Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH THCS THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.66 MB, 54 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.TDM
TRƯỜNG THCS CHÁNH NGHĨA

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ
SỐNG CHO HỌC SINH THCS THƠNG QUA
HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHĨA


 

Người thực hiện : Nguyễn Đức Tuấn
Đề tài mơn: Kỹ năng sống & Giá trị sống
Tổ: Lý – Tin
Năm học: 2012 - 2013
THỦ DẦU MỘT
01/2013


NCKHSPƯD - Nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống cho học sinh thcs
thông qua hoạt động ngoại khóa
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

TN

Thực nghiệm



ĐC

Đối chứng

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

NC

Nghiên cứu

NCKHSPƯD

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

BCH

Ban chấp hành



Hoạt động

GVCN


Giáo viên chủ nhiệm

BGK

Ban giám khảo

GDCD

Giáo dục công dân

Người thực hiện: Nguyễn Đức Tuấn

Trang 1


NCKHSPƯD - Nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống cho học sinh thcs
thông qua hoạt động ngoại khóa

MỤC LỤC
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... 1
 
I. TÓM TẮT..................................................................................................... 3
 
II. GIỚI THIỆU ................................................................................................ 4
 
1.
  Thực trạng............................................................................................... 4
 
2.

  Giải pháp ................................................................................................ 5
 
3.
  Thông tin cơ sở của Giá trị sống ............................................................ 6
 
4.
  Vấn đề nghiên cứu ................................................................................ 10
 
5.
  Giả thiết nghiên cứu ............................................................................. 10
 
III. PHƯƠNG PHÁP ...................................................................................... 10
 
1.
  Khách thể nghiên cứu ........................................................................... 10
 
2.
  Thiết kế nghiên cứu .............................................................................. 10
 
3.
  Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 11
 
4.
  Đo lường và thu thập dữ liệu ................................................................ 12
 
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ ............................. 12
 
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................ 18
 
1.

  Kết luận: ............................................................................................... 18
 
2.
  Khuyến nghị: ........................................................................................ 18
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 18
 
PHỤ LỤC........................................................................................................ 20
 
PHỤ LỤC 1: KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG ......................... 20
 
1.
  Kế hoạch tổ chức hoạt động 1: Lễ hội “XUÂN YÊU THƯƠNG” ...... 20
 
2.
  Kế hoạch tổ chức hoạt động 2: Hội thi “TRÒ CHƠI DÂN GIAN” ..... 27
 
3.
  Kế hoạch tổ chức hoạt động 3: Tổ chức “PHỐ ẨM THỰC” ............... 30
 
4.
  Kế hoạch tổ chức hoạt động 4: Chương trình: “VUI HỌC LỊCH SỬ” 32
 
PHỤ LỤC 2: THANG ĐO THÁI ĐỘ SAU TÁC ĐỘNG .............................. 35
 
PHỤ LỤC 3: CÁC DỮ LIỆU THU THẬP .................................................... 37
 
PHỤ LỤC 4: MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG ................... 41
 
Người thực hiện: Nguyễn Đức Tuấn


Trang 2


NCKHSPƯD - Nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống cho học sinh thcs
thông qua hoạt động ngoại khóa
I. TÓM TẮT
Thực trạng giáo dục giá trị sống cho học sinh tại trường THCS Chánh
Nghĩa trong những năm qua:
Mặc dù đã được tập huấn về giáo dục giá trị sống cho học sinh trong
các môn khoa học xã hội như GDCD, Văn, lịch sử, Địa lí, Sinh học và Sinh
hoạt chủ nhiệm, nhưng thực tế việc đưa giáo dục giá trị sống lồng ghép vào
bài học còn hạn chế.
Nguyên nhân chủ yếu là do nội dung kiến thức môn học theo yêu cầu
của chuẩn kiến thức kỹ năng đã là quá nặng (mặc dù đã có hướng dẫn giảm
tải một số nội dung môn học) nên giáo viên thường không dám đưa thêm nội
dung khác vào bài, ngại vì sợ không đảm bảo được chuẩn kiến thức kĩ năng.
Yếu tố thứ hai là khả năng lồng ghép và đa đạng hóa các hoạt động giáo dục
cho học sinh còn có nhiều hạn chế.
Nhận thấy được hiện trạng và nguyên nhân nêu trên, với vai trò là Bí
thư Đoàn tôi đã mạnh dạn đề xuất giải pháp tổ chức các hoạt động ngoại khóa
trong đó có lồng ghép việc giáo dục các giá trị sống cho các em. Qua đó đánh
giá sự tác động của các hoạt động này có “Nâng cao chất lượng giáo dục giá
trị sống cho học sinh khối 7” hay không.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm ngẫu nhiên là Nhóm 1(TN),
Nhóm 2(ĐC) của học sinh khối 7. Nhóm thực nghiệm là nhóm tham gia đầy
đủ các hoạt động ngoại khóa. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ
rệt đến việc nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống cho học sinh. Nhóm
thực nghiệm đạt yêu cầu cao hơn nhóm đối chứng. Kết quả phép kiểm chứng
Khi bình phương của các giá trị số lần lượt là P = 0,00000159; P =

0,0000001, P = 00002153, P = 0,00000636 đều nhỏ hơn 0,001 có nghĩa là có
sự khác biệt lớn giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Điều đó chứng
minh rằng việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp “Nâng cao chất
lượng giáo dục giá trị sống cho học sinh khối 7”

