Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Hoàn thiện công tác quản trị dự án tại công ty TNHH Shopee Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.17 KB, 50 trang )

TÓM LƯỢC
Trong thời kì toàn cầu hóa, hiện đại hóa như hiện nay bất kì doanh nghiệp nào
muốn tồn tại và phát triển lớn mạnh đòi hỏi phải có những định hướng chiến lược
dúng đắn. Trong quá trình thực tập tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Shopee Việt Nam,
em nhận thấy rằng công tác quản trị dự án còn gặp rất nhiều vấn đề cần hoàn thiện. Đề
tài hoàn thiện công tác quản trị dự án tại công ty sẽ giúp em hiểu rõ hơn về lý luận và
áp dụng lý luận công tác quản trị dự án tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Shopee Việt
Nam. Em xin chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị dự án tại công ty TNHH
Shopee Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu phù hợp với một sinh viên chuyên ngành quản
trị kinh doanh như em và đó cũng là một kinh nghiệm quý báu giúp em trong công
việc sau này.
Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác quản trị dự án tại Công ty trách nhiệm
hữu hạn Shopee Việt Nam bao gồm ba nội dung chính như sau:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về quàn trị dự án trong doanh nghiệp: ở
chương này đưa ra một số khái niệm co bản liên quan đến công tác quản trị dự án
trong doanh nghiệp và nội dung các khái niệm đó
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị dự án của công ty
trách nhiệm hữu hạn Shopee Việt Nam. Nội dung giới thiệu khái quát về doanh
nghiệp, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty dựa trên cơ sở sử dụng các phương
pháp nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu, phân tích và đánh giá. Qua đó đánh
giá về những ưu điểm và nhược điểm còn tồn tại
Chương 3: Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản
trị dự án tại công ty trách nhiệm hữu hạn Shopee Việt Nam. Nội dung của chương này
trình bày những mục tiêu trong thời gian tới của công ty đồng thười cũng đưa ra các đề
xuất, giải pháp để hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch thwucj hiện dự án trong giai
đoạn tiếp theo.

LỜI CẢM ƠN

i



Trong suốt quá trình thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp em đã nhận được rất
nhiều sự hỗ trợ và giúp đỡ từ phía nhà trường và doanh nghiệp mà em thực tập. Em
xin cảm ơn tập thể các thầy cô giáo trong khoa “Quản trị kinh doanh” nói chung và
“Quản trị dự án” nói riêng tại trường đại học Thương Mại đá giảng dạy và cung cấp
cho em những kiến thức chuyên ngành là nền tảng vững chắc để vận dụng vào đề tài
khóa luận này.
Để thực hiện và hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lười cảm
ơn sâu sắc đến ThS Lã Tiến Dũng là giảng viên đã trực tiếp hướng dẫn và góp ý chỉnh
sửa bài khóa luận của em trong suốt thười gian nghiên cứu đề tài
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giám đốc Vũ Mai Anh,
trưởng phòng pháp triển kinh doanh Nguyễn Hà Thu và toàn bộ cán bộ công nhân viên
trong cô ty trách nhiệm hữu hạn Shopee Việt Nam đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho
em trong thời gian 2 tháng vừa qua để em có thể hoàn thành được đè tài nghiên cứu
của mình
Trong quán trình nghiên cứu đề tài do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế
nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của accs thầy cô để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 4 tháng 12 năm 2019

Phùng Thị Hải Linh

ii


MỤC LỤC

iii



DANH MỤC BẢNG BIỂU

Khái niệm về dự án thì có nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau nhưng theo
hướng tiếp cận của tác giả Bùi Minh Lý và Vũ Thùy Dương (2015) có một
số khái niệm như sau:....................................................................................5
Dự án được hiểu đầy đủ theo nghĩa “động”, có nghĩa là một “quá trình” hay
“tiến trình” gồm nhiều hoạt động khác nhau: từ ý tưởng tới thực tế, điểm
bắt đầu/ điểm kết thức, chưa bao giờ thực hiện trc đó, tính hệ thống...........5

iv


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty trách nhiệm hữu hạn Shopee Việt Nam. Error:
Reference source not found
Hình 2.2: Mạng công việc.......................................... Error: Reference source not found
Hình 2.3: Biểu đồ xương cá....................................... Error: Reference source not found

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2

Ký hiệu viết tắt
TNHH
BCKQKD


Chú giải
Trách nhiệm hữu hạn
Báo cáo kết quả kinh doanh

vi


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình kinh tế hội nhập sâu rộng cùng với sự phát triển của 4.0 mở
rộng khả năng tiếp cận của con người với thế giới bên ngoài. Sự phát triển lớn mạnh
của một nền kinh tế giờ không còn chỉ dựa vào nguồn lao động, nguồn tài nguyên mà
giờ được quyết định bởi trình độ công nghệ thông tin. Sự phát triển này cùng với
thương mại điện tử ra đời đã làm thay đổi nền kinh tế thế giới bởi sự ảnh hưởng to lớn
của nó. Thương mại điện tử giúp rút ngắn khoảng cách về trình độ tri thức giữa các
nước phát triển với các nước đang phát triển như Việt Nam. Hiện nay thị trường
thương mại điện tử tại Việt Nam còn khá mới nhưng rất sôi động và đang cạnh tranh
vô cùng gay gắt với nhau để giành được vị trí số 1 tại thị trường tiềm năng này.
Qua khoảng thời gian thực tập 1 tháng tại công ty TNHH Shopee Việt Nam
dưới sự giúp đỡ và hỗ trợ của công ty cũng như cách anh chị trong phòng Phát triển
kinh doanh của công ty
Trong thời gian được thực tập tại công ty thì bản thân em thấy rằng hiện nay
công ty nói chung cũng như phòng Phát triển kinh doanh nói riêng đang gặp một số
vấn đề còn tồn tại trong công tác quản trị dự án của doanh nghiệp. Trong công tác
quản trị dự án thì công ty thì công ty còn một số vấn đề trong công tác quản trị rủi ro,
chưa có kế hoạch nhận dạng được rủi ro dẫn đến có nhiều vấn đề phát sinh ngoài kiểm
soát của dự án. Bên cạnh đó quản trị chi phí dự án cũng chưa được làm tốt thườ;ng
xuyên bị xảy ra vượt quá ngân sách dự kiến. Công tác quản trị thời gian và tiến độ của
công ty cũng chưa thực sự tốt khi thời gian hoàn thành dự án thường phải kéo dài hơn

