Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoại khóa trải nghiệm di sản văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.35 MB, 61 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh về tất cả các mặt như đức, trí,
thể, mỹ đồng thời gìn giữ và phát huy giá trị của di sản văn hoá và truyền thống tốt
đẹp dân tộc Việt Nam, ngày 26 tháng 8 năm 2016 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban
hành Chỉ thị Số: 3031/QĐ-BGDĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 - 2017
trong đó chỉ thị nêu rõ “Giáo dục phổ thông chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống,
kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng”. Đồng
thời Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có kế hoạch
hướng dẫn đưa Giáo dục Di sản vào nội dung dạy học ở trường phổ thông, từ đó
thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện đa dạng hóa các hình thức
dạy học, khuyến khích học sinh tham gia trải nghiệm sáng tạo “Sử dụng di sản văn
hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm GDTX nhằm hình thành và nâng
cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa; rèn luyện
tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện;
góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng
khiếu, tài năng của học sinh”( Trích hướng dẫn sử dung dạy học di dản trong
trường Phổ thông 2013).
Nhận thức vai trò và tầm quan trọng của chủ trương này, trong những năm
gần đây Sở giáo dục và đào tạo Nghệ an đã chỉ đạo các trường THPT trên địa bàn
tỉnh đa dạng hóa hình thức dạy học tăng cường hoạt động trải nghiệm, tổ chức dạy
học gắn liền với di sản văn hóa:“Khuyến khích các tổ chức hoạt động trải nghiệm
phù hợp với chương trình giáo dục và đặc điểm tâm lý học sinh, giúp học sinh
hứng thú học tập rèn luyện kỹ năng sống, ý thức chấp hành pháp luật; bổ sung các
hiểu biết về giá trị truyền thống văn hóa dân tộc và trên toàn thế giới”.(Trích
hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2017 -2018).
Nhiều trường THPT trên toàn tỉnh nói riêng và trong cả nước nói chung đã tổ
chức các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh phát triển tư duy, khả năng quan sát,
xử lí thông tin, trau dồi kỹ năng sống để hoàn thiện nhân cách, đáp ứng được yêu
cầu về phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Đặc biệt là
khuyến khích giáo dục trải nghiệm di sản, tiếp thu những giá trị văn hóa lịch sử


thực tế, từ đó các em bổ sung vào hành trang tri thức của mình.
Giáo dục ý thức bảo vệ di sản cho học sinh đặc biệt là di sản văn hoá cũng là
một trong 5 nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Phong trào “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” mặc dù có những kết quả khả quan
nhưng bên cạnh đó có lúc, có nơi còn mang tính hình thức, chưa thực sự đi vào đời
sống giáo dục một cách sâu sát. Việc sử dụng các hình thức dạy học, tổ chức các
hoạt động giáo dục với di sản còn đơn điệu, thiếu sự linh hoạt và sáng tạo nên hiệu
quả chưa cao, các hoạt động ngoại khóa chưa được chú trọng về chiều sâu.
1


Trải nghiệm di sản văn hóa là hoạt động ngoại khóa thực tế hấp dẫn đối với
học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng. Mục đích của hoạt động trải
nghiệm di sản văn hóa là các em được tìm hiểu các di tích lịch sử cách mạng, bảo
tàng lịch sử, địa chỉ đỏ phong trào cách mạng, làng nghề truyền thống, di tích danh
nhân... từ đó các em áp dụng những điều được trải nghiệm vào chính cuộc sống
của mình. Đây được coi là chìa khóa thực hiện học đi đôi với hành, giải quyết các
vấn đề thực tiễn của cuộc sống. Thông qua hoạt động trải nghiệm, các em suy nghĩ
về những gì trải nghiệm, phát triển kỹ năng phân tích, khái quát hoá các kinh
nghiệm có được, tạo cơ hội cho học sinh có kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết
định dựa trên những tri thức và ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm. Có thể nói
hoạt động ngoại khóa trải nghiệm di sản còn là chiếc cầu nối giúp học sinh thẩm
thấu một cách cặn kẽ, hiệu quả văn hóa, lịch sử của địa phương mình.
Nội dung hoạt động ngoại khóa rất phong phú và đa dạng như: giáo dục pháp
luật, kỹ năng sống, giáo dục đạo đức…Bằng các hình thức khác nhau: sân khấu
hóa, câu lạc bộ, hỏi đáp, tham quan trải nghiệm… Nhờ đó các kiến thức tiếp thu
trên lớp có cơ hội được áp dụng, mở rộng thêm trên thực tế, đồng thời có tác dụng
nâng cao hứng thú học tập nội khóa.
Trong nhiều hình thức hoạt động ngoại khóa nói trên, bản thân tôi nhận thấy

việc chọn di sản văn hóa để học sinh tham quan trải nghiệm nhằm giáo dục đạo
đức cho các em là một việc làm thiết thực. Qua đây, nhằm giáo dục ḷòng tự hào dân
tộc, tình yêu quê hương đất nước, cùng ra sức tuyên truyền để chung tay bảo vệ
các di sản văn hóa như bảo vệ linh hồn của dân tộc.
Là giáo viên bộ môn GDCD đồng thời là giáo viên chủ nhiệm qua nhiều năm
công tác bản thân có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy cũng như tổ chức
hoạt động ngoại khóa và từ năm 2016 đến 2019 tôi đã phối hợp với các tổ chức
trong nhà trường tổ chức các đợt hoạt động ngoại khóa tham quan trải nghiệm di
sản văn hóa địa phương. Những hoạt động ngoại này đã được sự đồng thuận và tạo
điều kiện của BGH nhà trường, sự phối hợp hỗ trợ nhiệt tình của các tổ chức đoàn
thể, các đồng nghiệp và đặc biệt là sự quan tâm ủng hộ của hội cha mẹ học sinh.
Nhờ thế, các hoạt động ngoại khóa tham quan trải nghiệm di sản thực sự có hiệu
quả cao và được các trường bạn chia sẻ học hỏi.
Trong quá trình thực hiện hoạt động ngoại khóa tham quan trải nghiệm di sản
văn hóa tôi nhận thấy học sinh tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo và rất hứng
thú. Để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh ở
trường THPT nói chung và trường THPT Tân Kỳ nói riêng, tôi đã mạnh dạn xây
dựng sáng kiến kinh nghiệm hoạt động ngoại khóa với đề tài:“Giáo dục đạo đức
cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoại khóa trải nghiệm di sản văn hóa
trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Đây là một số kinh nghiệm của bản thân và bước đầu
thực hiện vì vậy không tránh khỏi những sai sót, kính mong sự giúp đỡ đóng góp
của đồng nghiệp.
2


II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thông qua các hình thức tổ chức dạy học trên lớp, ngoại khóa tham quan trải
nghiệm di sản văn hóa địa phương nhằm mục đích:
- Rèn luyện cho học sinh tập dượt nghiên cứu, quan sát trực tiếp “sinh động”
cuộc sống xung quanh các em.

- Cung cấp tri thức, kỹ năng, bồi dưỡng thái độ, hình thành, phát triển năng
lực, phẩm chất đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh.
- Giáo dục truyền thống tự hào dân tộc, tình yêu và trách nhiệm đối với quê
hương, Tổ quốc; Giáo dục những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam trong giai
đoạn mới.Giáo dục ý thức bảo vệ, quảng bá những di sản của tỉnh nhà nói riêng và
của đất nước nói chung cho cộng đồng trong nước và quốc tế.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Các di sản về quê hương Tân Kỳ, Nghệ An:
- Di tích lịch sử cấp quốc gia KM số 0, đường Hồ Chí Minh huyền thoại
(Thị trấn Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An).
- Di tích lịch sử cấp quốc gia Truông Bồn (Xã Mĩ Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh
Nghệ An).
- Làng nghề dệt thổ cẩm Thái Minh (Xã Tiên kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh nghệ
An).
- Làng nghề đan lát Thanh Tân ( Xã Kỳ Tân, huyện Tân Kỳ, tỉnh nghệ An).
IV. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu trong thời gian 3 năm:
- Năm học 2016- 2017;
- Năm học 2017- 2018;
- Năm học 2018-2019.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu lý luận.
- Nghiên cứu thực tiễn.
- Thu thập thông tin, tìm hiểu thực tế
- Xử lý, tổng hợp thông tin, khái quát, rút ra kết luận và đề ra giải pháp phù
hợp.
- Thể nghiệm đề tài vào thực tiễn và tiếp tục bổ sung hoàn thiện.
3



PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.Tổng quan chung về di sản văn hóa
Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Di sản văn hóa là di sản của các hiện
vật vật lý và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ
các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau. Di sản
văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác
phẩm nghệ thuật, và các hiện vật), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian,
truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có
tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học).
Luật Di sản văn hóa của Việt Nam đã xác định:“Di sản văn hóa Việt Nam là tài
sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn
hóa nhân loại có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân
dân ta”.
Di sản văn hóa được hiểu như là tài sản, là báu vật của thế hệ trước để lại cho
thế hệ sau, gồm các tác phẩm nghệ thuật dân gian, công trình kiến trúc, tác phẩm
điêu khắc, tác phẩm văn học “Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể
và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam”(Trích Luật Di sản văn hóa).
Văn hóa vật thể là các giá trị văn hóa tồn tại một cách hữu linh, con người có thể
nhận biết một cách cảm tính, trực tiếp qua các giác quan ( cung điện, chùa tháp,
hiện vật trưng bày trong bảo tàng, thắng cảnh thiên nhiên…) có giá trị văn hóa,
lịch sữ, khoa học được cộng đồng dân tộc, nhân loại thừa nhận.
Văn hóa phi vật thể là các sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sữ, văn hóa, khoa học
được lưu giữu bằng trí nhớ, chữ viết và được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề,
trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác. Bao gồm tiếng nói, chữ viết,
tác phẩm văn hóa nghệ thuật, khoa học, ngữ văn, truyền miệng diễn xướng, dân
gian lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công, tri thức về y, dược học
cổ truyền, văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những trí thức

dân gian khác.(Theo luật di sản văn hóa).
2.Tổng quan chung về hoạt động trải nghiệm
Theo ThS. Bùi Ngọc Diệp trong bài viết “Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng
tạo trong nhà trường phổ thông”, đã đưa ra quan niệm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo
trong nhà trường phổ thông: “Các em được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá
trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động
phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân; các em được trải nghiệm, được bày
tỏ quan điểm, ý tưởng; được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự
khẳng định
4


bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm
mình và của bạn bè.”

Xác định tầm quan trọng của hoạt động TNST trong dạy học, Nghị quyết Hội nghị trung
ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có đề cập đến vấn đề tổ
chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh là một phương pháp dạy học tích cực
trong quá trình dạy học. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo bản chất là những hoạt động giáo
dục nhằm hình thành và phát triển cho học sinh phẩm chất tư tưởng, ý chí tình cảm, giá trị và
kĩ năng sống và những năng lực cần có của con người trong xã hội hiện đại.
Trong Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Việt Nam sau 2015, cũng đề cập đến 8 lĩnh vực học tập chủ
chốt và hoạt động giáo dục với tên gọi hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Trong đó, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động
mới với cả 3 cấp học, được phát triển từ các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa của ch ương trình hiện
hành được thiết kế thành các chuyên đề tự chọn nhằm giúp học sinh phát triển các năng lực, kỹ năng, niềm tin, đạo đức…nhờ vận
dụng những tri thức, kiến thức, kỹ năng đã học được từ nhà trường và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống
một cách sáng tạo thông qua các hình thức và phương pháp chủ yếu như: tham quan, thực địa, câu lạc bộ, hoạt động xã hội, tình
nguyện, diễn đàn, giao lưu, hội thảo, trò chơi, cắm trại, thực hành lao động. Điều này cho thấy tầm quan trọng của hoạt động trải
nghiệm sáng tạo cũng như định hướng đổi mới mạnh mẽ hoạt động này ở trường phổ thông trong giai đoạn tới.


3. Hoạt động ngoại khóa trải nghiệm di sản văn hóa địa phương
Trong giáo dục học nói chung cũng như trong lí luận dạy học các môn học
nói riêng, hoạt động ngoại khóa luôn luôn được coi là một hoạt động hết sức quan
trọng. Ngoại khóa là một hoạt động có mối quan hệ gắn bó khăng khít với chính
khóa, bổ sung và nâng cao chất lượng của chính khóa lên một bước.
Hoạt động ngoại khóa là những hoạt động được thực hiện ngoài giờ học, tuỳ
thuộc vào hứng thú, sở thích, nguyện vọng của mỗi học sinh trong khuôn khổ khả
năng và điều kiện tổ chức có được của nhà trường.
Hoạt động ngoại khóa có thể được tổ chức dưới nhiều dạng: dạng tập thể,
dạng nhóm theo năng khiếu, dạng thường kì hay đột xuất nhân những dịp kỉ niệm
hay lễ hội.
Ví dụ: cắm trại chào mừng ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, thành
lập Đoàn TNCS HCM...; học nhảy cuối tuần; nữ công...Và có thể được tổ chức
theo những hình thức như: câu lạc bộ môn học; diễn đàn; hội thi; trò chơi v.v...
Như vậy, hoạt động ngoại khóa là một thuật ngữ dùng để chỉ các hình thức
hoạt động nằm ngoài chương trình học chính khóa, kết hợp dạy học với vui chơi,
nhằm mục đích gắn việc giảng dạy, học tập trong nhà trường với thực tế xã hội.
Ngoại khóa trải nghiệm di sản là một trong những hình thức tổ chức hoạt
động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông.
5


Tham quan ngoại khoá, trải nghiệm di sản có một vị trí quan trọng trong dạy
học ở trường phổ thông. Những dấu vết, hiện vật tại di sản không chỉ có tác dụng
cụ thể hoá kiến thức môn học, mà còn để lại một ấn tượng mạnh mẽ, nâng cao
hứng thú học tập và rèn luyện kỹ năng quan sát, tư duy của học sinh. Mục đích của
tham quan trải nghiệm di sản là các em được tìm hiểu, học hỏi kiến thức, tiếp xúc
với di tích lịch sử, làng nghề giúp các em có kinh nghiệm thực tế từ đó áp dụng
những điều học hỏi vào cuộc sống của chính mình.
Nội dung tham quan trải nghiệm di sản có tính giáo dục tổng hợp đối với học

sinh: Giáo dục lòng tự hào dân tộc, truyền thống uống nước nhớ nguồn, tình yêu
quê hương, giáo dục đức tính cần cù, chịu khó yêu nước, nhân ái, kiên trì, giản dị,
tinh thần tự học.
Tổ chức tham quan ngoại khoá, trải nghiệm di sản cho học sinh là hình thức
phổ biến, có hiệu quả trong các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông. Hình thức
này có thể áp dụng cho học sinh các khối ở cả cấp Tiểu học, THCS và THPT. Song
việc tổ chức học sinh tham quan ngoại khoá, trải nghiệm di sản đòi hỏi phải bỏ
nhiều công sức để chuẩn bị và tiến hành. Về thời điểm tổ chức, có thể tiến hành
vào đầu năm học hoặc nhân dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm như ngày thành
lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12), ngày thành lập Đảng (03/02), kỉ niệm
ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5)… ngày truyền thống của quê hương.
Như vậy, ngoại khóa tham quan trải nghiệm di tích lịch sử, văn hóa làng nghề
truyền thống là hình thức thực tế hấp dẫn đối với học sinh, là hoạt động rất bổ ích,
không thể thiếu trong chương trình giáo dục của các trường. Đây cũng là dịp để
các em giao lưu, chia sẻ tình cảm với bạn bè và thầy cô giáo, giúp các em tiếp thu
những giá trị văn hóa lịch sử từ thực tế, từ đó các em bổ sung vào hành trang tri
thức của mình.
Ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa trải nghiệm di sản
Giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức: Di sản văn
hóa là phương tiện quan trọng giúp học sinh rèn một số kỹ năng học tập như kỹ
năng quan sát, thu thập, xử lý thông tin, thảo luận nhóm, qua đó tự chiếm lĩnh kiến
thức cần thiết thu được trong quá trình tiếp cận với di sản; kỹ năng vận dụng kiến
thức đã học để giải thích những hiện tượng, sự vật có trong các di sản văn hóa.
Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh: Trong quá trình tiếp cận với di
sản văn hóa theo sự hướng dẫn của giáo viên, các hiện tượng sự vật, các giá trị ẩn
chứa trong di sản sẽ được các em tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm. Những điều
tưởng như quen thuộc sẽ trở nên hấp dẫn hơn, sống động hơn và học sinh sẽ có
hứng thú với chúng, từ đó các em có được động cơ học tập đúng đắn, trở nên tích
cực và phấn đấu tiếp nhận kiến thức mới cũng như có thái độ và hành vi thân thiện,
bảo vệ di sản tốt hơn.


