Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

HD thi đua khen,thưởng 10-11 ( SGD)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.84 KB, 6 trang )

UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 1037 /SGDĐT - VP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
Đà Lạt, ngày 08 tháng 10 năm 2010.
HƯỚNG DẪN
CÔNG TÁC THI ĐUA – KHEN THƯỞNG NĂM HỌC 2010 - 2011.
Kính gửi: - Các phòng GD&ĐT, các trường và các đơn vị trực thuộc Sở;
- Công đoàn GD các huyện, thị, TP, Công đoàn các trường
và đơn vị trực thuộc.
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003 và Nghị định số 42/2010/NĐ-CP
ngày 15/4/2010 của Chính phủ Quy định thi hành chi tiết một số điều của Luật Thi đua, Khen
thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Lâm
Đồng về thực hiện nhiệm vụ năm học và công tác thi đua, khen thưởng năm học 2010 – 2011; Sở
Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Ngành GD-ĐT Lâm Đồng hướng dẫn
công tác thi đua, khen thưởng năm học 2010 – 2011 như sau:
I. HÌNH THỨC, NGUYÊN TẮC CỦA CÔNG TÁC THI ĐUA - KHEN THƯỞNG
1.Hình thức thi đua:
Thi đua thường xuyên: là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của
cá nhân, tập thể nhằm thực hiện tốt nhất công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm
hướng đến việc thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình công tác đề ra.
Thi đua theo đợt: được tổ chức để thực hiện những nhiệm vụ công tác trọng tâm, đột xuất
theo từng giai đoạn và thời gian được xác định, hoặc giải quyết những công việc khó khăn, bức
xúc nhất.
2. Nguyên tắc thi đua:
Tự nguyện, tự giác, công khai, đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
Căn cứ xét tặng các danh hiệu thi đua: phải căn cứ vào phong trào thi đua, mọi cá nhân,
tập thể tham gia phong trào thi đua đều phải có đăng ký thi đua, xác định mục tiêu, chỉ tiêu thi
đua vào đầu năm. Không đăng ký thi đua sẽ không được xem xét, công nhận các danh hiệu


thi đua. Đăng ký thi đua được tính trên từng kết quả công việc, công tác cụ thể hướng đến mục
tiêu thi đua của từng cá nhân, tập thể đi kèm với đăng ký danh hiệu đề xuất khen thưởng vào cuối
năm.
Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm về việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện
phong trào Thi đua tại đơn vị.
3. Nguyên tắc khen thưởng
Thực hiện khen thưởng trên nguyên tắc: chính xác, công khai, công bằng, kịp thời; thành
tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng càng lớn thì được xem xét, đề
nghị khen thưởng với mức cao hơn. Thành tích chỉ được xét khi đạt được từ mức hoàn thành tốt
nhiệm vụ.
II. CÁC DANH HIỆU THI ĐUA
1. Đối với cá nhân:
- 1 -
Có 4 danh hiệu được áp dụng đối với nhà giáo, CBQL, CNV đang công tác trong các đơn
vị trường học, Phòng GD&ĐT và Sở GD&ĐT.
- Chiến sĩ thi đua toàn quốc: được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc
trong số những cá nhân có 2 lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh.
- Chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh: được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc
trong số những cá nhân có 3 lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở.
- Chiến sĩ thi đua cơ sở (CSTĐ CS): được xét tặng theo hàng năm cho cá nhân có thành
tích tiêu biểu, xuất sắc trong số những cá nhân đạt Lao động tiên tiến. Cá nhân đó nhất thiết phải
có: “Sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ mới, có các giải pháp hữu ích
(GPHI), áp dụng sáng kiến để nâng cao năng suất lao động, hiệu suất công tác của cơ quan, đơn
vị”.
- Lao động tiên tiến (LĐTT): được xét tặng theo hàng năm; Lựa chọn trong số những
người hoàn thành nhiệm vụ và đạt đủ 4 tiêu chuẩn theo qui định của Luật Thi đua, Khen thưởng
(Điều 23 và 24).
2. Đối với tập thể:
Có 4 danh hiệu được áp dụng đối với các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân và
các tập thể nhỏ trong nhà trường (Tổ - khối CM, HC-QT, khoa – phòng), các phòng ban Sở

