Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TAI CÔNG TY DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.03 KB, 15 trang )

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TAI CÔNG TY
DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Qua thực tế khảo sát tình hình sử dụng vốn kinh doanh cũng như hiệu
quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội.
Trong vài năm gần đây cho thấy rằng: mặc dù hoạt động trong điều kiện
gặp nhiều khó khăn, nhưng do có sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ
công nhân viên trong Công ty nên Công ty đã đạt được những thành tích
đáng kể trong quá trình hoạt dộng sản xuất kinh doanh nói chung, trong
công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng xét thấy cần phải đưa ra
một số biện pháp hữu hiệu khắc phục những hạn chế của Công ty.
Từ thực tế trên đây, qua phân tích và đánh giá như đã trình bày, được
sự góp ý của cán bộ phòng KTTC của Công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội,
đồng thời với nhận thức của bản thân, em xin mạnh dạn đề xuất một số ý
kiến sau đây nhằm góp phần hoàn thiện cao hơn nữa hiệu quả sử dụng
vốn kinh doanh của Công ty.
3.1. Giải pháp về huy động vốn cho sản xuất kinh doanh
Hầu hết các doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt dộng sản xuất kinh
doanh đều phải huy động vốn trên thị trường tài chính và chủ yếu là vốn
nợ. Nguồn vốn chủ sở hữu luôn bị hạn chế bởi khả năng huy động và tích
luỹ, vốn huy động thông qua thị trường chứng khoán bằng việc phát hành
cổ phiếu cũng chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ không đáng kể. Do đó để có
đủ vốn cho hoạt dộng sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải huy
động các nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại từ các tổ chức
tài chính trung gian.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh hiện nay, đổi mới công nghệ,
mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng lực sản xuất là
yêu cầu tất yếu đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên huy động mọi
nguồn lực tài chính của xã hội với cơ cầu và chi phí hợp lý.
Thông thường có hai nguồn tài trợ: tài trợ nội sinh và tài trợ ngoại
sinh.
3.1.1. Tài trợ nội sinh


Đây là nguồn vốn rất quan trọng mà công ty phải tập trung để khai
thác triệt để, nó thể hiện sức mạnh, khả năng năng lực của công ty qua
các kỳ kinh doanh vừa giúp nâng cao được uy tín vị thế của công ty trên
thị trường, là cơ sở để công ty có thể huy động thêm các nguồn tài trợ
ngoại sinh.
Nguồn vốn huy động từ bên trong này chủ yếu hình thành từ lợi nhuận
giữ lại qua các kỳ sản xuất kinh doanh của công ty và khấu hao tài sản cố
định thông qua việc trích lập các quỹ như quỹ đầu tư phát triển, quỹ khấu
hao… trong những năm gần đây lợi nhuận sau thuế của Công ty liên tục
tăng từ 72 triệu năm 2001 lên 227 triệu năm 2002. Công ty cần xem xét
phân bổ khoản lợi nhuận này vào việc bổ sung đáp ứng nhu cầu tăng
trưởng của mình. Nếu việc phân bổ là hợp lý sẽ giúp Công ty giải quyết
được khó khăn trong việc giảm bớt các khoản nợ lãi vay ngân hàng, đặc
biệt là các khoản vay ngắn hạn.
Là một Công ty trực thuộc Tổng công ty Nhà nước, Công ty cũng có thể
huy động vốn nội sinh thông qua sự cấp vốn bổ sung từ Tổng công ty. Đây
là một nguồn tài trự dồi dào nâng cao nguồn vốn chủ sở hữu của công ty,
giúp cho công ty có đủ vốn hoạt động sản xuất kinh doanh lại không chịu
gánh nặng về các khoản trả lãi vay hay chi trả các khoản lợi từ cổ phần.
3.1.2. Tài trợ ngoại sinh
Trong điều kiện kinh tế thị trường, việc huy động vốn sản xuất kinh
doanh từ bên ngoài công ty là điều tất yếu. Công ty hoạt dộng trong cơ chế
thị trường có kế hoạch điều đó tạo ra nhiều khả năng và nhiều hình thức
huy động vốn từ bên ngoài không chỉ là các nguồn vốn tín dụng từ các
ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính trung gian mà còn có thể
phát hành cổ phiếu, trái phiếu, hùn vốn liên doanh dài hạn.
Công ty có thể tận dụng uy tín của mình trên thị trường như năng lực
sản xuất kinh doanh của Công ty, bản thân là một doanh nghiệp nhà
nước… đảm bảo thuận lợi cho việc huy động các nguồn tài trợ ngoại sinh.
Công ty có thể xem xét đến hình thức cổ phần hoá vừa nâng cao nguồn vốn

