệu tập 2-3 năm một lần. Đại hội bầu ra Ban chấp hành trung ương để
thực hiện nhiệm vụ của Đảng giữ 2 nhiệm kì Đại hội. Ban chấp hành Trung
ương bầu ra Chủ tịch Đoàn và Bí thư. Cơ quan ngôn luận của Đảng tờ:
Akatahara hàng ngày, AKhata chủ nhật, có 10 loại tạp chí, có nhà xuất bản
riêng. Thu nhập qua phát hành báo chí đảm bảo 92% ngân sách cho hoạt động
của Đảng. Trong giai đoạn hậu Thế chiến thứ nhất(1918) đến năm 1923 được
gọi là thời kỳ dân chủ Taishõ , theo tên kỉ nguyên và các chính sách tương đối
tự do của chính phủ. Trong năm 1918, chính quyền đảng phái đa số đầu tiên
được hình thành. Sau trận động đất ghê gớm ở đồng bằng Kanto năm 1923,
nội các gồm nhiều chính đảng này đã áp dụng những biện pháp cực kì hà khắc
triệt thoái các hoạt động của Đảng Cộng Sản bằng cách tuyên truyền cho việc
3


duy trì đạo luật tự công cộng năm 1925. Theo đạo luật có tính trấn áp tư
tưởng cách mạng này, Đảng Cộng Sản Nhật Bản bị đẩy ra khỏi vòng pháp
luật và buộc phải rút vào hoạt động bí mật. Tan rã nhưng các mầm mống của
nó vẫn duy trì bền bỉ trong giới cần lao. Trào lưu vô sản bắt đầu chuyển vào
giai đoạn phát triển mang tính chất chính trị và giáo điều hơn, đồng thời ảnh
hưởng đến chủ nghĩa Mác và cách mạng tháng Mười Nga an ra từ đảng cộng

sản bí mật đã tác động mạnh mẽ đến số lớn học giả đương thời. Năm 1926,
Đảng Cộng Sản Nhật Bản hình thành trở lại. Sau anwm 1945 Đảng được ra
hoạt động công khai và trở thành một trong 5 đảng phái lớn trong nội các
Nhật Bản, Sau rất nhiều thập niên sử dụng một đường lới không đổi mới ,
Đảng Cộng Sản đã thất bại lớn trong cuộc bầu cử Hạ viện tháng 11 năm
2003( mất 11 ghế). Tại đại hội lần thứ 23 năm 2004, Đảng Cộng Sản Nhật
Bản đã sửa đổi cương lĩnh, từ bỏ đấu tranh cách mạng và chuyên chính vô
sản, thừa nhận Nhật Hoàng và lực lượng phòng vệ, tranh thủ lôi kéo các đảng
đối lập để tiến tới lập chính quyền liên hiệp dân chủ.
Các tổ chức quần chúng gồm : Đoàn thanh niên dân chủ (20 vạn đoàn
viên), Hội phụ nữ mới Nhật Bản, Công đoàn Zenroren (2 triệu người), Hội
sinh viên tự trị toàn Nhật ( 40 vạn) và một số tổ chức hội nghị đoàn kết.
Đường lối của Đảng dự thảo cương lĩnh khi thành lập 1922 vì các chính
cương năm 1927,1932, đều khẳng định Đảng lấy chủ nghĩa Mác- Lê nin làm
kim chỉ nam cho hoạt động, kiên quyết chống chiến tranh đế quốc, nhiệm vụ
của cách mạng Nhật Bản là sau khi tiến hành cách mạng dân chủ tư sản sẽ
nhanh chóng tiến lên làm cách mạng XHCN. Đại hội lần thứ VIII thông qua
cương lĩnh chính thức và điều lệ Đảng xác định con đường đi lên CNXH ở
Nhật Bản là dân chủ nghĩ trường và khẳng định đường lối độc lập tự chủ của
Đảng, Đại hội XIII ( bất thường) năm 1976 đã quyết định thay từ chủ nghĩa
Mác- Lê nin “ thành” chủ nghĩa xã hội khoa học vì Đảng cho rằng Lê nin là
người vận dụng chủ nghĩa Mác ở nước Nga, còn các đảng khác phái vận dụng