GD&ĐT, Phòng GD&ĐT các huyện, thị, thành phố.
- Cờ thi đua của Chính phủ.
- Cờ thi đua của Bộ - Tỉnh: được xét tặng hàng năm theo 3 tiêu chuẩn được qui định tại
Điều 26 của Luật Thi đua, Khen thưởng.
- Tập thể lao động xuất sắc (TTLĐ XS): được xét tặng hàng năm theo 5 tiêu chuẩn được
qui định tại Điều 27 của Luật Thi đua, Khen thưởng.
- Tập thể lao động tiên tiến (TTLĐ TT): được xét tặng hàng năm theo 4 tiêu chuẩn được
qui định tại Điều 28 của Luật Thi đua, Khen thưởng.
III NỘI DUNG THI ĐUA VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nội dung thi đua
Đẩy mạnh và đổi mới công tác TĐ, KT, tập trung tổ chức thực hiện thắng lợi 5 nhiệm vụ
chủ yếu của ngành, cụ thể:
Năm học 2010 - 2011 được xác định là “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất
lượng giáo dục”, toàn ngành Giáo dục và Đào tạo tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu sau:
1.1. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” theo Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị, cuộc vận động “mỗi thầy giáo, cô giáo là một
tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ
tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục thông qua cuộc
vận động “Hai không” và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
trong toàn ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và
kỹ năng sống cho học sinh.
1.2. Đổi mới quản lý giáo dục. Tổ chức triển khai các đề án, kế hoạch phát triển giáo dục
đã được phê duyệt; thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ
máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo; triển khai áp dụng chuẩn
nghề nghiệp đối với giáo viên và CBQL. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong
quản lý giáo dục, đẩy mạnh công tác thanh tra, nâng cao hiệu quả công tác pháp chế.
- 2 -
1.3. Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Tiếp tục đổi mới
công tác kiểm tra, đánh giá; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học ở
từng cấp học. Nâng cao năng lực công tác khảo thí và quản lý chất lượng.

1.4. Tiếp tục phát triển và củng cố mạng lưới trường, lớp và tăng cường cơ sở vật chất,
thiết bị giáo dục, thực hiện đổi mới công tác tài chính trong các trường học. Đẩy nhanh tiến độ
triển khai Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên. Tiếp tục đầu tư, phát
triển các trường mầm non, tiểu học, THCS và THPT đạt chuẩn quốc gia. Đánh giá về chất lượng
và hiệu quả khai thác, sử dụng thiết bị dạy học.
1.5. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục. Tăng cường
công tác bồi dưỡng CBQL giáo dục; triển khai công tác qui hoạch CBQL trong toàn ngành; thực
hiện bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đề đối với đội ngũ giáo viên. Tiếp tục thực hiện
phân cấp quản lý giáo dục và thực hiện cải cách hành chính.
Trọng tâm cơ bản nhất trong chỉ đạo và đánh giá công tác thi đua khen thưởng
năm học 2010-2011 là:
- Đổi mới việc đánh giá thi đua các lĩnh vực công tác, quán triệt và tổ chức thực hiện đầy
đủ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ, tiếp tục nghiên cứu và ứng
dụng CNTT trong việc theo dõi, lưu trữ và quản lý hồ sơ thi đua.
- Triển khai đầy đủ, có hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ, các chỉ tiêu trọng tâm của các
cấp học và chủ đề năm học “ Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo
dục”.
- Có mức tiến bộ và phát triển cao hơn năm học trước.
- Có thêm các điển hình, nhân tố mới so với năm trước.
- Có các hoạt động quản lý, chỉ đạo chuyên môn năng động, sáng tạo.
2. Các giải pháp chỉ đạo thực hiện công tác thi đua
2.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng.
- Các tổ chức cơ sở Đảng cơ quan Phòng GD&ĐT, các đơn vị trường học, thủ trưởng các
đơn vị cần tăng cường vai trò lãnh đạo trực tiếp của Đảng, QLNN về công tác TĐ, KT trong đơn
vị, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, về tổ chức, theo dõi, chỉ đạo tập trung, thống nhất
nâng cao hiệu quả QLNN về công tác TĐ, KT.
2.2. Quán triệt, thực hiện hướng dẫn số 879/SGDĐT-VP ngày 18/8/2010 của Sở
GD&ĐT, năm học 2010 - 2011 được xác định là “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao
chất lượng giáo dục”. Quán triệt, phổ biến các văn bản chỉ đạo của các cấp; tổ chức các hoạt động
hưởng ứng mạnh mẽ phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” và 3

