BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
HUỲNH PHÚC DIỄM HOÀNG
KHẢO SÁT VAI TRÒ DƯỢC SĨ THÔNG TIN THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 4
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC
TPHCM – 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
HUỲNH PHÚC DIỄM HOÀNG
KHẢO SÁT VAI TRÒ DƯỢC SĨ THÔNG TIN THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 4
Chuyên ngành: Quản lý và cung ứng thuốc
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC
Hướng dẫn khoa học:
ThS. Dương Hớn Minh
TPHCM - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa
học của ThS. Dương Hớn Minh. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Các trích dẫn, đánh giá, số liệu và nhận xét của tác giả, cơ quan, tổ chức khác đều có
trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu không đúng như nêu trên, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Chữ ký SV
SV. HUỲNH PHÚC DIỄM HOÀNG
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Trong quá trình
làm khóa luận tốt nghiệp tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ để hoàn tất luận văn.
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành thầy Dương Hớn Minh đã tận tình hướng
dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
tốt nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo cũng như các cán bộ y tế, công nhân
viên tại bệnh viện quận 4 đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi thu thập số liệu.
Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa Dược, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành,
những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi suốt trong thời gian học tập vừa
qua.
Sau cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi
trong quá trình làm luận văn. Đồng thời xin giửi lời cám ơn đến các anh/chị đáp viên
đã nhiệt tình tham gia trả lời câu hỏi khảo sát giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp
này.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
TP. HCM, ngày 31 tháng 10 năm 2018
Sinh viên
HUỲNH PHÚC DIỄM HOÀNG
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC ................................................................................................................... i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................ iv
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................v
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................3
1.1 TỔNG QUAN VỀ THÔNG TIN THUỐC .......................................................3
1.1.1 Khái niệm thông tin thuốc ..........................................................................3
1.1.2 Vai trò của thông tin thuốc .........................................................................3
1.1.3 Phân loại thông tin thuốc ...........................................................................4
1.1.4 Yêu cầu của thông tin thuốc .......................................................................5
1.1.5 Quy trình thông tin thuốc ...........................................................................8
1.2 HOẠT ĐỘNG VỀ THÔNG TIN THUỐC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT
NAM......................................................................................................................11
1.2.1 Hoạt động thông tin thuốc trên thế giới ...................................................11
1.2.2 Hoạt động thông tin thuốc tại Việt Nam ..................................................12
1.2.3 Đơn vị thông tin thuốc tại bệnh viện ........................................................14
1.3 HOẠT ĐỘNG CỦA DƯỢC SĨ LÂM SÀNG TRONG CÔNG TÁC THÔNG
TIN THUỐC .........................................................................................................17
1.3.1 Điều kiện của dược sĩ lâm sàng ...............................................................17
1.3.2 Dược sĩ trong hoạt động thông tin thuốc .................................................17
1.4 MỘT SỐ NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI KHOA DƯỢC
BỆNH VIỆN .........................................................................................................18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................21
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................21
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................21
2.2.1 Ước tính cỡ mẫu .......................................................................................21
i
2.2.2 Lấy mẫu ngẫu nhiên .................................................................................22
2.2.3 Phương pháp điều tra phỏng vấn .............................................................24
2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu........................................................................24
2.3 CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU ..............................................................................25
2.3.1 Nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân ngoại trú ...................................25
2.3.2 Nhu cầu thông tin thuốc của cán bộ y tế ..................................................26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ..............................................................27
3.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................27
3.1.1 Nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân ngoại trú ...................................27
3.1.2 Nhu cầu thông tin thuốc của cán bộ y tế ..................................................38
3.2 BÀN LUẬN ....................................................................................................49
3.2.1 Nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân ngoại trú ...................................49
3.2.2 Nhu cầu thông tin thuốc cán bộ y tế.........................................................52
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................54
4.1 KẾT LUẬN .....................................................................................................54
4.1.1 Nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân ngoại trú ...................................54
