CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Thành Phố Ninh Bình
Chúng tôi ghi tên dưới đây:
Số
TT
Họ và tên
Ngày
tháng năm
sinh
Nơi công
tác
Trường
1 Ngô Thị Mai Huê 15/11/1981
THCS
Ninh Tiến
Trường
2 Hoàng Thị Phượng 13/3/1966
THCS
Ninh Tiến
Chức
danh
Phó hiệu
trưởng
Hiệu
trưởng
Trình Tỷ lệ (%) đóng
độ
góp vào việc
chuyên tạo ra sáng
môn
kiến
Đại học
60%
Đại học
40%
Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp
giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh THCS thông qua hoạt
động ngoại khóa và tích hợp kiến thức liên môn”.
I - CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN: Ngô Thị Mai Huê
II - LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Giáo dục
III - THỜI GIAN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: 10.01.2015
IV - MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN:
Bước sang thế kỷ XXI, nhân loại đang phải đối mặt với một trong những
thách thức lớn nhất là sự biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu. BĐKH đã có
những tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến mọi hoạt động sản xuất; đời sống của sinh
vật và con người; môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội của cả mọi châu lục, mọi
quốc gia trên Trái Đất. Những biểu hiện, đặc điểm, nguyên nhân và tác động của
BĐKH đã được nghiên cứu, tìm hiểu cặn kẽ. Các giải pháp mang tính chiến lược
toàn cầu và của mỗi quốc gia trên thế giới về ứng phó có hiệu quả với BĐKH
cũng đã được đề ra và thực hiện ráo riết.
- Trang 1 -
Chúng ta cần suy ngẫm về điều này!
Nếu cả thế giới là một quốc gia, nơi mà mọi công dân đều chia sẻ
mối quan tâm đến sự phát triển bền vững của các thế hệ tương lai
thì nỗ lực giảm thải tác động của BĐKH sẽ là vấn đề ưu tiên hàng
đầu. (Báo cáo phát triển con người 2007/2008. Ngân hàng Thế giới).
Căn cứ vào vị trí và mục tiêu của môn học, có thể thấy môn Địa lí trong
trường phổ thông có nhiều khả năng giáo dục BĐKH. Vì môn Địa lí trang bị cho
HS những kiến thức tổng hợp về Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội, mà
từng thành phần hoặc tổng hợp thể tự nhiên hay kinh tế - xã hội đều liên quan
hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đến BĐKH. Ngoài ra, còn có sự tích hợp với nhiều
môn học khác như: Sinh học, Hóa học, Vật lý, Công Nghệ, Toán học...
Chính vì vậy, việc giáo viên trong quá trình giảng dạy, thông qua các môn
học, kết hợp với hoạt động ngoại khóa cung cấp cho HS những hiểu biết cơ bản
về BĐKH, tác động của BĐKH đến môi trường tự nhiên, đến đời sống và sản
xuất của con người; những giải pháp nhằm hạn chế tác động của BĐKH và ứng
phó với BĐKH để HS trở thành một tuyên truyền viên tích cực trong gia đình,
nhà trường và địa phương về BĐKH là một nhiệm vụ vô cùng có ý nghĩa.
Từ những lí do trên, nhóm tác giả đưa ra sáng kiến: “Một số biện pháp
giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh THCS thông qua hoạt
động ngoại khóa và tích hợp kiến thức liên môn”.
1. Giải pháp cũ thường làm
1.1. Mô tả giải pháp cũ
Các phương pháp tích hợp giáo viên thường sử dụng để giáo dục ý thức
cho học sinh nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu là:
- Tích hợp bộ phận: được thực hiện khi có một phần kiến thức của môn
học hoặc bài học có nội dung về giáo dục ứng phó với BĐKH.
- Liên hệ:
+ Là một hình thức tích hợp đơn giản nhất khi chỉ có một số nội dung của
môn học có liên quan tới nội dung về giáo dục ứng phó với BĐKH, song không
nêu rõ trong nội dung của bài học.
+ Trong trường hợp này giáo viên phải khai thác kiến thức môn học và
liên hệ chúng với các nội dung về giáo dục ứng phó với BĐKH. Đây là trường
hợp thường sử dụng trong quá trình giảng dạy.
- Trang 2 -
1.2. Ưu điểm:
- Đơn giản, dễ dạy cho giáo viên.
- Đỡ mất thời gian và tích hợp luôn được trong nội dung bài học.
1.3. Nhược điểm:
- Học sinh chưa thực sự khắc sâu được các đơn vị kiến thức.