cuộc vận động lớn của Đảng, của ngành. Căn cứ các nhiệm vụ trọng tâm và các chỉ tiêu cần phần đấu
đã đề ra tại văn bản số 879/SGDĐT-VP ngày 18/8/2010 của Sở GD&ĐT để chỉ đạo.
2.3. Xây dựng văn bản kế hoạch chỉ đạo phong trào thi đua, đăng ký các chỉ tiêu và danh
hiệu thi đua. Xây dựng tiêu chí đánh giá thi đua phù hợp thực tế yêu cầu của đơn vị. Phối hợp với các
tổ chức đoàn thể chỉ đạo tổ chức tốt phong trào thi đua tại đơn vị.
2.4. Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức cho CB-GV-HS;
Tổ chức tốt Hội nghị CBCC cơ quan, đơn vị. . Xây dựng Hội đồng sư phạm, các tổ chức chính trị,
đoàn thể vững mạnh, đoàn kết. Phối hợp chặt chẽ công đoàn GD các cấp tổ chức thực hiện tốt các
nhiệm vụ trọng tâm của ngành, các hoạt động CM, công tác TĐ, KT và các cuộc vận động: “Dân chủ,
kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, “Giỏi việc trường - đảm việc nhà”, “Gia đình Nhà giáo văn hoá”.
Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT trong nhà trường.
- 3 -
2.5. Tiếp tục cải tiến, đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục. Tổ chức
các chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn - nghiệp vụ, có SKKN – GPHI thực sự mang lại kết quả. Đẩy
mạnh công tác bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, kém, phấn đấu có tỷ lệ HS lên lớp, tốt nghiệp cao
và thực chất, có nhiều tập thể, cá nhân được tôn vinh và đạt danh hiệu LĐTT, LĐXS, CSTĐ.
2.6. Cải tiến, đổi mới mạnh mẽ công tác thi đua khen thưởng thông qua việc bổ sung, điều
chỉnh việc xây dựng cụ thể các tiêu chí thi đua với số điểm, biểu điểm phù hợp với tình hình và điều
kiện thực tế của đơn vị. Chỉ đạo đánh giá, xếp loại – bình xét thi đua khen thưởng trung thực, kịp thời,
đúng qui trình, điều kiện, tiêu chuẩn. Các cấp QLGD, đơn vị trường học tiếp tục củng cố, kiện toàn
Hội đồng TĐ-KT của đơn vị nhất là các đơn vị mới thành lập, các đơn vị có sự thay đổi nhân sự
CBQL hoặc Chủ tịch công đoàn.Bổ sung các loại hồ sơ, sổ sách về TĐ, KT theo quy định.
2.7. Triển khai thực hiện tốt các lĩnh vực công tác theo tiêu chuẩn thi đua đối với Sở
GD&ĐT theo qui định của Bộ GD&ĐT, Quyết định số 24 của UBND tỉnh và các tiêu chí thi đua
công tác QL-CĐ đối với các Phòng GD&ĐT.
2.8. Tiến hành sơ kết, tổng kết kịp thời các đợt thi đua đồng thời triển khai các cuộc vận
động Hai không; Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh . . .; Đẩy mạnh công tác
thông tin – tuyên truyền và nhân rộng các điển hình tiên tiến, nhân tố mới, tránh hình thức, chạy
theo thành tích.
3. Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại các tiêu chí thi đua. (Có văn bản hướng dẫn riêng)

4. Về tỉ lệ bình xét thi đua: Các đơn vị cần vận dụng, xét chọn tỉ lệ phù hợp, có tác dụng cụ thể,
thúc đẩy phong trào thi đua nhưng phải đúng theo qui định của Luật Thi đua – khen thưởng.
IV. QUY TRÌNH XÉT.
1. Phân cấp trình xét duyệt, công nhận hoặc đề nghị công nhận các danh hiệu thi
đua:
1.1 -Sở GD&ĐT xét duyệt, quyết định công nhận danh hiệu TTLĐ TT, CSTĐ CS, đối với
tập thể, cá nhân thuộc các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT, trình UBND Tỉnh công nhận danh hiệu
TTLĐ XS, CSTĐ cấp tỉnh hoặc trình UBND Tỉnh đề nghị Chính phủ, Nhà nước khen thưởng đối
với các đơn vị trực thuộc Sở quản lý trực tiếp.
Xét duyệt và quyết định khen thưởng các đợt sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua theo
đợt hoặc theo chuyên đề do ngành giáo dục phát động ( các đơn vị trực thuộc và các đơn vị trực
thuộc phòng giáo dục).
Sở giáo dục thực hiện hiệp y hồ sơ do UBND các huyện thị gửi đề nghị UBND Tỉnh trình
Chính phủ, Nhà nước khen thưởng các tập thể, cá nhân trực thuộc PGD.
1.2 - Chủ tịch UBND huyện, thị thành phố xét duyệt, quyết định công nhận danh hiệu
TTLĐ TT, CSTĐ CS, LĐTT đối với tập thể, cá nhân thuộc các đơn vị trực thuộc Phòng GD&ĐT
và trình UBND Tỉnh công nhận danh hiệu TTLĐSX, CSTĐ tỉnh đối với các đơn vị, cá nhân
thuộc Phòng giáo dục quản lý.( sau khi có hiệp y với Sở GD-ĐT).
1.3 Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở xem xét, quyết định công nhận danh hiệu Lao
động tiên tiến đối với cá nhân thuộc đơn vị mình quản lý.
1.4 Lưu ý:
- Ngoài việc đề nghị công nhận các danh hiệu, các đơn vị còn đề nghị khen thưởng đối với
tập thể, cá nhân với các hình thức khen thưởng như Bằng khen Thủ tướng, Bộ GD&ĐT, UBND
tỉnh, giấy khen của Giám đốc Sở (đối với CBQL).
- Đối với việc công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh trở lên đối với cá nhân thì
điều kiện bắt buộc cá nhân đó phải có sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp hữu ích hoặc đề tài
- 4 -
nghiên cứu và được Hội đồng khoa học, sáng kiến các cấp đánh giá, xếp loại. Việc thành lập
Hội đồng khoa học, sáng kiến sẽ do cấp nào xét thi đua thì cấp đó thành lập Hội đồng khoa
học, sáng kiến để xem xét, đanh giá các sáng kiến kinh nghiệm, giái pháp hữu ích, đề tại khoa