Người thực hiện: Nguyễn Đức Tuấn

Trang 3


NCKHSPƯD - Nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống cho học sinh thcs
thông qua hoạt động ngoại khóa
II. GIỚI THIỆU
1. Thực trạng
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn
diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản
nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Thực tế trong những năm gần lại đây tình trạng xuống cấp trong
đạo đức, lối sống của một bộ phận học sinh lại đang diễn ra ngày
càng phức tạp và chưa có những dấu hiệu về một sự thay đổi theo
hướng tích cực. Vấn đề này đã được cảnh báo từ lâu và gần đây lại
được dư luận quan tâm thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng. Trong văn kiện hội nghị lần thứ IX Ban chấp hành TW khóa
X cũng đã đánh giá một trong những mặt hạn chế yếu kém trong
lĩnh vực giáo dục như sau: “Trong sự nghiệp giáo dục toàn diện dạy
làm người và dạy nghề là yếu kém nhất, giáo dục về lý tưởng sống,
phẩm chất đạo đức yếu. Học sinh thiếu hiểu biết về truyền thống
văn hóa, lịch sử dân tộc của Đảng về quyền lợi nghĩa vụ công dân,
chất lượng giáo dục còn buông lỏng, nhất là giáo dục đạo đức lối
sống của học sinh, sinh viên có nhiều biểu hiện rất đáng lo ngại.

Cho nên việc giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống đang được toàn
ngành giáo dục quan tâm. Việc bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm và
giáo viên bộ môn tham gia bồi dưỡng năng lực giáo dục học sinh
qua việc tích hợp nội dung giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống trong
các môn học xã hội và tiết sinh hoạt chủ nhiệm đã được chú trọng
nhưng kết quả đem lại chưa được như mong đợi.
Thực trạng giáo dục giá trị sống cho học sinh tại trường THCS
Chánh Nghĩa trong những năm qua:
Mặc dù đã được tập huấn về giáo dục giá trị sống cho học sinh trong
các môn khoa học xã hội như GDCD, Văn, lịch sử, Địa lí, Sinh học
và Sinh hoạt chủ nhiệm, nhưng thực tế việc đưa giáo dục giá trị
sống lồng ghép vào bài học còn hạn chế.

Người thực hiện: Nguyễn Đức Tuấn

Trang 4


NCKHSPƯD - Nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống cho học sinh thcs
thông qua hoạt động ngoại khóa
Nguyên nhân chủ yếu là do nội dung kiến thức môn học theo yêu
cầu của chuẩn kiến thức kỹ năng đã là quá nặng (mặc dù đã có
hướng dẫn giảm tải một số nội dung môn học) nên giáo viên thường
không dám đưa thêm nội dung khác vào bài, ngại vì sợ không đảm
bảo được chuẩn kiến thức kĩ năng. Yếu tố thứ hai là khả năng lồng
ghép và đa đạng hóa các hoạt động giáo dục cho học sinh còn có
nhiều hạn chế.
Do đó, tôi đề xuất giải pháp “Nâng cao chất lượng giáo dục giá trị
sống cho học sinh thcs thông qua hoạt động ngoại khóa” là đề tài
nghiên cứu.

2. Giải pháp
Nhận thấy được hiện trạng và nguyên nhân nêu trên, với vai trò là
Bí thư Đoàn tôi đã mạnh dạn đề xuất giải pháp tổ chức các hoạt
động ngoại khóa trong đó có lồng ghép việc giáo dục các giá trị
sống cho các em. Qua đó đánh giá sự tác động của các hoạt động
này có “Nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống cho học sinh
khối 7” hay không.
Các hoạt động ngoại khóa trong năm học có rất nhiều, mỗi hoạt
động đều giáo dục cho các em học sinh những giá trị sống nhất định.
Tuy nhiên trong khuôn khổ, phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi chỉ
khảo sát và đánh giá các giá trị sống với đối tượng là 2 nhóm ngẫu
nhiên của học sinh khối 7:
Các hoạt động được lựa
chọn khảo sát

Giá trị sống giáo
dục trong HĐ

Giá trị sống tác
giả đánh giá

Hoạt động 1: Lễ hội “XUÂN
YÊU THƯƠNG”

Yêu thương,
Đoàn kết

Yêu thương

Hoạt động 2: Hội thi: “TRÒ

CHƠI DÂN GIAN”
Hoạt động 3: Tổ chức: “PHỐ
ẨM THỰC”

Đoàn kết
Hợp tác
Hợp tác
Giản dị

Hoạt động 4: Chương trình:
“VUI HỌC LỊCH SỬ”