- Chưa phát triển được tư duy lôgic, sáng tạo của học sinh.
- Khả năng rèn kĩ năng vận dụng, liên hệ, tích hợp các kiến thức chưa
được nhiều và thường xuyên.
- Giáo viên thường chỉ tích hợp Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu
thông qua các giờ dạy trên lớp, thời gian ngắn, do đó chưa hình thành cho học
sinh được những hành động cần làm để chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu,
ít liên hệ được với tình hình và điều kiện thực tế.
2. Giải pháp mới cải tiến
Giáo dục ứng phó với BĐKH được triển khai như một hoạt động độc lập
song vẫn gắn liền với việc vận dụng kiến thức môn học.
Các hoạt động có thể như ngoại khóa như: tham quan, tổ chức các nhóm
ngoại khóa chuyên đề, tổ chức thực hiện dự án, nghiên cứu một đề tài (phù hợp
với HS), tổ chức các trò chơi....
Với các hoạt động này, mức độ tích hợp kiến thức, kĩ năng các môn học
với các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH, giáo dục môi trường sẽ đạt cao
nhất. Trong các hoạt động này, HS học cách vận dụng kiến thức môn học trong
các tình huống gần gũi với cuộc sống hơn, huy động được kiến thức từ nhiều
môn học hơn.
2.1. Phân nhóm học tập ngoại khóa, lập kế hoạch cụ thể, phân công
nhiệm cụ cho các nhóm tham gia hoạt động.
Khác với kiểu dạy học truyền thống truyền thụ một chiều: thầy nói trò
nghe, thảo luận nhóm là phương pháp giúp các em được bộc lộ những khả năng
của bản thân, hình thành kỹ năng tư duy, hợp tác trao đổi, chia sẻ và học hỏi lẫn
nhau. Thảo luận nhóm tạo không khí sôi nổi, thoải mái trong học tập, học sinh
luôn có được cảm giác tự do, không bị áp đặt qua đó phát huy được tính tích cực,
chủ động sáng tạo của mình trong quá trình khám phá và chiếm lĩnh tri thức.
Ví dụ: Khi tổ chức một hoạt động ngoại khóa về chủ đề: "Học sinh có thể
làm gì để góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu", giáo viên phân công nhiệm cụ
cụ thể cho các nhóm như sau:
- Trang 3 -
Phân
công
nhiệm
vụ cho
các
nhóm
Nhóm 1;3: Những hoạt động học sinh có thể làm để góp phần giảm
nhẹ BĐKH (Có bài báo cáo cụ thể về việc sử dụng, các giải pháp
nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng nhằm hạn chế lượng khí
thải vào môi trường tự nhiên)
Nhóm 2;4: Những hoạt động học sinh có thể làm để thích ứng được
với BĐKH
(Lưu ý: Khi thực hiện nhiệm vụ của mình, từng thành viên trong
nhóm cần tích cực thu thập thông tin, xử lý số liệu, vận dụng kiến
thức của các môn học có nội dung liên quan đến vấn đề cần giải
quyết như: Vật lí, Sinh học, Hóa học, Công nghệ, Giáo dục công
dân, Toán, Tin học...)
Hoạt động cả lớp: Tổ chức cuộc thi Rung chuông vàng với nội
dung tìm hiểu các giải pháp học sinh có thể làm để ứng phó với
biến đổi khí hậu.
- Giáo viên đưa ra các yêu cầu của việc thực hiện dự án: Thời gian
hoàn thành thu thập thông tin, viết xong bản nháp, xong sản phẩm
… hoặc những yêu cầu về nội dung mà từng nhóm phải làm.
- Các nhóm bầu trưởng nhóm và thư ký, phân công nhiệm vụ cho
từng thành viên trong nhóm
2.2. Đưa ra hệ thống các địa chỉ tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi
khí hậu trong các môn học.
Giải pháp này giúp học sinh hình thành một hệ thống kiến thức vững chắc
khi cần liên hệ và tích hợp bất cứ nội dung nào.
Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động ngoại khóa đối với học sinh lớp 8, các địa
chỉ tích hợp được đưa ra cụ thể như sau:
* Môn Địa lý
Địa chỉ tích hợp
Bài 3. Sông ngòi và cảnh quan châu Á
3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á
Bài 5. Đặc điểm dân cư xã hội châu Á
1. Một châu lục đông dân nhất thế giới
Bài 7. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á
2. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của các nước và lãnh thổ
châu Á hiện nay
Bài 9. Khu vực Tây Nam Á
- Trang 4 -
Mức độ
Liên hệ.
Liên hệ.