4.1.2 Nhu cầu thông tin thuốc của cán bộ y tế ..................................................54
4.1.3 Đánh giá về công tác thông tin thuốc của bệnh nhân và cán bộ y tế .......55
4.2 ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................ PL1
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................ PL2
PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................ PL3
ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Số thứ tự
Kí hiệu
Tiếng Anh
Tiếng Việt
1
ADR
Adverse Drug Reactions
Phản ứng không mong muốn
2
App
Application
Ứng dụng
3
CBYT
Cán bộ y tế
4
TTT
Thông tin thuốc
iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Cơ cấu khoa Dược bệnh viện quận 4 ........................................................19
Hình 3.1: Nhu cầu thông tin thuốc bệnh nhân ..........................................................29
Hình 3.2: Lý do bệnh nhân không có nhu cầu thông tin thuốc .................................30
Hình 3.3: Nội dung thông tin thuốc theo mức độ cần thiết của bệnh nhân...............34
Hình 3.4: Các hình thức tư vấn thông tin thuốc bệnh nhân mong muốn ..................35
Hình 3.5: Khoảng thời gian bệnh nhân mong muốn được tư vấn .............................35
Hình 3.6: Bệnh nhân thắc mắc về thuốc sau khi rời bệnh viện.................................36
Hình 3.7: Phương pháp tìm kiếm thông tin thuốc sau khi rời bệnh viện ..................37
Hình 3.8: Cán bộ cung cấp thông tin thuốc cho bệnh nhân ......................................37
Hình 3.9: Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân về công tác thông tin thuốc ....38
Hình 3.10: Mức độ cần thiết thông tin thuốc đối với cán bộ y tế .............................39
Hình 3.11: Mục đích tra cứu thông tin thuốc ............................................................39
Hình 3.12: Thời gian cần cập nhật thông tin thuốc ...................................................40
Hình 3.13: Thời gian cán bộ y tế mong muốn nhận được phản hồi..........................41
Hình 3.14: Hình thức trao đổi thông tin thuốc cán bộ y tế đang sử dụng .................42
Hình 3.15: Hình thức CBYT mong muốn nhận phản hồi thông tin thuốc ................43
Hình 3.16: Nội dung thông tin thuốc theo mức độ quan trọng của CBYT ...............45
Hình 3.17: Khó khăn gặp phải khi tra cứu thông tin thuốc .......................................46
Hình 3.18: Nhu cầu nhận được thông tin thuốc từ đơn vị thông tin thuốc ...............46
Hình 3.19: Đánh giá của CBYT về công tác TTT của khoa Dược bệnh viện ..........47
Hình 3.20: Tần suất CBYT tư vấn TTT cho bệnh nhân ...........................................48
Hình 3.21: Thời gian tư vấn TTT theo CBYT là hợp lý ...........................................48
Hình 3.22: Thời gian thực tế CBYT tư vấn cho bệnh nhân ......................................49
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng câu hỏi thu thập thông tin cơ bản ......................................................9
Bảng 3.1: Đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu..............................................27
Bảng 3.2: Đặc điểm bệnh nhân có nhu cầu thông tin thuốc .....................................30
Bảng 3.3: Bảng giá trị Chi bình phương ...................................................................32
Bảng 3.4: Mức độ cần thiết về nội dung thông tin thuốc của bệnh nhân..................33
Bảng 3.5: Mức độ quan trọng về nội dung thông tin thuốc của cán bộ y tế .............43
v
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học - Năm học 2017 – 2018
KHẢO SÁT VAI TRÒ DƯỢC SĨ THÔNG TIN THUỐC TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 4
Tên tác giả: Huỳnh Phúc Diễm Hoàng
Hướng dẫn khoa học: ThS. Dương Hớn Minh
Mở đầu: Ngày nay, sự phức tạp trong kết hợp đa dạng thuốc, phác đồ điều trị với sự lớn
mạnh internet, TTT phát triển về số lượng lẫn chiều sâu trong khi nhu cầu TTT với mỗi đối
tượng là khác nhau.
Đối tượng: Bệnh nhân ngoại trú và cán bộ y tế tại bệnh viện quận 4. Phương pháp nghiên
cứu: Ước tính cỡ mẫu, lấy mẫu ngẫu nhiên, điều tra phỏng vấn, thống kê mô tả.
Kết quả: 67,6% bệnh nhân có nhu cầu tư vấn TTT về tác dụng, ADR… và muốn hỏi đáp trực
tiếp (75,8%) từ 5-10 phút (43,2%). Đa số được cung cấp TTT từ bác sĩ (78,6%) và không thắc
mắc khi rời bệnh viện (70,4%). Giới tính và độ tuổi có liên quan đến nhu cầu TTT bệnh nhân.
100% CBYT thấy TTT cần thiết vì mục đích công việc (37,2%) và muốn biết chống chỉ định,
chỉ định… Thời gian CBYT cập nhật TTT là mỗi tuần (34,4%) và muốn nhận trả lời trong 1
ngày (37,8%) bằng trao đổi trực tiếp (35,6%) thông qua đơn vị TTT (94,3%). Khó khăn
thường gặp là mất nhiều thời gian (47,2%). CBYT thường xuyên tư vấn TTT (54,9%) cho
bệnh nhân đến hết câu hỏi (52,1%).
Bệnh nhân thấy hài lòng (61,9%) và CBYT đánh giá tốt (53,5%) về công tác TTT bệnh viện.
Kết luận: Đa số bệnh nhân có nhu cầu tư vấn TTT về tác dụng, ADR… và muốn hỏi đáp trực
tiếp trong 5-10 phút. Đa số không thắc mắc khi rời bệnh viện và được cung cấp TTT bởi bác
sĩ. Giới tính và độ tuổi có liên quan đến nhu cầu TTT bệnh nhân.
Tất cả CBYT đều nhận thấy TTT cần thiết vì mục đích công việc và muốn biết chống chỉ
định, chỉ định… Thời gian CBYT cập nhật TTT là mỗi tuần và muốn nhận trả lời trong 1
ngày bằng trao đổi trực tiếp. Khó khăn thường gặp là mất nhiều thời gian. CBYT thường
xuyên tư vấn TTT cho bệnh nhân đến hết câu hỏi.
Bệnh nhân đa số thấy hài lòng và CBYT đánh giá tốt về công tác TTT bệnh viện.
Từ khóa: nhu cầu thông tin thuốc, dược sĩ, bệnh nhân ngoại trú, cán bộ y tế bệnh viện quận 4
Final assay for the degree of BS Pharm - Academic year: 2017-2018
A SURVEY OF PHARMACIST’S ROLE IN PROVIDING DRUG INFORMATION
IN 4TH DISTRICT HOSPITAL
Huỳnh Phúc Diễm Hoàng
Supervisor: Dương Hớn Minh, MS
Introduction: Today, the complexity of combining multiple drugs, treatment regimen with
the growth of the internet, drugs information develop in both quantity and depth. Drugs
information’s demand for each subject is different.
Materials and methods: Materials: Outpatients and medical staff in 4th district hospital.
Methods: Sample size estimation, random sampling, interview, descriptive statistics method.