Hòa bình
Đoàn kết

Người thực hiện: Nguyễn Đức Tuấn

Đoàn kết
Hợp tác
Hòa bình

Trang 5


NCKHSPƯD - Nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống cho học sinh thcs
thông qua hoạt động ngoại khóa
3. Thông tin cơ sở của Giá trị sống
Để nghiên cứu xem những giá trị phổ quát là những giá trị nào, năm
1995, một dự án quốc tế về giá trị sống đã được triển khai trên hơn
100 nước, và các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết quả với 12 giá trị

sau:
- Giá trị Hòa bình
- Giá trị Tôn trọng
- Giá trị Yêu thương
- Giá trị Khoan dung
- Giá trị Trung thực
- Giá trị Khiêm tốn
- Giá trị Hợp tác.
- Giá trị Hạnh phúc
- Giá trị Trách nhiệm
- Giá trị Giản di
- Giá trị Tự do
- Giá trị Đoàn kết
Cụ thể:
a. Giá trị Hòa bình
Nói đến hòa bình, chúng ta nghĩ ngay đến từ trái nghĩa là chiến
tranh. Điều đó có nghĩa là hòa bình tức là không có chiến tranh,
không có súng đạn và không có chết chóc, thương tổn.
Tuy nhiên, hòa bình không đơn giản chỉ là không có chiến tranh.
Hòa bình là khi chúng ta đang sống hòa thuận và không có sự đấu
đá lẫn nhau. Nếu mỗi người trong thế giới được yên ổn, đó sẽ là một
thế giới hòa bình.
Hòa bình còn có nghĩa là đang sống với sự yên bình của thế giới
nội tâm. Hòa bình là tình trạng bình tĩnh và thư thái của trí óc. Hòa
Người thực hiện: Nguyễn Đức Tuấn

Trang 6


NCKHSPƯD - Nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống cho học sinh thcs

thông qua hoạt động ngoại khóa
bình bắt đầu từ mỗi người chúng ta. Thông qua sự thinh lặng và sự
suy nghĩ đúng đắn về ý nghĩa của hòa bình, chúng ta có thể tìm
được nhiều cách mới mẻ và sáng tạo để tạo thuận lợi cho sự hiểu
biết về các mối quan hệ và sự hợp tác với tất cả mọi người.
b. Giá trị Yêu thương
Albert Enstein nói: “Nhiệm vụ của chúng ta là phải nhân rộng ra
xung quanh ta lòng trắc ẩn và nó bao trùm tất cả cuộc sống của con
người và thiên nhiên.” Yêu người khác nghĩa là bạn muốn điều tốt
cho họ. Yêu là biết lắng nghe; yêu là chia sẻ.
Khi yêu thương trọn vẹn, giận dữ sẽ tránh xa. Tình yêu là giá trị
làm cho mối quan hệ giữa chúng ta trở nên tốt hơn. Lev Tolstoi viết:
“Luật của cuộc sống ở trong sự tử tế của tâm hồn chúng ta. Nếu con
tim của chúng ta trống rỗng thì không có luật nào hay tổ chức nào
có thể lấp đầy.”
Trong một thế giới tốt đẹp, quy luật tự nhiên là yêu thương; và
trong một con người tốt, bản chất tự nhiên là sự thương yêu. Tình
yêu mang tính phổ quát không có biên giới hoặc sự thiên vị, tình
yêu lan tỏa đến tất cả mọi người. Tình yêu ở quanh ta và ta có thể
cảm nhận được nó.
Giá trị của tình yêu là ở chỗ nó như là một chất xúc tác tạo nên
sự thay đổi, phát triển và thành đạt. Tình yêu là nhìn nhận mỗi
người theo cách tốt đẹp hơn. Tình yêu thật sự luôn bao hàm lòng tốt,
sự quan tâm, hiểu biết và không có những hành vi ghen tị cũng như
kiểm soát người khác.
Khi yêu thương trọn vẹn, giận dữ sẽ tránh xa. Tình yêu là giá trị
làm cho mối quan hệ giữa chúng ta trở nên tốt hơn. Lev Tolstoi viết:
“Luật của cuộc sống ở trong sự tử tế của tâm hồn chúng ta. Nếu con
tim của chúng ta trống rỗng thì không có luật nào hay tổ chức nào
Người thực hiện: Nguyễn Đức Tuấn


Trang 7


NCKHSPƯD - Nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống cho học sinh thcs
thông qua hoạt động ngoại khóa
có thể lấp đầy.”
c. Giá trị Hợp tác.
Hợp tác là khi mọi người biết làm việc chung với nhau và cùng
hướng về một mục tiêu chung.
Một người biết hợp tác thì có những lời lẽ tốt đẹp và cảm giác
trong sáng về người khác cũng như đối với nhiệm vụ. Việc hợp tác
đòi hỏi thừa nhận giá trị về sự đóng góp của mỗi người và có một
thái độ tích cực.
Khi hợp tác, cũng cần phải biết là điều gì là cần thiết, điều gì là
nên làm. Đôi khi chúng ta cần một ý tưởng mới, đôi khi cũng cần để
cho ý tưởng của chúng ta trôi đi. Đôi khi chúng ta cần phải dẫn dắt
theo ý tưởng của mình, nhưng đôi khi chúng ta cần phải đi theo ý
tưởng của những người khác.
Hợp tác phải được chỉ đạo bởi nguyên tắc về sự tôn trọng lẫn
nhau. Một người biết hợp tác sẽ nhận được sự hợp tác. Khi có yêu
thương thì có sự hợp tác. Khi nhận thức được những giá trị của cuộc
sống, ta có khả năng tạo ra sự hợp tác.
Sự can đảm, sự quan tâm, sự chăm sóc, và sự đóng góp là sự
chuẩn bị đầy đủ cho việc tạo ra sự hợp tác.
d. Giá trị Đoàn kết
Đoàn kết là sự hòa thuận ở trong và ở giữa các cá nhân trong một
nhóm, một tập thể. Đoàn kết được tồn tại nhờ sự chấp nhận và hiểu
rõ giá trị của mỗi người, cũng như biết đánh giá đúng sự đóng góp
của họ đối với tập thể.