Liên hệ.
Liên hệ.
2. Đặc điểm tự nhiên
Bài 12. Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á
2. Đặc điểm tự nhiên
Bài 13. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Á
2. Đặc điểm phát triển của một số quốc gia Đông Á
Bài 14. Đông Nam Á - đất liền và hải đảo
2. Đặc điểm tự nhiên
Bài 16. Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á
1. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh,
song chưa vững chắc
Bài 24. Vùng biển Việt Nam
2. Tài nguyên và bảo vệ MT biển Việt Nam
Bài 25. Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam
1. Giai đoạn Tiền Cambri
2. Giai đoạn Cổ kiến tạo
3. Giai đoạn Tân kiến tạo
Bài 26. Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam
3. Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản
Bài 29. Đặc điểm các khu vực địa hình
2. Khu vực đồng bằng
Bài 31. Đặc điểm khí hậu Việt Nam
2. Tính chất đa dạng và thất thường
Bài 32. Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta
1. Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa đông).
2. Mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ)
3. Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại
Bài 34. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
Bài 37. Đặc điểm sinh vật Việt Nam
1. Đặc điểm chung
Bài 38. Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
2. Bảo vệ tài nguyên rừng
Bài 41. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
4. Tài nguyên phong phú, đa dạng và nhiều cảnh quan đẹp nổi
tiếng
Bài 42. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
5. Bảo vệ MT và phòng chống thiên tai
Bài 43. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
2. Một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu
sắc
- Trang 5 -
Liên hệ.
Liên hệ.
Liên hệ.
Liên hệ.
Liên hệ.
Liên hệ.
Liên hệ.
Liên hệ.
Bộ phận.
Liên hệ.
Liên hệ.
Liên hệ.
Liên hệ.
Liên hệ.
Liên hệ.
Liên hệ.
* Môn Vật lý
Địa chỉ tích hợp
Bài 6. Lực ma sát
Bài 7. Áp suất
Bài 8. Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau
Bài 9. Áp suất khí quyển
Bài 10. Lực đẩy Acsimet
Bài 12. Sự nổi
Bài 16. Cơ năng
Bài 23. Đối lưu và bức xạ nhiệt
Mức độ
Liên hệ.
Liên hệ.
Liên hệ
Liên hệ.
Liên hệ.
Liên hệ.
Liên hệ.
* Môn Sinh học
Tên bài
Bài 22: Vệ sinh hô hấp
Bài 29: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân
Bài 30: VS tiêu hóa
Bài 31: Trao đổi chất
Bài 33: Thân nhiệt
Bài 36 : Tiêu chuẩn ăn uống. Nguyên tắc lập khẩu phần.
Bài 40 : Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu
Bài 42 : Vệ sinh da
Bài 50 : Vệ sinh mắt
Bài 51 : Cơ quan phân tích thính giác
Bài 63 : Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
Mức độ
Lồng ghép
Liên hệ
Lồng ghép
Liên hệ
Lồng ghép
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
* Môn Hóa học
Địa chỉ tích hợp
(Chương, bài, mục)
Chương 2 - Bài 12: Sự biến đổi chất
Chương 2 - Bài 13: Phản ứng hoá học
Chương 3 - Bài 20: Tỷ khối của chất khí
Chương 4 - Bài 24: Tính chất của oxi
Chương 4 - Bài 25: Sự oxi hóa
Chương 4 - Bài 27: Điều chế oxi -Phản ứng phân hủy
Chương 4 - Bài 28: Không khí - Sự cháy
Chương 5 - Bài 31: Tính chất -Ứng dụng của hiđro
Chương 5 -Bài 36: Nước
Mức độ
Bộ phận, liên hệ
Bộ phận
Bộ phận
Toàn bộ
Toàn bộ
Bộ phận, liên hệ
Toàn bộ
Toàn bộ
Toàn bộ
* Môn Công nghệ
Địa chỉ tích hợp
Phần I : Vẽ kĩ thuật
- Trang 6 -
Mức độ
Tích hợp bộ
Phần II : Cơ khí
Tất cả các bài thực hành
Vai trò của điện năng trong kĩ thuật và đời sống
Các bài về đồ dùng điện :
Sử dụng hợp lí điện năng
Các bài thực hành
phận, liên hệ
Tích hợp bộ
phận, liên hệ
Tích hợp bộ
phận, liên hệ
Tích hợp bộ
phận, liên hệ
* Môn Tin học: Học sinh biết sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm kiếm
tư liệu phục vụ cho bài học, nâng cao kỹ năng thiết lập văn bản, kỹ năng tạo bài
trình chiếu powerpoint.