4


chủ nghĩa MÁc một cách sáng tạo vào hoàn cảnh nước mình, phù hợp với bản
chất khoa học chủ nghĩa Mác, thay từ “ chuyên chính vô sản” bằng “ quyền
lực của giai cấp công nhân”. Cương lĩnh của Đảng nhận định Nhật Bản là
nước tư bản chủ nghĩa phát triển cao đồng thời phụ thuộc vào Mĩ. Cách mạng

Nhật Bản có 2 kẻ thù là đế quốc Mỹ và tư bản lung đoạn. Nhật Bản làm cách
mạng dân chủ nhân dân rồi tiến lên cách mạng XHCN với sự tham gia của tất
cả các lực lượng tiến bộ bằng hình thức chuyển giao chính quyên thông qua
bầu cử . Đảng có quan hệ với nhiều Đảng và rất quan trọng quan hệ với các
Đảng và tổ chức có đường lối độc lập, tự chủ. Giữ nguyên tắc trong quan hệ,
đấu tranh không khoan nhượng, khẳng định những thành tựu của CNXH về
mặt trận kinh tế, văn hóa, chính trị, chống chủ nghĩa phát xít và phản động
nhưng bên cạnh đó cũng phê phán tệ quan liêu, mệnh lệnh hành vi nước lớn
đối với các nước XHCN của Liên Xô và Trung Quốc. Ngoại ra còn phê phán
việc cải tổ của Liên Xô đi lệch hướng, không đồng tình với “tư duy chính trị
mới” của Gooc ba chốp. Nhật khẳng định rằng sự sụp đổ XHCN ở Liên Xô và
các nước Đông Âu là sự sụp chủ nghĩa quan liêu, còn CNXH vẫn giữ nguyên
giá trị, kiên quyết và phản bác các luận điệu phản động, lợi dụng tình hình để
xóa bỏ các Đảng Cộng Sản và CNXH.
Luôn tăng cường hợp tác giữa Đảng Cộng Sản Việt Nam và Đảng Cộng
Sản Nhật Bản. Chiều 23-9-2013, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng đã tiếp đoàn đại biểu Đảng Cộng Sản Nhật Bản do ông
Shii Kazuo, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ban Chấp Hành Trung ương Đảng Cộng
Sản Nhật Bản, dẫn đầu. Nhất trí cho rằng hai Đảng cần tiếp tục tăng cường
hợp tác nhiều mặt bằng nhiều hình thức phù hợp, nhằm góp phần xây dựng
mỗi Đảng vững mạnh, đưa quan hệ hợp tác giữa 2 Đảng lên 1 tầm cao mới.
Chiều cùng ngày, đoàn đại biểu Đảng Cộng Sản Nhật đã có cuộc làm việc với
Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng ta. Hai bên đã đi sâu trao đổi về một số
vấn đề lý luận của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong thời lỳ đổi mới. Hai bên

5


nhất trí sẽ tiến hành cuộc trao đổi về lý luận lần thứ năm giữa 2 Đảng trong
thời gian tới.