Đoàn kết được xây dựng qua việc chia sẻ các mục tiêu, niềm hy
vọng và viễn tưởng tương lai. Khi các bạn đoàn kết, nhiệm vụ lớn
dường như trở nên dễ dàng thực hiện. Sự thiếu tôn trọng dù là nhỏ
có thể là lý do làm cho mất đoàn kết.
Người thực hiện: Nguyễn Đức Tuấn

Trang 8


NCKHSPƯD - Nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống cho học sinh thcs
thông qua hoạt động ngoại khóa
Đoàn kết tạo nên kinh nghiệm về sự hợp tác, làm gia tăng sự
hăng hái trong nhiệm vụ và tạo ra một bầu không khí thân thiện.
Đoàn kết tạo ra cảm giác hạnh phúc êm ái và gia tăng sức mạnh cho
mọi người.
Đoàn kết được xây dựng từ một tầm nhìn, hy vọng và mục đích
vị tha chung hoặc là một sự nghiệp vì những điều tốt đẹp chung.
Tính ổn định của tình đoàn kết bắt nguồn từ tinh thần bình đẳng
và thống nhất. Sự vĩ đại của đoàn kết là ở chỗ tất cả mọi người đều
được tôn trọng. Đoàn kết được giữ vững bởi việc tập trung năng
lượng, chấp nhận và đánh giá giá trị của đội ngũ đông đảo những
người tham gia và sự đóng góp độc đáo mà mỗi người có thể thực
hiện, và bởi việc duy trì lòng trung thành không chỉ đối với nhau mà
còn đối với cả nhiệm vụ.
Nhân loại chưa thể nào duy trì được sự thống nhất để chống lại
kẻ thù chung của các cuộc nội chiến, mâu thuẫn sắc tộc, đói nghèo
và vi phạm các quyền con người.
Khi cá nhân ứng xử trong sự hài hòa thì có thể giữ được ổn định
và làm việc có hiệu quả hơn ở trong nhóm. Đoàn kết truyền cảm
hứng cho trách nhiệm cá nhân mạnh hơn và những thành tựu tập thể

lớn hơn.
Việc tạo dựng nên tình đoàn kết trên thế giới đòi hỏi mỗi cá nhân
phải xem cả nhân loại như gia đình của mình và tập trung vào những
đường hướng và giá trị tích cực. Một dấu hiệu thiếu tôn trọng có thể
làm cho tình đoàn kết bị đổ vỡ. Việc ngắt lời người khác, đưa ra
những phê phán liên tục và thiếu tính xây dựng, theo dõi người khác
hoặc kiểm soát người khác đều là những âm thanh rất khó nghe đập
mạnh vào các mối quan hệ.

Người thực hiện: Nguyễn Đức Tuấn

Trang 9


NCKHSPƯD - Nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống cho học sinh thcs
thông qua hoạt động ngoại khóa
4. Vấn đề nghiên cứu
Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh khối 7 trường
THCS Chánh Nghĩa có “Nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống”
cho các em học sinh hay không?
5. Giả thiết nghiên cứu
Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh khối 7 trường
THCS Chánh Nghĩa sẽ “Nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống”
cho các em.
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các giá trị sống cần giáo dục học sinh THCS
Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh
khối 7 trường THCS Chánh Nghĩa.
Tôi chọn 2 nhóm học sinh ngẫu nhiên trong khối 7 để nghiên cứu.

2. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế kiểm tra sau tác động đối với các nhóm được phân chia
ngẫu nhiên
Tổng số học sinh khối 7 là 205 học sinh, tôi lựa chọn ra ngẫu nhiên
2 nhóm học sinh (gồm học sinh của nhiều lớp khác nhau) để khảo
sát sau tác động.
Nhóm 1 (TN): gồm các học sinh thường xuyên tham gia các hoạt
động ngoại khóa mà nhà trường tổ chức
Nhóm 2 (ĐC) gồm các học sinh ít tham gia hoặc không tham gia
vào các hoạt động ngoại khóa của nhà trường tổ chức.

Người thực hiện: Nguyễn Đức Tuấn

Trang 10


NCKHSPƯD - Nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống cho học sinh thcs
thông qua hoạt động ngoại khóa
Bảng 1: Bảng so sánh giữa 2 nhóm nghiên cứu
Tổng số HS nhóm

Dân tộc

Hạnh kiểm

Sĩ số

Nam

Nữ


Kinh

Hoa

Tốt

Khá

Nhóm 1 (TN)

30

15

15

27

3

28

2

Nhóm 2 (ĐC)

30

15


15

26

4

27

3

Dựa vào Bảng 1 ta dễ nhận thấy rằng hai nhóm ngẫu nhiên này
tương đương với nhau (không cần dùng phép kiểm chứng T-Test)
Bảng 2: Mô tả thiết kế nghiên cứu
Tác động
(tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa)
Nhóm 1 (TN) Tham gia đầy đủ các hoạt động ngoại khóa
Nhóm

Nhóm 2 (ĐC)

Không tham gia các hoạt động ngoại khóa

Khảo sát sau
tác động
KQ1
KQ2

3. Quy trình nghiên cứu
Bí thư Đoàn TNCS HCM và Liên đội phối hợp lên kế hoạch tổ chức

các buổi sinh hoạt ngoại khóa cùng với sự hỗ trợ của GVCN.
Nhóm 1 (TN): Nhóm học sinh tham gia đầy đủ các hoạt động.
Nhóm 2 (ĐC): Nhóm học sinh không tham gia hoặc rất ít các hoạt
động ngoại khóa
Tiến hành các buổi sinh hoạt ngoại khóa:
TT

Thời gian

Nội dung hoạt động ngoại khóa

Giá trị sống tác giả
đánh giá

1.