* Môn Toán: Thông qua việc thống kê và tổng hợp phiếu điều tra học
sinh rèn luyện kỹ năng đã được học trong bộ môn Toán học.
* Môn Giáo dục công dân: Giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường,
yêu thiên nhiên, đất nước, tích cực các hành động góp phần ứng phó với BĐKH.
* Ở đây tác giả đã nghiên cứu và đưa ra rất nhiều địa chỉ tích hợp các bài
học, các môn học có liên quan đến nội dung tích hợp. Khi ứng dụng vào từng chủ
khác nhau, tùy theo nội dung chương trình và thời gian cho phép, giáo viên có
thể lựa chọn những địa chỉ tích hợp phù hợp với kế hoạch giảng dạy.
2.3. Đa dạng hóa các phương pháp dạy học nhằm định hướng cho học
sinh có những giải pháp góp phần ứng phó với BĐKH.
2.3.1. Phương pháp trực quan
a) Sử dụng bản đồ giáo khoa, Át lát Địa lí
Việc hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ các bản đồ cũng rất có khả năng
để giáo dục BĐKH. Ngoài các bước như :
- Cho HS đọc tên bản đồ để biết đối tượng, hiện tượng địa lí được thể hiện
trên bản đồ;
- Đọc bảng chú giải của bản đồ để biết các đối tượng, hiện tượng địa lí
được thể hiện trên bản đồ như thế nào (loại kí hiệu nào) ;
- Xác định vị trí của đối tượng dựa vào các kí hiệu ;
- Tìm ra một số đặc điểm của đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ
dựa vào kí hiệu bản đồ ;
- Dựa vào bản đồ để xác lập các mối liên hệ giữa các đối tượng và hiện
tượng địa lí ; ...
- Trang 7 -
Chúng ta cần chú ý tới việc : Vận dụng kiến thức địa lí để nhận xét, giải
thích, liên hệ các hiện tượng địa lí có liên quan tới vấn đề BĐKH.
b) Sử dụng tranh/ảnh địa lí
Việc sử dụng tranh/ảnh có nội dung về BĐKH giúp HS có thể dễ dàng
nhận biết được nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của BĐKH. Cùng với
tranh/ảnh giáo khoa, GV sử dụng những ảnh minh hoạ có nội dung liên quan đến
BĐKH gắn với bài học.
Ví dụ: Cho HS quan sát một bức ảnh địa lí về cảnh khai thác, chặt phá rừng
bừa bãi sẽ dẫn đến hậu quả gì? Bức ảnh về cảnh hạn hán/lũ lụt do nguyên nhân
nào gây nên ?...
c) Sử dụng băng/đĩa hình
- Băng/đĩa hình là một loại phương tiện trực quan có nhiều ưu điểm trong
việc cung cấp những thông tin động về BĐKH, tạo điều kiện thuận lợi cho HS
khai thác kiến thức.
d) Phương pháp sử dụng biểu đồ, số liệu thống kê
- Phương pháp sử dụng biểu đồ giúp HS dễ dàng nắm bắt được đặc điểm
của các đối tượng, hiện tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội.
2.3.2. Phương pháp thực địa
Các công tác ngoài thực địa có thể kể đến là tham quan địa lí, khảo sát địa
lí địa phương.
Bản chất của các phương pháp này là thu thập thông tin từ thực tế nhằm
khai thác, củng cố và bổ sung kiến thức.
Đối với việc giáo dục ứng phó với BĐKH, phương pháp thực địa có ý
nghĩa quan trọng, tạo điều kiện cho HS có thể nhận thức được một cách trực quan
các sự vật và hiện tượng địa lí. HS có điều kiện liên hệ những kiến thức được học
trong nhà trường với cuộc sống xung quanh, vận dụng kiến thức đã học và kĩ
năng vào thực tiễn.
Ví dụ : Khảo sát một vấn đề của địa phương có liên quan đến BĐKH, có
thể là biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả. Nhiệm vụ của HS là ghi chép và mô tả
những vấn đề quan sát được và viết báo cáo, thu hoạch rút ra từ cuộc khảo sát,
báo cáo kết quả khảo sát. GV tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành, nội
dung và kết quả của các vấn đề đã được khảo sát ; tổ chức cho HS tự đánh giá
hoặc đánh giá lẫn nhau về kết quả làm việc của từng nhóm.