6


Phát triển trí tuệ của học sinh: Trong quá trình học tập, trí tuệ của học sinh
được phát triển nhờ sự tích cực hóa các mặt khác nhau của hoạt động tư duy, nhờ
việc tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển khác nhau của hoạt động
tâm lí: tri giác, biểu tượng, trí nhớ.
Góp phần phát triển một số kỹ năng sống ở học sinh: Dạy học với di sản tạo
điều kiện phát triển một số kỹ năng sống như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng
nghe tích cực, kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tư duy
phê phán, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng quản lý
thời gian, kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin…
Giáo dục nhân cách học sinh: Di sản văn hóa là một trong những phương tiện
dạy học đa dạng sống động nhất. Ẩn chứa trong di sản là những giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác nên nó có khả năng
tác động mạnh mẽ đến học sinh.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Một số di sản văn hóa tiêu biểu của Nghệ An
Nghệ An là vùng đất có bề dày lịch sử và giàu truyền thống văn hóa. Hiện
nay Nghệ An có 1.395 di tích đã được kiểm kê, phân cấp quản lý, trong đó có 375
di tích, danh thắng được xếp hạng, gồm 3 di tích Quốc gia đặc biệt, 137 di tích
Quốc gia và 235 di tích cấp tỉnh. Các di tích lịch sử ở Nghệ An được chia làm 3
loại: Di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng và di tích lưu niệm danh nhân.
Di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu có đền Cuông, đền thờ Mai Thúc Loan, đền
Bạch Mã, đền thờ Nguyễn Xí, núi Lam Thành, núi Dũng Quyết – Phượng Hoàng
Trung Đô, thành Cổ Vinh… Di tích lịch sử Nghệ An phản ánh lịch sử đấu tranh
dựng nước và giữ nước của người dân xứ Nghệ trong từng giai đoạn lịch sử của
dân tộc, đồng thời qua hệ thống di tích này, du khách có thể hiểu và khẳng định vai
trò, vị trí của Nghệ An trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Di tích cách mạng là di tích ghi dấu những cơ sở cách mạng, những phong
trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Nghệ An dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Tiêu biểu cho loại hình di tích này ở Nghệ An là hệ thống di tích Xô
Viết Nghệ Tĩnh; những di tích thời kỳ chống Mỹ cứu nước như Truông Bồn, cột
mốc số KM0 – đường Hồ Chí Minh.
Di tích lưu niệm danh nhân là những di tích về danh nhân đã có nhiều cống
hiến xuất sắc cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong số hàng chục di
tích lưu niệm danh nhân trên địa bàn tỉnh, tiêu biểu là Khu di tích lưu niệm Chủ
tịch Hồ Chí Minh ở Kim Liên, Nam Đàn; nhà cụ Phan Bội Châu ở Nam Đàn; nhà
đồng chí Lê Hồng Phong ở Hưng Nguyên; nhà đồng chí Phan Đăng Lưu ở Yên
Thành; nhà thờ cụ Hồ Tùng Mậu ở Quỳnh Lưu…
Bên cạnh đó nghệ An cũng có có gần 1000 di sản văn hóa phi vật thể:
7


Lễ hội: 92 di sản
- Tiếng nói, chữ viết: 28 di sản
- Nghề thủ công truyền thống: 93 di sản
- Nghệ thuật trình diễn dân gian: 111 di sản
- Ngữ văn dân gian: 122 di sản
- Tập quán xã hội: 235 di sản.
2. Một số di sản trên địa bàn huyện Tân Kỳ
- Cây sanh ngàn năm tuổi ở bản Kẻ Mui xã Giai Xuân huyện Tân Kỳ.
- Cột mốc Km số 0 Huyện Tân Kỳ - Di tích lịch sử Quốc gia.
- Đình Dương Hạp xã Nghĩa Dũng - Tân Kỳ.
- Dệt thổ cẩm truyền thống ở bản Thái Minh xã Tiên Kỳ huyện Tân Kỳ.
- Đình Làng Sen xã Nghĩa Đồng - Huyện Tân Kỳ.
Những di sản văn hóa phong phú và đa dạng nói trên là điều kiện thuận lợi để
các trường lựa chọn tổ chức cho học sinh tham quan trải nghiệm sáng tạo. Với
trường THPT Tân Kỳ, chúng tôi tổ chức cho các em tham quan trải nghiệm những

di tích lịch sử tiêu biểu và làng nghề thủ công truyền thống. Qua hoạt động trải
nghiệm học sinh rút ra cho mình nhiều bài học thực tiễn bổ ích và sống động.
3. Thực trạng tổ chức ngoại khóa ngoại khóa trải nghiệm di sản ởc trường
THPT nói chung và trường THPT Tân Kỳ nói riêng
Hoạt động ngoại khóa đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ trợ kiến
thức, bổ sung các kỹ năng và kinh nghiệm sống cho học sinh, giúp học sinh phát
triển toàn diện và trở thành những con người có ích cho xã hội.
Trong những năm gần đây nhiều trường THPT trên toàn tỉnh đã tổ chức một
số hoạt động ngoại khóa cho học sinh với nội dung khá phong phú và đa dạng như
giáo dục pháp luật, giáo dục KNS, giáo dục đạo đức, văn học dân gian...bằng nhiều
hình thức khác nhau: tham quan trải nghiệm, câu lạc bộ, sân khấu hóa...Những
hoạt động ngoại khóa đó đã thực sự gây hứng thú cho phần lớn các học sinh tham
gia.
Tuy nhiên trên thực tế, có nhiều trường chưa quan tâm nhiều đến tố chức các
hoạt động ngoại khóa, xem hoạt động ngoại khoá một hoạt động phụ, hoạt động
giải trí, học sinh tham quan với ý thức chơi nhiều hơn là học vì thế chưa được chú
trọng đầu tư và mang hiệu quả giáo dục như mong muốn.
Hoạt động ngoại khóa trải nghiệm di sản đã được nhiều trường thực hiện
nhưng chủ yếu học sinh tìm hiểu qua sách vở, mạng internet mà chưa được trải
nghiệm thực sự. Nhiều trường chưa quan tâm đúng mức hoạt động trên vì nhiều lí
do khác nhau như mất nhiều thời gian từ công tác chuẩn bị, lập kế hoạch, tốn kém
8


kinh phí, khó quản lí học sinh v.v. Bên cạnh đó một số trường có quan điểm ngoại
khóa tham quan trải nghiệm là phải đi thật xa, tìm những cái mới lạ. Hơn nữa, tâm
lí của học sinh, các em thường có suy nghĩ những cái quen thuộc xung quanh mình
các em đã quá hiểu biết không cần phải khám phá ý nghĩa sâu xa của nó.
Chính vì những nguyên nhân trên làm cho hoạt động ngoại khóa trải nghiệm
di sản chưa thực sự đi vào chiều sâu và chưa đạt kết quả như mong muốn.

Đối với trường THPT Tân Kỳ chúng tôi, hoạt động ngoại khóa nói chung và
trải nghiệm di sản nói riêng luôn được nhà trường quan tâm và đầu tư đúng mức.
Các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường được tổ chức phong phú và đa dạng cả
về nội dung lẫn hình thức. Đặc biệt với hoạt động giáo dục trải nghiệm di sản được
ban giám hiệu nhà trường quan tâm tạo điều kiện cả vật chât lẫn tinh thần để đạt
hiệu quả cao nhất.
Thời gian qua, hoạt động trải nghiệm giáo dục di sản địa phương thông qua
các địa chỉ đỏ và trải nghiệm làng nghề luôn được học sinh hưởng ứng rất nhiệt
tình, thích thú và học tập một cách nghiêm túc, tích cực, chủ động, sáng tạo. Hơn
nữa, hoạt động này được sự đồng thuận cao của phụ huynh và đồng nghiệp. Đây là
động lực to lớn giúp chúng tôi từng bước khắc phục được những khó khăn trên để
thực hiện thành công hoạt động ngoại khóa.
Sau 3 năm nghiên cứu và đưa vào ứng dụng thực tế, hoạt động ngoại khóa
giáo dục di sản tại trường chúng tôi đã đạt kết qủa khả quan, được các đồng chí
trong BGH, hội đồng nhà trường, học sinh ghi nhận. Để hoạt động mang tính giáo
dục sâu rộng, nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh chúng tôi đã phối hợp với các tổ
chức Đoàn đưa nội dung này vào hoạt động ngoại khóa hàng năm vào tháng 12
chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và tháng 4 chào mừng kỷ
niệm 30/4 miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước.
Với sự giúp đỡ của BGH nhà trường, các đồng chí giáo viên cùng các em học
sinh, hoạt động ngoại khóa với chủ đề :“Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
thông qua hoạt động ngoại khóa trải nghiệm di sản văn hóa địa trên địa bàn
tỉnh Nghệ An”đã thành công ngoài mong đợi. Hoạt động ngoại khóa này nhằm
giúp học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về giá trị lịch sử của quê hương, tăng thêm lòng
tự hào về địa phương mình từ đó có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
Chúng tôi xây dựng đề tài này với mong muốn sẻ chia sẻ một số kinh nghiệm qua
hoạt động ngoại khoá trải nghiệm để bạn bè đồng nghiệp cùng tham khảo, vận
dụng linh hoạt vào thực tế ở đơn vị, địa phương mình.

