Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Bài giảng Tin học văn phòng: Bài 9+10 - Nguyễn Thị Phương Thảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (636.67 KB, 56 trang )

BÀI 9+10
CÁC HÀM TRONG EXCEL
Email

: Tin học văn phòng
: Nguyễn Thị Phương Thảo
Khoa Công nghệ thông tin – ĐH Thủy Lợi
:

Bài giảng

: />
Môn
Giảng viên


NỘI DUNG
• Các hàm toán học
• Các hàm logic

• Các hàm ký tự
• Các hàm xử lý ngày tháng

• Các hàm tìm kiếm


CÁC KIỂU ĐỊA CHỈ
• Địa chỉ tương đối:
– <têncột><tênhàng>: địa chỉ này thay đổi khi copy công thức sang ô
khác
– Ví dụ: A2, C4…


• Địa chỉ tuyệt đối:
– $<têncột>$<tênhàng>: địa chỉ này không bị thay đổi khi copy công thức
– Ví dụ: $A$2, $C$4

• Địa chỉ hỗn hợp:
– Đánh địa chỉ tuyệt đối theo hàng hoặc theo cột:
– Ví dụ: A$1,$C2


CÁC KIỂU ĐỊA CHỈ
• Tham chiếu đến địa chỉ Sheet khác:
– <tên sheet>!<địa chỉ ô>
– Ví dụ: Sheet1!A2, ‘Sheet Moi’!B2…

• Tham chiếu đến địa chỉ WorkBook khác:
– [<tên workbook>]<tên sheet >!<tên địa chỉ ô>
– Ví dụ: [Bai2.xlsx]Sheet2!A$2
– Địa chỉ hỗn hợp:
– Đánh địa chỉ tuyệt đối theo hàng hoặc theo cột:

– Ví dụ: A$1,$C2


HÀM TOÁN HỌC
• Hàm được lập trình có sẵn nhằm thực hiện
chức năng nào đó mà toán tử đơn giản
không thực hiện được
• Cú pháp của hàm:
= tenham(đối số…..)
– Tên hàm viết liền, có thể viết hoa hoặc thường

– Đối số có thể là giá trị, địa chỉ ô hoặc một dãy ô


CÁCH DÙNG HÀM
• Cách 1: gõ trực tiếp tên hàm vào ô cần tính
– Gõ dấu =, sau đó gõ tên hàm

• Cách 2:
– Vào ribbon Fomulas
– Nhấn chọn Insert Function

– Chọn function cần tính và nhập các ô tham chiếu
giá trị


CÁCH DÙNG HÀM
• Cách 3:
– Vào ribbon Fomulas
– Nhấn chọn các function trên menu


HÀM TOÁN HỌC
• ABS(x)
– Là hàm lấy giá trị tuyệt đối
– Cú pháp: ABS(number)
• Number: là một số thực

– Ví dụ: abs(-4) = 4



HÀM TOÁN HỌC
• ACOS(x)
– Là hàm trả về giá trị arcosin của một số. Góc được
trả về tính bằng radian phạm vi từ 0 đến pi
– Cú pháp: ACOS(number)
• Number: là cosin của một góc. Giá trị từ -1 đến 1.
Công thức

Mô tả

Kết quả

=ACOS(-0.5)

Arccosin của -0,5 theo
đơn vị radian, 2*pi/3

2,094395102

=ACOS(-0.5)*180/PI()

Arccosin của -0,5 theo
đơn vị độ

120

=DEGREES(ACOS(0.5))

Arccosin của -0,5 theo
đơn vị độ


120


HÀM TOÁN HỌC
• ASIN(x)
– Là hàm trả về giá trị arcsin của một số. Góc được
trả về tính bằng radian phạm vi từ 0 đến pi

• ATAN(x)
– Là hàm trả về giá trị arctang của một số. Góc được
trả về tính bằng radian phạm vi từ -pi/2 đến pi/2


HÀM TOÁN HỌC
• COS(x)
– Là hàm trả về giá trị cosin của một góc.
– Cú pháp: COS(number)
• Number: góc tính bằng radian.