làm cho dự án bị chậm hơn so với kế hoạch. Vì vậy em đã lựa chọn đề tài khóa luận
“Hoàn thiện công tác quản trị dự án tại công ty TNHH Shopee Việt Nam” để tìm
hiểu rõ hơn về công tác quản trị dự án của công ty đồng thười cũng đưa ra các ưu,
nhược điểm mà công tác quản trị dự án gặp phải từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục
và năng cao công tác quản trị dự án tại doah nghiệp
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đền đề tài
Hiện nay có thể nói công tác quản trị dự án giữ vai trò quan trọng hàng đầu
trong quá trình triển khai các hoạt động quản trị của doanh nghiệp. Chính vì thế mà nó

1


thường được chọn làm đề tài nghiên cứu của nhiều Khóa luận/ Luận văn. Sau đây là
một số tài liệu có liên quan:
 Đề tài “Hoàn thiện công tác quản trị dự án tại công ty TNHH thương mại
sản xuất và dịch vụ Anh Nguyên” (Khoá luận tốt nghiệp 2018 – Nguyễn Thị Thùy
Dương – Khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Thương mại). Khoá luận tập
trung phân tích quá trình quản trị thời gian và tiến độ dự án, quản trị tài chính của dự
án và quản trị rủi ro của dự án. Qua quá trình phân tích và đánh giá thì đã nhận dạng
được những ưu điểm về công tác quản trị dự án mà doanh nghiệp đang đạt được và
đồng thời cũng phân tích được những hạn chế hiện nay mà còn đang tồn tại ở doanh
nghiệp. Rồi từ đó xây dựng những biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị dự án
tại doanh nghiệp.
 Đề tài “Hoàn thiện công tác quản trị dự án của công ty cổ phần đầu tư
thương mại dịch vụ Hoàng Kim” (Khóa luận tốt nghiệp 2018 – Lê Thị Huyền – Khoa
Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Thương mại). Khóa luận tập trung phân tích
quá trình quản trị thời gian và tiến độ dự án, quản trị tài chính của dự án, quản trị chất
lượng và rủi ro của dự án. Qua quá trình phân tích và đánh giá thì đã nhận dạng được
những ưu điểm về công tác quản trị dự án mà doanh nghiệp đang đạt được và đồng
thời cũng phân tích được những hạn chế hiện nay mà còn đang tồn tại ở doanh nghiệp.

Rồi từ đó xây dựng những biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị dự án tại
doanh nghiệp.
 Đề tài “Cải thiện công tác quản trị dự án tại công ty cổ phần kinh doanh
phát triển nhà và đô thị Hà Nôi” (Khóa luận tốt nghiệp 2007 .– Nguyễn Thị Luyện –
Khoa Quản trị doanh nghiệp – Trường Đại học Thương mại). Khóa luận tập trung
phân tích quá trình quản trị thời gian và tiến độ dự án, quản trị tài chính, rủi ro của dự
án. Qua quá trình phân tích và đánh giá thì đã nhận dạng được những ưu điểm về công
tác quản trị dự án mà doanh nghiệp đang đạt được và đồng thời cũng phân tích được
những hạn chế hiện nay mà còn đang tồn tại ở doanh nghiệp
Mặc dù công tác hoàn thiện quản trị dự án được lựa chọn nhiều làm Khoá luận,
nhưng hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề hoàn thiện công tác quản trị dự án

2


tại công ty TNHH Shopee Việt Nam, do vậy đề tài “Hoàn thiện công tác quản trị dự án
tại công ty TNHH Shopee Việt Nam” là hoàn toàn không bị trùng lặp..
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên vụ
 Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về công tác quản trị dự án tại doanh
nghiệp để từ đó áp dụng những lý luận này vào trong thực tiễn
 Nghiên cứu và phân tích thực trạng quản trị dự án của công ty TNHH
Shopee Việt Nam qua đó tìm hiểu được những ưu , nhược điểm của công tác này
 Dựa trên những lý luận và phân tích thực trạng, đưa ra phương hướng, giải
pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị dự án tại công ty TNHH Shopee
Việt Nam
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản trị dự án tại doanh nghiệp
Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu công tác quản trị dự án của công ty giai đoạn
2016-2018
Không gian nghiên cứu: Công ty TNHH Shopee Việt Nam

Nội dung: Đề tài nghiên cứu về quản trị dự bao gồm: quản trị tài chính dự án,
quản trị chất lượng dự án và quản trị thời gian và tiến độ dự án, giám sát dự án.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1.Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp
Nguồn dữ liệu thứ cấp em thu thập được từ các văn bản, báo cáo của công ty về
các dự án từ 2016-2018. Các báo cáo này bao gồm báo cáo chi tiết về chi phí của
phòng Phát triển kinh doanh, báo cáo tiến độ thời gian thực hiện của phòng Marketing
và báo cáo chất lượng của dự án của phòng Kiểm soát chất lượng
Qua các dữ liệu đã thu thập được tiến hành sử dụng phương pháp thống kê và
so sánh để xử lý và phân tích dữ liệu. Lập bảng so sánh để đối chiếu các chỉ tiêu,
doanh thu, lợi nhuận, chi phí,… làm cơ sở để nhận xét, đánh giá những thành công đã
đạt được trong công tác quản trị dự án bao gồm: quản trị tài chính dự án, quản trị chất