Results: 67,6% outpatients need be consulted about prescription, ADR... and want to ask
directly (75,8%) in 5-10 minutes (43,2%). 70,4% of them don’t have any question when
leaving the hospital and they are provided drugs informations by the doctor (78,6%). Gender
and age are related to the outpatient’s drugs information demand. 100% medical staff find
drugs information necessary for their expertise work (37,2%). They want to know
contraindications, indications... Time that staff want to receive a reply in 1 day (37,8%) by
direct exchange (35,6%) through the hospital’s drugs information unit (94,3%). The common
difficulty is taking a lot of time (47,2%). 52,1% medical staff regularly consult patients to the
end of the question. 61,9% patients are satisfied with the 4th hospital’s drugs information
consultation. 53,5% medical staff appreciate the 4th distrist hospital's drugs information unit.
Conclusion: Most outpatients need be consulted about prescription, ADR ... and want to ask
directly in 5-10 minutes. Most don’t have any question when leaving the hospital and they are
provided drugs informations by the doctor. Gender and age are related to the outpatient’s
drugs information demand. All of medical staff find drugs information necessary for their
expertise work. They want to know contraindications, indications ... Time that staff want to
receive a reply in 1 day by direct exchange. The common difficulty is taking a lot of time.
Most medical staff regularly consult patients to the end of the question. The majority of
outpatients are satisfied with the 4th hospital’s drugs information consultation. The majority of
medical staff appreciate the 4th distrist hospital's drugs information unit.
Keyword: drugs information demand, pharmacist, outpatient, medical staff, the 4th district
hospital.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vàng, là tài sản quý báu hàng đầu của mỗi con người. Trẻ em cần sức
khỏe để phát triển thể chất và trí não, người lớn cần sức khỏe để học tập và lao động,
người già cần sức khỏe để vui vầy bên con cháu. Để cải thiện sức khỏe cho cộng
đồng, thuốc là một sản phẩm vô cùng cần thiết, giúp phòng, chẩn đoán và điều trị
bệnh. Sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực sản xuất thuốc những năm qua làm
cho thị trường thuốc vừa phong phú về số lượng dược phẩm với sự ra đời của nhiều
dạng dược chất, vừa đa dạng về các dạng bào chế với sự ra đời nhiều dạng bào chế
mới khác hẳn các dạng kinh điển đã gây không ít lúng túng cho thầy thuốc kê đơn
[2]. Do đó, thông tin thuốc (TTT) cần được cung cấp nhanh chóng, rõ ràng, chính
xác nhằm đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và đạt kết quả điều trị tốt nhất.
Xu hướng kết hợp đa dạng thuốc và phác đồ điều trị phức tạp ngày càng phổ biến,
làm tăng nguy cơ xảy ra phản ứng bất lợi, tương tác thuốc, sự không tuân thủ điều
trị ở bệnh nhân, tăng chi phí điều trị, do dó việc sử dụng hợp lý khó khăn hơn.
Cùng với đó, sự lớn mạnh và phổ biến của công nghệ internet, TTT đang phát triển
về cả số lượng lẫn chiều sâu. Bệnh nhân dễ dàng tiếp cận được TTT và ngày càng
chủ động trong điều trị. Nhiều nguồn dữ liệu TTT khác nhau ra đời phục vụ công
tác tra cứu thực hành lâm sàng cùng với trình độ chuyên môn ngày càng cao của cán
bộ y tế, khiến việc đánh giá kịp thời, chính xác những thông tin này là một trong
những nhiệm vụ cấp thiết của dược sĩ lâm sàng.
Nhu cầu TTT đối với mỗi đối tượng là khác nhau. Cán bộ y tế cần được cung cấp
các nội dung mang tính chuyên sâu về thuốc như chỉ định, chống chỉ định, phản ứng
bất lợi, liều dùng, tương tác… để lựa chọn ra quyết định y tế hợp lý. Khác với cán
bộ y tế, TTT bệnh nhân cần ngắn gọn, dễ hiểu với các thông tin đơn giản như hướng
dẫn sử dụng thuốc, kỹ năng tự theo dõi trong điều trị… nhằm giúp bệnh nhân sử
dụng thuốc an toàn, hiệu quả. Do đó nghiên cứu nhu cầu thực tế của từng nhóm đối
tượng nhằm xây dựng và cải thiện công tác TTT tại bệnh viện là hết sức cần thiết.
1
Tại Việt Nam, công tác TTT còn sơ khai và đối mặt nhiều khó khăn. Tại bệnh viện
chủ yếu diễn ra hoạt động cấp phát thuốc, hoạt động tư vấn TTT còn đơn giản và
hạn chế. Bên cạnh đó, hoạt động thông tin thuốc thường được lồng ghép với dược
lâm sàng, chưa được chuyên biệt hóa nên gây ra áp lực, quá tải cho dược sĩ phụ
trách.
Bệnh viện quận 4 chính thức hoạt động vào năm 2007, bệnh viện được nâng từ bệnh
viện Hạng III thành bệnh viện Hạng II vào tháng 4 năm 2014. Bệnh viện đang từng
bước nâng cao công tác khám chữa bệnh, phục vụ người dân trên địa bàn và các
vùng lân cận. Bệnh viện xem công tác TTT là một trong những nhiệm vụ quan
trọng của khoa Dược bệnh viện hiện nay.