• SIN(x)
– Hàm trả về giá trị sin của một góc

• TAN(x)
– Hàm trả về giá trị tang của một góc


HÀM TOÁN HỌC
• DEGREES
– Là hàm đổi radian sang độ.

– Cú pháp: DEGREES(angle)
• angle: góc tính bằng radian.

• PI
– Hàm trả về số 3,14159265358979
– Cú pháp: PI()


HÀM TOÁN HỌC
• EXP
– Là hàm trả về lũy thừa cơ số e với số mũ nào đó.
– e = 2,71828182845904

– Cú pháp: EXP(number)

• LN

• number: số mũ.

– Là hàm trả về lô-ga-rít của một số.
– Cú pháp: LN(number)

• number: số thực dương mà cần tính lôgarit cơ số e


HÀM TOÁN HỌC
• LOG10
– Là hàm trả về lô-ga-rít cơ số 10 của một số.
– Cú pháp: LOG10(number)


• number: số cần tính lôgarit.

• LOG
– Là hàm trả về lô-ga-rít của một số.
– Cú pháp: LOG(number, [base])

• number: số thực dương mà cần tính lôgarit
• [base]: cơ số của lôgarit


HÀM TOÁN HỌC
• SQRT
– Là hàm trả về căn bậc 2 của một số dương.
– Cú pháp: SQRT(number)

• number: số dương cần tính căn bậc 2.

• POWER
– Là hàm trả về kết quả của một số được nâng theo một lũy thừa.
– Cú pháp: POWER(number, power)
• number: số cơ sở
• power: số mũ


HÀM TOÁN HỌC
• MOD
– Trả về số dư sau khi chia một số cho ước số. Kết quả có cùng dấu với
ước số.
– Cú pháp: MOD(number, divisor)
• number: Số mà cần tìm số dư.

• divisor: Số mà chia số cho nó.
Công thức

Mô tả

Kết quả

=MOD(3, 2)

Số dư của 3/2

1

=MOD(-3, 2)

Số dư của -3/2. Dấu sẽ giống như dấu của số chia

1

=MOD(3, -2)

Số dư của 3/-2. Dấu giống với dấu của số chia

-1

=MOD(-3, -2)

Số dư của -3/-2. Dấu giống với dấu của số chia

-1



HÀM TOÁN HỌC
• CEILING
– Là hàm trả về số được làm tròn lên, xa số 0.
– Cú pháp: CEILING(number, significance)
• Number: giá trị số cần làm tròn
• Significance: bội số mà bạn muốn làm tròn đến
Công thức

Mô tả

Kết quả

=CEILING(2.5, 1)

Làm tròn 2,5 lên đến bội số gần nhất của 1

3

=CEILING(-2.5, -2)

Làm tròn -2,5 lên đến bội số gần nhất của -2

-4

=CEILING(-2.5, 2)

Làm tròn -2,5 lên đến bội số gần nhất của 2


?
-2

=CEILING(1.5, 0.1)

Làm tròn 1,5 lên đến bội số gần nhất của 0,1

?
1,5


HÀM TOÁN HỌC
• FLOOR
– Là hàm trả về số được làm tròn xuống, tiến tới số 0.
– Cú pháp: FLOOR(number, significance)
• Number: giá trị số cần làm tròn
• Significance: bội số mà bạn muốn làm tròn đến
Công thức

Mô tả

Kết quả

=FLOOR(3.7,2)

Làm tròn 3,7 xuống đến bội số gần nhất của 2.

2

=FLOOR(-2.5,-2)


Làm tròn -2,5 xuống đến bội số gần nhất của -2.

-2

=FLOOR(2.5,-2)

Trả về lỗi, vì 2,5 và -2 trái dấu.

#NUM!

=FLOOR(1.58,0.1)

Làm tròn 1,58 xuống đến bội số gần nhất của 0,1.

1,5

=FLOOR(0.234,0.01)

Làm tròn 0,234 xuống đến bội số gần nhất của
0,01.