sản xuất kinh doanh, phát huy tối đa năng lực của đội ngũ nhân viên và
người lao động giúp cho họ yên tâm sản xuất kinh doanh. Khi họ có cổ
phần trong doanh nghiệp, trách nhiệm của mỗi cổ đông trong Công ty
được nâng cao, do đó sẽ tăng được năng suất lao động, tiết kiệm các chi
phí sản xuất và nguyên vật liệu, kỷ luật của Công ty được tăng cường, hiệu
quả sử dụng vốn được nâng cao.
Trong những năm qua, các khoản tín dụng ngắn hạn thường chiếm tỷ
trong lớn. Đến năm 2002 mặc dù tỷ trọng tín dụng ngắn hạn đã giảm
nhưng đây là do Công ty vay dài hạn đầu tư vào một tài sản cố định mới
chứ vay ngắn hạn năm 2002 vẫn tăng lớn. Huy động các khoản nợ tín
dụng từ ngân hàng là điều tất yếu song cần chú ý hạn chế các khoản vay
ngắn hạn, giữ một cơ cấu tín dụng ngắn hạn và dài hạn hợp lý. Nên sử
dụng các khoản vay trung va dài hạn cho đầu tư dài hạn và mở rộng sản
xuất kinh doanh. Công ty lên tranh thủ lợi thế hiện nay lãi suất vay thương
mại và công nghiệp từ các ngân hàng không cao có thể tài trợ cho các dự
án dài hạn.
Mặc dù tự ý thức trong việc nâng cao tính độc lập sáng tạo trong sản
xuất kinh doanh nhưng nguồn tài trợ từ ngân sách không nên coi nhẹ. Vốn
từ ngân sách cấp thường khá lớn, có nhiều thuận lợi, đặc biệt là chi phí
vốn thấp. Năm 2000, vốn ngân sách cấp là 500 triệu đồng. Năm 2001, vốn
ngân sách cấp là 1 tỷ đồng. Năm 2002 là 500 triệu đồng. Công ty cần phải
tận dụng ưu thế của một doanh nghiệp nhà nước tăng cường khai thác
nguồn tài trợ này nhằm đáp ứng đủ vốn cho hoạt dộng sản xuất kinh
doanh của Công ty.
Các nguồn tài trợ ngoại sinh khác như vốn liên doanh liên kết hợp tác
với các doanh nghiệp khác, nguồn kinh phí… vẫn chưa được khai thác.
Trong thời gian tới Công ty cần có những chính sách phù hợp để có thể
huy động được các nguồn vốn vay này.
Huy động vốn cho sản xuất kinh doanh phải luôn xác định một cơ cấu
vốn hợp lý tối ưu lựa chọn nguồn huy động nào đảm bảo chi phí vốn là

thấp nhất lại có thể giảm thiểu các rủi ro tín dụng là yêu cầu đặt ra đối với
Công ty trong thời gian tới. Hiện nay Công ty có tích luỹ từ nội bộ và có thể
dựa vào uy tín của mình huy động được các nguồn vốn vay từ các ngân
hàng thương mại do đó Công ty nên chú trọng tập trung vào hai nguồn
huy động trên.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
Thường xuyên đổi mới năng lực hoạt dộng bằng việc cải tiến máy móc
thiết bị. Hiện nay trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ, các doanh
nghiệp phải thường xuyên tự đổi mới để tránh tụt hậu trong sản xuất kinh
doanh và nâng cao được khả năng cạnh tranh.
Đi vào hoạt dộng từ năm 1970, măc dù được sửa đổi bổ sung thường
xuyên, trang thiết bị của Công ty đã hao mòn nhiều. Năm 2000 tổng
nguyên giá TSCĐ là 38.518 triệu đồng trong đó giá trị còn lại là 28.414
triệu đồng, như vậy tổng mức khấu hao năm 2000 là 10.104 triệu đồng
chiếm 26,2% đây là tỷ lệ khấu hao chưa cao nhưng cũng đặt ra yêu cầu
đối với Công ty nên đầu tư đổi mới máy móc dây truyền thiết bị sản xuất.
Việc lựa chọn công nghệ để đổi mới cần được tính toán thẩm định rõ ràng
tránh lãng phí kém hiệu quả, do đó yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn được
những công nghệ phù hợp bởi nhiều khi chọn lựa những công nghệ hiện
đại nhưng công ty chưa sẵn sàng thích ứng với công nghệ đó lại gây ra
phản ứng tiêu cực có thể dẫn đến việc khai thác chưa tối đa công suất làm
giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Chọn lựa dây truền công nghệ hiện đại
phù hợp sẽ là nhân tố quan trọng cho phép tăng năng suất và chất lượng
sản phẩm, ít tốn kém nguyên vật liệu và cả chi phí nhân công điều hành
quản lý. Trong thời gian tới Công ty cần chú trọng vào các nguồn vốn vay
dài hạn để lựa chọn, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh bằng công nghệ
máy móc phù hợp.
Đối với các tài sản cố định đã khấu hao hết hoặc những tài sản cố định
đang chờ thanh lý cần nhanh chóng sử lý để bổ sung vốn cho hoạt dộng
sản xuất kinh doanh. Viẹc sử lý chậm chễ có thể gây ra việc ứ đọng vốn cố