9



III. “GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA HOẠT
ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRẢI NGHIỆM DI SẢN VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NGHỆ AN”.
1. Giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn” thông qua trải nghiệm
di sản văn hóa Km số 0 huyện Tân Kỳ.
1.1 Truyền thống “uống nước nhớ nguồn”
Truyền thống “uống nước nhớ nguồn” là một đạo lý mang tính nhân văn sâu
sắc. Luôn biết ơn những thành quả lao động, những cống hiến của người đi trước là
một triết lý sống vô cùng cao đẹp. Điều đó được cha ông ta răn dạy từ ngàn đời và
sẽ còn được lưu giữ, phát huy mãi cho hôm nay và mai sau.
Truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" từ xưa cho đến nay đã đi vào chính đời
sống và trở thành nét đẹp trong phẩm chất của người Việt. Và để có được cuộc
sống ấm no như ngày hôm nay, ngày trước cha ông ta cũng đã phải đổ biết bao mồ
hôi xương máu thì mới có thể giữ được sự bình yên cho nước nhà.
Thế hệ đi trước đã không quản khó khăn gian khổ thậm chí là cả tính mạng để
bảo vệ non sông đất nước ta. Chúng ta - thế hệ trẻ hiện nay được sống trong niềm
vui tự do, độc lập thì phải nhớ ơn đến những người đã ngã xuống. Thế hệ trẻ hiện
nay phải am hiểu lịch sử, am hiểu không chỉ là biết rồi để đó mà thông qua kiến
thức lịch sử, ta thêm được sự tự hào cũng như phải biết ơn thế hệ cha anh đi trước.
Có như vậy mới tiếp thêm cho ta sức mạnh, bản lĩnh, ý chí để sống sao cho không
phụ lòng mong mỏi của thế hệ đi trước.
Để giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn” trong phạm vi sáng kiến
chúng tôi cho học sinh tham quan quan trải nghiệm di sản văn hóa Km số 0 huyện
Tân Kỳ. Đến đây các em hiểu biết hơn di tích lịch sử quốc gia nơi khởi đầu con
đường Hồ Chí Minh huyền thoại từ đó tự hào về khí thế chiến đấu kiên cường bất
khuất của cha anh mình. Qua hoạt động trải nghiệm mỗi em rút ra cho mình được
những bài học, bồi đắp thêm hành trang tri thức trong cuộc sống.
Hiểu biết chung về di sản văn hóa Km số 0

Km số 0 tọa lạc giữa thị trấn Lạt, nằm ngay cạnh con đường huyền thoại Hồ Chí
Minh. Ngày 19/5/1959, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định tổ chức
tuyến giao liên vận tải quân sự dọc Trường Sơn, từ Bắc vào Nam, mang tên Hồ Chí
Minh. Chính vì vậy đường Hồ Chí Minh được khởi nguồn và lấy điểm xuất phát tại
Thị trấn Lạt, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, được đánh dấu bằng cột mốc số
0. Đến hôm nay, mốc Km 0 giờ đã trở thành Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt và
được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, di tích Km số 0 được nâng cấp trở thành
một điểm đến của du khách trong và ngoài nước. Đây cũng là một địa chỉ đáp ứng
nhu cầu giáo dục truyền thống cho các thế hệ hiểu biết thêm về cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc ta.

1
0


Khi cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đi vào giai đoạn quyết định và để
chuẩn bị cho chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất
đất nước, ngày 27/11/1972, cán bộ chiến sĩ Đoàn 559 khởi công xây dựng tuyến
đường vận tải bằng xe cơ giới từ Thị trấn Lạt, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, nối
đến tận Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. “Đường Trường Sơn là một chiến công chói
lọi, trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Đường Trường
Sơn là con đường của ý chí quyết thắng, của lòng dũng cảm và của khí phách anh
hùng. Đó là con đường nối liền Nam - Bắc thống nhất nước nhà, là con đường
tương lai giàu có của Tổ quốc ta. Đó cũng là con đường đoàn kết của các dân tộc,
của ba nước Đông Dương” - Phát biểu của đồng chí Lê Duẩn trong dịp về thăm bộ
đội Trường Sơn năm 1973.
Để có được con đường Trường Sơn với bao chiến thắng hào hùng của một
thời kỳ lich sử và có được như ngày hôm nay đã trải qua một thời kỳ lịch sử lâu dài
với bao nhiêu mồ hôi nước mắt, đánh đổi cả sự hy sinh xương máu của bao lớp cha
anh đi trước. Năm 1954, đất nước ta chia làm hai miền và hai chế độ chính trị xã

hội khác nhau. Miền bắc hoàn toàn giải phóng và đi lên CNXH, đồng thời làm
nhiệm vụ hậu phương lớn cho Miền nam để đánh Mỹ cứu nước.
Từ ngày thành lập đến kết thúc chiến tranh, trên con đường huyền thoại này
bộ đội Trường Sơn đã vận chuyển gần 455 triệu tấn vũ khí, lương thực, đạn dược
và gần 58 triệu tấn xăng dầu chi viện cho miền Nam… góp phần làm nên chiến
thắng lịch sử mùa xuân 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, ngày nay, đường Trường Sơnđường Hồ Chí Minh, được xây dựng trở thành con đường huyết mạch nối liền Bắc
– Nam phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Năm
1989, đường mòn Hồ Chí Minh được xây dựng lại theo tiêu chuẩn quốc gia và gắn
với con đường huyền thoại này là cột mốc số 0. Ngày 27/4/1990, Km 0 được công
nhận là di tích lịch sử quốc gia.
Đại tá Ngân Văn Chài giám đốc bảo tàng đường Hồ Chí Minh cho biết:“Km 0
giờ đã trở thành Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, vì vậy để phát huy những giá trị
di sản của di tích, các cấp, các ngành rất quan tâm. Trong những năm qua, được sự
quan tâm của Nhà nước, di tích Km số 0 được nâng cấp trở thành một điểm đến,
điểm du lịch của du khách trong và ngoài nước. Đây cũng là một địa điểm đáp ứng
nhu cầu giáo dục truyền thống của dân tộc và Bộ đội Trường Sơn để nhân dân ta và
các thế hệ sau này hiểu biết thêm về cuộc kháng chiến chống Mỹ”.

11


Hình: Học sinh tham quan phòng truyền thống tại km số 0

Hình:Học sinh tham quan phòng truyền thống Tân Kỳ
12


1.3 Kết quả trải nghiệm di sản lịch sử Km số 0 huyện Tân Kỳ.
Hoạt động trải nghiệm di sản văn hóa Km số 0 huyện Tân Kỳ đã nâng cao

được nhận thức và hành động của học sinh. Các em cảm nhận và tự hào về truyền
thống đấu tranh kiên cường đã được tích lũy qua bao thế hệ cha ông và từ đó có
những định hướng và hành động đúng đắn để trở thành những công dân có ích cho
quê hương đất nước.
1.3.1 Kết quả về nhận thức
Với kiến thức lý thuyết các em học ở trường ở lớp cùng hoạt động trải
nghiệm thực tế các em rút ra cho mình nhiều bài học bổ ích. Chuyến trải nghiệm di
sản thực sự là hoạt động mang tính giáo dục sâu sắc. Qua chuyến tham quan trải
nghiệm di sản, học sinh hiểu hơn về quá khứ hào hùng của dân tộc gắn liền với sự
hy sinh anh dũng của nhân dân Tân Kỳ từ đó khơi dậy tình cảm, củng cố và vun
đắp những giá trị nhân văn, lòng biết ơn sâu sắc đối với thế hệ cha anh. Quan trọng
hơn là giáo dục học sinh biết trân trọng những thành quả nơi chính mảnh đất mình
sinh ra và lớn lên, từ đó không ngừng học tập tu dưỡng xứng đáng với công lao của
thế hệ đi trước.
Sau hoạt động tham quan trải nghiệm di tích lịch sử km 0 học sinh chia sẻ
cảm nhận của mình:

Lê Thị Ngọc lớp 10C9: Là người con của quê hương Tân Kỳ, em cảm thấy tự hào
và biết ơn khi mình được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống cách
mạng. Đến tham quan cột mốc KM số 0 những hình ảnh tưởng chừng như quá
quen thuộc lại mới lạ với chúng em. Em hiểu hơn về nơi khởi đầu con đường Hồ
Chí Minh huyền thoại, sự hi sinh của cha anh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nước vì miền Nam ruột thịt. Để tỏ lòng biết ơn đối với các anh hùng liệt sĩ hi
sinh cho chúng em có cuộc sống bình yên như ngày hôm nay, chúng em sẽ không
ngừng học tập, rèn luyện để trở thành công dân có ích cho xã hội, không ngừng
tuyên truyền để mọi người hiểu biết hơn về di tích lịch sử quốc gia đặc biệt này.
Chúng em sẽ tự nguyện tham gia các họat động đền ơn đáp nghĩa do đoàn
trường tổ chức như chăm sóc bảo vệ di tích, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ và thăm
hỏi mẹ Việt Nam anh hùng. Hy vọng những đóng góp bé nhỏ của chúng em góp
phần tô đẹp thêm truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Nguyễn Ngọc Diệp 10C9: Để có được con đường trường sơn với bao chiến
thắng hào hùng của một thời kỳ lịch sử và có được như ngày hôm nay các thế hệ
cha anh đi trước đã đánh đổi biết bao xương máu và hy sinh .Km0 là một di tích
lịch sử hào hùng của dân tộc. Đặt chân đến đây em không khỏi bồi hồi, xốn xang
được sống dậy thời kỳ kháng chiến đầy oanh liệt với những chiến sĩ ngày đêm bảo
vệ đất nước, bờ cõi giang sơn. Tìm hiểu trải nghiệm Km0 ta càng tự hào và biết ơn
thế hệ cha anh đã hy sinh xương máu ví hòa bình tự do của Tổ quốc.Vì thế, là
người con của Tân Kỳ chúng em không ngừng phấn đấu xứng đáng với sự hy sinh
1
3


của cha ông. Bên cạnh đó, chúng ta cần tổ chức quét dọn thu gom rác thải để giữ
gìn vẻ đẹp cho di tích.
Em Nguyễn Văn Duy 10C6 chia sẻ:“Là một người con Tân Kỳ em cảm thấy
tự hào nơi mình được sinh ra là nơi khởi nguồn con đường Hồ Chí Minh huyền
thoại, di tích quốc gia đặc biệt. Nhờ di tích Km0 mà em biết thêm về cuộc kháng
chiến chống Mỹ trường kỳ của nhân dân ta. Em cảm thấy tự hào và biết ơn những
anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì đất nước, vì độc lập của dân tộc. Là một học sinh
ngồi trên ghế nhà trường em sẽ cố gắng học tập rèn luyện trở thành người có ích
cho đất nước. Đặc biệt qua chuyến tham quan trải nghiệm, em thấy những hoạt
động đền ơn đáp nghĩa thực sự cần thiết. Chúng em sẽ tham gia một cách tích cực,
tự nguyện và làm việc bằng tình cảm chân thực như chăm sóc khu di tích Km0,
động viên mẹ Việt Nam anh hùng v.v”
Em Lê Thị Trà 10 C2: “Tuy sinh ra và lớn lên ở Tân Kỳ nhưng tôi vẫn chưa
biết rõ về lịch sử và ý nghĩa của cột mốc KM0. Hằng ngày tôi vẫn đi qua cột mốc
Km0 và đi trên con đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại nhưng chưa bao giờ nghĩ
đến nó được hình thành như thế nào. Lần đầu tiên tôi cảm thấy lồng ngực mình
đập mạnh khi nghe chị hướng dẫn viên thuyết trình về Km0 tại phòng trưng bày
hiện vật trong chiến tranh. Qua chuyến tham quan trải nghiệm tôi mới thực sự biết

về di tích lịch sử với những chiến công hào hùng và sự hi sinh anh dũng của các
chiến sĩ cách mạng. Bước chân vào nhà truyền thống tôi ngỡ ngàng trước những
chứng tích lịch sử, ngưỡng mộ các anh chiến sĩ đã ngày đêm không ngại hi sinh
gian khổ đã đổ mồ hôi xương máu để chúng tôi có cuộc sống bình yên như hôm
nay. Tôi rất tự hào khi được sinh ra trên mảnh đất đầy cam khổ nhưng giàu tình
người này và chắc chắn rằng chúng tôi tục tiếp nối truyền thống của cha anh.
1.3.2 Kết quả về hành động
Để giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn cho các em học sinh, chúng tôi
đã thực hiện nhiều cách khác nhau như bài giảng trên lớp, tuyên truyền qua buổi
chào cờ, hỏi đáp hoặc làm bài viết v.v. Tuy nhiên những hoạt động đó học sinh
nắm bắt một cách máy móc, thậm chí có chút thờ ơ, không quan tâm, không hứng
thú. Sau khi tham gia hoạt động tham quan trải nghiệm tôi thấy các em học sinh
xúc động thực sự, có em đã khóc nức nở khi nghe hướng dẫn viên du lịch giới
thiệu từng hiện vật gắn với những chiến công và sự hy sinh mất mát của cha anh.
Các em có sự thay đổi từ tâm lí, tình cảm, tư tưởng và hành động theo chiều hướng
tích cực hơn. Được tận mắt chứng kiến những hình ảnh, hiện vật cha anh đã làm để
bảo vệ tổ quốc, cảm nhận được những khó khăn gian khổ mất mát đau thương, các
em đã tự nguyện tham gia tích cực các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương
như: chăm sóc quét dọn nghĩa trang liệt sĩ và cột mốc Km số 0; thường xuyên tặng
quà, thăm hỏi, động viên các bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Là giáo viên theo sát học sinh trong suốt quá trình trải nghiệm, tôi thấy hoạt
động trải nghiệm di tích lịch sử có ý nghĩa thiết thực. Hoạt động này không chỉ
1
4


giáo dục các em lòng yêu nước mà còn giáo dục các em truyền thống “uống nước
nhớ nguồn” luôn biết ơn những người tạo ra thành quả cho các em hưởng thụ như
ngày hôm nay. Từ đó các em hiểu được mình cần phải làm gì và làm như thế nào
để trở thành công dân có ích cho xã hội xứng đáng là con Lạc cháu Hồng.

Không chỉ chia sẻ cảm nhận sự xúc động sau chuyến tham quan trải nghiệm mà
hầu hết các em còn muốn được nhà trường tiếp tục tổ chức những hoạt động ngoại
khóa thú vị và bổ ích như thế này. Bởi theo các em, hoạt động trải nghiệm di tích
lịch sử không giáo dục đạo đức một cách khiên cưỡng giáo điều sách vở mà giáo
dục thực tế qua hình ảnh có thực và thước phim sống động nó thấm vào con tim
khối óc của từng người.
Như vây, thông qua hoạt động trải nghiệm di sản Km số 0 học sinh thực sự
thích thú các em có hiểu biết nhất định về di tích quốc gia đặc biệt KM số 0, qua
đó nâng cao lòng tự hào dân tộc, có ý thức bảo tồn giữ gìn và phát huy di sản văn
hóa quê hương từng bước quảng bá cho du khách trong và ngoài nước hiểu hơn về
di tích lịch sử đặc biệt này.

Hình 1: Học sinh vệ sinh khu di tích
1
5


Hình 2: Học sinh thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Tân Kỳ
2. Giáo dục truyền thống yêu nước, “lòng tự hào dân tộc” thông qua
trải nghiệm di sản văn hóa Truông Bồn.
2.1 Giáo dục lòng tự hào dân tộc.
Từ bao đời nay, tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc đã ngấm sâu vào
huyết quản của mỗi người con đất việt. Lòng tự hào dân tộc không chỉ là tình cảm
tự nhiên mà nó còn là sản phẩm hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng
của dân tộc việt Nam. Đó là lịch sử đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập từ tay kẻ
thù xâm lược. Chính vì thế mà tinh thần yêu nước càng ngấm sâu vào tình cảm, tư
tưởng của nhân dân qua tất cả các thời đại làm nên một sức mạnh kỳ diệu giúp
chúng ta vượt qua bao khó khăn thử thách.
Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước, tự hào dân tộc không chỉ là một
tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch

sử đau thương mà hào hùng của dân tộc. Lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Việt
Nam là lịch sử đấu tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập từ tay kẻ thù xâm lược.
Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngấm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của
16


mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu,
giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có
hùng mạnh đến đâu. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Dân ta có
một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta…”, được tiếp
nối từ đời này sang đời khác, từ thế hệ đi trước đến thế hệ sau.
Tình yêu quê hương đất nước là một trong những truyền thống được thể hiện
rõ rệt nhất cả trong quá khứ lẫn hiện tại. Thực tế khẳng định không có con sông
nào chảy mãi nếu con người không biết khơi nguồn. Lòng tự hào dân tộc cũng vậy,
nó có sẵn trong mỗi con người nhưng có thể bị nguội lạnh nếu không được chăm lo
nuôi dưỡng.
Giáo dục lòng tự hào dân tộc cho học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau
như bài giảng trên lớp, học sinh tìm hiểu qua sách báo, tham gia hội thi hay tham
quan trải nghiệm di tích lịch sử cách mạng. Những hoạt động trên nhằm tuyên
truyền giáo dục lòng yêu nước, giúp các em biết tin tưởng vào truyền thống dân
tộc, có bản lĩnh trí tuệ, có tình thương trách nhiệm với bản thân, gia đình và quê
hương, đất nước. Cụ thể hóa lòng tự hào dân tộc là biến tư tưởng yêu nước, lòng tự
hào thành hành động cách mạng. Đối với các em học sinh lòng yêu nước, tự hào
dân tộc được thể hiện bằng tình cảm biết ơn, tin tưởng vào truyền thống cách mạng
của cha anh và biến tư tưởng đó thành hành động như tích cực học tập, rèn luyện,
cần cù, chăm chỉ, kiên trì chịu khó,phấn đấu là công dân có ích cho đất nước.
Để giáo dục lòng tự hào dân tộc chúng tôi cho học sinh tham quan quan trải
nghiệm di tích cách mạng :“Truông Bồn huyền thoại và bất tử.” Đến đây các em
hiểu biết hơn về “tọa độ lửa” trong cuộc chiến tranh chống mĩ cứu nước từ đó tự
hào về khí thế chiến đấu kiên cường bất khuất của quân và dân Việt Nam. Tại đây,