0,23


HÀM TOÁN HỌC
• EVEN
– Là hàm trả về số được làm tròn đến số nguyên chẵn gần nhất.
– Cú pháp: EVEN(number)
• Number: giá trị số cần làm tròn


Công thức

Mô tả

Kết quả

=EVEN(1.5)

Làm tròn 1,5 tới số nguyên chẵn gần
nhất

2

=EVEN(3)

Làm tròn 3 tới số nguyên chẵn gần nhất

4

=EVEN(2)

Làm tròn 2 tới số nguyên chẵn gần nhất

2

=EVEN(-1)

Làm tròn -1 tới số nguyên chẵn gần nhất


-2


HÀM TOÁN HỌC
• ODD
– Là hàm trả về số được làm tròn đến số nguyên lẻ gần nhất.
– Cú pháp: ODD(number)
• Number: giá trị số cần làm tròn
Công thức

Mô tả

Kết quả

=ODD(1,5)

Làm tròn 1,5 lên đến số nguyên lẻ gần nhất.

?
3

=ODD(3)

Làm tròn 3 lên đến số nguyên lẻ gần nhất.

?
3

=ODD(2)


Làm tròn 2 lên đến số nguyên lẻ gần nhất.

?
3

=ODD(-1)

Làm tròn -1 lên đến số nguyên lẻ gần nhất.

?
-1

=ODD(-2)

Làm tròn -2 lên (ra xa số 0) đến số nguyên lẻ gần
nhất.

?
-3


HÀM TOÁN HỌC
• INT
– Là hàm trả về số được làm tròn đến số nguyên gần nhất.
– Cú pháp: INT(number)
• Number: giá trị số cần làm tròn

• ROUND
– Làm tròn một số tới một chữ số đã xác định.
– Cú pháp: ROUND(number, num_digits)

• number: giá trị số cần làm tròn
• num_digits: số chữ số làm tròn


HÀM TOÁN HỌC
• ROUND
Công thức

Mô tả

Kết quả

=ROUND(2.15, 1)

Làm tròn 2,15 tới một vị trí thập phân

?
2,2

=ROUND(2.149, 1)

Làm tròn 2,149 tới một vị trí thập phân

?
2,1

=ROUND(-1.475, 2)

Làm tròn -1,475 tới hai vị trí thập phân


?
-1,48

=ROUND(21.5, -1)

Làm tròn 21,5 đến một vị trí thập phân về bên trái
của dấu thập phân

?
20

=ROUND(626.3,-3)

Làm tròn 626,3 về bội số gần nhất của 1000

?
1000

=ROUND(1.98, -1)

Làm tròn 1,98 về bội số gần nhất của 10

?
0

=ROUND(-50.55, -2)

Làm tròn -50,55 về bội số gần nhất của 100

?

-100


HÀM TOÁN HỌC
• MAX
– Là hàm trả về giá trị lớn nhất trong tập dữ liệu.
– Cú pháp: MAX(number1, [number2], ...)
• Number1,number2,….number255: giá trị số cần tìm giá trị lớn nhất

• MIN
– Là hàm trả về giá trị nhỏ nhất trong tập dữ liệu
– Cú pháp: MIN(number1, [number2], ...)
• Number1,number2,….number255: giá trị số cần tìm giá trị nhỏ nhất


HÀM TOÁN HỌC
• LARGE
– Là hàm trả về giá trị lớn thứ k của tập giá trị.
– Cú pháp: LARGE(array, k)
• array: mảng hoặc phạm vi dữ liệu cần tìm giá trị lớn thứ k
• k: vị trí (tính từ lớn nhất)

• SMALL
– Là hàm trả về giá trị nhỏ thứ k trong tập dữ liệu
– Cú pháp: SMALL(array, k)
• array: mảng hoặc phạm vi dữ liệu cần tìm giá trị lớn thứ k

• k: vị trí (tính từ nhỏ nhất)



HÀM TOÁN HỌC
• RANK
– Là hàm trả về thứ hạng của một số trong danh sách các số. Thứ hạng
của số là kích thước của nó trong tương quan với các giá trị khác trong
danh sách.
– Cú pháp: RANK(number,ref,[order])
• Number: Số mà bạn muốn tìm thứ hạng của nó
• ref: Một mảng hoặc tham chiếu tới một danh sách các số
• [order]: nếu là 0 hoặc bỏ qua lấy thứ hạng theo thứ tự giảm dần.
Ngược lại là theo thứ tự tăng dần


×