Chính vì lý do đó, khóa luận “Khảo sát vai trò dược sĩ TTT tại bệnh viện quận 4”
được thực hiện, nhằm góp phần cải thiện công tác TTT cũng như dược lâm sàng tại
bệnh viện. Đề tài được thực hiện với 3 mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Khảo sát nhu cầu và mức độ ưu tiên về nội dung TTT của bệnh
nhân ngoại trú đến khám tại bệnh viện quận 4.
Mục tiêu 2: Khảo sát mức độ ưu tiên về nội dung TTT, nhu cầu của cán bộ y
tế trong đáp ứng TTT tại bệnh viện quận 4.
Mục tiêu 3: Đánh giá sơ bộ công tác TTT từ bệnh nhân và cán bộ y tế đối với
khoa Dược bệnh viện quận 4.
2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ THÔNG TIN THUỐC
1.1.1 Khái niệm thông tin thuốc
“Thông tin thuốc” được định nghĩa là “việc thu thập và/hoặc cung cấp các thông tin
có liên quan đến thuốc như chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng, phản
ứng có hại của thuốc, phòng ngừa khi dùng cho những nhóm người đặc biệt (trẻ em,
phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người cao tuổi và các đối tượng khác) của đơn vị,
cá nhân có trách nhiệm TTT nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin của các đơn vị, cá
nhân đang trực tiếp hành nghề y, dược hoặc của người sử dụng thuốc” [5].
“Thông tin thuốc” có thể hiểu một cách đơn giản là các thông tin gắn liền với thuốc,
các thông tin này được mô tả dưới dạng in trong các tài liệu tham khảo hay còn gọi
là các nguồn thông tin. Tuy nhiên, để hiểu rõ khái niệm về “Thông tin thuốc”,
thường phải đặt thuật ngữ này vào trong các ngữ cảnh cụ thể, đi kèm với các thuật
ngữ khác như [2]:
Chuyên gia/dược sĩ/người cung cấp: đề cập vai trò cá nhân làm công tác TTT
Trung tâm/dịch vụ/thực hành: chú trọng địa điểm diễn ra hoạt động TTT
Chức năng/kỹ năng: liên quan năng lực TTT
Với thực tế vô cùng đa dạng và phức tạp của các thuốc điều trị cũng như các tài liệu
liên quan đến thuốc, thuật ngữ “Thông tin thuốc” thường được gắn liền với các khái
niệm “Trung tâm thông tin thuốc” và “Chuyên gia thông tin thuốc”, có nghĩa là nói
tới TTT là nói đến vai trò chuyên môn hóa của người dược sĩ cũng như nói đến một
hệ thống thông tin hoạt động với các chức trách chuyên biệt [2].
1.1.2 Vai trò của thông tin thuốc
Việc tiếp cận với những thông tin chính xác, cập nhật, khách quan, phù hợp với
từng đối tượng là cần thiết để phục vụ cho việc kê đơn, phân phát và sử dụng thuốc
hợp lí. Dù cho hệ thống y tế có thể cung cấp thuốc chất lượng tốt như thế nào, nếu
những thuốc đó không được sử dụng chính xác, chúng sẽ không có hiệu quả, thậm
chí có thể để lại tác dụng xấu. Mặc dù tiếp cận với TTT tốt không đảm bảo chắc
3
chắn rằng việc sử dụng thuốc sẽ tốt, nhưng đó là yêu cầu cơ bản cho việc ra quyết
định hợp lí liên quan tới thuốc [11].
1.1.3 Phân loại thông tin thuốc [2]
1.1.3.1 Phân loại theo nguồn thông tin
Nguồn thông tin được chia thành ba loại: nguồn thông tin thứ nhất, nguồn thông tin
thứ hai và nguồn thông tin thứ ba. Việc phân loại này dựa vào nguồn gốc, thành
phần và chức năng của thông tin.
Nguồn thông tin thứ nhất: Các bài báo, công trình gốc đăng tải đầy đủ trên
tạp chí hoặc đưa lên mạng internet, các báo cáo chuyên môn, khóa luận tốt nghiệp
của sinh viên, sổ tay phòng thí nghiệm… Các thông tin này thường do tác giả công
bố kết quả nghiên cứu của mình mà không có sự can thiệp, đánh giá của bên thứ
hai. Khi sử dụng nguồn thông tin thứ nhất, người sử dụng thông tin có thể xác định
được phương pháp, kết quả nghiên cứu, kết luận cụ thể mà tác giả đạt được. Hiện
nay nguồn thông tin thứ nhất đang phát triển rất mạnh mẽ.
Nguồn thông tin thứ hai: Bao gồm hệ thống mục lục các thông tin hoặc các
bài tóm tắt của cá thông tin thuộc nguồn thông tin thứ nhất, được sắp xếp theo các
chủ đề nhất định. Nguồn thông tin thứ hai giúp người sử dụng thông tin tìm hiểu
một vấn đề cụ thể, tiếp cận vấn đề toàn diện hơn bằng các danh mục thông tin liên
quan, tóm tắt các thông tin cùng chủ đề. Hiện nay, đã có nguồn thông tin thứ hai lưu
trữ trong CD-ROM hoặc đưa lên mạng internet.
Nguồn thông tin thứ ba: Các thông tin được xây dựng bằng cách tổng hợp
các thông tin từ hai nguồn thông tin trên. Tác giả của nguồn thông tin thứ ba thường
là các chuyên gia về thuốc trong một lĩnh vực nào đó; từ các kiến thức chuyên sâu
trong lĩnh vực đó, họ sẽ phân tích, tổng hợp các thông tin liên quan để đưa ra thông
tin mang tính khái quát về một vấn đề. Các thông tin thuộc nguồn cấp ba thường
được công bố dưới dạng sách giáo khoa, bản hướng dẫn điều trị chuẩn,…
1.1.3.2 Phân loại theo đối tượng được thông tin
Thông tin cho cán bộ y tế:
4
Cho cá nhân: Thầy thuốc kê đơn; y tá điều dưỡng; dược sĩ (bệnh viện,
cửa hàng).