chúng tôi tổ chức cho các em dâng hương thể hiện tình cảm và lòng tri ân, trách
nhiệm của mình trước những đóng góp to lớn đối với sự cống hiến và hy sinh cao
cả của lực lượng TNXP, đặc biệt là sự hy sinh anh dũng của 13 chiến sỹ TNXP Đại
đội 317 đã làm nên một Truông Bồn huyền thoại.
2.2 Hiểu biết chung về Truông Bồn
Cùng với nhiều địa danh lịch sử khác Truông bồn đã đi vào lịch sử như một
huyền thoại về mảnh đất thiêng liêng, thấm đẫm máu đào của các anh hùng liệt sỹ,
là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là dấu son cho cuộc
kháng chiến chống mỹ cứu nước, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Nằm trên
tuyến đường huyết mạch 15A từ một địa điểm được biết đến là tọa độ lửa, là túi
bom trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Truông Bồn nay là địa chỉ đỏ
giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
Truông Bồn - bản anh hùng ca bất tử, lịch sử mãi khắc ghi ngày định mệnh
ấy - Ngày cuối cùng tháng 10 năm 1968. Trong một thời khắc cuối cùng trước khi
Mỹ ngừng ném bom miền Bắc, 13 trong số 14 chiến sỹ thanh niên xung phong
1
7


(TNXP) Đại đội 317, Tổng đội TNXP Nghệ An đã ngã xuống trong một trận bom
khi tuổi đời còn rất trẻ.
Để bảo vệ trọng điểm giao thông chiến lược Truông Bồn, năm 1967, Đại đội
TNXP 317, Đại đội TNXP chủ lực được lệnh điều chuyển đến Truông Bồn. Đại đội
cử 14 chiến sỹ gồm 12 nữ và 2 nam làm nhiệm vụ trực chiến 24/24 giờ hàng ngày
để quan sát, cảnh báo máy bay Mỹ, đánh dấu bom nổ chậm, phối hợp với công
binh phá bom, đảm bảo cho chặng đường giao thông qua Truông Bồn được thông
suốt.
Vào lúc 20 giờ ngày 30/10/1968, Tiểu đội nhận được mật lệnh “0 giờ ngày
1/11, máy bay Mỹ ngừng ném bom miền Bắc. 7 giờ sáng, có đoàn xe quân sự đi
qua. Các đơn vị đóng quân trên tuyến đường 30 nâng cao cảnh giác, sẵn sàng

chiến đấu; khẩn trương sửa chữa cầu đường, san lấp hố bom, bảo vệ an toàn cho
đoàn xe vượt qua”. Ngay sau khi nhận được “mật lệnh”, Tiểu đội lập tức triển khai
nhiệm vụ với tinh thần“Một giờ còn ở đơn vị là một giờ còn ra hiện trường”.
6 giờ 10 phút ngày 31/10/1968, công việc vừa hoàn thành, có kẻng báo động
máy bay địch. Các tiểu đội đã kịp rút về hầm trú ẩn. Riêng “Tiểu đội thép” đảm
nhiệm cả nhiệm vụ trực chiến nên rút về hầm trú ẩn sau cùng. Bất ngờ, một tốp 4
chiếc máy bay Mỹ đã trút xuống 52 quả bom, cướp đi tuổi xuân của 13 chiến sỹ
TNXP “Tiểu đội thép” anh hùng khi chỉ còn 18 giờ nữa máy bay Mỹ ngừng ném
bom miền Bắc. Truông Bồn chìm trong biển lửa khói. Ngớt tiếng bom, đơn vị dồn
sức đào bới, tìm kiếm nhưng chỉ duy nhất chị Trần Thị Thông, Tiểu đội trưởng còn
sống sót.
Các anh, các chị hy sinh khi tuổi đời mới mười tám, đôi mươi, chưa ai kịp
xây dựng hạnh phúc lứa đôi. Nhắc đến những đồng đội đã anh dũng hy sinh, Tiểu
đội trưởng Trần Thị Thông đôi mắt rưng rưng: “Tiểu đội trẻ nhất là em Nguyễn
Thị Hoài 17 tuổi, người nhiều tuổi nhất là chị Nguyễn Thị Tâm khi đó cũng vừa
tròn 22. Trong số những đồng đội, có anh Cao Ngọc Hòa và chị Nguyễn Thị Tâm
đã yêu nhau suốt 3 năm và được 2 gia đình định ngày cưới sau khi hoàn thành
nhiệm vụ. Nhưng có ngờ đâu, hôm ấy họ đã ra đi mãi mãi”…
Hơn 100 ngày đêm chống chọi với mưa bom, bão đạn của quân thù, bằng
tinh thần và quyết tâm sắt đá “Tim có thể ngừng đập nhưng đường không thể
tắc”,“Sống bám cầu, bám đường, chết kiên cường, dũng cảm” cho Truông Bồn
được thông suốt giao thông trong mọi tình huống, các anh, các chị ngã xuống để
cùng với quân và dân ta làm nên chiến thắng Truông Bồn như một huyền thoại của
cuộc đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. Chiến thắng Truông Bồn là chiến thắng của
lòng quả cảm, ý chí kiên cường, tinh thần sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự
do của Tổ quốc.
Ghi nhận những cống hiến, hy sinh anh dũng của các anh chị, năm 2008,
Chủ tịch nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho
1
8



tập thể 14 cán bộ, chiến sỹ thuộc Đại đội 317, Đội 65, Tổng đội TNXP chống Mỹ
cứu nước tỉnh Nghệ An
Nửa thế kỷ trôi qua, bài ca Truông Bồn vẫn vang vọng, là khúc tráng ca bất tử
của tuổi trẻ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Máu, mồ hôi và nước mắt hòa
quyện nơi đất thiêng Truông Bồn, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh
giải phóng Miền Nam, thống nhất nước nhà”.
2.3 Kết quả trải nghiệm di sản lịch sử Truông Bồn
2.3.1 Kết quả nhận thức
Đến với di tích Truông Bồn các em như sống lại thời kỳ hào hùng của dân tộc,
thời kỳ trường kỳ kháng chiến, với lý tưởng “Vì miền Nam ruột thịt, vì thống nhất
nước nhà”. Đáp lời kêu gọi của Đảng và Bác Hồ kính yêu, chủ nghĩa anh hùng
cách mạng của dân tộc Việt Nam trong lớp lớp thanh niên ngày ấy được phát huy
cao độ, với ý chí quật cường “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Tinh thần ấy, ý
chí quyết tâm được thể hiện trên mỗi chiến trường, mỗi trận đánh, trong mỗi trái
tim của những người ra trận, tạo thành một sức mạnh thần kỳ đánh tan Đế quốc
xâm lược. Đồng thời hành trình khám phá này còn có tác động lớn về giáo dục cho
các em truyền thống yêu nước, lí tưởng cách mạng, sẵn sàng cống hiến, hy sinh vì
độc lập, tự do của dân tộc của lực lượng TNXP.
Ngoại khóa kết thúc trong niềm nuối tiếc và xúc động của nhiều học sinh.
Qua buổi học tập và trải nghiệm này, các em hiểu được giá trị từ những di sản của
Tỉnh nhà; giáo dục lòng tự hào, lòng biết ơn đối với các bậc tiền nhân đã tô thắm
trang sử của dân tộc; giáo dục ý thức trong việc bảo vệ, bảo tồn các di sản, phát
huy giá trị của từng di sản trong đời sống, kinh tế của tỉnh Nghệ An ở thời đại mới;
có trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Hoạt động trải nghiệm thực tế là bài học thực tiễn sống động và sâu sắc nó
không chỉ tác động vào tình cảm của học sinh mà còn là thức tỉnh con tim khối óc
có những suy nghĩ tích cực tiến bộ từ đó có hành động đúng trước hết trách nhiệm
với bản thân sau đó vì gia đình và xã hội. Như vây, thông qua trải nghiệm di sản