định lại bị chậm đổi mới công nghệ làm giảm năng suất, chất lượng và
khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Luôn gắn trách nhiệm của các cán bộ quản lý và người lao động với
các tài sản, máy móc thiết bị. Để đảm bảo cho các quá trình hoạt dộng sản
xuất diễn ra thông suốt, an toàn và có hiệu quả thì luôn luôn đòi hỏi trách
nhiệm của người lao động, trách nhiệm đó phải được gắn với suốt quá
trình vận hành của máy móc thiết bị. Do đó Công ty phải gắn trách nhiệm
cụ thể từng máy móc cho từng tổ đội, phân xưởng, kịp thời phát hiện
những thiếu sót sai lầm để có biện pháp khắc phục không làm ảnh hưởng,
gián đoạn quá trình sản xuất. Kiểm tra theo dõi việc vận hành sử dụng tài
sản cố định đi kèm các chính sách khen thưởng kỷ luật thích đáng sẽ nâng
cao ý thức kỷ luật của người công nhân, khuyến khích họ không ngừng
nâng cao năng suất lao động làm nâng cao hiệu quả của đồng vốn đầu tư
vào tài sản cố định.
3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
Đối với vốn lưu động ở dạng tiền mặt cần xác định quy mô dự trữ tiền
mặt tối ưu. Quy mô tiền mặt hợp lý đảm bảo giảm thiểu rủi ro trong thanh
toán không bị mất đi các cơ hội đầu tư tức thời, tránh bị ứ đọng các khoản
tiền không sinh lời. Ngoài lượng tiền mặt tồn quỹ dùng để chi tiêu hàng
ngày tại đơn vị, công ty nên đầu tư vào các loại hình đầu tư ngắn hạn có
tính thanh khoản cao mà vẫn đem lại một tỷ lệ sinh lời nhất định như trái
phiếu kho bạc, tài khoản séc ...
Đối với vốn lưu động ở dạng các khoản phải thu, trong những năm gần
đây các khoản phải thu luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các khoản này đã làm ứ đọng một
lượng vốn khá lớn của Công ty dây nên tình trạng thiếu hụt vốn. Công ty
cần giảm lượng vốn bị chiếm dụng một cách hợp pháp của khách hàng,
cần phải thu hồi đủ số vốn bị chiếm dụng hợp pháp hiện nay và tránh bị
chiếm dụng nhiều trong thời gian tới.
Trong khi các khoản phải thu không ngừng tăng lên thì Công ty vẫn

phải đi vay nợ từ phía các ngân hàng thương mại và chịu các khoản phải
trả lãi vay có nghĩa là Công ty đã bị thiệt hại một khoản đúng bằng khoản
phải thu nhân với lãi suất tại thời điểm đó. Để có thể thu hồi nhanh các
khoản vốn bị chiếm dụng hợp pháp từ phía khách hàng, Công ty có thể sử
dụng biện pháp chiết khấu, giảm gía hàng bán cho những khách hàng
thanh toán ngay tiền hàng hoặc những khách hàng đặt mua với khối
lượng lớn, từ đó hạn chế các khoản nợ khó đòi. Mặt khác cần quy định rõ
thời hạn trả tiền, hình thức thanh toán... . Và các biện pháp phạt khi vi
phạm hợp đồng mua bán theo đúng quy định hiện hành. Tuy vậy cũng cần
xác định rõ việc tồn tại tín dụng thương mại vay nợ lẫn nhau giứa các
doanh nghiệp là điều tất yếu trong tình hình sản xuất kinh doanh hiện nay,
nhiều khi đó còn là các mối quan hệ giúp Công ty có thể hợp tác lâu dài với
các khách hàng của mình, do đó mục tiêu của Công ty cần đề ra trong thời
gian tới là giảm thiểu các khoản phải thu các khoản chiếm dụng hợp pháp
của khách hàng.
Tăng tốc độ luân chuyển vốn, giải quyết nhanh lượng hàng tồn kho.
Như đã nêu trên, hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng khá lớn làm gia tăng
vốn lưu động và làm giảm vòng quay của vốn sản xuất kinh doanh. Lượng

×