2.3.3. Phương pháp hình thành biểu tượng địa lí
- Trang 8 -
Biểu tượng địa lí là hình ảnh của sự vật, hiện tượng địa lí mà HS có được
trong các giờ học địa lí hoặc tự tri giác ở ngoài thực tế, như một cánh đồng, một
quả đồi, một khu rừng, một nhà máy, MT nơi cư trú, những hậu quả của tai biến
thiên nhiên (lũ lụt, hạn hán, nắng nóng, giá rét, sạt lở bờ biển, bờ sông, xói mòn...).
Với phương pháp này, HS có những hình ảnh cụ thể về đối tượng địa lí, về
những vấn đề có liên quan đến BĐKH. Phát triển năng lực tư duy thông qua phân
tích, so sánh ; rèn luyện thói quen làm việc độc lập, tích cực tìm hiểu những hiện
tượng địa lí diễn ra hàng ngày ở xung quanh. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng
tìm được đối tượng quan sát phù hợp và có điều kiện tổ chức cho HS quan sát trên
thực tế để hình thành biểu tượng địa lí.
2.3.4. Phương pháp hình thành kĩ năng xác lập mối quan hệ nhân quả
- Các mối quan hệ trong địa lí rất phong phú và đa dạng. Đó là mối quan hệ
giữa các hiện tượng tự nhiên với nhau, giữa các hiện tượng địa lí kinh tế - xã hội
với nhau và giữa tự nhiên với kinh tế - xã hội. Đối với những bài học có nội dung
giáo dục BĐKH, ta có thể vận dụng phương pháp này.
- Ví dụ : Khi dạy bài: Châu Nam Cực - nội dung “băng ở Nam Cực ngày
càng chảy nhiều hơn” chính là hệ quả của Trái Đất nóng lên. Ta có thể sử dụng sơ
đồ quan hệ nhân quả đơn giản như sau :
Nước biển dâng
Trái Đất
đang nóng lên
Lớp băng ở Nam
Cực ngày càng tan
chảy nhiều hơn
Diện tích các lục địa sẽ
thu hẹp lại
Nhiều đảo bị nhấn chìm
3.3.5. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:
- Đánh giá thường xuyên trong suốt quá trình học sinh thực hiện dự án để
có kết quả toàn diện về thái độ, kĩ năng và năng lực hoạt động của các em.
- Tổ chức buổi ngoại khóa là cách đánh giá các em đầy đủ hơn về nhiều
mặt, các em tham gia một cách tự giác, hào hứng hơn so với cách giao bài tập
thông thường ví dụ như phần thi thuyết trình. Qua các phần thi tạo không khí sôi
nổi, đoàn kết, học sinh biết thêm nhiều kiến thức mới mà giáo viên cũng có thể
kiểm tra kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt được trong dự án này một cách toàn
diện hơn.
- Trang 9 -
2.4. Tổ chức các trò chơi liên quan đến nội dung tích hợp vừa giúp các
em nắm được kiến thức, vừa tăng sự hứng thú cho học sinh.
Tổ chức được các trò chơi trong quá trình học tập và hoạt động ngoại khóa,
là những “món ăn” bồi bổ tinh thần sảng khoái cho học sinh, đồng thời hướng đến
mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, việc tổ chức các
trò chơi trong trường học mang nhiều ý nghĩa thiết thực. Nó không chỉ góp phần
rèn luyện sức khỏe, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống,
thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm mà còn giúp học sinh rèn khả
năng ứng xử văn hóa, không sa vào những hành vi vô bổ đang tràn lan và các tệ
nạn xã hội.
Ví dụ: Khi tổ chức trò chơi: "Các con thú về nhà": nói về tầm quan
trọng của rừng ( Giáo viên tích hợp môn Sinh học)
Học sinh đi vòng quanh cô giáo vừa vỗ tay và hát một bài hát nào đó. Khi
nào giáo viên hô “các con thú về nhà” lập tức các em phải quay về và đứng ở
trong các vòng tròn (chú ý, mỗi vòng tròn phải vẽ nhỏ chỉ để đủ 3 người đứng vào
trong đó). Vì vậy số người chơi phải nhiều hơn số người có thể đứng trong các
vòng tròn đó (ví dụ nếu có 4 vòng tròn thì số người chơi phải là 13 hoặc 14 chứ
không thể là 12, 11 hoặc 10 vì như vậy các em sẽ đứng hết vào trong vòng tròn).
Những em nào không được đứng trong vòng tròn sẽ bị loại ra khỏi cuộc
chơi, cứ như thế, mỗi một lần chơi, giáo viên nên đi một vòng tròn và loại một
số em ra.