Truông Bồn nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc một cách
thiết thực không giáo điều, sách vở là nơi truyền ngọn lửa cách mạng đến với thế
hệ hôm nay và mai sau.
Sau đây một số chia sẻ của các em học sinh sau khi tham quan trải nghiệm:
Đào Thị Thu Trang (học sinh lớp 12C13) sau khi được trải nghiệm chuyến
tham quan khám phá di sản văn hóa Nghệ An đã tâm sự: “Cuộc đời mỗi con người
có những khoảng khắc không thể nào quên. Khoảng khắc ấy tuy ngắn ngủi vô cùng
trong khoảng thời gian dài rộng của đời người nhưng có ý nghĩa vô cùng thiêng
liêng trọng đại. Đối với bản thân tôi đó là khoảnh khắc tôi được thức tỉnh về
những giá trị sống đích thực trong hành trình trải nghiệm di tích cách mạng
Truông Bồn do trường tôi tổ chức. Những cảm xúc hôm ấy mãi còn tươi nguyên
1
9


trong tâm trí tôi. Tôi còn nhớ mãi cái cảm giác háo hức, rạo rực khi ngồi trên xe,
những phút giây chờ xe lăn bánh, tôi cứ thấp thỏm không yên rồi đến lúc xe
chuyển bánh, niềm vui sướng vỡ òa trong tôi.
Trong chuyến hành trình di sản mà tôi ghé thăm, địa điểm chúng tôi đến là
khu di tích Truông Bồn, nơi gắn liền với tên tuổi của 13 thanh niên xung phong
anh hùng, biểu tượng bất tử của thế hệ trẻ Việt Nam những năm chống Mỹ. Đứng
trước khu di tích Truông Bồn lịch sử - tôi cảm thấy trong mình chợt ùa về những kí
ức của những năm tháng chiến tranh. 13 thanh niên xung phong với lứa tuổi đôi
mươi đang tràn trề sức sống, đang hăng say với công cuộc cứu nước thì họ lại
chôn vùi tuổi trẻ trong hang sâu. Đau đớn thay và cũng tự hào thay cho những
thanh niên xung phong quả cảm ấy, một nỗi buồn len lỏi trong trái tim tôi. Hôm
nay đứng giữa khu di tích Truông Bồn này, tôi thấy mình thật bé nhỏ, thấy mình
phải gắng sức thật nhiều để làm giàu đẹp cho quê hương, cho xứng đáng với 13
thanh niên cũng như bao thế hệ cha ông đã ngã xuống để tô thắm màu cờ của Tổ
quốc thân yêu.

Em Phan Thị Mai - Học sinh lớp 12C7, bày tỏ suy nghĩ của mình: “Chúng em rất
thích tham gia các hoạt động ngoại khóa bổ ích bổ ích này. Khi đến khu di tích
Truông Bồn chúng em được sống lại trong không khí hào hùng những trận chiến
của dân tộc thông qua lời giới thiệu và những mô hình sa bàn. Những câu chuyện
trong bài học, những giá trị đạo đức trên sách vở trở nên gần gũi với chúng em
hơn, mang lại cho chúng em cảm xúc tự hào về quê hương, đất nước. Là thế hệ
sau, chúng em phải biến lòng biết ơn thành hành động cụ thể; phải ra sức rèn đức
luyện tài để góp phần làm giàu thêm cho xứ Nghệ và Tổ quốc Việt Nam mến yêu.

Hình 3: Trường THPT Tân Kỳ tham quan Truông Bồn
2
0


2.3.2 Kết quả về hành động
Hầu hết các em đều rất xúc động khi nghe hướng dẫn viên du lịch thuyết minh
về đêm cuối cùng định mệnh của những chiến sĩ quả cảm. Có nhiều em mong
muốn được làm hướng dẫn viên du lịch để quảng bá cho bạn bè thế giới về đất
nước và con người Việt nam.
Hơn nữa các em đều ý thức tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc như không
ngừng học tập rèn luyện trở thành người có ích cho xã hội. Cảnh giác và đấu tranh
trước âm mưu chống phá của các thế lực thù địch. Tuyên truyền bạn bè, người thân
và mọi người hiểu biết về những di sản của quê hương đất nước, chung tay bảo vệ
và gìn giữ những giá trị quý báu của dân tộc. Phê phán đấu tranh những hành động
đi ngược lại lợi ích của quốc gia dân tộc.
Khác với thời thời cha ông, thời cả dân tộc đồng lòng quyết tâm chung một lý
tưởng đánh giặc cứu nước, giữ nước và bảo vệ đất nước thì yêu nước được thể hiện
ở tinh thần chiến đấu, hi sinh bản thân để cống hiến cho nền hòa bình, độc lập của
Tổ Quốc. Ngày nay, trong thời bình, quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa, chính trị
thì tinh thần yêu nước được thể hiện ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau. Mỗi

em học sinh đều có một lý tưởng sống riêng, yêu nước trước hết là làm tròn nghĩa
vụ của riêng bản thân, tôn trọng văn hóa, ngôn ngữ dân tộc. Mỗi học sinh cũng lựa
chọn riêng cho mình một cách riêng để thể hiện lòng yêu nước, lòng tự hào dân
tộc: có em sau khi tốt nghiệp THPT có nguyện vọng đi nghĩa vụ canh giữ biên
cương, có em lựa chọn cống hiến về tri thức, có em lại chọn cống hiến trên lĩnh
vực thể thao, những trận bóng đá đẹp nhất và ý nghĩa nhất cho người hâm mộ, làm
rạng danh quê hương, đất nước. …………………………………………………….
Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường các em luôn nhận thức sâu
sắc hơn về vai trò, trách nhiệm của bản thân và không ngừng rèn luyện, tư dưỡng
đạo đức, nỗ lực trong học tập, có trách nhiệm đối với gia đình, những người thân
và các hoạt động của nhà trường, không quên nuôi dưỡng cho mình một ước mơ,
lý tưởng sống đúng đắn như một động lực cho bản thân cố gắng phát triển, cống
hiến và trưởng thành.
Sau khi tham quan trải nghiệm Truông Bồn, mỗi em học sinh lựa chọn cho
mình những việc làm thiết thực như: phong trào thanh niên tình nguyện mùa hè
xanh, tham gia hiến máu nhân đạo, đăng ký học sinh 3 tốt, cắt tóc miễn phí, tiếp
sức mùa thi.v.v. Những hành động ấy nhằm góp phần thể thể hiện lòng yêu nước,
lòng tự hào dân tộc, xứng đáng là học sinh trường THPT Tân Kỳ và là người con
đất việt.
Sau chuyến tham quan trải nghiệm di tích lịch sử Truông Bồn chúng tôi đã
khảo sát một số em học sinh:
Trên 90% học sinh muốn được tiếp tục tham gia hoạt động trải nghiệm di tích
lịch sử.
2
1


Trên 90% học sinh thích thú khi được tham gia hoạt động tuyên truyền gìn
giữ, quảng bá và bảo vệ di tích lịch sử quốc gia Truông Bồn. Nhiều em mong
muốn học hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu cho du khách trong và ngoài nước

về di sản của Việt Nam.

Hình 4: Lễ tuyên dương học sinh 3 tốt

Hình:

Hình 5: Học sinh THPT Tân Kỳ với ngày hội hiến máu tình nguyện
22


3. Giáo dục một số phẩm chất đạo đức tốt đẹp thông qua hoạt động trải
nghiệm làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Tân Kỳ.
3.1 Một số phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người Việt Nam
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện tương đối sớm và có vai trò
quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Đạo đức được hiểu “Là hệ thống các
quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của
mình cho phù họp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội”.
Ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, các
quy tắc, chuẩn mực của đạo đức dần biến đổi. Tuy nhiên, điều này không đồng
nghĩa là các giá trị đạo đức cũ hoàn toàn mất đi, thay vào đó là các giá trị đạo đức
mới. Các giá trị đạo đức ở Việt Nam hiện nay là sự kết hợp sâu sắc truyền thống
đạo đức tốt đẹp của dân tộc với xu hướng tiến bộ của thời đại, của nhân loại. Đó là
tinh thần cần cù, sáng tạo, yêu lao động; tình yêu quê hương, đất nước gắn liền với
chủ nghĩa xã hội; sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, có lối sống văn
minh, lành mạnh; có tinh thần nhân đạo và tinh thần quốc tế cao cả.
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, người Việt Nam cần xây dựng cho mình phẩm
chất cơ bản: Trung với nước hiếu với dân; thương yêu con người; Cần kiệm liêm
chính chí công vô tư. Ngoài ra người Việt Nam còn có nhiều phẩm chất tốt đẹp như
yêu lao động, kiên trì nhẫn nại,chịu thương chịu khó.
Trong hoạt động ngoại khóa trải nghiệm làng nghề truyền thống chúng tôi