3


lượng dự án và quản trị thời gian và tiến độ dự án, giám sát dự án của Công ty đồng
thời cũng chỉ ra những hạn chế, thiếu sót mà Công ty cần khắc phục.
5.2.Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa có sẵn, được thu thập lần đầu do người
nghiên cứu tự mình thực hiện để có thể thu được những kết quả nhất định phục vụ cho
mục đích nghiên cứu, làm khoa học,… Trên thực tế em thu thập dữ liệu sơ cấp thông
qua 2 phương pháp sau đây:
Phương pháp quan sát: Trong thời gian thực tập 04 tuần tại Công ty, em đã có
thời gian được quan sát cách thức làm việc tại phòng Phát triển kinh doanh,… đồng
thời cũng có cơ hội trực tiếp tham gia vào một số dự án của công ty để từ đó hiểu rõ
hơn về việc quản trị dự án của công ty
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Tiến hành đặt các câu hỏi phỏng vấn liên
quan đến vấn đề quản trị dự án của Công ty đối với Trưởng phòng Phát triển Kinh
doanh là Bà Vũ Mai Anh. Bản câu hỏi phỏng vấn sẽ được trình bày tại Phụ lục của bài

Khoá luận.
Sau khi tiến hành quan sát và phỏng vấn sử dụng phương pháp tổng hợp để từ
đó xử lý và phân tích các dữ liệu để thấy được những vấn đề liên quan đến thực trạng
công tác hoàn thiện quản trị dự án tại Công ty Shopee Việt Nam
6. Kết cấu đề tài
Kết cấu của đề tài ngoài phần tóm lược, phần mở đầu, phần kết luận thì nội
dung chính của đề tài được chia làm 3 chương :
Chương 1:Một số lý luận cơ bản về công tác quản trị dự án trong doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích thực trạng và đánh giá về công tác quản trị dự án của công
ty TNHH Shopee Việt Nam
Chương 3: Đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị dự án của
công ty TNHH Shopee Việt Nam

4


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ DỰ ÁN TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1.Các khái niệm có liên quan
1.1.1. Dự án
Khái niệm về dự án thì có nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau nhưng theo
hướng tiếp cận của tác giả Bùi Minh Lý và Vũ Thùy Dương (2015) có một số khái
niệm như sau:
Dự án được hiểu đầy đủ theo nghĩa “động”, có nghĩa là một “quá trình” hay “tiến
trình” gồm nhiều hoạt động khác nhau: từ ý tưởng tới thực tế, điểm bắt đầu/ điểm kết
thức, chưa bao giờ thực hiện trc đó, tính hệ thống
Dự án là một tiến trình đặc thù bao gồm các hoạt động được được kết nối (xâu
chuỗi) với nhau nhằm đạt được một mục tiêu xác định
Một dự án được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng hay khách
hàng, với những điều kiện có giới hạn về thời gian và nguồn lực nhưng phải đáp ứng

các yêu cầu về chất lượng hay độ hoàn thiện của kết quả
Ngoài cách tiếp cận khái niệm dự án nêu trên, tác giả Từ Quang Phương (2005)
nêu khái niệm dự án khá tương đồng như sau:
Trên phương diện phát triển thì có hai cách hiểu về dự án: cách hiểu “tĩnh” và
cách hiểu “động”
Theo cách hiểu “tĩnh” thì dự án là hình tượng về một tình huống ( một trạng
thái) mà ta muốn đạt tới.
Theo cách hiểu “động” thì dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm
vụ cần phải được thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế
hoạch tiến độ nhằm tạo ra một thực thể mới.
Như vậy, theo định nghĩa này thì dự án không chỉ là một ý định phác thảo mà
có tính cụ thể và mục tiêu xác định, dự án không phải là một nghiên cứu trừ tượng mà
tạo nên một thực thể mới.

5


1.1.2. Khái niệm quản trị dự án
Khái niệm quản trị dự án được tiếp cận theo quan điểm của tác giả Bùi Minh Lý
và Vũ Thùy (2015) có trích dẫn một số khái niệm quản trị dự án như sau:
Quản trị dự án là quá trình hoạch định, tổ chức, điều phối và giám sát để dạt
được các mục tiêu xác định của dự án
Tuy nhiên dự án là một hoạt động đặc thù và đã có những tiêu chuẩn rõ ràng để
quản lý hoạt động này. Theo bộ tiêu chuẩn PMBOK (Project Body of Knowledge) của
Mỹ thì quản trị dự án được tiếp cận theo hai lát cắt:
Theo quá trình thực hiện dự án : quản trị dự án gồm 5 hoạt động cơ bản là xác
định dự án, lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và kết thúc dự án
Theo nội dung, quản trị dự án bao gồm các nội dụng cơ bản như quản trị thời
gian dự án, quản trị chi phí dự án, quản trị chất lượng dự án, quản trị nhóm dự án,
quản trị rủi ro dự án, …

Có thể thấy, dù quản trị dự án được khái niệm thế nào chăng nữa thì cũng bao
gồm các khía cạnh cơ bản sau như: xác định mục tiêu của dự án, xác định các nguồn
lực, đánh giá các rủi ro, theo dõi, động viên, phối hợp, kết thúc, bàn giao. Vì thế có thể
tổng hợp lại: “Quản trị dự án là tổng hợp những hoạt động quản trị bao gồm quản trị
thời gian dự án, quản trị chi phí dự án, quản trị chất lượng dự án, quản trị rủi ro dự
án,.. nhằm đáp ứng một mục tiêu chuyên biệt và qua đó góp phần thực hiện mục tiêu
chung của doanh nghiệp”.
1.1.3. Khái niệm quản trị thời gian và tiến độ dự án
Khái niệm quản trị thời gian và tiến độ dự án được trích theo quan điểm của tác
giả Bùi Minh Lý và Vũ Thùy Dương (2015).
Quàn trị thời gian và tiến độ dự án là quá trình xác định các công việc, ước
lượng thời gian và sắp xếp trình tự công việc, thiết lập mạng công việc và quản lý tiến
trình thực hiện các công việc dự trên cơ sở các nguồn lực cho phép và những yêu cầu
về chất lượng đã định.