Cuối của trò chơi này, giáo viên cần nhấn mạnh với các em học sinh rằng,
các vòng tròn đó như các khu rừng và các em học sinh như là con người và động
vật sinh sống trong rừng, nếu số vòng tròn giảm đi tức là rừng giảm đi, khi rừng
giảm đi số lượng động vật sẽ giảm đi vì vậy nếu chúng ta cứ tiếp tục phá rừng sẽ
đến một lúc nào đó động vật cũng như con người không thể sinh sống được nữa.
- Trang 10 -
2.5. Thi viết báo cáo với chủ đề: Các biện pháp học sinh có thể làm để
góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.
* Mục tiêu:
- Giúp cho học sinh mở rộng hiểu biết, nắm chắc kiến thức về những vấn
đề mà các em được phân công tìm hiểu.
- Đưa ra được tương đối chính xác những biện pháp học sinh có thể làm
để góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Liên hệ được với tình hình môi trường và sự biến đổi khí hậu ở địa
phương.
* Cách thức tiến hành:
- Giáo viên nhắc lại yêu cầu, nội dung của tiết ngoại khóa
- Thời gian báo cáo: 1 tiết
- Người báo cáo: Là các nhóm học sinh đã chuẩn bị dưới sự chỉ đạo của
giáo viên.
- Phương tiện: Tranh ảnh, bảng phụ, máy chiếu...
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung vào kết quả các nhóm đã trình bày.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá học sinh theo định hướng tích cực.
Một buổi ngoại
khóa, ứng phó
với biến đổi
khí hậu
ở trường THCS
Ninh Tiến - TP
Ninh Bình
Học
sinh
báo
cáo
- Trang 11 -
sản
phẩm
2.6. Tổ chức hội vui học tập dưới hình thức "Rung chuông vàng" với nội
dung xoay quanh chủ đề "Học sinh có thể làm gì để góp phần ứng phó với biến
đổi khí hậu" thông qua các môn học trong nhà trường phổ thông.
Ngoài việc tạo ra sân chơi bổ ích, lí thú Hội vui học tập giúp các em tự tin
thể hiện tài năng, hiểu biết của mình, khám phá nhiều điều mới lạ, rèn luyện kĩ
năng sống, kĩ năng hiểu biết xã hội.
- Giáo viên kết hợp với Ban giám hiệu, Giáo viên Tổng phụ trách và các
giáo viên chủ nhiệm, lập kế hoạch tổ chức Hội vui học tập.
Ví dụ: Khi tổ chức Hội vui học tập cho học sinh khối 8, giáo viên chuẩn
bị bộ câu hỏi cho cuộc thi.
Môn Địa lí:
- Trang 12 -
Câu 1. (Liên hệ với bài 12)
Nêu một số loại thiên tai thường xảy ra ở khu vực Đông Á?
Câu 2. (Liên hệ với bài 24)
Hãy nêu một số loại thiên tai thường xảy ra ở vùng ven biển nước ta.
Câu 3. (Liên hệ với bài 31)
Hãy nêu những hậu quả của sự thất thường khí hậu nước ta.
Câu 4. (Liên hệ với bài 38)
Tại sao việc bảo vệ tài nguyên rừng là cấp thiết đối với nước ta ?
Câu 5. (Liên hệ với bài 41)
Hãy nêu một số thiên tai của vùng miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
Môn Vật lý:
Câu 6. (Liên hệ với bài 8)
Ảnh hưởng của thuốc nổ (pháo) đến môi trường?
Câu 7. (Liên hệ với bài 10)
Khí thải của động cơ tàu thủy gây hiện tượng gì?
Câu 8. (Liên hệ với bài 9)
Áp suất thay đổi đột ngột có ảnh hưởng như thế nào đến sự sống?
Câu 9. (Liên hệ với bài 8)
Những giải pháp để lưu thông không khí trong nhà, trong phòng?
Câu 10. (Liên hệ với bài 9)
Biện pháp nào cần thiết khi đến những nơi có áp suất thay đổi?
Môn Hóa học:
Câu 11. Chất nào dưới đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa
axit?
A. Cacbon đioxit
B. Dẫn xuất flo của hiđrocacbon.
C. Ozon
D. Lưu huỳnh đioxit.
Câu 12. Hiệu ứng nhà kính là hệ quả của:
A. Sự phá huỷ ozon trên tầng khí quyển.
B. Sự lưu giữ bức xạ hồng ngoại bởi lượng dư khí cacbonic trong khí
quyển.