2. Đảng dân chủ tự do Nhật Bản (LDP)
Đảng được thành lập tháng 11 năm 1995, là kết quả của sự hợp nhất 2
đảng bảo thủ là Đảng dân chủ và Đảng tự do. Là một đảng phái chính trị bảo
thủ và là đảng chính trị lớn nhất ở Nhật. Cơ quan cao nhất của Đảng là Đại
hội hàng năm. Để lãnh đạo công việc hằng ngày, Chủ tịch Đảng bổ nhiệm
Tổng Bí thư. Các văn phòng của Đảng được thành lấp theo đơn vị hành
chính. Đảng viên của khoảng 3 triệu. Cơ quan ngôn luận của Đảng là “ Tự do
tuần báo” ra tuần 1 số, có số phát hành 80 vạn tờ . Tờ tạp chí “ Lí luận dân
chủ” ra 2 tháng 1 lần phát hành 70 vạn tờ. Đảng LDP thống nhất với nhau
trong đường lối chính sách chung về đối nội và đối ngoại, trong cuộc đấu
tranh với các Đảng đối lập ở Nhật Bản. Trong nội bộ bị chia làm nhiều phe
phái, tranh giành với nhau các vị trí trong chính phủ. Các phái lớn nhất:
Koneoto, Wantanabe,Miyazawa….. Trong cương lĩnh khi thành lập, LDP chủ
trương: “ Đấu tranh với các lực lượng và tư tưởng theo đường lối bạo lực và
cách mạng ; coi cơ sở chính sách đối ngoại của Nhật Bản là hợp tác, Liên
minh với các nước dân chủ, tự do phương Tây, chủ trương “ tăng cường lực
lượng quân sự, phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản tương xứng với sức
mạnh và vị trí của Nhật Bản dưới thể chế hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ, chủ
trương sửa đổi Hiến pháp hiện hành”. LDP cầm quyền gần như suốt thời gian
từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay. Nhật LDP đã điều hành Nhật Bản
phần lớn các kỳ từ khi thành lập năm 1995 tới 2009. LDP là một đảng phái
khác với Đảng Tự do, một đảng đã sáp nhập với Đảng Dân chủ Nhật Bản,
đảng đối lập của LDP, từ tháng 11 năm 2003. Sau chiến thắng vang dội năm
2005, LDP đã nắm phần lớn ghế trong Hạ viện Nhật Bản và thành lập một
chính phủ liên hiệp với Đảng Komeito. Đảng LDP gặp phải một thất bại nặng
nề trong cuộc bầu cử năm 2007, vì vậy mà đã không còn nắm đa số trong
6


thượng viện. Vào ngày 12 tháng 9 năm 2007, Abe đột ngột từ chức thủ tướng

và người thay thế là Fukuda Yasuo.
3. Đảng Xã hội Nhật Bản(SPJ)
Đảng Xã hội được thành lập tháng 11- 1945 trên cơ sở thống nhất một số
nhóm xã hội- dân chủ hình thành trong thời gian từ 1920-1930. Nhưng về sau
trong thời kì thiết lập chế độ quân phiệt, đã bị giải tán. Đảng tập hợp những
tầng lớp khác nhau về thành phần xã hội của xã hội Nhật Bản, như tiểu tư sản,
một bộ phận của giai cấp công nhâ, nông dân, trí thức….. Tháng 10 năm 1951
khi cánh hữu tả của Đảng quyết định tán thành chuẩn y “ Hòa ước” riêng rẽ
Xăng phơ rang xi ở Quốc hội, những người xã hội chia ra thành 2 Đảng độc
lập: phái hữu và phái tả. Đầu năm 1955 do tình hình phát triển trong nước,
những tư tưởng có lợi cho việc thống nhất hành động của tất cả các lực lượng
tiến bộ chống lại đường lối chính trị của bọn bảo thủ nên vấn đề hợp nhất 2
đảng được đặt ra. Ngày 13-10-1995, Đảng Xã hội thống nhất được thành lập
lại. Sau khi thống nhất, những đảng viên xã hội cánh tả chiếm ưu thế trong
Đảng. Về số lượng nghị sỹ trong Quốc hội , Đảng chiếm hàng thứ nhì và là
đảng đối lập chủ yếu. Đảng Xã hội Nhật Bản tham gia quốc tế XHCN và Đại
hội các Đảng Xã hội các nước Châu Á. Đảng Xã hội có 12 vạn Đảng viên.
Cương lĩnh của Đảng đề ra những yêu sách dân chủ, đấu tranh cho nền độc
lập hoàn toàn của Nhật Bản , củng cố hòa bình trên thế giới, trung lập hóa
Nhật Bản, bảo vệ Hiến pháp hòa bình hiện hành, chuyển những ngân hàng và
1 số ngành công nghiệp thành sở hữu nhà nước, đề ra kế hoạch hóa nền kinh
tế trong tương lai, mở rộng xây dựng nhà ở. Đảng Xã hội có vị trí trong xã hội
Nhật Bản. Cơ quan cao nhất của Đảng là đại hội hàng năm, các đại biểu quốc
hội trở thành cán bộ lãnh đạo của Đảng Trung ương và địa phương Đại hội
bầu ra Ban chấp hành trung ương để lãnh đạo công việc hàng ngày. Cơ quan
báo chí của Đảng là báo “ Người đưa tin xã hội chủ nghĩa”. Tạp chí Lý luận
của Đảng là nguyệt san “ Đảng xã hội chủ nghĩa”
7