hướng các em học tập một số phẩm chất cơ bản của người lao động như: Siêng
năng, cần cù, kiên trì, chịu khó để từ đó các em bồi dưỡng trau dồi những phẩm
chất đạo đức tốt đẹp trở thành công dân có ích cho xã hội.
Siêng năng, cần cù, kiên trì, chịu khó là những phẩm chất tốt đẹp của
người Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức của xã hội. Từ xưa tới nay những đức
tính này luôn được tôn vinh và học tập.
Siêng năng cần cù được hiểu là sự chăm chỉ, tự giác miệt mài trong công việc,
làm việc một cách thường xuyên đều đặn, không bỏ phí thời gian, sức lao động.
Người ta thường ví thời gian quý như vàng, những ai biết quý trọng thời gian thì
mới chịu khó lao động, siêng năng làm việc, học hành. Có siêng năng mới có ý
thức không để thời gian trôi qua một cách vô ích.
Kiên trì là sự bền bỉ chịu khó, quyết tâm đến cùng dù khó khăn, vất vả.
Người siêng năng thường chăm chỉ, chịu khó làm việc. Trong công việc họ
luôn cố gắng hoàn thành và hướng đến thành công. Trước những khó khăn luôn
kiên nhẫn tìm cách vượt qua, không đầu hàng, bỏ cuộc. Chúng ta có thể khẳng định
rằng, thành quả không phải tự nhiên mà có, nó được xây dựng bởi sức lao động cần
mẫn của con người.

2
3


Đức tính siêng năng, cần cù kiên trì chịu khó có ý nghĩa quan trọng đối với cá
nhân và xã hội. Đối với mỗi người đức tính này tạo nên giá trị tốt đẹp cho bản
thân, giúp ta vững bước thành công trên con đường mà mình lựa chọn. Đối với xã
hội đức tính siêng năng cần cù, kiên trì chịu khó có ý nghĩa thiết thực là động lực
nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh góp phần thúc đẩy
nền kinh tế phát triển.
Hiện nay, đại đa số học sinh siêng năng chăm chỉ, kiên trì trong học tập và rèn
luyện. Các em ý thức được rằng, siêng năng chăm chỉ, kiên trì chịu khó là một

trong những yếu tố dẫn đến thành công. Bên cạnh đó có nhiều em còn chây lười
trong học tập và lao động, còn trốn tránh công việc, đùn đẩy ỷ lại người khác, ngại
khó khăn vất vả, chùn bước, chán nản trước những thử thách.
Để giáo dục đức tính siêng năng, cần cù kiên trì chịu khó chúng tôi thực hiện
bằng nhiều cách khác nhau như tuyên truyền thông qua bài giảng trên lớp, tích hợp
giáo dục vào nội dung từng bài học, tổ chức sinh hoạt định kỳ… Đặc biệt chúng tôi
cho các em trải nghiệm làng nghề truyền thống: Nghề dệt thổ cẩm và đan lát. Đến
đây các em được trải nghiệm từng việc làm cụ thể: Tách sợi, dệt, vót tre, đan.
Qua hoạt động thực tế này học sinh hiểu được rằng thành quả lao động không
phải tự dưng có mà đó là quá trình miệt mài làm việc, chịu thương chịu khó, kiên
trì bền bỉ của người lao động.
3.2 Hiểu biết về nghề dệt thổ cẩm và đan lát ở huyện Tân Kỳ
Từ bao đời nay, dệt thổ cẩm đã trở thành nét văn hóa truyền thống không thể
thiếu trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân tộc Thái huyện Tân
Kỳ. Những sản phẩm dệt thổ cẩm là vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống
hàng ngày. Nó gắn bó với mỗi người dân từ lúc sinh ra, đến lúc lập gia đình và
những lúc cuối đời.
Danh từ "thổ cẩm" là để chỉ "đồ mỹ nghệ được dệt bằng sợi nhiều màu sặc
sỡ" như cách bấy lâu nay nhiều người chúng ta đã quen dùng. Nghề dệt thổ cẩm
của người Thái là một nghề truyền thống, có từ rất lâu đời.
Trong khi nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn miền Tây Nghệ An đang
bị mai một thì nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện miền núi
Tân Kỳ đang từng bước được bảo tồn và khôi phục. Bản Thái Minh ở xã Tiên Kỳ
có 100% hộ dân là người dân tộc Thái sinh sống, hầu như gia đình nào cũng có
khung dệt thổ cẩm. Năm 2009 bản Thái Minh được công nhận làng có nghề, từ đây
nghề dệt thổ cẩm ở bản có bước phát triển mới. Sản phẩm của chị em đa dạng như
khăn, váy, áo với những nét họa tiết, hoa văn phong phú được khách hàng ưa
chuộng.
Phụ nữ Thái rất khéo tay trong việc thêu, dệt thổ cẩm. Đến nơi nào có người
Thái sinh sống bạn cũng dễ dàng tìm thấy một chiếc khung cửi dệt vải thổ cẩm. Để

có được một sản phẩm đẹp người con gái Thái phải trải qua một quá trình lao
2
4


động, sáng tạo và tích lũy kinh nghiệm lâu dài. Ngay từ thủa lên sáu, lên bảy, các
cô bé Thái đã được các bà, các mẹ chỉ bảo, làm quen với việc nhặt bông, xe sợi và
lớn hơn một chút thì bắt đầu làm quen với việc dệt vải. Theo quan niệm của người
Thái, người phụ nữ giỏi thêu thùa và có kỹ thuật dệt tinh xảo sẽ được đánh giá là
người phụ nữ giỏi giang và được nhiều chàng trai để mắt tới.
Để dệt được một tấm thổ cẩm đẹp, người phụ nữ Thái phải trải qua rất nhiều
công đoạn đòi hỏi sự khéo léo và vô cùng tỉ mẩn. Mỗi màu sắc kết hợp với nhau để
dệt nên tấm thổ cẩm đều thể hiện sự tinh túy của đất trời. Màu đen cho đất, màu
xanh cho trời, màu vàng biểu hiện cho sự kết hợp hài hòa giữa con người với thiên
nhiên, màu đỏ tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của con người. Vì thế mà người
con gái Thái phải mất nhiều tháng để trồng bông, trồng dâu, rồi sau nhiều công
đoạn mới se được sợi vải để dệt nên tấm thổ cẩm truyền thống.
Để ca ngợi đôi bàn tay tài hoa và sự siêng năng của người phụ nữ Thái, tục
ngữ Thái có câu:"Úp tay thành hoa đào nở/ Mở tay nở bừng hoa gạo". Mỗi người
con gái Thái đều có nghệ thuật trang trí độc đáo, thể hiện được phong cách riêng
của mình qua từng tấm vải thổ cẩm dệt thêu.
Nghề dệt thổ cẩm của người Thái có từ lâu đời, song trước đây, công cụ dệt
vải chỉ là những khung cửi thô sơ làm bằng tre, gỗ nên để tạo ra một sản phẩm bền
đẹp, chị em người Thái phải tốn công sức cả năm trời. Yếu tố thời gian kéo dài,
cộng thêm sự xuất hiện ngày càng đa dạng, phong phú của các sản phẩm ngành dệt
may công nghiệp làm cho nghề dệt thổ cẩm có nguy cơ mai một.Tuy nhiên với
lòng yêu nghề bà con nơi đây vẫn cần mẫn, kiên trì chăm chỉ lưu giữ giá trị văn
hóa lâu đời của ông cha.
Đến thăm làng nghề các em học sinh được nghe bà con hướng dẫn quy trình
sản xuất ra một vuông thổ cẩm:

Đầu tiên là trồng, chăm sóc và thu hoạch bông. Quả bông được tách ra, rồi
dùng dụng cu bật cho những sợi bông tơi và nhuyễn, thành dạng thô. Thao tác này
thường được ví là "nghệ sỹ chơi đàn một tay".
Bông bật xong được đưa vào dụng cụ cán để tạo sự liên kết giữa các sợi bông.
Sau khi cán, bông được vò thành từng nắm nhỏ rồi dùng dụng cụ để kéo
thành sợi dài. Thao tác này đòi hỏi sự khéo léo và nhuần nhuyễn của đôi tay, nếu
không sợi bông sẽ bị đứt hoặc kích thước không đều.
Sợi bông được kéo xong, tiếp tục được đưa vào xa kéo sợi để xe bông thành
chỉ. Khi quay xa phải đều tay, nhịp nhàng giữa tay xe sợi và tay quay xa, chỉ mới
săn đều, sợi mới dai để dễ dệt thành vải.
Sau đó, sợi được cuộn thành những cuộn to.
Để tấm vải có màu sắc, trước khi dệt, bà con vào rừng tìm một số loài cây về
nấu cho đến khi nước có màu sắc rồi nhúng cuộn sợi vào nước khoảng 30 phút, sau
25


×