học . .
2. Quy trình xét:
Căn cứ điều kiện, tiêu chuẩn và việc đăng ký các danh hiệu thi đua của tập thể, cá nhân.
Hội đồng TĐ-KT các trường bình xét và đề nghị Hội đồng TĐ-KT cấp trên xét, trình thủ trưởng
cấp có thẩm quyền công nhận danh hiệu thi đua.
- Đối với tập thể, cá nhân trực thuộc Phòng GD&ĐT: Hội đồng TĐ-KT các trường bình
xét và đề nghị Hội đồng TĐ-KT Ngành GD-ĐT cấp huyện xét, trình UBND cấp huyện, thị, thành
phố, Sở GD&ĐT xét, công nhận danh hiệu thi đua theo thẩm quyền.
- Để đánh giá xếp loại các tiêu chí thi đua của các phòng GD&ĐT được sát và tương đồng
giữa các đơn vị có điều kiện kinh tế - xã hội gần giống nhau, toàn tỉnh sẽ được chia làm 03 cụm
thi đua:
+ Cụm 1 gồm các Phòng GD&ĐT: Đà Lạt, Bảo Lộc, Đức Trọng
+ Cụm 2 gồm các Phòng GD&ĐT: Di Linh, Bảo Lâm, Đơn Dương và Lâm Hà
+ Cụm 3 gồm các Phòng GD&ĐT: Lạc Dương, Đam Rông, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên
Trong năm học 2010 – 2011 Sở uỷ quyền cho các trưởng phòng GD&ĐT huyện Đức
Trọng, Di Linh và Đạ Tẻh làm cụm trưởng các cụm thi đua.
Vào cuối tháng 5, sau khi các phòng GD&ĐT hoàn thành hồ sơ xét khen thưởng của các
địa phương mình gửi về cho Sở GD&ĐT đồng thời gửi cho cụm trưởng để cụm trưởng tổ chức
họp bình xét, đánh giá trong nữa đầu tháng 6, chậm nhất đến ngày 15/6 nhóm trưởng hoàn thành
hồ sơ và báo cáo kết quả thi đua về Sở.
- Đối với tập thể, cá nhân trực thuộc Sở GD&ĐT: Hội đồng TĐ-KT các trường bình xét
và đề nghị Hội đồng TĐ-KT Ngành GD-ĐT xét, trình Ban Thi đua – Khen thưởng Tỉnh, UBND
tỉnh xét, công nhận danh hiệu thi đua theo thẩm quyền.
3. Về nội dung, đối tượng, điều kiện, thủ tục hồ sơ đăng ký thi đua
3.1 Về nội dung đăng ký:
- Đơn vị, cá nhân đăng ký hoàn thành nhiệm vụ năm học để đạt các danh hiệu thi đua và
hình thức khen thưởng quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng.
- Đăng ký thực hiện đề tài, SKKN, GPHI, chuyên đề trong năm học:
+ Các trường, tổ khối CM, HC-QT đăng ký danh hiệu TTLĐ XS: phải có đăng ký đề tài,
SKKN, GPHI, chuyên đề.

+ Tương tự đối với cá nhân: áp dụng từ danh hiệu CSTĐ cấp Tỉnh.
3.2. Về đối tượng, điều kiện đăng ký danh hiệu TTLĐ XS, CSTĐ cấp Tỉnh:
- Các trường hoặc tổ, khối, khoa, phòng ban (thành lập theo quy định của Điều lệ trường
học) đăng ký danh hiệu TTLĐ XS phải đủ điều kiện: Đạt trường chuẩn quốc gia; đạt danh hiệu
TTLĐ TT 2 năm trước liền kề.
- Cá nhân đăng ký danh hiệu CSTĐ cấp Tỉnh: phải đạt danh hiệu CSTĐ CS 3 năm học
liên tục 2008-2009, 2009-2010, 2010 - 2011.
- 5 -

×