6


1.1.4. Khái niệm quản trị tài chính dự án
Khái niệm quản trị tài chính dự án được trích theo quan điểm của tác giả Bùi
Minh Lý và Vũ Thùy Dương (2015).
Quản trị chi phí dự án bao gồm các hoạt động cần thiết để đảm bảo rằng dự án
được hoàn thành trong ngân sách đã được phê duyệt. Quản trị chi phí dự án bao hồm 3
hoạt động cơ bản: ước lượng chi phí, xác định ngân sách dự án, kiểm soát chi phí dự án
1.1.5. Khái niệm quản trị chất lượng dự án
Khái niệm quản trị chất lượng dự án được trích theo quan điểm của tác giả Bùi
Minh Lý và Vũ Thùy Dương (2015).
Quàn trị chất lượng dự án là tập hợp các hoạt động của chức năng quản trị, là
một quá trình nhằm đảm bảo cho dự án thỏa mãn tốt nhất các yêu cầu và muc tiêu đề
ra. Quản trị chất lượng dự án bao gồm việc xác định các chính sách chất lượng, mục

tiêu, trách nhiệm và việc thực hiện chúng thông qua các hoạt động: lập kế hoạch chất
lượng, kiểm soát và bảo đảm chất lượng trong hệ thống
1.1.6. Khái niệm quản trị rủi ro dự án
Khái niệm quản trị rủi ro dự án được trích theo quan điểm của tác giả Bùi Minh
Lý và Vũ Thùy Dương (2015).
Rủi ro dự án được hiểu là sự sai lệch giữa những gì xảy ra trên thực tế với
những gì mà nhà quản trị dự án kiến trước trên tất cả các phương diện của dự án cà
sai lệch này lớn đến mức khó chấp nhận được và gây ra nhũng thiệt hại nhất định cho
chủ thể dự án
1.1.7. Giám sát dự án
Khái niệm giám sát dự án được trích theo quan điểm của tác giả Từ Quang
Phương (2005):
Giám sát dự án là quá trình kiểm tra theo dõi dự án về tiến độ thời gian, chi phí
và tiến trình thực hiện nhằm đánh giá thường xuyên mức độ hoàn thành và đề xuất
những biện pháp và hành động cần thiết để thực hiện thành công dự án

7


1.2.Các nội dung lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Quản trị thời gian và tiến độ dự án
1.2.1.1.Phân tách công việc
Phân tách công việc là việc phân chia theo cấp bậc một dự án thành các nhóm
nhiệm vụ và những công việc cụ thể, là việc xác định, liệt kê và lập bảng giải thích cho
từng công việc cần thực hiện
Có 3 phương pháp phân tách công việc chính thường được sử dụng là phương
pháp thiết kế dòng (phương pháp logic), phương pháp phân tích theo giai đoạn hình
thành phát triển (chu kì) và phương pháp phân tách theo mô hình tổ chức (chức năng).
Trên thực tế, các nhà quản lý dự án có thể sử dụng kết hợp các phương pháp trên
nhưng tuy nhiên không nên kết hợp nhiều phương pháp trong cùng một cấp bậc.

Thông thường có thể sử dụng sáu cấp độ để phân tách công việc, trong đó ba cấp độ
đầu phục vụ cho yêu cầu quản lý, ba cấp độ cuối phục vụ yêu cầu kỹ thuật
1.2.1.2. Một số công cụ quản lý thời gian và tiến độ dự án
a. Biều đồ Gantt
Biểu đồ Gantt là phương pháp trình bày tiến trình thực tế cũng như kế hoạch
thực hiện các công việc của dự án theo trình tự thời gian
Biểu đồ Gantt có cấu trúc của một đồ thị với cột dọc trình bày các công việc,
the trình tự công việc từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên.Thời gian thực hiện
công việc được trình bày theo hàng ngang với một tỷ lệ định trước.
Để xây dựng biểu đồ Gantt trước hết phải xác định các công việc khác nhau cần
phải được thực hiện trong khuôn khổ dự án, xác định thời gian để thực hiện cho từng
công việc, xác định các mối quan hệ trước sau của công việc. Sau đó, biểu diễn các
công việc và thời gian thực hiện theo phương nằm ngang với một tỷ lệ định trước.
Lịch trình công việc có thể lập theo kiểu tiến tới từ trái sang phải, công việc nào làm
trước xếp trước, công việc nào làm sau xếp sau theo đúng quy trình công nghệ. Cũng
có thể làm ngược lại.

