Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Các biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.16 KB, 4 trang )

CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ:
SO SÁNH, NHÂN HÓA, ẨN DỤ, HOÁN DỤ
I. SO SÁNH
1. Khái niệm: so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc 
khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
2. Cấu tạo phép so sánh
Ví  dụ:  [...]  trông  hai   bên bờ, rừng   đước dựng  lên cao  ngất như  hai  dãy  
trường thành vô tận.
(Sông nước Cà Mau, Đoàn Giỏi)
Vế A (sự vật  Phương diện so  Từ so sánh
Vế B (sự vật dùng 
được so sánh)
sánh
để so sánh)
rừng đước
dựng   lên   cao  như
hai   dãy   trường   thành 
ngất
vô tận
* Lưu ý:
­ Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.
Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.
(Lê Anh Xuân)
Từ so sánh được lược đi và thay bằng dấu “:”
­ Vế B có thể được đảo lên trước về A cùng với từ so sánh.
Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.
(Thép Mới)
Vế B: tre mọc thẳng
3. Kiểu so sánh
a. So sánh ngang bằng: 


­ Bao gồm các từ: là, y như, giống như, tựa như, tựa như là, bao nhiêu, bấy 
nhiêu,…
­ Ví dụ: 
+ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc…  (Võ Quảng)

Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
(Mẹ, Trần Quốc Minh)
b. So sánh không ngang bằng: 
­ Bao gồm các từ: hơn, hơn là, kém, không bằng, chưa bằng, chẳng bằng,...
­ Ví dụ: 
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
1


Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
(Mẹ, Trần Quốc Minh)
2. Nắm được tác dụng của phép so sánh: gợi hình; biểu hiện tư tưởng, 
tình cảm.
­ Gợi hình: 
Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc…  (Võ Quảng)
 Thể hiện nét ngoại hình gân guốc, vững chắc của nhân vật.
­ Biểu hiện tư tưởng, tình cảm:
+  Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác 
riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tựa cành cây rơi cắm phập xuống đất như 
cho xong chuyện... Không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như 
con chim bị  lảo đảo mấy vòng trên không ,rồi cố  gượng lên hay giữ  thăng 
bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. 

 Thể hiện quan niệm của tác giả về sự sống và cái chết.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
(Mẹ, Trần Quốc Minh)
 Tình cảm của mẹ dành cho con, mẹ luôn đem đến những điều tốt đẹp 
cho con trong suốt cuộc đời
4. Bài tập: Câu 1 (sgk/ tr43)
II. NHÂN HÓA
1. Khái niệm: 

Đối tượng
Trời
Mía
Kiến
2

Cách gọi
Ông (dùng 
cho 
người)

Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía 
Múa gươm
Kiến 
Hành quân
Đầy đường.


(Trần Đăng Khoa)
Nội dung miêu tả
Mặc áo giáp, ra trận (từ dùng chỉ hành động 
của người)
Múa gươm (từ dùng chỉ hành động của người)
Hành quân (từ dùng chỉ hành động của người)


 Nhân hóa
Tạo sự gần gũi với con người
Ghi nhớ: sgk/tr 57
2. Các kiểu nhân hóa
a/ Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống 
với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
Kiểu 1: Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật 
b/ Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe 
tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. 
(Thép Mới)
Kiểu 2: Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt 
động, tính chất của vật 
c/  
Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Kiểu 3: Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người 
4. Bài tập: học sinh làm bài tập 1,2,3,4 vào sgk/tr 58, 59 
III. ẨN DỤ
1. Khái niệm ẩn dụ:

Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.

(Minh Huệ)

Nhận xét: 
­ Gọi Bác là Người Cha vì: giống nhau về mặt phẩm chất (tính yêu thương, 
sự quan tâm, chăm sóc, tuổi tác...)  Tạo cảm giác Bác Hồ gần gũi với nhân 
dân
­ Điểm giống, khác giữa cách nói trên và pháp so sánh
+ Giống: Nêu lên nét tương đồng giữa 2 đối tượng
+ Khác: cách nói trên bỏ vế A của phép so sánh, phép so sánh đầy đủ vế A và 
B.
 Ẩn dụ là gọi tên một sự vật, hiện tượng này bằng một tên sự vật, hiện 
tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự 
diễn đạt
2. Các kiểu ẩn dụ: (khuyến khích học sinh tự đọc)
3. Bài tập: học sinh làm bài tập 1, 2, 3 trong sgk/tr 69, 70

3


IV. HOÁN DỤ 
1. Khái niệm hoán dụ:

Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

Tên sự vật

Áo nâu
Áo xanh
Nông thôn
Thị thành

Sự vật được gọi tên
Nông dân
Công nhân
Người sống ở nông 
thôn
Người sống ở thành 
thị

(Tố Hữu)

Cơ sở gọi tên
Trang phục của người 
nông dân, công nhân
 Dấu hiệu của sự vật
Nơi ở để chỉ người ở
 Vật chứa sự vật

 Hoán dụ là gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác theo quan hệ gần gũi 
(tương cận).
 Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt 
2. Các kiểu hoán dụ: (khuyến khích học sinh tự đọc)
3. Bài tập: Câu 1 (sgk/ tr 84)

4




×