4. Đảng Xã hội Dân chủ (SDPJ):
Đảng được thành lập năm 1960, có khoảng 4 vạn đảng viên. Đây là phái
hữu trong Đảng Xã hội tách ra. Đảng tự nhận là một đảng dân chủ xã hội.
Đến năm 1996, nó được biết đến là Đảng Xã hội Nhật Bản(JSP) JSP từng là
đảng đối lập lớn nhất của Nhật. Đảng từng có một thời gian ngắn tham gia
vào chính phủ từ giai đoạn 1993-1994 và thành lập một chính phủ liên hiệp
dưới sự lãnh đạo của một thủ tướng của đảng từ năm 1994 tới 1996. Sau thất
bại ở cuộc bầu cử năm 1996, đảng đã mất nhiều thành viên vào tay Đảng Dân
chủ Nhật Bản năm 1998. Tới năm 2005 thì Đảng Xã hội Dân chủ chỉ còn là 1
đảng nhỏ.
5. Đảng KoMei( Công Minh)
Đảng thành lập năm 1960, không phải theo Đạo Phật , nhưng cầu nguyện
cho người nghèo đnag sống. Đảng mang màu sắc tôn giáo, bản chất là chống
cộng. Năm 1998, các thế lực Đảng Komei cũ trong Tân dảng Hòa bình ở Hạ
viện và Komei ở Thượng viện hợp nhất thành lập Đảng Komei mới. Hiện nay,
đảng này tham gia vào chính phủ liên hiệp của Thủ tướng Koizumi với 24 ghế
tại Thượng viện và 34 ghế tại Hạ viện
Ngoài những Đảng đã nêu còn có Đảng Dân chủ được thành lập vào tháng
9 năm 1996 thành phần chủ yếu gồm các nghị sĩ tách ra từ Đảng Xã hội và
Đảng Sakigake. Ngày 5 tháng 10 năm 2003, Đảng Dân chủ đã sáp nhập với
Đảng Tự do thành Đảng Dân chủ với 204 nghị sĩ trong đó có 136 Hạ nghị sĩ.
Sau cuộc bầu cử thượng viện ngày 29 tháng 7 năm 2007, Đảng Dân chủ trở
thành đảng lớn nhất Tiếp đó là Đảng Tiên Phong.
Liên minh xã hội dân chủ…. Những Đảng này, tuy lực lượng không lớn,
nhưng đều có vị trí nhất định trong xã hội Nhật Bản. Trước mỗi vấn đề quốc
tế, các chính đảng đều có quan điểm, ý kiến khác nhau.