8


b. Sơ đồ PERT và phương pháp đường găng CPM
 Phương pháp mạng công việc
Phương pháp mạng công việc là kỹ thuật bày kế hoạch tiến độ, mô tả dưới dạng
sơ dồ mối quan hệ liên tục giữa các công việc đã được xác định cả về thời gian và thứ
tự trước sau. Mạng công việc là sự kết nối các công việc và các sự kiện.
Có 2 phương pháp biểu diễn mạng công việc:
- Phương pháp AOA (Đặt công việc trên mũi tên): Mỗi công việc được biểu
diễn bằng một mũi tên có hướng nối hai sự kiện. Để đảm bảo tính logic của AOA, cần
phải xác định được trình tự thực hiện và mối quan hệ giữa các công việc
- Phương pháp AON: Đặt công việc trong các nút): Mỗi công việc được trình

bày trên một nút (hình chữ nhật). Những thông tin trong hình chữ nhật gồm tên công
việc, ngày bắt đầu, ngày kết thúc và đọ dài thời gian thực hiện. Trong quá trình xây
dựng mạng công việc theo phương pháp AON cần chú ý một số quan hệ cơ bản như
quan hệ “bắt đầu với bắt đầu”, quan hệ “ hoàn thành với hoàn thành”, quan hệ “bắt đầu
với hoàn thành” và quan hệ “kết thúc với bắt đầu”.
 Phương pháp PERT/CPM
PERT là kỹ thuật tổng quan và đánh giá dự án, CPM là phương pháp đường
găng. Hai phương phá này tuy có những nét khác nhau nhưng có nhiều điểm chung
giống nhau như đều chỉ rõ mối quan hệ giũa các công viêc, đều dẫn đến tính toán
đường găng cùng chỉ ra thời gian dự trữ của các công việc.
Về phương pháp thực hiện, có 6 bước cơ bản được áp dụng chung cho cả PERT
và CPM:
- Xác định các công việc cần thực hiện của dự án
- Xác định mối quan hệ và trình tự thực hiện các công việc
- Vẽ sơ đồ mạng công việc
- Tính toán thời gian và chi phí ước tính cho từng công việc dự án
- Xác định thời gian dự trữ của các công việc và sự kiện

9


- Xác định đường găng (là đường qua các sự kiện găng và là đường có thời gian
là dài nhất)
1.2.2. Quản trị tài chính dự án

Quản lý chi phí dự án bao gồm các hoạt động cần thiết để đảm bảo rằng dự án
được hoàn thành trong ngân sách đã được phê duyệt. Quản lý chi phí dự án bao gồm 3
hoạt động cơ bản:
- Ước lượng chi phí: là việc tính toán lượng tiền cần thiết để hoàn thành các
hoạt động của dự án.

- Xác định ngân sách dự án: là cộng dồn tất cả các chi phí đã ước lượng cho các
hoạt động riêng lẻ, sau đó tính dự phòng rủi ro đề ra được đường chi phí cơ sở cho dự án
- Kiểm soát chi phí dự án: là quá trình giám sát trạng thái dự án để cập nhật chi
phí dự án và quản lý các thay đổi so với đường chi phí cơ sở

Ước tính chi phí là thực hiện việc ước tính chi phí cho mỗi công việc và cho
toàn bộ dự án, trước khi dự án bắt đầu
Các khoản mục chi phí thường được chia thành hai loại
- Chi phí trực tiếp: là chi phí có thể xác định và phân bổ trực tiếp cho từng công
việc hoặc gói công việc của dự án
- Chi phí gián tiếp: là những khoản chi phí không được tính trực tiếp cho từng
công việc, dự án nhưng lại rất cần thiết để duy trì hoạt động của dự án
Có 3 phương pháp ước tính chi phí dự án
- Ước tính từ trên xuống: Ước tính bắt đầu cho toàn bọ dự án sau đó chia ra
thành tỷ lệ đối với mỗi giai doạn hay loại công việc của dự án. Chi phí tổng thể của dự
án được ước tín dựa trên kinh nghiệm tính chi phí của các dự án trước đó hoặc các dự
án tương tự hoặc kết quả chào thầu.

10


- Ước tính từ dưới lên: Ước tính chi phí liên quan đến từng công việc/gói công
việc hoặc chi phí hoạt động của từng cá nhân và tổng hợp chúng để có được chi phí
tổng thể của dự án
- Ước tính theo tham số: Sử dụng các đặc tính của dự án trong một mô hình
toán để ước lượng chi phí. Các phương pháp ước tính theo tham số thường được sử
dụng là phương pháp hồi quy và đường cong kinh nghiệm. Cách tính theo tham số dựa
vào 3 yếu tố đầu vào cơ bản: dữ liệu về các “đơn vị công việc” của dự án, tập hợp các
đặc tính, yêu cầu và kế hoạch chi tiết của dự án, mô hình toán học được xây dựng theo
tham số lựa chọn.

1.2.1.3. Kiểm soát chi phí
Kiểm soát chi phí là việc kiểm tra theo dõi tiến độ chi phí, xác định những thay đổi
so với kế hoạch, trên cơ sở đố đề xuất các giải pháp để quản lý hiệu quả chi phí dự án.
Để kiểm soát, theo dõi tiến độ chi phí cần xác định đường chi phí cơ sở. Đường
chi phí cơ sở là ngân sách theo thời đoạn được dùng để do lường và theo dõi tiến trình
dự án. Trên cơ sở đường chi phí cơ sở, cán bộ dự án kiểm soát những biến động thực
tế, xác dịnh nguyên nhân tạo nên sự thay đổi so với đường chi phí cơ sở vì có kế
hoạch, biện pháp điều chỉnh kịp thời để quả lý hiệu quả chi phí dự án.
1.2.2. Quản trị chất lượng dự án
1.2.2.1. Khái quát về quản trị chất lượng dự án
Quản trị chất lượng dự án bao gồm việc xác định các chính sách chất lượng,
mục tiêu, trach nhiệm và việc thực hiện chúng thông qua các hoạt động: lập kế hoạch
chất lượng, kiểm soát và bảo đảm chất lượng trong hệ thống.
1.2.2.2. Nội dung chủ yếu của quản trị chất lượng dự án
Quản trị chất lượng dự án bao gồm nhiều nội dụng và nhiều cách tiếp cận khác
nhau. Ba nội dụng chính của quản trị chất lượng dự án là: lập kế hoạch chất lượng dự
án, đảm bảo chất lượng dự án, kiểm soát chất lượng dự án
- Lập kế hoạch chất lượng dự án là việc xác định các tiêu chuẩn chất lượng cho
dự án và xác định phương thức để đạt các tiêu chuẩn đó. Các yếu tố đầu vào để lập kế