Cho một tổ chức: Hội đồng thuốc và điều trị; Bảo hiểm y tế…
Thông tin cho người sử dụng:
Bệnh nhân, người dùng thuốc
Nhân dân, người tiêu dùng thuốc
1.1.3.3 Phân loại theo nội dung chuyên biệt của thông tin:
Các thông tin liên quan tới đặc tính và cách sử dụng của thuốc:
Dạng bào chế và sinh khả dụng của thuốc
Dược lực học
Dược động học
Đánh giá sử dụng, lựa chọn thuốc
Hướng dẫn sử dụng thuốc (chế độ liều, phác đồ điều trị, lưu ý khi
dùng…)
ADR, độc tính của thuốc
Tác dụng gây quái thai, đột biến
Sử dụng thuốc cho các đối tượng đặc biệt
Độ ổn định, tính tương kị của thuốc
Tương tác thuốc
Các thông tin về luật, chính sách y tế, số đăng kí…
Thông tin về giá cả
1.1.4 Yêu cầu của thông tin thuốc
1.1.4.1 Yêu cầu chung [2]
Một TTT phải có đầy đủ những yêu cầu sau:
Khách quan
Chính xác
Trung thực
Mang tính khoa học
5
Rõ ràng và dứt khoát
1.1.4.2 Yêu cầu về nội dung:
Nội dung TTT được xây dựng căn cứ theo những tài liệu [8]:
Dược thư Quốc gia Việt Nam. Dược thư Quốc gia Việt Nam là tài liệu
chính thức về hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Bộ Y tế phê duyệt
Tài liệu, hướng dẫn chuyên môn có liên quan đến thuốc do Bộ Y tế
ban hành hoặc công nhận.
Tài liệu TTT chỉ được cung cấp các thông tin về thuốc, không đưa những thông tin
không liên quan đến thuốc.
Nội dung TTT phải phù hợp với đối tượng được thông tin
Thông tin cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bao gồm tên
thuốc, thành phần, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế, chỉ định, chống chỉ định, liều
dùng, cách dùng, sử dụng thuốc trên các đối tượng đặc biệt, các thông tin liên quan
đến cảnh báo và an toàn thuốc và các thông tin cần thiết khác;
Thông tin cho người sử dụng thuốc bao gồm tên thuốc, công dụng, chỉ
định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng và những vấn đề cần lưu ý trong quá
trình sử dụng thuốc;
Thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước về dược bao gồm thông tin
cập nhật về chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc.
Trên đây mởi chỉ là nhữ thông tin tương đối “tĩnh” về thuốc. Hiện nay để đảm bảo
yêu cầu sử dụng thuốc hợp lý, các nhân viên y tế còn có nhu cầu được cung cấp các
thông tin mang tính “động” – đó là những thông tin biến đổi theo thời gian như
thông tin đánh giá hiệu quả và độ an toàn của các thuốc mới (dựa vào các kết quả
nghiên cứu về thuốc được tiến hành bởi rất nhiều các nhóm nghiên cứu tại khắp nơi
trên thế giới), thông tin so sánh giữa các thuốc hoặc nhóm thuốc khác nhau trong
điều trị về mọi phương diện hiệu quả, độ an toàn, tính kinh tế…thông tin cập nhật
về các phác đồ điều trị và các hướng dẫn điều trị chuẩn… [2]
6
1.1.4.3 Yêu cầu về hình thức thông tin thuốc
Tài liệu thông tin để giới thiệu thuốc cho cán bộ y tế phải có dòng chữ "Tài liệu
thông tin cho cán bộ y tế” ở trên đầu tất cả các trang. Đối với những tài liệu gồm
nhiều trang phải đánh số trang, ở trang đầu phải ghi rõ phần thông tin chi tiết về sản
phẩm xem ở trang nào (ghi số trang cụ thể) và in rõ:
(a) Số Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký tài liệu thông tin thuốc của Cục Quản lý dược Bộ Y tế XXXX/XX/QLD-TT, ngày ... tháng ... năm ...,
(b) ngày ... tháng ... năm ... in tài liệu.
Phần tài liệu chứng minh và phần trích dẫn để minh hoạ cho nội dung thông tin phải
trung thực, cập nhật và ghi rõ tên tài liệu, tên tác giả, thời gian xuất bản tài liệu. Các
thông tin mới phát minh, phát hiện qua nghiên cứu khoa học hoặc qua theo dõi sản
phẩm trên thị trường phải được cung cấp theo hình thức cập nhật thông tin khoa học
kèm theo tài liệu chứng minh. Phần thông tin mới phải ghi dòng chữ: “Phần thông
tin này chỉ dùng để tham khảo” [5].
1.1.4.4 Yêu cầu về trách nhiệm cung cấp thông tin thuốc
Những tổ chức, đơn vị, cá nhân có quyền và nghĩa vụ cung cấp TTT bao gồm [8]:
Cơ sở kinh doanh dược, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài
hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam, cơ sở đăng ký thuốc có trách nhiệm
cập nhật TTT của cơ sở đang lưu hành trên thị trường cho cơ quan quản lý nhà nước
về dược và cung cấp TTT phù hợp cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và
người sử dụng thuốc.