8



Vì là một nước đa đảng, nhiều đảng phái khác, trong đó lại có những phe
khác nhau( phái cánh tả, cánh hữu, trung tâm) mỗi đảng, mỗi phe sẽ có những
quan điểm, ý kiến, luật lệ khác nhau nhằm đạt được mục đích mà các Đảng đã
đề ra, vì vậy không thế tránh khỏi có những mâu thuẫn, công kích, nó sẽ tạo
ra sự đối lập giữa các phe với nhau, sự đối nghịch giữa các đảng với nhau
điều đó là yếu tố tất yếu sẽ xảy ra. Đại biểu là Đảng Cộng Sản Nhật và Đảng
Dân chủ Nhật Bản

9


III. KẾT BÀI
Bỏ Đảng này lập Đảng mới hay tham gia Đảng khác để có môi trường thực
hiện suy nghĩ của mình cho xã hội là một sinh hoạt bình thường. Thí dụ như
trường hợp an hem nhà Hatoyama, ông anh Yukio thuộc đảng Dân chu Nhật
bản, đã đổi Đảng mấy lần, mà vẫn làn đến chức Thủ tướng. Ông em Kunio
theo Đảng Tụ do Dân chủ có lúc làm đến Bộ trường Bộ Tư pháp.
Câu hỏi thường được đặt ra là các Đảng có công kích nhau hay không? Ở
một xã hội đa đảng như Nhật có tham nhũng hay không? Và câu trả lời là: các
Đảng có công kích nhau, không những thế còn công kích, phê phán nhau rất
dữ dội. Công kích ở các lần bầu cử, trong quố chội, trong nghị trường địa
phương, trên dư luận thông tin, TV, báo chí…Công kích phê phán, giám sát
và kiềm chế tiêu cực của chính phủ đường nhiệm về các chính sách quốc
phòng, kinh tế, đối ngoại, bảo hiểm xã hội, tăng hay không tang thuế… và cả
trách nhiệm cá nhân khi phụ trách một chức vụ quan trọng trong nội bộ các
chính phủ. Tiếp theo là Nhật có tham nhũng và thỉnh thoàng lại xảy ra trong
chính giới như vụ án ăn hối lộ trong thương vụ mua sắm máy bay Lockhees
của thủ tướng Tanaka Kakuei nổi tiếng. Có tham nhũng và có cả những vụ
tham nhũng lớn, nhưng không tràn lan, không là lỗi hệ thống. Nếu đối tượng
là người của đảng cầm quyề, các nghị sĩ của những đảng đối lập sẽ tìm hết

cách lên án, truy cứu bằng mọi cách để đưa vụ việc ra tòa án xét xử tỏng hệ
thống tam quyền phân lập. Có nên chăng phải suy nghĩ ngược lại là ở một chế
dộ nhiều đảng như Nhật bản, các đảng cạnh tranh đưa ra các chính sách tốt
đẹp cho đất nước, cố gắng chứng tỏ mình trong sạch, tố cáo các vụ tham
nhũng của các đảng khác.
Nền chính trị đa đảng của Nhật chưa phải là cái gì cũng hoàn thiện, nhưng
người dân Nhật bản đang có quyền và sử dụng quyền của mình để góp phần
cải thiện thay đổi tình thế với lá phiếu tín nhiệm trong bầu cử. Các đảng chính
10


trị là một nơi, một tổ chức, một hội nghị để người dân tự do lựa chọn và tham
gia nhằm đóng góp làm tốt đẹp đất nước mình hơn. Không có đảng nào cho
mình là tuyệt đối thượng tôn, là ưu việt và chỉ có mình mới được nắm quyền
bình chính tri. Nếu có đảng nào lên tiếng nặng nhẹ, chê trách những người
phê phán mình là suy thoái đại đức, suy thoái trong cách sống thì trong lần
bầu cử tới, chính bản thân đảng đố sẽ bị đẩy vào tình trạng suy thoái vì ít
người bỏ phiếu tín nhiệm họ. Từng cá nhân, từng nhóm hay tập họp một sô cá
nhân như hội này, đảng kia là các tế bào của xã hội. Các tế bào ấy sinh ra ra
và sẽ mất đi. Chỉ có xã hội , chỉ có đất nước là trường tồn.

11



×