17/01/2012 Lễ hội “XUÂN YÊU THƯƠNG”

2.

10/03/2012 Hội thi: “TRÒ CHƠI DÂN GIAN”

Đoàn kết

3.

17/03/2012 Tổ chức: “PHỐ ẨM THỰC”

Hợp tác


4.

23/12/2012 Chương trình “VUI HỌC LỊCH SỬ”

Hòa bình

Người thực hiện: Nguyễn Đức Tuấn

Yêu thương

Trang 11


NCKHSPƯD - Nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống cho học sinh thcs
thông qua hoạt động ngoại khóa
4. Đo lường và thu thập dữ liệu
Sau khi tác động (qua các hoạt động ngoại khóa) vào nhóm học sinh
thì tiến hành đo lường và thu thập dữ liệu thông qua các Thang đo
thái độ (đính kèm trong Phụ lục)
Thang đo gồm 4 mức độ: Rất đồng ý, Đồng ý, Bình thường, Không
đồng ý tương ứng với thang quy đổi điểm là 4, 3, 2, 1
Kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu bằng phương pháp chia đôi dữ
liệu thu được kết quả như sau:
• Hoạt động 1: Lễ hội “XUÂN YÊU THƯƠNG”
rSB= 0.83 > 0.7 => Dữ liệu đáng tin cậy
• Hoạt động 2: Hội thi “TRÒ CHƠI DÂN GIAN”
rSB= 0.72> 0.7 => Dữ liệu đáng tin cậy
• Hoạt động 3: “PHỐ ẨM THỰC”
rSB= 0.74> 0.7 => Dữ liệu đáng tin cậy
• Hoạt động 4: “VUI HỌC LỊCH SỬ

rSB= 0.79 > 0.7 => Dữ liệu đáng tin cậy
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
Dữ liệu thu thập trong nghiên cứu là dữ liệu rời rạc (dữ liệu có giá trị
thuộc các hạng mục riêng biệt). Sử dụng phép kiểm chứng Khi bình phương
với bảng dữ liệu sau:
Bảng 3: So sánh dữ liệu của Hoạt động 1
Rất đồng ý
Bình
Đồng ý (3)
(4)
thường (2)

Không
đồng ý (1)

Nhóm 1 (TN)

34

59

26

1

Nhóm 2 (ĐC)

5

52


55

8

Tổng cộng

39

111

81

9

Người thực hiện: Nguyễn Đức Tuấn

Trang 12


NCKHSPƯD - Nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống cho học sinh thcs
thông qua hoạt động ngoại khóa
Kết hợp các miền đo thái độ như sau:
Rất đồng ý và Đồng ý Đạt
Bình thường và Không đồng ý  Chưa đạt.
Khi đó ta có bảng sau:
Đạt

Chưa đạt


Nhóm 1 (TN)

93

27

Nhóm 2 (ĐC)

57

63

Tổng cộng

150

90

Dùng phép kiểm chứng Khi bình phương cho ta kết quả như sau:

P = 0,00000159 ≤ 0,001
 Tương quan có ý nghĩa, các dữ liệu không ngẫu nhiên xảy ra
 Sau tác động Nhóm 1 (TN) có tỉ lệ Đạt yêu cầu cao hơn Nhóm 2 (ĐC)
Kết luận: Việc tổ chức Hoạt động 1 Lễ hội: “XUÂN YÊU THƯƠNG” sẽ
nâng cao chất lượng giáo dục Giá trị Yêu thương cho học sinh.
Người thực hiện: Nguyễn Đức Tuấn

Trang 13



NCKHSPƯD - Nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống cho học sinh thcs
thông qua hoạt động ngoại khóa
Bảng 4: So sánh dữ liệu của Hoạt động 2
Rất đồng ý
Bình
Đồng ý (3)
(4)
thường (2)

Không
đồng ý (1)

Nhóm 1 (TN)

35

60

22

3

Nhóm 2 (ĐC)

6

49

59


6

Tổng cộng

41

109

81

9

Kết hợp các miền đo thái độ như sau:
Rất đồng ý và Đồng ý Đạt
Bình thường và Không đồng ý  Chưa đạt.
Khi đó ta có bảng sau:
Đạt

Chưa đạt

Nhóm 1 (TN)

95

25

Nhóm 2 (ĐC)

55


65

Tổng cộng

150

90

Dùng phép kiểm chứng Khi bình phương cho ta kết quả như sau:

Người thực hiện: Nguyễn Đức Tuấn

Trang 14


NCKHSPƯD - Nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống cho học sinh thcs
thông qua hoạt động ngoại khóa
P = 1.10-7 = 0,0000001 ≤ 0,001
 Tương quan có ý nghĩa, các dữ liệu không ngẫu nhiên xảy ra
 Sau tác động Nhóm 1 (TN) có tỉ lệ Đạt yêu cầu cao hơn Nhóm 2 (ĐC)
Kết luận: Việc tổ chức Hoạt động 2 Hội thi: “TRÒ CHƠI DÂN GIAN”
sẽ nâng cao chất lượng giáo dục Giá trị Đoàn kết cho học sinh.
Bảng 5: So sánh dữ liệu của Hoạt động 3
Rất đồng ý
Bình
Đồng ý (3)
(4)
thường (2)

Không

đồng ý (1)

Nhóm 1 (TN)

30

60

29

1

Nhóm 2 (ĐC)

8

50

58

4

Tổng cộng

38

110

87


5

Kết hợp các miền đo thái độ như sau:
Rất đồng ý và Đồng ý Đạt
Bình thường và Không đồng ý  Chưa đạt.
Khi đó ta có bảng sau:
Đạt

Chưa đạt

Nhóm 1 (TN)

90

30

Nhóm 2 (ĐC)

58

62

Tổng cộng

148

92

Dùng phép kiểm chứng Khi bình phương cho ta kết quả như sau:


Người thực hiện: Nguyễn Đức Tuấn

Trang 15


NCKHSPƯD - Nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống cho học sinh thcs
thông qua hoạt động ngoại khóa

P = 0,00002153 ≤ 0,001
 Tương quan có ý nghĩa, các dữ liệu không ngẫu nhiên xảy ra
 Sau tác động Nhóm 1 (TN) có tỉ lệ Đạt yêu cầu cao hơn Nhóm 2 (ĐC)
Kết luận: Việc tổ chức Hoạt động 3 Tổ chức “PHỐ ẨM THỰC” sẽ nâng
cao chất lượng giáo dục Giá trị Hợp tác cho học sinh.
Bảng 6: So sánh dữ liệu của Hoạt động 4
Rất đồng ý
Bình
Đồng ý (3)
(4)
thường (2)

Không
đồng ý (1)

Nhóm 1 (TN)

39

52

26


3

Nhóm 2 (ĐC)

5

52

55

8

Tổng cộng

44

104

81

11

Kết hợp các miền đo thái độ như sau:
Rất đồng ý và Đồng ý Đạt
Bình thường và Không đồng ý  Chưa đạt.
Người thực hiện: Nguyễn Đức Tuấn

Trang 16



NCKHSPƯD - Nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống cho học sinh thcs
thông qua hoạt động ngoại khóa
Khi đó ta có bảng sau:
Đạt

Chưa đạt

Nhóm 1 (TN)

91

29

Nhóm 2 (ĐC)

57

63

Tổng cộng

148

92

Dùng phép kiểm chứng Khi bình phương cho ta kết quả như sau:

P = 0,00000636 ≤ 0,001
 Tương quan có ý nghĩa, các dữ liệu không ngẫu nhiên xảy ra

 Sau tác động Nhóm 1 (TN) có tỉ lệ Đạt yêu cầu cao hơn Nhóm 2 (ĐC)
Kết luận: Việc tổ chức Hoạt động 4 Chương trình “VUI HỌC LỊCH SỬ”
sẽ nâng cao chất lượng giáo dục Giá trị Hòa bình cho học sinh.

Người thực hiện: Nguyễn Đức Tuấn

Trang 17


NCKHSPƯD - Nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống cho học sinh thcs
thông qua hoạt động ngoại khóa
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh khối 7 của
trường THCS Chánh Nghĩa đã góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục giá trị sống cho học sinh. Đồng thời qua đó các em cũng tích lũy
được các kỹ năng sống cần thiết cho mình.
2. Khuyến nghị:
Nhà trường: cần tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí để duy trì và tổ chức
các hoạt động ngoại khóa thường xuyên trong năm học.
Giáo viên: phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Đoàn TNCS HCM, đội
TNTP HCM để các hoạt động ngoại khóa đạt chất lượng cao hơn
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Giá trị sống cho học sinh.

Người thực hiện: Nguyễn Đức Tuấn

Trang 18


NCKHSPƯD - Nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống cho học sinh thcs

thông qua hoạt động ngoại khóa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu tập huấn: “Nghiên cứu Khoa học sư phạm ứng dụng”,
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
- Những hoạt động Giá trị sống cho thiếu niên (8 – 14 tuổi),
Living Values Education, Diane Tillman
- Những Hoạt động Giá trị cho tuổi trẻ, Living Values Education,
Diane Tillman
- Dương Tự Đàm, ”Phương pháp kỹ năng nghiệp vụ giáo dục
thanh niên”, NXB Thanh niên, 2008
- TS Hồ Văn Liên,Tổ chức hoạt động giáo dục, Trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2008
- Luật giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, 2005
- Tài liệu tập huấn: “Giáo dục giá trị và kỹ năng sống cho học sinh
phổ thông”, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
- Tài liệu tập huấn: “Giáo dục Giá trị sống, Kỹ năng sống” và tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn GDCD THCS, Sở Giáo
Dục và Đào Tạo Bình Dương, 2010
- Lê Thành Phương, luận văn thạc sỹ ”Giải pháp rèn luyện kỹ
năng sống cho học viên tại Trung tâm GDTX tỉnh Bình Dương”,
2011
- Website:
- Website:
- Phần mềm tính giá trị Khi bình phương:
/>
Người thực hiện: Nguyễn Đức Tuấn

Trang 19



NCKHSPƯD - Nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống cho học sinh thcs
thông qua hoạt động ngoại khóa

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Kế hoạch tổ chức hoạt động 1: Lễ hội “XUÂN YÊU THƯƠNG”
KẾ HOẠCH
“XUÂN YÊU THƯƠNG”
I.