C. Sự chuyển động “xanh” duy trì trong sự bảo tồn rừng.
D. Sự hiện diện của lưu huỳnh oxit trong khí quyển.
- Trang 13 -
Câu 13. Một chất có chứa nguyên tố oxi, dùng để làm sạch nước và có tác
dụng bảo vệ các sinh vật trên Trái Đất không bị bức xạ cực tím. Chất này là
A. ozon
B. oxi
C. lưu huỳnh đioxit
D. cacbon đioxit
Câu 14. Không khí bao quanh hành tinh chúng ta là vô cùng cần thiết cho
sự sống, nhưng thành phần của khí quyển luôn thay đổi. Khí nào trong không
khí có sự biến đổi nồng độ nhiều nhất?
A. Hơi nước
B. Oxi
C. Cacbon đioxit
D. Nitơ
Câu 15. Để phát triển, thực vật cần hấp thu khí cacbon đioxit trong không
khí, nước, các khoáng chất hòa tan trong đất và ánh sáng mặt trời. Tro gỗ chứa
các nguyên tố như kali, magie, photpho và canxi. Những nguyên tố này đã được
thực vật lúc còn sống lấy từ nguồn nào?
A. Không khí bị ô nhiễm.
B. Nước mưa rơi trên lá cây.
C. Ánh sáng mặt trời trong quá trình quang hợp.
Các
D. Các khoáng chất hòa tan trong đất.
em
Câu 16. (Liên hệ với bài 22)
học
Những tác nhân gây hại đến hoạt động hô hấp?
sinh
say 18. (Liên hệ với bài 22)
Câu
sưa sinh có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường chung cũng như
Học
trong
bảo vệ hô hấp?
hoạt
- Tiến hành tổ chức các nội dung của Hội vui học tập tại trường THCS
động
Ninh"Hội
Tiến - Thành phố Ninh Bình, tháng 01 năm 2015 đã mang lại không khí
sôi nổi,
tích cực hoạt động và tìm các kiến thức liên môn nhằm tạo ra các giải
vui
pháp ứng
họcphó với biến đổi khí hậu của các em.
tập"
với
chủ
đề tích
hợp
giáo
dục
biến
đổi
khí
hậu
- Trang 14 -
Sau hoạt động, Ban giám khảo tổng kết, đánh giá hoạt động của các
em.
Có sự khen thưởng kịp thời để động viên, khích lệ các em trong hoạt động
học tập cũng như hoạt động ngoại khóa.
2. 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
a) Hình thức: Kiểm tra trực tiếp trên lớp thông qua các hoạt động của học
sinh. Cụ thể:
- Các nhóm tự đánh giá ý thức, năng lực làm việc, hợp tác nhóm của từng
thành viên trong nhóm.
- Các nhóm và giáo viên cùng đánh giá chất lượng của sản phẩm của từng
nhóm thông qua báo cáo sản phẩm.
b) Tiêu chí kiểm tra, đánh giá
+ Thể hiện sự hợp tác đồng bộ và hợp lý của các thành viên trong nhóm.
+ Kỹ năng thuyết trình.
+ Kỹ năng vẽ, trình bày bằng bản đồ tư duy
d) Kết quả cụ thể
a. Ưu điểm:
- Đa số các nhóm đã biết sử dụng Internet để tìm kiếm và lấy thông tin;
biết sử dụng PowerPoint, Ms-Word để soạn một bài báo cáo.
- Các nhóm học sinh có sự hợp tác tương đối tốt giữa các thành viên trong
nhóm; biết vận dụng những hiểu biết thực tế về việc ô nhiễm môi trường hiện
nay tại tỉnh Ninh Bình qua các môn học: Văn học, Địa lý, Sinh học, Hóa học,
Công nghệ và GDCD để đưa ra được nhiều giải pháp cụ thể nhằm bảo vệ môi
trường hiện nay.
- Nhiều học sinh đã biết áp dụng những hiểu biết cụ thể của các thành
viên trong nhóm vào bài nói, diễn đạt tương đối trôi chảy.
b. Hạn chế:
- Trong chương trình phổ thông học sinh không được học sử dụng
PowerPoint, chính vì vậy giáo viên mất rất nhiều thời gian để giúp học sinh.
- Nhiều em chưa tự tin trong giao tiếp, dẫn đến việc ấp úng khi trình bày
trước lớp.
- Trang 15 -
- Cá biệt có một vài học sinh không có sự hợp tác trong làm việc theo
nhóm, chưa tích cực tự tra cứu, tìm tòi thông tin, còn ỷ lại các thành viên khác
trong nhóm.
V. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Điều kiện
- Được sự quan tâm, ủng hộ của Ban giám hiệu; chính quyền địa phương
và Hội cha mẹ học sinh; tăng cường thời gian, đầu tư cơ sở vật chất cho nhà
trường trong các hoạt động ngoại khóa.
- Sự ủng hộ nhiệt tình của giáo viên, sự nỗ lực học tập, bồi dưỡng kiến thức;
phương pháp, cách thức tổ chức, nhiệt tình tham gia các hoạt động ngoại khóa.
- Học sinh hứng thú, tích cực, chủ động tham gia các hoạt động.
2. Khả năng áp dụng
Tất cả giáo viên các bộ môn nói chung và giáo viên dạy bộ môn Địa lý
nói riêng đều có thể sử dụng được giải pháp này trong điều kiện cơ sở vật chất
hiện có của tất cả các trường THCS trên địa bàn toàn thành phố hiện nay.
VI. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
1. Hiệu quả kinh tế
Nếu sáng kiến được áp dụng trên địa bàn thành phố Ninh Bình, thì các cơ
quan chức năng không phải mất kinh phí tuyên truyền, phát tờ rơi cho học sinh
thành phố để hưởng ứng giờ Trái Đất, không mất tiền chi phí cho nhân viên
phát tờ rơi, các bảng biểu tuyên truyền.
- Trang 16 Tờ rơi các em học sinh nhận được để cùng hưởng ứng giờ Trái Đất 2015
Nếu tính ngày công lao động của một nhân viên phát tờ rơi là
100.000đ/ ngày/người và mỗi ngày 01 người phát tờ rơi được cho 02 trường
THCS trên địa bàn thành phố. Với mỗi tờ rơi in mầu như trên, giá thành là
3.000đ/tờ. Có thể tính được chi phí tiết kiệm từ các hoạt động ngoại khóa và tích
hợp kiến thức liên môn trong nhà trường. Cụ thể là:
T
T
Nội dung chi
1
Công nhân viên phát tờ rơi
2
Tiền in ấn tờ rơi
Đơn vị Số lượng
Đơn giá
(Đồng)
Thành tiền
(Đồng)
người
06
100.000
600.000
6.145
3.000
18.435.000
tờ
Tổng
19.035.000
Như vậy tổng số kinh phí không phải chi là: 19.035.000đồng
(Bằng chữ: Mười chín triệu không trăm ba mươi lăm nghìn đồng)
2. Hiệu quả xã hội (Thể hiện bằng kết quả dạy học và các biện pháp ứng
phó với biến đổi khí hậu mà học sinh có thể tìm được thông qua hoạt động
ngoại khóa)
- 100% học sinh các khối lớp trường THCS Ninh Tiến được tham gia các
hoạt động ngoại khóa có tích hợp kiến thức liên môn về khả năng ứng phó với
biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai.
- Các em học sinh đã biết vận dụng linh hoạt kiến thức đã học ở các môn
học khác nhau, hướng đến việc lĩnh hội tri thức và kỹ năng, thông qua dự án để
tìm ra các hành động có thể ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời có thể giải
quyết các vấn đề thực tế cuộc sống. Thông qua các hoạt động ngoại khóa các em
có thể vận dụng kiến thức ở nhiều môn học khác nhau giúp các em tự tin, thích
thú với môn học.
- Các em có cơ hội để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các học sinh,
các khối lớp, góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp
dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường
ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học; giúp học sinh phát huy trí
tuệ, năng lực làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tổng hợp kiến thức, kỹ
năng liên hệ giữa lý thuyết với thực tiễn, tư duy logic các vấn đề.
- Trang 17 -
Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng
kiến lần đầu:
T
T
1
2
3
Họ và tên
Ngày tháng Nơi công
năm sinh
tác
Chức
danh
Trình độ Nội dung
chuyên công việc
môn
hỗ trợ
Trường
Phó hiệu
Phụ trách
Ngô Thị Mai Huê 15/11/1981
THCS
Đại học
trưởng
chung
Ninh Tiến
Tổ chức,
Trường
quản lý các
Hiệu
Hoàng Thị Phượng 13/3/1966
THCS
Đại học hoạt động
trưởng
Ninh Tiến
của giáo
viên
Chuẩn bị
tài liệu, tổ
Trường
Giáo
chức các
Lê Thị Lan Anh
19/6/1977
THCS
Đại học
viên
hoạt động
Ninh Tiến
cho học
sinh
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực,
đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Ninh Tiến, ngày 10 tháng 5 năm 2015
NGƯỜI NỘP ĐƠN
Hoàng Thị Phượng
Ngô Thị Mai Huê
- Trang 18 -