Người của cơ sở kinh doanh dược giới thiệu thuốc cho người hành nghề
khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm cung cấp TTT có
liên quan cho người sử dụng thuốc trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
Cơ quan quản lý nhà nước về dược trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm công bố thông tin về chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc.
7
1.1.5 Quy trình thông tin thuốc
Đã có nhiều nghiên cứu về kỹ năng TTT được tiến hành nhằm thiết lập một quy
trình TTT có hiệu quả. Từ năm 1975, mô hình quy trình câu hỏi TTT đầu tiên đã
được xây dựng bởi Watanabe và cộng sự [14]. Mô hình này đã được chỉnh sửa và
phát triển thêm, điển hình là mô hình của Host và Kirkwood đưa ra năm 1987 [12]
và đến nay vẫn được áp dụng rộng rãi. Tùy theo từng điều kiện cụ thể, quy trình này
có thể thay đổi để vận dụng phù hợp và có thể sử dụng trong nhiều tình huống khác
nhau.
Bước 1: Xác định đặc điểm của người yêu cầu thông tin
Với các đối tượng yêu cầu thông tin khác nhau thì nội dung thông tin trả lời sẽ khác
nhau. Thông tin cho cán bộ y tế phải mang tính khoa học, chuyên sâu trong khi
thông tin cho người sử dụng thường phải ngắn gọn, đơn giản và dễ hiểu. Bao gồm:
Tên, tuổi, địa chỉ, điện thoại, email, số fax… để có thể liên lạc một
cách thuận tiện nhất.
Nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, các kiến thức sẵn có về vấn đề
yêu cầu được thông tin.
Bước 2: Thu thập các thông tin cơ bản từ người yêu cầu thông tin
Thực chất, các thông tin cơ bản có liên quan đến các thông tin để trả lời chính xác
câu hỏi “Tại sao khách hàng lại yêu cầu tìm kiếm TTT này?”. Tuy nhiên nếu đặt câu
hỏi trực tiếp như vậy thì đa số khách hàng sẽ không trả lời được theo mong muốn
của người tìm tin. Vì vậy khi tiếp xúc với người yêu cầu thông tin, nhiệm vụ của
người làm công tác TTT không chỉ đơn thuần ghi nhận câu hỏi ban đầu của họ mà
còn phải khai thác một số thông tin liên quan.
Năm 1990, trung tâm TTT thuộc Đại học Y và Bệnh viện Virginia đưa ra bảng các
câu hỏi thu thập thông tin cơ bản sau [12]:
8
Bảng 1.1: Bảng câu hỏi thu thập thông tin cơ bản
Nội dung câu hỏi
TT
1
Tên của người yêu cầu thông tin
2
Địa chỉ và/hoặc điện thoại liên lạc
3
Cơ quan hoặc địa chỉ nơi hành nghề (nếu người hỏi là nhân viên y tế)
4
Một số thông tin tham khảo như: học vị, nghề nghiệp, chức vụ,…
5
Các nguồn TTT mà họ đã tham khảo
6
Câu hỏi TTT sẽ dùng cho bệnh nhân hay dùng cho nhân viên y tế
7
Chẩn đoán bệnh, kết quả xét nghiệm, các thuốc đang điều trị đồng thời
8
Tính cấp thiết của câu hỏi (thời hạn phải trả lời)
Tùy theo yêu cầu trong hoàn cảnh cụ thể, người làm công tác tư vấn TTT phải đưa
ra các câu hỏi chuyên biệt để nhận được các thông tin cần thiết.
Bước 3: Xác định và phân loại yêu cầu cơ bản
Từ khi hình thành hệ thống trung tâm TTT, đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành
nhằm đánh giá hiệu quả của hoạt động thông tin. Hiện nay TTT là một hình thức
dịch vụ, nên một trong những tiêu chí đánh giá cơ bản là thông tin trả lời có đáp
ứng được yêu cầu của khách hàng hay không?
Một nghiên cứu được tiến hành tại trung tâm TTT của bệnh viện trực thuộc Đại học
Y Virginia trong khoảng thời gian 06 tháng, 85% yêu cầu cơ bản của người hỏi
khác với câu hỏi ban đầu của họ [12]. Vì vậy, một kỹ năng quan trọng trong quy
trình TTT là phải kết hợp câu hỏi ban đầu với các thông tin được khai thác trong hai
bước trên để tìm ra câu hỏi cuối cùng.
Sau khi đã xác định được yêu cầu cơ bản của khách hàng, việc tiếp theo là phân loại
yêu cầu này.
Bước 4: Tìm kiếm thông tin
9
Căn cứ vào nội dung chuyên biệt của thông tin cần tìm kiếm, người làm công tác
TTT sẽ lựa chọn nguồn thông tin thích hợp để tìm ra các thông tin đáp ứng yêu cầu.
Có thể bắt đầu từ nguồn thông tin thứ hai để tìm ra các tài liệu có liên quan và tùy
theo yêu cầu cụ thể để tiếp tục lựa chọn thông tin từ các nguồn tài liệu này. Tuy vậy,
việc tìm tin sẽ được rút ngắn rất nhiều nhờ vào kinh nghiệm của người làm công tác
thông tin; lúc này nguồn tài liệu thứ ba thường được sử dụng [2].
Sau khi các nguồn thông tin đã được lựa chọn, chúng sẽ được xếp theo độ quan
trọng dựa trên khả năng chúng có chứa thông tin cần tìm hay không. Nếu không xếp
theo độ quan trọng, các nguồn thông tin có thể được đánh giá theo khả năng dễ tiếp
cận hay dễ sử dụng thay vì hiệu quả [12].
