Bộ giáo dục và đào tạo
bài giảng
Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thơng
(Dùng cho lớp tập huấn cán bộ cốt cán thực hiện chơng trình,
sách giáo khoa môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11)
- Báo cáo viên: Phạm Văn Thao
- Cấp bậc : Đại tá, Tiến sỹ
- Chức vụ : Giảng viên
- Đơn vị : Học viện Quân y
Hµ Néi, th¸ng 7/2008
BÀI 6 : KỸ THUẬT CẤP CỨU VÀ CHUYỂN THƯƠNG
(5 tiết)
I- MỤC TIÊU
1. Về nhận thức
Nắm được mục đích, các nguyên tắc cơ bản cầm máu tạm thời, cố định
tạm thời xương gãy và hô hấp nhân tạo.
2. Về kỹ năng
Làm được các kỹ thuật cầm máu tạm thời, cố định tạm thời xương gãy,
hô hấp nhân tạo và vận chuyển người bị thương, bị nạn.
3. Về thái độ
Có tinh thần, thái độ tích cực luyện tập, vận dụng linh hoạt vào trong
thực tế cuộc sống.
II- CẤU TRÚC NỘI DUNG, THỜI GIAN
1. Cấu trúc nội dung
Bài học gồm các nội dung sau:
- Phần lý thuyết:
+ Cầm máu tạm thời.
+ Cố định tạm thời xương gãy.
+ Hô hấp nhân tạo.
+ Kỹ thuật chuyển thương.
- Phần thực hành:
+ Quan sát giáo viên và trợ giảng thực hiện động tác mẫu.
+ Luyện tập các kỹ thuật cầm máu tạm thời, cố định tạm thời xương gãy,
hô hấp nhân tạo và kỹ thuật chuyển thương dưới sự hướng dẫn của giáo viên
và người trợ giảng.
2. Nội dung trọng tâm
2
Các biện pháp cầm máu tạm thời, các kỹ thuật cố định tạm thời xương
gãy, các phương pháp hô hấp nhân tạo và kỹ thuật chuyển thương.
3. Thời gian
Tổng số thời gian bài học: 5 tiết (gồm 2 tiết lý thuyết và 3 tiết thực
hành), được phân bố cụ thể như sau:
a, Phần lý thuyết: 2 tiết
- Mục 1: Cầm máu tạm thời.
- Mục 2: Cố định tạm thời xương gãy.
- Mục 3: Hô hấp nhân tạo.
- Mục 4: Kỹ thuật chuyển thương.
b, Phần thực hành: 3 tiết
- Quan sát thực hiện động tác mẫu: 1 tiết.
- Luyện tập: 2 tiết (trong đó có 15 phút kiểm tra kết quả thực hành).
III- CHUẨN BỊ
1. Đối với giáo viên
a, Chuẩn bị nội dung:
- Phải nắm vững nội dung cần truyền đạt, bảo đảm sát thực tiễn
- Cần chuẩn bị các ví dụ, tranh ảnh minh họa.
- Cần thành thạo các kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương.
- Cần huấn luyện kỹ cho trợ giảng, đội mẫu.
b, Chuẩn bị phương tiện dạy học
- Giáo án, mô hình, tranh vẽ.
- Các loại băng, dây garô, nẹp và cáng.
- Những nội dung cần trợ giảng cần được bồi dưỡng trước.
2. Đối với học sinh
- Sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11, vở ghi chép, bút
viết, các loại băng (mỗi loại 1 cuộn).
- Mỗi tổ học tập: mỗi loại nẹp 1 bộ cùng bông, băng; 1 bộ cáng thương.
IV- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN
1. Phần lý thuyết
3
Gáo viên hớng dẫn cách tổ chức và phơng pháp dạy học tích cực khi đủ
các điều kiện cho phép (xem Tài liệu hớng dẫn).
Ví dụ:
Hoạt động 1 : Cầm máu tạm thời
Hot ng ca HS Hot ng ca GV
- Lp hc chi lm 4 nhúm, cỏc nhúm
nghe v ghi cõu hi.
- Tng nhúm c SGK, tỡm ý v tho
lun thng nht ý kin.
- i din ca mi nhúm: trỡnh by ý
kin ca nhúm mỡnh.
- Hc sinh cỏc nhúm khỏc: lng nghe
v b sung.
- Nghe giỏo viờn kt lun, ghi chộp.
- Nờu cõu hi i vi tng nhúm.
+ Nhúm 1: Nờu mc ớch ca cm
mỏu tm thi.
+ Nhúm 2: Cỏc nguyờn tc ca cm
mỏu tm thi?
+ Nhúm 3: Phõn bit cỏc loi chy
mỏu?
+ Nhúm 4: K tờn cỏc bin phỏp cm
mỏu tm thi?
- Nhn xột, b sung v cht ý.
Các hoạt động khác tiến hành tơng tự.
Tuy nhiên, trong điều kiện lớp tập huấn, giáo viên vừa giới thiệu phơng
pháp tiến hành bài giảng theo phơng pháp tích cực vừa phải thuyết trình, giảng
giải... để học viên nắm đợc những kiến thức cơ bản của bài học, nhất là những
nội dung khó. Sau đây là một số nội dung cơ bản của bài mà học viên cần nắm
đợc.
4
Nội dung 1: Cầm máu tạm thời
GV Sử dụng phương pháp thuyết trình, giảng giải kết hợp với phương
pháp trực quan và phương pháp đàm thoại để học viên nắm được:
- Mục đích của cầm máu tạm thời:
+ Nhanh chóng làm ngừng chảy máu bằng các biện pháp đơn giản.
+ Hạn chế đến mức thấp nhất sự mất máu.
+ Góp phần cứu sống nạn nhân, tránh các tai biến nguy hiểm.
- Nguyên tắc cầm máu tạm thời:
+ Phải khẩn trương, nhanh chóng làm ngừng chảy máu.
+ Phải xử trí đúng chỉ định theo tính chất của vết thương.
+ Phải đúng quy trình kỹ thuật.
- Phân biệt các loại chảy máu:
+ Chảy máu mao mạch: Máu đỏ thẫm, thấm tại vết thương, lượng máu
ít, có thể tự cầm.
+ Chảy máu tĩnh mạch vừa và nhỏ: Máu đỏ thẫm, chảy ri rỉ tại vết
thương, lượng máu vừa phải, có thể tự cầm.
+ Chảy máu động mạch: Máu đỏ tươi, chảy thành tia, lượng máu nhiều,
không tự cầm.
- Các biện pháp cầm máu tạm thời: ấn động mạch; gấp chi tối đa; băng
ép chặt; băng nút; băng chèn; ga rô. (Kết hợp chỉ trên tranh vẽ)
Nội dung 2: Cố định tạm thời xương gãy
GV Sử dụng phương pháp thuyết trình, giảng giải kết hợp với phương
pháp trực quan và phương pháp đàm thoại để học viên nắm được:
- Tổn thương gãy xương thường phức tạp:
+ Xương bị gãy rạn, gãy rời thành nhiều mảnh...
+ Da, cơ bị giập nát nhiều, có thể tổn thương mạch máu, thần kinh.
+ Rẽ choáng do đau đớn, mất máu.
- Mục đích cố định tạm thời xương gãy:
+ Làm giảm đau đớn, cầm máu tại vết thương.
+ Giữ cho các đầu xương tương đối yên tĩnh.
5