11


hoạch chất lượng dự án bao gồm: chính sách chất lượng dự án của doanh nghiệp,
phạm vi của dự án, các tiêu chuẩn và quy định trong từng lĩnh vực chuyên môn có ảnh
hưởng đến chất lượng dự án. Công tác lập kế hoạch chất lượng dự án gồm 3 nội dung
chính: Xây dựng chương trình, chiến lược, chính sách và kế hoạch hóa chất lượng;
Xác định những yêu cầu chất lượng phải đạt tới trong từng thời kì, từng giai đoạn của
quá trình thưc hiện dự án; Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng dự án, chỉ ra phương hướng kế hoạch cụ thể, xây dựng các biện pháp để thực

hiện thành công kế hoạch chất lượng.
- Đảm bảo chất lượng dự án là tất cả các loại hoạt động có kế hoạch và hệ thống
đc thực hiện trong phạm vi hệ thống nhàm đảm bảo dự án sẽ thỏa mãn các tiêu chuẩn
chất lượng tương ứng. Đây là công việc đánh gái thường xuyên tình hình hoàn thiện để
đả bảo dự án sẽ thỏa mãn các tiêu chuẩn chất lượng đã định
- Kiểm soát chất lượng dự án là việc giám sát các kết quả cụ thể của dự án để
xác định xem chúng đã tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng hay chưa và tìm các biện
pháp để loại bỏ những nguyên nhân không hoàn thiện. Đây là công việc được thực
hiện trong suốt quá trình thực hiện dự án
1.2.2.3. Một số công cụ quản trị chất lượng dự án
Có nhiều công cụ và kỹ thuật hỗ trợ khác nhau để quản trị chất lượng dự án:
- Biểu đồ xương cá: là loại biểu đồ xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đeaen
một kết quả nào đó
- Biểu đồ Pareto: là loại biểu đồ hình cột phản ảnh những yếu tố làm cho chất
lượng dự án không đạt tiêu chuẩn trong một khoảng thời gian nhất định
- Lưu đồ hay biểu đồ quá trình: là phương pháp thể hiện quá trình thực hiện
công việc và toàn bộ dự án nhằm phân tích đánh giá quá trình và các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng công việc và dự án
1.2.3. Quản trị rủi ro dự án
1.2.3.1. Nội dung quản trị rủi ro dự án
- Phòng ngừa rủi ro là quá trình dự báo các rủi ro có thể xảy ra với dự án kinh
doanh và xác định các biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế mức độ thiệt hại khi rủi ro

12


xuất hiện. Nhà quản trị dự án cần dự án được những rủi ro có thể xảy ra với dự án từ
đó có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Các nội dung của phòng ngừa rủi ro bao gồm:
dự báo rủi ro, né tránh và ngăn ngừa rủi ro, chấp nhận rủi ro, san sẻ rủi ro.
- Khắc phục rủi ro là việc tìm kiếm những giải pháp nhằm bù đắp thiệt hạ do rủi

ro mang lại. Khác phục rủi ro có thể chia làm 3 nhóm chính: khắc phục rủi ro về tài
chính, khắc phục rủi ro về công nghệ - kĩ thuật, khắc phục rủi ro về nhân lực.
1.2.3.2. Quy trình quản trị rủi ro dự án
- Nhận dạng rủi ro: là quá trình tìm hiểu, phân tích, xác định lĩnh vực và các loại
rủi ro tiềm năng ảnh hưởng đến dự án. Để nhận dạng được dự án, nhà quản trị dự án
cần lập danh sách các rủi ro mà dự án có thể gặp phải thông qua một số phương pháp
như: thống kê kinh nghiệm, dự báo, điều tra,.. để nhận dạng rủi ro
- Phân tích rủi ro đã nhận dạng và đánh giá khả năng thiệt hại: là việc phân tích
các nguyên nhân dẫn đến rủi ro đã nhận dạng dồng thời phân tích các khả năng thiệt
hại là cơ sở cho việc xác định các phương thức phòng ngừa hoặc gairm nhẹ rủi ro. Có
thể phân tích và đánh giá mức độ thiệt hại bằng phương pháp phân tích định tính và
phân tích định lượng
- Xử lý hành chính các rủi ro: là quá trình phân tích, xác định các khả năng và
phương thức nhằm phòng ngừa hoặc giảm thiểu mức độ thiệt hại của accs rủi ro có thể
xảy ra. Các biên pháp xử lý hành chính rủi ro có thể hạn chế, loại trừ một phần hoặc
toàn bộ khả năng xảy ra rủi ro
- Kiểm tra, giám sát công tác phòng ngừa rủi ro: là giai đoạn cần quy định các
thủ tục phát hiện rủi ro, phòng ngừa và tiến hành kiểm tra định kỳ các thủ tục, hợp
đồng cũng như hoạt động của các chuyên gia, cán bộ quản lý dự án
- Xây dựng kế hoạch phục hồi: là tổng thể các biện pháp cần áp dụng saukhi rủi
ro xảy ra nhằm hạn chế các hậu quả của nó, đặc biệt là các rủi ro liên quan đến: bạn
hàng, khách hàng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tự mình triển khai kế hoạch
phục hồi và cần có sự tham gia của đội ngũ nhân sự ở các bộ phận khác nhau của
doanh nghiệp
-