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Mừng xuân Nhâm Thìn – 2012 và kỷ niệm lần thứ 82 ngày thành
lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Tạo một sân chơi bổ ích và vui tươi cho học sinh và giáo viên
trong những ngày cận tết.
-

Khơi nguồn sáng tạo trong học sinh.

-

Giúp học sinh nghèo đón xuân vui tươi và ý nghĩa.

II. THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM:
Thứ Ba - Ngày 17/01/2012 (24 tháng chạp năm Tân Mão)
tại sân trường THCS Chánh Nghĩa.
III.

ĐỐI TƯỢNG:
Toàn thể Học Sinh và giáo viên của trường


IV.

CHƯƠNG TRÌNH:
* BUỔI CHIỀU: “ VUI XUÂN ”: Bắt đầu từ 14h 00 đến 17h 30.
1. Thư pháp:
-

Mỗi lớp từ 1 đến 2 HS (22 lớp x 2hs = 44 hs).

- Lớp tự chuẩn bị một trong các thứ: Nón lá, quạt giấy (vải), liển
thư pháp, thiệp xuân, giấy vẽ (vẽ tranh – xé dán) – Phát thảo nét
trước ở nhà, vào thi: tô màu.
- Vẽ, viết thư pháp, làm thiệp;
- Chủ đề: “Xuân yêu thương”.
- Thời gian: 14h 00 đến 15h 30.
- Giám khảo: Thầy Phúc (Tổ trưởng) - Thầy Hảo – Cô Tuyết
Người thực hiện: Nguyễn Đức Tuấn

Trang 20


NCKHSPƯD - Nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống cho học sinh thcs
thông qua hoạt động ngoại khóa
2. Kết mai – đào:
- Mỗi lớp cử 2 HS tham gia, mỗi khối từ 10 đến 12 HS kết một
nhánh hoa (mai, đào) bằng vải, giấy hoặc kết hạt.
- Vật liệu (Nhánh cây, hoa, kẽm…): Khối tự chuẩn bị.
- Thời gian: 14h 00 đến 15 h30.
- Giám khảo: Thầy Phúc (Tổ trưởng)- Thầy Hảo – Cô Tuyết

3. Lễ đập heo đất: “Đồng hành vì tuổi xanh”.
- Tổng hợp tiền tiết kiệm của các lớp để tặng quà tết cho học sinh
vượt khó.
- Thời gian từ 14h 00 đến 14h 30.
- Chủ trì: Thầy Tuấn (Tổ trưởng) - Thầy Long.
4. Phố xuân (Bán hàng tự làm) – Phố quê (ẩm thực):
“Cùng nhau vui xuân”.
- Mỗi lớp bày một gian hàng mang dáng chợ quê ngày xuân.
- Bày bán những mặt hàng trang trí ngày tết, mùa xuân trong gia
đình (Sản phẩm phải do chính các em làm).
- Bày bán các món ăn thức uống Việt Nam.
- BTC chấm điểm: Lớp rao hàng hay và trang phục bán hàng phù
hợp.
- Thời gian: + Dọn hàng: Từ 15h 30 đến 16h 00.
+ Bán hàng: Từ 16h 00 đến 17h 30.
- Giám khảo: Cô Khương (Tổ trưởng) – Cô Lan – Cô Loan
5. Văn nghệ: “Đảng cho em trọn mùa xuân”.
- Mỗi lớp 1 tiết mục (ca – múa – nhạc – kịch).
- (Vòng loại do giáo viên âm nhạc sắp xếp tuyển chọn 6 tiết mục).
- Tiết mục được tuyển chọn sẽ diễn vào buối tối 17/01/2012.
- Chủ trì: Cô Sơn( Tổ trưởng) – Cô Mậu.

Người thực hiện: Nguyễn Đức Tuấn

Trang 21


NCKHSPƯD - Nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống cho học sinh thcs
thông qua hoạt động ngoại khóa
* BUỔI TỐI: NÉT XUÂN : Từ 18h 00 đến khoảng 20h 00