Bước 5: Đánh giá, phân tích, tổng hợp thông tin
Trước khi cung cấp thông tin cho khách hàng, người làm công tác TTT phải đánh
giá được chất lượng thông tin vừa tìm được trong bước 4.
Kỹ năng đánh giá thông tin là một kỹ năng rất khó, đòi hỏi phải có kiến thức chuyên
sâu về nhiều lĩnh vực trong y dược học. Với sự bùng nổ thông tin như hiện nay,
cùng một vấn đề có thể có rất nhiều thông tin có liên quan, các thông tin này có thể
giống nhưng cũng có thể khác, thậm chí trái ngược nhau. Chính vì vậy các thông tin
tìm kiếm được bắt buộc phải qua phân tích đánh giá, sau đó mới tổng hợp thành ý
kiến trả lời đưa đến khách hàng.
Bước 6: Trả lời thông tin
Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng mà thông tin có thể được trả lời dưới nhiều hình
thức: trả lời miệng, trả lời qua điện thoại, qua thư/ thư điện tử, phiếu trả lời thông
tin…có gửi kèm tài liệu tham khảo dưới dạng đường link, bản tóm tắt hoặc bản đầy
đủ nếu được yêu cầu và còn tùy theo yêu cầu khách hàng để chọn hình thức thích
hợp [12].
Bước 7: Lưu trữ, thu thập thông tin phản hồi
10
Việc thu thập thông tin phản hồi là để đánh giá xem câu trả lời đã hợp lí, chính xác
và đầy đủ hay chưa sau khi trao đổi, đặc biệt trong trường hợp câu hỏi liên quan đến
bệnh nhân cụ thể. Khi có những dữ liệu mới hoặc có thay đổi trong những tình
huống hoặc hoàn cảnh quyết định tới câu trả lời TTT, cần có quá trình tiếp tục liên
lạc với khách hàng để trao đổi tiếp; làm như vậy sẽ giúp người trả lời trong việc
tăng kiến thức và hiểu biết cũng như người bệnh mạn tính và cả người quản lí [12].
1.2 HOẠT ĐỘNG VỀ THÔNG TIN THUỐC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT
NAM
1.2.1 Hoạt động thông tin thuốc trên thế giới
1.2.1.1 Hoạt động thông tin thuốc tại các nước phát triển [2]
Năm 1962, trung tâm TTT đầu tiên được thành lập tại Trung tâm y tế Kentucky Mỹ, do một bộ phận tách ra khỏi khoa Dược chuyên làm nhiệm vụ cung cấp TTT.
Sau đó, mô hình này được lan rộng và hoàn thiện dần không chỉ ở Mỹ mà còn ở các
nước có nền y tế phát triển khác. Sang thập kỷ 70, tại nhiều nước đã hình thành hệ
thống các trung tâm TTT từ trung ương đến địa phương. Tại Anh, trung tâm TTT
đầu tiên được thành lập năm 1969 tại bệnh viện London và bệnh viện đa khoa Leeds,
đến cuối thập kỷ 70, các trung tâm TTT đã được hình thành ở hầu hết bệnh viện đa
khoa địa phương.
1.2.1.2 Hoạt động thông tin thuốc tại các nước đang phát triển
Tại các nước đang phát triển, hoạt động TTT bắt đầu muộn hơn. Hoạt động TTT
mặc dù đã có những bước tiến nhưng còn chậm chạp và gặp nhiều khó khăn. Các cơ
sở hạ tầng, vốn có sẵn tại các nước phát triển như dịch vụ bưu điện và viễn thông,
còn thiếu thốn, khiến cho việc tiến hành các dự án tại các nước đang phát triển khó
khăn hơn nhiều. Bên cạnh đó, còn những vấn đề về các mặt khác như: kinh tế, văn
hóa, chính trị… [13]
Ví dụ tại châu Phi, có những khó khăn sau:
11
Kinh tế: Sự thiếu thốn các nguồn lực như vốn, cơ sở hạ tầng, truyền thông,
khoa học kỹ thuật làm hạn chế công tác thu thập TTT của cơ quan y tế và hành
pháp.
Nhân lực: Chính phủ không đủ ngân sách để chi cho việc thuê một người
chuyên trách công tác TTT hoặc thuê các tổ chức, cơ quan bên ngoài làm. Các công
chức thường phải đảm nhận nhiệm vụ này song song với nhiệm vụ chính của họ,
dẫn tới quá tải và trì hoãn công việc.
Hệ thống y tế: Hệ thống TTT cũng cần có những dấu hiệu, chỉ số cơ bản.
Tuy nhiên sự yếu kém dịch vụ y tế là nguyên nhân khiến các nguồn thông chủ yếu
không được ghi nhận lại, ví dụ số bệnh nhân tử vong liên quan đến thuốc cũng như
tình trạng nghiện rượu, nghiện thuốc. Hơn thế nữa, do thiếu tài chính và nhân lực,
các nghiên cứu được thực hiện trong viện và trường cũng rất hạn chế.
Trình độ: Số lượng người được đào tạo về những lĩnh vực chuyên sâu như
dịch tễ thuốc là có hạn do cơ hội học lên cao ở châu Phi hạn chế. Vì vậy, số liệu
hiện có sẽ thiếu độ tin cậy và thiếu chất lượng.