13


1.2.4. Giám sát dự án

1.2.4.1. Khái quát về giám sát dự án
Giám sát dự án là quá trình kiểm tra theo dõi dự án về tiến độ thời gian, chi phí
và tiến trình thực hiện nhằm đánh giá thường xuyên mức độ hoàn thành và đề xuất
những biện pháp và hành động cần thiết để thực hiện thành công dự án.
Giám sát dự án có vai trò rất quan trọng giúp cho các nhà quản lý dự án: quản
lý tiến độ thời gian, đảm bảo yêu cầu kế hoạch; giữ cho chi phí trong phạm vi ngân
sách được duyệt; phát hiện kíp thời những tình huống bất thường nảy sinh và đề xuất
biện pháp giải quyết
1.2.4.2. Các phương pháp giám sát dự án
Việc giám sát dự án được hướng dẫn bởi kế hoạch và ngân sách dự án. Giám sát
là đo lường, thu thập, ghi chép, so sánh đối chiếu và phân tích thông tin. Giám sát
được thực hiện ở cấp độ điều hành và thực hiện liên tục. Tuy nhiên, giám sát cũng
được thực hiện ở cấp độ quản lý cấp cao nhưng được làm định kì. Hiện nay có rất
nhiều phương pháp giám sát khác nhau để nhà quả trị dự án lựa chọn:
- Phương pháp sử dụng các mốc giới hạn: các mốc giới hạn của dự án được gh
lại dưới dạng những đồ thị hoặc các từ ngữ. Phương pháp này giúp nhà quản trị dự án
hiểu được tình trạng thực của dự án và có thể quản lý, kiểm tra dự án
- Phương pháp kiểm tra giới hạn: đây là phương pháp liên quan đến việc xác lập
một phạm vi giới hạn cho phép quản lý dự án so sánh giá trị đo được trong thực tế với
mức độ chuẩn xác lập ban đầu và thực hiện những hành động cần thiết khi giới hạn này bị
vượt qua. Phương pháp này dùng để giám sát chi tiêu và mức độ thực hiện dự án.
- Phương pháp đường cong chữ S: đây là phương pháp phân tích bằng đồ thị chỉ
ra dự khác biệt giữa chi tiêu kế hoạch và chi tiêu thực tế. Phương pháp này thường
được sử dụng cho việc giám sát ngân sách
- Sơ đồ giá trị thu được: là phương pháo thường dùng để đo lường tình hình
thực hiện đối với toàn bộ dự án.

14



- Các báo cáo tiến độ: là công cụ quan trọng để giám sát và để các nhà quản trị
dự án, các bộ và ngành, các nhà tài trợ trao đổi thông tin về dự án. Phương pháp này
được thực hiện thường xuyên và đột xuất.
- Các cuộc họp bàn về dự án: phương pháp nà xoay quanh việc thực hiện mục
tiêu của dự án và nhằm thực hiện dự án một cách hiệu quả. Thông qua cuộc họp bàn
này, nhóm quả lý dự án có thể kiểm tra công việc và những kết quả đạt được; nhận
diện các vấn đề, phân tích các giải pháp; đánh giá lại kế hoạch hàng năm và điều chỉnh
các hoạt động.
- Tham quan thực tế: phương pháp này thường được thực hiện khi khó khăn do
trao đổi thông tin bị gián đoạn hoặc do thiếu các kỹ năng trong việc điều hành. Qua
phương pháp này những nhà quản trị dự án có thể thu được thông tin và giám sát bằng
cách quan sát, thảo luận không chính thức với các nhóm và tham gia các cuộc họp của
cộng đồng
1.2.4.3. Nội dung giám sát dự án
Nội dung giám sát rất đa dạng phụ thuộc và yêu cầu của nhà quản trị dự án. Về
cơ bản bao gồm 3 nội dung chính
- Giám sát về tài chính
- Giám sát quá trình
- Giám sát hoạt động
Nhà quản trị dự án có thể giám sát riêng từng nội dụng hoặc có thể kết hợp các
nội dung với nha, hoạch cũng có thể giám sát tổng thể cả 3 nội dung trên.
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng
1.3.1. Yếu tố bên ngoài
1.3.1.1. Yếu tố chính trị pháp luật
Các doanh nghiệp khi kinh doanh trên thị trường đều sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều
bởi yếu tố chính trị, pháp luật. Khi doanh nghiệp muốn thực hiện bất kì dự án nào thì
đều phải xem xét yếu tố chính trị pháp luật ở khu vực thực hiện dự án xem rằng liệu

15



tình hình chính trị pháp luật có ổn định hay không; các yếu tổ chính trị pháp luật có
ảnh hưởng đến quá trình quản trị dự án của doanh nghiệp như thế nào?
1.3.1.2. Yếu tố văn hóa xã hội
Bên cạnh việc các doanh nghiệp phải xem xét các yếu tố chính trị luật pháp thì
yếu tố văn hóa xã hội cũng là một trong những yếu tố có tác động đến quá trình thực
hiện quản trị dự án. Nhưng quan điểm về đạo đức, thẩm mỹ, về lối sống, những phong
tục tập quán đều là những yếu tố thuộc văn hóa xã hộ, nó ảnh hưởng đến nhu cầu, thị
hiếu của khách hàng rồi tư đó sẽ ảnh hưởng đến việc quyết định của doanh nghiệp khi
thực hiện dự án
1.3.1.3. Yếu tố khoa học công nghệ
Một trong những yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến quá trình quản trị dự án của
doanh nghiệp là yếu tố khoa học công nghệ xã hội. Sự phát triển của khoa học công
nghệ đã ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình thực hiện dự án của doanh nghiệp như làm
tăng năng suất làm việc; giảm các chi phí lao động,… qua đó giúp việc hiện quản trị
dự án được dễ dàng hơn.
1.3.2. Yếu tố đối thủ cạnh tranh
Trong quá trình thực hiện triển khai dự án cần đặc biệt quan tâm đến các đối thủ
cạnh tranh trực tiếp, vì họ có thể chiếm được thị phần bất cứ lúc nào. Một số đối thủ
cạnh tranh của Shopee Việt Nam như: Lazada, Tiki, Sen Đỏ, Adayroi,.. đây là các đối
thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường bán lẻ trực tuyến
1.3.3. Yếu tố khách hàng
Khách hàng của dự án là những khách hàng hiện tại của Shopee bao gồm người
bán và người mua có nhu cầu về dự án bên cạnh đó khách hàng cũng có những đánh
giá cuối cùng khi dự án được chạy thử nghiệm và ra mắt. Nếu không được khách hàng
thông qua dự án thì coi như dự án thất bại và làm cho lãng phí về thời gian và chi phí.
Dự án mà Shopee Việt Nam triển khai thường nhằm để liên kết với các công ty con tập
đoàn Sea như: “ Shopee cùng Airpay ra mắt ví điện tử Aipay”, “ Shopee tích hợp dịch
vụ giao đồ ăn Now.vn” ,…cũng như đáp ứng các tập khách hàng của các công ty này.