+ Giao lưu: Chương trình Văn nghệ giữa các đơn vị kết nghĩa:
Trường THCS Chu Văn An – Nhà thiếu nhi tỉnh – Đại học Bình
Dương.
1. Trình diễn trang phục các dân tộc Việt Nam: “Duyên dáng
Quê Việt”
- Mỗi lớp chọn cử 1 nữ - 1 nam biểu diễn trang phục dân tộc Việt
Nam.
- Chọn 4 nữ - 4 nam vào thi trang phục vui xuân và ứng xử.
- Giám khảo: Cô Hào (Tổ trưởng) - Cô Chung - Cô Châu – Cô
Ngọc Hà (NN).
- (Ban giám khảo chuẩn bị: 2 câu hỏi ứng xử (Nội dung: Xoay
quanh cuộc sống thường ngày) để hỏi học sinh vào vòng chung
kết thi trang phục vui xuân .
2. Bán đấu giá các sản phẩm đẹp
Phát động quyên góp tiền ủng hộ: “Đồng hành vì tuổi xanh”.
- Đố vui về năm rồng – con rồng (Xen kẽ trong chương trình văn
nghệ và trang phục).
- Ban tổ chức sẽ chọn bán đấu giá 3 sản phẩm đẹp nhất để dành
tiền trao quà tết cho học sinh nghèo. (100.000đ/1 phần).
- Ban tổ chức sẽ trao 5 phần quà lưu niệm cho 5 số được bốc thăm
ngẫu nhiên.
- Quyên góp tại sân khấu chính của lễ hội.
- Chủ trì : Thầy Đạt.
3. Trao quà cho học sinh nghèo vượt khó vui xuân:
“ Niềm vui của mọi người, mọi nhà”.
- Ban tổ chức dự kiến sẽ trao 66 phần quà tết cho 60 bạn học sinh
vượt khó học tốt của trường để cùng vui xuân. (100.000đ/1 phần).
Người thực hiện: Nguyễn Đức Tuấn

Trang 22



NCKHSPƯD - Nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống cho học sinh thcs
thông qua hoạt động ngoại khóa
V. KINH PHÍ:
- Vé ẩm thực: Mỗi lớp trích lại một số tiền để ủng hộ quỹ “Đồng
hành cùng tuổi xanh”
- Sản phẩm đấu giá dùng để dành tặng quà cho học sinh nghèo
(100.000đ/1SP).
- Đề nghị Ban đại diện CMHS hỗ trợ kinh phí thuê dàn nhạc, ánh
sáng.
+ Giải thưởng: 1.320.000đ
* Các hoạt động:
Các lớp tham dự được tổng cộng điểm của các hoạt động “Mừng
Đảng - mừng xuân”, chia trung bình để trao:
* Khối 6 – 7: 1 giải I

: 150.000đ.

1 giải II : 100.000đ.
1 giải III : 80.000đ.
* Khối 8 – 9: 1 giải I
1 giải II

: 150.000đ.
: 100.000đ.

1 giải III : 80.000đ.
* Trang phục của các dân tộc:
* Khối 6 – 7: 1 giải I


: 150.000đ.

1 giải II : 100.000đ.
1 giải III : 80.000đ.
* Khối 8 – 9: 1 giải I
1 giải II

: 150.000đ.
: 100.000đ.

1 giải III : 80.000đ.
+ Kinh phí chuẩn bị sân khấu – Nước: 680.000đ.
TỔNG CỘNG: 2.000.000 ĐỒNG
(Hai triệu đồng)

Người thực hiện: Nguyễn Đức Tuấn

Trang 23


NCKHSPƯD - Nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống cho học sinh thcs
thông qua hoạt động ngoại khóa
VI.

THÀNH PHẦN BAN TỔ CHỨC – BAN GIÁM KHẢO:

1. Ban tổ chức:
- Ông Võ Văn Thơ – Hiệu trưởng – Trưởng ban tổ chức.
- Ông Ôn Thiện Phúc – Phó hiệu trưởng – Phó ban tổ chức.

- Ông Nguyễn Đức Tuấn – Bí thư Chi Đoàn – Phó ban hoạt động.
- Ông Đống Hữu Đạt – Giáo viên mỹ thuật – Phó ban chuyên môn.
- Bà Huỳnh Thị Mai Châu – Tổ trưởng ngữ văn – Thành viên.
- Bà Vũ Thị Chung – Tổ trưởng SĐGDCDNH – Thành viên.
2. Ban giám khảo:
-

Văn nghệ: cô Sơn; cô Mậu.

- Thư pháp: Thầy Phúc (Tổ trưởng)- Thầy Hảo – Cô Tuyết
- Kết mai – đào: Thầy Phúc (Tổ trưởng)- Thầy Hảo – Cô Tuyết
- Phố xuân - ẩm thực - rao hàng: Cô Khương (Tổ trưởng) – Cô
Lan – Cô Loan
- Trang phục dân tộc và Vui xuân - Ứng xử: cô Hào (Tổ trưởng) –
Cô Châu –

Cô Chung – Cô Ngọc Hà.

VII. PHÂN CÔNG:
-

Lên kế hoạch – kịch bản tổng thể: thầy Tuấn (Bí thu Đoàn)

-

Nhạc thời trang: cô Sơn.

-

Giúp học sinh tiếp cận sân khấu:


-

Phần thưởng: Thủ quỹ.

- Phát hành vé cổng – vé ẩm thực: Thầy Tuấn – Thầy Long – Cô
Loan – Cô Cảnh.
- Trật tự: GV Nam - Thầy Hảo (tổ trưởng) – GV toàn trường.
- Chuẩn bị sân khấu: HS lớp 8A4; 9A5 (mỗi lớp 10 HS nam):
Có mặt tại sảnh chính của trường lúc 15h 00.
- Chuẩn bị ghế ngồi cho đại biểu; ban giám khảo: lớp 7A3 (5 HS
nam).
Người thực hiện: Nguyễn Đức Tuấn

Trang 24


×