Tầm quan trọng: Các quốc gia châu Phi phải đối mặt với những tình trạng
cấp bách như nạn đói, đại dịch HIV/AIDS; các hoạt động trước mắt như đảm bảo
nước sạch, vaccine…là quan trọng và cấp thiết hơn.
Liên lạc, giao tiếp: Tình trạng bất đồng ngôn ngữ cũng như văn hóa làm cản
trở việc thu thập thông tin và xây dựng hệ thống TTT.
Chính trị: Bất ổn chính trị kéo dài và xung đột liên miên khiến cho khả năng
thực hiện hoạt động TTT trở nên bị hạn chế; các cá nhân thực hiện công tác này có
thể không đủ năng lực hoặc không công tác được lâu dài.
Những vấn đề trong việc thiết lập hệ thống TTT tại châu Phi không chỉ có riêng tại
đây mà còn là những vấn đề chung với các nước đang phát triển [13].
1.2.2 Hoạt động thông tin thuốc tại Việt Nam
Những năm trước đây, Việt Nam rất thiếu TTT, thiếu từ nguồn thông tin đến một hệ
thống tổ chức về thông tin, thiếu một cơ chế thu thập và cung ứng thông tin… Ngày
12
nay, cùng với sự phát triển của tin học, sự mở cửa thị trường nói chung và thị
trường thuốc nói riêng đã làm cho tình hình TTT tiến bộ nhanh chóng.
Hoạt động liên quan đến cảnh giác Dược và giám sát tính an toàn thuốc đã được
triển khai tại Việt Nam từ năm 1994 trong khuôn khổ dự án SIDA “Hỗ trợ hệ thống
quản lý Dược” do Chính phủ Thụy Điển tài trợ. Năm 1999, Việt Nam đã trở thành
thành viên chính thức của Trung tâm giám sát thuốc toàn cầu Uppsala của tổ chức Y
tế thế giới (Trung tâm WHO-UMC) [2].
Năm 2003, Bộ Y tế ban hành công văn 10766/YT-ĐTr về việc hướng dẫn tổ chức,
chức năng nhiệm vụ và hoạt động của đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện [3].
Công văn số 3483/YT-ĐTr của Bộ Y tế ngày 19/5/2004 hướng dẫn các BV trên
toàn quốc phải thành lập đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện [4]. Thông tư số
13/2009/TT-BYT nêu rõ nhiệm vụ cung cấp TTT nhằm đảm bảo sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý trong phạm vi bệnh viện của đơn vị thông tin thuốc [5]. Công việc này
sau đó đã được xác định là một trong những nhiệm vụ chuyên môn của dược sĩ lâm
sàng, quy định tại Thông tư số 31/2012/TT-BYT về hướng dẫn hoạt động dược lâm
sàng trong bệnh viện [7].
Ngày 9/6/2009, Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có
hại của thuốc đã được thành lập. Đây là đơn vị đầu ngành về TTT và cảnh giác
dược ở tuyến trung ương, có chức năng giúp Bộ y tế xây dựng và cung cấp cơ sở dữ
liệu thông tin về thuốc bao gồm cả thông tin về cảnh giác dược, đào tạo, nghiên cứu
khoa học, chỉ đạo tuyến, hợp tác quốc tế, tư vấn dịch vụ về TTT và cảnh giác dược
[4].
Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế ngành và các cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tổ chức TTT và theo dõi phản ứng có hại
của thuốc; kịp thời thông báo tới các đối tượng kê đơn và sử dụng thuốc nhằm đảm
bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả. Trung tâm Quốc gia về thông tin
thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc có trách nhiệm giúp Bộ Y tế trong việc
13
thu thập, tổng hợp, phân tích, báo cáo và cung cấp các thông tin có liên quan đến
thuốc, các phản ứng có hại của thuốc [5].
1.2.3 Đơn vị thông tin thuốc tại bệnh viện
1.2.3.1 Vị trí
Đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện thường trực thuộc khoa Dược, hoạt động
dưới sự giám sát của Hội đồng thuốc và điều trị và Ban giám đốc bệnh viện nhằm tư
vấn, cung cấp TTT cho Hội đồng thuốc và điều trị, cán bộ y tế trong khoa Dược,
các khoa lâm sàng và cận lâm sàng. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm quản lý,
chỉ đạo hoạt động TTT trong bệnh viện. Trách nhiệm này được thực hiện thông qua
đơn vị thông tin thuốc của bệnh viện [4]
1.2.3.2 Nhiệm vụ
Đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện có những nhiệm vụ sau:
Cung cấp TTT cho Hội đồng thuốc và điều trị, cán bộ y tế, bệnh nhân trong
bệnh viện
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về TTT của bênh viện
Xây dựng kế hoạch và triển khai tuyên truyền TTT trong bệnh viện
Hỗ trợ công tác dược lâm sàng trong giám sát sử dụng thuốc
Thu thập, tiếp nhận, tổng hợp thông tin liên quan thuốc
Cung cấp TTT nhằm đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong phạm vi
bệnh viện. Cung cấp các thông tin phản hồi đã được xử lý tới bệnh viện tuyến dưới
(đối với bệnh viện khu vực và tuyến tỉnh)
Thu thập, tổng hợp, báo cáo phản ứng có hại của thuốc tới Hội đồng thuốc và
điều trị của bệnh viện, Trung tâm Quốc gia/Trung tâm khu vực về TTT và theo dõi
phản ứng có hại của thuốc
Các vấn đề khác có liên quan đến TTT.
Đào tạo và nghiên cứu khoa học
1.2.3.3 Tổ chức hoạt động
Cơ sở vật chất:
14