16


1.3.4. Yếu tố bên trong
1.3.4.1. Nguồn nhân lưc
Nguồn nhân lực là yếu tố không thể thiếu trong bất kì các quá trình quản trị dự
án nào. Chất lượng nguồn nhân lực sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thực hiện
quản trị dự án. Trong quá trình thực hiện dự án việc thiếu nguồn nhân lực sẽ dẫn đến
việc không thể hoàn thành dự án hay nếu như nhà quản trị không đủ năng lực quản lý
thì sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng quản trị của dự án
1.3.4.2. Tài chính
Để thực hiện bất kì một dự án nào thì doanh nghiệp cần phải có đủ vốn để cung
cấp cho dự án theo như kế hoạch đã đề ra. Việc tìm được nguồn cung cấp vốn cho dự
án dựa vào khả năng tài chính của doanh nghiệp và nó cũng chính là yếu tố đảm bảo
được khả năng thực hiện và hoàn thành của một dự án. Nếu như khả năng tài chính của
doanh nghiệp kém trong khi thực hiện dự án mà vốn không đủ thì dự án có thể không
thực hiện được thì sẽ ảnh hưởng đến tiến độ và thời gian hoàn thành dự án, gây ra rủi
ro trong quá trình thực hiện.

17


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DỰ ÁN
CỦA CÔNG TY TNHH SHOPEE VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu về công ty TNHH Shopee Việt Nam
2.1.1. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp
Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SHOPEE VIỆT NAM
Tên giao dịch: SHOPEE CO.,LTD
Mã số thuế: 0106773786


Ngày cấp:10/02/2015

Địa chỉ:
- Tại TP. Hồ Chí Minh: Tầng 17, Tòa nhà Saigon Center 2 – Takashimaya, 67
Lê Lợi, Phường Bến Nghé, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
- Tại Hà Nội: Tầng 28, tòa nhà trung tâm Lotte Hà Nội, số 54 Liễu Giai,
phường Cống Vị, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 19001221
Web: www.shopee.vn
Lịch sử hình thành: Công ty TNHH Shopee Việt Nam chính thức ra nhập thị
trường thương mại điện tử Việt Nam vào ngày 8/8/2016. Trải qua hơn 3 năm hoạt động
và phát triển tại thị trường Việt Nam, công ty TNHH Shopee Việt Nam đã đạt được
nhiều thành công trong ngành nghề kinh doanh chính là bán lẻ và thương mại điện tử.
Sự thành công của công ty có thể kể đến như:
- Thành lập từ năm 2015 đến nay Shopee Việt Nam hiện đang có gần 1000 nhân
viên ở cả hai trụ sở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
- Hơn 40 triệu lượt tải về trên thiết bị di động
- Hơn 5.5 triệu nhà bán hàng đang kinh doanh trên Shopee
- Hơn 20 triệu lượt theo dõi trên mạng xã hội
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
- Trên giấy phép đăng kí kinh doanh, Công ty TNHH Shopee kinh doanh ngành
nghề bán lẻ và thương mại điện tử

18


-

Ngành bán lẻ của Công ty TNHH Shopee rất đa dạng bao gồm 24 ngành có


thể kể đến như ngành thời trang, ngành máy tính – di động, ngành sức khỏe sắc đẹp,
ngành thiết bị điện tử, ngành thể thao – du lịch, ngành nhà cửa – đời sống,…
-

Trong đó, lĩnh vực kinh doanh chính và chiếm tỉ trọng lớn nhất là bán lẻ

ngành nhà cửa đời sống chiếm 26% tổng doanh thu và lợi nhuận của công ty.
2.1.3. Sơ đồ cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp

Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty trách nhiệm hữu hạn Shopee Việt Nam
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)
Căn cứ vào ngành nghề kinh doanh của mình, công ty TNHH Shopee Việt Nam
đã lựa chọn xây dựng cơ cấu doanh nghiệp theo cấu trúc tổ chức theo chức năng. Các
bộ phận chức năng được phân chia theo tính chất tổ chức. Các nhân viên nhận nhiệm
vụ từ người đứng đầu các phòng ban từ đó có thể tăng hiệu quả hoạt động thông qua
sự phối hợp với các nhân viên trong cùng bộ phận. Tuy nhiên cấu trúc này gặp khó
khăn trong việc phối hợp giữa các bộ phận. Chính vì thế tại công ty TNHH Shopee ở
mỗi phòng ban thường có thêm bộ phân hỗ trợ để giúp đỡ các công việc làm giảm
gánh nặng cho các nhân viên chuyên trách. Bên cạnh đó các bộ phận hỗ trợ ở mỗi

19


×